kết quả từ 1 tới 17 trên 17

Ðề tài: Định tướng trong lúc thiền

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Định tướng trong lúc thiền

    Đã hơn 1 tuần trôi qua kể từ ngày mình gửi bài thứ nhất lên forum. Sau đó mình có gửi thêm vài trả lời trong bài đó, nhưng không hiểu sao mod chưa duyệt để đưa trả lời của mình lên.
    Sau hơn một tuần thực hành, có vài ngày nghỉ không thực hành còn lại mỗi ngày khoảng 1 tiếng, hôm nay lần đầu tiên mình cảm thấy cái gọi là định tướng. Mình muốn chia sẻ vài điều liên quan đến kinh nghiệm cá nhân cũng như muốn nghe những nhận xét góp ý của mọi người, bởi vì mình học theo sách, không có thầy nào hướng dẫn cả, cũng không có bạn ngồi thiền cùng, nên đôi khi cảm thấy không chắc mình thực hành có đúng không.
    Đầu tiên, ta chánh niệm trên hơi thở tại một điểm ở trong mũi, tức là ghi nhận hơi thở vào và ra ở điểm đó. Khi cố gắng bỏ qua 5 chướng ngại, mình cảm thấy khó nhất là trạo hối, tâm hay có nhiều vọng tưởng. Ngồi thiền vài ngày thì mình tập trung tốt hơn vào hơi thở, ít vọng tưởng hơn. Ngồi càng lâu thì hơi thở càng nhỏ đi, dịu lại và càng dễ tập trung hơn (nhưng lúc này cơ thể bắt đầu mỏi nên có khi phải dừng lại). Nếu nó nhỏ quá thì vẫn tiếp tục tập trung tại điểm chạm ở trong mũi thì sẽ nhận biết được nó (kinh nghiệm theo sách).
    Đến một lúc tự nhiên cảm thấy cái gì đó sáng sáng nhưng không rõ ràng, thoáng qua rất nhanh rồi khi mình để ý đến nó thì nó biến mất ngay. Có khi có một số thứ trông như đám mây tím tím, to ra to ra rồi biến mất, rồi lại có những đám mây khác cũng to ra to ra rồi biến mất.
    Hôm nay, khi hơi thở đã êm dịu, mình dần thấy những đám mây. Cố gắng tập trung vào điểm xúc chạm ở mũi thì thấy lóe sáng. Sau đó có một hình ảnh không hẳn là tròn, không hẳn là mây, lúc to lúc bé, lúc lệch trái lúc lệch phải (lệch phải nhiều hơn). Mình cố gắng tập trung "nhìn" vào nó thì nó ổn định hơn, rõ hơn, có lúc nó vẫn to ra chiếm toàn bộ "màn hình". Có lúc nó ổn định thì mình thấy nó màu tím. Thường thì nó ổn định được vài giây.
    Khả năng đó có phải là định tướng, cần được chăm chỉ luyện tập thêm để nó trở nên rõ ràng và sáng sủa?
    Theo một số bài trong diễn đàn nói là cần tập trung vào đối tượng thiền chứ không phải là định tướng, nhưng mình đọc một số tài liệu như Thanh Tịnh Đạo, The practice which leads to nirvana, Từ chánh niệm đến giác ngộ, đều nói là sau khi có "tướng" ở trong tâm thì cần tập trung vào tướng đó để phát triển nó -> định. Vậy điều đó được hiểu như thế nào là đúng đắn?
    Mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn!

  2. #2

    Mặc định

    Mình xin có một ý kiến nhỏ.
    Bạn nên tìm một vị thầy dậy Thiền. Và nên hành Thiền Vipassana để tránh sai một ly đi một dặm.

    Bạn có thể vào trang : trungtamhotong.org phần hỏi đáp để trình pháp với Sư Viên Minh. Sư sẽ cho bạn câu hỏi rõ ràng hơn cả.
    http://trungtamhotong.org/index.php?module=faq
    Bạn cũng có thể vào phần Pháp Thoại để nghe giảng về Thiền Vipassana.

    Mình chỉ đưa ra một vài thiển ý của mình như vậy.
    Mình rất vui vì lại biết một người quan tâm tới thiền.
    Trình độ của mình còn hạn chế nên không thể làm bạn thỏa mãn hết câu hỏi của bạn . Mình biết chút gì thì chia sẻ như vậy.

    Mình chỉ cảm nhận, dường như bạn hơi chú trọng vào đối tượng.
    Khi hành thiền đối tượng không quan trọng mà tâm mới quan trọng. Khi có đối tượng thì có tâm thấy biết, cái tâm thấy biết đó mới quan trọng, còn đối tượng thì không quan trọng.
    Mình chỉ có thể trả lời được đến mức này thôi.

    Bạn đừng quá tập trung vào đối tượng. Nhưng bạn cứ hỏi sư Viên Minh đi , sẽ có câu trả lời rõ ràng hơn.
    Thực sự rất vui và hoan hỷ vì lại biết thêm một người quan tâm tới Thiền.

    Đúng là có định , ở đây có định thì mới xuất hiện tợ tướng. Nhưng theo mình hiểu thì bạn cứ mặc kệ tợ tướng đi. Đừng quá đi xâu vào định nhiều quá. Rất khó và rất dễ xa lầy. Điều quan trọng là cái tâm thấy đối tượng đó, sự sinh hoạt của tâm. Nhưng mà thôi, mình có biết căn cơ của bạn như thế nào đâu mà tư vấn lung tung được có khi lại cản trở bước tiến của bạn.
    Last edited by home; 27-04-2013 at 12:16 PM.

  3. #3

    Mặc định

    Cảm ơn góp ý của bạn :D
    Nhưng mình đang băn khoăn chỗ này: tập trung là thiền chỉ chứ đâu phải thiền quán (vipassana).
    Về tâm, mình làm theo hướng dẫn trong kinh: tạm thời đè nén các chướng ngại (trong cuộc sống thì vẫn còn, nhưng lúc thiền cố gắng bỏ qua hết), rồi thì có tầm có tứ (phải có đối tượng thì mới có tầm tứ?), có hỉ lạc (mình không phân biệt được 2 cái này rõ ràng, chỉ cảm thấy cơ thể và tâm nhẹ nhàng hơn), nhất tâm là gì thì mình chưa hiểu được, phải chăng khi nào đạt sơ thiền mới hiểu được nhất tâm là gì?
    Hi, cám ơn bạn về đường link trên nhé, mình sẽ tìm hiểu để có thêm thông tin :D

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hdvd2309 Xem Bài Gởi
    Cảm ơn góp ý của bạn :D
    Nhưng mình đang băn khoăn chỗ này: tập trung là thiền chỉ chứ đâu phải thiền quán (vipassana).
    Về tâm, mình làm theo hướng dẫn trong kinh: tạm thời đè nén các chướng ngại (trong cuộc sống thì vẫn còn, nhưng lúc thiền cố gắng bỏ qua hết), rồi thì có tầm có tứ (phải có đối tượng thì mới có tầm tứ?), có hỉ lạc (mình không phân biệt được 2 cái này rõ ràng, chỉ cảm thấy cơ thể và tâm nhẹ nhàng hơn), nhất tâm là gì thì mình chưa hiểu được, phải chăng khi nào đạt sơ thiền mới hiểu được nhất tâm là gì?
    Hi, cám ơn bạn về đường link trên nhé, mình sẽ tìm hiểu để có thêm thông tin :D
    Đúng tập trung là thiền chỉ. Đôi khi mình cứ nghĩ là hành theo thiền quán nhưng mình đã nhầm, dường như vẫn là thiền chỉ, nhưng nó vi tế quá, mình cũng không thoát khỏi sự nhầm lẫn. Có lẽ mình cần phải tinh tấn hơn rất nhiều nữa.



    Mình chỉ hiểu lơ mơ, hiểu đến đâu chia sẻ đến đấy vậy, coi như là ôn lại những gì mình hiểu, không để lâu nó quên mất, phai nhạt.
    Có năm triền cái đó là Tham dục, sân dục, dã dượi buồn chán, trạo cử, nghi.
    Để đối trị với năm triền cái này có : Tầm , tứ, hỷ , lạc và nhất tâm.

    Tầm là tìm đối tượng.
    Tứ là an trụ trên đối tượng.
    hỷ: sau khi an trụ được sẽ phát sinh hỷ ( cái này thuộc về tâm, mình tự suy luận ra lúc này).
    lạc: lạc có lẽ cũng giống như hỷ lạc thọ ( có lẽ nó thuộc về thọ về thân, ví dụ như cảm giác nhẹ nhàng ) - cái này mình cũng tự suy luận ra ( cho nên độ chính xác không đảm bảo
    Nhất tâm: có thể tạm hiểu là gom tâm lại , thường thường trong cuộc sống tâm chúng ta bị tản mát vào nhiều chuyện thế tục, cơm áo gạo tiền, điện nước, v..v.... tâm bị phân tán và chi phối vào rất nhiều hoạt động sống vào các một quan hệ xã hội. Cho nên tâm rất là yếu, yếu rớt mùng tơi, và chẳng làm được trò trống gì, chẳng làm gì được ra hồn cả. Cũng có thể giống như lấy một ví dụ về vật lý chẳng hạn như ánh sáng mặt trời. Cái ví dụ này cũng mang tính tuơng đối để dễ hình dung nhưng nó cũng không hoàn toàn chính xác. Đó là ánh sáng mặt trời khi đi qua một thấu kính chẳng hạn , cũng giống như tâm bị gom lại thì sức manh của nó có thể thiêu đốt cháy cả tờ giấy khi các chùm ánh sáng hội tụ tại một điểm. Bình thường tâm của chúng ta rất yếu cũng giống như đem tờ giấy để phơi ngoài sân, tờ giấy sẽ không bị hề hấn gì cho đến khi ta đưa kính núp vào. Khi nhất tâm cũng giống như gom tâm lại thì tâm sẽ trở lên rất mạnh , sức mạnh kinh khủng.

    Cũng giống như ta chỉ huy 12 sứ quân, nhưng mỗi sứ quân lại đi đánh một nơi, tản mát, bây giờ ta gom quân lại , luyện tập một cách thành thục, tập hợp lại thành một đội quân và đi đánh một nơi thôi. Có thể hiểu nhất tâm là gần giống như vậy.

    Có thể lúc này mình hiểu sai nhé vì chỉ chia sẻ như vậy thôi.
    Last edited by home; 01-05-2013 at 03:31 AM.

  5. #5

    Mặc định

    Cảm ơn góp ý của bạn
    Nhưng mình đang băn khoăn chỗ này: tập trung là thiền chỉ chứ đâu phải thiền quán (vipassana).
    Về tâm, mình làm theo hướng dẫn trong kinh: tạm thời đè nén các chướng ngại (trong cuộc sống thì vẫn còn, nhưng lúc thiền cố gắng bỏ qua hết), rồi thì có tầm có tứ (phải có đối tượng thì mới có tầm tứ?), có hỉ lạc (mình không phân biệt được 2 cái này rõ ràng, chỉ cảm thấy cơ thể và tâm nhẹ nhàng hơn), nhất tâm là gì thì mình chưa hiểu được, phải chăng khi nào đạt sơ thiền mới hiểu được nhất tâm là gì?
    Hi, cám ơn bạn về đường link trên nhé, mình sẽ tìm hiểu để có thêm thông tin
    Bạn đang ức chế tâm của mình đấy, khi ức chế bạn sẽ tạm thời quên đi cái chướng ngại nhưng khi bạn xả thiền nó sẽ ồ ạt hơn lên làm bạn không kiểm soát được

    Kinh dạy bạn không nên đè nén mà nên xả bỏ nó ra, chuyển nó từ đau khổ sang bình thường và giới luật sẽ giúp bạn chuyện đó.

    Hãy luôn làm việc thiện lành, sống hòa nhã và quan sát thân tâm mình, khi nào bạn thấy thật sự nhẹ nhõm và tâm an tịnh với cảm giác từ bi, thông cảm nỗi khổ của kẻ khác, hãy hướng tâm của bạn đến một đề mục thiền như tình nhân ái, lòng bạn sẽ tự động nổi lên một niềm vui nhẹ nhàng, đó là hỷ, hãy duy trì cảm giác bình an đó.

    Đấy là kinh nghiệm của mình, thô thiển thôi, xin đừng cười chê
    Hãy trao đổi với nhau bằng tấm lòng, bằng những gì mình có chứ đừng cho rằng ta là chân lý còn lại là sai bởi vì làm sao biết được ai đã giải thoát hay chưa giái thoát ?

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hyuugaasmita Xem Bài Gởi
    Bạn đang ức chế tâm của mình đấy, khi ức chế bạn sẽ tạm thời quên đi cái chướng ngại nhưng khi bạn xả thiền nó sẽ ồ ạt hơn lên làm bạn không kiểm soát được

    Kinh dạy bạn không nên đè nén mà nên xả bỏ nó ra, chuyển nó từ đau khổ sang bình thường và giới luật sẽ giúp bạn chuyện đó.

    Hãy luôn làm việc thiện lành, sống hòa nhã và quan sát thân tâm mình, khi nào bạn thấy thật sự nhẹ nhõm và tâm an tịnh với cảm giác từ bi, thông cảm nỗi khổ của kẻ khác, hãy hướng tâm của bạn đến một đề mục thiền như tình nhân ái, lòng bạn sẽ tự động nổi lên một niềm vui nhẹ nhàng, đó là hỷ, hãy duy trì cảm giác bình an đó.

    Đấy là kinh nghiệm của mình, thô thiển thôi, xin đừng cười chê

    Thiền mà bạn nói vẫn là thiền định. Thiền định khi lấy đối tượng là vật vô tình (36 đề mục hữu sắc, 4 đề mục vô sắc) gọi là thiền định sắc giới và vô sắc giới. Thiền định khi lấy chúng sinh hữu tình làm đề mục đề chà sát (tầm và tứ) với 4 tâm là từ, bi, hỷ, xả gọi là thiền Tứ Vô Lượng Tâm hay còn gọi là thiền Phạm trú (nơi trú tâm của các vị Phạm thiên). Bản chất thiền định là đè nén tâm khi neo tâm hay hướng tâm đến đối tượng. Điều này là càn thiết trong quá trình luyện tập thuần hoá Tâm đi từ Tâm Dục Giới (loạn động qua 6 căn) đến Tâm Định ( tâm được lắng dịu, làm mát nhờ neo Tâm vào đề mục thiền tức là neo tâm qua 1 căn thay vì 6 căn). Tuy vậy thiền định phải đi tiếp đén thiền Tuệ để thấy Sự Thạt hay Thực Tại của thế gian đó là Khổ, Vô Thường, Vô Ngã.

    Trong thiền rải tâm từ thì đó cũng là đè nén tâm vì sự thật Khổ là bản chất của các pháp hữu vi nên cho dù ta mong ta hay chúng sinh hết khổ thì chỉ là nhất thời che khuất khổ chứ không phải là hết khổ. Đó là chưa nói đến kỹ thuật thiền tâm Từ sao cho đúng. Vì chỉ sai một ly đi ngàn dặm. Ta (chủ thể) chỉ rải được tâm từ khi tâm ta mát mẻ. Tâm ta đang phiền não, sân hận thì làm sao rải được. Vậy trước tiên cần một cái tâm mát mẻ sinh lên trong ta bằng cách chúng ta thấy các chúng sinh là khổ tức là tâm Bi phải có trước (Chúng sinh đã đến khổ rồi - Kinh Tâm Từ) và ta phải thấy sự khổ đó như chân như thật. Nếu không thấy sự khổ này như chân như thực ta sẽ rơi vào thiền tưởng (ảo tưởng) và đây là sẽ là nhân phiền não sẽ sinh lên trong thiền do kỹ thuật ko đúng. Tiếp theo mới rải tâm Từ (xin đừng cho có khổ - Kinh Tâm Từ). Nhờ tiến trình chà xát này mầ tâm Hỷ và Lạc mới sinh lên trong thiền rải tâm từ, sau đó là đi đên chi Xả (Từ, Bi, Hỷ, Xả) để đạt tới trạng thái an trú trong Định.

    Việc luyện tập thuần thục và nhu nhuyễn trong Định rất dễ cho việc thực hành thiền Tuệ. Một hành giả không đi qua Định mà chứng đắc thiền Tuệ là rất khó đảm bảo vì cái chứng đắc đó rất dễ nằm trong Thức (thọ , tưởng, hành , thức). Thức này rơi vào khái niệm, suy luận, biện luận, diễn giải các trạng thái của tầng Thiền Tuệ hay Khổ, Vô thường, Vô Ngã bằng cách đọc sách hay nghe giảng. Một hành giả chứng đắc thiền Tuệ thạt sự sẽ biết cái Thấy và Biết đó nằm ngoài Ngũ Uẩn (sac, thọ, tưởng, hành, thức) và không dính mắc vào các pháp hữu vi (sinh diệt).

    Vài dòng chia sẻ.

    Trân Trọng

    DL
    "Đừng tìm lỗi người. Nếu khi bạn chỉ cho họ thấy sai lầm của họ mà họ vẫn không sửa đổi, hãy để yên như thế. Ajahn Chah"

  7. #7

    Mặc định

    Nếu không có gì trở ngại mong các huynh đệ hướng dẫn kỹ hơn
    Thế nào là thiền chỉ ? thế nào là thiền quán ? thế nào là thiền tuệ
    Thế nào là tầm, là từ, là có tầm không từ, là có từ không tầm.
    Xin cảm ơn trước
    Hãy trao đổi với nhau bằng tấm lòng, bằng những gì mình có chứ đừng cho rằng ta là chân lý còn lại là sai bởi vì làm sao biết được ai đã giải thoát hay chưa giái thoát ?

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hyuugaasmita Xem Bài Gởi
    Nếu không có gì trở ngại mong các huynh đệ hướng dẫn kỹ hơn
    Thế nào là thiền chỉ ? thế nào là thiền quán ? thế nào là thiền tuệ
    Thế nào là tầm, là từ, là có tầm không từ, là có từ không tầm.
    Xin cảm ơn trước
    Mình hay ví dụ thế này . Một thau nước để ngoài trời giông gió . Dù lúc này dùng hết sức vào thau nước cũng chẳng thể thấy đáy đâu , vì nước xao động .
    Phải mang nó vào nhà ,yên tĩnh , mặt nước không lay động . Rồi sau đó mới dùng sự cố gắng nhìn vào đáy thau nước được .
    Vậy nên việc mang thau nước vào = Giới , Thiền Định
    Việc nhìn tận đáy thau nước = Thiền Tuệ
    Mình hiểu về thiền là như vậy .
    Không biết rõ ( sắc,sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, con đường đưa đến sắc đoạn diệt, thọ... tưởng... các hành...con đường đưa đến thức đoạn diệt). Đây gọi là vô minh .

  9. #9

    Mặc định

    Dùng thiền định để lắng đi các phiền não, khi tâm an ổn thì quan sát thân tâm. Quan sát thân tâm thì tuệ giác sẽ phát sinh.
    Bạn đọc sách mà có thể tu được thiền định thì quá giỏi. Nhưng việc giải thoát khỏi đau khổ không chỉ dừng lại ở việc thấy ánh sáng hay hỷ lạc từ thiền định.
    Bạn nên tìm một vị thầy để nhờ giúp đỡ.
    Chúc bạn thành tựu như mong muốn.

  10. #10

    Mặc định

    Theo mình được hiểu thiền quán và thiền tuệ là một.
    Còn thiền chỉ và thiền quán phân biệt ra sao thì bạn có thể tham khảo thêm ở link này:
    http://vomonthientu.org/D_1-2_2-85_4...hien-quan.html
    Thiền chỉ, cũng theo mình hiểu thì gọi là thiền định, và 4 tầng thiền chính là chánh định.
    Tầm, tứ hay tầm, từ hả bạn? Nếu là tầm, tứ thì như bạn home cũng đã giải thích là: tầm là tìm đối tượng, tứ là an trụ trên đối tượng.
    Ví dụ: tầm là khi bạn để tâm đến đối tượng thiền, tứ là khi bạn theo dõi, bám vào đối tượng đó.
    Theo mình hiểu là như vậy :D

  11. #11

    Mặc định

    Dùng thiền định để lắng đi các phiền não, khi tâm an ổn thì quan sát thân tâm. Quan sát thân tâm thì tuệ giác sẽ phát sinh.
    Bạn đọc sách mà có thể tu được thiền định thì quá giỏi. Nhưng việc giải thoát khỏi đau khổ không chỉ dừng lại ở việc thấy ánh sáng hay hỷ lạc từ thiền định.
    Bạn nên tìm một vị thầy để nhờ giúp đỡ.
    Chúc bạn thành tựu như mong muốn.
    Cảm ơn lời khen tặng của bạn, nó se là động lực mạnh mẽ để giúp mình tinh tấn hơn trên đường đạo.

    Và lại, thật sự mình không biết vị thầy nào đã đắc đạo, hiẻu rõ các pháp, thoát ly sinh tử để tới học hỏi. Nêu các vị sư huynh đệ có biết xin hoan hỹ chỉ đường giúp mình.
    heo mình được hiểu thiền quán và thiền tuệ là một.
    Còn thiền chỉ và thiền quán phân biệt ra sao thì bạn có thể tham khảo thêm ở link này:
    http://vomonthientu.org/D_1-2_2-85_4...hien-quan.html
    Thiền chỉ, cũng theo mình hiểu thì gọi là thiền định, và 4 tầng thiền chính là chánh định.
    Tầm, tứ hay tầm, từ hả bạn? Nếu là tầm, tứ thì như bạn home cũng đã giải thích là: tầm là tìm đối tượng, tứ là an trụ trên đối tượng.
    Ví dụ: tầm là khi bạn để tâm đến đối tượng thiền, tứ là khi bạn theo dõi, bám vào đối tượng đó.
    Mình có đọc link bạn gửi rất hữu ích xin được cảm ơn. Nhưng còn một chỗ xin được thọ giáo là thièn chỉ đạt được là lược bo 5 triền cái và đươc nhất tâm, thế chăng phải đắc đạo rồi ư ? Vậy thiền quán diệt vô minh là diệt cụ thể cái gì vậy bạn ? Mình chưa rõ chỗ đấy.
    Mình hay ví dụ thế này . Một thau nước để ngoài trời giông gió . Dù lúc này dùng hết sức vào thau nước cũng chẳng thể thấy đáy đâu , vì nước xao động .
    Phải mang nó vào nhà ,yên tĩnh , mặt nước không lay động . Rồi sau đó mới dùng sự cố gắng nhìn vào đáy thau nước được .
    Vậy nên việc mang thau nước vào = Giới , Thiền Định
    Việc nhìn tận đáy thau nước = Thiền Tuệ
    Mình hiểu về thiền là như vậy .
    Nếu không có gì chướng ngại, xin huynh cho đệ hỏi bước đầu tu tập thiền tuệ hay nhìn vào đáy thau nước ta nên làm thế nào ? Huynh có thể chia sẻ kinh nghiệm, kinh nào, hay thầy nào hướng dẫn giúp đệ với được không ?

    Xin cam ơn tất cả các chúng huynh đệ đã hết lòng chĩ dạy
    Hãy trao đổi với nhau bằng tấm lòng, bằng những gì mình có chứ đừng cho rằng ta là chân lý còn lại là sai bởi vì làm sao biết được ai đã giải thoát hay chưa giái thoát ?

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hyuugaasmita Xem Bài Gởi
    Mình có đọc link bạn gửi rất hữu ích xin được cảm ơn. Nhưng còn một chỗ xin được thọ giáo là thièn chỉ đạt được là lược bo 5 triền cái và đươc nhất tâm, thế chăng phải đắc đạo rồi ư ? Vậy thiền quán diệt vô minh là diệt cụ thể cái gì vậy bạn ? Mình chưa rõ chỗ đấy.
    Không rõ, bạn tu thử xem có đắc đạo không :D
    http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung39.htm
    Đây có thể coi là 1 quy trình đức Phật đã dạy. Bạn nhìn đoạn 4 tầng thiền và 3 minh:
    (Bốn tầng thiền)

    Sau khi đã đoạn trừ năm triền cái này, những triền cái làm ô nhiễm tâm tư, làm yếu ớt trí tuệ, vị ấy ly dục, ly ác, bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân này với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không có hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần. Này các Tỷ-kheo, như một người hầu tắm lão luyện, hay đệ tử người hầu tắm, sau khi rắc bột tắm trong thau bằng đồng, liền nhồi bột ấy với nước, cục bột tắm ấy được thấm nhuần nước ướt, nhào trộn với nước ướt, thấm ướt cả trong lẫn ngoài với nước, nhưng không chảy thành giọt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân này với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.

    Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân này với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần. Này các Tỷ-kheo, ví như một hồ nước, nước từ trong dâng lên, phương Ðông không có lỗ nước chảy ra, phương Tây không có lỗ nước chảy ra, phương Bắc không có lỗ nước chảy ra, phương Nam không có lỗ nước chảy ra, và thỉnh thoảng trời mưa lớn. Suối nước mát từ hồ nước ấy phun ra, thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy hồ nước ấy, với nước mát lạnh, không một chỗ nào của hồ nước ấy không được nước mát lạnh thấm nhuần. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh thấm nhuần.

    Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là "xả niệm lạc trú", chứng và trú Thiền thứ ba. Vị ấy thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân này với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần. Này các Tỷ-kheo, ví như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng, hồ sen trắng, có những sen xanh, sen hồng hay sen trắng. Những bông sen ấy sanh trong nước, lớn lên trong nước, không vượt khỏi nước, nuôi sống dưới nước, từ đầu ngọn cho đến gốc rễ đều thấm nhuần, tẩm ướt, tràn đầy thấu suốt bởi nước mát lạnh ấy, không một chỗ nào của toàn thể sen xanh, sen hồng hay sen trắng không được nước mát lạnh ấy thấm nhuần. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân này với lạc thọ không có hỷ ấy, không một chỗ nào trên toàn thân không được lạc thọ không có hỷ ấy thấm nhuần.

    Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Vị ấy thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần. Này các Tỷ-kheo, ví như một người ngồi, dùng tấm vải trắng trùm đầu, không một chỗ nào trên toàn thân không được vải trắng ấy che thấu. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị ấy ngồi thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.
    Để thực hiện được đoạn này dĩ nhiên phải làm tốt được những đoạn trên rồi, và phương pháp cụ thể thì đến ngày nay không còn ngoại trừ kinh điển.

    Với tâm định tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh như vậy, vị ấy dẫn tâm, hướng tâm đến Lậu tận trí. Vị ấy biết như thật: "Ðây là khổ", biết như thật: "Ðây là Nguyên nhân của Khổ", biết như thật: "Ðây là sự Diệt khổ", biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến diệt khổ", biết như thật: "Ðây là những lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là nguyên nhân của các lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là sự đoạn trừ các lậu hoặc", biết như thật: "Ðây là con đường đưa đến sự diệt trừ các lậu hoặc".
    Đấy, nếu bạn biết cách tu đúng 4 tầng thiền thì sẽ sử dụng được tâm "định tĩnh, thuần tịnh trong sáng, không cấu nhiễm, không phiền não, nhu nhuyến, dễ sử dụng, vững chắc, bình tĩnh" để biết được Lậu tận trí, để thấy như thật abc, xyz... Thế nên là cứ tìm cách học được 4 tầng thiền cái đã :))
    Last edited by hdvd2309; 02-05-2013 at 01:42 PM.

  13. #13

    Mặc định

    Nếu không có gì chướng ngại, xin huynh cho đệ hỏi bước đầu tu tập thiền tuệ hay nhìn vào đáy thau nước ta nên làm thế nào ? Huynh có thể chia sẻ kinh nghiệm, kinh nào, hay thầy nào hướng dẫn giúp đệ với được không ?
    Mình ví von nhìn vào đáy thau nước tức ý là nhận rõ được " Vô thường , Khổ ,Vô Ngã ".
    Thiền tuệ thì không nhất thiết phải ngồi , còn thiền định là phải ngồi mà còn phải ngồi nơi thanh vắng nữa . VỚi thiền tuệ bạn cần trung thực với bản thân tuyệt đối . Thấy đau biết đâu , thấy cái đau mất đi , thấy đói biết đói và thấy rõ cái đói diệt đi . Quan sát thân này , rồi cảm thọ , rồi sự sinh và diệt của tâm , sau khi thấy rõ thân , thọ , tâm rồi bạn quán sát đến pháp . Sự quan sát này là do chính bạn quan sát chứ không phải là bạn tin theo sách nha . Quan sát bạn sẽ thấy ah các pháp hữu vi là vô thường , khổ , vô ngã . Nhưng bạn chưa tin đâu , bạn quán sát sâu hơn nữa , sâu đến mức bạn không còn hoài nghi gì về sự thật này nữa . Dần dần đoạn trừ 5 triền cái và chứng thánh quả .
    Không biết rõ ( sắc,sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, con đường đưa đến sắc đoạn diệt, thọ... tưởng... các hành...con đường đưa đến thức đoạn diệt). Đây gọi là vô minh .

  14. #14

    Mặc định

    Vì là phương pháp cụ thể không còn, chỉ có đoạn hướng dẫn vừa rồi của đức Phật còn lại qua kinh điển, từ việc: giữ giới, hộ trì các căn, tiết chế ăn uống, chú tâm cảnh giác... đến chứng các tầng thiền, thế nên chứng thiền mới khó.
    http://www.budsas.org/uni/u-thanhtinh-dao/ttd-00.htm
    Thanh Tịnh Đạo là 1 cuốn sách luận bàn về kinh do ngài Phật Âm viết ra (khoảng 500 năm sau công nguyên, tức là cách thời đức Phật khoảng 1000 năm), có thể nói là kinh nghiệm của ngài trong việc nghiên cứu những lời dạy của Phật và trải qua thực tế của bản thân mình. Trong đó có giới thiệu về 40 đề mục thiền và nhiều điều bổ ích khác...
    Mình không rõ trong kinh Phật có nói về định tướng, hay là ánh sáng trong thiền định không, nhưng theo quyển Thanh Tịnh Đạo này thì là có, và sau khi có ánh sáng đó ở trong tâm thì sẽ tập trung vào ánh sáng đó để đạt định.
    http://www.buddhanet.net/pdf_file/nibbana1.pdf
    Một cuốn sách của một thiền sư ở nước ngoài dạy về các đạo lộ (lộ trình, con đường) trong việc thiền dựa theo Thanh Tịnh Đạo. Theo ông này nói, có người tu 2 3 năm không chứng, có người tu 15 ngày là chứng tứ thiền, trung bình là khoảng 6 tháng. Nhưng mà theo sách của ông ấy thì chứng xong còn phải tu nhiều nhiều nữa mới đắc :D
    Mình thì mình tin là cứ làm đúng thì kiểu gì cũng chứng, vấn đề là làm có đúng hay không, có chịu tu hay không, chứng được rồi thì có dám mở 1 cái trường thiền để dạy cho mọi người không, hoặc là viết sách... :D. Mình mà chứng thì mình sẽ viết sách luôn hoặc làm cái vlog :))

  15. #15

    Mặc định

    Cảm ơn các đạo hữu đã chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình. Đường đạo nói dễ không dễ nói khó không khó, mong các đạo hữu luôn khinh an, thường lạc, tinh tấn, đầy đủ duyên lành để tu tập đến tận cùng, an vị vào Niết bàn, tự mình biết và nêu lên "Phạm hạnh đã thành, những gì cần làm đã làm xong, từ nay không còn phải trở lui vào trạng thái này nữa"
    Một lần nữa, xin cho mình gữi lời cảm ơn tới các bạn
    Hãy trao đổi với nhau bằng tấm lòng, bằng những gì mình có chứ đừng cho rằng ta là chân lý còn lại là sai bởi vì làm sao biết được ai đã giải thoát hay chưa giái thoát ?

  16. #16

    Arrow Xin gợi ý vài điều về cách thực hành Thiền Định còn gọi là Thiền Chỉ của bạn

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hdvd2309 Xem Bài Gởi
    Đã hơn 1 tuần trôi qua kể từ ngày mình gửi bài thứ nhất lên forum. Sau đó mình có gửi thêm vài trả lời trong bài đó, nhưng không hiểu sao mod chưa duyệt để đưa trả lời của mình lên.
    Sau hơn một tuần thực hành, có vài ngày nghỉ không thực hành còn lại mỗi ngày khoảng 1 tiếng, hôm nay lần đầu tiên mình cảm thấy cái gọi là định tướng. Mình muốn chia sẻ vài điều liên quan đến kinh nghiệm cá nhân cũng như muốn nghe những nhận xét góp ý của mọi người, bởi vì mình học theo sách, không có thầy nào hướng dẫn cả, cũng không có bạn ngồi thiền cùng, nên đôi khi cảm thấy không chắc mình thực hành có đúng không.
    Đầu tiên, ta chánh niệm trên hơi thở tại một điểm ở trong mũi, tức là ghi nhận hơi thở vào và ra ở điểm đó. Khi cố gắng bỏ qua 5 chướng ngại, mình cảm thấy khó nhất là trạo hối, tâm hay có nhiều vọng tưởng. Ngồi thiền vài ngày thì mình tập trung tốt hơn vào hơi thở, ít vọng tưởng hơn. Ngồi càng lâu thì hơi thở càng nhỏ đi, dịu lại và càng dễ tập trung hơn (nhưng lúc này cơ thể bắt đầu mỏi nên có khi phải dừng lại). Nếu nó nhỏ quá thì vẫn tiếp tục tập trung tại điểm chạm ở trong mũi thì sẽ nhận biết được nó (kinh nghiệm theo sách).
    Đến một lúc tự nhiên cảm thấy cái gì đó sáng sáng nhưng không rõ ràng, thoáng qua rất nhanh rồi khi mình để ý đến nó thì nó biến mất ngay. Có khi có một số thứ trông như đám mây tím tím, to ra to ra rồi biến mất, rồi lại có những đám mây khác cũng to ra to ra rồi biến mất.
    Hôm nay, khi hơi thở đã êm dịu, mình dần thấy những đám mây. Cố gắng tập trung vào điểm xúc chạm ở mũi thì thấy lóe sáng. Sau đó có một hình ảnh không hẳn là tròn, không hẳn là mây, lúc to lúc bé, lúc lệch trái lúc lệch phải (lệch phải nhiều hơn). Mình cố gắng tập trung "nhìn" vào nó thì nó ổn định hơn, rõ hơn, có lúc nó vẫn to ra chiếm toàn bộ "màn hình". Có lúc nó ổn định thì mình thấy nó màu tím. Thường thì nó ổn định được vài giây.
    Khả năng đó có phải là định tướng, cần được chăm chỉ luyện tập thêm để nó trở nên rõ ràng và sáng sủa?
    Theo một số bài trong diễn đàn nói là cần tập trung vào đối tượng thiền chứ không phải là định tướng, nhưng mình đọc một số tài liệu như Thanh Tịnh Đạo, The practice which leads to nirvana, Từ chánh niệm đến giác ngộ, đều nói là sau khi có "tướng" ở trong tâm thì cần tập trung vào tướng đó để phát triển nó -> định. Vậy điều đó được hiểu như thế nào là đúng đắn?
    Mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn!

    Chào bạn, mình xin gợi ý vài điều về cách thực hành Thiền Định còn gọi là Thiền Chỉ của bạn như vầy:

    * Ngồi càng lâu thì hơi thở càng nhỏ đi, dịu lại và càng dễ tập trung hơn (nhưng lúc này cơ thể bắt đầu mỏi nên có khi phải dừng lại). Nếu nó nhỏ quá thì vẫn tiếp tục tập trung tại điểm chạm ở trong mũi thì sẽ nhận biết được nó (kinh nghiệm theo sách).
    Đến một lúc tự nhiên cảm thấy cái gì đó sáng sáng nhưng không rõ ràng, thoáng qua rất nhanh rồi khi mình để ý đến nó thì nó biến mất ngay. Có khi có một số thứ trông như đám mây tím tím, to ra to ra rồi biến mất, rồi lại có những đám mây khác cũng to ra to ra rồi biến mất.

    >> khi tập trung tốt vào hơi thở (đề mục chính) thì sau một lúc hơi thở sẽ trở nên nhẹ hơn và tinh tế tới mức dường như không có hơi thở. khi ấy, sẽ thấy ánh sáng xuất hiện, đây là Quả của việc tập trung vào đề mục chính, còn gọi là dấu hiệu cho biết chi thiền Hỷ xuất hiện. những hình ảnh đám mây là do căn tánh riêng của bạn mà có hình dạng như thế, có ng thì hình hoa sen, bông gòn... bạn đừng quan tâm tới những ánh sáng, hình ảnh lúc này mà chỉ nên tiếp tục tập trung chánh niệm vào đề mục chính cho dù nó dường như biến mất luôn. thây kệ nó, cứ định hướng vào một chỗ trước mắt, thông thường là vùng mũi, chỗ nào bạn thấy rõ nhất thì tập trung chỗ đó, lát nữa hơi thở lại xuất hiện.

    * Hôm nay, khi hơi thở đã êm dịu, mình dần thấy những đám mây. Cố gắng tập trung vào điểm xúc chạm ở mũi thì thấy lóe sáng. Sau đó có một hình ảnh không hẳn là tròn, không hẳn là mây, lúc to lúc bé, lúc lệch trái lúc lệch phải (lệch phải nhiều hơn). Mình cố gắng tập trung "nhìn" vào nó thì nó ổn định hơn, rõ hơn, có lúc nó vẫn to ra chiếm toàn bộ "màn hình". Có lúc nó ổn định thì mình thấy nó màu tím. Thường thì nó ổn định được vài giây. Khả năng đó có phải là định tướng, cần được chăm chỉ luyện tập thêm để nó trở nên rõ ràng và sáng sủa?

    >> tiếp theo ý trên thì bạn đừng quan tâm nhiều vào những ánh sáng, hình ảnh lúc này mà chỉ nên tiếp tục tập trung chánh niệm vào đề mục chính vì nó là Quả của việc tập trung vào hơi thở (đã có 2 chi thiền Tầm, Tứ nên bạn mới không chán nản và kiên trì theo dõi đề mục); sở dĩ khuyên không nên quan tâm vào ánh sáng đó vì lúc này Quang tướng (tướng ánh sáng) của bạn còn non yếu, nếu bạn nhìn vào nó thì nó sẽ biến mất, nói cách khác vì là Quả của việc tập trung vào hơi thở nên nó sẽ bị biến mất khi bạn không cung cấp Nhân cho nó - tiếp tục tập trung vào đề mục. bạn chỉ để ý tới nó, biết có nó hiện diện, nhưng không nhìn chằm chằm vào nó. thông thường thì nếu dùng đề mục chính là hơi thở thì Quang tướng có màu trắng, còn màu sắc khác thì mình không rõ.

    Quang tướng còn gọi là Định tướng, chỉ được phát triển mạnh mẽ và vững chắc ở mức độ tầng thiền, còn ở dưới mức này chỉ le lói yếu ớt mà thôi.

    * Theo một số bài trong diễn đàn nói là cần tập trung vào đối tượng thiền chứ không phải là định tướng, nhưng mình đọc một số tài liệu như Thanh Tịnh Đạo, The practice which leads to nirvana, Từ chánh niệm đến giác ngộ, đều nói là sau khi có "tướng" ở trong tâm thì cần tập trung vào tướng đó để phát triển nó -> định. Vậy điều đó được hiểu như thế nào là đúng đắn?

    >> như đã nói là Quang tướng chỉ phát triển rực rỡ trong tầng thiền cho nên ở mức dưới tầng thiền đầu tiên (Sơ thiền) thì việc tập trung vào ánh sáng đó chỉ làm nó yếu đi và biến mất mà không ích lợi gì. qua giai đoạn chú ý vào hơi thở tinh tế, bạn sẽ thấy ánh sáng lớn mạnh hơn và mạnh hơn cho tới khi bạn cảm thấy bạn đang ngồi trong 1 căn phòng ánh sáng, mức độ ánh sáng ở màn hình là còn nhỏ hơn mức độ ánh sáng ở căn phòng ánh sáng. kế tiếp, bạn lại tập trung vào đề mục chính cho tới khi áng sáng căn phòng chuyển sang ánh sáng mạnh hơn, chói chang hơn, cho tới khi nào ánh sáng cực mạnh chói rực như bạn đang nhìn trực tiếp vào mặt trời ban trưa hoặc là nhìn vào đèn pha xe hơi vào ban đêm. Lưu ý, từ giai đoạn ánh sáng le lói cho tới ánh sáng chói loà này chỉ mới là giai đoạn Cận định chứ chưa chạm tới mức độ tầng Sơ thiền. (ánh sáng trắng).

    Tới giai đoạn này bạn mới chuyển sang sự tập trung trực tiếp vào ánh sáng chói chang đó cho tới khi nó TỰ ĐỘNG gom tụ lại thành một hình dạng nhất định, tuỳ căn cơ từng người mà có hình như ng đó thấy (có thể chẳng ai giống ai), lúc đầu to lớn trước mặt rồi bạn lại tiếp tục công việc tập trung vào ánh sáng và hít thở tự nhiên nhẹ nhàng (hơi thở đang ở mức tinh tế) cho tới khi ánh sáng ấy TỰ ĐỘNG NHỎ LẠI và nhỏ lại cho tới khi nó đứng lại trước mũi bạn hoặc tại vị trí mà bạn muốn. lúc này bạn có thể kiểm tra sự di chuyển nhanh chóng của nó đến bất cứ vị trí nào bạn muốn: lên, xuống, phải, trái... chỉ nhìn tới đó và nó tự động xuất hiện ngay vị trí bạn muốn.

    Tiếp theo, bạn lại tiếp tục tập trung nhìn vào Quang tướng đã thu nhỏ lại cho tới khi nó TỰ ĐỘNG DÍNH VÀO HƠI THỞ CỦA BẠN, từ lúc này trở đi Quang tướng đó sẽ TỰ ĐỘNG DI CHUYỂN RA VÀO mũi bạn, BẠN HÍT THỞ ÁNH SÁNG. và cứ như vậy cho tới một thời gian không cần xác định là bao lâu, với Quang tướng như vậy, người ta gọi là ĐẮC SƠ THIỀN ! Phần còn lại là việc bạn có thể duy trì khả năng đắc thiền như vậy với sự thuần thục của bạn hay không, với thời gian ngồi thiền bao lâu là tuỳ bạn, càng tập trung lâu vào Quang tướng đi liền với chuyển động của hơi thở bạn càng trú lâu và sâu trong Quang tướng, lúc này ng ta gọi là NHẬP ĐỊNH. việc Đắc định thì không khó, nhưng việc Nhập định thì rất khó !

    Bạn nếu ở TP.HCM thì bạn nên tìm đến Trung tâm thiền Nguyên Thuỷ (thiền viện Nguyên Thuỷ địa chỉ 33A, đường 10, khu phố 1, phường Cát Lái, Quận 2 (muốn tìm đường số 10 thì đi theo đường Nguyễn Thị Định) để đăng ký tham dự khoá thiền tích cực 10 ngày sẽ được các thiền sư Myanmar - hệ thống thiền Pa Auk - chuyên về Thiền Định (Chỉ, Samatha) hướng dẫn tận tâm. có như vậy bạn mới yên tâm với sự tu học của bạn mà không sợ bị đi lạc.

    Trên đây là kỹ thuật hành thiền dẫn tới tầng Sơ thiền, còn các tầng thiền cao hơn bạn nên đến Trung tâm thiền Nguyên Thuỷ để được học bài bản hơn.

    Người nào có nền tảng Sơ thiền hoặc Cận định sâu sắc thì sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc thực hành thiền Minh sát (Vipassana) khi đối diện với những vấn đề phiền não thâm sâu trong tâm thức của chính mình.

    Thân ái.

    HOA SEN NGÀN CÁNH
    Last edited by hoasenngancanh; 09-05-2013 at 12:23 PM.

  17. #17
    Lục Đẳng Avatar của vothuong1978
    Gia nhập
    Dec 2011
    Nơi cư ngụ
    Thánh Địa Tâm Linh
    Bài gởi
    16,168

    Mặc định

    vắng em iêu 1 thời gian khỏe ko razz..bài chất đó:kiss:
    Thị Trấn Về Đêm...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 112
    Bài mới gởi: 21-05-2019, 08:28 AM
  2. SƯ ÐỊA LUẬN THÍCH
    By phanquanbt in forum Đạo Phật
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 27-05-2013, 02:57 PM
  3. HIỆN TƯỢNG THÍCH THÔNG LẠC
    By phanquanbt in forum Đạo Phật
    Trả lời: 124
    Bài mới gởi: 13-02-2013, 01:12 AM
  4. Một Số Nghi Thức Chết Đơn Giản Của Đạo Phật
    By phatphapvoluongton in forum Đạo Phật
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 11-06-2012, 02:52 PM
  5. Thiền định và thiền quán
    By minh đài in forum Thiền Tông
    Trả lời: 1243
    Bài mới gởi: 07-03-2012, 04:22 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •