Thông thiên học:

KHAI MỞ CƠ THỂ.

Ngày rằm tháng 12 – Tân Mẹo. 20 giờ -24 giờ.

Bần đạo xin nghiêng mình đảnh lễ quý vị đạo tâm.

Xuyên qua những thời Pháp để khai mở cơ thể, thì có lẽ quý vị đạo tâm đã nhận thức được đâu là lý siêu thoát.

Nói đến Đạo, không hành không bao giờ tới. Bần đạo sẽ nói về lý siêu thoát của các pháp môn hành đạo. Nếu chư huynh không cố gắng lãnh hội suốt mười thời Pháp Phật đạo này thì không thể nào lãnh hội tiếp những thời pháp tới đây.

Vì chư huynh hồi nào tới giờ tu theo giáo lý Đức Phật, để xoa dịu con người đi mà thôi, mà khi thọ giáo lý Đức Phật, mà không giữ nổi ngũ giới cấm thì cũng còn luân hồi. Hỏi ai đã hành đúng ngũ giới cấm ? Không thế được vì thời giờ không cho phép sự tu bê trễ, vì mãi viễn vọng.

Nhân dịp may có những đạo tràng như thế này , chúng ta hợp lại để trau dồi Đức hạnh, thì có gì vui bằng. Kiếp sống con người thay đổi như một hơi thở, nếu không nắm dịp may nào đó để thay đổi cuộc sống, để thay đổi sự tiến hóa, thì không còn cơ hội nào hơn nữa để giúp cho chúng ta.

Chỉ vì sự sống mà không biết cải thiện thì không thể nào tiến hóa được.

Thời pháp hôm nay Bồ tát vấn Phật về pháp môn hành đạo.

BỒ TÁT: Bạch ngài , chúng trò xin ngài chỉ cho pháp môn ngó vào bên trong cơ thể để thấy được từ Đầu, xuống Chân.

PHẬT: Đây , các ngươi hỏi thì phải nghe, chớ không phải hỏi để rồi không nghe.

Con người có Trung tâm Thần kinh: Não ,tiểu não, hành tủy.

Bộ Não này, là Trung tâm thần kinh hệ, nó là Bộ máy chỉ huy, đầy đủ nhân viên điều khiển từ Trung tâm xuống hạ tầng cơ sở.

Bộ não, là bộ chỉ huy Trung ương, từ dưới chơn chạy về bộ não , cả hai bàn tay cũng vậy.

Tiểu não, là phó chỉ huy của Trung tâm thần kinh hệ. Có bổn phận kiểm soát tất cả việc gì cần vào Trung tâm thần kinh hệ, rồi nó mới cho lên Bộ não.

Hành tủy, là cái trạm thứ ba để kiểm soát trước khi cho đến Tiểu não

Ba cơ quan này, có trách nhiệm tẩy não những cái gì uể trược, để con người tu chơn thành một vị Thánh Nhân.

Ba cơ quan này, cũng có trách nhiệm thu uế trược để con người tu chơn thành ngạ quỷ, súc sanh, vì kẻ này tu mà còn làm sái. Sái mới tu, tu mà còn sái, là tu sai.

Khi đi, đứng, nằm, ngồi, của người mới bắt đầu tu, là niệm Phật tại tâm. Chỗ nào động, thì niệm ngay chỗ đó.

Chúng ta có cửu khiểu, là mắt, mũi, tai, miệng, đường tiêu, đường tiểu, gọi là 9 cửa. Vì mắt hay dòm chỗ xấu, khen chỗ tốt. Nên phải niệm ngay con mắt, là diệt cái xấu lẩn cái tốt. Và toả ra điển quang bao trùm cái xấu lẩn cái tốt. Hoặc cái khiểu nào còn nhiễm, bởi nghe, bởi ngửi, bởi nói, bởi tiểu bởi tiêu đều dùng cách Niệm Phật tại tâm đó mà bao trùm cái xấu, lẫn cái tốt.

Hành tủy là cơ quan lãnh lấy cái dung hòa , lượt lại cho nó thanh, đưa lên tiểu não, lượt thêm cho nó thanh nữa, và đưa lên Bộ não.

Được như vậy mãi mãi, thì con người tu chơn thành Thánh Nhân.

TRÁI LẠI:

Người tu mà không thể hàng phục được cái xấu, thì chính Hành tủy cũng rước phải tất cả cái gì là uế trược, và không cần lược, mà cho vào, và đưa lên Tiểu não cũng không cần lược, cũng đưa thẳng lên Não, và sẽ thành Chánh Quỷ, Chánh Tinh

Thì từ Bồ tát chuyển thành Chánh đẳng, Chánh giác, chỉ có 1 phút đồng hồ, nếu thực tâm tri nguyên sự thật cái khổ của muôn loài, thì không thấy cái khổ nữa, thì Huyền quang khiểu mở ngay. Nhưng Tri nguyên không nổi, thì lại, chưa thành Phật, mà vẫn là Bồ tát.

Thập nhị nhân duyên cũng do Trung Tâm Thần Kinh Hệ phát ra. Và thu vào.

Phát ra khi con người lành thì lại thu vào lành.

Phát ra dữ, thì thu vào cái dữ.

Thập nhị nhân duyên là trụ cốt trong cơ thể con người Ta. Nó ở tại Bộ não, và đi xuống Hành tủy. Nếu tư tưởng lành, thì nó phát sanh ra mỗi tướng đều được tốt, mặt mày phương phi oai nghi, lẫm liệt, tướng này là tướng Bồ tát.

Nếu tư tưởng dơ uế, thì lại sanh ra tướng hung hăng, dữ tợn, đi bậm trợn. Là do Thập nhị nhân duyên, đưa từ Trung tâm Thần kinh chạy dẫn xuống hai tay và hai chơn.

Hai tay có thần kinh hệ:

Thần kinh hệ tay – Thần kinh hệ giữa tay – Thần kinh hệ cùi tay.

Ba thần kinh hệ ở tại cánh tay. Khi thập nhị nhơn duyên phát động tốt, thì nó sanh ra tốt. Khi nó phát sanh ra xấu, thì quay lại nó xấu.

Một người chơn tu phát sanh tư tưởng tốt, là do Thập nhị nhân duyên đã chuyển từ xấu ra tốt, nên tướng bên ngoài ảnh hưởng sự chuyển hướng của người tu, mà sanh ra oai nghi, nói người khác nghe, tin tưởng. Một người cũng tu , nhưng tu sai , là chuyển thành Thập nhị nhân duyên trật nên phải mang cái tướng hầm hừ , trợn trạo, ăn nói hỗn độn, sân hận , múa tay , múa chân.

HỆ THẦN KINH NÃO TUỸ

Trong Não Tủy có thần kinh cách mô, là sợi giây nối liền các dây khác, để giao cảm, như là truyền điện lực từ Trung tâm Thần kinh đến các dây kia. Nếu lành thì nó truyền lành, dữ thì nó truyền dữ. Dây này nếu tư tưởng dữ, thì nó phát sanh ra đấm đá, giết chóc. Bởi sợi dây này, là tay sai của Trung tâm thần kinh hệ vậy.

Lại còn hai cái đuôi ngựa, nó thúc đẩy cho hai chơn đi, đứng, nằm, ngồi, do hai dây này, và cũng liên hệ với Thần kinh cách mô để làm những việc dữ khi Thập nhị nhơn duyên chuyễn sái.

Và hai đuôi ngựa này sẽ phá cái dữ kia, nếu chuyễn Thập nhị nhơn duyên đúng, và sẽ thành tướng Như Lai. Cũng bởi hai đuôi ngựa này.

Hỏa hầu, gọi là Dây tận cùng. Khi Thập nhị nhơn duyên chuyễn từ phàm sang thánh đầy đủ, thì con người khoẻ mạnh không đau đớn chi nữa. Khi đó tại Hoả hầu, bắt đầu chuyển động, và chạy lên tại con rắn lớn tới Hành tủy, lượt tại đây, và đến Tiểu não nó vô Bộ não, và thanh lọc tại Bộ não này. Có người thì nó mở từ trong mở ra. Có người thì được rút điển âm dương ở ngoài nó mở vô.

XƯƠNG SƯỜN

Xương sườn lại được liên kết bởi các thần kinh hệ của tay, chơn cho nên, khi Thập nhị nhơn duyên chuyển đũng, thì bộ xương sườn cũng đúng, là chuyễn sái, thì nó lại sái.

Nói chung các bộ thần kinh chuyển trật, là do khớp xương phải đau.

Do tư tưởng lành, thì xương khớp đều lành mạnh, đi, đứng, nằm, ngồi đều khoan thai, dủng diệu.

Các Bộ xương và thần kinh hệ, nối liền với thớ thịt. Và trong thịt lại có tế bào.

Những tế bào đều chết, vì sự Tham sân si, hằng ngày. Khi chuyễn được Thập nhị nhơn duyên, tế bào sống lại, cả các dây thần kinh cũng sống. Và tập trung cái sống lại kia, gặp bởi Trung tâm thần kinh cũng sống lại nữa, là con người phát Huệ.

CÁC BỘ PHẬN THẦN KINH, LIÊN QUAN SỰ PHÁT HUỆ :

Thần kinh thị giác, Thần kinh thính giác, Thần kinh khứu giác, Thần kinh ngôn ngữ, Thần kinh hiểu tiếng nói, Thần kinh hiểu chữ viết, Thần kinh xúc giác, Thần kinh cử động tay viết, Thần kinh vận động mặt và lưỡi bên phải, thần kinh vận động thân, là những Thần kinh do Trung tâm vận động của Trung tâm thần kinh hệ xuất phát ra.

Các Thần kinh vừa kể trên, là những động cơ giúp cho con người biết, thấy, nghe, nhưng lại là đối tượng có thể làm cho chúng ta tốt hay xấu.

Trích đoạn từ tư liệu “thông thiên học ” của một nhà tâm linh miền Nam Việt Nam năm 1951 – 1952.
nguồn Sư tầm