Trích dẫn Nguyên văn bởi delightdhamma Xem Bài Gởi
Bạn Asmita thân mến.

Việc trao đổi trên Net là tùy duyên. Thuận tiện thì viết bài, không thuận tiện thì không viết, như mây trôi nước chảy vậy, chẳng cố định mà cũng chẳng không cố định. Có duyên viết thì nickname, màn hình, ký tự, tâm trí hiện ra. Không có duyên viết thì các duyên khác hiện ra. Cảm ơn bạn đã tạo ra duyên viết bài trả lời. Rồi cũng theo duyên, cái này có mặt thì cái kia có mặt và ngược lại. Thấy bài của bạn, thuận duyên tôi cũng viết trả lời bạn ngay.

Câu nói "Chánh pháp còn phải bỏ huốn chi là phi pháp" là câu nói thuộc nằm lòng của người học thiền Nguyên Thủy và hành Tứ Niệm Xứ. Đây là bài kinh nổi tiếng của PG Nguyên Thủy: Kinh Ví Dụ Con Rắn (Trung Bộ Kinh). Nhưng rất tiếc bạn đã vội vàng cho rằng nó không có trong kinh Nguyên Thủy. Trích dẫn: "Chư Tỷ-kheo, các Ông cần hiểu ví dụ cái bè. Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp."
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung22.htm

Cuối cùng, để khép lại phần trao đổi với bạn ở topic này xin trích một phần bài kinh này để bạn tham khảo, nghiên cứu thêm:

"Chư Tỷ-kheo, ở đây có một số người ngu si học pháp, như Kinh, Ứng tụng, Giải thuyết, Kệ tụng, Cảm hứng ngữ, Như thị ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu pháp, Phương quảng. Sau khi học các pháp này, họ không quán sát ý nghĩa những pháp ấy với trí tuệ. Những pháp ấy, vì ý nghĩa không được trí tuệ quán sát, nên không trở thành rõ ràng. Họ học các pháp chỉ vì lợi ích, muốn chỉ trích người khác, chỉ vì lợi ích, muốn khoái khẩu biện luận, và họ không đạt được mục tiêu mà sự học pháp hướng đến. Những pháp ấy vì nắm giữ sai lạc nên đưa họ đến bất hạnh, đau khổ lâu dài. Vì sao vậy? Này các Tỷ-kheo, vì nắm giữ sai lạc các pháp.

Chư Tỷ-kheo, ví như một người ưa muốn rắn nước, tìm cầu rắn nước, đi khắp chỗ để tìm rắn nước. Người đó thấy một con rắn nước lớn, và người đó bắt con rắn ấy ở lưng hay ở đuôi. Con rắn ấy có thể quay lại cắn người đó nơi tay, nơi cánh tay hay ở một phần nào khác của cơ thể, và người đó có thể do nhân này mà bị chết hay bị đau khổ gần như chết. Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, vì nắm bắt con rắn một cách sai lạc. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, ở đây, một số người ngu si học pháp... Chư Tỷ-kheo, vì sự chấp thủ các pháp sai lạc.

.....Cũng vậy, này chư Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy. Chư Tỷ-kheo, các Ông cần hiểu ví dụ cái bè. Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp."

Thân chào và chúc bạn luôn an lạc.

DL.
Bạn thân mến
Phải cảm ơn bạn rất nhiều vì đã mở mang cho mình vốn kiến thức và tu tập rất nhiều

Bạn thân mến như đã trình bày "theo như tôi biết" thì tất cũng có điều mình chưa biết. Và như vậy bạn thân mếm, mình khằng định điều mình về khong phải phật thuyết là nói sai, xin được sám hối trước bạn và moị người trên diễn đàn.

Một bằng chứng từ mình bạn thân mếm, người chưa giải thoát tất điều nói ra ít nhiều sẽ có xen lẫn tà pháp, nên rất cần người biết nghe và suy nghĩ hay còn gọi là người có trí tuệ như bạn.

Cuộc trò chuyện vô cùng lợi ích và rất thú vui bạn thân mếm. Rất hân hạnh được thảo luận về chánh pháp với bạn.

Xin được cảm ơn và có dịp được học hỏi phật pháp từ bạn

Chúc bạn luôn tinh tấn và an lạc thân