Gửi: Thứ Tư 23/05/2007 6:20 AM Tiêu đề: PhongThủy KINH THÀNH HUẾ, SAIGON, HÀ NỘI

--------------------------------------------------------------------------------

ht74 có cắt bới một số đoạn để không làm cho một số người cảm thấy khó chịu . Bài này có nhắc tới ông Tổng Thống Thiệu và Chủ tịch Hồ Chí Minh . Đây là bài viết với kiến thức và suy luận của ông Thiên Đức .
ht74 hoàn toàn không biết có đúng không ?

PhongThủy KINH THÀNH HUẾ, SAIGON, HÀ NỘI
và những sai lầm lịch sử?
Tướng Số THIÊN ĐỨC
(Trích Việt Báo Online)
I/- LỊCH SỬ KINH THÀNH HUẾ
Khởi đi từ năm 1558 (năm Mậu Ngọ) lúc Nguyễn Hoàng 34 tuổi được tin anh là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm giết, Nguyễn Hoàng một mặt lo ngại đến sự an nguy của mình, mặt khác muốn xây hoài vọng làm nên cơ nghiệp lớn cũng như báo thù cho gia đình, vì thế Nguyễn Hoàng đã sai người tâm phúc đến tham vấn ý kiến cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, lúc đó cụ Trạng Trình đã gần 70t qui ẩn ở Bạch Vân Am ở Hải Dương đang rảo chơi trong vườn trước hòn non bộ, cụ đã không trả lời trực tiếp mà nhìn bâng quơ và chỉ vào đàn kiến đang bò quanh hòn giả sơn nói rằng "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (Hoành Sơn một dãi, muôn đời dung thân) rồi cho người tiển khách. Nguyễn Hoàng nghe vậy đã hiểu được thâm ý của cụ Trạng Trình nên đã nhờ người chị gái của mình là Ngọc Bảo tức vợ Trịnh Kiểm xin với đức vua cho trấn đóng phương nam từ Thuận Hóa trở vào. Nể tình vợ Trịnh Kiểm đã tâu vua cho Nguyễn Hoàng vào trấn đóng phương nam.
Năm 1558 Nguyễn Hoàng vượt đèo Ngang đến Thuận Hóa, tại xã A'i Tử huyện Đảng Xương (tức là Triệu Phong Quảng trị bây giờ) bắt đầu khởi công xây dựng kinh thành cho mình trước là phòng thủ sau là thực hiện ý đồ lâu dài là xưng vương lập quốc, nhưng theo thế sự thăng trầm kinh thành này đã phải dời đi dời lại đến 7 lần mới ổn định đó là Phúc Yên, Kim Long, Phú Xuấn , Bác Vọng sau cùng đến Phú Xuân trở lại
* Năm 1802 Nguyễn A'nh đánh thắng Tây Sơn lấy lại thành Phú Xuân và tự mình xưng vương tại đây mở đầu cho triều đại nhà Nguyễn với tên hiệu Gia Long
* Năm 1805 bắt đầu khởi công xây dựng kinh đô Huế
* Năm 1824 Hoàn thành việc xây cất dưới thời Minh mạng. (Tổng cọng tất cả là 19 năm xây dựng)
Như vậy tính từ thời chúa Nguyễn Hoàng vào phương nam lập nghiệp 1558 đến năm 1805 là sau 247 năm Chúa Nguyễn vào nam lập quốc, kinh thành Huế mới được chính thức khởi công xây dựng và tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Được sửa bởi ht74 ngày Thứ Tư 23/05/2007 7:03 AM; sửa lần 3.

Về Đầu Trang


ht74
Đai Cam



Ngày tham gia: 06 11 2006
Số bài: 115

Gửi: Thứ Tư 23/05/2007 6:21 AM Tiêu đề:

--------------------------------------------------------------------------------

II/- MÔ TẢ KINH THÀNH HUẾ
Tính từ thời vua Gia Long kinh thành Huế tọa lạc trên một lô đất thuộc địa phận của 8 làng đó là làng Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hòa, An Mỹ, Thế Lại và An Bửu và làng Phú Xuân là mất nhiều đất hơn cả. Khởi đầu kinh thành được xây bằng đất trong 4 tháng thì xong, và mãi đến năm 1818 kinh thành bắt đầu xây lại bằng gạch từ hai mặt nam và tây trước và công việc kéo dài từ cuối thời Gia Long đến thời Minh Mạng năm 1824 mới hoàn tất việc xây thành bằng gạch, đặt biệt trong thời gian xây dựng kinh thành đã hai lần bị mưa lớn làm sụp đổ một phần kinh thành đó là năm 1820 và năm 1822.
Kinh thành Huế được xây dựng theo dạng tứ giác lồi các cạnh không bằng nhau (sẽ đi sâu vào chi tiết ở phần sau). Bờ thành cao 6m, dày 20m toàn bằng gạch.
Kinh thành Huế có tất cả là 10 cửa cao khoảng 16m, mỗi cửa có ba tầng đó là :
1)- Cửa chánh Bắc còn gọi là cửa Hậu.
2)- Cửa Tây Bắc gọi là cửa An Hòa.
3)- Cửa chánh Tây.
4)- Cửa Tây Nam gọi là cửa Hữu.
5)- Cửa chánh Nam còn gọi là cửa Nhà Đồ.
6)- Cửa Quảng Đức năm 1953 đã bịï sập do bảo lụt nên thường được gọi là cửa sập.
7)- Cửa Thể Nhơn còn gọi là cửa Ngăn.
- Cửa Đông Nam còn gọi là cửa Thượng Tứ.
9)- Cửa chánh Đông còn gọi là cửa Đông Ba.
10)- Cửa Đông Bắc còn gọi là cửa Kẻ Trài, thông với Trấn Bình Đài còn gọi là cửa Mang Cá.
Tại phía nam kinh thành có một kỳ đài lớn (còn gọi là cột cờ), kỳ đài gồm có 3 tầng (tính từ dưới đất lên tầng thứ nhất cao 5m60, tầng thứ 2 cao 5m80 và tầng thứ ba cao 6m như vậy tổng cọng kỳ đài cao: 17m 40. Cột cờ đầu tiên cao 29m 52, đã nhiều lần bị hư hại do gió bảo, chiến tranh được dựng lại nhiều lần, lần sau cùng năm 1948 đúc bê tông cốt sắt cao 37m.
Bố trí về phong thủy phía trái từ hướng đường Huỳnh Thúc kháng đi xuống Bao Vinh có một cầu hay còn gọi là cống vì rất nhỏ dùng để thoát nước từ bờ hồ thành nội ra sông Đông ba có tên là THANH LONG. Và từ đường Trần Hưng Đạo chạy thẳng qua Phu Văn Lâu về phía bên phải kinh thành có một cầu nhỏ bắt qua một nhánh sông Hương chảy về An Hòa có tên là cầu Bạch Hổ cầu này hướng lên Kim Long và chùa Linh Mụ. Trước mặt hướng nam kinh thành Huế là giòng sông Hương phía xa cách kinh thành khoảng 3Km có núi Ngự Bình độ cao khoảng 100m. Đây là một ngọn núi có đỉnh bằng phẳng nên còn gọi là Bằng sơn, đầu núi lởm chởm, đã được nhà vua cho lệnh đắp đất phía trước tròn trở lại giống như một tiền án bảo vệ đức vua.
Núi Ngự Bình trước tròn sau méo
Sông An Cựu nắng đục mưa trong.
Với sự bố trí như trên cho nên từ vua quan đến các nhà phong thủy, các nhà viết sách về phong thủy, về cố đô Huế đều cho rằng kinh thành Huế như là một biểu tượng hoàn chỉnh về phong thủy như là có Thanh Long Bạch Hổ đầy đủ trước có núi Ngự Bình như là tiền án bảo vệ vua và giòng sông Hương chảy qua kinh thành tạo nên Minh đường thủy tụ rất tốt đẹp. Về mặt lý thuyết phong thủy thì đúng nhưng thực tế có phải vậy không? xin mời các bạn đi vào chi tiết cụ thể như sau.

Về Đầu Trang


ht74
Đai Cam



Ngày tham gia: 06 11 2006
Số bài: 115

Gửi: Thứ Tư 23/05/2007 6:29 AM Tiêu đề:

--------------------------------------------------------------------------------

III/- PHÂN TÍCH PHONG THỦY:
1)- HÌNH DẠNG: Kinh thành Huế có hình dạng là một tứ giác lồi và lệch bốn cạnh không đều nhau. Mặt tiền kinh thành quay về hướng nam có kích thước 2.564m và mặt sau quay về hướng bắc có độ dài 2.446m như vậy là mặt trước lớn hơn mặt sau 117m theo phong thủy đây là dạng đầu to đít teo đưa đến hậu vận không mấy sáng sủa. Chiều dài bên phải tức là Bạch hổ 2.503m trong khi chiều dài bên trái là Thanh long chỉ có 2.435m cách biệt nhau 68m40 đây là dấu hiệu bất tương xưng không thuận lợi cho nam giới sau này. (Trích số liệu từ sách Cố Đô Huế của Thái Vân Kiểm, đã được kiểm duyệt chính thức của Bộ Quốc Gia Giáo dục thời đệ nhất Cọng Hòa)
2)- THANH LONG VÀ BẠCH HỔ
a)- THẾ ĐẤT: Kinh thành Huế nằm về phía tả ngạn sông Hương giang thoai thoải từ hướng tây nam xuôi về hướng đông bắc có nghĩa là thế đất về phía Bạch Hổ cao hơn thế đất phía Thanh Long. Một bằng chứng rõ ràng hằng năm bảo lụt nước sông Hương chảy qua cồn Giả Viên và cầu Bạch Hổ xuống sông Đông Ba cầu Thanh Long thì bờ sông Đông Ba và vùng đất xung quanh cầu Thanh Long, Bao Vinh luôn luôn bị lụt trước và vùng đất cầu Bạch Hổ ít khi bị lụt trừ khi những năm lụt lớn, và những vùng Kim Long và Thiên Mụ phía Bạch Hổ lại càng cao hơn nữa. Như vậy theo lý thuyết phong thủy đây là thế đất cọp nhai không thuận lợi vượng phát cho nam giới (nhất là giòng trưởng).
b)- KÍCH THƯỚC: Xét thực tế cầu Bạch Hổ bắt qua một nhánh của sông Hương chảy ra An Hòa thế nhưng đầu cầu Bạch Hổ cũng là điểm xuất phát của cầu Giả Viên một cây cầu lớn gồm 2 đoạn bắt ngang qua 2 nhánh sông Hương và cồn Giả Viên, dùng để lưu thông đường xe lửa như vậy nhìn từ trên cao xuống ta sẽ thấy Bạch Hổ như là một bàn tay hai nhánh vây bọc kinh thành, trong khi đó Thanh Long chỉ là một nhánh cầu nhỏ nói đúng hơn chỉ là một cống thoát nước từ hào sâu quanh kinh thành ra sông Đông Ba. Điều này cho thấy Bạch Hổ vượng phát hơn Thanh Long
Tóm lại với một kinh thành mà có Bạch Hổ dài hơn, lớn hơn, cao hơn Thanh long như đã trình bày ở trên sẽ đưa đến hai hệ quả như sau:
* Thứ nhất là nam giới ứng với Thanh Long dễ bị suy thoái và Bạch Hổ ứng với nữ giới được thịnh phát. Dưới thời Phong Kiến có quan niệm nữ sinh ngoại tộc, do đó Bạch hổ được ưu thế thì giới ngoại tộc cũng có cơ hội vẩy vùng.
* Thứ hai là giòng thứ ứng vào Bạch Hổ ưu thế dễ lấn quyền giòng trưởng ứng với Thanh Long, và giòng trưởng dễ bị suy vong.
c)- NÚI NGỰ BÌNH CÓ PHẢI LÀ MINH ĐƯỜNG TỐT KHÔNG?
Theo lý thuyết, Minh đường được coi là tốt đẹp khi nó hội đủ những tiêu chuẩn như sau :
Minh Đường phải ngay ngắn, trủng hay bằng và nhất là độ cao không được cao, to lớn hơn căn nhà hay kinh thành, vì nếu cao quá thì trở thành là vật cản án ngử hơn là bảo vệ kinh thành. Đi vào thực tế chiều cao của kinh thành Huế chỉ có 6 m, nếu tính luôn kỳ đài và chiều cao của cột cờ cũng chỉ cao nhất là 37m, trong khi đó núi Ngự Bình cao 100m có nghĩa là gấp hai lần rưởi kinh thành thì không thể nào coi núi Ngự Bình là một tiền án tốt đẹp mà thật sự đó là là một vật cản kinh thành làm cho kinh thành không có hướng phát triển sáng lạng sau này. Ngoài ra nếu cho đây là một tiền án thì với tiền án cao, to có tính cách áp đảo kinh thành như vậy sẽ đưa đến hệ quả người bảo vệ chuyên quyền lấn lướt thậm chí còn đe dọa cả tính mạng nhà vua nữa.
Giòng sông Hương chảy qua kinh thành Huế cách chân núi Ngự Bình đến 3 cây số thế mà vẫn có người gán ghép rằng núi Ngự Bình có Minh đường thủy tụ là sai lạc vì rằng một nơi được gọi là Minh đường thủy tụ thì phải có nước đọng quanh năm và nhất là thảm thực vật quanh Minh đường luôn luôn xanh tốt. Thế nhưng trên thực tế núi Ngự Bình không có nước, quanh năm khô hạn cây cỏ không sống nổi, nước sông Hương không thẩm thấu đến vùng núi Ngự Bình.
Điển hình là từ thời vua Gia Long đã cho lệnh trồng cây trên núi Ngự Bình, nhà vua ra lệnh mỗi vị quan triều đình không phân biệt lớn nhỏ phải trồng một cây trên núi Ngự Bình và phải bảo quản thật tốt, thế nhưng qua những thăng trầm của thời cuộc núi Ngựï Bình đã bị trơ trọi do thổ nhưỡng thiếu nước nên cây trồng khô héo, không sống được.
Vì thế người dân Huế thường gởi gấm tâm tình của mình qua hai câu thơ điển hình như sau:
Khô héo lá gan cây đỉnh Ngự
Đầy vơi giọt lệ nước sông hương
Không rỏ từ bao lâu rồi xung quanh chân núi Ngự Bình mọc lên những bải tha ma một cách tự phát và vô tổ chức, vì thế vùng đất này quanh năm là nơi tụ họp nhiều âm khí hơn là dương khí, bằng vào những thực tế như trên núi Ngự Bình không phải là nơi MINH ĐƯỜNG THỦY TỤ mà chính là MINH ĐƯỜNG CỐT TỤ Ï(là nơi tụ hội xương tàn cốt rụi của người chết).
Ngoài ra còn một điều cần nói ở đây đã phá hỏng toàn bộ phong thủy kinh thành Huế đó là vấn đề ÂM THỊNH DƯƠNG SUY. Thật vậy từ thời Gia Long sau khi lên ngôi thống nhất sơn hà đã lo phần hậu sự cho mình, đã xây dựng lăng tẩm của mình cách kinh thành Huế 18(?) km về phía tây nam không có ảnh hưởng gì đến phong thủy kinh thành, và cả vua Minh Mạng cũng vậy. Thế nhưng đến thời vua Tự Đức lúc còn tại vị đã cho xây lăng mộ của mình chỉ cách kinh thành Huế khoảng 4-5 Km về phía nam thiên tây tạo thành một HÀNG RÀO ÂM KHÍ bao gồm lăng Tự Đức, đàn Nam Giao và núi Ngự Bình vây bọc cả mặt tiền kinh thành Huế, về sau này còn cả thêm lăng vua Dục Đức, Duy Tân nằm ở phía An lăng (vùng An cựu và kể từ ngày khởi công xây dựng ngôi lăng này đất nước thực sự rơi vào những trang sử loạn ly chiến tranh và đen tối nhất của triều Nguyễn. Một biến cố đáng ghi nhớ vào thời gian này là 3000 binh lính và thợ xây lăng đã gây nên một cuộc bạo loạn còn gọi là giặc Chày Vôi do nhóm họ Đoàn cầm đầu nhằm mục đích phế bỏ vua Tự Đức để lập Đinh Đạo là con của Hồng Bào anh của Tự Đức lên làm vua.
Lăng Tự Đức xây dựng trong vòng 4 năm từ 1864 đến 1867 hoàn tất nhưng 17 năm sau (1883) vua Tự Đức mới chết, trong thời gian tại vị này vua Tự Đức đã xử dụng lăng tẩm của mình như là một hoàng cung thứ hai ngoài việc hưởng lạc, ngâm vịnh thi thơ mà còn cả việc giải quyết triều chính tại đây nữa. Đó là một điều tối kỵ trong khoa phong thủy, cho dù lăng này chưa chính thức chôn người nhưng thực tế lăng tẩm này đã chôn không biết bao oan hồn tử sỉ, xương máu của lính và dân trong thời gian xây dựng với chế độ hà khắc nhằm mục đích rút ngắn thời gian xây dựng, vì thế nhân gian đã từng than oán:
Vạn Niên là Vạn Niên nào?
Thành xây xương lính hào đào máu dân.
Tóm lại với một tiền án to, cao lấn áp cả kinh thành, khô cằn lại chứa nhiều xương tàn cốt rụi và triều đình lại làm việc trong lăng mộ với thời gian dài như trên sẽ đưa đến hệ quả về phong thủy là:
1)- Triều đình mất sinh lộ, không lối thoát vì đâm đầu vào núi
2)- Người bảo vệ vua sẽ là người khuynh đảo triều chính, thậm chí giết hại cả vua.
3)- Triều đình luôn luôn bị âm hồn quấy nhiểu cả trong lẫn ngoài, đưa đến tuyệt vọng.

d)- HUYỀN VỦ NẰM ĐÂU?
Kinh thành Huế được nhắc nhở nhiều nhất về Thanh long, Bạch hổ và Minh đường, thế nhưng tại sao không ai nói Huyền vủ của kinh thành Huế là cái gì, theo lý thuyết phong thủy Huyền vũ là phần đất phía sau căn nhà hay kinh thành phải có hình dáng to lớn và cao thì mới tốt, mới là nơi dựa vững chắc sự nghiệp mới trường tồn lâu bền. Đi vào thực tế nhìn vào bản đồ tỉnh Thừa Thiên cho ta thấy phía sau kinh thành Huế là đồng ruộng và sông biển, kiến trúc thấp lè tè, và thế đất phía sau kinh thành Huế lại thấp hơn phía trước vì càng xa càng xuôi về biển Đông thì càng bị trủng bởi đầm lầy đồng chua nước mặn, bị kẹp giữa biển Thuận An và chạy dài lên phía bắc là phá Tam Giang.
Điều này đưa đến hệ quả là hậu vận của triều đình càng ngày sa sút và đi vào bế tắc. Đi vào phần kiểm chứng lịch sử ta sẽ thấy rỏ toàn bộ bối cảnh xã hội lúc đó như sau.

Về Đầu Trang


ht74
Đai Cam



Ngày tham gia: 06 11 2006
Số bài: 115

Gửi: Thứ Tư 23/05/2007 6:30 AM Tiêu đề:

--------------------------------------------------------------------------------

V/- KIỂM CHỨNG LỊCH SỬ:
1)- Về mặt triều đình
Kể từ năm 1805 vua Gia Long cho xây kinh thành Huế đã xảy ra nhiều điều bất ổn, kinh thành xây dựng đang còn dang dở thì vua Gia Long mất (năm 1819). Trước khi chết vua Gia Long đã chỉ định hoàng tử Đảm con giòng thứ lên ngôi vua (tức là vua Minh Mạng) việc làm này gây nhiều mâu thuẩn trong triều đình nhất là ông Lê Văn Duyệt đã đứng ra can gian nên lập hoàng tử Cảnh làm vua bởi lý do hoàng tử Cảnh là con vợ chính lại là trưởng nam, là người có công theo Bá Đa Lộc làm con tin giúp cho vua Gia Long trong thời kỳ còn chiến tranh với Tây Sơn. Bởi lý do này nên vua Minh Mạng đã có ý ngầm trả thù Lê Văn Duyệt và gia đình hoàng tử Cảnh như là cho người tố cáo hoàng tử Cảnh thông dâm với mẹ ruột của mình rồi cho hạ ngục sau đó tìm cách giết chết, kế đến là giết chị dâu (vợ hoàng tử Cảnh) và cháu của mình tức là con của hoàng tử Cảnh là hoàng tử Mỷ Đường, một hình thức xóa bỏ giòng trưởng để vỉnh viển nắm ngôi vua, với tham vọng đó Minh Mạng đã đặt ra đế hệ thi nhằm xác định việc nối dòng ngôi vua như sau:
Miên, Hường, Ưng, Bửu, Vĩnh
Bảo, Quý, Định, Long, Tường
Hiền, Năng, Kham, Kế, Thuật
Thế, Thoại, Quốc, Gia, Xương
Minh Mạng đặt ra bài thơ này mong ước con cháu của mình sẽ trị vị ngôi vua với chủ quyền đầy đủ trong 20 đời khoảng 500 năm, thế nhưng thực tế tính theo chủ quyền đất nước thật sự vua còn quyền lực thực sự chỉ có 2 đời mà thôi đó là chử Miên và chử Hường ngoài ra những vua của những chử kế kiếp nhận lãnh nhiều bất hạnh, nằm vào những trang sử đen tối không mấy vinh quang gì.
Sau khi Minh Mạng chết, Thiệu Trị (tức là Miên Tông) lên ngôi mở đầu đế hệ thi là chử Miên, thời gian làm vua quá ngắn ngủi chỉ có 7 năm chưa làm được việc gì đã bịnh chết, để di chúc lại cho Hường Bảo lên ngôi vua thế nhưng Hường Nhậm và đại thần Trương Đăng Quế đã âm mưu đảo chính ôn hòa, tước đoạt ngôi vua (Lịch sử tái diễn, em cướp đoạt ngôi vua), vì thế Hường Bảo đã thông đồng với thương nhân ngoại quốc tại cửa Thuận An mưu làm đảo chính nhưng bất thành Tự Đức đã ép Hường Bảo chết bằng "Tam Ban Triều Điển" (thuốc độc, kiếm và giải lụa) (Đây là hậu quả của Bạch hổ ưu thế hơn Thanh long).
Vua Tự Đức không có con nối giòng, phải lập con nuôi lên kế nghiệp. Ngay vào lúc Tự Đức chết chưa được tẩm liệm đã xảy ra thảm cảnh "Tứ nguyệt tam vương" (trong 4 tháng giết chết 3 ông vua) kế đến là cảnh
Một nhà sinh được 3 vua,
Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài!
(vua Thiệu Trị có 3 con là Đồng Khánh còn, Kiến Phúc mất và Hàm Nghi thua chạy).
Tổng cọng 9 đời vua kế vị Tự Đức mang những hậu quả như sau :
1)- Vua Dục Đức: (Chử là Ưng Chân) Bị Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường khuynh đảo triều thần, bắt bỏ đói chết trong tù.
2)- Hiệp Hòa ( Chử là Hường Dật) bị bức tử bằng tam ban triều điển, sau cùng bị lính đè cho uống thuốc độc.
3)- Kiến Phúc (Chử Ưng Đăng) bịnh bị đầu độc chết.
4)- Hàm Nghi (Chử là Ưng Lịch) lên ngôi chống Pháp theo Tôn Thất Thuyết ra bưng biền kháng chiến, cuối cùng bị Pháp bắt đày đi Algeri
5)- Đồng Khánh (Chử là Ưng Đường) lên ngôi chỉ 3 năm bị bịnh chết,
6)- Thành Thái (Chử là Bửu Lân) lên ngôi lúc 10 tuổi đóng vai trò bù nhìn của thực dân Pháp, sau đó tỏ ý bất phục bị người Pháp truất phế, Làm vua được 18 năm , 31 năm lưu đày.
7)- Duy Tân (Chử là Vỉnh San) có tinh thần chống Pháp sau cũng bị đầy ra đảo Reunion, sau thời gian không giử được khí tiết của mình lại cam tâm tình nguyện làm một người lính đánh thuê cho Pháp với chức vụ sau cùng là Thiếu tá không quân.
- Khải Định (Chử là Bửu Đảo) được ghi nhận là vị vua bù nhìn nhất cho Pháp bị tuyệt tự không có con nối dòng.
9)- Bảo Đại (Chử là Vỉnh Thụy) cũng chẳng làm được gì cho đất nước, bị thoái vị, lưu vong.
Như vậy kể từ lúc Tự Đức chết 9 đời vua kế vị đều phải lệ thuộc cận thần hay thực dân Pháp nếu không sẽ đưa đến kết quả bị bức tử hay lưu đày (đây là hệ quả của tiền án núi Ngự Bình lớn hơn kinh thành Huế, Tiền án cao, mà lại không có Huyền vủ)
2)- Về Xã Hội:
Trong suốt chiều dài lịch sử của triều đại nhà Nguyễn nhất là vào thời vua Tự Đức, người dân luôn sông sống trong lầm than đói khổ chịu bao nhiêu cảnh loan ly giặc trong giặc ngoài chưa một ngày hưởng đượïc thái bình thực sự,
a)- Loạn trong: gồm giặc Tam Đường phía Bắc, giặc Châu Chấu, giặc tên Phụng, giặc Nông, giặc Khách, đảo chánh tại kinh thành do Hường Bảo anh ruột của Tự Đức, kế đến là giặc chày vôi, giặc mọi Đá Vách, Giặc Văn Thân, giặc cờ vàng, nói tóm lại khắp nơi trong triều đại vua Tự Đức đều nổi lên làm giặc dù lớn hay nhỏ làm cho lương dân rất đói khổ.
b)- Giặc ngoài: Do chánh sách bế quan tỏa cảng và cấm đạo nên Pháp và Y Pha Nho lấy cớ đó để đánh chiếm Việt Nam theo kiểu tằm ăn dâu tuần tự như sau :
- 1859 Pháp kiếm chuyện đánh chiếm Gia Định, rồi chiếm 3 tỉnh miền Tây Biên Hòa, Gia Định, Định Tường tiếp đến 3 tỉnh Vỉnh Long, An Giang, Hà Tiên.

- 1873 chiếm Hà Nội kế đến chiếm NNinh Bình, Nam Định và Hải Dương kế đến lấy Nam Định sau đó lấy cửa Thuận An

Tháng 6-1883 Tự Đức chết thì một tháng sau 23-7-1883 ký Hòa ước Pháp bảo hộ Việt Nam, đất nước hoàn toàn mất chủ quyền
Tóm lại tính từ khi xây dựng là 1805 đến năm vua Tự Đức chết 1883 cũng là năm đất nước bị đô hộ là 78 năm, nếu tính đến năm 1945 Bảo Đại thoái vị là 140 năm, Triều đại nhà Nguyễn có tất cả là 13 đời vua chịu nhiều nạn kiếp do phong thủy kinh thành xấu như sau:

BẢNG LIỆT KÊ NẠN KIẾP CỦA 13 ĐỜI VUA TRIỀU NGUYỄN

V/- TRỞ LẠI BÀI HỌC PHONG THỦY CỦA CỤ TRẠNG TRÌNH:
Đến đây chúng ta có thể so chiếu lại thời gian tồn tại ngắn ngủi của triều đại nhà Nguyền là 143 năm tính từ năm 1802 vua Gia Long đánh thắng Tây Sơn đến năm 1945 vua Bảo Đại thoái vị, với lờì sấm tiên tri của cụ Trạng Trình: "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (Hoành sơn một dảy muôn đời dung thân) phải chăng là có sự mâu thuẩn hay sai lầm trong câu sấm này. Vì thế đã có nhiều tranh cải về câu sấm này chử VẠN ĐẠI không có nghĩa là muôn đời mà là KHẢ DỈ nghĩa là có thể. Diển giải như vậy chẳng những không làm sáng tỏ được vấn đề mà còn làm mất đi giá trị câu sấm của cụ Trạng Trình. Thật thế trước khi mổ xẽ ý nghĩa của câu sấm chúng ta phải biết rỏ rằng cụ Trạng Trình chẳng những là một nhà tiên tri mà còn là một nhà phong thủy nhiều tài năng do vậy ngôn ngử của cụ xử dụng rất chính xác. Có sai lầm chăng là người áp dụng chưa thấu đáo hết ý nghĩa của câu sấm này. Theo tự điển hán Việt chử DUNG THÂN có ý nghĩa là chứa chấp, nương tựa hay chịu đựng, áp dụng vào câu sấm nói trên thì có thể diễn giải ý nghĩa như sau muốn an cư ổn định lâu dài phải nương tựa hay dung thân vào dảy Hoành sơn. Trở lại thực tế, cho ta thấy kinh thành Huế được xây cất ở vào vị thế đối diện hay đối nghịch với núi Ngự Bình và đằng sau đó là một dảy Hoành Trường sơn kéo dài từ Bắc vào Nam. Mặt tiền kinh thành Huế quay vào núi chứ không dựa hay nương tựa vào núi như lời sấm Trạng Trình vì thế đưa đến hậu quả sự tồn tại của triều đình không lâu. Trở ngược lại thời Chúa Nguyễn Hoàng từ khi vào Nam cho đến hết đời Tây Sơn từ 1558 đến 1802 là 247 năm tkinh thành được dời di dời lại 7 lần tính trung bình mỗi lần dời như vậy chỉ tồn tại trên dưới 35 năm theo từng đời vua chúa mà không có đời nào được tồn tại, ổn định lâu dài, là do kinh thành luôn luôn xây mặt vào núi chứ không dựa vào núi. Đã làm sai với lời sấm của cụ Trạng Trình, nghịch lại nguyên tắc phong thủy là lưng dựa vào núi mặt quay ra biển mới thuận vị.
Ngoài ra theo lý thuyết khoa phong thủy xây nhà thì phải dựa lưng vào núi mặt quay ra biển mới là thuận vị.
Đến đây chúng ta có thể tóm tắt lại điểm sai lầm lớn nhất từ thời Chúa Nguyễn Hoàng cho đến thời đại Gia Long là thực hiện sai lầm lời sấm của cụ Trang Trình là xây dựng kinh thành đối nghịch với dảy Hoành Trường sơn thay vì phải dung thân hay nương tựa vào nó, từ đó đã đưa đến hậu quả nghiêm trọng, chế độ bị yểu tử và không còn đất dung thân như đã trình bày trên.

Về Đầu Trang


ht74
Đai Cam



Ngày tham gia: 06 11 2006
Số bài: 115

Gửi: Thứ Tư 23/05/2007 6:56 AM Tiêu đề:

--------------------------------------------------------------------------------

IVI/- BÀI HỌC LỊCH SỬ CÒN TÁI DIỄN:
Khi đặt bút viết lên những giòng chử này người viết không nhằm mục đích khôi phục hay xóa đi một quá khứ, mà chỉ mong muốn nói lên một bài học lịch sử về phong thủy đáng giá, mà chúng ta hảy trả lại cho Huế những giá trị thực tế của nó, không nên ca ngợi Huế như là một biểu tượng hoàn chỉnh về phong thủy có Tả Thanh Long Hữu Bạch Hổ với Minh đường thủy tụ sẽ gây nhiều ngộ nhận cho người tìm đọc đến bộ môn phong thủy sau này. Ngoài mục đích trên người viết cũng cần nhấn mạnh một điều là bài học lịch sử phong thủy này không dừng chân ở quá khứ mà hiện tại đã và đang tái diển, tàn phá toàn bộ đất nước ta, gây ảnh hưởng đến tất cả vận mệnh của chúng ta hôm nay. Sự thật là bài học phong thủy này đã tái diển trên đất Saigon và cả Hà Nội hiện nay. Đó mới là điều đáng để cho chúng ta quan tâm.
1)- DINH ĐỘC LẬP: Trước đây có tên là Dinh Norodom xây năm 1868, xử dụng như là cư dinh của Cao Uûy Toàn Quyền Pháp tại Nam Kỳ, năm 1954 dinh này được trao lại cho Ngô Đình Diệm và được đặt tên là DINH ĐỘC LẬP, đến năm 1962 bị phá sập do một biến cố chính trị, và rồi dinh được xây dựng lại hoàn toàn bởi Kiến Trúc Sư Ngô Viết Thụ, và được khánh thành bởi ông Thiệu vào năm 1966. lúc còn làm Trung Tướng Chủ Tịch Uûy Ban Hành Pháp Trung Ương.
Thưa các bạn Dinh Độc lập tọa lạc trên một tứ giác được vây bọc bởi bốn con đường đó là Nguyễn Thị Minh Khai (tên củ là Hồng Thập Tự) đường Nam Kỳ Khời Nghĩa (tên củ là đường Công Lý, đường Nguyễn Du và đường Huyền Trân Công Chúa và vườn Tao Đàn với cây cối cao xanh um có Huyền vủ tốt, bên phải là Nhà thờ Đức Bà, bên trái là con đường Duy Tân có bồn binh nước thường được gọi là hồ con rùa. Đối diện dinh Độc Lập là sở thú với con đường Thống Nhất (nay đổi tên là Lê Duẩn) đâm thẳng vào dinh, Trước đây ông Thiệu đã có mời thầy phong thủy đến nhờ chỉ dẩn làm sao cho hết nội loạn, dẹp bớt đảo chính cũng như biểu tình, người thầy phong thủy này đã nhận định rằng DINH ĐỘC LẬP là đầu con rồng và đuôi rồng là nằm phía hồ nước con rùa ở đường Duy Tân, vì thế một thời gọïi dinh độc lập là PHỦ ĐẦU RỒNG, ông đề nghị làm tấm bia cao như lưởi kiếm đâm thẳng xuống lưng con rùa nhằm trấn áp nội loạn (sau 1975, con rùa ở đây cũng đã bị phá ) . Do lời đề nghị đó ông Thiệu đã cho làm tượng đài cao như hình lưởi kiếm tại đây.
Tôi không rỏ giữa người sửa phong thủy này với ông Thiệụ có ân oán hay mưu đồ chính trị nào không, mà đã đưa ra giải pháp thâm độc nhằm hại ông Thiệu hơn là giúp đở ông ta.
Thật vậy khi nhận định Dinh Độc lập là đầu rồng và hồ Duy Tân là đuôi rồng là đúng thế nhưng khi đưa ra biện pháp chặt đứt đuôi rồng là hoàn toàn sai, đầy ác ý vì rằng với con rồng hay cả loài bò sát sức mạnh luôn luôn tập trung vào phần đuôi vì thế chặt đứt đuôi rồng chẳng khác gì chặt mất hậu thuẩn hay sức mạnh của ông Thiệu trong suốt cả thời kỳ làm TỔNG THỐNG. Thật ra vấn đề nội loạn không phải là do phần đuôi con rồng mà chính là sinh lộ của dinh Độc Lập luôn luôn bị cô hồn tác quái, đó là nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi (điều này đã được hóa giải sau 1975, nay nghỉa trang Mạc đỉnh Chi đã trở thành công viên Lê Văn Tám)nằm trước mặt và trên sinh lộ của Dinh Độc Lập, vì thế nếu là một người thầy chân chính phải tìm biện pháp hóa giải hay trấn áp nghĩa trang này chứ không phải là chặt đuôi con rồng. Còn nếu nói là đuôi con rồng cứ vùng vẫy không trị được đó là do vấn đề THƯỢNG BẤT CHÍNH HẠ TẮC LOẠN cầm đầu là Tổng Thống tham nhũng buôn lậu thì làm sao trị được đàn em làm bậy. (An chia không đồng đều)
Các bạn thử nghỉ xem một con rồng mà bị gọt đầu vì dinh Độc Lập với mái bằng cho trực thăng đậu, rồi chặt đuôi, sinh lộ bị cô hồn quậy phá ngăn chận thì chẳng còn cách nào khác hơn đi tìm đường sinh trong đường tử đó là hướng ra cửa biển phía sau dinh độc lập đó là Cần Giờ và biển Đông.
Đối chiếu lại lịch sử các bạn còn nhớ trước đây vào ngày 21-4-1975 ông Thiệu đọc bài diển văn từ chức, viện trợ Mỹ hằng năm trong cuộc chiến cao nhất là 25 tỷ một năm và đến năm 1973 là 2 tỷ Đô la mà không đánh thắng được . 1975, hạ viện Hoa Kỳ còn biểu quyết ngân sách viện trợ chỉ 300 triệu đô la lại kèm theo một điều kiện là không được dùng viện trợ để trả lương cho lính. Chẳng khác gì là chặt đuôi rồng lại còn gọt đầu nữa, sinh lộ thì thả nổi cho âm binh cô hồn quấy phá đưa đến sự sụp đổ toàn miền nam.
2)- THỦ ĐÔ HÀ NỘI: Bài học phong thủy này cũng hiện đang tái diển trên miền Bắc nước ta qua các sự kiện sau đây:
a)- BẮC BỘ PHỦ nay gọi là NHÀ KHÁCH CHÍNH PHỦ là nơi mở cửa ngỏ giao tiếp với bên ngoài như là tiếp đón khách ngoại quốc, công hàm ngoại giao cũng là nơi công bố chánh sách của nhà nước. Phía trước Bắc Bộ Phủ có một vườn hoa xinh xắn có tên gọi là vườn hoa Diên Hồng, thế nhưng người Hà Nội gọi thân mật là vườn hoa CON CÓC vì nơi đây có một hồ nước với bốn con cóc ở bốn góc há miệng ngẩng lên trời phun nước.
Thưa các bạn theo khoa phong thủy CON CÓC có ý nghĩa mong ước có tiền vạn điều như ý , trong các tiệm buôn người Hoa thường trưng bày con cóc ngậm đồng tiền, đây là CON CÓC AN PHẬN mong ước thành công trong sự nghiệp của mình.
b)- HỘI TRƯỜNG BA ĐÌNH và Lăng Chủ Tịch HỒ Chí MINH:
Hội trường Ba Đình được xử dụng để làm nơi hội nghị Trung Ương Đảng cũng như Đại Hội Đảng Toàn Quốc, là nơi tập trung trí tuệ của toàn đảng, nằm trong một khu tứ giác bao gồm Phố Hùng Vương, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Diệu và Điện Biên Phủ là một quần thể gồm các cơ quan đầu não của đảng Cọng Sản Việt Nam, Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Dỉ nhiên là một cơ quan nhà nước nằm cạnh một nhà mồ thì ít nhiều cũng có ảnh hưởng xấu về mặt phong thủy, Đảng Cọng Sản có một tập tục bất thành văn là trước khi làm một quyết định quan trọng như là nghị quyết, chính sách nhà nước, hay các cuộc lễ lớn, tất cả các đại biểu tham dự đều có tiêu chuẩn vào viếng lăng HỒ Chủ Tịch nhằm tỏ lòng tôn kính nhờ có Bác mà ta có địa vị ngày hôm nay, về mặt phong thủy đó là nghĩa cử chia phần ÂM KHÍ của một người đã chết.

Đây là một tập tục sai lầm nghiệm trọng về mặt phong thủy vì đã dẫm bước trở lại bài học lịch sử mà vua Tự Đức đã phạm phải, khi đem việc triều chính vào trong ngôi mộ của mình để giải quyết.

Trong nhân gian chúng ta có tập tục là người đang làm ăn may mắn mà phải đi thăm viếng một đám tang thì đó là điều không may mắn, vì thế trước khi về nhà phải tắm gội, hay bước qua lò lửa để xả xui. Thế mà các đại biểu Đảng trước khi tham dự quyết định quan trọng thì phải chia phần âm khí .

Ở đây có một điều đáng nói về lăng Hồ Chủ Tịch , trước khi Hồ Chủ Tịch chết có để di chúc với nguyện vọng được thiêu hủy rồi đem tro rải khắp ba miền Nam Trung Bắc, thế nhưng Đảng Cọng Sản VN đã cho ướp xác, đóng hòm kính dựng nhà mồ để suy tôn lảnh tụ của mình. Việc làm này trái với ước nguyện của người chết .


Tóm lại để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin nhấn mạnh các điểm sau đây, thời nhà Nguyễn đã làm sai lời sấm của cụ Trạng Trình xây kinh thành không dựa vào Hoành Trường sơn đã không còn đất dung Thân, Vua Tự Đức đã có sai lầm lớn là đưa triều đình của mình vào trong một nhà mồ đưa đến hậu quả nước mất nhân dân lầm than chiến tranh đói khổ. Ngày nay Hà Nội lại tái diển lại bài học lịch sử phong thủy của Vua Tự Đức cho xây lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh trong một quần thể cơ quan đầu nảo của chính phủ và Đảng Cọng Sản Việt Nam cũng như tạo dựng tập quán chia phần ÂM KHÍ tại lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một sai lầm nghiêm trọng

ĐÂY CHÍNH LÀ VIỆC CẦN PHẢI CHẤN CHỈNH KỊP THỜI!


Tướng Số THIÊN ĐỨC
Tướng Số Thiên Đức Đốc Nguyễn - Chuyên giải đoán tổng hợp Tử Vi, Địa Lý Phong Thủy, Tướng Diện, Chỉ Tay, Bói Bài, Chữ Ký. Địa chỉ: 13632 Talf Ave., Garden Grove CA 92843 (Góc đường Euclid & Westminster) - Tel (714) 638-1866 - Pager (714) 438-9789. Điện thoại lấy hẹn