kết quả từ 1 tới 14 trên 14

Ðề tài: Thánh Tăng thời hiện đại - Hòa Thượng Tuyên Hóa

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Thánh Tăng thời hiện đại - Hòa Thượng Tuyên Hóa

    Hòa Thượng vốn họ Bạch, tên tục là Ngọc Thư, Pháp-danh là An-Từ, tự Ðộ-Luân. Tuyên Hóa là Pháp hiệu do Lão Hòa Thượng Hư-Vân đặt cho khi Ngài được truyền thừa làm truyền nhân đời thứ chín của dòng Quy-Ngưỡng. Ngài sinh ngày 16 tháng 3 năm Mậu-ngọ (1918), tại tỉnh Kiết-lâm, huyện Song-thành, Ðông Bắc Trung-Hoa, tức Mãn-Châu.

    Phụ thân Ngài tên Phú Hải, chuyên làm nghề nông. Mẹ họ Hồ, sinh được tất cả tám người con, năm trai ba gái; và Ngài là út.

    Thân mẫu Ngài thọ chay truờng, niệm Phật, chẳng hề gián đoạn. Một đêm nọ bà nằm mộng thấy Ðức Phật A-Di-Ðà hiện thân phóng đại quang minh chiếu triệt thế giới, chấn động thiên địa. Giật mình tỉnh giấc, bà ngửi thấy mùi hương kỳ diệu khắp phòng, rồi sau đó hạ sanh ra Ngài.

    Năm 11 tuổi, nhân thấy người chết mà Ngài sớm giác ngộ lẽ vô thường, nên quyết chí xuất gia tu Ðạo. Khi mang chuyện xuất gia bàn với mẹ, bà dạy: "Xuất gia là chuyện tốt lắm, nhưng cũng không phải là chuyện dễ làm. Cần có thiện căn, có đại nguyện lực, cần phát đại Bồ Ðề tâm thì mới có thể thành tựu Vô Thượng Ðạo. Nay con có lòng vậy, ta hết sức đồng ý, cũng thật là phù hợp với giấc mộng xưa kia vậy. Nay ta đã già, ngày tháng chẳng còn bao lâu, các anh chị con đều đã tự lập. Con nên ở lại để phụng dưỡng cha mẹ; khi ta mất rồi, con xuất gia tu hành, lúc đó cũng chẳng muộn." Ngài vâng lời cha mẹ, rồi sau đó hằng ngày thường theo mẹ lạy Phật. Lạy Phật xong, Ngài lạy cha mẹ.

    Vì nhận thấy thế giới này còn lớn hơn cả cha mẹ, nên Ngài lạy luôn cả trời, đất, vua, sư trưởng... Ngài biết rằng nếu không có sự giúp đỡ của bậc Thiện tri thức thì không thể tu hành được, Ngài lại lạy cho những người tốt để tỏ lòng biết ơn các việc thiện họ đã làm. Rồi thấy người ác cũng thật đáng thương nên Ngài cũng lạy cho họ, mong nghiệp chướng của họ giảm đi và họ sớm biết hối cải. Mỗi ngày Ngài lại nghĩ thêm người khác để lại; nên về sau, mỗi ngày bất kể thời tiết, Ngài đều đặn lạy 837 lạy vào buổi sáng và 837 lạy vào buổi tối.

    Ngày qua ngày, đông tàn xuân đến, Ngài cung kính phụng dưỡng song thân như đối với Phật vậy. Chẳng bao lâu tiếng tăm hiếu thảo đồn khắp bốn phương, khi đó mọi người đều gọi Ngài là Bạch Hiếu Tử (người con chí hiếu họ Bạch).

    Năm Ngài 19 tuổi thì mẹ Ngài qua đời; bấy giờ Ngài từ giã họ hàng lên chùa lạy Hòa Thượng Thường Trí làm Thầy và quy y, chính thức xuất gia, thọ giới. Sau đó, Ngài về lại nơi mộ phần thân mẫu để thủ hiếu trong ba năm. Suốt thời gian ấy, Ngài sống trong một túp lều tranh nhỏ, ngày ngày tọa Thiền, đọc tụng kinh điển Ðại Thừa và niệm danh hiệu Phật A-Di-Ðà. Rất nhiều lần Ngài ngồi Thiền rồi nhập Ðịnh, liên tiếp trong nhiều tuần lễ chẳng rời thiền sàng.

    Về Đầu Trang


    ht74
    Đai Cam



    Ngày tham gia: 06 11 2006
    Số bài: 115

    Gửi: Thứ Năm 08/02/2007 7:57 AM Tiêu đề:

    --------------------------------------------------------------------------------

    Một đêm nọ, dân trong thôn gần đó hốt hoảng thấy túp lều tranh của Ngài hừng hực lửa đỏ. Ánh lửa hồng phừng thẳng lên giữa không trung và túp lều tranh thì sáng rực như ban ngày. Nhiều người chạy đến mộ, hô hoán: "Nhà Hiếu Tử bị cháy rồi!" Cả trăm người trong làng hè nhau xách gáo, đem xô tới để chữa cháy. Song, khi tới nơi họ chỉ thấy túp lều tranh bình lặng, lửa chẳng cháy và Ngài thì vẫn an nhiên, tĩnh mặc trong Thiền Ðịnh!

    Có lần Ngài đang tọa Thiền thì chợt có vị khách đến viếng. Vị khách ấy, ngạc nhiên thay, chính là Lục Tổ Huệ Năng! Ðức Tổ Sư dạy Ngài rằng trong tương lai Ngài sẽ tới Mỹ quốc để độ sinh, rằng ở Tây phương Ngài sẽ gặp nhiều kẻ hữu duyên có thể hoằng dương Phật Pháp và Ngài sẽ độ vô lượng vô biên chúng sanh. Mãi đến lúc Ðức Tổ Sư từ biệt quay đi rồi, Ngài mới choàng tỉnh, nhớ lại rằng Ðức Huệ Năng vốn là người đời Ðường, 1.200 năm về trước.

    Sau Ðệ Nhị Thế Chiến, Ngài vân du khắp nơi. Cuối cùng, trãi hơn ba ngàn dặm, Ngài tới chùa Nam Hoa, bái kiến vị Ðại Thiện Tri Thức của thời bấy giờ là Lão Hòa Thượng Hư Vân. Lão Hòa Thượng lúc ấy đã 109 tuổi; vừa nhìn thấy Ngài, Lão Hòa Thượng liền nhận ra ngay sự chứng ngộ của Ngài. Khi đó, Lão Hòa Thượng nói: "Như thị, như thị!"; và Ngài cũng đáp lại: "Như thị, như thị!"

    Bấy giờ, Lão Hòa Thượng Hư Vân ấn chứng sở đắc của Ngài, và Ngài chính thức trở thành vị Tổ thứ chín của dòng pháp Quy Ngưỡng.

    Sau đó, Lão Hòa Thượng dạy Ngài ở lại chùa đảm nhận chức Viện Trưởng Viện Giới Luật của Chùa Nam Hoa.

    Năm 1950, Ngài từ giã chùa, lên đường sang Hương Cảng. Ở đây, Ngài sống tại một sơn động biệt lập, chẳng lai vãng gì đến bụi trần, tục lụy. Chẳng bao lâu, có vô số Tăng-lữ từ Trung Hoa Ðại Lục qua Hương Cảng tỵ nạn, và họ cần sự giúp đỡ của Ngài. Cuối cùng, ứng với nhân duyên, Ngài rời sơn động, sáng lập ra Phật Giáo Giảng Ðường, chùa Tây Lạc Viên và Từ Hưng Thiền Tự, cùng trợ giúp xây dựng nhiều đạo tràng khác.

    Trong suốt mười hai năm ở Hương Cảng, Ngài là tấm gương sáng, khổ hạnh, tinh tấn tu Ðạo, quên mình vì Phật Pháp. Ngài đã ảnh hưởng vô số thiện nam tín nữ, khiến họ phát tâm Bồ Ðề, quy y Tam Bảo, ủng hộ Phật Pháp.

    Năm 1962, Ngài đến San Francisco, Mỹ Quốc. Tại đây, nơi một nhà kho nhỏ, Ngài kiên trì tu hành trong im lặng, chờ đợi cho cơ duyên hoằng dương Ðạo Pháp chín mùi. Lúc ấy, Ngài tự gọi mình là "Mộ Trung Tăng" (nhà Sư trong phần mộ), hay là Hoạt Tử Nhân (người đã chết nhưng còn sống). Những Phật tử hiểu biết sự tu hành chân chính của Ngài đều rất cảm động và cung kính ủng hộ Ngài.

    Năm 1968, Ngài biết cơ duyên đã đến; Ngài nói: "Một đóa hoa sẽ nở ra năm cánh." Mùa hè năm đó, Ngài chủ trì Pháp Hội giảng Kinh Lăng Nghiêm trong 96 ngày. Khi Pháp Hội kết thúc, quả nhiên có năm người Mỹ đầu tiên xin xuất gia với Ngài.

    Về Đầu Trang


    ht74
    Đai Cam



    Ngày tham gia: 06 11 2006
    Số bài: 115

    Gửi: Thứ Năm 08/02/2007 7:57 AM Tiêu đề:

    --------------------------------------------------------------------------------

    Từ đó, Ngài tiếp tục chủ trì nhiều Pháp Hội khác, giảng giải Tâm Kinh, Kinh Ðịa Tạng, Kinh Pháp Hoa, Kinh Pháp Bảo Ðàn v..v... Năm 1971, Ngài giảng bộ kinh tối cao của Ðại Thừa, đó là Kinh Hoa Nghiêm.

    Song song với việc giảng Kinh, thuyết Pháp, Ngài còn làm vô số công đức độ sinh khác. Năm 1976, Ngài thành lập Vạn Phật Thánh Thành, nền tảng căn cứ địa để hoằng dương Phật Pháp ở Mỹ Quốc. Tại Thánh Thành, Ngài xây dựng chế độ Tùng-lâm, đào tạo Tăng, Ni, học chúng, tạo nhân duyên thù thắng cho sự chân chính tu hành.

    Ngài chủ chương rằng tất cả phật tử cần phải đoàn kết laị và nên dung hợp Nam, Bắc tông. Vì thế, nhiều dịp truyền thọ Tam-Ðàn Ðại Giới tổ chức tại Vạn Phật Thánh Thành là do chư Cao Tăng Ðaị thừa và Nguyên Thủy hợp lực chủ trì.

    Phật sự trong đời Ngài được phân làm ba lãnh vực:

    1. Ðem giáo lý chính thống của Ðức Phật qua phuơng Tây và thành lập ở đây một cộng đồng Tăng-già chánh truyền.

    2. Tổ chức và hỗ trợ việc phiên dịch toàn bộ giáo điển Phật giáo sang tiếng Anh cũng như các tiếng khác ở Tây-phương.

    3. Quảng bá một nền giáo dục hướng thiện qua việc thành lập các trường Trung-học và Ðại-học.

    Bước đầu tiên của kế hoạch thiết lập một cộng đồng Tăng-lữ tại Tây-phuơng đã được hoàn thành năm 1969 khi năm đệ tử trẻ tuổi người Mỹ thọ Cụ-túc giới, trở thành Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni.

    Năm 1972, Hòa Thượng là Pháp-chủ Giới-đàn Truyền Giới đầu tiên được tổ chức ngoài Á-châu. Trên 200 vị Tăng, Ni từ nhiều nước trên thế giới đã được Ngài truyền Giới.

    Giáo huấn căn bản mà Ngài đã dạy cho đời sống tu tập tâm linh của chư Tăng, Ni là:

    Dù rét chết, không phan duyên.

    Dù đói chết, không van nài.

    Dù nghèo chết, không cầu cạnh.

    Tùy theo nhân duyên, nhưng không đổi chí hướng.

    Không đổi đạo phong, nhưng vẫn thuận theo ngoại cảnh.

    Xã mình vì Phật sự.

    Cứu người là bổn phận.

    Sửa đời là việc Tăng.

    Hễ gặp việc gì thấu suốt việc ấy

    Hiểu đạo lý gì thì thực hiện lý ấy

    Vậy mới truyền thừa mạch huyết Tổ sư tâm truyền.

    Năm 1969, Hòa Thượng thành lập Viện Dịch Kinh, một cơ sở chuyên phụ trách việc phiên dịch và in kinh điển Phật-giáo, và đã xuất bản được trên 200 dịch phẩm.

    Ngài 7 tháng 6, năm 1995, Ngài thị hiện viên tịch tại Los Angeles, Mỹ Quốc. Sự ra đi của Ngài, giống như mặt trời khuất bóng, khiến ai cũng thương cảm thống thiết.

    Với tinh thần quên mình vì người, cả đời Ngài đã tận tụy hy sinh cho chúng sinh. Với lòng từ bi và trí huệ, Ngài đã cảm hóa biết bao nhiêu người đổi ác làm lành, hướng đến con đường thanh tịnh giác ngộ.

    Ngài dạy rằng cái bửu bối khiến Ngài có được cái thành tựu của ngày hôm nay chính là lục đại tông chỉ. Và là pháp thượng thừa mà Ngài truyền lại cho các đệ tử để làm kim chỉ nam tu hành thành Phật. Ðó là: Không Tranh, Không Tham, Không Cầu, Không Ích-Kỷ, Không Tự Lợi, và Không Nói Dối.

  2. #2

    Mặc định Bí quyết khống chế vọng tưởng

    Bí Quyết Khống Chế Vọng Tưởng

    Hòa Thượng Tuyên Hóa

    Vạn Phật Thánh Thành mỗi năm đều có tổ chức vài Thiền-thất, mỗi thất là bảy ngày. Trước lễ vía A-Di-Ðà thì có một Phật-thất (7 ngày), rồi sau đó là liên tiếp ba Thiền-thất (21 ngày). Hằng năm, những người đến dự Thiền-thất đều tham gia từ đầu đến cuối, khiến công đức được viên mãn. Năm nay, hy vọng quý vị đến tham gia cũng giữ sự chung thủy, chẳng thối lui nửa chừng, bỏ Thiền-đường đi mất; bằng không thì công phu sẽ phải bỏ dở, lãng phí thời giờ, chẳng có sở đắc.

    Tư thế lúc ngồi cần phải ngay ngắn, thẳng lưng. Ðầu phải thẳng, không cúi xuống, không ngửa lui, không nghiêng trái, không quẹo phải. Sau đó, bắt tréo hai chân theo thế kiết-già-lấy chân trái bỏ lên đùi phải, kế đó lấy chân phải bỏ lên đùi trái-đó là tiêu chuẩn. Bởi vì tư thế kiết-già phu tọa khiến chúng ta dễ nhập Ðịnh, cho nên còn gọi là thế hàng ma tọa, thế kim-cang tọa, hay thế liên hoa tọa. Tư thế này có thể giúp tiêu trừ nghiệp chướng trong vô lượng kiếp, khiến liễu sanh thoát tử, tạo được vô lượng công đức.

    Lúc bắt đầu ngồi Thiền, quý vị cần phải luyện tập tư thế căn bản này. Kế đến, quý vị hãy điều chỉnh thân thể-mắt nhìn xuống chót mũi, từ mũi nhìn xuống miệng, từ miệng nhìn xuống tâm. Ðó là bí quyết để khống chế vọng tưởng. Sau đó mới điều hòa hơi thở-đừng mau, đừng chậm-hãy thở một cách tự nhiên. Lúc này quý vị mới tham cứu câu "Ai là kẻ niệm Phật?" Trải qua một thời gian lâu dài, việc tham Thiền sẽ có tác dụng.

    Việc dụng công tham Thiền cũng giống như "gà mẹ ấp trứng" vậy. Gà mẹ lúc nào cũng nghĩ đến gà con, cứ chuyên tâm hết lòng ấp trứng. Chẳng phải ấp được năm phút là chạy đi, rồi một lúc sau lại trở về ấp tiếp, ấp chưa tới năm phút lại chạy mất...; bởi làm như vậy thì vĩnh viễn không bao giờ trứng nở ra gà con đặng. Tham Thiền cũng thế-lúc nào cũng phải dụng công miên mật. Ðừng sợ đau lưng, đừng sợ nhức chân, đừng sợ khổ cực, đừng sợ gian nan. Hãy một lòng một dạ tham Thiền. Tham cái gì? Tham câu "Niệm Phật là ai?" Tham cho tới khi "sông cạn, núi cùng, nước dừng, đá hiện" thì lúc đó mới khai ngộ được.

    Tham Thiền lại cũng giống như "rồng ấp ủ hạt châu." Rồng lúc nào cũng ôm giữ bảo châu, chẳng hề lơ là hoặc không cẩn thận chú ý. Vì vậy, hạt châu ngày một sáng, còn rồng thì ngày đêm canh giữ hạt châu. Người tham Thiền cũng phải như thế-trong mỗi phút mỗi giây đều không khởi tạp niệm. Cổ nhân nói:

    "Nhất niệm bất sanh, toàn thể hiện."

    Nghĩa là khi một niệm không sanh khởi thì chân tâm, Phật-tánh hiện bày. Cũng có thể nói rằng:

    "Vọng niệm bất sanh, toàn thể hiện."

    Hễ vọng niệm không sanh khởi thì lúc ấy toàn thể sẽ hiện rõ. Khi ngừng bặt vọng tưởng, quý vị sẽ có cơ hội thành tựu.

    Người tham Thiền không nên nghĩ đến việc thành Phật, đừng để tâm tới chuyện khai ngộ, cũng chớ nghĩ tới chuyện đắc trí huệ. Cứ nỗ lực dụng công, cần cù chăm chỉ tu hành. Khi thời gian chín muồi thì sẽ khai ngộ. Ở trong Thiền-đường, quý vị cứ ngồi Thiền, xong lại đi kinh hành, rồi ngồi tiếp, xong lại đi kinh hành, rồi ngồi tiếp, xong lại đi tiếp... Cứ như vậy, tu một thời gian lâu dài thì quý vị sẽ có cơ hội thành tựu, bởi vì "cửu tọa hữu Thiền," ngồi lâu thì sẽ có Thiền.

    Tham Thiền lại cũng giống như "mèo rình chuột." Mèo phải định thần chú ý rình tại ổ chuột, chờ chuột chui ra là chụp ngay. Mèo không thể giải đãi; hễ tâm tán loạn thì không còn chú ý đặng. Người tham Thiền cũng thế-lúc nào cũng phải giữ chặt chánh niệm, không được sanh vọng niệm. Ðó là kiến thức vào Ðạo sơ cấp nhất của việc tham Thiền.

    Người tu Ðạo chớ xuống Nam-sơn cũng chớ lên Bắc-hải mà tìm Ðạo. Ðạo vốn ở ngay thân ta. Nếu quý vị có thể ngồi kiết-già phu tọa, chuyên tâm chú ý tham Thiền, thì đó là Ðạo. Không nên có tâm thích chuyện cao siêu diệu vợi, hướng tâm ra ngoài tìm Ðạo; vì như thế thì vĩnh viễn không tìm ra được đâu. Nếu quý vị bỏ cái gần kề để chạy đi tìm cái xa xôi, thì tới đâu quý vị cũng gặp toàn chuyện khó khăn, phiền toái. Ðó là tự mình chuốc lấy rắc rối, tự mình rước khổ vào thân!

    (Thiền-thất, 12/1980)

    --------------------
    Phàm trần hai chữ Có và Không
    Được mất , hơn thua ý tại lòng
    Một thoáng bay vèo khi nhắm mắt
    Có còn bên mình những gì Không ?
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  3. #3

    Mặc định Cảnh giới Thiền

    Chứng Cảnh Giới Thiền

    Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng.

    Ngồi Thiền, ngồi tới lúc trong không có thân tâm, ngoài không có thế giới, xa gần đều trống rỗng thì mới đạt đến chỗ không có ngã-tướng, không có nhân-tướng, không có chúng-sinh-tướng, không có thọ-giả-tướng; cũng là lúc "tâm quá khứ không có, tâm hiện tại không có, tâm vị lai cũng không có." Ðạt tới cảnh giới này chưa phải là đắc được công phu thật sự, cũng chẳng có gì đặc biệt đâu. Dù quý vị ngồi được một giờ, hay ngồi được mười giờ, nhẫn đến ngồi suốt một tháng, mười tháng, đó chẳng qua là công phu của quý vị có được chút ít tương ưng, chỉ mới được chút ít cảnh giới khinh an mà thôi. Trải qua cảnh giới nhẹ nhàng khinh an, cứ tiếp tục tham Thiền thì quý vị sẽ nhập cảnh giới Sơ-Thiền.

    Sơ-Thiền-Thiên gọi là "Ly Sanh Hỷ Lạc Ðịa," tức là cảnh giới xa rời những lạc thú của chúng sanh. Tại cảnh giới "Ly Sinh Hỷ Lạc Ðịa, quý vị rất mau nhập Ðịnh. Trong lúc nhập Ðịnh, hơi thở sẽ ngừng hẳn-không ra không vào, không đi không đến-giống như con rùa tới mùa đông thì rụt đầu vào mu, đình chỉ sự hô hấp bên ngoài, song sự hô hấp ở bên trong vẫn tiếp tục. Ðó là hiện tượng "đông miên." Người tham Thiền, khi nhập Ðịnh thì ngừng thở, nhưng khi xuất Ðịnh thì vẫn hít thở như thường. Quý vị hãy chú ý! Tới cảnh giới này quý vị chớ khởi vọng niệm: "A! Ngừng thở rồi!" Khi vọng niệm ấy nảy sinh thì hô hấp sẽ tiếp nối ngay. Do đó không thể thiếu cảnh giác, bằng không quý vị sẽ lỡ mất cơ hội và phải làm lại từ đầu.

    Từ Sơ-Thiền, nếu quý vị tinh tấn tu tập thì sẽ nhập Nhị-Thiền. Nhị-Thiền-Thiên gọi là "Ðịnh Sanh Hỷ Lạc Ðịa," tức là trong cảnh giới Ðịnh, niềm hỷ lạc sanh khởi. Nên có câu:

    Thiền duyệt vi thực, Pháp hỷ sung mãn.
    (Thiền vị là thức ăn, sung mãn niềm vui Pháp.)

    Nhập cảnh giới này, chẳng những ngừng thở, mà tim cũng ngừng đập. Mạch tim chỉ ngừng chớ không phải dứt hẳn, nên khi xuất Ðịnh sẽ trở lại bình thường.

    Từ Nhị-Thiền, nếu quý vị tiến tu thì nhập Tam-Thiền. Tam-Thiền-Thiên gọi là "Ly Hỷ Diệu Lạc Ðịa," nghĩa là xa rời mọi sự hoan lạc thô thiển, chỉ còn niềm vui vi tế, vô cùng vi diệu. Nhập cảnh giới Ly Hỷ Diệu Lạc Ðịa, thì không những hơi thở ngừng, tim hết đập, mà ý niệm cũng dứt hẳn, hệt như một người chết vậy. Lúc ý niệm dứt thì mọi vọng tưởng mông lung cũng dứt.
    Khi hơi thở ngừng lại máu huyết hết dưỡng khí nên sự tuần hoàn cũng đình chỉ, do đó tim cũng không đập, không còn có mạch nữa. Lúc ấy tạp niệm chẳng còn. Giả sử hơi thở là gió, mạch là sóng, mà ý niệm là nước-nếu gió im thì sóng lặng, nước tự nhiên yên tịnh. Ðó chính là đạo lý "gió ngừng, sóng lặng" vậy. Ðây là tác dụng tạm thời lúc nhập Ðịnh chứ không phải là dứt hẳn như khi chết. Lúc nào muốn phục hồi hơi thở hay mạch đập thì chúng lại hoạt động bình thường.

    Từ Tam-Thiền mà tinh tấn tu Thiền-định thì nhập cảnh giới Tứ-Thiền. Tứ-Thiền-Thiên gọi là "Xả Niệm Thanh Tịnh Ðịa," nghĩa là xả bỏ niềm vui vi diệu của Tam-Thiền, tâm niệm thanh tịnh. Hơi thở ngừng, huyết mạch ngừng, ý niệm ngừng; song cảnh giới ấy cũng phải xả bỏ luôn thì lúc đó bản tánh Chân-như thanh tịnh mới hiện tiền. Cảnh giới này, quý vị chớ nghĩ lầm là xuất sắc hay đặc biệt, bất quá chỉ là ở cõi Tứ-Thiền mà thôi, chưa phải là cảnh giới chứng đắc Ðạo-quả. Ðây vẫn còn là địa vị phàm phu, bởi vì dục vọng chưa đoạn tuyệt. Từ cảnh giới này, nếu quý vị tu phép Tà-định của ngoại đạo thì sẽ nhập Vô Tưởng Thiên, thọ hưởng cảnh giới vô cùng an lạc. Nhưng nếu quý vị tu phép Chánh-định thì sẽ nhập Ngũ Bất Hoàn Thiên, tức là cảnh giới của bậc chứng quả.

    Nếu chứng được Sơ-quả A-la-hán, tức là quả vị Tu-đà-hoàn, thì không những khi nhập Ðịnh không còn vọng niệm, mà khi đi đứng nằm ngồi đều chẳng có vọng tưởng, chẳng có chấp trước. Ðạt được Sơ-quả thì chỉ mới đoạn được tám mươi tám phẩm kiến-hoặc (sự mê mờ do cái thấy) trong Tam-giới mà thôi. Hãy còn bảy vòng sinh tử nữa, chứ chẳng phải chứng Sơ-quả là nhập Niết-bàn được đâu. Lúc chứng được Sơ-quả, bất luận là gặp cảnh giới gì cũng không bị dao động, "đối cảnh vô tâm" (gặp cảnh, không khởi tâm tưởng), duy chỉ có Ðạo-tâm, chuyên nhất tu Thiền. Giả như cảnh giới bên ngoài có trang nghiêm, đẹp đẽ ra sao, như là gái đẹp, trai bảnh, cũng không thể làm cho tâm quý vị dao động. Lúc bấy giờ quý vị cũng chẳng tham tiền, tham sắc, tham danh, tham ăn, hay tham ngủ nữa. Mọi thứ đều không tham thì mới có thể gọi là chứng quả. A-la-hán Sơ-quả, đi không gây ra tiếng động bởi vì chân họ cách xa mặt đất ba phân. Vì sao vậy? Vì thánh-nhân đắc quả có lòng từ bi, sợ rằng sẽ đạp chết các côn trùng nhỏ, nên mới đi trong hư không.

    Quý vị hãy chú ý! Không được tự xưng là đã chứng ngộ khi chưa chứng ngộ, hay là đã đắc quả khi chưa đắc quả. Như thế là phạm giới vọng ngữ, tương lai phải đọa địa ngục kéo lưỡi. Tôi phải nói trước cho quý vị rõ, còn tin hay không là tùy ở quý vị. Trong số Phật tử có kẻ chưa khai ngộ mà cứ tự rêu rao là đã khai ngộ, đó là hành vi không thể chấp nhận được. Dù thật quý vị đã khai ngộ, quý vị cũng không nên khoe khoang: "Tôi khai ngộ rồi! Tôi có Ngũ-Nhãn Lục-Thông rồi nè!" Quý vị chớ tự tuyên truyền, tự mình quảng cáo cho mình; vì như thế thật chẳng có ý nghĩa gì cả.

    Ngay cả Phật và Bồ-tát, các Ngài cũng không tự tuyên truyền, tự quảng cáo. Nếu có ai biết vị này là Bồ-tát hay vị kia là Phật hóa thân thị hiện ở thế gian, thì các Ngài liền biến mất. Ðời Ðường có hai vị Ðại-sư, một vị là Hàn Sơn, một vị là Thập Ðắc. Hàn Sơn là hóa thân của Ðức Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát, còn Thập Ðắc là hóa thân của Ðức Phổ Hiền Bồ-tát. Cả hai ngài Hàn Sơn và Thập Ðắc vốn là quý vị đồng tu rất thân với nhau. Ngài Thập Ðắc khi còn thơ ấu được Phương-trượng Phong Can đem về Chùa Quốc Thanh nuôi nấng và dạy bảo. Ngài Thập Ðắc chuyên việc nấu nước trong nhà trù và mỗi ngày góp nhặt đồ ăn thừa cho vào ống trúc đem cúng dường ngài Hàn Sơn. Ngài Hàn Sơn thì ngụ ở động Nguyệt-quang trên núi Thiên-thai, mỗi ngày tới Chùa Quốc Thanh nhận đồ thừa để ăn. Hai ngài tâm đồng ý hiệp, thường cười đùa bỡn cợt với nhau, nên cả chùa ai cũng cho các ngài là hai người điên, chẳng ai đếm xỉa gì đến họ cả. Không ai biết rằng hai ngài là Bồ-tát hóa thân, du hý ở nhân gian để cứu độ những chúng sanh cần được độ.

    Một hôm, quan Thái-thú Lã Khưu Yên tới gặp Hòa-thượng Phong Can và hỏi rằng: "Thưa Thiền-sư, trong quá khứ chư Phật và Bồ-tát thường hóa thân tới thế giới này, vậy thời nay chư Phật và Bồ-tát có còn hóa thân tới cõi này nữa hay không?"

    Ngài Phong Can đáp: "Có chớ! Bất quá ngài không nhận ra mà thôi. Bây giờ tại Chùa Quốc Thanh núi Thiên-thai, vị Thầy chuyên nấu nước ở nhà trù chính là Phổ Hiền Bồ-tát đấy. Thầy có một người bạn là Hàn Sơn, tức là Văn Thù Bồ-tát. Sao ngài nói chẳng có ai?"

    Lã Thái Thú nghe xong rất vui mừng, bèn đi gấp đến Chùa Quốc Thanh để đảnh lễ hai vị Bồ-tát Hàn Sơn và Thập Ðắc.

    Thầy Tri-khách Chùa Quốc Thanh thấy quan Thái-thú đến viếng thì ân cần tiếp đãi. Nhưng khi nghe vị quan này muốn gặp Hàn Sơn và Thập Ðắc thì ngạc nhiên vô cùng, chẳng biết vì sao ông ta lại muốn gặp hai người điên này. Tuy không hiểu được lý do, Thầy cũng dẫn quan Thái-thú tới nhà trù. Bấy giờ đúng lúc hai ngài Hàn Sơn và Thập Ðắc đang cười nói bô bô như hai kẻ điên khùng khiến ai cũng nực cười. Nhưng Lã Thái Thú vô cùng cung kính đảnh lễ hai Ngài, rồi cũng hết sức cung kính thưa: "Ðệ tử là Lã Khưu Yên xin thỉnh cầu quý Ðại Bồ-tát từ bi dạy bảo cho kẻ mê muội này!"

    Ngài Thập Ðắc hỏi: "Ông làm gì thế?"

    Thái-thú đáp: "Con nghe Hòa-thượng Phong Can dạy rằng hai Ngài là hóa thân của Ðức Văn Thù và Ðức Phổ Hiền. Bởi vậy con đặc biệt tới đây để xin đảnh lễ và khẩn cầu quý Ngài khai thị cho con."

    Ngài Thập Ðắc nghe xong thì vừa thụt lùi vừa nói: "Ngài Phong Can nói nhảm! Ngài Phong Can nói nhảm! Ngài Phong Can là hóa thân của Ðức A Di Ðà, sao không lạy Ngài mà lại tới đây quấy rầy chúng tôi?"

    Nói xong thì chạy ra khỏi chùa, lên tới động Nguyệt-quang núi Thiên-thai rồi, cả hai ngài nhập vào vách đá. Thái-thú thấy vậy vô cùng thất vọng bởi vì hai vị Bồ-tát đã ẩn mình trong vách đá, không ra nữa. Ông ta nghĩ thầm: "Thôi hãy về lạy Ðức Di Ðà vậy!"; nhưng khi y về tới chùa thì mới hay Ngài Phong Can cũng đã viên tịch. Ðúng là "đang diện thác quá" (vuột mất cơ hội trước mắt). Cho nên có câu rằng:
    "Ðối diện với Ðức Quán Thế Âm mà chẳng nhận ra được Ngài."

    Trong Thiền-đường này cũng có Quán Thế Âm Bồ-tát, song tôi không thể tiết lộ cho quý vị biết được, để Ngài khỏi bị quý vị đuổi chạy mất!

    (Thiền thất 12/1980)
    Nguồn: www.chuavanphat.org
    Biển lặng ngàn tầm, in ráng đẹp
    Mây tan muôn dặm, lộ trời xanh

  4. #4

    Mặc định

    Tu Hành - HT Tuyên Hoá

    Tu Hành.
    Trì Giới, Nhẫn Nhục.
    Tham Thiền, Niệm Phật.
    Hạnh của NgườI Xuất Gia.
    Nhân Quả, Sám Hối & Chuyển Hóa.
    Giáo Dục.
    Ðạo Phật & Phật Pháp.
    Trí Huệ.


    I. Tu Hành

    Tu Ðạo là cần phải "quay trở lại." Nghĩa là gì? Tức là phải nhường cho người việc tốt lành, còn mình thì nhận phần hư xấu--xả tiểu ngã để thành tựu đại ngã.

    Ðối với ma đừng khởi tâm thù nghịch. Hãy xem chúng như các bậc Thiện-tri-thức trợ đạo cho mình.

    Từ vô lượng kiếp đến nay, hết đời này sang đời khác, mỗi người tạo bao nghiệp không đồng, nên vọng tưởng cũng không đồng. Nghiệp nặng thì vọng tưởng nhiều, nghiệp nhẹ thì vọng tưởng ít.

    Người tu hành phải vì cắt đứt dòng sanh tử luân hồi, vì độ chúng sanh, chứ không vì cầu cảm ứng mà tu Ðạo.

    Người tu Ðạo phải luôn luôn hồi quang phản chiếu, không nên hướng ngoại truy cầu. Tìm cầu bên ngoài không thể có được, quay về tự tánh thì đầy đủ cả.

    Ðối với kẻ mới phát tâm tu, điều chướng ngại nhất khi dụng công là lòng tham đắm sắc dục giữa nam và nữ. Ðây là vấn đề căn bản nhất.

    Người tu Ðạo nên chú ý! Chớ gieo duyên nhiễm ô với người khác. Sợi dây trói buộc bất tịnh này sẽ làm chúng ta đọa lạc.

    Hiện tại chúng ta may mắn có được thân người. Nếu không biết dùng thân người để tu hành, thì đợi đến khi nào mới tu? Chỉ e đến lúc mất thân này rồi, dẫu có muốn tu hành thì đã quá trễ!

    Học Phật Pháp, điều thiết yếu là phải chân thật. Mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi cử chỉ đều phải chân thật.

    Ở chùa, chúng ta phải biết tiết kiệm mọi vật dụng. Rằng:

    "Thương tiếc vật của chùa
    Như bảo vệ tròng con mắt."

    Không thương, không ghét là Trung Ðạo.

    Tu Ðạo là tu đạo gì? Tức là tu theo Trung Ðạo--với ai cũng phải đối xử bình đẳng, lấy lòng từ bi làm căn bản, và khi hành sự phải cẩn thận, chớ đi lạc vào lưới rọ tình ái.

    Chẳng hề có đạo lý "ngày nay tu Ðạo, ngày mai thành Phật." Mới cuốc một nhát đâu thể có giếng nước ngay được. Tu hành là đem khối sắt mài thành cây kim, công đủ tự nhiên sẽ thành tựu.

    Việc đầu tiên khi học mật chú là phải chánh tâm thành ý. Nếu tâm không chân chánh thì khi học, mật chú nào cũng thành tà. Tâm nếu chân chánh thì học mật chú mới được cảm ứng.

    Vô minh có hai đồng lõa. Hai đồng lõa ấy là gì? Tức là tham ăn và tham sắc dục. Cả hai việc này trợ giúp vô minh tạo vô số nghiệp xấu.

    Có câu rằng:

    "Khi muốn làm người tốt thì nghiệp báo hiện,
    Khi muốn thành Phật thì ma đến thử thách."

    Nếu không muốn trở thành người tốt thì nghiệp báo không tìm đến. Càng quyết chí làm người tốt bao nhiêu thì nghiệp báo càng đến tới tấp bấy nhiêu, đòi mình thanh toán nợ nần cho minh bạch.

    Phật và ma chỉ khác nhau ở một tâm niệm--Phật thì có tâm từ bi, còn ma thì có tâm tranh hơn thua.

    Người thực sự biết cách tu hành thì nhất cử nhất động đều là tu cả.

    Người tu Ðạo không nên đi khắp nơi quảng cáo sự tu hành của mình. Ai thường quảng cáo sự tu hành của mình thì nhất định sẽ đọa lạc vào đường ma.

    Người tu Ðạo ở bất cứ nơi nào cũng đều phải che giấu và tẩy xóa tông tích, đừng nên để lộ diện.

    Tâm của chúng ta thường trú tại những nơi khác chứ không trú tại trong tâm mình. "Trú tại những nơi khác" nghĩa là có thân mà không có tâm.

    Giảng Kinh thuyết Pháp là tu Huệ. Ngồi Thiền là tu Ðịnh. Không nói lời tạp nhạp là tu Giới.

    "Phiền não tức Bồ-đề." Nếu biết dùng thì phiền não tức là Bồ-đề. Nếu không biết dùng thì Bồ-đề biến thành phiền não.

    Tu Ðạo cần phải tập dại khờ. Càng "dại khờ" bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. "Dại khờ" cho đến mức cái gì cũng không biết cả thì vọng tưởng sẽ không còn.

    Vô minh nghĩa là không hiểu rõ. Gốc rễ của vô minh là ái dục.

    Mục đích chủ yếu của tu hành là cắt đứt dòng sanh tử, chứ không phải cầu cảm ứng.

    Tu hành thì cần phải giữ mình cho trong sạch, như giữ đôi mắt không để dính một hột cát vậy.

    Cờ bạc thì tạo nghiệp nặng. Bố thí thì tích lũy công dức. Ngồi Thiền thì trừ ngu si, sanh trí huệ.

    Người tu hành nên cẩn thận lời nói nơi chỗ đông người và canh giữ tâm khi ngồi một mình. Lúc giữa đại chúng đừng nên nói nhiều. Khi riêng một mình nên đề phòng tâm ích kỷ và vọng tưởng. Như thế thì chẳng bao lâu sẽ được chuyên nhất thấy rõ tâm mình.

    Thọ khổ thì dứt khổ.
    Hưởng phước thì hết phước.

    Người chân chánh tu Ðạo phải xem xét mọi hành vi, cử động của chính mình. Ði, đứng, nằm, ngồi, chớ rời chánh niệm. Ðừng như cái gương--chỉ biết soi mặt người mà không tự soi lại mặt thật của mình.

    Nếu còn chấp trước thì đó là tâm người thường. Nếu không chấp trước, đó là tâm Ðạo.

    Nếu muốn không chết, phải sống như người đã chết--tức là phải giữ mình đừng tham lam, sân hận, si mê.

    Người học Ðạo nhất định phải phát nguyện. Nguyện lực có khả năng thôi thúc chính mình tiến tu theo Chánh Ðạo, không lạc đường tà. Nhưng phát nguyện mà không hành thì giống như cây có hoa mà không đơm trái, thật vô ích!

    Dùng lưỡi để thuyết Pháp thì tích tụ công đức. Cũng dùng lưỡi nhưng lại nói lời thị phi thì tạo nghiệp tội. Thay vì thuyết Pháp mà lại nói những lời vô nghĩa, thị phi là tạo một vạn hai ngàn nghiệp tội.

    Người tu Ðạo đối với kẻ trong người ngoài, già, trẻ, lớn, nhỏ, kẻ sang ngưới hèn, đều thường dùng tâm Từ, Bi, Hỷ, Xả, thì tự nhiên sẽ nảy sanh cảm ứng.

    Tu Ðạo là tu chân thành và thiết thật. Nên có câu: " Tâm thành thì linh ứng."

    Chúng ta sống trên thế gian này, luôn luôn phải làm việc lành. Mỗi hơi thở, sức lực đều phải hành thiện tích đức. Trong hiện đời, chớ nên dựa vào thiện căn đời trước mình đã trồng mà tận hưởng hết phước báo.

    Phật có thể chuyển hóa tất cả chúng sanh thành Pháp-khí, nên có câu: "Mượn cái giả để tu việc chân thật. Túi da hôi thối này chì là căn nhà tạm bợ." Chúng ta trú tại căn nhà này để tu Ðạo, nghĩa là mượn "ngôi nhà" sắc-thân giả tạm để tu thành Pháp-thân chân thật.

    Nếu tâm tham lam tràn trề, không biết đủ, thì tương lai sẽ bị đọa lạc vào địa ngục. Nếu tâm sân hận quá nhiều, từ sáng đến tối luôn giận dữ, thì sẽ trở thành ngạ quỷ. Nếu tâm ngu si nặng nề, chỉ làm những việc ngu xuẩn thì sẽ biến thành thú vật.

    Khuyết điểm lớn nhất của chúng sanh là si ái--ngày đêm sống trong si ái, không thể xả bỏ được. Nếu chuyển được tâm háo sắc thành tâm tu học Phật Pháp, từng giờ từng phút không lãng quên việc tu học, thì sẽ mau chóng thành Phật.

    Người chân chánh khai ngộ thì không bao giờ nói mình đã khai ngộ. Bậc thánh nhân xuất thế tuyệt đối không tiết lộ chân tướng. Phàm những kẻ tự xưng là Phật là Bồ-tát, đều là tà ma.

    Người có đức hạnh không phải do nơi địa vị hay tuổi tác, mà trong những hành vi kín đáo im lặng, tự nhiên hiển lộ phẩm cách đặc thù của họ, khiến người khác đều kính nể. Phẩm cách đặc thù này không khiến cho kẻ khác sợ hãi, vì nếu sợ hãi thì họ sẽ lánh xa.

    Mọi người đều có ba thằng giặc phiền não; đó là tham lam, sân hận, si mê. Chúng ta không cần phải diệt trừ chúng mà hãy chuyển hóa chúng thành những hạt giống Bồ-đề.

    II. Trì Giới, Nhẫn Nhục

    Người tu hành phải tu tướng vô ngã, tu đến mức độ không còn cái "ta." Nếu không còn cái "ta" thì có thể nhẫn chịu được hết tất cả, cảnh giới nào đến tâm cũng đều không động, tự xem mình ví như hư không.

    Thành Phật không phải dễ! Không chặt đứt tâm tham dục mà mong thành Phật thì không khi nào được. Người đời nay đa số đều thích cầu may, đi đường tắt, dễ dàng bị cuốn hút bởi những việc huyền ảo, lạ kỳ; do đó bị mê hoặc, lạc vào lưới ma.

    Tại sao nói láo? Vì sợ mình bị mất quyền lợi, sự bị thua thiệt.

    Nếu phạm giới dâm dục thì dễ dàng phạm giới sát hại, ăn cắp và nói láo. Vì thế, giới dâm dục bao gồm các giới sát hại, trộm cắp và nói láo.

    Giữ Năm Giới, làm Mười Ðiều Lành thì được sanh lên cõi trời, cõi người. Nếu còn tâm tham lam, sân hận, ngu si, thì sẽ đọa lạc vài ba đường ác.

    Nếu hiểu rõ Giới Luật thì có thể thâm nhập toàn cõi Phật Pháp. Nếu không hiểu Giới Luật thì giống như mây bay trên trời, lơ lơ lửng lửng, không có một điểm tựa căn bản.

    Căn bản của Giới Luật chỉ có một điều, đó là không ích kỷ.

    Tinh tấn trì Giới chủ yếu là ngay tại những nơi không ai thấy. Không phải chỉ tinh tấn trì Giới trước mặt người khác mà khi ở một mình cũng phải luôn luôn tinh tấn, siêng năng, nghiêm trì Giới Luật.

    Chúng ta học Phật Pháp tức là học không não hại kẻ khác. Là Phật tử, phải nên ăn chay; vì nếu ăn thịt tức là làm tổn hại sinh mạng của những chúng sanh khác.

    Ăn chay là phải chịu thiệt thòi vì không thể hưởng được của ngon vật lạ trong cuộc đời. Nhưng nếu không ăn chay mà lại ăn thịt loài vật thì sau khi chết phải tới địa phủ để thanh toán nợ nần. Tôi lấy lương tâm mà nói thật cho các vị biết rằng: Nếu mọi người không ham "khoái khẩu," không tham hưởng thụ, thì sau khi chết sẽ không phải ra tòa!

    Người học Phật mà không giữ Giới Luật thì cũng giống như chiếc bình không đáy--đổ nước vào bao nhiêu thì chảy ra bấy nhiêu. Thế nên phải nghiêm trì Giới Luật thì từ từ sẽ đạt tới cảnh giới vô-lậu.

    Cho dầu tu pháp môn gì đi nữa, chúng ta cần phải có tâm nhẫn nhục thì mới thành tựu. Nếu không có tâm nhẫn nhục thì không thể thành tựu trong bất cứ pháp môn nào.

    Người xuất gia tu Ðạo gì? Tu Ðạo Nhẫn Nhục.

    Nhẫn là hạt châu vô giá mà người người không biết đào tìm. Nếu biết cách dùng thì muôn sự đều tốt lành.

    Người tu Ðạo cần phải nhẫn những gì mà kẻ khác không thể nhẫn, nhường nhịn những gì mà kẻ khác không thể nhường nhịn, ăn mặc những gì mà kẻ khác không thể ăn mặc--nói chung là phải thọ nhận những gì mà người khác không thể thọ nhận.

    Khi chúng ta tu Ðạo, việc quan trọng nhất là không tranh. "Không tranh" tức là không cùng người khác tranh đua hơn thiệt, điểm tốt điểm xấu, hoặc tranh luận về việc đúng việc sai của kẻ khác.

    Dẫu trong hoàn cảnh nào đi nữa, chúng ta cũng chớ tham lam thái quá. Phải thường biết đủ, nhẫn nhịn. Ðó là pháp vi diệu vô thượng mà mọi người lại quên đi! Thế nên, nếu không tranh, không tham thì phước thọ vô biên. Nếu vẫn còn tranh chấp, tham lam, nhiễu loạn, thì nghiệp tội đến với mình không ít, muốn thoát khỏi ba cõi cũng không cách gì thoát ra được.

    III. Tham Thiền, Niệm Phật

    Tại sao chúng ta không nhận ra cội gốc, khuôn mặt thật của mình? Ðó là vì chúng ta chưa dẹp bỏ ngã tướng và tâm ích kỷ của mình.

    Tham Thiền tức là quán chiếu. Quán chiếu gì? Quán chiếu Bát Nhã. Trong mỗi niệm, chúng ta hãy quán chiếu lại chính mình, chớ không phải quán chiếu những người khác--quán chiếu xem mình có ở đó hay không.

    Người tham Thiền phải thấu suốt những vấn đề căn bản. Ðó là những việc gì? Tức là thói quen tật xấu của mình. Khi đả Thiền Thất tức là chúng ta cố gắng dẹp trừ hết những tập khí xấu xa và lỗi lầm của mình.

    Trong Thiền Ðường, mọi người ngồi tham Thiền. Ðó là để thử nghiệm xem ai có thể trúng tuyển quả vị Phật. Làm sao để trúng tuyển? Cần phải "bên trong không chấp thân tâm, bên ngoài không thấy có thế giới."

    Nhiều người tham Thiền phạm phải hai khuyết điểm: thứ nhất là điệu cử, thứ hai là hôn trầm--nếu họ không khởi vọng tưởng thì cũng ngủ gục trong Thiền Ðường.

    Tham Thiền, quan trọng là phải có tâm nhẫn nhục, tâm bền bỉ. Bí quyết tham Thiền là nhẫn. Không nhẫn nổi nữa cũng vẫn cứ cố nhẫn. Nhẫn cho đến cực điểm thì tự nhiên sẽ quán thông, sáng suốt, khai ngộ.

    Khi tham Thiền đến độ chín muồi thì không những hết vọng tưởng, mà còn bớt dần nóng giận, bớt dần phiền não, phẩm cách cao thượng hơn, khí phách mạnh mẽ thêm.

    Tại sao chúng ta không tương ưng với Ðạo? Vì tâm cuồng loạn chưa ngừng nghỉ.

    Tham Thiền cần có lòng nhẫn nại, bởi vì đó là vốn liếng của sự khai ngộ.

    Khi tham Thiền, chúng ta có cơ hội khai ngộ, tự tánh quang minh hiện rõ như mùa xuân về lại trên trái đất, vạn vật đều sinh sôi nẩy nở.

    Người chân chánh tham Thiền là người chân chánh niệm Phật. Người chân chánh niệm Phật cũng là người chân chánh tham Thiền. Kẻ chân chánh trì Giới cũng là kẻ chân chánh tham Thiền.

    Chân ngã là gì? Tức là tự tánh, cũng tức là thành Phật. Thành Phật mới là chân ngã. Trước khi thành Phật thì tất cả đều là giả.

    Thân thể ai không nhiễm ô thì người ấy là Phật; thân thể ai nhiễm ô thì người ấy là chúng sanh. Nhiễm ô là gì? Nói vắn tắt thì "nhiễm ô" tức là nhìn không thông, xả không được, giờ giờ phút phút luôn sanh khởi vọng tưởng.

    Dụng công cho đến lúc thành thục rồi thì chúng ta sẽ ăn mà không biết là mình đang ăn, mặc mà không chấp trước vào y phục mình đang mặc, còn nói chi đến những vật ngoài thân--tất cả đều xả bỏ hết!

    Tu hành không chỉ hạn hẹp trong việc tham Thiền, tụng Kinh mà thôi. Phải tùy nơi tùy lúc mà tu hành. Ðừng móng tâm phân biệt nhiều. Chớ tranh đấu vì quyền lợi, giành chức lãnh đạo để sai khiến người khác, và cũng chớ nên biểu diễn, thi thố tài năng trước mặt Thầy mình.

    Ðạo quý tại chuyên nhất. Tướng tài do mưu lược chứ không tại hùng dũng. Binh lính cần tinh nhuệ chứ không cần nhiều.

    Chân thật niệm Phật là luôn luôn niệm trong từng giây từng phút; vọng tưởng hay ý nghĩ gì về ăn uống cũng không có cả--cái gì cũng quên bẵng thì đó mới là chân thật niệm Phật.

    Chúng ta niệm Phật, Phật cũng niệm chúng ta--giống như đánh điện tín đến Phật A-Di-Ðà vậy. Ðó gọi là cảm ứng Ðạo giao. Nếu chúng ta không niệm Phật thì Phật không có cách gì để nhiếp thọ được; thế nên, chúng ta phải trì niệm danh hiệu Phật.

    Niệm Chú, cần phải niệm cho đến lúc Chú lưu xuất từ tâm ra và đồng nhập trở vào tâm. Chú và tâm, tâm và Chú cùng hợp nhất vào một âm thanh, không thể phân biệt. Niệm mà không niệm, không niệm mà niệm.

    Chúng ta lễ Phật, Phật nhận lễ, thì phước huệ của chúng ta tăng trưởng. Thế nên, lễ Phật là "cảm," nhận lễ là "ứng"; đó là Ðạo giao.

    IV. Hạnh Của Người Xuất Gia

    Phải bốn người xuất gia trở nên lên cùng sống chung hòa hợp thì mới gọi là Tăng-đoàn. Ðó là "hòa giai cộng trụ," không tranh không chấp. Một người xuất gia sống đơn độc không thể gọi là Tăng.

    Người xuất gia phải nghiêm trang gìn giữ bốn oai nghi--đi, đứng, nằm, ngồi. Nên nói: "Ði nhẹ như gió, ngồi vững như chuông, đứng thẳng như cây thông, nằm như cung tên."

    Không thể muốn pháp xuất thế cùng pháp thế gian đồng một lúc. Chân không thể đứng trên hai chiếc thuyền--một hướng ra Giang bắc, một xuôi về Giang nam.

    Các vị thường biết rằng chư Ðại-đức, Cao-tăng thuở xưa đều ngộ Ðạo trong khi tu hành khổ hạnh. Không một vị Tổ-sư nào khai ngộ trong khi hưởng thụ--tìm trong Ðại Tạng Kinh không thấy có một vị nào như thế cả.

    Tiêu chuẩn tuyển chọn vị Trụ-trì phải như thế nào? Ðiều kiện tiên quyết là phải không có tánh nóng giận, biết dùng hòa khí đối đãi người, nơi nơi đều có thiện duyên với người, không dùng quyền uy mà bức bách kẻ khác, phải có tác phong ý thức dân chủ, khiến người ta cung kính tôn trọng.

    Người xuất gia có thể nhận sự cúng dường, nhưng không được tham cầu cúng dường. Không tham cúng dường mới là đệ tử chân chánh của Phật.

    Hai chúng đệ tử xuất gia, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni, không nên dụng công vì danh vọng, địa vị, mà cần phải có tinh thần thay thế chúng sanh chịu khổ và phải có tâm bình đẳng cứu giúp tất cả chúng sanh.

    Người xuất gia nếu không tinh tấn tu Thiền tập Ðịnh, tụng Kinh trì Chú, nghiêm thủ Giới Luật, mà chỉ nương dựa vào Phật hầu có được miếng cơm manh áo thì chắc chắn sẽ bị đọa lạc vào ba đường ác.

    "Tinh lực dồi dào thì không cảm thấy lạnh.
    Khí lực sung túc thì không cảm thấy đói.
    Thần lực đầy đủ thì không cảm thấy mệt."

    Tinh, khí, thần là ba báu vật. Người xuất gia phải tu trì tinh, khí, thần.

    Người xuất gia phải làm gương cho chúng tại gia--nếu không nêu được gương tốt thì người tại gia sẽ không sanh tâm thâm tín, và không thể gieo ảnh hưởng gì với họ cả. Thế nên, là người xuất gia thì phải có hình tướng của người xuất gia.

    Người xuất gia phải có chánh tri chánh kiến. Nếu không có chánh tri chánh kiến thì nhất định sẽ đi lạc vào đường ma, bị năm mươi ấm ma kéo đi.

    Người xuất gia phải cùng nhau làm việc, không được tự mình tạo việc khác lạ, muốn làm gì thì làm.

    "Chuyên nhất thì linh.
    Phân tán thì bị ngăn ngại."

    Chuyên nhất về việc gì? Tức là chuyên nhất đoạn dục vọng, trừ tham ái. Nếu không đoạn dục vọng, trừ tham ái thì có xuất gia tu Ðạo đến tám vạn đại kiếp đi nữa cũng vẫn không thành công. Vì vậy, việc này rất là trọng yếu.

    Phải luôn luôn tu Ðạo bồi đức. Khi đức tánh đã tròn đầy, hạnh tu được viên mãn, thì chúng ta mới xứng đánh là người xuất gia.

    Người xuất gia phải lấy việc hoằng Pháp làm sự nghiệp.

    Hoằng dương Phật Pháp là bổn phận và trách nhiệm của người xuất gia chúng ta. Thế nên, trong từng tâm niệm chúng ta phải luôn luôn hoằng dương Phật Pháp; và mọi hành động, cử chỉ là thuyết Pháp cho chúng sanh.

    V. Nhân Quả, Sám Hối & Chuyển Hóa

    "Không thể cầm nắm được nghiệp."

    Chúng ta bị nghiệp dẫn dắt nên sanh ra ở thế gian này để chịu theo nghiệp báo đời tiền kiếp của mình. Trong quá khứ chúng ta tạo nghiệp không đồng, nên hôm nay thọ nhận những quả báo khác biệt. Nên nói:

    "Lưới nghiệp bủa vây chằng chịt."

    Tiếng Hán, chữ "nhục" ( , nghĩa là thịt) gồm có một kẻ bị ăn và một kẻ đang ăn. Kẻ đang ăn thì ở phía ngoài và vẫn còn là người. Kẻ bị ăn thì đã biến thành loài vật. Kẻ đang ăn và kẻ bị ăn có liên hệ kết oán thù với nhau, không thể hóa giải được; họ cứ giết hại lẫn nhau đời đời kiếp kiếp.

    Nếu thực sự muốn giải độc cho thế giới thì mọi người phải ăn chay, chớ nên ăn thịt.

    Người xưa nói: "Người quân tử tự tạo mạng." Những người Ðạo đức, chánh nhân quân tử, có thể đổi vận mạng của họ, vượt ra ngoài vòng số mạng.

    Tại sao có sự không tốt lành? Chỉ vì tâm không tốt lành. Trồng nhân ác thì đương nhiên phải gặt quả báo xấu ác. Nếu có thể sửa tánh ác, làm việc thiện, thì điềm lành sẽ đến và điềm ác sẽ xa dần.

    Thói xấu khó mà bỏ được; song, nếu bỏ được thì là người thật có Ðịnh-lực.

    "Kẻ thấy lỗi của ta là Thầy ta."

    Người nói ra lỗi của chúng ta tức là bậc Thiện-tri-thức của chúng ta; vì thế, chúng ta phải nên cảm ơn, chớ sanh tâm oán thù.

    Tâm cung kính có thể biến cải tánh cương cường thành tánh dịu dàng, hiền từ.

    Lễ Phật tức là lễ tự tánh Phật--lễ bái vị Phật trong tự tánh của mình. Tương lai thành Phật tức là tự tánh mình thành Phật.

    Tại sao chúng ta có nghiệp ma?

    Vì trong đời quá khứ không chịu nghe lời dạy bảo, khuyên răn của chư vị Thiện-tri-thức, cứ mãi chạy theo vọng tưởng, tạo nên nghiệp ác. Thế nên đời này thường bị nghiệp ma ràng buộc, mọi việc đều không vừa ý, mãn nguyện.

    VI. Giáo Dục

    Hiện tại, người đi học chỉ vì danh lợi. Cách phát âm hai chữ minh lý ( ) và danh lợi ( ) trong tiếng Trung Hoa gần giống nhau (ming li), nhưng ý nghĩa thì lại khác nhau đến mười vạn tám ngàn dặm!

    Trẻ em như cây non đang lớn--chạc cây mọc ra um tùm, cần phải được cắt tỉa thì tương lai mới trở thành vật liệu hữu ích được.

    Các bạn trẻ! Các bạn có biết căn bản làm người là gì không? Ðó là tám đức tánh hiếu, đễ, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ.

    Tại sao hiện nay trên thế giới đầy dẫy những tội lỗi do thanh thiếu niên gây ra? Vì những người làm cha mẹ chỉ sanh con chứ không chăm sóc, dạy dỗ.

    Tâm tham của chúng ta là cái hố không đáy--cao hơn trời, dày hơn đất, sâu hơn biển cả, mãi mãi không thể lấp đầy.

    Người không Ðạo đức mới thật là kẻ nghèo hèn.

    Nếu có người cầu Pháp nơi tôi, tôi sẽ bảo người ấy nên ăn ít, mặc ít, ngủ ít một chút; vì:

    "Mặc ít thì tăng phước,
    Ăn ít thì tăng thọ,
    Ngủ ít thì tăng lộc."

    Con người sống không phải vì miếng ăn, mà sống để làm lợi ích cho xã hội, ban phước đức cho nhân dân, hỗ trợ cho thế giới. Người người phải:

    Thay Trời đem lòng từ bi giáo hóa chúng sanh.
    Một lòng trung thành vì nước, cứu dân.

    Ðời tôi, không khi nào bận rộn vì mình, không bao giờ để ý tới bọc thịt thối này.

    Tại sao thế giới càng ngày càng băng hoại? Vì ai ai cũng tranh--tranh danh, tranh lợi, tranh quyền, tranh địa vị, và nghiêm trọng nhất là tranh sắc dục.

    Tôi muốn xin các vị một món quà lớn nhất--đó là tánh nóng giận, si mê, những phiền não và lòng sân hận của các vị.

    Thiên tai không phải là thiên nhiên gây tai nạn hay thiên nhiên gặp tai nạn, mà chính là tai họa nhân loại chúng ta phải chịu. Tai họa của con người là do chúng ta tự tạo ra rồi tự chuốc lấy.

    Muốn phát triển Phật Giáo, chúng ta phải bắt đầu từ đâu? Theo ý tôi, muốn phát triển Phật Giáo, trước nhất phải bắt đầu từ nền giáo dục. Nếu bắt đầu với giáo dục thì trẻ em sẽ hiểu rõ Phật Giáo; đến khi lớn lên thì tự nhiên các em sẽ làm cho Phật Giáo phát triển rộng rãi.

    Làm việc ma tức là ma.
    Làm việc người tức là người.
    Làm việc Phật tức là Phật.

    VII. Ðạo Phật & Phật Pháp

    Tông chỉ của Phật Giáo là mọi người ai cũng có thể thành Phật.

    Chúng sanh trong hiện tại là cha mẹ của chúng ta thuở quá khứ, là chư Phật trong tương lai. Nếu đối với chúng sanh mà khởi tâm sân hận tức là sân hận với cha mẹ và chư Phật, trở thành người con ngỗ nghịch, bất hiếu.

    Tôi gọi đạo Phật là đạo của chúng sanh, vì ai ai cũng không chạy ra khỏi hư không, Pháp-giới, ai ai cũng là chúng sanh. Thế nên, đạo Phật là đạo học của tất cả chúng sanh.

    Tôi cũng gọi đạo Phật là đạo của con người, vì tất cả mọi người đều có tư cách thành Phật. Chỉ cần chuyên nhất tu hành thì cuối cùng chắc chắn ai ai cũng sẽ thành Phật.

    Tôi lại gọi đạo Phật là đạo của tâm, vì mọi người đều có tâm. Tu hành tức là dẹp trừ vọng thâm và lưu giữ chân tâm--có vọng tâm là phàm phu, có chân tâm là Phật.

    Dâm dục là nguồn gốc của sanh tử. Nếu không đoạn dâm dục thì muốn sanh lên trời cũng không được, huống hồ là muốn chứng Ðạo Bồ-đề vô thượng? Vì vậy, nếu muốn tu phép Thiền-định Tam-ma-đề, muốn vượt khỏi biển sanh tử khổ đau, thì trước hết phải vượt qua cửa ải này.

    Muốn phát tâm Bồ-đề, nhất định phải nghe và học Phật Pháp cho nhiều. Khi hiểu rõ Phật Pháp rồi thì tự nhiên sẽ phát tâm Bồ-đề.

    Ðạo Phật bao trùm khắp hư không, Pháp-giới. Tất cả chúng sanh đều đầy đủ Phật-tánh, đều có thể thành Phật. Hiện tại nếu chư vị chưa tin tưởng Phật Pháp thì tương lai sẽ tin tưởng. Nếu tương lai chư vị vẫn chưa tin tưởng Phật Pháp thì kiếp sau sẽ tin tưởng. Không những nhất định chư vị sẽ tin tưởng Phật Pháp mà chắc chắn sẽ thành Phật nữa!

    Chú Thủ-lăng-Nghiêm là vua trong các Chú, cũng là bài chú dài nhất. Bài chú này rất quan trọng đối với sự thịnh suy của Phật Giáo. Trên thế giới, nếu còn người trì tụng Chú Thủ-Lăng-Nghiêm thì Chánh Pháp sẽ còn tồn tại. Nếu không còn người nào trì tụng Chú Thủ-Lăng-Nghiêm thì sẽ không cò Chánh Pháp.

    Chú Thủ-Lăng-Nghiêm là thần chú do hóa thân của Như-Lai từ ánh quang minh trên đảnh Ðức Phật tuyên thuyết--thế nên, diệu dụng không thể nghĩ bàn, mỗi chữ đều hàm chứa biết bao diệu dụng thâm sâu.

    Thời Mạt Pháp, tất cả thiên ma ngoại đạo, lỵ, mỵ, vọng, lượng, yêu quái núi sông, v.v... sợ nhất là chú Thủ-Lăng-Nghiêm. Chú Thủ-Lăng-Nghiêm là thần chú "phá tà hiển chánh."

    Thời Chánh Pháp, người người đều muốn tu hành. Trong thời Mạt Pháp, ai ai cũng đều không tu hành. Nếu mọi người đều tu hành thì Mạt Pháp biến thành Chánh Pháp.

    Phật Pháp là gì? Nói vắn tắt, Phật Pháp là chìa khóa. Hiện tại giảng Kinh, tức là giảng về chiếc chìa khóa này. Hiện tại thuyết Pháp, tức là thuyết về chiếc chìa khóa này. Ðây là chìa khóa trí huệ mở tung ống khóa vô minh.

    Phật Pháp vẫn còn tại thế gian. Nếu chúng ta có thể dõng mãnh vượt ra khỏi dòng thác điên đảo, phát tâm Bồ-đề rộng lớn, chí thành khẩn thiết mà tu trì Phật Pháp, thì vẫn còn có cơ hội vượt thoát ra khỏi thế giới Ta-bà. Bằng ngược lại, chúng ta cứ xoay chuyển trong sáu đường không ngưng nghỉ, vĩnh viễn không thể thoát khỏi khổ nạn trong cõi này.

    VIII. Trí Huệ

    Chí công vô tư là Chánh Pháp.
    Ích kỷ, tự lợi là tà pháp.

    Làm thế nào để diệt trừ tâm sân hận do vô minh sai khiến? Phải tu pháp môn Nhẫn-nhục Ba-la-mật, tuyệt đối không nên khởi tâm nóng giận. Ðây là việc quan trọng nhất. Nếu không khởi tâm nóng giận thì sẽ phát sinh trí huệ.

    Ðời Mạt Pháp, người người đều phạm một lỗi lầm chung là quá cao ngạo, lấy tai thay mắt, nghe có gì hay thì liền chạy đuổi theo.

    Chúng ta, những người tin Phật, chớ nên mê tín quá đáng, mà cần phải dẹp bỏ mê tín. Mê tín là gì? Là tin bậy tin cuồng, tin tưởng ngay những gì người khác vừa nói, tin một cách mê muội.

    Tại sao chúng sanh lại điên đảo? Vì nhận lầm vô minh là ông chủ nhà, tống khứ trí huệ đi mất. Vô minh đưa ra mệnh lệnh: "Cho việc đúng là sai; cho việc sai là đúng."

    Từ trong Thiền-định, gạn lọc tâm tư, trừ bớt tham dục, khiến trí huệ nảy sinh.

    Người thường thích khởi tâm nóng giận đa số là người ngu si, vô minh nặng nề, không một chút công phu hàm dưỡng.

    Vọng niệm là niệm hư dối, không chân không thật. Người luôn khởi vọng tưởng điên đảo tức là người tuy biết rõ việc đó là không đúng nhưng vẫn cứ cố làm, lại còn xảo quyệt biện luận cho là đúng.

    Nếu chư vị thường xuyên hồi quang phản chiếu, thấy rõ tự tánh, thường sanh Trí Huệ Bát Nhã, thì đó là tạo công. Ứng dụng Trí Huệ Bát Nhã mọi nơi mọi chốn, biến hóa không cùng tận, mà không nhiễm trước, không tạo những việc không thanh tịnh, đó là tạo đức.

    Thật ra, Trí Huệ Bát Nhã của kẻ ngu si và người đại trí vốn không khác biệt. Có sai khác là kẻ ngu thì không biết dùng trí huệ, còn người trí thì biết vận dụng nó.

    Nếu không chấp trước trong ngoài thì "đến" và "đi" đều được thong dong tự tại, biết được mình từ đâu đến và sẽ đi về đâu. "Ðến" có thể nói là trở về--trở về lại thân tâm của mình. "Ði" tức là đi đến Pháp-giới.

    Nếu chư vị chấp trước vào "có đến có đi," thì sẽ bị chướng ngại, không thể tự do.

    Nếu có "trí" thì chư vị sẽ giống như mặt trời, có "huệ" thì chư vị sẽ tựa như vầng trăng.

    Hy vọng được khai ngộ hoặc hy vọng được thành Phật đều là những vọng tưởng. Mọi người phải ghi nhớ: Chỉ cầu tu hành, không cầu hy vọng hão huyền.

    Nếu Bồ-tát có thần thông mà không thị hiện, thì có thần thông để làm gì?

    Bồ-tát dùng thần thông để giáo hóa chúng sanh, như dựng cây để thấy hình, khiến chúng sanh tăng lòng tín ngưỡng. Như thế, được lợi ích hai chiều. Ðó là pháp môn thiện xảo phương tiện.

    Chư vị hãy chú ý! Ma cũng hiện thần thông, khiến những người tham cầu thần thông và không có Ðịnh-lực sa vào cạm bẫy, mất đi Ðạo-nghiệp, trở thành quyến thuộc của ma. Về điểm này, mọi người đều phải đặc biệt chú ý, không thể không cẩn thận!

    Người nào muốn có thần thông thì trước hết phải xả bỏ muôn sự, chuyên tâm tham Thiền tịnh tọa. Ðến khi công phu chín muồi thì tự nhiên có thần thông. Thần thông không phải là thứ có thể tìm cầu ở bên ngoài, mà chỉ có được khi nội tâm mình chứng đắc.

    "Nhìn xuyên suốt, xả bỏ, tự tại." Nhìn xuyên suốt tức là hiểu vấn đề một cách rõ ràng. Xả bỏ tức là giải thoát. Chỉ khi đạt được giải thoát rồi thì mới có được sự tự tại chân chánh.

    Học Phật Pháp thì cần phải dùng trí huệ chứ không thể dùng tình cảm. Dùng trí huệ để học Phật Pháp thì đó là Chánh Pháp. Dùng tình cảm mà học Phật Pháp thì đó là Mạt Pháp.

    Nhiều người nghĩ rằng đời người là vui sướng. Kỳ thật, những sự vui sướng ấy đều là giả dối. Sự vui sướng chân chánh phải được tìm thấy từ trong tự tánh, chứ không phải đến từ bên ngoài.

    www.bodehai.com

  5. #5

    Mặc định

    Chân Thật Tu Hành, Chớ Buông Lung

    Lúc nào cũng phải phản tỉnh, kiểm thảo tâm mình.
    Hễ có lỗi, phải sửa ngay. Không có lỗi, phải tiến tu.

    Kim Sơn Thánh Tự, trước kia được gọi là Phật Giáo Giảng Đường và tọa lạc tại tầng lầu thứ tư trong một chung cư thuộc khu phố Chinatown ở San Francisco, vốn do Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới kiến lập. Khóa tu học mùa hè đầu tiên được tổ chức tại đây năm 1968. Bấy giờ có rất nhiều người từ Seattle đến tham gia khóa tu học 96 ngày ấy. Chương trình học tập rất bận rộn, hằng ngày không có giờ nghỉ; chỉ có ngày Thứ Bảy là được nghỉ buổi chiều để giặt giũ, hoặc giải quyết những công việc riêng tư.

    Trong khóa tu học ấy, tôi giảng Kinh Lăng Nghiêm và dự trù có thể giảng xong trước ngày mãn khóa. Ban đầu thì mỗi ngày thuyết giảng một lần, nhưng được một thời gian thì tôi nhận thấy là sẽ không kịp thời hạn nên tăng lên thành mỗi ngày giảng hai lần. Dần dần lại ngại rằng không thể giảng xong nên tôi phải tăng thành ba lần mỗi ngày; và cuối cùng thì thành ra mỗi ngày giảng bốn lần. Cứ như thế mà trong khóa hè ấy cũng giảng xong bộ Kinh Lăng Nghiêm, đem công đức viên mãn hồi hướng cho tất cả chúng sinh.

    Sau khi giảng xong Kinh Lăng Nghiêm, có năm thanh niên nam nữ người Mỹ xin xuất gia. Đó là những người Mỹ đầu tiên xuất gia và thọ Cụ-túc Giới--ba vị Tỳ-kheo và hai vị Tỳ-kheo-ni.

    Về sau, mỗi năm đều có khóa tu học mùa hè. Rất nhiều người tới học hỏi Phật-pháp và cũng có nhiều người xuất gia thành Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni. Tuy nhân số không nhiều, song đối với Chùa Kim Sơn vốn chú trọng phẩm chất chứ không chú trọng số lượng, chỉ cần chân thật tu hành và nghiên cứu Phật-pháp, thì một người cũng không phải là ít, hà huống là nào phải chỉ có một hoặc hai người thôi đâu?

    Hằng tháng, Chùa Kim Sơn phát hành một tập nguyệt san song ngữ Anh-Hoa--Vajra Bodhi Sea (Kim Cang Bồ Đề Hải). Tập nguyệt san này chuyên đăng yếu nghĩa Phật-pháp để cho người Tây phương có thể am tường nguồn gốc của đạo Phật đồng thời có được sự nhận thức đúng đắn về Phật-pháp, để họ không còn cho rằng Phật-giáo là mê tín, sùng bái ngẫu-tượng, tiêu cực, bi quan, hoặc là "ký sinh trùng" của xã hội nữa. Tập nguyệt san này cho người ta biết Phật-giáo là tự do, bình đẳng, mà mục tiêu là đề xướng thế giới hòa bình và hết thảy mọi người đều là đệ tử của Phật, tuyệt đối không có sự giới hạn về chủng tộc, quốc tịch hay địa giới. Phật-giáo từ khi có lịch sử đến nay chưa hề gây ra chiến tranh, bởi vì giới-điều đầu tiên trong Giới-luật nhà Phật là Không Sát Sinh -- chẳng những không giết người mà ngay cả động vật cũng không sát hại, trái lại còn phóng sinh và bảo vệ mọi loài động vật -- nhờ vậy mà không hề gây ra chiến tranh!

    Chùa Kim Sơn cũng như là nơi "đãi cát tìm vàng"--nếu các bạn là "vàng" thì khi tới Chùa Kim Sơn các bạn sẽ cảm thấy nơi đây như là nhà của các bạn vậy. Ở đây, mọi người không nói chuyện nên rất thuận tiện để đọc sách, ngày ngày nghiên cứu Phật-pháp, chẳng bị ai quấy rầy--thật là một môi trường lý tưởng! Người Mỹ tuy nhiều, song có được bao nhiêu người chân chính phát tâm tới đây để nghiên cứu Phật-pháp, nghe Kinh học Pháp? Do đó, việc thành Phật là tùy thuộc ở cá nhân chứ không phải ở tập thể. Trên thế giới, cái gì ít thì đều quý cả--số người nghiên cứu Phật-pháp ở Chùa Kim Sơn tuy không nhiều, song đối với thế giới này thì như thế là vô cùng quý báu! Trong tương lai, khi các bạn đã thông suốt Phật-pháp rồi, các bạn có thể đi khắp nơi hoằng dương Phật-pháp, lợi ích chúng sinh, khiến mọi chúng sinh sớm thành Phật đạo--đó là điều tôi kỳ vọng ở các bạn!

    Trong khóa tu học mùa hè kỳ này, mọi người cần phải biết quý trọng thời giờ, đừng để lãng phí. Có câu rằng:

    "Một tấc thời một tấc vàng,
    Tấc vàng khó chuộc tấc thời gian."

    Cho nên, thời giờ là quý giá nhất, quan trọng nhất. Các bạn đến tham gia khóa tu học mùa hè năm nay hãy nỗ lực học hỏi Phật-pháp, chớ nên để thời giờ trôi qua một cách vô ích--các bạn nhất định phải học cho được đôi chút đạo lý chân chính.

    Có một việc mà tôi muốn nói với các bạn. Thật sự thì tôi không muốn nói ra, song bây giờ thì tôi không thể không nói. Việc gì ư? Là người xuất gia thì nhất định phải biết tự trọng, không nên coi mình quá thấp hèn, nhưng cũng không được cống cao ngã mạn; lúc nào cũng phản tỉnh và tự kiểm thảo--hễ có làm lỗi lầm gì thì sửa đổi ngay, nếu không có lỗi gì thì phải tiến tu; tuyệt đối không được cẩu thả hoặc phóng dật, buông lung.

    Một khi các vị đã là đệ tử xuất gia của tôi, hễ tôi thấy lỗi lầm gì của các vị thì tôi nhất định sẽ nói ra để các vị biết mà sửa đổi. Nếu tôi không nói ra, thì tôi thật có lỗi với các vị. Sau khi tôi đã nói ra những điều mình thấy rồi, thì các vị nghe hay không, sửa đổi hay chăng, đó là chuyện của các vị. Tôi chỉ làm tròn nhiệm vụ người Thầy, không hổ thẹn với lương tâm là đủ. Các vị chớ nên để đến khi đọa địa ngục rồi oán trách Sư-phụ: "Ôi! Tại sao lúc đầu Sư-phụ không dạy tôi nghiêm hơn một chút? Nếu quả Thầy dạy tôi kỹ hơn, nghiêm khắc hơn, thì làm sao tôi bị đọa địa ngục được chứ?"

    Nay tôi đã nói ra điều mà tôi muốn nói rồi, các vị đã xuất gia phải ghi nhớ: Các vị không được quấy rầy hoặc can thiệp vào sự tự do của kẻ khác, và cũng đừng làm ảnh hưởng đến hành động của họ. Bản thân mình không muốn tu hành thì thôi, đừng làm trở ngại sự tu hành của người khác--mình không trì Giới, nhưng đừng cản trở người khác trì Giới; mình không tu bồi đức hạnh, nhưng chớ chướng ngại sự trau giồi đức hạnh của người khác! Người nào có tư tưởng và hành vi như trên thì nhất định phải sửa chữa, "đổi ác thành thiện" ngay. Người xuất gia thì từng giây từng phút, lúc nào cũng phải tự kiểm soát chính mình -- mỗi lời nói, mỗi việc làm đều phải luôn luôn đúng theo Giới-luật. Các vị phải nghiêm chỉnh, không được phóng túng, vô kỷ luật; không được muốn gì thì làm nấy. Có câu:

    Vô qui củ, bất năng thành phương viên.
    (Không có khuôn phép thì chẳng thể thành vuông tròn.)

    Do đó khi Đức Phật sắp nhập Niết-bàn, Ngài dạy Tôn-giả A-Nan: "Hãy lấy Giới-luật làm Thầy!" Đó chính là điều mà người xuất gia phải ghi lòng tạc dạ.
    Khi ăn cơm, chúng ta phải nhớ Tam Niệm, Ngũ Quán; bởi:

    Thí chủ nhất lạp mễ,
    Trọng như Tu Di sơn,
    Thực liễu bất tu hành,
    Bì mao đái giác hoàn.

    (Một hạt gạo thí chủ,
    Nặng bằng núi Tu Di,
    Ăn rồi chẳng tu trì,
    Mang lông đội sừng trả.)

    Thật đáng sợ và nguy hiểm như vậy đấy các vị ạ! Đó gọi là "dưới tấm áo cà sa vuột mất thân người" vậy! Cho nên, người xuất gia dù ở bất cứ nơi đâu cũng đều phải nghiêm trì, giữ vững Giới-luật--khi chưa dứt được sinh tử, chưa đoạn được tâm dâm dục, thì không lúc nào được biếng nhác, buông lung, phóng túng. Đức Phổ Hiền Bồ-tát dạy rằng:

    "Một ngày đã qua, mạng cũng giảm dần,
    Như cá cạn nước, thử hỏi vui gì?
    Đại chúng!
    Hãy siêng tinh tấn, như đầu bị đốt,
    Chỉ nhớ vô thường, chớ mặc buông lung!"

    Người xuất gia chúng ta phải biết quý trọng từng giây từng phút; hãy nhớ rằng:

    "Một tấc thời gian: một tấc vàng,
    Tấc vàng khó chuộc tấc thời gian."

    Thời giờ quý báu như thế cho nên chúng ta không được lãng phí. Mỗi người đều phải dụng công tu hành, phải tinh tấn hơn nữa, thì mới mong có được sự thành tựu. Phàm là kẻ dụng công tu hành thì không có thời giờ để nói chuyện thị phi, không có thời giờ để làm những việc lăng xăng, làm gián đoạn sự tu hành. Về điểm này, tôi hy vọng mọi người hãy chú ý.

    Khi tôi thấy những người không chịu tu hành thì tôi cảm thấy vô cùng đau xót; bởi như thế chẳng phải là họ đã không thực hành các thệ nguyện mà họ đã lập lúc ban đầu, khi họ mới xuất gia tu hành hay sao? Những kẻ xuất gia mà "tâm nghĩ một đàng, miệng nói một nẻo" thì có xứng đáng là Tăng Bảo hay không?

    Mong rằng các vị đều biết tự trọng!

    www.chuavanphat.org

  6. #6

    Mặc định

    Khai Thị Của Hòa Thượng Tuyên Hóa.

    Chú Ðại Bi Tiêu Trừ Tai Nạn
    Sự lợi ích chân chính thường khó diễn bày.

    Giống như người uống nước, lạnh hay nóng chỉ tự mình biết.

    Ngay trong lúc thời tiết nóng bức tột độ mà quý-vị không sợ nóng cũng chẳng sợ đường xa núi cao, tới đây tham gia đả thất thì như vậy có điều gì lợi chăng? Sự lợi ích chân chính thường khó diễn bày. Giống như người uống nước, lạnh hay nóng chỉ tự mình biết. Duy người có tâm chân thật mới lãnh hội được sự diệu kỳ.

    Làm thế nào để thu hoạch được điều lợi ích này? Không gì khác hơn là thành tâm niệm danh hiệu Bồ-tát. Chân tâm tức là chuyên tâm vậy. Cho nên nói: "Chuyên nhất tất linh, phân chi tất tệ." Tức là chuyên nhất thì linh ứng, phân chia thì bế tắc. Khi tâm chuyên nhất, tự nhiên sẽ được cảm ứng đạo giao. Sự cảm ứng đạo giao vốn không thể nghĩ bàn. Tuy nhiên, tự mình phải dụng công mới được, người khác không thể làm thay mình đặng, lại càng không thể cầu may mà được.

    Giống như "nói về chuyện ăn cơm hay đếm tiền giùm kẻ khác." Có kẻ thường hay đề cập đến những thứ dinh dưỡng thế này thế nọ, nhưng tự họ chẳng hề ăn, thì đồ ăn dù có bổ dưỡng cách mấy đi nữa họ cũng không thể tận hưởng được. Cho nên nói:

    Chung nhật sổ tha bảo, tự vô bán tiền phần.

    Y pháp bất tu hành, kỳ quá diệc như thị.

    Nghĩa là:

    Suốt ngày đếm tiền người, tự mình không một xu.

    Học pháp không tu hành, lỗi lầm cũng như vậy.

    Mình niệm Phật cũng thế. Không phải hiểu biết hay bàn luận về công đức niệm Bồ-tát là đủ; phải thật sự niệm đến chỗ nhất tâm bất loạn; thậm chí đến độ nước chảy, gió thổi mà tai mình cũng chỉ nghe tiếng danh hiệu Bồ-tát mà thôi. Cho nên nói:

    Hữu tình, vô tình,

    Ðồng diễn Ma-ha diệu pháp.

    Nghĩa là:

    Loài hữu tình hay vô tình,

    Ðều nói diệu pháp đại thừa.

    Nếu mình không thể niệm tới chỗ nhất tâm bất loạn thì gió có thổi vi-vu, nước có chảy róc-rách, mình cũng chẳng tài nào cảm nhận được sự kỳ diệu của nó. Cho nên mình phải thành tâm niệm và đừng để vọng tưởng lôi kéo thì mới gặt được lợi ích của Pháp.

    Khi đả thất, quý-vị phải tôn trọng qui củ của thất. Bởi vì "Vô qui củ bất năng thành phương viên." Tức là không có qui củ thì không thành phương viên. Qui củ của Tây Lạc Viên là không nói năng ồn ào để tránh làm chướng ngại kẻ khác tu hành.

    Trong thời gian bảy ngày này, chúng ta còn niệm thêm Chú Ðại-bi. Công đức của Chú Ðại-bi rất khó nghĩ bàn. Nếu người không có thiện căn, thì họ khó nghe đặng ba chữ "Chú Ðại-bi." Bây gìờ đại chúng không những đã được nghe mà lại còn thọ trì đọc tụng, đủ biết quý-vị có đầy đủ thiện căn rồi. Nếu đã có thiện căn, quý-vị không nên coi thường và đừng để kiếp sống này trôi qua một cách lãng phí.

    Tôi còn nhớ khi Chùa Tây Lạc Viên đả thất lần đầu tiên, trong mười vị cư sĩ thì tám, chín vị chẳng thể niệm được Chú Ðại-bi. Nhưng nay, mười người thì có đến tám người có thể niệm được. Ðây chứng tỏ rằng sự tiến bộ của các vị cư sĩ. Tôi kể cho quý-vị nghe một câu chuyện để chứng minh về công đức của Chú Ðại-bi.

    Ở Mãn-châu có một vị tài chủ, tậu rất nhiều điền sản. Vào một mùa thu, vị tài chủ này tự mình đi theo bốn, năm xe hàng chở đầy cao lương xuống phố để bán. Bởi vì từ nông thôn đến thành thị cách hơn 150 dặm, nên một giờ sáng y đã khởi hành. Chẳng may đi được nửa đường thì gặp cướp. Thấy thế y lập tức niệm Chú Ðại-bi. Lạ thay! Bọn thổ phỉ bổng như đui mù không nhìn thấy xe của y, nên y an toàn qua khỏi nguy hiểm. Ðó là một trong những sự linh cảm của Chú Ðại-bi mà chính tôi chứng kiến.

    Kinh Ðại Bi Tâm Ðà-la-ni dạy rằng: "Kẻ tụng trì chú Ðại-bi có thể tiêu trừ tai nạn: Lửa không thiêu được, nước chẳng dìm đặng." Bởi thế, tôi khuyên các vị mỗi ngày trì tụng tối thiểu ba lần. Nếu vị nào chưa biết niệm thì mau mà học. Công đức trì tụng Chú Ðại-bi không những có thể đẩy lui trộm cướp, mà còn tiêu trừ trăm bịnh, thoát khỏi sự quấy rối của chư ma. Cho nên các vị nên thành tâm tụng trì.

    Hôm nay là ngày bắt đầu đả thất, bầu không khí của pháp hội rất phấn khởi và nghiêm trang. Tôi hy vọng các vị nổ lực, ra công tinh tấn.

    Giảng trưa ngày 13 tháng 6 năm 1958
    tại Tây Lạc Viên, Hồng Kông

    www.thuvienhoasen.org

  7. #7

    Mặc định

    Cực Lạc Thế Giới Ở Ngay Trước Mắt.

    Chỉ cần nổ lực tinh tấn,

    thì mình có thể "Trở Về."

    Quy khứ lai hề.

    Ðiền viên tương vu hồ bất quy.

    Ký tự dĩ tâm vi hình dịch.

    Hề trù trướng nhi độc bi.

    Ngộ dĩ vãng chi bất gián.

    Tri lai giả chi khả truy.

    Thật mê đồ kỳ vị viễn.

    Giác kim thị nhi tạc phi.

    Nghĩa là:

    Về đi chứ!

    Ruộng vườn hoang phế, sao chẳng về!

    Tâm bị hình đọa, tỏ đã lâu.

    Sao còn sầu muộn, than với lòng?

    Lỗi xưa chưa sửa, nay đã thấu.

    Mới biết tương lai còn đuổi kịp.

    Ấy thật đường mê, chửa dấn sâu.

    Rõ rằng: Nay đúng, xưa sai xấu.

    Bài thơ trên do ông Ngũ Liễu (Ðào Uyên Minh) sáng tác. Nhưng chẳng biết nhà thơ có thật sự liễu ngộ được ý nghĩa thâm sâu của lời thơ chăng? Bởi lẽ nếu lấy Phật-pháp mà soi xét thì bài thơ trên vô cùng khế lý.

    Sao gọi là "Quy khứ lai hề?" Chúng ta đã biết tự-tánh Pháp-thân là chốn thường tịch quang của mười phương chư Phật. Kinh viết: "Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh." Bổn tánh của ta và của Phật vốn không có gì khác biệt. Nếu không như vậy, sao nói là "đều có Phật tánh." Nay chúng ta không ngộ được Phật tánh bởi do trần lao ngũ dục của thế giới Ta-ba nầy làm ta ô nhiễm. Bởi bội giác hợp trần, nên ta chẳng hiểu ngộ tự tâm, chẳng thấy suốt được bổn tánh.

    Tuy nhiên, ta không thể điên đảo trầm luân mãi được. Ta phải phản bổn hoàn nguyên, bội trần hợp giác. Ðó chính là "Quy khứ." Nghĩa là mình phải khôi phục lại bổn lai diện mục vậy. Khi nương tựa vào nguyện lực của Phật Bồ-tát, nhờ công đức tụng niệm hồng danh của Ngài mà ta sinh Tịnh-độ. Ðó cũng gọi là "Quy khứ."

    Khi đã ngộ tự tâm, sinh Tịnh-độ rồi, ta cần phát đại nguyện: "Ðảo giá từ hàng," nghĩa là lái chiếc thuyền từ bi trở lại độ chúng sinh tới bờ an lạc. Ðó gọi là "lai," tức là Trở Về.

    Thế nào là "Ðiền viên tương vũ hồ bất quy?" Ðiền tức là ruộng, là ruộng tâm. Khi ta chẳng tu tâm, để mặc cho tạp niệm phát sanh thì cũng giống như ruộng vườn đầy cỏ dại vậy. Ruộng tâm trở thành hoang dã. "Mao tắc bất khai," cỏ dại dẫy đầy, không nhổ sạch được, thì ta không cách gì phản bổn hoàn nguyên, minh tâm kiến tánh được.

    "Hồ bất quy" là lời của chư Phật mười phương và các vị Thánh-nhân. Các Ngài ân cần dạy dỗ chúng ta rằng: "Chúng sinh ngu độn đáng thương thay! Các con vì sao không mau quay đầu trở về bến?"

    "Tâm vi hình dịch" nghĩa là tâm bị thân thể điều khiển và ý nói rằng chúng sinh vì chấp trước lục trần nên chẳng ngộ được tự tâm, luôn luôn bị cảnh trần chi phối nên vì cuộc sống mà lăng xăng, vì danh lợi bất kể sinh mạng, lưu chuyển trong biển khổ sinh tử, thọ vô số khổ đau. Thật là ngàn thu bi thương, khổ không thể nói hết. Ðó chính là ý nghĩa của câu "Trù trướng như độc bi."

    Thế thì, phải chăng chúng sinh mình không có thuốc cứu? Phải chăng vĩnh viễn đọa nơi hố thẳm lục đạo luân hồi? Tuyệt đối không phải. Tuy trước kia mình phạm lầm lỗi, song nhìn về tương lai vẫn còn hy vọng. Nên biết "Tri lai giả chi khả truy," biết tương lai còn đuổi kịp, còn cứu vãn được.

    Trong tương lai, chúng ta càng không nên giống như dĩ vãng, bỏ giác ngộ, theo bụi trần, tâm làm nô lệ cho thân. Xưa kia mình không tin nhân quả, không siêng tu hành, tạo nghiệp, sát sinh v.v... đều là những việc sai lầm. Như hôm nay đả thất niệm Phật là việc đúng. Nên chúng ta "Giác kim thị nhi tạc phi," nghĩa là "Hiểu được hôm nay đúng, hôm qua sai." Ðối với việc tốt thì phải duy trì, đối với việc xấu thì phải lập tức hết lòng hối cải. Cổ nhân nói: "Nhất thốn quang âm nhất thốn kim." Tức là một tấc thời gian là một tấc vàng. Thực sự đối với người tu hành, một đoạn thời gian là một đoạn của mạng sống. Một đoạn thời gian trôi qua tức là mạng mình ngắn đi một chút vậy.

    Ngày hôm nay qua đi, mạng cũng tùy giảm;

    Ðại chúng! Phải siêng năng, tinh tấn như cứu đầu mình.

    Phải mau mau sửa điều xấu ác, làm điều tốt lành. Vì mình "Thật mê đồ kỳ vị viễn," tức là chưa đi sâu vào con đường u mê lắm. Thế giới Cực-lạc ở trước mắt, chỉ cần nổ lực tinh tấn, thì mình có thể "Quy khứ."

    Giảng ngày 14 tháng 6, năm 1958

    www.thuvienhoasen.org

  8. #8

    Mặc định

    Xúi Người Khác Làm Ác, Tội Mình Tăng Gấp Ba

    Bất luận trước mặt người nào cầu xin sám hối, chúng ta đều phải bày tỏ lỗi lầm cho rõ ràng, không được nói lời có ý mơ hồ, bóng gió.

    Hôm qua tôi giảng một cách đơn sơ cho quý-vị nghe về ý nghĩa của sự sám hối, chỉ giảng tới đoạn "Thân cận ác hữu, hủy bối lương sư." Bây giờ tôi sẽ giảng tiếp đoạn sau:

    "Tự tác giáo tha" nghĩa là tự mình làm, xúi người khác làm hoặc thấy hay nghe người khác làm, mà thuận lòng theo. Chúng ta phải biết rằng sát sanh, ăn cắp, tà dâm, nói dối hay rượu chè đều là những hành vi không chính đáng, đó là những thứ tạo tội nghiệp. Những tội nầy được phân làm bốn loại: Nhân, duyên, pháp, nghiệp (nguyên nhân, điều kiện tiếp trợ, phương thức và việc làm). Sự sát sinh gồm có sát nhân, sát duyên, sát pháp, sát nghiệp; bất luận giới nào trong đó cũng có "tự tác" hay "giáo tha tác," nghĩa là tự mình làm hoặc xúi kẻ khác làm.

    "Tự mình làm" nghĩa là không dùng tay kẻ khác, mà chính mình đi làm chuyện bất chính. "Xúi kẻ khác làm" tức là cổ vỏ hoặc bảo người đó làm chuyện không đúng. Ðó là phạm tội một cách gián tiếp. So sánh với tội trực tiếp thì tội gián tiếp nầy nặng hơn một phần, bởi vì tự mình đã có tội rồi mà mình còn mang thêm tội nữa là xảo trá. Cho nên tự làm đương nhiên có tội rồi, mà xúi kẻ khác làm thì tội càng nặng hơn.

    Thế nào là "kiến văn tùy hỷ"? (thấy, nghe rồi tùy hỷ), nghĩa là mình biết kẻ khác phạm tội mà còn giúp kẻ đó nữa, cũng giống như người xưa nói: "Trợ trụ vi xuyết" nghĩa là giúp vua Trụ làm việc bạo ngược. Hãy thử nhắm mắt lại tưởng tượng rằng từ vô thỉ đến nay, mình đã phạm lỗi lầm nầy bao nhiêu lần rồi? Cũng không cần hồi tưởng lâu xa như vậy. Chỉ xét trong cuộc đời ngắn ngủi này, tội mình phạm đã không thể kể xiết rồi.

    Cho nên trong bài Sám-hối tiếp theo là câu: "Như thị đẳng tội, vô lượng vô biên." Nghĩa là những tội như vậy không bờ bến, không hạn lượng được. Không những tội mình không thể kể hết được mà nó còn nhiều không biên tế. Nếu như đã biết tội sâu dầy như vậy thì mình phải làm sao bây giờ? Không nói cũng biết rằng mình cần đối trước Phật mà khẩn thiết sám hối.

    Do vậy cho nên bài Sám-hối lại tiếp: "Cố ư kim nhật, sinh đại tàm quý. Khắc thành bì lộ, cầu ai sám hối." "Khắc thành" hai chữ này có nghĩa là thành tâm. Khi sám hối điều cần nhất là phải thành tâm. Có những người tuy sám hối với sư phụ nhưng họ hết sức dối trá. Nhưng thường thì giấu đầu lòi đuôi. Ðem tội lỗi của họ mà ngụy trang che giấu đi. Ðó cũng là biểu thị họ không có thành ý sám hối tội lỗi của mình. Với cách sám hối lếu láo như vậy thì dù họ có trải qua trăm ngàn vạn ức, hằng hà sa số kiếp cũng không thể nào làm cho tội nghiệp họ tiêu trừ tường tận được.

    Cho nên nói "Trực tâm là đạo tràng" tức là tâm ngay thẳng là đạo tràng. Khi sám hối với ai, mình phải bày tỏ lỗi lầm cho rõ ràng, không được nói lời có ý mơ hồ, nghĩa hai đằng. Ví dụ như khi hỏi rằng có phạm tội chi không? Thì trả lời rằng "tôi không nhớ" hoặc là "có lẽ có" v.v... Sám hối không triệt để như vậy không những không tiêu trừ được tội nghiệp mà còn trồng thêm nhân xấu nữa. Trong Phật-pháp, dù cho việc nhỏ như sợi tóc cũng không được lếu láo, coi thường. Nhưng có người lại nói lên ví dụ như sau: "Có ông nọ luôn luôn tạo ra những tội nghiệp, toàn làm những chuyện ác nhưng không hiểu sao hiện giờ ông nầy vẫn làm ăn giàu có, như vậy là không có nhân quả, không có công lý phải không?" Có một bài kệ như sau:

    Túng sử bách thiên kiếp, sở tác nghiệp bất vong;

    Nhân duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ.

    Nghĩa là:

    Trải qua trăm ngàn kiếp, nghiệp tạo chẳng mất tiêu;

    Nhân duyên đầy đủ thời, quả báo mình lại thọ.

    Bởi thế cho nên phải biết nghiệp mình tạo ra thì thế nào cũng có báo ứng; chỉ là vấn đề thời gian, mau hay chậm, nhân duyên đã hội hợp đầy đủ chưa mà thôi.

    Lại có người nói nếu như "Trải qua trăm ngàn kiếp, nghiệp tạo chẳng mất tiêu, vậy mình không có cách gì để làm tiêu trừ được tội chướng của mình sao?" Cũng không phải là không có biện pháp. Biện pháp để trừ tội nghiệp là "Duy nguyện Tam-bảo, từ bi nhiếp thọ, phóng tịnh quang minh, chiếu xúc ngã thân." Nghĩa là nguyện xin Tam-bảo, từ bi dẫn dắt, phóng ánh sáng lành, chiếu rọi thân con. Hy vọng Phật, Pháp, Tăng, Tam-bảo có thể theo chí nguyện từ bi của các Ngài mà dùng ánh quang minh thanh tịnh vô ngại chiếu sáng nơi thân của mình. Khi ánh quang minh chiếu đến thân mình, tam chướng (phiền não chướng, báo chướng, và nghiệp chướng) được tiêu trừ, giống như mây trôi trăng hiện, bản lai thanh tịnh của tâm mình lại bừng hiện vậy. Cho nên nói "Chư ác tiêu diệt, tam chướng nguyện trừ. Phục bổn tâm nguyên, cứu cánh thanh tịnh." Nghĩa là chư ác tiêu diệt rồi thì tam chướng đều quét sách. Khôi phục lại nguồn tâm cứu cánh luôn thanh tịnh.

    Sau khi giảng xong bài văn Sám-hối nầy, tôi hy vọng rằng quý-vị hiểu sự tai hại của chuyện không sám hối và lợi ích của việc sám hối. Ngoài ra còn có một bài sám hối như sau:

    Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp,

    Giai do vô thủy tham sân si,

    Tùng thân ngữ ý chi sở sinh,

    Nhất thiết ngã kim giai sám hối.

    Dịch là:

    Mọi thứ ác nghiệp tạo từ xưa,

    Ðều do vô thỉ tham, sân, si,

    Ở nơi thân, miệng, ý mà sinh,

    Con nay sám hối hết tất thảy.

    Bài sám hối nầy không những có thể làm mình sám hối được tội chướng mà còn chỉ cho thấy nguyên nhân của việc tạo tội. Do đó tôi hy vọng rằng quý-vị mỗi ngày ở trước bàn Phật niệm bài văn nầy tối thiểu ba lần. Bây giờ tôi sẽ giải thích sơ qua ý nghĩa của bài này cho quý-vị nghe.

    "Vãng tích" nghĩa là hồi xưa; gần là nói trong đời nầy mà xa nữa là nói vô lượng kiếp về trước. Trong thời gian đó, chẳng những là có lúc mình vào bụng trâu hay ra thai ngựa, cũng có khi sinh vào nhà họ Trương, lại có lần làm con họ Lý. Luân chuyển trong lục đạo, và trong giai đoạn nầy, không biết mình đã tạo ra bao nhiêu là tội nghiệp nữa.

    Vì sao mà mình tạo tội nghiệp? Bài sám hối giải thích rất rõ ràng, "Tất cả đều do vô thỉ tham, sân, si" nghĩa rằng do tam độc tham, sân, si làm phát sinh vô số tội nghiệp. Cũng lại vì ba thứ độc nầy làm chủ nên thân thể mình mới phạm vào những tội như sát sinh, trộm cắp, và dâm dục. Miệng thì phát sinh ra những tội vọng ngữ, nói thêu dệt, nói lời ác ôn, nói lưỡi hai đằng. Cho nên trong bài văn có nói "Tùng thân ngữ ý chi sở sanh" nghĩa là do nơi thân, ngữ, ý mà phát sinh ra.

    Bất luận là tội do thân tạo ra như là sát sinh, trộm cắp, dâm dục hoặc là nơi miệng tạo ra như là nói láo, nói lời ác ôn, nói lời thêu dệt, nói lưỡi hai đằng hoặc là tội phát sinh nơi ý niệm như tham, sân, si, mình đều phải khẩn thiết sám hối. Nếu không thì mình giống như người rớt vào bùn lầy, càng lúc càng lún sâu. Khi tội nghiệp càng lúc càng thâm trọng thì chính mình cũng không còn chỗ nào ngoi lên được, không còn cách gì mà cứu vớt được nữa.

    Tôi hy vọng rằng quý-vị hiện ngồi đây đều có đầy đủ thiện căn, không quên chuyện sám hối, nhất định quý-vị có thể phát nguyện sám hối nghiệp chướng và tiêu trừ tất cả tội lỗi.
    Giảng ngày 15 tháng 6 năm 1958.

    Hòa Thượng Tuyên Hóa
    Khai Thị Quyển 1

    www.thuvienhoasen.org

  9. #9

    Mặc định

    Tu Hành Có Bốn Giai Ðoạn
    Hãy coi ngày quy y là ngày sinh nhật.

    Cuộc đời tu hành tính từ đó.


    Một năm có bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Ðó là chuyện hiển nhiên, ai cũng biết. Nhưng quý-vị có biết chăng là đời người cũng phân thành bốn giai đoạn: Sanh, lão, bệnh, tử. Làm người, ai ai cũng chết, nên mình phải tính chuyện về sau mà lo tu Ðạo. Tu hành cũng có bốn giai đoạn, tức là: học, hành, thành, và liễu.

    Con người từ lúc mới ra đời đến lúc hai mươi tuổi là khoảng thời gian học Ðạo. Trong thời kỳ này mình phải học hỏi, học Phật-pháp cho giỏi. Cũng giống như là trong sách Ðại-học có nói: "Tại minh minh đức." Nghĩa là làm chói ngời cái đức sáng suốt. Ðó là lúc mình huấn luyện đức tánh của mình ngày càng thêm trong sáng. Từ hai mươi mốt tuổi cho đến lúc bốn mươi là khoảng thời gian hành Ðạo. Ðây là lúc mình áp dụng cái sở học; đem chỗ học hỏi và sự hiểu biết khi trước của mình ra phổ độ chúng sinh, khuông phò thế tục. Như trong sách Ðại-học có viết: "Tại thân dân" nghĩa là làm đổi mới đời dân. Từ tuổi bốn mươi mốt cho đến tuổi sáu mươi gọi là thời gian thành Ðạo. Trong sách Ðại-học có ghi rằng: "Chỉ ư chí thiện" nghĩa là ngừng lại ở nơi tốt đẹp nhất. Khổng-tử giảng về "chí thiện" nhưng không được triệt để lắm, bởi vì chưa đạt tới cảnh giới Chân-không Niết-bàn, nên chưa phải là cứu cánh. Vì vậy ở giai đoạn chót, chúng ta cần phải "liễu Ðạo." Sau khi thành Ðạo rồi, mình trở về cảnh giới Niết-bàn. Nếu so sánh với ba cương lĩnh của Nho-giáo: "Minh-đức, thân-dân, chỉ ư chí-thiện" thì Phật lý tu hành viên dung hơn nhiều nữa.

    Có người nói: "Từ lúc nhỏ tới lúc hai mươi tuổi tôi chưa tin Phật. Bây giờ, nói là học Ðạo thì thời gian đó đã qua rồi. Làm sao tôi còn học hỏi được? Phải chăng tôi không cần học?" Quý-vị phải hiểu, khi tôi nói tới bốn giai đoạn, đó chỉ là điều lý tưởng mà thôi, không phải là cố định, bất di bất dịch. Bởi thế mình có thể coi ngày quy y như là ngày sinh nhật vậy, rồi từ ngày đó tính đi mới kể là thời gian bắt đầu tu hành.

    Lại có người nói: "Tôi đã quy y được bốn năm rồi mà sao chưa học được một chút Phật-pháp gì cả?" Kỳ thật quý-vị tuy đã quy y được bốn, năm năm, nhưng đối với Phật-giáo, chẳng qua quý-vị chỉ là một đứa trẻ bốn, năm tuổi mà thôi. Bởi thế quý-vị đừng lo sầu rằng mình không làm nên việc gì cả. Phật-pháp rất là thâm áo. Chỉ cần sau khi mình quy y, hai mươi năm nổ lực học Ðạo, hai mươi năm nổ lực hành Ðạo, thì chẳng lẽ mình không có ngày thành tựu sao?

    Lại có một ông lão cảm khái thở dài mà than rằng: "Hiện nay tôi đã tám mươi tuổi rồi, e rằng không còn cơ hội để có được hai mươi năm rồi thêm hai mươi năm nữa để mà hạ thủ công phu." Ðúng vậy. "Thời gian giảm khứ mệnh quang vi," tức là ngày tháng trôi đi, mạng giảm dần. Ngày tháng thì không còn nhiều đâu, thật đó! Nếu mình đem thời gian làm rút lại mà tính, cứ hai tháng tu Ðạo, hai tháng hành Ðạo như vậy mà suy rộng thì chỉ cần mình chân tâm với quyết chí thì dù già cũng như kẻ thanh niên, tinh tấn dũng mãnh, từng bước, từng bước mà tu tập thì lo gì không có ngày thành đạt. Hãy nổ lực!

    Giảng ngày 15 tháng 6 năm 1958

    Hòa Thượng Tuyên Hóa
    Khai Thị Quyển 1

    www.thuvienhoasen.org

  10. #10

    Mặc định

    Thức Khuya Dậy Sớm, Vì Ai Mà Bận Rộn?

    Mình phải thức khuya dậy sớm lễ Phật, niệm Phật, cầu tiêu tan tội chướng.

    Nên vì Pháp mà bận rộn.


    Túc hưng dạ mỵ vi thùy mang.

    Chúng sinh nan độ phả kham thương.

    Mê chư trần lao tánh điên đảo.

    Nhĩ đề diện mệnh háo vô phương.

    Nghĩa là:

    Thức khuya, dậy sớm vì ai rộn?

    Chúng sinh khó độ thật đáng thương.

    Mê mờ đời bụi lòng đảo lộn.

    Nhéo tai trỏ mặt, dạy chẳng xong.

    "Túc hưng" nghĩa là dậy sớm, "Dạ mỵ" nghĩa là ngủ ban đêm. Có những người luôn làm nô lệ cho bản thân mình. Thức khuya dậy sớm tại vì sao? Cứu cánh vì ai mà bận rộn lăng xăng như vậy? Vì người khác? Vấn đề này tôi tin chắc rằng có nhiều người không giải đáp được, thậm chí có người còn nói: "Tôi không bận rộn chuyện gì cả, không lăng xăng gì hết!"

    Như vậy thật cũng lạ. Có những người làm việc mà cũng chẳng rõ công việc của mình là gì. Giống như con buôn, những kẻ ngày đêm lăng xăng bận rộn lo cho chuyện buôn bán của mình đến nỗi đêm ngủ không yên giấc. Ðó gọi là thức khuya dậy sớm lăng xăng vì đồng tiền. Cho đến những kẻ sĩ, nông, công, thương, bởi vì muốn thành công nên không còn tự chủ, phải thức khuya dậy sớm. Trong Thi-kinh có một đoạn như sau:

    Kê ký minh dĩ hỷ, triều ký doanh hỷ.

    Phi kê tắc minh, thương giăng chi thanh.

    Nghĩa là:

    Gà gáy sáng ư? Trời hừng tỏ ư?

    Chẳng phải gà gáy! Ấy! Tiếng ruồi bay!

    Nghĩa là gà đã gáy sáng rồi, bây giờ mình phải dậy. Phải chăng là ban ngày rồi? À! Nào phải là tiếng gà gáy, đó chỉ là tiếng con ruồi xanh mà thôi. Ðoạn văn nầy trong Thi-kinh diễn tả các vị hiền minh quân chủ thời xưa. Các vị thấy đó, tuy thân làm hoàng đế mà đêm ngủ cũng không ngon giấc, vì mãi lo trời chóng sáng phải lâm triều xử lý công việc đến nỗi nghe tiếng ruồi bay mà tưởng lầm là tiếng gà gáy. Như vậy thì thức khuya dậy sớm vì dân mà bận rộn. Nên nói rằng: "Nhất nhân hữu khánh triệu dân lại chi." Nghĩa rằng một người có phước thì triệu dân được nhờ. Cũng như nếu một nước có một vị minh quân, vị vua hiền, nhân nghĩa trị vì thì trăm dân sẽ được hưởng ấm no hạnh phúc. Nên một vị quân vương sao lại không thể thức khuya dậy sớm để lo lắng hạnh phúc cho dân chứ?

    Là người tu Ðạo, chúng ta cần phải thức khuya dậy sớm, không vì lợi mà bận rộn cũng chẳng vì danh mà lăng xăng. Mình phải vì Pháp mà bận rộn. Mình phải "Túc dạ phỉ giải, dĩ sự chư Phật" nghĩa là ngày đêm không mệt mỏi phụng sự chư Phật. Mình phải dậy sớm thức khuya ngày ngày lễ Phật, tụng kinh để biểu thị tâm trung thực, lòng chân thành của người con Phật. Ðây không phải là lòng nghĩ một đằng mà miệng nói một nẻo, hoặc nói mà không làm.

    Khi lạy Phật phải chuyên tâm thành ý, vì lạy Phật có thể tiêu trừ tội chướng. "Phật tiền đảnh lễ tội diệt hà sa," nghĩa là đảnh lễ trước mặt Phật tiêu tội nghiệp nhiều như cát sông Hằng. May rằng tội không có hình tướng, nếu như có thì sẽ nhiều như cát trên sông Hằng vậy. Do đó mình phải thức khuya dậy sớm lễ Phật, niệm Phật, cầu cho tội chướng của mình tiêu trừ; mình nên vì Pháp mà bận rộn.

    Thật khó mà đo lường bản tính của chúng sanh. Ví như những kẻ thích ăn ngọt mà cho họ đồ chua thì họ không thích, không vui. Kẻ thích đồ chua mà cho đồ ngọt thì y lại chẳng vui mừng. Ðối với hạng người như vậy, nếu không biết phẩm tánh của họ thì khó có thể độ họ được. Bởi vì Phật có trí huệ, Ngài biết được căn tánh của chúng sinh, nên tùy nghi ứng hóa, bôn ba không ngại lao khổ để độ chúng sinh. Song le, chúng sinh không những chẳng sinh lòng cảm động, lại còn chẳng chịu tiếp thọ sự dạy bảo của Phật Bồ-tát. Cho nên nói rằng: "Chúng sinh nan độ phả kham thương." Nghĩa rằng chúng sinh khó độ chẳng đáng thương sao? Chữ "thương" ở đây có nghĩa là bi thương. Vì chúng sinh ngu muội, điên đảo nên chư Phật Bồ-tát mới sinh lòng xót thương vậy.

    Tại sao chúng sinh lại khó độ như vậy? Ðó là bởi "mê chư trần lao tánh điên đảo." Nghĩa là bị trần lao làm cho mê hoặc, điên đảo. Ðó là lời giải đáp. Bởi vì chúng sinh, trong vô lượng kiếp đã bị lục trần làm cho nhiễm ô sâu đậm. Lặn hụp trong biển khổ, triển chuyển trầm luân, điên đảo, ngược ngạo, lấy sự khổ làm niềm vui, lấy điều sai cho là đúng. Ví như ngày nay con người ưa thích ăn mặc theo thời trang, chẳng những không có chút trang nghiêm nào mà còn sinh ra nhiều hậu quả không tốt về sau. Người đời ai ai cũng biết nhưng đều phạm vào cái lỗi đó. Ai ai cũng tranh giành, ganh đua, không biết rằng biển khổ thì vô biên, nhưng quay đầu thì sẽ tới bến. Cũng giống như những võ khí chiến tranh bây giờ, loài người chẳng những không hủy bỏ chúng đi mà còn mỗi ngày tìm cách làm cho chúng thêm tinh xảo, nổ lực phát minh ra những thứ giết người cho thật tối tân, thật tinh vi. Quý-vị xem, đây không phải là chuyện điên đảo thì là gì?

    Bởi vì sự điên đảo của chúng sinh cho nên tất cả các vị thánh nhân, thiện-tri-thức đều hết lòng khuyên dạy chúng sinh; giống như người lớn dạy đứa trẻ con, kéo tai mà huấn dụ. Dù vậy, chúng sinh cũng chẳng chịu nghe theo; thậm chí còn tìm trăm phương nghìn cách để che dấu tội lỗi của mình, không cho kẻ trên biết. Ðây thật chính là "Nhĩ đề diện mệnh hóa vô phương." Nghĩa là kéo tai, chỉ vào mặt để dạy nhưng cũng không sao dạy được.

    Ôi! Bản lĩnh phạm tội của chúng sinh thật vô song; ngay đến Phật Bồ-tát còn cảm thấy khó độ chúng sinh. Quý-vị thấy có thật đáng bi thương chăng?

    Giảng ngày 16 tháng 6, năm 1958

    Hòa Thượng Tuyên Hóa.
    Khai Thị Quyển 1

    www.thuvienhoasen.org

  11. #11

    Mặc định

    Niệm Phật Giống Như Gọi Ðiện Thoại

    Nếu mình không gọi điện thoại,

    đâu ai trả lời.


    Niệm niệm chân thành niệm niệm thông,

    Mặc mặc cảm ứng, mặc mặc trung.

    Trực chỉ sơn cùng thủy tận xứ,

    Tiêu dao Pháp-giới nhậm Tây Ðông.

    Nghĩa là:

    Niệm niệm chân thành, niệm thấu suốt,

    Lặng lặng cảm ứng, lặng trung dung.

    Ðến khi núi mòn sông cạn hết,

    Tiêu diêu Pháp-giới khắp Ðông Tây.

    Không biết quý-vị có liễu ngộ được chân nghĩa của bài kệ vừa rồi hay chăng?

    "Niệm niệm chân thành, niệm thấu suốt," chữ niệm đầu tiên nói lên ý niệm do tâm phát ra. Chữ niệm thứ hai là chỉ ý niệm do miệng thốt ra. Nếu chỉ có ý niệm thứ nhì, tức là ý "niệm" phát ra từ nơi miệng thì không còn là ý niệm chân thành. Cho nên tâm khẩu cần phải chân thành khi niệm danh hiệu Phật Bồ-tát. Chúng ta cần niệm đến chỗ tâm và miệng hợp nhất, một mà không hai. Chúng ta không thể tùy tiện mà niệm, cũng không thể niệm một cách tán loạn, và càng không nên niệm một cách tạp nhạp với nhiều vọng tưởng của mình. Nếu mình làm được như vậy thì mới gọi là chân thành được.

    Có được ý niệm chân thành thì nhất định sẽ được cảm ứng. Cảm ứng đó là gì? Là sự tương thông giữa tâm phàm phu của mình với tâm sáng lạng của chư Phật Bồ-tát. Ðó gọi là:

    Quang quang tương chiếu;

    Khổng khổng tương thông.

    Nghĩa là:

    Ánh sáng này chiếu ánh sáng kia;

    Lỗ lông này thông lỗ lông kia.

    Tại sao có được cảm ứng như vậy? Giống như khi gọi điện thoại, bên này có quay số, bên kia mới trả lời. Niệm danh hiệu Bồ-tát cũng vậy, sẽ có lúc Bồ-tát hỏi mình rằng: "Thiện nam tử, thiện nữ nhân, các vị cần điều chi?" Lúc đó mình cầu gì sẽ được nấy. Nếu thiếu thành tâm thì cũng như điện thoại có năm số, mà mình chỉ quay có ba số rồi ngừng tay, làm sao đường dây có thể thông được. Niệm danh hiệu Bồ-tát cũng vậy, nếu mình niệm một chốc rồi ngừng lại, đó là thiếu thành tâm. Nhất định không có chuyện cảm thông được.

    Chỉ ai có cảm ứng mới nhận biết sự "quang quang tương chiếu" này. Cũng như khi gọi điện thoại, phải nhấc ống nghe lên mới nghe rõ người bên kia đầu dây. Vì phàm phu không sao thấy được luồng sóng qua lại của điện thoại nên bài kệ nói rằng: "Im lặng cảm ứng, im lặng trung dung."

    Còn nói đến: "Núi mòn, sông cạn hết" là chỗ mà "Bách xích can đầu trùng tiến bộ. Tán thủ thiên không biệt hữu thiên." Nghĩa là: Ðầu sào trăm trượng cứ bước tiếp. Duỗi tay trời sập: một trời mới. ý nói rằng: ở nơi đầu sào trăm trượng, mình buông tay thì ngoài trời kia còn có bầu trời khác. Khi mình niệm đến chỗ sơn cùng thủy tận, thì lúc đó mình niệm mà không niệm bởi vì niệm và mình đã thành một khối. Ðó là lúc mình có thể "Tiêu dao Pháp-giới, nhậm Tây Ðông." Thí dụ khi mình muốn vãng sinh Cực-lạc thế giới thì tức khắc được như ý. Nếu muốn "đảo giá từ hàng," trở lại độ chúng sinh thì mình cũng có thể ứng nghiệm; từ thế giới Cực-lạc mà trở lại thế giới Ta-bà, hoặc đến tất cả Pháp-giới khác. Không chỗ nào mình muốn tới mà chẳng đặng, nên nói rằng "nhậm Ðông Tây" chính là:

    Nhất như ý, nhất thiết như ý.

    Nhất tự tại, nhất thiết tự tại.

    Nghĩa là:

    Một việc như ý, muôn việc như ý,

    Một việc tự tại, muôn việc tự tại.

    Cho nên người học Phật lúc nào cũng phải chân thành. Nếu mình không như vậy tức là hư ngụy, là thứ: "Khai không hoa, bất kết quả" tức là nụ hoa giả có nở ra cũng không sao kết trái được. Học Phật cần nhất là đừng tự dối mình.

    Thêm vào đó, cổ nhân lại có câu: "Quân tử cầu chư kỷ, tiểu nhân cầu chư nhân." Nghĩa rằng người quân tử thì tìm đáp án nơi chính mình, dựa vào năng lực của mình, còn kẻ tiểu nhân thì nương tựa, cầu cạnh kẻ khác. Chúng ta không thể có tâm ỷ lại, phải biết rằng sự cảm ứng là tự mình chiêu cảm lấy, không do nơi khác. Có người nói: "Niệm Phật để được sinh Tịnh-độ; như vậy nhờ Phật mới được tiếp dẫn." Câu nầy có thể đúng nhưng cũng có thể không đúng. Tại sao vậy? Bởi vì thuyết tiếp dẫn do đối căn cơ mà lập. Ðối với chúng sinh còn đầy lòng tham, luôn hy vọng chỉ dùng ít sức mà hoạch kết quả lớn; hay thích cho vay ít lấy lãi nhiều, thánh nhân do đó phải tùy cơ ứng biến, nói rằng Phật lực tiếp dẫn với mục đích là muốn chúng sinh nổ lực niệm Phật. Kỳ thật kẻ niệm danh hiệu Phật Bồ-tát mà được vãng sinh Tịnh-độ đều hoàn toàn do dựa vào sức lực của chính họ.

    Niệm Phật nào phải do Phật niệm giúp mình đâu! Khi muốn niệm danh hiệu Bồ-tát, có phải là ý niệm đó xuất phát từ Bồ-tát không? Nếu không thì làm sao gọi là nhờ vào tha lực được? Ðây giống như là Phật và Bồ-tát phóng quang gia bị cho mình. Ðó cũng là sự cảm ứng do công đức mình niệm Phật Bồ-tát. Ðem chuyện gọi điện thoại ra ví dụ thêm lần nữa, nếu mình không nhấc điện thoại quay số thì đâu ai có thể tiếp chuyện cùng mình? Niệm Phật cũng đồng đạo lý như vậy.

    Kỳ thật, tâm niệm hy vọng Phật tiếp dẫn mình vãng sinh Tịnh-Ðộ thực ra là tâm tham, tâm ỷ lại, là cái tâm mình không muốn có. Khi tu hành, phải tự dựa vào năng lực của mình, phấn chấn tinh thần, dũng mãnh tinh tấn; phải biết quả báo không phải là kẻ khác mang đến mình. Cho nên niệm Phật không thể nói rằng nhờ Phật lực tiếp dẫn được.

    Cổ nhân có câu: "Tướng tướng bổn vô chủng, nam nhi đương tự cường." Nghĩa rằng các vị tướng không phải sinh ra đã thành, kẻ nam nhi phải tự lực tự cường. Chúng ta học Phật cũng phải có tâm khí như vậy:

    Phật-đà bổn vô chủng,

    Chúng sinh đương tự cường.

    Nghĩa là:

    Ðức Phật không do chủng tộc nào thành,

    Chúng sinh phải tự lực tự cường.

    Nếu không như vậy suốt ngày cứ ỷ lại vào uy lực của Phật thì cũng như là những người con của tỷ phú, ỷ lại nơi di sản của ông cha mình, rồi rốt cuộc tự mình sẽ hại mình mà thôi. Cho nên quý-vị mau mau tỉnh ngộ.

    Giảng ngày 16 tháng 6 năm 1985
    Hòa Thượng Tuyên Hóa.

    www.thuvienhoasen.org

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •