kết quả từ 1 tới 10 trên 10

Ðề tài: Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 dưới góc nhìn quốc tế

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 dưới góc nhìn quốc tế

    Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979 dưới góc nhìn của người Nga
    Thứ bảy, 28 Tháng 8 2010 17:42

    Việt Nam đã anh dũng đẩy lùi cuộc tấn công của Trung Quốc cách đây 30 năm. Mối thù nghịch giữa hai nước tiếp tục trong hơn 2.000 năm.



    Cuộc chiến đã nổ ra năm 1979 bởi vì những mối quan hệ căng thẳng giữa Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Sô Viết và Trung Quốc. Hai chế độ cộng sản đang tranh giành ảnh hưởng đối với các quốc gia trong phe xã hội chủ nghĩa. Bắc Kinh đã không thể khoác lác được về bất cứ thành công nào: phạm vi ảnh hưởng của họ chỉ bao gồm có hai nước Albania và Kampuchea.

    Pol Pot đã tấn công sang những vùng lãnh thổ biên giới của Việt Nam năm 1978. Hà Nội đã đáp trả bằng cách đưa quân tràn sang Kampuchea từ tháng 12-1978. Trung Quốc đã có được một lý do để xen vào phe Pol Pot và xâm chiếm Việt Nam cốt để làm suy yếu ảnh hưởng của Liên Xô trên thế giới.

    Hoa Kỳ đứng đằng sau cuộc xung đột: nước này đang đấu tranh chống chủ nghĩa cộng sản. Hoa Kỳ khi đó đã đặt Trung Quốc vào vị trí chống lại các nước đồng minh của Liên Xô bằng hứa hẹn sẽ trợ giúp Bắc Kinh.

    Đội quân Trung Quốc hùng hậu với 600.000 người đã tấn công Việt Nam dọc theo toàn tuyến biên giới dài 1.460 km. Việt Nam chỉ có hai sư đoàn để chống lại 44 sư đoàn Trung Quốc. Khoảng 85% binh lính Việt Nam khi đó đang đóng tại Campuchea, cách xa hàng ngàn cây số. Tuy nhiên, Trung Quốc đã thất bại trong một cuộc chiến tranh chớp nhoáng: Việt Nam đã hành động tuyệt vời mà không cần có vai trò cơ bản của các lực lượng chính quy.

    Các đơn vị biên phòng và dân quân địa phương đã tỏ rõ sức kháng cự mãnh liệt trước kẻ thù xâm lược. Những toán quân Trung Quốc chỉ di chuyển được có 15 km trong lãnh thổ Việt Nam trong ba ngày đầu của cuộc chiến. Chỉ vài ngàn lính biên phòng Việt Nam nhưng đã ngăn cản được cả một đoàn quân.

    Chỉ sang ngày thứ ba dân quân Việt Nam mới tham chiến. Các toán quân Trung Quốc di chuyển dọc theo những con đường hẹp trong rừng rậm – địa thế xung quanh rất tiện lợi cho việc gài bẫy. Các binh lính Việt Nam dần dần đã chia cắt quân đội địch thành nhiều mảnh.

    Một nhóm cố vấn Liên Xô đã tới Việt Nam ngày 19 tháng Hai 1979. Moscow đặt quân đội ở Đông Âu của mình trong tình trạng báo động cao độ và đã hăm doạ tràn qua Trung Quốc. Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô khi đó đang tiến vào vùng biển Trung Quốc. Các chiến đấu cơ Sô Viết chuyển vận một nhóm quân đội Việt Nam từ Campuchea về , để có thể tổ chức được một đội quân Việt Nam hùng hậu 100.000 người.

    Trung Quốc bắt đầu rút các toán quân của họ vào ngày 5 tháng Ba. Họ đã tuyên bố chiến thắng nhưng không bao giờ giải thích lý do vì sao họ lại thất bại trong việc bảo vệ Pol Pot, đồng minh khát máu của mình. Mãi mười năm sau Việt Nam mới rút quân khỏi Campuchea, sau khi đã đánh bại Khmer Đỏ.

    Các binh lính Việt Nam đi theo sau cuộc triệt thoái của quân đội Trung Quốc trong hai tuần và đã tiêu diệt 62.500 lính Trung Quốc. Họ còn phá hủy tới 50% vũ khí hạng nặng của quân đội Trung Quốc được sử dụng cho cuộc gây hấn này.

    Những dấu tích của cuộc chiến vẫn còn vang vọng lại cho tới hôm nay.Cuộc tấn công bất ngờ năm 1979 đã chứng tỏ rằng Việt Nam có một trong những đội quân thiện chiến nhất trên thế giới, họ hiểu rõ cách làm sao để bảo vệ vùng đất quê hương mình.

    Sergei Balmasov
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Sai lầm chiến lược của Ấn Độ

    Các quốc gia trên thế giới thường rao giảng đạo đức và uy thế đối với các quốc gia khác chỉ bằng cách chiến thắng trong chiến tranh. Mỹ nhấn mạnh khả năng tấn công hạt nhân, cả Mỹ và Trung Quốc đối đầu với nhau trên bán đảo Triều Tiên từ tháng 10 năm 1950, Trung Quốc đánh chiếm Ấn Độ năm 1962, xung đột với Liên Xô năm 1969..

    Nhưng ở một nơi khác của châu Á đó là Việt Nam, một sức mạnh quân sự nhỏ hơn nhiều nhưng thực sự là phi thường với một kỷ lục chưa từng có, nối tiếp đánh bại những kẻ xâm nhập và can thiệp và đất nước họ. Trung Quốc hơn 2,000 năm phải đổ máu mỗi khi họ mạo hiểm tiến về phía Nam. Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã kết thúc tham vọng của đế quốc Pháp ở trận Điện Biên Phủ, đá người Mỹ ra và vào năm 1979, ngay cả khi bộ phận lính chuyên nghiệp vắng mặt, thì lực lượng dân quân tự vệ bán vũ trang ở các tỉnh biên giới chưa được đào tạo chính quy đã chứng minh đủ sức để giết chết hơn 25.000 quân, và làm bị thương hơn 75.000, một lực lương hơn 100.000 quân được Đặng Tiểu Bình ra lệnh dạy cho Việt Nam một bài học, bài học tương tự như Mao Trạch Đông đã rao giảng là tự vệ để tấn công Ấn Độ.

    Trung Quốc đã nhận được bài học trong chiến tranh du kích và phải đối mặt với sự sỉ nhục và họ không thể dễ dàng quên. Trận đánh đó Trung Quốc đã nhận được cách đây 32 năm, một bài học cho Bắc Kinh mà Delhi muốn mơ thành Hà Nội chỉ có trong mơ ước..Trong các cuộc đụng độ mới nhất hồi tháng trước ở biển phía Nam Trung Hoa (Biển Đông Việt Nam) trong chuỗi quần đảo Trường Sa đang tranh chấp, sau khi tàu Trung Quốc cắt cáp của một tàu thăm dò dầu khí Dầu khí Việt Nam, Việt Nam phản ứng với những từ ngữ mạnh mẽ được hỗ trợ bởi các cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển. Lo sợ tình hình vượt quá kiểm soát và sợ mất mặt, Trung Quốc nhanh chóng yêu cầu nối lại các cuộc đàm phán.

    Để đối mặt với một lực lượng hải quân hùng hậu của Trung Quốc, Việt Nam chuẩn bị để chống lại bất kỳ hành động nào để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ lợi ích quốc gia, Việt Nam cần một lực lượng mạnh của quốc gia khác thường trú để tạo một sự cân bằng như năm 1979. Nhưng nước Nga ngày nay không đủ mạnh mẽ để đảm nhiệm vai trò, Hoa Kỳ lại không đáng tin cậy. Hà Nội hy vọng chính phủ Ấn Độ cùng với lực lượng quân sự của mình sẽ lấp đầy khoảng trống trên Biển Đông Việt Nam.


    Đoàn đại biểu quân sự Việt Nam trưởng đoàn là Phó Đô đốc hải Quân, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam, đã đến thăm Delhi hai tuần trước, tìm kiếm và thắt chặt hơn nữa sự tin tưởng lẫn nhau. Để bắt đầu, họ đã tìm cách để các thủy thủ vận hành tàu ngầm sẽ được Ấn Độ đào tạo thay vì Nga, rõ ràng là Hải quân Việt Nam đã thể hiện sự không hải lòng ... những tàu ngầm lớp Kilo mua từ Moscow sẽ là sát thủ đối với các tàu chiến Trung Quốc đang lăm le chiếm đóng quần đảo Trường sa .

    Điều quan trọng hơn là Phó Đô đốc đã chấp thuận để cảng Nha Trang trên biển Đông Việt Nam (biển phía Nam Trung Quốc) sẽ là nơi Hải quân Ấn Độ sử dụng. Nha Trang có cùng kinh độ gần giống như căn cứ Tam Á trên đảo Hải Nam, nhưng, vĩ độ-lùi xuống phía nam. Một đội tàu nhỏ của hải quân Ấn Độ sẽ có mặt thường xuyên giữa Andamans và Nha Trang, và duy trì một căn cứ trên bờ biển miền trung Việt Nam, sự hiện diện thường xuyên của Ấn Độ trên Biển Đông Việt Nam, báo hiệu ý định của Ấn Độ sẽ phá hủy các tính toán chiến lược của hải quân Trung Quốc. Vùng biển ngoài khơi nơi Trung Quốc cho là có chủ quyền sẽ trở nên trầm trọng đối với họ, nơi mà Hải quân Mỹ luôn lảng vảng .

    Tuy nhiên, có một trục trặc. Mặc dù ********* Ấn Độ Manmohan Singh và cố vấn an ninh quốc gia (NSA) Shiv Shankar Menon báo cáo chấp thuận một sự hiện diện hải quân Ấn Độ trong vùng biển Việt Nam và Ấn Độ sẽ trung thành và là đối tác chiến lược của Việt Nam. Nhưng Bộ Trưởng AK Antony không chấp thuận và cho rằng làm như vậy sẽ "khiêu khích" Trung Quốc và điều đó là không cần thiết. Kế hoạch đã bị hoãn .

    Chính phủ Ấn Độ từ trước nên trang bị cho Việt Nam các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình siêu âm BrahMos, như ý kiến của tôi trong 15 năm qua. Điều mà Trung Quốc đã làm với các đồng minh của họ quanh Ấn Độ.Thực tế rằng chính phủ Ấn Độ đã không làm điều này, quả thật vậy, họ đã không dành ưu tiên hàng đầu để tạo lợi thế quân sự cho Việt Nam bằng mọi cách có thể, đó chính là khuyết điểm lớn nhất trong tư duy chiến lược của Ấn Độ. Trung Quốc đã sử dụng Afghanistan để thử và bao vây Ấn Độ. Đó là lúc mà Ấn Độ trở về và cùng hợp tác với Việt Nam, để kiềm chế Trung Quốc đến từ vùng biển ngay lập tức. Trên cơ sở đó Việt Nam tạo thành là chắn đầu tiên trong quốc phòng của Ấn Độ để đảm bảo rằng, trong một trường hợp khẩn cấp, Hải quân Trung Quốc sẽ bị ngăn chặn phía đông của eo biển Malacca.

    * Tác giả Bharat Karnad, một giáo sư tại Trung tâm nghiên cứu chính sách, New Delhi
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Đúng là trong thời điểm hiện tại hợp tác với Ấn Độ là nước cờ hoàn hảo nhất. Lẽ ra từ sau khi kết thúc hợp đồng vịnh Cam Ranh với Nga chúng ta nên cho Ấn Độ thuê tiếp vịnh này, có thể đó là 1 bước tính sai lầm.

  4. #4

    Mặc định

    Theo tôi thật nguy hiểm khi lôi kéo Ấn độ tham gia vào tranh chấp ở BĐ.

    Nếu nhìn sâu vào bản chất các cuộc chiến tranh trên dải đất VN sẽ thấy thực ra là sự xung đột văn hóa, ý thức hệ của 2 nền văn hóa lớn, đó là văn hóa Trung quốc và văn hóa Ấn độ. Dải đất chữ S như một biên giới nơi 2 nền văn hóa lớn đụng độ.

    Vào thời trung cổ nền văn hóa Ấn độ có sức lan tỏa mạnh mẽ và ảnh hưởng đến hầu hết khu vực đông nam Á. Bằng chứng là rất nhiều nước trong khu vực hiện nay như Inđô, Malai, Thái, Miến điện thậm chí cả Lào và Campuchia cũng còn mang đậm dấu ấn văn hóa Ấn.

    Nền văn hóa Hoa hạ đầu tiên chỉ loanh quanh khu vực sông Hoàng hà, nhưng với khát vọng xâm lăng, bành trướng được sự hỗ trợ bởi tính hiếu chiến của những nhóm dân du mục, nó đã tiến xuống phía nam, nơi có 1 quốc gia rất giàu có và trù phú, đó là Bách Việt. Nền văn hóa xâm lăng này đã thôn tính hầu hết đất đai và dân cư của vùng đất rộng lớn phía nam sông Hoàng hà, chỉ còn một số các bộ tộc kiên cường không chịu khuất phục đã lui về khu vực miền bắc VN hiện nay và dần hình thành nên đất nước VN ngày nay. Và khi tiến đến đây nó cũng vấp phải sức cản lớn từ các quốc gia đã bị ảnh hưởng của văn hóa Ấn độ từ trước như Chiêm thành, Khơ me...

    Nền văn hóa TQ và nền văn hóa Ấn độ đụng đầu ở nơi đây trong hàng ngàn năm qua, với sự dịch chuyển, hình thành, biến mất của nhiều quốc gia nhỏ và sự đổ máu của bao thế hệ cha ông để có một dải đất hình chữ S cho chúng ta cư ngụ và phát triển như ngày nay. Nếu các tính toán chiến lược không đúng hoặc chỉ có tính ngắn hạn thì nguy cơ một cuộc nội chiến như quá khứ đã từng có, xảy ra trong tương lai là điều khó tránh khỏi.

  5. #5

    Mặc định

    Thật đau lòng khi mẹ Việt nam chỉ là con cờ tốt trên bàn cờ thế giới cho bao cường quốc thi diễn súng đạn. Nước mình có tội gì mà chiến tranh xảy ra liên miên, hàng triệu con dân Việt chết từ đứa nhỏ nằm trong nôi đến người già. Lãnh đạo Việt nam phải có bài khôn khéo đừng để chiến tranh xảy ra mới là những người thực sự thương dân. Thái, Phi, Mal, Sin... đâu có chiến tranh.

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi bud Xem Bài Gởi
    Thật đau lòng khi mẹ Việt nam chỉ là con cờ tốt trên bàn cờ thế giới cho bao cường quốc thi diễn súng đạn. Nước mình có tội gì mà chiến tranh xảy ra liên miên, hàng triệu con dân Việt chết từ đứa nhỏ nằm trong nôi đến người già. Lãnh đạo Việt nam phải có bài khôn khéo đừng để chiến tranh xảy ra mới là những người thực sự thương dân. Thái, Phi, Mal, Sin... đâu có chiến tranh.
    Tất cả những nước bạn kể tên đều có 1 điểm chung : Không chung biên giới với bọn Tàu. Nếu chịu khó thống kê một chút bạn sẽ thấy hầu như tất cả các nước có chung biên giới với bọn giặc này đều nghèo nàn, chậm phát triển. Mông cổ, phía đông của Nga, một số nước trong liên bang Xô viết ngày trước, Bắc Triều tiên, Nepal, Băng la đét, Việt nam, Lào, Miến điện....Còn những nước may mắn cách xa chúng nó một chút thì đều khá giả, giàu có hoặc quá khứ đã từng là cường quốc như Căm pu chia, Thái lan, Nhật, Nam Hàn, Inđô, Philipin, Đài loan, Singapo...

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi TienTruong Xem Bài Gởi
    Tất cả những nước bạn kể tên đều có 1 điểm chung : Không chung biên giới với bọn Tàu. Nếu chịu khó thống kê một chút bạn sẽ thấy hầu như tất cả các nước có chung biên giới với bọn giặc này đều nghèo nàn, chậm phát triển. Mông cổ, phía đông của Nga, một số nước trong liên bang Xô viết ngày trước, Bắc Triều tiên, Nepal, Băng la đét, Việt nam, Lào, Miến điện....Còn những nước may mắn cách xa chúng nó một chút thì đều khá giả, giàu có hoặc quá khứ đã từng là cường quốc như Căm pu chia, Thái lan, Nhật, Nam Hàn, Inđô, Philipin, Đài loan, Singapo...
    Đúng là không có quyền lựa chọn "hàng xóm" nhưng nếu có cách ứng xử khôn ngoan thì chắc sẽ không xảy ra sự kiện 1979 lần thứ 2 đâu các bác nhỉ peace

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi quang_shi Xem Bài Gởi
    Đúng là không có quyền lựa chọn "hàng xóm" nhưng nếu có cách ứng xử khôn ngoan thì chắc sẽ không xảy ra sự kiện 1979 lần thứ 2 đâu các bác nhỉ peace
    Uýnh nhau là chuyện đột xuất nhưng còn dễ xử vì nó rõ ràng 2 chiến tuyến. Khổ nhất là cứ triền miên bị nó quấy phá bằng đủ các âm mưu thâm độc làm mình không thể ngóc đầu lên được.

  9. #9
    Lục Đẳng Avatar của batquantrai
    Gia nhập
    Mar 2010
    Nơi cư ngụ
    Hư Không
    Bài gởi
    6,518

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi TienTruong Xem Bài Gởi
    Tất cả những nước bạn kể tên đều có 1 điểm chung : Không chung biên giới với bọn Tàu. Nếu chịu khó thống kê một chút bạn sẽ thấy hầu như tất cả các nước có chung biên giới với bọn giặc này đều nghèo nàn, chậm phát triển. Mông cổ, phía đông của Nga, một số nước trong liên bang Xô viết ngày trước, Bắc Triều tiên, Nepal, Băng la đét, Việt nam, Lào, Miến điện....Còn những nước may mắn cách xa chúng nó một chút thì đều khá giả, giàu có hoặc quá khứ đã từng là cường quốc như Căm pu chia, Thái lan, Nhật, Nam Hàn, Inđô, Philipin, Đài loan, Singapo...
    ..............

    :votay::votay: rose4rose4rose4rose4rose4rose4
    Như tảng đá kiên cố
    Không gió nào lay động
    Cũng vậy , giữa khen chê
    Người trí không giao động .
    :big_grin: :big_grin:

  10. #10

    Mặc định

    Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trung Quốc: Vì sao 1 tỷ 400 triệu người mà không có lấy 1 giải Nobel hay giải Fields.
    By KhangThien in forum Lịch sử, giai thoại, truyền thuyết của các nước khác
    Trả lời: 29
    Bài mới gởi: 22-12-2011, 05:05 PM
  2. Thư tịch Trung Hoa thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam
    By Bin571 in forum Truyền thuyết - Giai thoại - Lịch sử VIỆT NAM
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 26-07-2011, 08:43 PM
  3. Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 10-07-2011, 12:22 AM
  4. Quan điểm Phật giáo về Sát sanh và Chiến tranh
    By phúc minh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 09-04-2011, 03:49 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •