Chào các mem :1:

VanThu xin giới thiệu 1 cách khá sơ lược về Mật tông (Kim cang phái) mà vanthu sưu tập được để các bạn "chân ướt chưa ráo" có thể tìm hiểu từ từ :25:

Phật giáo hình thành: ----> có 02 phái chính: Tiểu thừa và Đại thừa (cùng là của Đức Phật Thích Ca), nhưng tư tưởng và cách tu tập có khác nhau.

1. Tiểu thừa:nghĩa là "cỗ xe nhỏ". Tập trung tuyệt đối vào con đường đi đến giải thoát cho bản thân (giải thoát khỏi luân hồi). Muốn đạt được mục đích này, hành giả phải dựa vào sức mình, xa lánh thế gian. Vì vậy Tiểu thừa quan niệm phải sống viễn li, sống cuộc đời của một kẻ tu hành. Đối với Tiểu thừa, cuộc sống tại gia không thể nào đưa đến sự giải thoát. Hình ảnh tiêu biểu của Tiểu thừa là A-la-hán (Arhat), là người dựa vào tự lực để giải thoát.

2. Đại thừa: nghĩa là "cỗ xe lớn". Đi ngược lại với tư tưởng của Tiểu Thừa, Đại thừa mong muốn được giải thoát để cứu độ tất cả chúng sinh (Sarvasattva). Hình tượng tiêu biểu của Đại thừa là Bồ Tát (Bodhisattva) với đặc tính vượt trội là lòng bi. Đại thừa không quá nhấn mạnh đến đời sống xuất gia, cho rằng cư sĩ tại gia cũng có thể đạt Niết-bàn với sự tế độ của chư Phật và chư Bồ Tát. Hình tượng cư sĩ Duy-ma-cật trong Duy-ma-cật sở thuyết kinh là ví dụ tiêu biểu nhất cho trường hợp này.
Theo quan điểm Đại thừa, Niết-bàn không phải chỉ là giải thoát khỏi Luân hồi—mà hơn thế nữa, hành giả giác ngộ về Chân tâm và an trụ trong đó. Mỗi chúng sinh đều mang Phật tính và nhận ra điều đó là điều tuyệt đối quan trọng.

Đại thừa lại được chia ra nhiều bộ phái khác nhau, xuất phát từ Ấn Độ và truyền qua Tây Tạng, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Tại Ấn Độ, Đại thừa đã chia ra Trung Quán tông, Duy thức tông. Song song với Tantra (Mật tông) của Ấn Độ giáo, đạo Phật cũng sản sinh ra một trường phái là Kim Cang thừa rất thịnh hành tại Tây Tạng. Đại thừa tại Trung Quốc và Nhật Bản, có thể kể đến Thiền tông, Hoa Nghiêm tông, Thiên Thai tông, Tịnh Độ tông.

vanthu