kết quả từ 1 tới 10 trên 10

Ðề tài: Cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979: Đã đủ độ chín để viết rõ trong SGK

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979: Đã đủ độ chín để viết rõ trong SGK

    Cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979: Đã đủ độ chín để viết rõ trong SGK

    GS.TS, Nhà giáo Ưu tú Đỗ Thanh Bình, khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khẳng định như vậy về việc đưa cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 vào sách giáo khoa (SGK) mới.



    GS.TS, Nhà giáo Ưu tú Đỗ Thanh Bình

    Nhận định về tầm quan trọng của cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 cần phải được đưa vào SGK mới, GS.TS Đỗ Thanh Bình (ảnh) cho biết: “Cuộc chiến bảo vệ biên giới nay đã được hơn 30 năm, đã đủ chín muồi để đưa vào SGK dạy cho học trò biết. Việc đưa vấn đề này vào sách là rất bình thường vì đó là sự thật lịch sử. Người Trung Quốc có những chuyện không thật mà họ vẫn đưa vào SGK như vấn đề biển Đông, họ đưa vào bản đồ, vào quả địa cầu cho học sinh học. Huống gì đây là sự thật mà ta lại không đưa vào SGK. Ta không dựng nên chuyện, đó là sự thật”.




    - Như GS đã nói, thời gian cuộc chiến này đã đủ độ chín để đưa vào SGK. Vậy với thời điểm hiện nay, đưa chiến tranh biên giới vào SGK thì có ý nghĩa thế nào?

    Nếu tính đến 2015 ra SGK mới thì lúc đó sự kiện này cũng đã được gần 40 năm. Đây là việc làm cần thiết đúng lịch sử, khách quan. Ta không thể quên sự kiện này được. Người Trung Quốc họ viết nhiều cuốn sách dày công khai về chiến tranh Việt Nam. Vậy tại sao ta không đưa cụ thể sự kiện này vào SGK để mọi người hiểu rõ hơn cuộc chiến tranh đó, giống như trước đây ta đã đưa thời phong kiến phương bắc vào sách. Vậy nên việc đưa sự kiện vào sách giáo khoa là chuyện bình thường để giáo dục cho thế hệ trẻ nếu không họ sẽ quên mất chúng ta chỉ có đánh Pháp, đánh Mỹ mà vấn đề bảo vệ biên giới, bảo vệ tổ quốc nhất là thời điểm hiện nay vấn đề biển đảo đang nhạy cảm. Do vậy, cần phải đưa vào.

    Trong cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 đã có rất nhiều người hy sinh như liệt sĩ Lê Đình Chinh. Hàng năm, kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sĩ, tất cả các phương tiện thông tin đại chúng đều nói nhiều đến các thương binh liệt sĩ chống Pháp, chống Mỹ nhưng các thương binh, liệt sĩ chiến tranh biên giới không nhắc tới. Chúng tôi những người dạy lịch sử rất lăn tăn. Do vậy, SGK mới cần đưa sự kiện này vào.

    - Có ý kiến e ngại rằng nếu đưa cuộc chiến này vào SGK sẽ gây mất đoàn kết giữa hai nước láng giềng?

    Chúng ta không sợ mất đoàn kết vì đây chỉ là một bộ phận người dân Trung Quốc gây chiến tranh chứ không phải tất cả nhân dân Trung Quốc làm giống như chiến tranh chống Mỹ trước đây chỉ một bộ phận gây ra chứ không phải cả nhân dân Mỹ. Chính nhân dân Mỹ cũng phản đối cuộc chiến tranh này.

    - Sách lịch sử hiện nay cũng đã nêu đến sự kiện cuộc chiến biên giới nhưng còn sơ sài, ngắn gọn. Theo GS nếu đưa sự kiện này vào sách thì sẽ đưa thế nào?

    Sách giáo khoa viết cách đây gần 10 năm ta đưa vào mức độ như vậy là vừa nhưng nay cần thay đổi.

    Đây là sự kiện lớn nên cần đưa vào một mục lớn trong SGK để kỹ càng hơn. Tôi thấy sách giáo khoa lịch sử chúng ta hiện nay viết khiêm tốn về vấn đề này như sách nâng cao viết 13 dòng, SGK đại trà chỉ đưa gần 10 dòng và chỉ nêu sự kiện chính nhưng chưa mô tả mức độ tàn phá của chiến tranh đó. Cuộc chiến tranh mà Trung Quốc huy động 32 sư đoàn sang đánh 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Cuộc chiến đã tàn phá đất nước ta như thế nào? Hậu quả thế nào? Tại sao họ lại đưa quân sang đánh nước ta? Nhân dân ta dũng cảm chiến đấu thế nào? Chúng ta phải tìm ra nguyên nhân và trả lời tại sao để học sinh hiểu bản chất của vấn đề. Người viết phải làm thế nào để tường thuật khách quan sự kiện và hấp dẫn người học.

    Tôi biết sau 2015 sẽ có SGK mới. Tôi đề nghị cũng khó bổ sung ngay được nhưng nếu đưa vào thì từng mức độ khác nhau ở mỗi bậc học. Lớp 9 thì nội dung cấp độ này, lớp 12 thì cấp độ cao hơn, đưa kỹ hơn, sâu sắc hơn

    - Vấn đề sách giáo khoa lịch sử người học cho rằng quá nặng và khô khan. Vậy đưa thêm vấn đề này vào nếu không khéo sẽ tiếp tục gây quá tải cho học sinh học, GS nghĩ thế nào ?

    Đã là lịch sử phải có sự kiện, sự kiện phải có số liệu. Nếu viết lịch sử mà không có số liệu, không có sự kiện thì nó là chính trị. Lịch sử phải có ngày tháng, mô tả, tường thuật sự kiện. Để viết lịch sử hấp dẫn người học, đó là cái tài của người viết sách.

    - Xin trân trọng cảm ơn GS!



    GS Đinh Xuân Lâm, Hội Lịch sử Việt Nam: “Tôi rất tán đồng đưa cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 vào sách giáo khoa vì đây là vấn đề quan trọng đứng về mặt lịch sử để khẳng định thực tế, để học sinh hiểu rõ lịch sử, tránh nghe những thông tin xuyên tạc. Tuy nhiên, lượng kiến thức đưa vào không cần nhiều, trình bày vừa phải, khách quan. Hội Sử học sẽ phối hợp với Bộ GD-DT để đổi mới về lịch sử trong sách giáo khoa”.


    (Theo Hồng Hạnh/ Dân Trí)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 cần được trình bày trong SGK mới

    - “Chủ trương khép lại quá khứ, hướng tới tương lai không có nghĩa là quên đi quá khứ. Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc 1979 cần thiết phải tiếp tục được đưa vào SGK mới”- PGS.TS Ngô Minh Oanh - Viện trưởng viện Nghiên cứu Giáo dục (Trường ĐHSP TP.HCM) góp kiến khi trao đổi với VietNamNet.







    PGS. TS Ngô Minh Oanh



    Phải tôn trọng sự thật - Thưa ông, có ý kiến cho rằng cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới năm 1979 đã đủ độ chín để đưa vào SGK mới được phát hành năm 2015. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

    PGS.TS Ngô Minh Oanh: Có thể nói rằng, trong lịch sử ít có một dân tộc nào lại độ lượng, vị tha như dân tộc Việt Nam....
    Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 là một sự kiện lịch sử đã được đưa vào trong SGK lịch sử trước đây và trong SGK lịch sử hiện hành. Các nhà biên soạn SGK cũng đã trình bày một cách khách quan, thẳng thắn đúng như bản chất của nó. Sự kiện này cũng cần thiết phải được tiếp tục trình bày trong SGK mới xuất bản năm 2015.
    Cần phải lưu ý rằng, đưa vấn đề này vào SGK mới có ý nghĩa đảm bảo khoa học, tính chân thực của việc dạy học lịch sử cho học sinh.

    - Sự thật lịch sử này vào SGK mới sẽ có tầm quan trọng như thế nào, thưa ông?
    Ta đã đưa sự kiện vào SGK, đã dạy cho học sinh như là những sự kiện trong chuỗi sự kiện của lịch sử dân tộc. Vấn đề là nếu chúng ta không dạy cho học sinh biết sự thật về sự kiện này, thì các em sẽ nắm một cách không đầy đủ về lịch sử dân tộc, trong lúc đó thì báo chí nước ngoài đã đề cập đến sự kiện này một cách thiếu chính xác, thậm chí làm cho mọi người hiểu sai sự thật. Tiếp tục đưa sự kiện này vào SGK lịch sử là chúng ta đang tôn trong sự thật lịch sử và đảm bảo tính khoa học trong việc trình bày lịch sử.
    Chắc chắn sẽ có đa số người Việt Nam sẽ rất ủng hộ việc tiếp tục đưa vấn đề này vào SGK mới, vì đó là sự thật lịch sử. Sự thật vẫn là sự thật, nếu vì trình bày sự thật mà có phản ứng thì chúng ta cũng phải tôn trong sự thật ấy.
    Hơn nữa chúng ta cần phải ghi nhớ công ơn của những người đã hi sinh bảo vệ từng tấc đất biên cương của tổ quốc, cho thế hệ trẻ biết được sự thật đã diễn ra như thế nào. Nếu như không đưa sự kiện này vào SGK cũng có nghĩa những sự thật lịch sử không được nhắc đến, không được ghi nhớ, đến một lúc nào đó thế hệ trẻ của chúng ta sẽ quên đi những sự kiện như vậy ảnh hưởng đến việc hình thành và giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho thế hệ trẻ.
    Đổi mới bắt đầu từ trường sư phạm

    - Nếu đưa vào SGK mới, cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 cần được trình bày những gì để học sinh hiểu đúng và đủ ý?

    Chương trình SGK mới các môn học nói chung sau năm 2015 đã được Bộ GD - ĐT chuẩn bị rất kĩ.
    Đối với SGK Lịch sử, Bộ GD- ĐT đã có tổ chức một hội nghị lớn, hội nghị toàn quốc tại Đà Nẵng bàn về chương trình, SGK và dạy học lịch sử. Tất nhiên, trình bày SGK mới sẽ hướng đến việc đưa những cái gì tinh túy nhất, giảm những vấn đề không cần thiết, những chi tiết rườm rà đồng thời đảm bảo sự cân đối giữa các lĩnh vực của lịch sử. Cụ thể, trước đây chúng ta nặng về trình bày lịch sử chiến tranh, lịch sử quân sự, lịch sử chính trị thì bây giờ phải chú trọng thêm phần lịch sử văn hóa, lịch sử kinh tế và lịch sử của những quốc gia, vùng lãnh thổ, những sự kiện có liên quan đến lịch sử dân tộc.

    Từ chương trình, những nội dung lịch sử được trình bày trong SGK luôn chú trọng nguyên tắc là đảm bảo tính toàn diện, hệ thống và phải tôn trọng sự thật lịch sử như lịch sử đã từng diễn ra.

    Về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới 1979, phải được trình bày đúng sự thật với một văn phong khoa học, một thái độ khách quan, không xuyên tạc hay nhấn mạnh cái gì làm sai sự thật lịch sử. Còn mức độ đưa vào, thời lượng, dung lượng còn phải phụ thuộc vào sự cân đối với các nội dung khác.

    - Việc phát hành SGK mới đòi hỏi nền GD sẽ phải đào tạo một đội ngũ giáo viên đáp ứng được những yêu cầu mới. Theo ông, giáo viên cần phải được đào tạo như thế nào để thích ứng với yêu cầu đặt ra?
    Đội ngũ giáo viên hiện nay của ngành GD- ĐT rất được quan tâm. Đội ngũ giáo viên được đào tạo từ các trường SP hiện nay đã đảm đương nhiệm vụ trong những lần thay sách trước đây, nhưng để đáp ứng được việc thay sách sau 2015 thì cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên hơn nữa.

    Cần thiết phải trang bị cho SV sư phạm thực tế ở trường phổ thông nhiều hơn. Các trường sư phạm phải phối hợp nhiều hơn với trường phổ thông trong suốt quá trình đào tạo giáo viên, trang bị cho sinh viên thành thạo các kiến thức, kĩ năng dạy học, giáo dục, và những hoạt động khác trong trường phổ thông.
    Bộ GD-ĐT cũng đã và sẽ đầu tư rất nhiều cho các trường SP nhất là 2 trường SP trọng điểm Hà Nội và TP.HCM. Nếu như, trước đây việc đổi mới chương trình và SGK thường là bắt đầu ở trường phổ thông, sau đó mới triển khai ở các trường SP thì việc đổi mới chương trình và SGK lần này cần phải bắt đầu từ các trường sư phạm trước hoặc ít nhất cũng tiến hành song song với quá trình đổi mới ở trường phổ thông.
    - Cảm ơn ông!
    • Lê Huyền (thực hiện)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    "Có ý kiến e ngại rằng nếu đưa cuộc chiến này vào SGK sẽ gây mất đoàn kết giữa hai nước láng giềng?"
    TQ nó có sợ mất lòng mình không ?

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hoahuong Xem Bài Gởi
    "Có ý kiến e ngại rằng nếu đưa cuộc chiến này vào SGK sẽ gây mất đoàn kết giữa hai nước láng giềng?"
    TQ nó có sợ mất lòng mình không ?
    Có chớ sao không, bằng chứng là nó chỉ quậy lòng vòng chơi cho zui thôi...:D

    Nó uýnh thiệt thì mệt lắm a! Suốt ngày cứ nói Vn anh dũng kiên cường vô địt hoài mà bị nó quậy đến cái mức như zị mà chưa chịu uýnh lại thì chán bỏ xừ í! :)

  5. #5

    Mặc định

    Một câu hỏi hay.

  6. #6

    Mặc định

    theo mình tất cả các dân tộc sống cạnh người HÁN ,một bị đồng hoá ,mất nước ,hay đều rất kiên cường anh dũng như VIỆT NAM ,trung quốc là cái nôi của phật giáo ,nho giáo, đạo giáo ,lão giáo.... đều đề cao tính trung thực- quân tử ... nhưng quả thực là rất bá đạo !
    1000 người yêu em trong đó có tôi !
    còn 10 người yêu em trong đó còn tôi
    còn 2 người yêu em ,người kia rồi sẽ ra đi ,tôi cũng đi luôn ngu gì ở lại !!!

  7. #7

    Mặc định

    TRUNG QUỐC ƠI ! tại vì sao ???!!!
    1000 người yêu em trong đó có tôi !
    còn 10 người yêu em trong đó còn tôi
    còn 2 người yêu em ,người kia rồi sẽ ra đi ,tôi cũng đi luôn ngu gì ở lại !!!

  8. #8

    Mặc định

    hãy làm sống lại những con số bằng những câu truyện có thật, những thước tư liệu có thật. lịch sử nước nhà sẽ thấm vào các em, chảy trong dòng máu các em. các em sẽ có nghị lực tiếp bước cha anh, lịch sử hướng các em đi đúng đường đưa đất nước trở nên giàu mạnh.
    tôi nghĩ việc đưa vào sách giáo khoa hay không không quan trọng, mà quan trọng là phải làm thế nào để sống lại lịch sử trong mỗi mầm non các em.
    mến!

  9. #9

    Mặc định

    Tàu khựa ơi, tại vì sao? :D

  10. #10

    Mặc định

    Chủ yếu là do nhà nước Trung Quốc che mắt người dân mà thôi. Như sự kiện Thiên An Môn vậy, ai dám hó hé gì đâu. Dân người ta cũng vì đồng tiền nuôi gia đình. Mỗi nhà đều có cái khổ riêng. Những kẻ quan tham, con sâu trong bộ máy nhà nước thì lúc nào cũng có.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 12
    Bài mới gởi: 20-04-2012, 09:16 AM
  2. Trả lời: 20
    Bài mới gởi: 06-04-2012, 11:22 PM
  3. Thượng đế là ai ?
    By kiennguyen in forum Đạo Cao Đài
    Trả lời: 371
    Bài mới gởi: 09-01-2012, 09:31 PM
  4. Thiền học
    By The_Sun in forum Thiền Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 03-09-2011, 08:52 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •