kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MẬT TÔNG (KimCang)

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MẬT TÔNG (KimCang)

    Chào các mem :1:

    VanThu xin giới thiệu 1 cách khá sơ lược về Mật tông (Kim cang phái) mà vanthu sưu tập được để các bạn "chân ướt chưa ráo" có thể tìm hiểu từ từ :25:

    Phật giáo hình thành: ----> có 02 phái chính: Tiểu thừa và Đại thừa (cùng là của Đức Phật Thích Ca), nhưng tư tưởng và cách tu tập có khác nhau.

    1. Tiểu thừa:nghĩa là "cỗ xe nhỏ". Tập trung tuyệt đối vào con đường đi đến giải thoát cho bản thân (giải thoát khỏi luân hồi). Muốn đạt được mục đích này, hành giả phải dựa vào sức mình, xa lánh thế gian. Vì vậy Tiểu thừa quan niệm phải sống viễn li, sống cuộc đời của một kẻ tu hành. Đối với Tiểu thừa, cuộc sống tại gia không thể nào đưa đến sự giải thoát. Hình ảnh tiêu biểu của Tiểu thừa là A-la-hán (Arhat), là người dựa vào tự lực để giải thoát.

    2. Đại thừa: nghĩa là "cỗ xe lớn". Đi ngược lại với tư tưởng của Tiểu Thừa, Đại thừa mong muốn được giải thoát để cứu độ tất cả chúng sinh (Sarvasattva). Hình tượng tiêu biểu của Đại thừa là Bồ Tát (Bodhisattva) với đặc tính vượt trội là lòng bi. Đại thừa không quá nhấn mạnh đến đời sống xuất gia, cho rằng cư sĩ tại gia cũng có thể đạt Niết-bàn với sự tế độ của chư Phật và chư Bồ Tát. Hình tượng cư sĩ Duy-ma-cật trong Duy-ma-cật sở thuyết kinh là ví dụ tiêu biểu nhất cho trường hợp này.
    Theo quan điểm Đại thừa, Niết-bàn không phải chỉ là giải thoát khỏi Luân hồi—mà hơn thế nữa, hành giả giác ngộ về Chân tâm và an trụ trong đó. Mỗi chúng sinh đều mang Phật tính và nhận ra điều đó là điều tuyệt đối quan trọng.

    Đại thừa lại được chia ra nhiều bộ phái khác nhau, xuất phát từ Ấn Độ và truyền qua Tây Tạng, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Tại Ấn Độ, Đại thừa đã chia ra Trung Quán tông, Duy thức tông. Song song với Tantra (Mật tông) của Ấn Độ giáo, đạo Phật cũng sản sinh ra một trường phái là Kim Cang thừa rất thịnh hành tại Tây Tạng. Đại thừa tại Trung Quốc và Nhật Bản, có thể kể đến Thiền tông, Hoa Nghiêm tông, Thiên Thai tông, Tịnh Độ tông.

    vanthu
    Gia Đình Vô Hình

  2. #2

    Mặc định

    KIM CANG THỪA (Mật Tông)

    Kim cang thừa (vajrayāna) là tên gọi một trường phái Phật giáo xuất hiện trong khoảng thế kỉ thứ 5, 6 tại Ấn Độ. Kim cang thừa bắt nguồn từ Đại thừa (mahāyāna) và được truyền qua Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản.

    Xuất phát từ Phật giáo Đại thừa, nhưng trường phái này lấy thêm những phương pháp tu học huyền bí, có tính chất mật truyền. Các phái này được hướng dẫn bằng một vị Đạo sư, trong kinh sách có trình bày nhiều phép tu luyện được gọi là Đát-đặc-la (Tantra). Kim cang thừa hay sử dụng Chân ngôn (Mantra) và có ảnh hưởng mạnh nhất tại Tây Tạng. Vì hay sử dụng Chân ngôn, Phật giáo Tây Tạng cũng gọi Kim cang thừa là Chân ngôn thừa (mantrayāna).

    Giáo pháp của Kim cương thừa mang tính chất Mật giáo, bao gồm các yếu tố của phép Du-già (yoga) và các tôn giáo thiên nhiên của Ấn Độ trộn lẫn với tư tưởng Phật giáo.

    Trong thời gian đầu, giáo pháp này chỉ được khẩu truyền, và đến giữa thế kỉ thứ 6 và thế kỉ thứ 10 mới được hệ thống hoá và kết tập hoàn chỉnh. Các tác phẩm quan trọng nhất của Kim cang thừa là Bí mật tập hội (guhyasamājatantra) và Thời luân đát-đặc-la (kālacakratantra) cũng sinh ra trong thời gian này. Các kinh sách quan trọng nhất của Kim cang thừa được gồm trong các Đát-đặc-la cũng như các bài Chứng đạo ca của các Thành tựu giả (gọi là Tất-đạt), là các bài diễn tả kinh nghiệm của phép tu Đại thủ ấn (mahāmudrā).

    Lúc Kim cương thừa truyền qua Tây Tạng thì cũng là lúc giáo pháp này đã có một chỗ đứng vững chắc trong Phật giáo nói chung. Muốn lĩnh hội Kim cương thừa, hành giả phải có một kiến giải sâu xa về giáo pháp của các bộ kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

    Trong Kim cương thừa, có một yếu tố quan trọng khác là vai trò của một vị Đạo sư, vị này Quán đỉnh và truyền lực, hướng dẫn đệ tử thiền quán, chú tâm vào một Thành tựu pháp nhất định. Trong các phép này, sử dụng Chân ngôn, quán Mạn-đồ-la và và bắt Ấn (Phật giáo) là những phương tiện quan trọng.

    Trong Kim cang thừa, Kim cang chử (vajra), tức là chuỳ kim cang , biểu hiện sự Giác ngộ, ngộ được sự nhất thể của vũ trụ, vượt trên mọi nhị nguyên thông thường.

    vanthu
    Gia Đình Vô Hình

  3. #3

    Mặc định



    Màu Cam là khu vực phân bố của Phật Giáo Nguyên Thủy ( Tiểu Thừa), Vàng là PG Đại Thừa , Hồng là PG Kim Cang Thừa ( Mật Thừa ) , những khu vực thuộc PG có kèm hình cái bánh xe ( Dhamar Chakra )


    Đỏ là Ấn Độ Giáo , Xanh lá Cây là Hồi Giáo

    Lokeshvara
    Gia Đình Vô Hình

  4. #4
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của DUNG2001
    Gia nhập
    Jan 2008
    Bài gởi
    653

    Wink Tiếp theo lởi của huynh vampire2001vn

    Kính huynh, đệ thấy huynh còn thiếu mấy điều đó là 10 tông phái Đại Thừa bên Trung Quốc:
    Thiền tông, (lấy chữ GIÁC để nhập môn)
    Tịnh Độ Tông, Mật Tông (lấy chữ TỊNH)
    Tam Luận Tông, Hoa Nghiêm tông, Thiên Thai Tông(lấy chữ CHÁNH) tức lả chánh kiến, chánh tri.
    Còn nói về Ấn Độ giáo mà huynh nói đó là ngạch TỔNG TRÌ ĐÀ LA NI(tức lả ngạch của Phật Giáo cổ) bên Trung Quốc gọi lả MẬT TÔNG. Ngạch này ra đởi xa xưa lắm rồi trước khi đức Phật Thích Ca giáng thế, vả trước khi có sự hiện hữu của loài người trên quả địa cầu thì đã có sự xuất hiện của Thần chú lúc đó thì tất cả các loài (sư tử, cọp, cá, chim, đá, voi, rùa) đều nương theo Mật chú cho nên rất để thành Phật.
    Còn chữ KIM CANG trong KIM CANG THỪA (tức chùy KIM CANG) và chữ (BÁT NHÃ) đệ cũng biết chữ này nếu tu theo đại thừa mà nương theo 2 chữ để quán lên khi ngồi thiền thì hiệu quả vô cùng vì 2 chữ nầy là 2 Pháp trong 100 Pháp trong tay ngài CHUẨN ĐỀ VƯƠNG PHẬT100 tay( Xin lỗi vì 2 chữ nầy pháp lực vô lượng vô biên cho nên đệ không tiện đưa lên diển đàn được, chỉ khi nào đệ làm lễ quán đảnh cho người đó rồi đệ mới đưa

  5. #5

    Mặc định

    Có một vấn đề xin quý bạn tìm hiểu rồi hãy ý kiến :
    Chúng ta nên thay cụm từ : ĐẠI THỪA - TIỂU THỪA bằng BẮC TRUYỀN - NAM TRUYỀN .
    Bàn chuyện này sâu xa lắm nhưng chắc chắn là đa phần với Phật Giáo chúng ta chỉ biết lý thuyết chứ thật sự thâm nhập thì có mấy ...
    Ai tu mà cũng HIỂU cũng CHỨNG thì Ngài Lục Tổ Huệ Năng đâu phải nói : TU NHƯ LÔNG TRÂU- CHỨNG NHƯ SỪNG TRÂU.
    Hơi lạc đề nhưng cũng nói lên được sự thật.KÍNH

  6. #6

    Mặc định Mật Tông - Kim Cang thừa

    Thưa Quý vị Đạo hữu!
    Chúng ta hay gọi Mật tông là Kim cang thừa , hai danh từ này hay hai phạm trù này có liên quan gì với nhau , tôi xin bàn thêm một chút .

    Trong kinh Pháp hoa , Phật nói không có tiểu thừa , không có đại thừa , không có thừa nào hết mà chỉ có một Phật thừa mà thôi . Vậy thì việc thế gian chia thành các tông phái , chia thành các thừa ... chẳng qua để chúng ta dễ tiếp thu mà thôi .
    Mật tông hiểu nôm na là tổng hợp những pháp tu bí mật , Bí mật ở đây không chỉ có nghĩa là ít người biết mà Mật ở đây có nghĩa chính là diễn biến tâm thức , mà tâm thức thì chỉ có ai tu nấy chứng chứ không thể dùng ngôn từ để giải thích hết được . Kinh Lăng nghiêm , tên đầy đủ là Kinh Đại Phật đảnh Như lai Mật nhân Tu chứng Liễu Nghĩa Thành Phật Thần biến gia trì , Mật ở đây chính là đi sâu vào trí huệ Phật để thấu suốt tất cả chủng tử của muôn pháp ( gọi là Nhất thiết chủng trí ) , tu chứng liễu nghĩa là ai tu nấy chứng , chứng được những ý nghĩa sâu màu của kinh , của những lời Phật ghi lại trong kinh. Đây là chỗ cốt lõi của Mật , là tu chứng những mật nghĩa mà Phật muốn chỉ bày cho chúng ta , tức là thể nhập vào Phật tánh , thể nhập vào chân lý như như ngay trong kiếp này .
    Kim cang là gì , Quý vị hãy quan sát hình Quan Âm tứ thủ hay các hình Phật có chắp tay , hai tay giữa chắp lại nhưng không bao giờ chắp sát nhau mà luôn có một khoảng không giữa hai bàn tay phát hào quang. Trong khoảng không này chính là chày kim cang , nhưng nhìn kỹ thì chả thấy cái chày đâu cả mà chỉ thấy hư không . Vâng chính cái hư không ấy là biểu thị cho sự bất sanh bất diệt bất cấu bất tịnh bất tăng bất giảm , cái hư không ấy không gì có thể hủy hoại nó được mà nó lại có thể tồi phá tất cả , đấy chính là chân như mà Chư vị thị hiện qua tướng là chày kim cang .
    Vậy thì gọi là Mật tông cũng được , gọi là Kim cang thừa cũng được , chỉ là lối nói khác nhau nhưng cùng một mục đích là thể nhập vào chơn như , thành Phật ngay trong kiếp này mà thôi . Phật đã dạy chúng ta phải y lý bất y ngữ còn chúng ta hay bị ngôn ngữ làm mê hoặc mà quên mất phải thông qua ngôn ngữ để thấu hiểu chân lý vậy .

    Thân mến !

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •