Những điều chưa biết về geisha của Nhật
Thứ Bảy, 11/06/2011 --- cập nhật 08:45 GMT+7




Trong lịch sử cận đại của Nhật Bản, công nghiệp tình dục đã trở thành một ngành làm ăn khá phát đạt. Đặc biệt những người đàn ông háo sắc, thích tìm của lạ hoặc những người không thể lấy được vợ do quá nghèo đều coi gái mại dâm như một nhu cầu tất yếu của cuộc sống.

Thường thì những hoạt động kiểu ngoài luồng này được núp dưới tên một nghệ thuật giải trí truyền thống của Nhật Bản: Geisha. Tuy nhiên, đã có thời, Chính phủ Nhật lại ra sức phát triển của loại hình nghệ thuật trá hình này.

Câu chuyện của những đam mê nhất thời...


Hideyo Noguchi đã được ghi vào lịch sử y khoa Nhật Bản như một bác sĩ và là nhà vi khuẩn học lỗi lạc, người đã tìm ra tác nhân của bệnh giang mai. Ông cũng đã từng có câu nói nổi tiếng: "Thiên tài, điều đó không hề có. Cái có thực là sự làm việc. Làm việc 3, 4, 5 lần hăng say hơn mọi người, đó chính là thiên tài". Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu nguyên nhân nào khiến một bác sỹ lỗi lạc như Hideyo Noguchi lại có thể tìm ra nguồn gốc căn bệnh lây lan qua đường tình dục này khi ông... chưa hề lập gia đình. Đơn giản, vì Hideyo Noguchi đã từng có thời rất thích quanh quất tại thế giới của hoa và liễu của các geisha.

Khi Hideyo Noguchi theo học tại khoa vi trùng học tại đại học Y khoa Tokyo, ông đã thầm yêu một cô gái cùng lớp tên Masako, nhưng Masako thì không. Mặc dù học cùng lớp, ngày nào cũng gặp nhau, Noguchi cũng đã áp dụng đủ những chiêu thức để chinh phục nhưng Masako đều từ chối. Buồn tình, một ngày đẹp trời, Noguchi lang thang trên đường phố và ngẫu nhiên ông bước tới con phố đèn đỏ nổi tiếng. Trí tò mò cùng với tâm trạng hận đời đã khiến người đàn ông bé nhỏ đó lần đầu tiên bước vào thế giới của nhục dục.

Như một thứ ma tuý vô hình nhưng lại có sức tàn phá ghê gớm tới tinh thần của chàng sinh viên nghèo Noguchi. Sau lần đầu bước chân vào nơi mà xã hội Nhật khi đó gọi với cái tên thế giới của hoa và liễu, Noguchi đã không thể không tìm đến đó để hưởng những cảm giác mới lạ chưa bao giờ được trải qua. Liên tục trong những tháng ngày sinh viên tiếp đó, chàng trai trẻ hễ có tiền trong túi là lập tức đến ngay nơi chốn hẹn thề cùng với những geisha trẻ đẹp và yêu kiều. Có khi do không thể chịu được nhưng trong túi hết tiền, Noguchi đã liên tục vay tiền của bạn bè để phục vụ thú vui của bản thân mình.

Biết được chuyện, mẹ của Noguchi bắt con trai về nhà lấy vợ. Mặc dù sau khi làm lễ đính hôn, cùng ở chung một mái nhà, nhưng đến cầm tay vợ mà Noguchi cũng không thiết, đơn giản anh không yêu người con gái này. Như một kẻ nghiện ngập, Noguchi vẫn tìm đến với những geisha trá hình, một mặt là thoả mãn dục vọng của cá nhân, một mặt là trả thù đời do không được người con gái anh yêu đáp trả lại tình cảm.

Từ trường hợp của nhà vi trùng học nổi tiếng này, khu thế giới của hoa và liễu vào thời kỳ đó như một thứ bùa mê khiến con người ta một khi đến thì không thể dứt bỏ được. Đó là nơi mà đẳng cấp, địa vị, tiền bạc không còn trở nên ý nghĩa nữa. Bất kỳ ai tới đây, đều có cảm giác vui vẻ và thoải mái, nơi áp lực của cuộc sống và công việc không còn chỗ len chân vào nữa. Vì thế, với một người có học thức như Noguchi cũng đã không thoát khỏi được sự hoan lạc chốn bồng lai tiên cảnh này. Cũng có người nói, chính vì tiếp xúc với nhiều geisha trá hình, nên việc tìm ra nguồn gốc bệnh giang mai - một căn bệnh lây chủ yếu qua quan hệ tình dục cũng là cách thức để Noguchi cảm ơn những cô gái đã cho ông biết thế nào là thiên đường tình ái nhưng chẳng may lại mắc bệnh.

Trong một xã hội phức tạp như Nhật Bản ở những năm đầu thế kỷ 20, việc người đàn ông bị áp lực từ gia đình và xã hội không phải chuyện hiếm thấy. Đặc biệt là đối với những người đàn ông bị khuyết tật hoặc gia cảnh nghèo nàn không đủ tiền cưới vợ thì việc tìm đếnứckỹ viện để được tâm sự và giải quyết nhu cầu sinh lý đã tồn tại hàng trăm năm nay. Khi đến với những nơi này họ có thể trút bỏ được hết những nỗi lo do áp lực công việc, họ có quyền được coi trọng bởi những geisha xinh đẹp nếu họ có đủ tiền để trả. Chính Hideyo Noguchi cũng đã từng nói rằng: "Họ tìm thấy sự tôn trọng và lòng tự tôn của mình trên xác thịt của những geisha trá hình”.

Chính phủ Nhật ủng hộ geisha?



Một cảnh trong phim "Hồi ức của một Geisha"



Theo truyền thống, geisha không được kết hôn, tuy nhiên việc họ có con không phải là chuyện đặc biệt. Mặc dù nhiệm vụ của geisha thường bao gồm cả tán tỉnh và đùa cợt khêu gợi nhưng họ không bao giờ có quan hệ tình dục với khách hàng và không được trả tiền cho hoạt động đó. Tuy nhiên, một số geisha có thể quyết định quan hệ với một trong những nhà bảo trợ hoặc khách quen của mình bên ngoài thời gian làm việc với vai trò geisha. Và vì những mối quan hệ đó có liên quan đến việc một khách hàng có khả năng trả tiền để được hưởng các phục vụ truyền thống của một geisha, người ta có thể lập luận rằng đây chẳng qua chỉ là một hình thức mại dâm bị bóp méo.

Đất nước Nhật Bản trước và sau chiến tranh là hai xã hội hoàn toàn khác nhau. Mặc dù tất cả đã đều thay đổi, nhưng cụm từ geisha thì vẫn còn giữ một giá trị nhất định nào đó. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, khi Nhật đầu hàng đồng minh, quân đội của Mỹ đã ồ ạt tiến quân vào nước này, lập tức tỷ lệ phụ nữ bị cưỡng hiếp của Nhật tăng lên một cách chóng mặt. Đứng trước tình thế cấp bách, Chính phủ Nhật khi đó đã nhanh chóng cho phép mở lại hàng loạt những khu thế giới của hoa và liễu dành cho các geisha trá hình nhằm phục vụ nhu cầu cho lính Mỹ. Đây là thời kỳ hưng thịnh của những phụ nữ trẻ cần tiền rồi tự gọi mình là geisha để bán dâm cho lính Mỹ.

Tuy nhiên, do loại hình này phát triển một cách quá nhanh chóng và không được kiểm soát, nên tình trạng bệnh tật lây lan qua đường tình dục đã xuất hiện rất nhiều ở lính Mỹ. Và nhằm để bảo đảm sức khỏe cho quân đội của mình, người đứng đầu quân đội của Mỹ tại Nhật khi đó đã yêu cầu Chính phủ Nhật phải nghiêm cấm loại hình mại dâm được nhà nước ủng hộ này. Tuy nhiên, để đảm bảo cho danh dự và sự an toàn của phụ nữ, Chính phủ Nhật khi đó đã không lập tức làm theo đề nghị của Mỹ, mà chuyển từ mại dâm được nhà nước ủng hộ thành mại dâm tư nhân. Các kỹ viện được biến thành nhà chiêu đãi và những geisha núp bóng cũng được gọi với cái tên lịch sự hơn là: Chiêu đãi viên.

Trước tình hình tỷ lệ quân lính Mỹ mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục tăng cao, tổng tư lệnh quân đội Mỹ tại Nhật khi đó là tướng Gregory Peck đã lại yêu cầu Chính phủ Nhật phải nghiêm trị những kỹ viện vẫn hoạt động tại nước này. Nhưng Nhật lại lấy lý do sự bất ổn sau chiến tranh nên Chính phủ chưa thể kiểm soát được tình hình. Tuy nhiên, để xoa dịu cơn tức giận từ nước Mỹ, Chính phủ Nhật khi đó cũng đã ra một số những lệnh trừng phạt mới nhằm hạn chế hoạt động của mại dâm. Tuy nhiên, khi dự luật trừng phạt ra đời, sau rất nhiều lần bàn cãi, đến năm 1956, thì Pháp lệnh cấm mại dâm tại Nhật mới chính thức có hiệu lực.

Mặc dù Chính phủ Nhật đã phải đưa ra những quyết định lạ đời dành cho gái geisha trá hình, nhưng sau Chiến tranh thế giới thứ 2, tỷ lệ bị cưỡng bức của Nhật vẫn không hề suy giảm. Tức tưởi và phẫn nộ trước những hành động phi đạo lý của lính Mỹ, nhưng Chính phủ Nhật cũng đành phải ngậm bồ hòn làm ngọt vì đã không thể làm gì thêm để chấm dứt tình trạng này. Sau này, điện ảnh Nhật đã sản xuất bộ phim “Nhân chứng” để tố cáo tội ác của lính Mỹ trong thời điểm khá nhạy cảm đó. Có nhiều nhà phân tích cho rằng, nếu Chính phủ Nhật không ủng hộ hành vi lạ đời trên thì chắc chắn tỷ lệ phụ nữ bị làm hại của nước này sẽ còn tăng cao hơn nữa.

Nếu tra từ điển, geisha là nghệ sĩ vừa có tài ca múa nhạc lại vừa có khả năng trò chuyện. Tuy nhiên sau chiến tranh thế giới thứ hai nhiều phụ nữ đã tự gọi mình là geisha và bán dâm cho lính Mỹ, đồng thời bộ phim “Hồi ức” của một geisha nổi tiếng một thời cũng góp phần gây ra các hiểu nhầm về geisha. Đó là cách miêu tả không chính xác về geisha trong văn hóa đại chúng phương Tây, nhưng sau khi bộ phim này trình chiếu thì hầu như ở Nhật không ai muốn trở thành Geisha nữa, vì đối với họ đó là một sự xỉ nhục.

Theo Nguoiduatin.vn