Lâu nay luyện võ mồm nhiều quá, nay em mạng phép cóp 1 bài từ trang karate.vn để mọi người xem đỡ chán. http://karate.vn/default.aspx?g=posts&t=2144
Ở đây có lẽ nhiều anh em đã đọc loạt bài viết của anh Cua Đồng về cách tập cước pháp. Anh Cua Đồng đã cất công bỏ thời gian để chia sẻ về kinh nghiệm rất hay của mình. Do vậy sẽ thật là phí nếu không mở hẳn một Topic về chủ để này để chia sẻ cho anh chị em và các bạn tham khảo.

Trích dẫn:
Gửi bởi tomahok
Nhân vụ tập đá của lão Ngố. Các cụ thử bàn về cước pháp tí cho xôm. Đại để: thế nào là một cú đá chuẩn.


Dĩ nhiên sẽ có nhiều người nói đó là cú đá có kỹ thuật, sức mạnh, tốc độ, điểm chạm…vân vân. Tuy nhiên khi luyện tập thì đôi khi tất cả những cái đó lạị không đi cùng với nhau. Nếu chú trọng tốc độ thì mất đi lực, chú trọng lực thì mất tốc độ, chú trọng điểm chạm thì mất con cụ nó cả tốc độ lẫn lực. Vấn đề ở đây là gì? Xin lưu ý các cụ là em bàn về thực tế mà chúng ta nhiều người mắc phải chứ em không bàn về các siêu sao điện ảnh nhé.
Như cụ Thanh Bình nhận xét em cho là chí lý: đá thế ***** nào thì đá miễn là đối thủ lĩnh xong cú ấy là lăn quay. Đây là cụ đang bàn về tính hiệu quả và đó là tổng quát nhất cho cả thi đấu và thực tế. Tuy nhiên điều ấy chỉ là cái đích mà ai luyện võ cũng mơ tưởng và cố đạt tới nó…Nhưng bằng cách nào mới là vấn đề quan trọng.
Dân teakwoondo như cụ cửu chuyên sâu về chân. Cú đá của tea chú trọng tốc độ do vậy phải rất lỏng và sức bật đầu gối rất tốt. Sẽ có vấn đề xảy ra khi dân tea đánh nhau ngoài đường đó là: Bố ***** đá mày bố xách kiếm bố chem..
http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/.../45136323/218/
Cụ vạn nổi tiếng với tuyệt kỹ tam bộ thất cước sao ko dùng?????

Ngay chính cụ cửu nhà ta trong trận đánh tại cây xăng Thanh hóa đã không dung chân mặc dù cụ đá như phim??tại sao thế.

Vâng,sẽ có cụ có thể nói như cụ ngố rằng: Lĩnh cú ấy thì bay cả hàm, em xin thưa ngay là đánh nhau thật em thách cụ cửu dám dung cú ấy. Dùng với người ko biết võ cũng khó trúng vì phản xạ đỡ gạt bẩm sinh cũng là đủ để cụ cửu nhà ta ngã lăn quay. Nếu đối phương to khỏe thì đá trúng còn nguy hơn đá trượt vì sau khi lĩnh đòn nó điên lên thì nó ghè cụ cửu nát mẹ như tương ngay ….cấm cãi.
Sẽ có cụ nói rằng tốc độ càng cao thì lực càng cao. Vâng điều đó đúng trong vật lý nhưng trong võ thì có lúc điều đó không đúng. Vì sao nó không đúng thì các cụ cứ đá thử là cảm nhận được. Nhiều cú đá vào lampo nổ to như bom nhưng đá vào bao cát nặng 50 cân thì thấy yếu xìu he he. Vấn đề ở đây là phản lực. Do chú trọng đến tốc độ để gây nổ lăm nên vo tình quên mẹ yếu tố chống phản lực để tạo độ truyền lực vào đích đá. Khi thượng đài nhiều tay đá lăm pơ toanh toách như máy đã mất mẹ hết niềm tin vào chính kỹ thuật của mình như lài lài:

http://www.youtube.com/watch?feature...&v=VL5Cy33RWLo

Lực của cú đá là quan trọng nhất. Lực đó đến từ đâu. Xin thưa nó đến đầu tiên là từ những khối cơ trong bộ giò của các cụ và những khối cơ ấy là quan trọng nhất. Kỹ thuật xét sau nhé. Một tay điền kinh như lão Thủy Trọng không tập cước nhưng lão ấy sút vớ vẩn cũng mạnh ngang tay Khương Minh nếu không muốn nói là mạnh hơn. Còn cụ nào muốn xơi thử cú đá của tay cầu thủ như công vinh hay các lốt thì xin chúa phù hộ các cụ….
Tập thế nào để cú đá mạnh……..he he tập chạy là quan trọng nhất.

Sẽ có nhiều phương pháp tập để nâng cao thể chất của chân. Những phương pháp đó tùy theo điều kiện của người tập và võ phái mà người đó theo học. Nhưng chạy bộ, nhảy dây, ép dẻo là những phương pháp mà hầu như môn phái nào cũng phải chú trọng vì tính đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả cao của nó. Nếu các cụ xem nhiều phim chưởng sẽ thấy nhiều dụng cụ cổ quái để tập. Tính hiệu dụng của những dụng cụ này được phóng đại quá cỡ..he he chưởng mà.
Nếu quê em miền biển thì đây là phương pháp hay.
http://www.youtube.com/watch?feature...&v=-WCyU5rkFz8



Nếu em ở thành phố thì he he đây là cách mà em chọn

http://www.youtube.com/watch?feature...&v=kbXE_R2eL8k


Sau khi có một nền tảng thể lực vững vàng thì em xin bàn đến kỹ thuật đá. Ở clip mà cụ Ngố đưa ra có 2 vị đá bôm bốp vào chân nhau. Ngoài luyện tập kỹ thuật lowkick, Ông ăn đòn thì tập chịu đòn, ông tung đá thì tập phát lực, nghe lực. đó là lợi ích của phương pháp trên. Về kỹ thuật đá em xin bàn đến, đá vào đâu, đá kiểu gì và lúc nào thì đá.
Đá vào đâu?:
Sư phụ em thường nói: Lũ con gián chúng mày sao cứ thích đá vào mặt nhau. Xét về khía cạnh nào đó thì tung chân đá vào mặt cũng vô nghĩa như quì xuống đấm vào bàn chân địch thủ vậy. Đòn cao nên dung tay đòn thấp nên dung chân vì chân ở dưới tay, đạo lý nó đơn giản thế thôi. Khốn nỗi lũ chúng em thời đó xem phim anh lý nhiều nên he he chỉ thích đá cao.’ DM anh Lý phát cho thơm mồm” Đến khi ra đời nện nhau mới thấy sư phụ nói đúng. Một cú đá từ rốn trở xuống rất khó đỡ và hiệu quả cao gấp nhiều lần một cú đá vào mặt. Một cú low kick vào kheo có thể loại địch thủ ra khỏi vòng chiến trong một tick tắc. và dĩ nhiên luyện những cú đá thấp dễ dàng hơn nhiều so với các thể loại bay lượn. Khốn nỗi, chúng ta nhiều người cứ thích tìm kiếm sự phức tạp hơn là hiệu dụng. Cơ thể con người có nhiều điểm yếu mà khi ăn đòn vô đó là nguy hiểm. do vậy cơ chế phản xạ tự nhiên sẽ có những biện pháp tự nhiên để tự bảo vệ điểm yếu ấy. Ai chả biết đá phát vào bulu là đối phương lăn quay, he he thực tế cho thấy đá vào bulu không dễ như nhiều cụ tưởng. Cụ kempo có lần thề sống thề chết với em rằng: DCM tao đá 3 phát vào hạ bộ nó chát, chát chát…cứ tưởng nó gục ngay…dcm nó không sao mới lạ chứ???!!!!! Thưa cụ kem, ba phát ấy nó thụt mẹ mông lại, khép cái đùi là cú đá của cụ thành vô nghĩa, cụ có đá trúng bulu đâu mà đòi nó gục.
Vấn đề là những điểm mà đối thủ không phòng bị bởi phản xạ tự nhiên sẽ dễ tấn công trúng hơn. Đùi là ví dụ. Nếu cụ chưa xơi một cú đá phạt vào đùi cụ sẽ không biết nó đau đến mức nào…em xin thưa là lăn quay ngay như những cầu thủ bị phạm lỗi và nếu nặng thì mời cụ lên thầy lang Đức đại tá bó thuốc nếu không muốn tập tễnh cả tháng nhé.

http://www.youtube.com/watch?v=41V4I1kJbPA

Ồ, em không phản đối những cú đá cao, những cú đó có thể hiệu quả trong nhiều trường hợp và nó gắn chặt với yếu tố mà em sẽ bàn trong bài sau là Đá lúc nào.



Đá lúc nào là câu hỏi tương đối dễ trả lời: đó là đá vào lúc địch thủ không nghĩ là ta sẽ đá.
Nhiều tay tập thái cực đạo thường than phiền với em về ngón chân sưng tướng của mình. Kịch bản là họ tung ra cú đá thẳng hay vòng, địch thủ lùi lại tránh và điểm tiếp xúc đòn là ngón chân quệt vào địch thủ, he he, ngón chân sưng tướng ngay. Vấn đề ở đây là địch thủ đã biết là ta đá nên lùi tránh được do vậy đòn đá của ta không đạt hiệu quả mong muốn. Tại sao địch thủ biết ta đá???vì ta lộ đòn! Tại sao ta lộ đòn thì có một số yếu tố mà em xin liệt kê theo thứ tự sau:
Khoảng cách: đây là yếu tố lộ đòn hàng đầu. Khoảng cách lớn khi mà tay không với tới thì trong đầu địch thủ luôn đề phòng cú đá của ta. Do vậy những cú đá hiệu quả nhất là những cú đá phát ra khi khoảng cách hai bên là tầm đấm. Những huấn luyện viên giầu kinh nghiệm đúc kết rằng: nếu muốn chiến thắng những người cũng luyện võ thì :Xa đấm, gần đá. Nghe hơi nghịch nhĩ nhưng đó là chân lý nếu muốn tạo bất ngờ. Thế nào cũng có cụ phản bác: xa thì đấm thế điếu???gần thì đá thế điếu???chỉ chém gió. Vâng nhà em xin trả lời bằng clip này

http://www.youtube.com/watch?feature...&v=btlYcC1l3lE
Phát động đá kiểu thông báo tao sắp đá đây: Khi tung chân phát cước thì khâu chuẩn bị cho cú đá ấy quá rõ ràng và địch thủ dễ phán đoán. Cái này thì ai cũng biết nếu oánh nhau nhiều. Do vậy người ta thường che đi đòn đá của mình bằng cách đánh lạc hướng đối thủ bằng đòn tay trước khi tung chân đá. Ở nhiều tình huống thì sau khi đối thủ tối mắt với sery đấm thì một cú đá sẽ là sự kết thúc hoàn hảo. Cụ nào cho rằng lướt bụp phát vào đá như anh Lý làm đối thủ đo ván ngay thì he he, eatshit nhế. Đòn đá sau đây là điển hình của lộ đòn khi phát cước:

http://www.youtube.com/watch?feature...&v=8JHAQ0SUt6A
Tóm lại ta sẽ phát cước khi địch thủ nghĩ ta không thể phát cước thì cú đá sẽ hiệu quả gấp bội.
Đòn đá nói chung không dùng để phát động một cuộc tấn công mà sẽ dùng để phản công và đây chính là tuyệt kỹ của dân thái cực đạo trong thi đấu thể thao khi mà võ sĩ căn đúng thời điểm phát đòn.

http://www.youtube.com/watch?feature...&v=cqT9KmInRaI

Em đã bàn đến hai yếu tố là đá vào đâu và đá lúc nào, Giờ em xin bàn tiếp đến yếu tố cuối là đá kiểu gì. Ai cũng biết là các võ phái khác nhau sở hữu những kỹ thuật đá khác nhau mà liệt kê ra đây chắc dài dằng dặc. Trong đại hội võ cổ truyền thế kỷ trước tổ chức tại HN,lũ VDV chúng em có hân hạnh tiếp xúc với đại lão võ sư Đoàn tâm Ảnh, ngài có tâm sự với bọn em rằng: Cuối đời võ công của ta đọng lại cũng chỉ có tam quyền tứ cước. Tam quyền là ba quả đấm thẳng móc vòng, tứ cước là bốn cú :đá thẳng, đá vòng và đá tảo địa thuận nghịch.
Điều đó nói lên rằng những cú đá đơn giản nhất là những cú đá nguy hiểm nhất. Trong những trận giác đấu mà người thắng cuộc là người đứng vững thì những kỹ thuật đá mà những võ sĩ này sử dụng phần lớn là những cú đá mà khi đá họ ở phía đối mặt với địch thủ. Hiếm có võ sĩ nào sử dụng những kỹ thuật đá mà khi đá họ quay lung lại đối thủ. Trong những trận chiến đường phố cũng vậy, với tốc độ lao vào phang trong lúc điên tiết thì quay lưng lại để thực hiện cú man đê hay cú ushiro quả là mạo hiểm. Sự khổ luyện những kỹ thuật đơn giản như low kick, round kick, hose kick luôn mang lại những kết quả tốt hơn nhiều so với những kỹ thuật đá phức tạp vốn dĩ chứa nhiều rủi ro cho người sử dụng. Theo em thì kỹ thuật nào đơn giản nhất là kỹ thuật hiệu dụng nhất.

TÁC GIẢ: Cua Đồng (Tomahok)
Nguồn: Hoa Gạo Võ Quán - http://hoagao.net/showthread.php?t=24&page=25