kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: Tạng Mật Tu Pháp Tinh Tuý

  1. #1

    Mặc định Tạng Mật Tu Pháp Tinh Tuý

    đây là bài của sư huynh PHANHA trong TGBN.
    Tôi sưu tầm được cuốn ‘Tạng mật tu pháp tinh tuý” của một học giả về Tạng mật ở Trung quốc tên là Khưu lăng, được Thầy Hình ích Viễn dịch ra Việt văn, tôi mạn phép trích lọc một số pháp tu chính để giới thiệu cùng bạn hữu.

    Tựa

    ‘TẠNG MẬT TU PHÁP TINH TUÝ’, là một chương mà hai năm gần đây tôi đã chọn biết ra chuyên môn giới thiệu về Mật pháp, đã cho xuất bản ‘ MẬT TÔNG BÍ PHÁP ‘ và sẽ xuất bản ‘ TẠNG MẬT ĐẠI THỦ ẤN THUYÊN THICH ‘; tuy sự chỉnh lý và giới thiệu đã ra hải ngoại, các loại lưu hành về Mật pháp, đặc biệt hân hạnh giới thiệu về tạng mật đại thủ tứ Du già là ‘cái quý báu hiếm có trên đơì ‘đã viết và chú thíhc cân nhắc , so sánh rõ ràng, nhưng vẫn còn chưa đủ. Mục đíhc tuyển chọn viết thiên này là để nói về mật pháp ngày càng nhiều và nên xem trọng, khiến cho người đọc càng có thể hiểu đến cái Bác địa tinh thâm của Tạng Mật.
    Thiên này giơi thiệu các pháp tu trứ danh của các phái Tạng mật gồm : Ninh mã phái (rning ma), đại viên mãn thiền định và tâm tuý; Tu pháp về 21 độ mẫu, cát cử phái (Bkav gryud) Đại thủ ấn và Lục thành tựu pháp. Các lỗ phái (dge lugspa) Đai uy đức Kim cang pháp cho đến Bản tôn pháp của giáo phái… hơn 30 loại . Nếu theo trình tự học Mật mà nói, quyển sách này bao quát Tứ gia hạnh pháp, Thượng sư tương ưng pháp, Bản tôn tương ứng pháp, Kim cang pháp và Vô thượng mật. Từ ở sự lựa tuyển của quyển MẬT TONG BÍ PHÁP đã so sánh , giưới thiệu rõ ràng về Linh nhiệt thành tựu pháp của Lục thành tựu pháp , mà ‘ TẠNG MẬT ĐẠI THỦ ẤN THUYÊN THÍCH’ đã giưới thiệu toàn bộ về đại thủ ấn du già pháp yếu. Vì vậy quyển sách này chỉ giới thiệu về 2 pháp : Giản tu pháp và Hoạt dụng pháp để tránh sự lặp lại; Quyển sách lại thu thập thêm ‘Tạng mật tu pháp vấn đáp ‘ do bút giả soạn , là một số trọng yếu trong Tạng mật tư pháp cùng các vấn đề nghi nan tiến hành thêm một bước xiển thuật và Thảo luận.
    Ở niên đại 30 của thế kỷ này, về Tạng mật của Trung quốc lại một lần hưng khởi. Đại đức các phái của Khang tạng như Nặc na hoạt phật của Hồng giáo, Cống cát hoạt phật của Bạch giáo, Căn tạng hoạt phất của Hoa giáo, A vượng kham bố của Hòang giáo, Đông mộc cách tây Lạt ma… lần lượt trước sau đến miền Hán địa truyền pháp, các giới tăng tục theo vào đất tạng cũng nhiều. Từ Tạng văn dịch kinh, dịch pháp thành hán văn cũng một thời rầm rộ. Bấy giờ một số tri thức nhân sĩ cao cấp nhân đó theo các Đại đức học mật và lại được sự truyền thừa , về sau phần nhiều thành các vị trứ danh học Phật gia. Khí công của Trung quốc trong và ngoài nước hiện nay cũng có nhiều người... các Đại đức Khang tạng thời bấy giờ công khai truyền bá Mật pháp rất nhiều , như Cống cát thượng sư truyền thị về đại thủ ấn pháp ước có hơn 20 loại. Từ đây mà xem, các Mật pháp mà quyển sách này đề cập đến, chỉ là một số rất ít đối với sự truyền thụ công khai mật pháp thời bấy giờ, vả lại có một số Mật pháp về nguồn gốc cũng có khác nhau. Từ ở các nguyên nhân của lịch sử , sự truyền thụ về các bản Hán dịch đa số đã thất truyền hay bị huỷ mất, tồn tại trên đời sợ chẳng còn nhiều.
    Quyển sách này thu tập và chỉnh lý các Tạng mật tu pháp , tuy đại bộ phận đưa từ hải ngoại về, đây là điều bất đắc dĩ phải làm mà thôi. Ở hải ngoại, sự công khai về Mật tạng tu pháp cũng có giới hạn, Bút giả ở hải ngoại cũng đã từng nhiều năm tìm kiếm Hồng giáo đại viên mãn tinh tuý, cuối cùng cũng không thu thập được gì. Sự lưu truyền về Mật pháp ở hải ngoại Đông mật (Mật pháp truyền đến Nhật bản) thịnh về Tạng mật ; Từ ở Nhật bản, các nhà mật học gia hết sức hòang dương. Đông mật đã vài lần được truyền khắp thế giới nhưng phần nhiều là các sáng tác mới. Tạng mật truyền thừa các bản pháp, Hán dịch không hay bằng các bản Anh dịch. Ở Mỹ, Y Văn Tư, bác sỹ On Tư biên lục ‘TÂY TẠNG ĐÍCH DU GIÀ HOÀ BÍ MẬT GIÁO NGHĨA’ thu thập các pháp truyền thừa Tạng mật Bạch giáo, trong đó Lục thành tựu pháp, bản dịch Anh so với bản Hán văn hay hơn . Đại thủ ấn du già pháp yếu bản dịch Anh so với Hán văn có hệ thống hơn.
    ‘TÂY TẠNG ĐÍCH DU GIÀ HOÀ BÍ MẬT GIÁO NGHĨA ‘ cho đến nay trong nội địa Trung hoa cũng chưa có bản dịch Hán văn bạch thoại, có thể thấy Tạng mật bạch giáo các Đại pháp tồn tại ở bản Anh dịch trên thế giới đã có hơn 70 năm, đáng tiếc là chưa được lợi dụng hết. Tôi (Khưu lăng) nay đã già, tuy muốn phiên dịch sách này nhưng tâm có dư mà sức chẳng đủ, thật chẳng thể làm nổi với loại học thuật phong phú ý nghĩa này, lại phải co thêm nhiều công đức mới phiên dịch nổi . Mong các vị tinh thông Anh ngữ lại có kiến thức lý giải về Mật thừa, mới có thể đem nguyên tác Anh văn phiên dịch ra một cách trung thực, thì đối với sự nghiên cứu và hoàng dương về Tạng mật ở Trung hoa công đức to tát lắm thay.
    Tạng mật một mặt áo bí sâu xa, lại có giới răn “ Mật vô sư thừa, bất khả lajm học. Vị kinh quán đảnh, thiết giáp vô ích”, có nghĩa là học Mật không có thầy truyền thọ, chớ nên học bậy, lạm dụng nó, chưa được làm phép quán đảnh cho, thì là tội trộm pháp, không được ích lợi gì. Trong các bản pháp của Mật tạng ở trang đầu bao giờ cũng ghi nhắc nhở : “Mật tông bản pháp, hướng bất công khai, vị kinh quán đảnh, thỉnh vật phiên duyệt” (có nghĩa là : Phép mật tông này, khồng được công khai, chưa được quán đảnh, xin chớ dịch hay đọc). Bởi trong Mật tông cực chú trọng về lực truyền thừa và gia trì, nên có những quy định này. Đây là điều chính đángở 70-80 năm về trước; nhưng trải qua niên đại 30 của thế kỷ này, tạng Mật đã đột xuất hưng khởi, các đại đức tấp nập đến phương đông Hán địa hoàng pháp, đã công khai rất nhiều Mật pháp, Mật chú, tình huoóng đã có thay đổi. Một số Mật tông học gia ở hải ngoại cho rằng, trong đơìư rất khó gặp được bậc Kim cang thượng sư thành tựu, chỉ cần ở người có chí họcmật đưa ra một số pháp môn phương tiện, khiến cho người người đều có thể duy trì Mật pháp, Các phương tiện pháp môn này trừ các Nghi quỹ phức tạp của Tạng mật, có thể châm chước giản hoá. Phàm sự tu trì do Mật pháp, Mật chú của vị Thành tựu thượng sư đều có thể chẳng cần quán đảnh, vả lại cũng có thể lấy vị thượng sư của Mật pháp, Mật chú làm vị truyền thừa thượng sư, hành thượng sư tương ứng pháp. Nhân vì học giả tinh cần tu trì pháp của các ngài, tự sẽ có được sự gia trì của Thượng sư công khai mật pháp. Các phương tiện pháp môn này thì hợp lý và có căn cứ, có giá trị để thíư nghiệm và suy rộng ra.
    Tạng mật là cái quý báu của dân tộc, là di sản quý báu của nền văn hoá ưu tú của Trung hoa, cần được khôi phục và hoàng dương… Tôi cho rằng ở phương diện này mà làm thì cảm thấy đó là một niềm vinh hạnh; Tôi hy vọng mọi người nên duy trì nó, khiến nó không bị cấm cố mai một nữa, chẳng còn suy tàn nữa, để cho nó mạnh mẽ, vươn lớn trưởng thành.
    Khưu Lăng

    QUANG MINH ĐẠI VIÊN MÃN
    THIỀN ĐỊNH PHÁP YẾU

    Quang minh đại viên mãn thiền định pháp yếu, chỉnh lý từ tên cũ của cuốn ‘Đại viên mãn thiền định hưu tức thanh tịnh luận giải’; do đệ tử thân truyền Vô cấu tôn giả của Ngài Liên hoa sanh viết. Long thanh thiện tướng ba thượng sư giải thuyết. Phép chính tu của pháp này là lấy sự tu khí, mạch, minh điểm, linh năng làm chủ, một trong đó như Linh nhiệt thành tựu của Lục thành tựu pháp, trong đó phần nhiều là pháp môn , nhìn vào quang minh và nhìn vào hư không mà nhập định, thật ra là tinh tuý của Tây tạng Hồng giáo mật pháp đại viên mãn tu pháp.
    Theo nghi quỹ truyền thừa của Tạng mật, lúc nhập toạ để tu trì, cần phải quán tưởng Thượng sư, quán tưởng trong nhật nguyệt luân ở trên đầu có ngài Tổng nhiếp Thượng sư Phổ hiền như lai, sắc lam, ngồi trong thế kim cang già phu tọa, phóng xạ ra vô lượng ánh quang minh. Bên dưới ngài có các lịch đại Thượng sư và Truyền pháp thượng sư, đều ngồi già phu toạ thành một hàng thẳng, mặt nhìn về phía trước. Các vị thượng sư mỗi mỗi hoà dung nhập vào nhau thành một thể, hoá thành vầng sáng hoặc vầng sáng lưu dung nhập vào trong thân của hành giả; Hành giả chúc nguyện cho đến khi được Thượng sư gia trì.
    I - ĐẠI LẠC PHÁP :
    Ngồi già phu tọa, hai lòng bàn tay áp trên đầu gối, sau khi thở ra ngoài thì từ từ hít vào.
    Quán tưởng trong thân có Ba mạch, Bốn luân; Trung mạch màu đỏ, thẳng suốt đến đỉnh đầu; bên dưới thì thẳng suốt đến Mật xứ (vùng ở dưới rốn bốn đốt ngón tay); Bên trái của Trung mạch có một chi nhánh gọi là tả mạch, sắc đỏ. Bên phải Trung mạch cũng có một chi mạch gọi là hữu mạch , màu trắng. Lại quán tưởng ở đỉnh đầu xuất hiện đỉnh luân có 32 tia mạch (mạch biên), vùng họng xuất hiện Hầu luân có 16 tia mạch , vùng Tâm có Tâm luân có 8 tia mạch, vùng ruún có Tề luân với 64 tia mạch.
    Quán tưởng trung mạch dần biến to ra, mới đầu nhu cọng lúa mảchồi dần biến to ra như cán tên, rồi lại tăng to như miệng chén. Cuối cùng, tự thân của hành giả cùng với Trung mạch hoàn toàn dung hợp làm một, biến thành Trung mạch và đều có đặc tính của Trung mạch là : thẳng sáng, màu đỏ, rỗng suốt, tâm cũng an trụ ở giữa trong Trung mạch, đây gọi là : ‘Trung mạch công đức ‘. Quán tưởng ở trong Trung mạch chỗ đốt trực tiếp với Tề luân có Tạng văn chữ ‘A’ ngắn, thẳng đứng 1 cm, hình lực rực, nhỏ như cọng tóc, phía trên nhọn, giống như cọng lông ngựa đang rực cháy, hành giả cảm thấy nong, rung động . Lại quan tưởng trong Trung mạch của Đỉnh luân có chữ HÙM ,nhỏ như hạt đậu , màu trắng, như đang nhỏ giọt các hạt nước cam lồ.
    Hít khí lần thứ nhất, quán tưởng ngọn lửa này bùng bốc lên lên một ít, qua 10 nhịp hô hấp thì ngọn lửa này bốc lên Tề luân thăng lên đến Tâm luân, lại 10 nhịp hô hấp nữa thì nó thăng lên đến Hầu luân, lại 10 nhịp thở nữa, thì nớ đạt đến đỉnh luân cùng với chữ HÙM trong Trung mạch Đỉnh luận xúc chạm nhau; Chữ HÙM bị lửa dốt tan chảy ra thành chất cam lồ đỏ trắng, rỉ chảy xuống dưới. Lại trải qua 10 nhịp hô hấp, chất cam lồ không ngừng chảy cho đầy 4 luân và toàn thân, tràn đầy khắp đến tận các đầu ngón chân, ngón tay. Quán tưởng trong tâm có chữ VAM màu xanh than; Ngay lúc chất cam lồ chảy vào chữ VAM trong tâm, bèn từ từ phát sanh sự khoaí lạc và áng sáng. Sự khoái lạc và ánh sáng cùng sinh một lượt, chữ VAM nhỏ dần lại nhưng chẳng toán loạn, bảo trì sự Tịch tĩnh, chữ VAM cuối cùng tiêu tán hết, tiến chậm vào Định cảnh.
    Tu pháp này trải qua 3 tầng lớp quán tuởng : trung mạch, Tạng tự, chất cam lồ… tiến nhập vào chân không định cảnh, vì thế gọi là ‘VÔ HỶ LUẬN TRUNG TRỤ TAM DUYÊN’ ở trong lợi cảnh giới này được tất cả đều hiện ra lạc, ngày đêm chẳng lìa lạc cảnh, đều được công lục vong, mất đi vọng niệm và phiền não, được Tự tính, cái thấy tự nhiên Minh Tịnh (trong sáng thanh tịnh), như trời lồng lộng không có giới hạn thông suốt đến tất cả, hiện ra cái Bản lai diện mục của Không lạc quang minh đại viên mãn tự nhiên trí tuệ; tức là trong định sinh tuệ, trí và tuệ song song dung nhập; Liên tục tu trì tinh tấn, sẽ phát sinh ra nhãn thông và các loại thần thông biến hoá khác.
    2 – KHÔNG MINH PHÁP :
    Quán tưởng trung mạch, tả mạch, hữu mạch, nhất nhất như Đại lạc pháp đã thuật nói ở trước, Quán tưởng tả hữu mạch bên dưới chỗ ba mạch hợp nhất (dưới rốn 4 đốt tay) cong quặp vào Trung mạch. Tả hữu mạch về phần trên thì thông với lỗ mũi phải trái cùng bên. Sau đó thở khí ra 3 lần, đem trọc khí theo hơi thở bài xuất ra, lại hít khí vào 3 lần; Quán hít vào khí trong sạch hoá thành vô số vông lượng ánh hào quang ngũ sắc (xanh, lam, vàng, trắng, đỏ, xanh lục) phân biệt rõ ràng từ từ theo lỗ mũi vào thuận bên tả, hữu hai mạch tiến vào trong thân, đến phần cuối của hai mạch tả hữu nhập vào Trung mạch, thuận theo Trung mạch đi lên, dung nhập vào trong Tâm. Trung mạch thì sung đầy khí của Ngũ khí. ánh sáng màu trắng đại biểu cho Đại viên cảnh trí, ánh sáng vàng đại biểu cho Bình đẳng tính trí, ánh sáng đỏ đại biểu cho Diệu quán sát trí, ánh sang xanh lục đại biểu cho Thành sở tác trí. Như thế như trải qua ngàn giờ định tĩnh, thong thả hô hấp, tinh cần tu luyện thì có thể tâm định rồi xuất hiện không minh vô niệm, cảnh giới của quang minh; phép này thù thắng sâu diệu có thể từ đây mà được Thượng sư gia trì, sinh khởi trí tuệ và tiến thẳng vào Tam ma địa (Định sâu).
    Sau khi quán tưởng ánh sáng trí tuệ bên trong Trung mạch, ánh sáng của Tâm một khi xuất hiện liền quán tưởng ngũ trí tuệ quang này hiện ra bên ngoài đầy khắp hư không và thế giới. Như thế ngày đêm liên tục quán tưởng và tu trì, định tâm bế khí, nếu Tuệ quang phóng ra ngoài thì nhè nhẹ vận dụng khí hạ hành, thong thả hô hấp mà tu. Nhân trung mạch được sự chiếu diệu của Ngũ trí tuệ quang, chung quanh cảnh thất hiện ra cảnh giới ngũ quang hoặc hiện ra ánh đèn, ánh trăng chiếu, ánh sáng đom đóm, khói, mây , sao, minh điểm (điểm sáng), thiên thông, các cảnh tượng … Bấy giờ , ngũ trí tuệ quang sáng sung đầy khắp cả trong và ngoài thấy được cảnh giới quang minh, thấy tự tính mà được diệu chỉ.
    Sự hiện ra của Ngũ trí tuệ quang, đều từ do ánh sáng của bốn luân tập trung vào màu lục của Tâm mà nên. Lấy đây trở lại quán tưởng ánh sáng của tâm thì ánh sáng trong ngoài thân càng dần nhỏ bé lại, cuối cùng trụ vào không tịch (sự rỗng lặng), rỗng sáng tâm tịnh tức là trụ vào trong cảnh giới hư không vô sở hữu hiện ra tính trực thông suốt khắp, trong sạch và sáng suốt; đây chính là trí tuệ của Không minh tự nhiên; từ bản thể trong sạch sáng suốt khắp nơi, tức là bản tính Khong minh đại viên mãn.
    Như đây tu trì liền được niệm tinh thông đạt, ngày đêm phân biệt rõ ràng, Tâm trong lặng cho đến đại trí tuệ các công lực; Phép tu này cũng có thể luyện thành Nhãn thông cho đên các loại thần thông biến hoá khác.
    3- VÔ NIỆM PHÁP :
    Phép này lấy đoạn phân nửa trước của hai pháp Đại lạc pháp và Không minh pháp làm cơ bản; Lợi dụng chú A nhắn trong tâm của phép tu Đại lạc pháp, hoặc Ngũ trí tuệ quang trong tâm của phép tu Không minh pháp liên tục tu tập : Xạ, trì, tu ba pháp - để đạt đến vô niệm kiến tánh làm mục đích.
    a- Xạ pháp : Quán tưởng bên trong phần trong phá trên rỗng của Trung mạch vùng tâm có chữ A màu trắng phóng ra ánh sáng, hoặc quán tưởng trong tâm có ngũ sắc trí tuệ quang – cao độ 3 cm, thở mạnh ra, miệng hô chữ HA 21 tiếng; Chữ A này (hoặc ngũ quang sắc) liền thuận theo Trung mạch bay lên đỉnh đầu, càng cao càng đi xa, cuối cùng tan dần đến không thấy, sau đó lơi lỏng thân tâm, trong khoảng sát này, đoạn ngừng dòng tưởng niệm mà nhập vào định cảnh.
    b- Trì pháp : Lúc trời rỗng không, cực trong sáng, lưng phía sau là mặt trời, mắt chẳng động, nhìn chằm chặp vào trời không lâu lâu, tâm chẳng tán loạn, hô hấp từ từ thong thả, nhập vào tĩnh định, sinh khởi vô niệm trí, hiện ra cảnh không minh. Bấy giờ thần trí thanh tịnh, bên ngoài động tĩnh như thế nào bên trong cũng đều biết, cảm đến lớn không ở ngoài, mà nhỏ không ở trong, không rộng hẹp, phân biệt rõ ràng . Đây là tinh thần thống nhất chỉ duyên vào làm một, tâm chẳng rong ruổi theo cái sở đắc ở bên ngoài; đây gọi là : nội, ngọai mật ‘Tam tầng thiên không’; cảnh giới : Không minh ngoại thiên không, vô niệm nội thiên không và Xính khoả chúng ngộ thanh minh bí mật thiên không; Phép này cũng thù thắng sâu diệu, chẳng có pháp phương tiện và sức gia trì, khó có thể tu hành.
    c- Tu pháp : Tâm chú vào mắt, mắt chú vào không; là yếu chỉ của phép tu. Hành giả tu trì mắt chú nhìn vào thiên không, tâm không tán loạn ắt thành không như đại địa sơn hà, đá sỏi… quán tưởng đều quy về nhất không, gọi là thông đạt mà bình trầm; Tự tâm và cái cảnh không này dung hợp thì cái vọng niệm thô tiêu mất, cũng không có chấp trước xuất hiện, tự thân cũng không, tâm và không không hai không khác, tất cả đều thành trời không không mây, không có cái phân chia, trong ngoài, giữa, ở trong cạnh, trong hang rỗng lớn, tâm không tụ tán mà trụ Xích khoả tự tánh như chân trời , như trời rộng tự nhiên xuất hiện.
    Tu tập ba phép Xạ, Tu, Trì như trên, từ ở sự quán tưởng ống mạch Trung mạch cho đến tự tính bản thể, cái hiện ra tất cả đều là cảnh trong sáng suốt, hang rỗng, bãi rộng, không có cái thô vọng niệm pát sinh, ngày đêm không rời cái cảnh vô niệm, phiền não tự tiêu, Tâm như tế mà chứng được chân đế tất cả như không.
    Cứ như thế tu tập, nhập vào cảnh định, tinh tấn không thôi, có thể đắc nhãn thông và các loại thần thông biến hoá khác, cho đến Định tuệ sung dung, chỉ quán song vân… thành tựu.
    Ba pháp này: Đại lạc, Không minh, Vô niệm ở trên… hành giả có thể lựa tu một pháp, cũng có thể khiêm tu (tu kèm phép này với phép kia).
    (còn tiếp)

    LANFRANCE
    Gia Đình Vô Hình

  2. #2

    Mặc định

    Linh nhiệt thành tựu pháp

    (Cái thứ nhất của Lục thành tựu pháp)
    Linh nhiệt thành tựu pháp là bộ pháp thứ nhất của Tạng mật Lục thành tựu pháp, cũng là cơ sở của lục thành tựu pháp, cũng tức là Chuyết hoá định trứ danh của Tạng mật, là cái sáng tác của Tây tạng Cát cử phái (Bạch giáo) tổ sư đời thứ 24 Phách mã ca nhĩ ba lạt ma. Do bất đan nặc phô thượng sư công khai. Tích kim đạt ngỏ tang đổ cách tây thượng sư truyền dịch ra Anh văn. Biên giả đã từng đem pháp này vào quyển "Mật tông bí pháp" trong đó chọn lọc tinh yếu của linh nhiệt lục thành tựu pháp tức là tư pháp đã đơn giản hoá.
    Theo sự truyền thừa của bạch giáo, thế ngồi nên dùng thấtchí toạ pháp tức là Già phu toạ, đơn bàn hay song bàn ngồi thẳng xương sống duỗi lơi cách mô, hoàn toàn phóng túng (lơi lỏng), đầu cúi phía trước cằm áp vào hầu kết (trái cổ) cũng có thể không cúi đầu vào phía trước lưới chạm nóc, tay tay đặt ở dưới rốn, lòng bàn tay hướng lên, cánh tay đặt ở trên đùi, hai ngón cái chạm nhau, nhắm hoặc chẳng nhắm mắt, tâm duyệt theo hơi thở.
    Trước quán tưởng vị truyền thừa căn bản thượng sư cũng * đại các tổ sư, cùng cầu nguyện đức thượng sư gia trì cho . Các vị thượng sư mỗi mỗi đều dung hoá làm điểm ánh sáng nhiếp nhập vào trong thân ta, cùng với ta hợp thành thể không hai. Nhưng các vị thượng sư thành tựu bạch giáo một đời khó gặp, có thẻ lấy Nặc phô thượng sư làm thượng sư căn bản vì ngài công khai pháp này, chắp tay niệm: "Na mô Nặc phô lạt ma" ít nhất 3 biến.
    1. Tam tam cửu phong sương thức hô hấp pháp
    Tập tam tam cửu phong sương thức hô hấp là khinh điều phong tức điều phong tức lại gọi là "phật phong" nên pháp này và cửu tiết phật phong về cơ bản giống nhau.
    Trước khi hành tam tam cửu phong sương thức hô hấp là Khinh điều phong tức điều phong tức lại gọi là "phật phong" nên pháp này và cửu tiết phật phong về cơ bản giống nhau.
    Trước khi hành tam tam cửu phong sương thức hô hấp, trước nên quán tưởng thân mình trong suốt sáng, trong thân có ba mạch, tức là trung mạch hữu mạch và tả mạch. Trung mạch là căn bản của tất cả cáclinh mạch đều thẳng trong suốt màu đỏ rỗng bốn đặc tính trên thì đến đỉnh môn, dưới thì đạt đến vùng dưới rốn bốn ngón là hai đến luân (tương đương với hôi âm). Trung mạch hai đầu đều bằng, trên lớn dưới nhỏ. Dựa hai bên trung mạch có tả hữu hai mạch, gầy nhỏ như ruột dê, đi lên nhiều quanh đảo đỉnh, từ phía trước nảo bẻ cong xuống, thông vào hai rườn mui. Mạch trái thông với lỗ mũi trái, mạch phạt thông với lỗ mũi phải. Phần dưới rốn ngón tay là chỗ giao hội của ba mạch.
    Tam tam cửu phong sương thức hô hấp pháp.
    Thứ nhất ba lần hô hấp trước dùng mũi phải hít, lỗ mũi trái thở, lúc hít đầu chuyển từ trái sang phải. Thứ ba ba lần hô hấp, đầu chẳng động, hai mũi đều đồng dùng hô hấp ba lần. Đây là lần ba sự hô hấp, làm ba biến, tức là ba lần chín 27 lần hô hấp. Lúc dùng mũi phải thì lấy ngón áp út trái bịt mũi trái, lúc dùng lỗ mũi trái thì dùng ngón áp út phải bịt lỗ mũi phải. Lúc chẳng dùng lỗ mũi thì ngón áp út bịt chặt, lúc dùng thì bỏ ra.
    Biến thứ nhất cửu tức, cực nhẹ và nhỏ (khinh tế), như chẳng còn nghe được hơi thở. Biến thứ thì cửu tức, có thể hơi nghe hơi thở. Biến thứ ba cửu tức, chẳng những có thể nghe hơi thở lại lúc hít vào nên lắc động thân thể.
    Lúc hô hấp cùng có thể quán tưởng, vào lỗ mũi là ánh sáng trắng khi vào tả mạch hay hữu mạch thì biến thành màu đỏ, thuận dọc theo mạch trái hay phải mà đi, lúc từ lỗ mũi ra thì biến thành khí đen, tức là khí bất thanh khiết trong thân.
    2. Linh nhiệt quán tưởng pháp
    Trước khi tu quán tưởng Linh nhiệt, cần đơn giản biến trúc trung mạch trong thân có bảy cái luân, tức là Hải đế luân (Vùng hội âm). Sinh thực luân (ở góc của bộ sinh thực khí). Tề luân (ở vùng rún), tâm luân ở vùng tâm, hầu luân (ở vùng họng), mi gian luân (ở giữa hai mi). Đỉnh luân (ở đỉnh đầu còn có tên là Thiên diệp liên hoa đài).
    Linh nhiệt quán tưởng như bài kệ nói :"A tự bán thể làm điểm quán, phát sinh linh nhiệt bí mật pháp". ở vùng dưới rốn bốn ngón tay là nơi trung mạch và tả, hữu mạch hội họp, quán tưởng chữ A nhỏ như sợi lông tóc, cao khoảng nửa ngón tay, theo tạng văn thì nó khoảng 1cm, dựng đứng sắc màu đỏ khói, nét như bút vẽ, nhỏ mà sáng ánh, phiêu động, phát ra cảm giác nóng, phát ra âm thanh băng băng như gió thổi qua cọng dây.
    Ở trong trung mạch ở đỉnh luân thiên diệp liên dài, quán tưởng chũ HÙM màu trắng, như dạng muốn giáng xuống chất cam lộ. Như thế nhập vào linh tức (khí hít vào) rồi nhiếp linh tức vào trong đường của tả hữu mạch. Linh tức này đi xuống bành trướng từ phần đáy của trung mạch cổ nhập rồi đi lên chạm vào chữ A làm cho tràn đầy các phần bên ngoài, chữ A toàn bộ biến thành màu đỏ. Lúc bấy giờ nên tập trung tinh thần quán tưởng.
    Ngay lúc thở ra, thực tế lỗ mũi xuất khí, song đồng thời nên quang tưởng trong trung mạch, có linh lực lưu chảy màu lam, cùng theo ra với hơi thở.
    Lại ở lúc hít khí rồi bế trụ, quán tưởng từ chữ A màu đỏ phát sinh rahoả diệm, dài khoảng nửa ngón tay, đầu trên nhọn, hừng nóng bốc ánh sáng. Quán tưởng ngọn lửa này, có đặc tính của trung mạch tức là thẳng, sáng, rỗng không và ngọn này chuyển động lung linh dử.
    Lại mỗi sau khi hít hí vào thân ngọn lửa này thăng lên nửa ngón, sau khi trải qua tám lần hô hấp thì thăng đến tề luân.
    Lại trải qua 10 hô hấp, từ tề luân trung mạch phân ra cho các đường mạch đều tràn đầy linh nhiệt.
    Lại tải qua 10 hô hấp linh nhiệt này hạ hành làm tràn đầy các bộ phận bên dưới cơ thể, tức đẩy cho đến ngón chân, làm cho được thông suốt.
    Từ chỗ này lại trải 10 hô hấp, ngọn lửa thăng lên, sung đầy toàn thân, đạt đến tâm luân
    Lại trải 10 hô hấp, ngọn lửa thăng lên, đạt đến hầu luân.
    Lại trải hô hấp, ngọn lửa thăng đến đỉnh luân
    Như thế rồi nhập định
    Như khẩu quyết có nói: "Dần được thần ngưu giáng thành nhủ"Thần ngu là cái Mật xưng của chữ HÙM , A biểu thị cho âm HÙM biểu thị dương, thánh dương hợp với thánh âm, như giáng sửa của Thánh.
    Nói trái lại, lại trải 10 hô hấp, chữ Hùm trong trung mạch đỉnh luân, bị linh nhiệt nấu tan, biến thành BỒ đề "Nguyệt dịch", nhỏ giáng xuống, tràn đầy cho các mạch của đỉnh luận.
    Lại trải 10 hô hấp, nguyệt dịch sang đầy Hầu luân.
    Lại trải 10 hô hấp, nguyệt dịch sang đầy tâm luân.
    Lại trải 10 hô hấp, nguyệt dịch sang đầy tề luân.
    Lại trải 10 hô hấp, nguyệt dịch tràn đầy toàn thân, tức là cho đến các đầu ngón tay, chân đều thông suốt.
    Dẩu linh nhiệt nhu diệu pháp, tóm lại cần làm 108 lần hô hấp.
    Người mới tu tập trong khoảng 1 ngày đêm, nên tu tập như thế 6 lần. Từ đó về sau tập cho thưòi gian hô hấp được kéo dài ra. Thời gian tu tập giảm mỗi ngày còn 4 lần. Sau thời gian tu tập khoảng 30 ngày, một lần hô hấp chiếm cứ khaỏng thời gian tăng lên 50*100
    Tập điều nhiếp thân tâm linh lực, để phát sinh linh nhiệt gọi là "Linh nhiệt thực thi pháp"
    3. Kinh nghiêm về linh nhiệt
    Kinh nhiệm về linh nhiệt có hai: Phổ thông và đặc thù
    Kinh nghiệm về phổ thông linh nhiệt chia làm ba kỳ
    Thời kỳ mới đầu: cảnh giới của tâm và linh lực bình tinh, linh nhiệt cuồn cuộn phát sinh, ngay lúc linh nhiệt mới bừng nóng, tất cả các luân trên luân nhất thì đều khai mở, linh lực đạo nhập nguyệt dịch, các luân đều cảm thấy đau như cảm giác hơi đau của sự giao cấu, đây gọi là thời kinh nghiệm về cái đau, hoặc gọ là thời kỳ noản kinh.
    Thời kỳ hai: Từ đây về sau các luân trải qua một độ thấm nhuần, trao đổi khắp với linh lực và nguyệt dịch đều mở ra, nguyệt dịch tăng thêm nhiều, rót đầy bên trong nó, khiến cho thành thục, chẳng bao lâu liền sinh cảnh giới vô số cứu lạc hửu lậu, kỳ này hoặc gọi là thời kỳ kinh nghiệm cực lạc sinh khởi.
    Thời kỳ thứ 3: từ đây về sau chẳng bao lâu tâm được cái lắng định an lạc bên trong, từ đấy quán về các hiện tượng của ngoại giới không gì không đượcan lạc, đấy là kỳ chính kinh nghiệm của cực lạc. Từ đây sóng vọng tưởng, tự nhiên tịch tỉnh, mà tâm được cảnh giới bản tự tại, tức là chính an chỉ, hoặc cảnh giới của Tam ma địa, hoặc gọi là cảnh giới Vô phân biệt.
    Song từ cảnh giới an chỉ, cùng cảnh giới phi nhất vô giác thọ. Lúc bấy giờ, cần có các cảnh gíc như mây khói, như ảo thành, như ánh mặt trời, như ánh sáng ấm, như ánh đèn sáng, như buổi sớm, như trời không trong tạnh, cho đến vô số các cảnh giới không thể nói trước được, thì hệin ra ở trước mặt của người học.
    Ngay trong thời kỳ bồ đề nguyệt dịch ba lần chuyển, các điểm lành hoặc cảnh tượng thấy được , người học chẳng thể nhìn nhận, nhưng lại chẳng thể cho những người chưa được thấy biết, hay móng vọng mong muốn cho nó hiện ra thấy, nên lấy phương thức chính là thường tu tập linh nhiệt.
    Lúc tác dụng linh nhiệt của người học sinh ra hiệu năng thì người học có thể miến trừ tật bệnh già suy, hay các loại suy tồn của các sinh lý khác và cũng có thể bao lâu chứng được ngủ thông và vô số thắng quả hữu lậu. Ngủ thông là: thiên nhản thông. Thiên nhỉ thông. Tha tâm thông. Thần cảnh thông và túc mệnh thông.
    Sự thù thắng của kinh nghiệm linh nhiệt phát sinh ở chỗ hội hợp của ba mạch, từ chỗ này rót vào linh lực.
    Có 5 loại hiện tượng: như ánh sáng của ánh lửa bạo phát như ánh sáng tăng, như mặt trời, như ánh sáng của thổ tin, như ánh sáng điện chớp, ánh sáng lửa bạo phát màu vàng ánh sáng tăng màu trắng, ánh mặt trời màu đỏ, ánh thổ tinh màu lam, ánh điện chớp màu đỏ lợt, các loại ánh sáng này hợp lại thành ánh sáng màu cầu vồng, bao quanh thân người học.
    Từ ở sự thu hoạch được các thành tựu nêu ở trên, thì chín cửa khiếu của thân (7 khiếu ở trên đầu và cửa đường, tiện, đường tiểu, hợp lại là 9 khiếu). Bốn cửa khiếu của miệng (hầu, lưỡi, môi, nóc giọng) đều đóng thì chẳng thọ chịu các sự kích thích ở bên ngoài và 2 khiếu của tâm (ý chí và ký ức) thì mở. Đây là cảnh nội tại chứng đắc an lạc bên ngoài thì kinh nghiệm được về kiến văn giác tri nhất thiết thời xứ (thấy hiểu biết được ở tất mọi thời mọi nơi), không gì chẳng ph; ải là giòng liên tục của Tam ma địa, nên cái gọi là Thắng an chỉ cánh tức là dây, hoàn toàn an chỉ cảnh tức là đây.

    LANFRANCE
    Gia Đình Vô Hình

  3. #3

    Mặc định

    Nói đên nhị thập thánh cứu độ mẫu chắc nhiều đạo hữu đã được nghe, nhưng ít ai biết rằng nó cúng là một trong những pháp tu tinh tuý nằm trong Tạng mật tu pháp.

    Để giúp Chư đạo hữu tu tập tinh tấn, PhanHa xin tặng chư vị bản AUM TARE TURARE TURE SVAHA dạng mp3, theo địa chỉ ghi ở cuối bài này
    Xin cúng dường tất cả công đức này đến Chư phật, Chư bồ tát, cùng các ân sư.

    NHỊ THẬP THÁNH CỨU ĐỘ PHẬT MẪU
    TU TRÌ PHÁP
    Tạng Mật Ninh mã phái (Hồng giáo) 21 thánh cứu độ Phật mẫu tu trì pháp do Ngài Tây khang Kim cang thượng sư Nặc na hô đồ khắc đồ vào năm 1934 đến Nam kinh truyền pháp, Bấy giờ trong Pháp hội thọ pháp có khoảng hơn 200 người. Thựơng sư khai thị rằng, Pháp này đơn giản gọi là 21 độ mẫu pháp. Tạng mật cho rằng các vị độ mẫu nàu đều là hoá thân của Đắc Quan thế âm bồ tát, tu pháp này có nhiều lợi ích công đức rất lớn. Nếu muốn tăng thêm hiệu nghiệm, thì Lục độ mẫu chú trong 21 độ mẫu có thể tổng quát công đức của 21 độ mẫu. Số lượng ít nhất là phải niệm đủ 100.000 biến; còn các độ mẫu khác, 20 độ mẫu còn lại ít nhất phải niệm 10.000 biến; Lúc niệm chú nên quán tưởng tự luân chú và chửng tử tự của đức độ mẫu ở nơi tâm thì hiệu quả càng lớn, Mặc na thượng sư lại cho rằng, sự đau khổ của người đàn bà riêng rất nhiều, nên tu pháp này ắt có hiệu quả lạ.
    Nay lược thuật phép tu trì của Lục độ mẫu như sau; hai mươi tôn độ mẫu chú niệm tụng pháp đều có thể loại suy:
    Thân ngồi nay ngắn, một niệm chẳng sinh; Trong khoảng sát na quán tưởng tự thân biến thành Lục độ mẫu, đầu đội nón báu ngũ Phật, chổ búi tóc đỉnh giữa nón, có đức A di đà phật hoặc Lục độ mẫu ngồi, lại quán nội tâm có một đoá sen, trên hoa có nhật, nguyệt luân; Nhật luân màu đỏ, nguyệt luân màu trắng, có chữ TAM (chửng tự chung cho cả 20 tôn độ mẫu) đứng chính giữa nguyệt luân; mặt chữ triều về bên trái; ở phía trước, hướng về bên phải có lục độ mẫu chú tự xếp vòng quanh thành dạng tự luân, chủng tử tự và chú tự luân đều phóng ra ánh sáng mầu lục (nếu độ mẫu là màu trắng thì ánh sáng cũng mầu trắng, các độ mẫu khác thì loại suy tương tự …) ; Cúng dường 10 phương chư phật thì 10 phương chư phật cũng phát ánh sáng tương tự.
    Sở hữu công đức của chư phật, tất đều theo áng sáng này hồi nhập vào trong thân mình. Thân, khẩu ý của thân mình tức thành thân khẩu ý của độ mẫu. Trở lại chữ TAM, phóng ra áng sáng chiếu khắp cho tất cả chúng sanh, khiến các sự việc đều như ý, đều thành độ mẫu, phóng áng sáng tương ứng. Lại quán áng sáng này hồi nhập trở lại chửng tử tự trong thân; bấy gìơ mới bắt đầu niệm chú, càng nhiều càng tốt; Lúc niệm, quán ngòai tự luân, riêng có ánh sáng màu lục, từ phía trước hướng chuyển vòng sang bên trái. Niệm xong đem công đức hồi hướng cho tất cả các chúng sanh.
    1. Lục cứu độ phật mẫu :
    Quán tưởng Lục độ mẫu toàn thân mầu lục, sắc mật hiền từ, ngồi bán già phu toạ trên Liên hoa nhật nguyệt luân, hoa sen này có 8 cánh mầu trắng hơi hồng, chân phải duỗi, chân trái co, tay phải trái đều cầm một cành hoa , đầu đội mão báu ngũ phật, thân trên phiêu chàng làm áo, thân dưới mặc quần kép, trong dài, ngoài ngắn, cổ đeo 3 vòng chuổi hạt châu, xâu một dài đến ngực, xâu hai dài đến tim, xâu ba dài đến rốn, đeo bông tai; tay và chỏ đeo vòng xuyến và nhẫn tay các món trang sức để tượng trưng cho sự trang nghiêm.
    20 tôn độ mẫu khác tư thế ngồi phu toạ cùng đội mão, trang sức cũng đồng như Lục độ mẫu, nhưng nhan sắc có hơi khác.
    Lục độ mẫu cũng tức là Quan thế âm bồ tát, làm chủ cho 21 độ mẫu, Lục độ mẫu chú là căn bản cho 21 độ mẫu, Lục độ mẫu chú bao quát tất cả các công đức.
    Lục độ mẫu chú :
    AUM – TARE TUTARE TURE SVAHA
    2. Cứu Tai nạn độ mẫu :
    Quán tưởng đức độ mẫu này thân màu trắng, tay phải kết ấn thí vô uý ấn (cánh tay phải co cong lai, bàn tay mở ra, đặt trước ngực), tay trái ngón cái và trỏ nắm hoa. Niệm tụng bổn tôn chú; tai nạn bao quát tất cả các sự khổ đau cùng các tai nạn về địa, thuỷ, hoả, phong.
    Cứu tai nạn độ mẫu chú :
    AUM-VAJRA TARE SARVA VIGHAM SINTAM KURU SVAHA
    3. Cứu Địa tai độ mẫu :
    Quán tưởng bổn tôn độ mẫu này thân màu lam, tay phải kết vô uý ấn tay trái cầm nắm hoa, trên hoa dựng đứng một chày ngũ cổ kim cang xử. Niệm tụng bổn tôn chú; Địa tai bao quát tất cả địa chấn, núi lở, đất nứt cùng với sự sập đổ nhà cửa.
    Cứu Địa tai độ mẫu chú :
    AUM-TARE TUTARE TURE MAMA SARVA
    LAM LAM BHAYA KURU SVAHA
    4. Cứu Thuỷ tai độ mẫu :
    Quán tưởng bổn tôn độ mẫu này thân màu đỏ, tay phải kết vô uý ấn, tay trái cầm hoa, trên hoa có hoả kính. Niệm tụng bổn tôn chú; Thuỷ tai bao quát tất cả tai nạn về nước.
    Cứu Thuỷ tai độ mẫu chú :
    AUM-TARE TUTARE TURE MAMA SARVA
    VAM VAM JVALA BHAYA SINTAM KURU SVAHA
    5. Cứu Hoả tai độ mẫu :
    Quán tưởng bổn tôn độ mẫu này thân màu vàng, tay phải kết vô uý ấn, tay trái cầm hoa, trên hoa có viên thuỷ tinh châu, bên trong chảy ra nước cam lộ. Trì tụng bổn tôn chú; Hoả tai bao quát tất cả tai nạn về lửa.
    Cứu Hoả tai độ mẫu chú :
    AUM-TARE TUTARE TURE MAMA SARVA
    ROM ROM JVALA BHAYA SINTAM KURU SVAHA
    6. Cứu Phong tai độ mẫu :
    Quán tưởng bổn tôn độ mẫu này thân màu trắng, tay phải kết vô uý ấn, tay trái cầm hoa, trên hoa có núi tu di, trên núi có luân. Trì tụng bổn tôn chú; Phong tai bao quát tất cả tai nạn về gió.
    Cứu Phong tai độ mẫu chú :
    AUM-TARE TUTARE TURE MAMA SARVA
    YAM YAM JVALA BHAYA SINTAM KURU SVAHA
    7. Cứu Thiên tai độ mẫu :
    Quán tưởng bổn tôn độ mẫu này thân màu lục, tay phải kết vô uý ấn, tay trái cầm hoa, trên hoa có chày yết ma. Trì tụng bổn tôn chú; Thiên tai bao quát tất cả tai nạn về sương tuyết, lôi đỉên, mưa đá, hạn hán, lụt lội.
    Cứu Thiên tai độ mẫu chú :
    AUM-TARE TUTARE TURE MA MA SARVA
    MAHA HAMA EHEH BHAYA SINTAM KURU SVAHA
    8. Tăng phước huệ độ mẫu :
    Quán tưởng bổn tôn độ mẫu này thân màu vàng, tướng mạo oai mãnh, tay phải cầm như ý bảo châu, tay trái cầm thiết cầu, cán có đính bảo châu. Trì tụng bổn tôn chú; Phước huệ bao gồm Tiền tài, chức quyền, trí tuệ cùng thần thông.
    Tăng phước huệ độ mẫu chú :
    AUM RATNA TARE SARVA LOKA JNANA VITYA DARA DARA
    DIRI DIRI HRIM HRIM JAH JNANA PUSTIM KURU AUM
    9. Cưú binh tai độ mẫu :
    Quán tưởng bổn tôn độ mẫu này thân màu xanh, tay phải thí vô uý ấn, tay trái cầm hoa, trên hoa có bảo kiếm dựng đứng. Trì tụng bổn tôn chú; Binh tai bao gồm các tai nạn về gươm dao, súng đạn, binh khí...
    Người tu pháp này cần phải kiền thành; Nữ tu pháp này phải thanh khiết từ trong ra ngoài.
    Cứu binh tai độ mẫu chú :
    AUM- TARE TUTARE TURE MAMA SARVA
    TIG TIG TIKSHAN RAKSA RAKSA KURU SVAHA
    10. Cứu ngục nạn độ mẫu :
    Quán tưởng bổn tôn độ mẫu thân màu đỏ, tay phải thí vô uý ấn, tay trái cầm hoa, trên hoa có thiết câu. Trì tụng bổn tôn chú; Ngục nạn bao gồm các tai nạn về ngục tù hình phạt...
    Cứu ngục nạn độ mẫu chú :
    AUM- TARE TUTARE TURE MAMA RAJA TUSTAN
    KRODHA SINTAM KURU SVAHA

    11. Cứu tặc nạn độ mẫu :
    Quán tưởng bổn tôn độ mẫu này thân màu đen, tay phải thí vô uý ấn, tay trái cầm hóa trên hoa có búa sắt. Trì tụng bổn tôn chú; Tặc nạn bao gồm các tai nạn về trộm cướp...
    Cứu tặc nạn độ mẫu chú :
    AUM- TARE TUTARE TURE SARVA CORA
    BHANDA BHANDA TRIGTHUM SVAHA

    12. Tăng uy quyền độ mẫu :
    Quán tưởng bổn tôn độ mẫu này thân màu đỏ, tay phải cầm hoa câu hướng lên trên, tay trái cầm dây. Trì tụng bổn tôn chú; Tăng uy quyền khiến người khâm phục và vợ chồng được thân ái...
    Tăng uy quyền độ mẫu chú :
    AUM- PADME TARE SANTARA HIRH SARVA
    LOKE VASAM KURU HO

    13. Cứu ma nạn độ mẫu :
    Quán tưởng bổn tôn độ mẫu này thân màu đen, tay phải kết vô uý ấn, tay trái cầm hoa, trên hoa cắm một chày hàng ma ba đầu. Trì tụng bổn tôn chú; Ma nạn gồm tất cả các ma tà quái bệnh cùng tai hoạ.
    Cứu ma nạn độ mẫu chú :
    AUM- TARE TUTARE TURE SARVA TUSTAN VIGHNAN
    VAM FAT SVAHA
    14. Cứu súc nạn độ mẫu :
    Quán tưởng bổn tôn độ mẫu này thân màu xám đậm, tay phải kết vô uý ấn, tay trái cầm hoa. Trì tụng bổn tôn chú; Súc nạn gồm tất cả các sự hại về các loại thú không ăn thịt làm thương hại người.
    Cứu súc nạn độ mẫu chú :
    AUM- TARE TUTARE TURE SARVA HAM HAM
    TUSTAN HANA TRASAYA SVAHA
    15. Cứu thú nạn độ mẫu :
    Quán tưởng bổn tôn độ mẫu này thân màu đen, tay phải kết vô uý ấn, tay trái cầm hoa, trên hoa có bốc lửa. Trì tụng bổn tôn chú; thú nạn gồm tất cả sự hại về các mãnh thú ăn thịt người và các động vật khác : gấu, sư tử, sói, cọp, beo...
    Cứu thú nạn độ mẫu chú :
    AUM- TARE TUTARE TURE SARVA HE HE
    CALE CALE BHANDA FAT SVAHA
    16. Cứu độc nạn độ mẫu :
    Quán tưởng bổn tôn độ mẫu này thân màu trắng, tay phải kết vô uý ấn, tay trái cầmấng, trên hoa bình thuỷ tinh chứa đầy chất cam lộ. Trì tụng bổn tôn chú; độc nạn gồm các loại độc thuốc độ, khí độc, độc của các loại trùng, thú, của Thuỷ hoả, phong không của môi trường tự nhiên...
    Cứu độc nạn độ mẫu chú :
    AUM- TARE TUTARE TURE SARVA VISA CALAYA
    HARA HARA FAT SVAHA
    17. Phục ma độ mẫu :
    Quán tưởng bổn tôn độ mẫu này thân màu đen, một mặt, ba mắt, tướng cực phẫn nộ hai tay hợp cầm tam đầu hàng ma xử, lúc gặp phải nạn gấp đem chày này ra xoa chuyển thì ngừng.
    Phục ma độ mẫu chú :
    AUM- KARMA TARE SARVA SATRUM VIGHNAN MARA SENA
    HDHE HE HE HO HO HAM HAM BHINDA FAT
    18. Dược vương độ mẫu :
    Quán tưởng bổn tôn độ mẫu này thân màu vàng, tay phải kết vô uý ấn, tay trái cầm hoa, trên hoa có trái kha tử như mặt trời (tức là Tây tạng thanh quả liên chi diệp, như trên tay của đức phật Dược sư có cầm) phóng ra các tia sáng như cam lộ trừ bách bệnh. Trì tụng bổn tôn chú này có thể miễn trừ các bệnh truyền nhiễm, các bệnh tai ôn dịch.
    Dược vương độ mẫu chú :
    AUM- TARE TUTARE TURE SARVA JVANA SARVA
    TUHGA PRASA MARAYA FAT SVAHA
    19. Trường thọ độ mẫu :
    Quán tưởng bổn tôn độ mẫu này thân màu trắng, tay phải kết vô uý ấn, tay trái cầm hoa, trên hoa có bình trường thọ đầy nước cam lộ. Trì tụng bổn tôn chú này tăng trường thọ, trừ tất cả uổng tử cực ác.
    Trường thọ độ mẫu chú :
    AUM- TARE TUTARE TURE SARVA VAJRA AYUSE SVAHA
    20. Bảo nguyên độ mẫu :
    Quán tưởng bổn tôn độ mẫu này thân màu vàng, tay phải kết vô uý ấn, tay trái cầm hoa, trên hoa có bảo tàng bình, chứa đầy châu báu, không cùng không tận. Trì tụng bổn tôn chú này, bảo nguyên tức là tài bảo.
    Bảo nguyên độ mẫu chú :
    AUM- TARE TUTARE TURE JAMBHE MOHE
    DANNA MEDHI HRIH SVAHA
    21. Như ý độ mẫu :
    Quán tưởng bổn tôn độ mẫu này thân màu vàng, tay phải kết vô uý ấn, tay trái cầm hoa, trên hoa có như ý kết; Trì tụng bổn tôn chú này mọi việc đều như ý.
    Như ý độ mẫu chú :
    AUM- TARE TUTARE TURE GARVA ARTHA
    SIDHI SIDHI KURU SVAHA
    Trên đây là 21 độ mẫu, lúc bình thường thì quán ngài ngồi, lúc cấp bách thì quán ngài đứng. Cái thứ 22 là Tổng tâm chú, là tâm chú bao gồm tất cả công đức của các độ mẫu. Hàng tháng vào ngày 25 là ngày kỷ niệm tất cả các độ mẫu, lấy làm ngày khởi tu rất tốt cho hành giả.
    Độ mẫu tổng tâm chú
    AUM TARE TAM SVAHA
    Lại ở một biệt bản có cứu độ bát nạn độ mẫu chú để trừ chung cho tất cả các tia nạn và sự vô phước không gặp và lãnh hội được Phật pháp để giải thoát chân ngôn :
    AUM TARE TUTARE TURE SARVA PAYANA CANA
    SARVA DIKKHO TARENI SVAHA

    LANFRANCE
    Gia Đình Vô Hình

  4. #4

    Mặc định

    Đây là địa chỉ để doawnload file :
    http://rapidshare.com/files/38457872...utare.mp3.html

    File này có đọ dài 15,41 phút, là câu chú AUM TARE TUTARE TURE SARVA
    được lặp đi lặp lại với giai điệu tiết tấu giúpchu hành giả đi sâu vào nhập định trong thiền quán....
    trong CD Tibetan Buddhism
    Kính mời Chư đạo hữu nghe thử

    PHANHA.(thànhviên TGBN )
    Gia Đình Vô Hình

  5. #5

    Mặc định

    TARA XANH





    TARA TRẮNG






    CHỦNG TỰ CỦA ĐỨC TARA ĐỘ MẪU








    Lokeshvara
    Gia Đình Vô Hình

  6. #6

    Mặc định

    Nếu mình không nhầm thì phần bạn đưa lên đây mới chỉ bằng 1/10 quyển Tạng Mật Tu Pháp tinh túy vì trong quyển đó còn rất nhiều pháp hay khác nữa. Anyway thanks for sharing

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •