kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: CHÚA CÔNG CỦA SỰ NHẢY MÚA

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định CHÚA CÔNG CỦA SỰ NHẢY MÚA

    có mấy cái số là trang sách nhé mọi ng ^.^
    CHÚA CÔNG CỦA SỰ NHẢY MÚA



    Bắt đầu ngày 8/7/2003





    LỜI NÓI ĐẦU

    …………………….

    Trong một giáo lý đã xuất bản, ngài nói:

    Chìa khoá của mọi sự là sự chân thành thuần tịnh, những nguyện ước vô ngã, động lực trong sạch của ta. Những hành động của bạn và của những người khác có thể không khác biệt đến như thế; sự khác biệt ở trong trái tim, trong động lực mà nhờ nó bạn làm việc. Và đó là cái làm nên mọi khác biệt trong kết quả của những hành động của bạn trong thế giới. Bạn phải có sự thuần tịnh của chính trái tim bạn, sự thuần tịnh của chính thái độ và những ý hướng của bạn đối với người khác và thế giới quanh bạn. Đây là hạt giống của mọi sự an bình nội tâm.

    Khi…

    …………….



    Được hỏi tại sao cuối cùng ngài viết tiểu sử sau khi phớt lờ những thỉnh cầu làm điều đó trong nhiều năm, ngài trả lời: “Cuộc đời tôi là một bài học trong sự vô thường, và vô thướng là vị thầy lỗi lạc nhất của hành giả tâm linh.” Tiểu sử của Chagdud Tuku có thể

    được đọc trên nhiều cấp độ – như một câu chuyện phiêu lưu hóm hỉnh từ đầu tới cuối; như một hành trình tâm linh sâu xa; và như một giáo lý về việc làm thế nào người ta đạt được viễn cảnh của chân lý tuyệt đối giữa sự bất trắc của cuộc đời. Theo đúng nghĩa thì nó gây hứng khởi lẫn khuyến khích, và hết sức thích hợp với bất kỳ ai tìm kiếm ý nghĩa tối hậu trong thời đại được tiên đoán là thảm khốc này.



    Ken Wilber

    Boulder, Colorado 1- DELOG DAWA DROLMA



    Mẹ tôi Dawa Drolma thật khác thường bởi vẻ đẹp, tánh tình dữ dội và sự rộng lượng vô điều kiện của bà. Khi bà còn là một đứa trẻ, gia đình nhận ra phẩm tính cuối cùng gây lo lắng nhất này. “Thưa quý ngài, tôi là một người già cả, không một xu dính túi và đói khát. Xin làm ơn, các ngài có gì cho một người bất hạnh nghèo khổ như tôi không?” Tiếng van nài ai oán của một trong nhiều hành khất đi vơ vẩn tới căn lều của gia đình làm tăng 1

    thêm sự hoạt động nhộn nhịp. Người nào đó sẽ xô đẩy người hành khất với một ít tsampa, một miếng bơ hay có thể là yogurt; người khác sẽ lao tới Dawa Drolma để đánh lạc hướng sự chú tâm tới người hành khất của bà. Những người khác tự đặt mình một cách an toàn bởi những món thờ phượng quý báu và những kho chứa khác nhau của cải của gia đình.

    Nếu cuối cùng thì thân quyến và những người đầy tớ cũng không thể ngăn cản Dawa Drolma, hay tệ hơn, nếu những người hành khất kêu gọi khi những ngưới ấy vắng mặt, thì chắc chắn là bà sẽ lấy một vài món đồ giá trị nào đó trong kho lẫm của gia đình –

    những chén cúng dường bằng bạc, một mẩu lụa Trung Quốc, một vật trang sức cài đầu bằng lam ngọc được ưa thích của bà cô – như vật hiến tặng của bà cho những người hành khất hoài nghi. Lòng bi mẫn của bà thật vô bờ bến và bà khóc than vì nỗi khó khăn của họ. Những bám luyến của bà đối với của cải của gia đình thật nhẹ nhàng, khiến cho họ phải cất dấu nó, mặc dù họ luận bàn giữa họ với nhau là sự rộng lượng tự nhiên của đứa trẻ là một dấu hiệu cho thấy chắc chắn nó phải là một hoá thân phi thường của chính bổn tôn Tara, một hiện thân của trí tuệ và lòng bi mẫn giác ngộ.



    Gia đình chúng tôi, họ nhà Tromge, là một bộ tộc lớn sinh sống trong miền Tromt’har ở miền Đông Tây Tạng. Tromt’har là một cao nguyên, hẳn là cao hơn mười ba ngàn phút (hơn 4.800m) so với mặt biển. Những người hành hương đi từ Tromt’har tới Lhasa, nó ở độ cao mười một ngàn phút (3.300m), thường phàn nàn về bầu khí quyển nặng nề của vùng đất thấp này. Tromt’har là một miền có những hồ ước lấp lánh, những đồng cỏ xanh tươi, những bông hoa mọc trên núi cao và bầu trời rực rỡ, và ở đó hàng ngàn con cừu và bò yak của gia đình được thả cho ăn cỏ. Gia đình tôi, giống như hầu hết các gia đình trong vùng, sống trong những chiếc lều làmbằng lông bò yak đen. Bộ tộc của chúng tôi là một bộ tộc thịnh vượng, và một trong những lều của chúng tôi thì rộng đến nỗi chứa đủ bốn trăm người. Trong toàn miền Đông Tây Tạng, chỉ có một chiếc lều khác là lớn như thế. Thỉnh thoảng, khi các lạt ma và nhà sư tụ hội để điều khiển các buổi lễ lớn thì chiếc lều sẽ đầy ắp người. Tập hội ngồi theo những hàng dài trên những tấm thảm và da cừu Tây Tạng, với các lạt ma cao cấp trên những chiếc ngai ở cuối mút, và mọi người uống nước trà mặn và vui đùa cho tới khi buổi lễ bắt đầu. Sau đó, hơi nóng ấm áp của các ngọn đèn bơ và khói nhang cây tuyết tùng ngập đầy không khí, thì một một giọng hát sâu lắng trong nghi lễ sẽ bắt đầu với phần đệm kinh hoàng của những xập xoã, trống, kèn ô-boa, ốc xà cừ và những chiếc sừng, ngân vang vượt xa căn lều cho tới khi nó tanvào sự tĩnh mịch của bầu không khí loãng nhẹ.

    Có một vài lạt ma chứng ngộ cao cấp trong mỗi thế hệ của gia đình Tromge, và mẹ tôi là người nổi tiếng nhất trong số những người ấy. Bà là một trong năm dakini trí huệ vĩ đại của Tây Tạng – những hoá thân nữ làm lợi lạc cho chúng sinh một cách tự nhiên bằng những hoạt động của các ngài. Terton Jigmed Khakyod Wangpo đã tiên đoán sự sanh ra của bà như một hoá thân của bổn tôn trường thọ Tara Trắng và một nhập thể của Yeshe 2

    Tsogyal, nữ hành giả được tôn kính nhất của Tây Tạng và là bằng hữu tâm linh của Đức Padmasambhava, bậc đạo sư Kim Cương thừa đã truyền bá Phật Giáo ở Tây Tạng trong thế kỷ thứ tám.



    Dawa Drolma cũng là một delog, một người đã vượt qua ngưỡng cửa của cái chết, du hành trong các cõi hiện hữu siêu vượt những gì có thể nhìn thấy đối với con người chúng ta và trở về thuật lại câu chuyện đó. Một ngày kia, Đức Tara Trắng xuất hiện với bà , không phải trong một linh kiến chói ngời nhưng trong hình tướng con người, và bảo bà rằng chẳng bao lâu bà sẽ đau bệnh và chết. Tuy nhiên , nếu bà dứt khoát tuân theo một vài giáo huấn, bà sẽ có thể làm hồi sinh tử thi của bà và làm lợi ích cho những người khác bằng cách giảng dạy kinh nghiệm của mình. Không lâu sau đó, Dawa Drolma có một loạt các giấc mơ xấu tập trung vào ba chị em yêu ma ăn trộm sinh lực của tất cả chúng sinh.

    Với những sợi giây thừng đen và cờ bằng lụa họ cố gài bẫy Dawa Drolma quanh thắt lưng, nhưng bổn tôn Tara đã ngăn cản không cho họ làm thế bằng cách vây quanh bà bằng một vòng tròn bảo vệ. Tuy nhiên , sau cùng thì sự đe doạ trong các giấc mơ quá mạnh khiến Dawa Drolma biết là nó báo trước cái chết gần kề của bà. Bà đi tới chú của bà, ngài Tromge Trungpa Rinpoche vĩ đại, và với sự trợ giúp của ngài thự c hiện những sự chuẩn bị cần thiết, giống như Đức Tara đã chỉ dẫn. Sau đó bà trở cực kỳ đau yếu và đã chết, mặc dù những nỗ lực của nhiều thầy thuốc được mời tới.



    Chính xác là bà đã đặt điều kiện, trong sự hiện diện của một thị giả tên là Drolma, xác bà được tẩy rửa bằng nước nghệ hiến cúng và được mặc quần áo mới. Nó được đặt trong một căn phòng không có một mẩu thực phẩm hay một giọt nước. Cánh cửa được treo màn bằng vải màu xanh dương, được khoá móc lại và niêm phong với dấu hiệu của năm con bò cạp phẫn nộ, và một người đàn ông mặc áo xanh dương đứng gác bên ngoài. Mọi người được cảnh báo hạn chế mọi sự trò chuyện bình thường, chỉ trì tụng các bài cầu nguyện và thần chú. Trong năm ngày và đêm kế tiếp ngài Tromge Trungpa, có vài lạt ma và nhà sư khác đi cùng, liên tục đọc những bài cầu nguyện và cử hành các buổi lễ trong một căn phòng sát bên. Trong sự hoàn hảo của sự canh thức này, Tromge Trungpa đi vào phòng nơi đặt cái xác, nó lạnh giá và xanh xám khi ngài rời nó, và tụng những bài cầu nguyện trường thọ đầy năng lực. Trong tường thuật bà đọc để ghi lại vài ngày sau khi trở về, bà mô tả việc đi trở vào thân bà như sau:



    ………..Trong cuộc hành trình năm ngày như một delog, tâm thức của mẹ tôi, không bị ngăn trở bởi những thúc ép của thân vật lý, đã du hành một cách tự do qua tất cả những cõi giới của tâm, từ các cõi địa ngục với nỗi khổ không ngừng nghỉ, không thể chịu đựng nổi của họ, cho tới những cõi thuần tịnh cao quý nhất của các hiện thể trí tuệ. Trong quãng đời còn lại của mẹ tôi, bất kỳ điều gì bà giảng dạy, bà đều rút ra từ nhưng kinh nghiệm của bà như một delog. Những mô tả của bà về nỗi khốn khổ của các cõi khác thì rất sống 3

    động, và nươc mắt tuôn ra từ đôi mắt bà khi bà nói: “ Dù cuộc đời các bạn có gian khó tới đâu chăng nữa,” bà nói, “ cũng không thể so sánh những khó khăn ở đây với những khó khăn trong các cõi khác.” Không ai nghi ngờ gì là bà đã nói từ kinh nghiệm trực tiếp, và uy tín của bà được tăng lên bởi những thông điệp bà mang tới cho mọi người từ những người bà con đã mất của họ.



    Đặc biệt có một thương gia rất giàu tên là Drilo mà em gái của ông đã mất và hiện đang ở trong một tình trạng đau khổ dày vò. Tình cờ bà ta gặp mẹ tôi và tha thiết xin bà tiếp âm một thông điệp cho Drilo, thông tin cho ông ta vị trí của một vài loại châu báu mà bà đã cất dấu. “Xin bảo anh tôi sử dụng những thứ này cho các buổi lễ và dâng những lời cầu nguyện cho tôi để tôi có thể thoát khỏi nỗi khổ ghê gớm này nhanh chóng hơn.” Khi mẹ tôi trở về cõi người, bà gởi một thông điệp cho Drilo, nhưng ông ta đang bận cắt lông cừu và từ chối – có phần khiếm nhã – tới gặp bà. Vì thế bà gởi cho ông một lá thư nói cho ông ta biết nơi chôn dấu những châu báu đó. Drilo sững sờ, chỉ vì ông ta được biết là những món đồ ấy đã bị thất lạc. Nhờ các hướng dẫn của lá thư mà ông ta tìm thấy chúng, ông quyết định là rấtđáng để tìm gặp mẹ tôi. Cuộc gặp gỡ của họ đã đem lại một sự tiết lộ sửng sốt thứ hai khi bà báo cho ông ta: “Trừ phi ông tiến lên vài bước, ông sẽ tới gặp em ông trong các cõi địa ngục.”



    Drilo trả lời: “Nếu bà có thể nói chính xác cho tôi điều gì tôi phải làm, tôi sẽ thực hiện nó, nhưng chỉ khi nào điều đó ngăn ngừa tôi không phải đi xuống địa ngục nói chung.

    Tôi sẽ không làm bất kỳ điều gì chỉ để đi xuống địa ngục trong một thời gian ít ỏi, và tôi sẽ không thiền định. Tôi là một thương gia, không phải là một hành giả, và tôi sẽ không dâng hiến thời gian của tôi cho sự thực hành.”



    “Thế thì tôi sẽ rất thẳng thắn,” bà nói. “Mỗi ngày ông phải bảo trợ ít nhất một trăm ngọn đèn bơ, mỗi năm ông phải bảo trợ một lần đọc tất cả một trăm lẻ tám quyển Kinh Phật và trong đời ông, ông phải bảo trợ việc xây dựng một bức tường mani.” Một bức tường mani được xây dựng bằng những hòn đá khắc thần chú Om Mani Padme Hung.



    Là một thương gia, việc bảo trợ những sự hiến dâng này đối với Drilo dường như là một món hời, một phương cách tương đối dễ dàng để mua lối ra khỏi địa ngục. Nhưng khi mẹ tôi bảo ông cần đọc thần chú Om Mani Padme Hung hàng ngày, thì ông chùn lại. “Tôi sẽ không làm điều đó. Tôi không có thì giờ.” Hầu như mỗi người Tây Tạng đều trì tụng nhiều lần một ngày thần chú này của vị chúa tể của lòng bi mẫn, Đức Avalokiteshvara, và một số người là những hành giả hết sức đức hạnh đã nhập thất để trì tụng một trăm lẻ tám triệu thần chú này. Drilo ngang ngạnh từ chối việc trì tụng ngay cả một trăm lẻ tám lần cho tới khi một biểu lộ khác của những năng lực của mẹ tôi chuyển hoá được tâm thức ông.



    Mẹ tôi được yêu cầu thực hiện các buổi lễ trường thọ trong bảy ngày cho một Lạt ma tên là Tonpa Tulku. Vào lúc bắt đầu buổi lễ, theo thông lệ, một mũi tên có trang trí 4

    những lá cờ đuôi nheo bằng lụa được đặt trên bàn thờ, và một mẩu giây được cắt cho bằng chiều dài của mũi tên. Nếu chiều dài mũi tên tăng lên trong tiến trình của các buổi lễ, thì đó là một biểu thị rằng độ dài của cuộc đời vị lạt ma cũng tăng lên một cách tương ứng.

    Mẹ tôi trao cho Drilo mẩu giây và bảo ông giữ nó cho tới khi kết thúc các buổi lễ.



    Thông thường thì mẹ tôi là một người cầu toàn về mọi phương diện của nghi lễ. Có những vị sư hiện còn sống nhớ lại những dịp khi bà ném cái chuông qua căn phòng hay đánh mạnh lên đầu họ bằng chiếc kèn trum-pét bằng xương của bà vì họ không chú tâm và phạm một sai lầm ngu xuẩn. Tuy nhiên, trong những buổi lễ trường thọ này bản thân bà có vẻ xao nhãng. Vào ngày cuối cùng bà thực sự ngủ suốt thời khoá buổi sáng, nhưng khi thức dậy, bà bảo thị giả rằng bà đã có một giấc mơ kỳ diệu trong đó một hiện thể trí tuệ đãđem lại một sự ban phước. “Hãy tới thăm bàn thờ.”



    Vị thị giả đi nhưng không thấy có gì đặc biệt. Cho rằng đó là một dấu hiệu hết sức xấu khiến trở về tay không, anh ta nhặt một ít hột giống mù tạc đen. Nhìn chúng, mẹ tôi bối rối và nói: “Tôi không nghĩ là những thứ này. Hãy đi xem lần nữa.”



    Lần này vị thị giả tìm thấy hàng trăm những viên nhỏ rải rác khắp nơi. Những viên thuốc như thế chứa tinh tuý của sự ban phước trường thọ, và sự biểu lộ tự nhiên của chúng được coi như một dấu hiệu không thể nghĩ bàn về sự hiệu quả của các buổi lễ.



    Sau đó mẹ tôi gọi Drilo và họ so sánh sợi giây ông ta đã giữ với mũi tên trên bàn thờ. Chiều dài mũi tên đã tăng lên một inch (2,54 cm), là một dấu hiệu khác cho thấy các buổi lễ đã có kết quả.

    Niềm tin của Drilo đối với mẹ tôi trở nên mạnh mẽ tới nỗi ông không từ chối đọc Om Mani Padme Hung một trăm lẻ tám lần một ngày nữa. Ong không mua một mala (xâu chuỗi) để đếm, vì thế ông đếmsố lần trì tụng trên những ngón tay. Không ai từng nghi ngờ ông đã phạm sai lầm và tụng một trăm lẻ chín lần. Tuy nhiên, ông đi vòng quanh và lẩm nhẩm: “Delog Dawa Drolma Chhen” – “Delog Dawa Drolma vĩ đại” – và ông trở thành người bảo trợ của nhiều đề án về Pháp của bà, gồm cả việc xây dựng một bánh xe cầu nguyện khổng lồ và quý báu chứa đầy những thần chú của bổn tôn Vajrasattva.

    Trong toàn bộ đời bà, người ta tới từ những nơi rất xa để nhận những ban phước của mẹ tôi như một người chữa bệnh. Bà đã tan hoà ý hướng bi mẫn của tâm bà vào những vật thể khác nhau, hầu hết là bằng cách thổi vào nước trong sạch sau khi trì tụng thần chú. Sự hiệu quả của nước chữa bệnh tuỳ thuộc vào niềm tin của người bệnh và năng lực của mẹ tôi để cầu khẩn sự tịnh hoá của trí tuệ và lòng bi mẫn.



    KHONG LAU SAU KHI mẹ tôi trở về từ cuộc du hành của bà như một delog, gia đình quyết định làm một chuyến hành hương tới Lhasa. Đây là một công cuộc trọng đại và rất tốn kém, vì thế gia đình tôi bảo trợ một buổi lễ cầu tài bảo rộng lớn để xin trợ giúp cho chuyến du hành.



    5

    Trong một buổi lễ cầu tài bảo, hành giả cầu khẩn các hiện thể trí tuệ để tích tập và hoàn lại công đức của hành giả – năng lực tích cực,đức hạnh của hành giả - trong hình thức của sự thịnh vượng. Ý hướng là để cúng dường của cải một cách rộng rãi và như thế tô bồi cho hạnh phúc của chúng sinh. Nếu các động lực của hành giả khi thực hiện các buổi lễ là sự ích kỷ, thì công đức được tích tập của hành giả sẽ chỉ đơn thuần bị cạn kiệt và hành giả có thể trở nên còn bần cùng hơn trước.

    Dawa Drolma ngồi ở một vị trí danh dự trong buổi lễ. Vào lúc này, bà đã nổi tiếng là một delog và được công nhận là một siddha, bậc có thành tựu tâm linh phi thường. Vị lạt ma trẻ điều khiển các buổi lễ là Chagdud Tanpai Gyaltsa, tu viện trưởng của Chagdud Gonpa và hoá thân đời trước của tôi.

    Ngài hai mươi bảy tuổi và nổi tiếng là một siddha ngông cuồng, uống một lượng lớn arak và thỉnh thoảng gập làm đôi những thanh kiếm bằng sắt đặc. Giống như các hoá thân Chagdud những đời trước, ngài Chagdud Tanpai Gyaltsan có một sự chứng ngộ phi thường về sự không có thực chất và tánh biến đổi tự bản chất của thế giới hiện tượng.

    Trong việc công nhận mối nối kết sâu xa của ngài với mẹ tôi, vào lúc kết thúc buổi lễ, ngài ban tặng mẹ tôi một chiếc hộp đựng thánh tích quý báu và nói với bà là mối liên hệ của họ chẳng mấy chốc sẽ kết thành quả. Ngài Tanpai Gyaltsan mất không lâu sau đó.

    Sau buổi lễ, gia đình lên đường đi hành hương, đoàn lữ hành của họ gồm các bò yak và ngựa chất nặng những lều, các vật dụng, lương thực dùng trong một năm và nhiều vật để cúng dường các lạt ma cao cấp sẽ cần tới ở Lhasa. Những thân quyến, lạt ma, các vị sư, người phục vụ và những người chăm sóc thú vật hết thảy là một bộ phận của đoàn lữ hành. Do bị đe doạ thường trực bởi các cuộc tấn công của các bọn cướp nên cũng như hầu hết những người hành hương, gia đình tôi du hành trong sự an toàn tương đối gồm số người đông đảo và với những người được vũ trang.

    Trong nhiều tháng đoàn lữ hành gồm những người hành hương đi xuyên qua những ngọn đèo núi cao, hiểm trở, những thung lũng dài và rừng rậm chia cách miền Đông với Trung tâm Tây Tạng. Đôi khi họ dừng lại ở các tu viện, nhưng thường thì họ sống đời du cư, bao gồm tất cả những thú vui và sự gian khổ.

    Một hôm khi đoàn tuỳ tùng đi qua một thung lũng, thình lình mẹ tôi chỉ tay và kêu lên: “Trên kia là một terma giờ đây phải được khám phá!” Đoàn lữ hành lập tức đổi hướng và du hành cho tới khi đi tới mặt tảng đá của một ngọn núi. Theo chỉ dẫn của mẹ tôi, một người đàn ông dùng rìu đập mạnh vào tảng đá và một phiến đá lớn rơi xuống, để lộ ra một p’hurba, hay lưỡi dao nghi lễ, cắm trên hòn đá.

    P’hurba này, giống như những đồ vật và giáo lý linh thiêng khác mà người Tây Tạng gọi là các terma, - “những kho tàng” – được cất dấu vào thế kỷ thứ tám bởi một trong những bậc thầy được tôn kính nhất ở Tây Tạng là Đức Padmasambhava (Liên Hoa Sanh).

    Trong khi truyền bá Phật Pháp giữa xã hội Shama cai trị TâyTạng vào thời đó, Đức 6

    Padmasambhava nhận thấy rất rõ ràng là một vài giáo lý phải chờ một thời gian thích hợp nữa mới bén rễ. Ngài đã cất dấu chúng cho tới khi một vài đại hành giả chẳng hạn như mẹ tôi khám phá chúng và đưa chúng ra sử dụng. Những hành giả này trở thành các terton,

    “nhựng bậc khám phá kho tàng.”

    Thay vì cầm lấy p’hurba, bất ngờ mẹ tôi quay sang cô em gái, là người vì sự ganh tị nên đã thường xuyên dèm pha những thành tựu của bà. “Cô nghi ngờ những khả năng của tôi,” bà nói, “vì thế giờ đây hãy biểu lộ năng lực của chính cô. Cô hãy kéo cây p’hurba này ra khỏi hòn đá.”

    Em gái bà, quá kiêu ngạo nên không từ chối sự thách thức và không để vuột mất một giây phút vinh quang, đã nắm chặt cây p’hurba. Hét lên một tiếng, cô buông nó ra. Nóng hổi như sắt nung, nó đã làm phỏng tay cô. Mẹ tôi bước tới và kéo cây p’hurba ra khỏi hòn đá dễ dàng như kéo một con dao từ thỏi bơ. Bên trong một cái lỗ ở giữa cây p’hurba là một cuộn giấy được viết bằng ngôn ngữ bí mật của “những vị du hành trong Pháp Giới,”

    những hiện thể trí tuệ được biết như những dakini. Bản chữ viết, không thể đọc được ngoại trừ bậc có trí tuệ sâu xa, đã được mẹ tôi khám phá.

    Cuối cùng , đoàn lữ hành vượt qua một cao nguyên cao, hơi khô cằn, nơi có Lhasa.

    Bên trong thành phố, gia đình tôi hành hương tới Cung điện Potala, Điện Jokhang và nhiều thánh địa khác. Họ đã viếng thăm các lạt ma cao cấp thỉnh thoảng sống ở Lhasa, kể cả Ngài Jigdral Yeshe Dorje, Dudjom Rinpoche, vị lãnh đạo tương lai của truyền thống Nyingma của Phật Giáo Tây Tạng.

    Trong thời gian ở Lhasa, mẹ tôi thiết lập mối quan hệ với một lạt ma rất cao cấp của truyền thống Gelugpa là Sera Kharto Tulku. Ngài từng là một terton trong đời trước, và bây giờ là một thiền giả rất có năng lực và tu viện trưởng của một tu viện. Có nhiều tiên tri về ngài trong các bản văn của Padmasambhava. Một bản nói rằng khi ngài và người bạn thân thiết nhất của ngài gặp cảnh tù tôi hay chết yểu thì chẳng bao lâu Tây Tạng sẽ thất thủ.



    Bất hạnh thay, nhiều năm sau, tiên tri này thành hiện thực. Người bạn thân nhất của Kharto Tulku, một lạt ma nổi tiếng khắp xứ Tây Tạng, trở nên bị gài bẫy một cách tình cờ trong một âm mưu chính trị và bị ám sát. Kharto Tulku bị giam cầm trong hai năm bởi quan hệ bạn bè với vị lạt ma này, và đã chết một thời gian ngắn sau khi được phóng thích.

    Vào lúc chết, ngài đứng dậy, giữ tư thế đe doạ của một Bổn Tôn phẫn nộ và duy trì bộ tịch ấy trong hai tuần. Đúng như tiên tri đã đoán trước, những sự kiện Kharto Tulku bị giam cầm và cái chết của bạn ngài đã báo hiệu sự tan rã trong xứ Tây Tạng, nó khiến đất nước dễ bị rơi vào sự chiếm đóng của ngườiTrung Quốc.



    Mặc dù trong truyền thống Gelugpa không cho phép các lạt ma lập gia đình, những cuộc hẹn hò bí mật không được hay biết. Gần lúc mẹ tôi rời Lhasa, bà mang thai một đứa 7

    bé là con của Kharto Tulku. Hai người đã không kết hôn. Thay vào đó, bà trở về Tromt’har với gia đình. Đã ba năm trôi qua từ khi họ ra đi.



    Chẳng bao lâu sau đó, một lá thư được niêm phong gởi cho mẹ tôi của Dzogchhen Rinpoche, một lạt ma được tôn kính khắp Tây Tạng. Ngài viết: “Trong bụng con có một đại tulku sẽ được biết tới là T’hubtan Geleg Palzang. Hãy chăm sóc đặc biệt, hãy giữ gìn hết sức sạch sẽ và chỉ ăn những thực phẩm thanh tịnh nhất trong suốt thời gian mang thai của con.”



    Tulku là một từ có nhiều mức độ ý nghĩa trong tiếng Tây Tạng, nhưng thường thì nó ám chỉ một bậc có sự thành tựu tâm linh phi thường, bậc đã thọ nhận có chủ đích một sự tái sinh đặc biệt để làm lợi lạc cho những người khác. Trước khi sanh ra, vị tulku hướng tâmthức của mình về sự hợp nhất của những bậc cha mẹ đặc biệt khiến cho những tình huống sanh ra và sự giáo dục sẽ là một sự khởi đầu tốt lành cho hoạt động tâm linh.



    Một lá thư thứ hai đến từ Kharto Tulku, nó tiên đoán chính xác những sự kiện trong cuộc đời của đứa con của ông trong bụng mẹ tôi. Mẹ tôi gìn giữ những lá thư nàytận đáy lòng và rất thận trọng trong trời gian mang thai. Tôi được sanh ra vào năm Kim Ngọ, 1930, trên một ngọn núi tên là T’hurgan Lhakhang – “Trú xứ của các vị Trời.”





    2- TULKU

    …………….

    ĐÃ TỚI LÚC để tôi nhận một quán đảnh và thực hành pháp Manjushri (Văn Thù).

    Đức bổn tôn Văn Thù là sự biểu lộ tròn đầy, tự nhiên mọi phẩm tính của sự thông tuệ và hiểu biết siêu việt, và sự thực hành Manjushri tẩy trừ những chướng ngại để nghiên cứu tu tập. Một lạt ma cao cấp, Khanpo Ngawang Nyandrag, đã ban cho tôi lễ quán đảnh và giáo lý về sự thiền định Manjushri và chuẩn bị cho tôi một cuộc nhập thất mười bốn ngày, là cuộc nhập thất đầu tiên của tôi. Trong hai tuần đó tôi không thể ăn một vài loại thực phẩm như thịt, hành và tỏi. Với niềm tin sâu xa, tôi bắt đầu thực hành bằng việc khẩn cầu những sự banphước của các hiện thể trí tuệ và cầu xin những phẩm tính của sự hiểu biết và trí tuệ của riêng tôi sẽ kết quả viên mãn. Đây là những phẩm tính tự nhiên của chân tánh của tâm, nhưng chúng bị ngăn che bởi những tập quán và sự mê lầm của tâm thức vị kỷ.



    …LẠT MA TSE GON, vị khanpo, vài nhà sư và tôi đang ngồi ngoài hiên nhà. Lạt ma Tse Gon đang khâu vá, như ngài thường làm cho mẹ tôi và tôi bởi ngài là một thợ may xuất sắc. Thình lình, tôi thấy anh ngài đang phi ngựa. Bỗng con ngựa sẩy chân và cả người lẫn ngựa ngã nhào xuống đất. Tôi đứng bật dạy, vung tay ra và la lớn: “Ồ, không! Họ ngã rồi!”



    8

    “Có điều gì không ổn?” Lạt ma Tse Gon hỏi. Tôi tả lại quang cảnh đã chứng kiến chỉ xảy ra trong tâm tưởng của tôi. Tôi mô tả nó, nhưng nghĩ là mình đã lầm lẫn.

    Vài tiếng sau anh của lạt ma Tse Gon thực sự đi ngựa tới. Lạt ma Tse Gon hỏi ông chuyến đi ra sao, và ông trả lời: “Hơi gay go một chút. Con ngựa của tôi sụp hố, tôi và nó cùng ngã.” Tuy nhiên, khả năng thấu thị của tôi không đáng tin cậy. Thường thì khi người ta tới hỏi, tôi chẳng thấy gì hết. Tôi không thể thấy khi được yêu cầu; tôi nhìn thấy một cách tự nhiên khi sự việc gì đó xuyên thủng tâm thức bình thường của tôi.



    LẠT MA TSE GON phải vắng mặt vài tháng để cử hành các tang lễ cho người chămsóc thú vật của mẹ tôi. Bỗng nhiên thoát khỏi kỷ luật nghiêm ngặt và sự giám sát thường xuyên, tôi làm một cuộc tổng quậy phá, rồi kết thúc nó với một trong những sự việc đen tối nhất trong thời thơ ấu của tôi.



    Hầu hết mọi người hoặc khoan dung hoặc kiên nhẫn một cách thận trọng đối với tôi, chủ yếu là bởi kính trọng mẹ tôi nhưng cũng vì tôi là một tulku, người đôi khi phô diễn những năng lực phi thường. Tuy nhiên, có những ngoại lệ đối với sự chịu đựng này. Chẳng hạn như mẹ tôi hầu như đánh tôi mỗi ngày, và cô Bidema bạn của mẹ tôi kêu ca sau khi phàn nàn với mẹ tôi mỗi khi cô thấy tôi làm điều gì sai.



    Trong thời gian này mẹ tôi có một người đầy tớ tên là Tashi , cô mười ba tuổi và phụ giúp việc bếp núc. Cô ta hay cho tôi chất váng lấy từ sữa đun sôi, và chơi đùa, kể

    chuyện cho tôi mỗi khi cô rảnh. Mặc dù chỉ biết ba hay bốn câu chuyện, nhưng cô kể rất hay và tôi thích được nghe kể đi kể lại những chuyện ấy. Tashi cũng là một kẻ cắp vặt.

    Mẹ tôi không cẩn thận trong việc nhặt nhạnh những vật cúng dường người ta biếu bà, vì thế Tashi bỏ vào túi một vài món. Cô ta lấy khá nhiều khiến bị để ý, nhưng cô không lo lắng về điều đó, và chắc chắn là tôi không bao giờ tố giác cô. Trong sự ngầm đồng loã, chúng tôi hoà hợp với nhau rất tốt đẹp.

    ……………………………



    ……GEGAN-LA YEU QUÝ CỦA TOI, Lạt ma Tse Gon, vẫn du hành chưa về, và sự kiên nhẫn của mẹ tôi với thái độ phóng túng, ngang ngạnh của tôi đã chấm dứt. Bà quyết định ngày nghỉ của tôi đã kết thúc và mặc dù Lạt ma Tse Gon vắng mặt, sự tu tập của tôi phải lập tức bắt đầu lại. Để giám sát việc tu tập của tôi, bà tuyển chọn một trong những lạt ma dữ dội nhất trong vùng Tenp’hel Gonpa là Lạt ma Wanga.

    Từ

    wang có nghĩa là “đầy năng lực,” và Lạt ma Wanga sống xứng đáng với danh hiệu của ngài. Nếu các nhàsư và lạt ma đang tham dự vào cuộc trò chuyện ngẫu nhiên và những người tình cờ nhìn thấy ngài đi tới có thể sẽ lủi trốn mất, còn những người ở lại ngưng cuộc trò chuyện của họ, ngồi thẳng người và hết sức yên lặng cho tới khi ngài đi qua. Ngài không nói gì với họ, nhưng vẻ cau có của ngài dường như đãkích hoạt tâm thức 9

    họ. Những người ngồi trong cùng căn phòng với ngài cảm thấy nóng nẩy và không thoải mái. Ngài không bao giờ nói đùa, hiếm khi mỉm cười và chẳng bao giờ vi phạm giới luật nghiêm nhặt của riêng ngài.



    Mẹ tôi sắp xếp cho một nhà sư hộ tống tôi tới nhà Lạt ma Wanga, chất đầy một leg khổng lồ thịt bò yak khô, một bao lớn tsampa và một thỏi bơ lớn.



    3- NGƯỜI BẮN CUNG



    Tôi đang chơi một mình trên tảng đá trồi trên mặt đất trong sân nhà mẹ tôi, và trong sự thôi thúc, tôi quyết định thiền định. Tôi vừa lên bốn tuổi và không thọ nhận sự giảng dạy thiền định chân chính nào – tôi chỉ biết cách ngồi trong tư thế đúng đắn, đó là điều tôi đã làm. Thình lình một yogi xuất hiện trước mặt tôi. Mái tóc ông được bện thành một cái búi và trắng như tuyết. Râu mép và bộ râu cằm lưa thưa cũng trắng và nổi bật trên làn da màu nâu sậm của quả hạch. Ong mặc một áo trắng quấn quanh người và một bên vai. Bàn tay phải cầm một cái trống chod và bàn tay trái cầm một cái chuông, và ông hát đoạn kệ: Hãy cắt đứt những ý niệm đu đưa từ những hình tướng nhị nguyên: A Ah!

    Hãy an trú trong thành trì của giác tánh xuất hiện-tự nhiên: A Ah!

    Đừng động lay từ năng lực không ngừng nghỉ của giác tánh: A Ah!

    Giống như trò nô giỡn của trẻ con, không có gì để từ bỏ, không thứ gì để bám nắm! A Ah!



    Ong tiếp tục điệp khúc trên tụng đọc nhiều đoạn kệ khác mà giờ đây tôi không còn nhớ. Khi ông ngưng đọc, ông biến mất một cách tự nhiên như sương mù tan vào ánh nắng mặt trời. Sau khi ông ta đi, tôi tiếp tục ngồi, vô niệm, trong sự tỉnh giác trống trải.



    Tôi đi tới chỗ mẹ tôi và kể cho bà nghe, bà đang ngồi với trò chuyện với một người bạn, một nhà sư lớn tuổi được gọi là Lạt ma Atse. Tôi mô tả thị kiến của mình và lập lại những câu kệ tôi đã nghe. Vào lúc đó hầu như tôi có thể nhớ tất cả những điều đó. Mẹ tôi rất trầm tĩnh, và Lạt ma Atse nói: “Con đã nhìn thấy siddha (thành tựu giả) vĩ đại và cha của thực hành chod, Ngài P’hadampa Sangye. Những câu kệ của Ngài là một sự giới thiệu trực tiếp vào bản tánh của bổn tâm con và là một tiên tri về cuộc đời con.” Mẹ tôi và ngài đều khuyên tôi không được nói với ai về điều đó.

    Về sau này thỉnh thoảng Lạt ma Atse ban cho tôi một quán đảnh và giáo lý đầu tiên của tôi là thực hành chod. Trong những năm tiếp theo tôi cũng đã được nghe những giáo lý chod khác từ những vị Thầy khác, và mỗi lần nghe nó tôi lại khám phá những sự thẳm sâu mới mẻ trong ý nghĩa không thể thấu suốt của thực hành này, là pháp nuôi dưỡng sự rộng lượng (bố thí) siêu phàm. Hành giả cắt đứt những tham luyến và chấp ngã tận gốc rễ trong 10

    tâm thức và thực hiện một cách vô uý một cuộc cúng dường mọi sự thật rộng lớn, ngay cả thân thể của chính họ, cho bất kỳ ai cùng tham dự nó, những người giúp đỡ và những người làm haị thì cũng như nhau. Trong trường hợp những người làm hại, ước nguyện của thực hành chod là những người này sẽ hài lòng bởi sự cúng dường tới nỗi họ tự chế không gây tác hại và sẽ xoay chuyển tâm thức về đức hạnh. Do đó, chod là một thực hành chữa lành có thể làm lợi lạc những ai bị phiền não bởi những thế lực tiêu cực, những thế lực bên trong của bệnh tật và rối loạn tâm thức, hay những thế lực bên ngoài của những chúng sinh gây tổn hại và ma quỷ. Nỗi khổ của những người bị phiền nhiễu và những thực thể

    mang lại phiền nhiễu đồng thời bị quét sạch.

    Khi tôi lên khoảng tám tuổi, một vài người đến từ một làng ở cách đó mười lăm dặm và khẩn cầu mẹ tôi trở về với họ để cử hành một lễ chod. Có một trận dịch khủng khiếp trong miền của họ, có thể là bệnh nhiễm khuẩn trên gia súc, mặc dù họ không biết tên nó. Những súc vật của họ bị những vết thương lộ ra ngoài và chúng bị đau gan khủng khiếp. Nếu người ta chạm vào máu của một con vật bị nhiễm bệnh thì họ cũng bị bệnh.

    Một số người đã chết và đàn thú bị nguy hiểm. Bởi mẹ tôi không thể đi vào lúc đó, bà đề nghị để tôi thay thế. “Hãy tin tưởng,” bà trấn an họ. “Kết quả sẽ hoàn toàn như thể là tôi có mặt ở đó.”

    Tôi đi ngựa với những người làng và chín hành giả xuất sắc, kể cả Lạt ma Tse Gon và Lạt ma Atse. Đây là lần đầu tiên tôi đóng vai trò một vị Thầy vajra (kim cương), Lạt ma chủ trì. Tôi ngồi trên ngai cao nhất và chịu trách nhiệm việc sắp xếp buổi lễ. Ở bề ngoài thì điều này có nghĩa là tôi cần phải biết những bài ca chod phức tạp theo trình tự và tự đệm bằng chuông, trống và kangling, một loại kèn trum-pét bằng xương đùi. Ở bên trong thì có nghĩa là sự thành công của buổi lễ tuỳ thuộc vào một quy mô rộng lớn năng lực của ý hướng có ích lợi của tôi, sự quán tưởng và khả năng của tôi để hoàn tất sự cúng dường nhờ việc thiền định. Trong ba ngày tôi thực hiện thực hành rộng lớn. Trong một tiết mục một hành giả làm một bộ tịch của P’hadampa Sangye khiến Lạt ma Atse trào nước mắt vì phát khởi niềm tin. Không lâu sau đó bệnh dịch chấm dứt.



    CŨNG TRONG KHOẢNG THỜI GIAN Lạt ma Atse dạy tôi pháp chod, ngài cũng dạy tôi p’howa, sự chuyển di tâm thức. Thực hành này được làm vào lúc chết hay không lâu sau khi chuyển di tâm thức của người chết từ bardo – trạng thái trung gian giữa một sự sinh ra và một cái khác – tới một cõi tỉnh giác thuần tịnh chẳng hạn như cõi tịnh độ của Đức Phật A Di Đà. Trong những cõi tịnh độ không có đau khổ, và chúng sinh có thể thành tựu con đường dẫn tới sự giác ngộ viên mãn một cách hỉ lạc, không bị những chướng ngại.

    Nếu sự chuyển di không thể được thực hiện để dẫn tới cõi tịnh độ, thì ít nhất nó có thể

    được sử dụng để ngăn ngừa nỗi đau khổ to lớn và hướng dẫn sự tái sinh như một con người được sinh ra may mắn hay trong những cõi cao khác. Những người Tây Tạng nương tựa 11

    vào các Lạt ma để thực hiện pháp p’howa cho những thân quyến đã mất của họ, và khi một thành viên trong gia đình chết, nhiều lễ cúng dường được thực hiện để phát triển công đức và bảo đảm rằng sự chuyển di được thành tựu. Thực ra, p’howa là một thực hành tương đối dễ học và thành tựu đối với bản thân ta, nhưng cần có năng lực và sự thiện xảo to lớn để thành tựu cho người nào khác. Khi dạy dỗ tôi, Lạt ma Atse nhấn mạnh vào sự quán tưởng mạnh mẽ, nhưng ngài chú trọng động lực thanh tịnh hơn nữa. “Hãy nghĩ về người chết. Hãy nhớ rằng họ đã mất mọi sự họ quý mến kể cả thân thể của họ, họ bị tung vào một nơi không có sự giúp đỡ, không có chỗ để ngồi, không thực phẩm để ăn và không ai nương tựa ngoại trừ con để giải thoát họ khỏi sự hỗn loạn của bardo hay khả năng phải chịu một sự tái sinh khó khăn. Hãy nghĩ về những thân quyến đã mất người thân yêu của họ. Những gì họ có thể làm thì rất giới hạn. Họ hy vọng ở con. Hãy thiền dịnh tự sâu thẳm của lòng từ và bi của con, và thiền định về sự thành tựu của pháp chuyển di. Mặt khác con sẽ đánh hỏng người chết, con sẽ đánh hỏng người sống và con sẽ đánh hỏng bản thân con bằng việ phá vỡ hứa nguyện của con với họ.”



    BAY GIỜ TRỌNG TAM việc dạy dỗ của Lạt ma Tse Gon di chuyển từ việc chỉ giản dị giảng dạy cho tôi tới việc đọc và viết để củng cố một nền tảng vững chắc cho việc hiểu biết Phật Pháp. Tôi đã nhận các quán đảnh về nhiều thực hành Bổn Tôn, kể cả những quán đảnh Chakrasamvara, Vajra Yogini và Guru Rinpoche Phẫn nộ. Tôi nhận từ mẹ tôi một kho tàng thực hành trường thọ.

    Tôi đã nhận một trong những thực hành trong một cách thế phần nào không bình thường. Một hôm Lạt ma Tse Gon và tôi đi bộ tới một nơi gần Tenp’hel Gonpa nơi có một kho satsa, những hình tượng đúc nhỏ mà những người Tây Tạng thực hiện như một hoạt động sùng mộ, và nhiều trang thể loại khác nhau của những bản văn Giáo Pháp. Những bản văn Tây Tạng gồm có những trang giấy hình chữ nhật rời được kẹp giữa hai miếng bìa cứng, và đôi khi một vài trang được đặt không đúng chỗ. Bởi người Tây tạng coi ngay cả một lời Giáo Pháp duy nhất – Phật Pháp cao quý – là linh thiêng và đáng tôn kính, nên họ đặt những trang giấy cũ ở một nơi đặc biệt.

    Khi chúng tôi tới, chúng tôi nhận ra là tiết xuân muộn đã gây cảm hứng khiến những người khác cũng đi tản bộ ở đó. Lạt ma Tse Gon gia nhập vào nhóm những tu sĩ và dân làng tụ họp lại, chuyện vãn và đùa bỡn, giữa những bãi cỏ và hoa. Tôi nhập vào nhóm những đứa trẻ đang trèo lên nhà kho và chơi đùa với những satsa. Một trang của một bản văn rơi ra ngoài giữa những satsa và bị cuốn xuống mặt đất. Bất thình lình một người đàn ông xuất hiện trong bộ quần áo rất kỳ cục. Ong ta mặc một áo choàng ngoài, nhưng không giống y tu sĩ hay chuba của cư sĩ, và đội một cái mũ rộng vành khổng lồ, kỳ dị. Không ai trong miền của chúng tôi ăn mặc theo kiểu đó. Ong ta nhìn tôi và nói: “Nyima Odzer!”

    Lúc đầu tôi không trả lời bởi tôi quên rằng Nyima Odzer là một trong những danh hiệu 12

    của tôi. Những người Tây Tạng thường có nhiều hơn một tên bởi theo phong tục thì người ta nhận Pháp danh mới khi nhận lãnh quán đảnh từ một Lạt ma vĩ đại.

    “Nyima Odzer! Đây là tên của ông!” Ong ta nhặt trang bản văn rơi trên mặt đất và đưa nó cho tôi. Đó là một thực hành rất ngắn của Bổn Tôn thiền định Hayagriva. Sau đó ông ta đi mất. Những đứa trẻ khác và tôi đi vượt qua những người lớn, và một đứa trẻ hỏi:

    “Người đàn ông đội nón đen là ai?” Không ai trong số những người lớ nhìn thấy ông ta, nhưng tất cả những đứa trẻ đều thấy. Mọi người cho rằng điều này thật kỳ lạ bởi ở một nơi trống trải như thế kẻ đến người đi thì rá6t dễ thấy. Sau đó tôi đưa cho họ coi trang bản văn mà ông ta đưa cho tôi. “Có lẽ đây là dấu hiệu cho thấy con nên thực hành pháp này,” Lạt ma Tse Gon nói. Tôi không thể nhận lễ quán đảnh ngay lập tức, nhưng cuối cùng thì tôi đã nhận và thực hành trở nên rất quan trọng đối với tôi.



    LẠT MA TSE GON đã trở thành vị Thầy hướng dẫn của kỳ nhập thất ba năm được chỉ đạo bởi vài Lạt ma và tu sĩ tại Tenp’hel Gonpa năm tôi tám tuổi. Tôi đi cùng với ngài và lắng nghe khi ngài giảng những phương pháp chuẩn bị. Hầu hết những con đường của Phật Giáo Kim Cương thừa Tây tạng đều bắt đầu với bốn sự suy niệm: sự quý báu của việc sinh ra làm người như một cỗ xe cho sự thành tựu tâm linh; sự vô thường và cái chết; nghiệp luật về nhân và quả; nỗi đau khổ rộng khắp đối với mọi chúng sinh bị mắc bẫy trong những cõi hiện hữu bị quy định bởi tham, sân và si. Tôi đã suy niệm mỗi một trong bốn sự quán chiếu này rất sâu xa, nhưng sự suy niệm về vô thường và cái chết đã gây nên những biến đổi sâu xa nhất trong tâm thức tôi. Tôi đã quan sát trò nô đùa của các hiện tượng tỉ mỉ tới nỗi cuối cùng thì tôi thực sự nhận ta rằng chúng không có sự kiên cố, vững chắc, không có điểm cốt lõi không thể biến đổi. Tôi đã kinh nghiệm tính chất như mộng của mọi sự. Tôi có thể nhìn xuyên thấu một tảng đá mòn hay một toà nhà hoặc một miếng sắt với sự hiểu biết của tôi và hiểu một cách trực tiếp rằng những thành phần của chúng đã gặp gỡ nhau, kết hợp lại và sẽ đi tới chỗ tan rã. Không có điều gì gắn bó với nhau mãi.

    Sự chứng nghiệm đầy đủ bản tánh của lẽ vô thường hoàn toàn cắt đứt sự tham luyến.

    Chứng nghiệm của tôi không trọn vẹn như thế. Mặc dù vậy, tôi đã thôi nương dựa quá nhiều vào chân lý hiển nhiên của thế giới hiện tượng thông thường.



    NGƯỜI THI SĨ GIÀ mù và cụt chân, nhưng khi ông ta hát những anh hùng ca của Gesar thì chúng tôi thực sự sống trong những câu chuyện của ông Ong có thể hát những bài ca này trong một tháng và không bao giờ lập lại. Chúng tôi tôn kính bản thân Gesar, người chiến sĩ tối thượng mà những trận chiến của ngài mang lại cho ngài một phần khá lớn của miền Trung Á, những thiện xảo tâm linh của ngài đem lại sự giải thoát cho cả bằng hữu lẫn kẻ thù. Chúng tôi cười ông chú xảo trá cỉaGesar, đóng vai trò một anh hề làm cản trở để có lợi cho sự phát triển của Gesar. Chúng tôi theo đuổi từng vấn đề đàm 13

    phán ngoại giao và từng trận đánh như thể nó là một sự kiện hấp dẫn trong đó chính chúng tôi tham gia vào. Bởi miền Tenp’hel Gonpa là trái timcủa vương quốc của Gesar, nên đối với tôi những câu chuyện đã làm cho xứ sở trở nên sống động với những tiếng móng guốc thình thịch của những con ngựa tráng lệ và vẻ lộng lẫy của những chiến sĩ can trường.

    Những câu chuyện Gesar đã kích động tánh yêu thích vũ khí của tôi. Tôi có một cây cung và một mũi tên, và tôi là một cung thủ chính xác nếu mục tiêu không lay động. Tôi không nề hà gì khi nhắm những con vật, nhưng bởi tôi không thể chịu đựng nổi viêïc nhìn ngắm chúng khi bắn nên thật may mắn là tôi chưa bao giờ bắn một con vật nào. Tuy nhiên tôi đã nhắm không hề nao núng và hoàn toàn có chủ ý giết chết một con người, đó là vị phối ngẫu của mẹ tôi – cha dượng Sodga của tôi. Ong vô cùng đẹp trai, rất hoà nhã, lúc nào cũng tốt lành với tôi và là một người trì giữ sự chứng ngộ vĩ đại, người đã biểu lộ sự thực hành tuyệt hảo trong suốt cuộc đời. Tôi nhận thấy sự hiện diện của ông thật không thể chịu đựng nổi, nó là một sự xâm phạm vào mối ràng buộc mãnh liệt của tôi với mẹ tôi.

    Nó là chất xúc tác làm cho những độc tố trong tâm tôi trở thành một sự bộc phát dữ dội.

    Vấn đề mà tôi chọn là việc ông cột một cái túi đựng những món hấp dẫn.

    Khi người ta tới thăm viếng mẹ tôi, họ thường mang tới cho bà những tặng phẩm gồm trái cây phơi khô, kẹo, phó mát phơi khô và bột chiên. Một số trong đó là kẹo quý đến từ Trung Quốc. Mẹ tôi để mọi thứ trong một cái túi và tôi được tự do sử dụng những món hấp dẫn này. Sau khi Sodga tới, ông ta cột cái túi lại. Ong không từ chối tôi bất kỳ thứ gì trong đó mà tôi muốn, nhưng trước hết tôi phải hỏi bởi ông sử dụng những món hấp dẫn trong thực hành của ông như những vật cúng dường một mạn đà la của các Bổn Tôn.

    Tuy nhiên, vào lúc đó sự rộng lượng của ông ít gây ấn tượng trên tôi. Tôi nhìn sợi dây cột cái túi hấp dẫn và tôi lập kế hoạch giết ông ta.

    Một hôm khi ông đang ngồi bên cạnh cửa sổ, phía sau đầu ông nhô lên trên ngưỡng cửa vừa đủ để nhìn thấy, tôi đã nhắm một mũi tên và bắn vào đầu được cạo sạch của ông.

    Sau đó tôi chạy thoát thân. Chaỵ được khoảng một trăm yard (khoảng 91m) thì tôi quay lại nhìn. Thay vì một thân người ngã gục, tôi nhìn thấy cha dượng của tôi gập người lại cười rũ rượi. Ong ta chỉ vào tôi và và còn cười thêm nữa. Tôi hoài nghi, rồi phẫn nộ. Bắn trượt phát tên và để cho kẻ thù sống sót và cười nhạo – cả một sự mâu thuẫn của lý tưởng chiến sĩ của tôi! Thực vậy, tôi đã không bắn trượt. Mũi tên làm xước da ông ta rồi đổi hướng và cắm vào một cây cọc. Cha dượng tôi có những năng lực tâm linh phi thường, và định mệnh không bắt ông phải chết bởi mũi tên của một đứa trẻ ganh tị.

    Không có điều gì lập tức xảy ra bởi mẹ tôi đi vắng, nhưng khi bà trở về và tôi chạy tới đón mừng, bà bắt đầu đánh tôi. Tôi nghi ngờ là chính Sodga đã thuật lại cho bà sự việc xảy ra, nhưng hiển nhiên là những người khác đã làm điều đó, và bà đang nổi cơn nóng như lửa. “Tại sao, tại sao, tại sao con làm thế?” bà hỏi, lắc người tôi và liên tục đánh tôi thật mạnh bằng tay. Ở một mức độ nào đó, tôi trả lời bà: “Con là con trai duy nhất của mẹ, 14

    và nếu mẹ nghĩ rằng người đàn ông này quan trọng hơn con, thì con sẽ ra đi.” Tôi tuột khỏi tay bà và thoát ra cửa.

    Đó là cuối buổi chiều và tôi leo lên núi phía sau nhà. Tôi tiếp tục leo một hồi lâu, tới một độ cao hơn khoảng cách. Khi nhìn xuống tôi có thể thấy ngôi nhà của chúng tôi ở trên dốc đứng, thung lũng dài nằm dưới nó và những con yak và ngựa nhỏ xíu di chuyển ngược xuôi. Màn đêm buông xuống. Tôi quyết định đi tới nhà người chăn thú và ở với ông ta vô hạn định. Sau đó, trong không gian yên tĩnh của vùng núi, tôi nghe tiếng những con ngựa. Hai người cưỡi ngựa trên đường. “Lại đây với chúng tôi, Tulku,” một người nói: “Mẹ ngài phái chúng tôi đưa ngài về nhà, và trời gần tối rồi.” Ong ta xuống ngựa và không phản đối, tôi để ông ta nhấc bổng lên yên ngựa. Ong cầm dây cương để điều khiển con ngựa của tôi, và tất cả chúng tôi quay về trong sự yên lặng. Khi tôi nhìn thấy mẹ tôi, bà đỡ và ôm chặt lấy tôi, cả hai chúng tôi cùng khóc. Không ai nói gì nữa về việc bắn tên. Sodga quyết định dạy tôi Bodhicharyavatara (Bồ Tát Hạnh), bản văn cổ điển của Shantideva giải thích mọi cấp độ của công hạnh của Bồ Tát như người chiến sĩ tỉnh thức, là người sử dụng từng giây phút trên con đường giác ngộ như một cơ hội để làm lợi lạc cho người khác. Tôi nhận thấy việc giảng dạy của ông thật kỳ diệu.



    EM GÁI CÙNG MẸ KHÁC CHA của tôi sanh giữa mùa đông khi tôi lên muời. Khi Lạt ma Tse Gon đi tới nhà mẹ tôi buổi sáng ngày em được sanh ra, ông tìm thấy một bông hoa nở trong tuyết. Mọi người đồng ý rằng đây là một điềm lành. Khi em lớn lên, rõ ràng là em không phải là một đứa trẻ bình thường. Có những ngày em thức dậy vui vẻ, hát tụng thần chú lớn tiếng và lễ lạy đầy năng lực. Những ngày khác em ngủ dậy rầu rĩ, đứng trong góc nhà càu nhàu và ném ra một cơn thịnh nộ nếu có ai lại gần.



    Cũng như với tôi, mẹ tôi đã nhận sự sự tiên báo tốt đẹp là sẽ có một đứa con khác thường. Trong một miền cách Tenp’hel Gonpa năm ngày đi ngựa, một người đàn bà lạ tên là Ugdron sống dưới gầm cầu. Bà ta rất béo tốt, mặc dù bà không có thực phẩm hay bất kỳ nơi nương tựa bên ngoài nào. Con chó của bà cũng rất mập và khoẻ mạnh, dù chẳng bao giờ người ta thấy nó ăn. Dân làng bên không thích và sợ bà ta, nhưng họ để mặc bà ta sống một mình cho tới khi một nạn hạn hán kéo dài hoành hành vùng này. Trong sự tuyệt vọng, những dân làng quyết định rằng người đàn bà là một quỷ ma và là nguồn gốc nỗi khổ của họ. Một đám đông tập hợp và kéo xuống cầu. Họ bắt giữ bà, bó lại và ném xuống sông cho chết đuối. Trước sự sửng sốt của họ, bà không chìm mà nổi ngược dòng.



    Một cuộc bàn cãi sôi nổi xảy ra sau đó. Cuối cùng thì những người không nghĩ rằng việc thả trôi bà là khôn ngoan đã thắng thế. Họ vớt bà lên và thả tự do cho bà, sau đó họ hỏi ý kiến vài vị lạt ma cao cấp về bà. Các vị lạt ma nói rằng bà không phải là một quỷ ma, mà là một hoá thân của bổn tôn Dorje P’hagmo. Mọi người để mặc bà sau sự việc đó và nhìn bà với sự tôn kính. Khi những đoàn hành hương vươt qua cây cầu của bà, Ugdron 15

    chào đón họ, hỏi tên và hỏi họ từ đâu tới. Họ trả lời và bà mô tả phả hệ của gia đình họ trong và thế hệ trở lại, gồm cả nơi tái sanh của người đã mất. Một ngày kia, một nhóm người từ Tenp’hel Gonpa trên đường đi hành hương tới một stupa nổi tiếng cách cây cầu của Ugdron một ngày đi bộ. Khi họ vượt qua cầu, Ugdron gọi họ : “Hãy nói với mẹ tôi, Delog Dawa Drolma là năm tới tôi không còn ở đây nữa. Tôi đang tới thăm bà.” Khi họ trở lại Tenp’hel Gonpa, những người hành hương trao thông điệp này cho mẹ tôi. Tin tức tiếp theo cho biết Ugdron đã chết, và chẳng bao lâu sau đó mẹ tôi mang thai và sanh em gái tôi. Em tên là T’hrinlay Wangmo, “Bà Mẹ của Hoạt động Mạnh mẽ.”



    LẠT MA TSE GON ban cho tôi một giáo lý ngắn, chính thức mỗi ngày và bảo tôi trình bày cũng giáo lý đó cho ngài vào ngày hôm sau để chứng minh sự hiểu biết của tôi.

    Tôi tiếp tục theo đuổi một số giáo lý mà ngài ban cho những ngườiø nhập thất ba năm. Khi kỳ nhập thất sắp kết thúc, ngài cho tôi biết tôi sẽ dạy các thực hành chuẩn bị – nền tảng của mọi thực hành trong Kim Cương thừa của Phật Giáo Tây Tạng – trong kỳ nhập thất ba năm kế tiếp. Tôi suy nghĩ nhiều về tính chất quan trọng của trách nhiệm này và bắt đầu khảo sát sâu xa hơn nữa những giáo lý tôi đã nghe.



    4- ẨN THẤT



    VỊ THƯỢNG THƯ của vua xứ Dege khẩn cầu mẹ tôi tới vùng của ông để cử hành một buổi lễ. Sự mời thỉnh này làm bà được biết tới như một Lạt ma và thể hiện sự tôn kính Tenp’hel Gonpa là một tu viện mà mẹ tôi có sự liên kết. Bà được đưa tiễn với nhiều kèn trống

    Dege là lãnh địa quan trọng nhất ở miền Đông Tây Tạng và trung tâm của chính phủ trung ương. Nó cũng là trụ sở của Dege Gonchhen, một tu viện rộng lớn mà nhà in của nó là một trong những nhà in tốt nhất trong toàn xứ Tây Tạng. Nhà in này đã cung cấp một ấn bản Kanjur, kinh điển Phật giáo, nó vẫn còn nổi tiếng bởi tính chất hảo hạng của các bản khắc gỗ và sự đúng đắn của sự uyên thâm của nó.

    Sau khi buổi lễ hoàn tất, mẹ tôi nói chuyện với gia đình của vị thượng thư: “Bởi mọi sự trong thế giới này đều vô thường, làm sao biết được thân thể này của tôi sẽ tồn tại bao lâu? Nếu tôi chết, tôi khẩn cầu gia đình cao quý này của quý vị chăm sóc kỹ lưỡng hai đứa con tôi.” Gia đình vị này đồng ý.

    Khi lời mẹ tôi nói được lập lại ở Tenp’hel Gonpa, mọi người trở nên lo lắng bởi cái chết của mẹ tôi sắp xảy ra, và có một sự ngập ngừng nào đó trong mối tương tác với bà.

    Tôi vừa mới mười một tuổi, và bà cùng Lạt ma Tse Gon khéo léo ngăn ngừa những nỗi sợ hãi của riêng tôi bằng cách tập trung vào cuộc nhập thất ba năm của tôi.



    16

    Lạt ma Tse Gon đã trình bày rằng tôi nên ban giáo lý về những thực hành chuẩn bị cho những người nhập thất, nhưng bây giờ mẹ tôi nói rằng bản thân tôi nên nhập thất. Mặc dù sự nhập thất ba năm cấu tạo nên một phần trọn vẹn của sự tu hành của một Lạt ma, tôi không thể bắt đầu một cuộc nhập thất thay cho một cuộc nhập thất khác nếu mẹ tôi không nói với Lạt ma Tse Gon rằng tôi nên nhập thất ít tháng khi nhóm kế tiếp bắt đầu.

    Cuộc nhập thất bắt đầu vào tháng thứ một, giữa mùa đông. Tôi có một giấc mơ khủng khiếp vào đêm hôm trước cuộc nhập thất. Một người đàn bà trần truồng và xấu xa vung một miếng vải đen trong bàn tay phải để đuổi tôi, và tôi biết tôi đang gặp một sự nguy hiểm ghê gớm. Tôi thức dậy, rất sợ hãi và không thể ngủ lại. Lạt ma Tse Gon cho rằng người đàn bà trong giấc mơ của tôi là Gamala, một tinh linh chiếm hữu đất địa phương. Mặc dù giấc mơ không phải là một dấu hiệu tốt lành, nhưng dù sao thì cuộc nhập thất đã bắt đầu vào ngày hôm sau.

    Tôi trải qua ba năm của đời mình trong toà nhà nhập thất Tenp’hel Gonpa, nó đứng ở bên rìa của cộng đồng tu viện. Trong loại cấu trúc này không có những cánh cửa sổ nhìn ra ngoài, và những phòng nhỏ của người nhập thất hướng về một cái sân trong thoáng rộng. Có một kỷ luật khe khắt của cuộc nhập thất là người ta không thể nhìn và cũng không thể bị bất kỳ ai ở bên ngoài nhìn thấy, và toà nhà được thiết kế với chủ đích đó.

    Một gian nhà lộ thiên được dùng làm nhà vệ sinh có một bức tường cao bao quanh. Chúng tôi có bảy người: Lạt ma Tse gon, Lạt ma Atse, tôi, hai tu sĩ khác, gonla – một hành giả thực hành pháp Hộ Pháp liên tục để bảo vệ con đường của hành giả – và một thị giả (người phục vụ). Vị thị giả giúp chăm sóc bàn thờ và cúng dường một trăm lẻ tám chén nước mỗi ngày. Ong ta mang lại cho chúng tôi thực phẩm và những vật dụng cần thiết khác, và mang nước trên lưng đi đi lại lại trong toà nhà nhập thất.

    Những ngày nhập thất của chúng tôi được hoạch định bằng ba thời khoá thiền định chính thức. Một cái chiêng buộc chúng tôi ngưng trò chuyện vào lúc bắt đầu mỗi thời khoá và âm vang đến tận sự tĩnh lặng thiền định vào lúc cuối. Thời khoá đầu tiên bắt đầu rất sớm, khoảng ba hay bốn giờ vào buổi sáng, và sau đó là bữa điểm tâm. Việc chuẩn bị cho bữa điểm tâm bắt đầu từ đêm trước. Một cái bình đất sét với một lớp dày phân bò yak được chất đầy than cháy âm ỉ suốt đêm. Trên cái bình có treo một cái ấm khổng lồ đựng đầy nước và một nhúm lá trà, và tập hợp đầy đủ này được phủ bởi một miếng vải nặng để

    cách ly.

    Vào buổi sáng sữa và bơ được bỏ thêm vào trà nóng, và trà bơ được hoà với tsampa

    – bột lúa mạch nướng là món chính của thực đơn hàng ngày của người Tây Tạng. Chúng tôi ăn tsampa với phó mát phơi khô hay sữa chua ba bữa một ngày. Nếu may mắn, chúng tôi có thịt khô để dùng với nó. Mỗi ngày sau bữa điểm tâm chúng tôi đáp lại những thỉnh cầu xin cầu nguyện và cúng dường từ dân chúng địa phương, để làm giảm bớt nỗi đau khổ

    của người bệnh, người hấp hối và người mới chết. Lễ cúng dường lửa mà chúng tôi thực 17

    hiện nhân danh họ có thể kéo dài đến tận buổi sáng nếu có nhiều sự yêu cầu. Trong thời gian còn lại trong ngày, chúng tôi thực hành pháp thiền định chính của mình, nó thay đổi khi cuộc nhập thất tiến triển. Thực hành này được ngắt quãng bởi những giờ nghỉ để dùng trà và ăn trưa. Sau bữa trưa, chúng tôi thường leo lên mái để rửa sạch chất cặn đọng lại trong những chén nước, đánh bóng cho tới khi chúng lấp lành trong ánh nắng mặt trời giữa trưa.

    Vào cuối thời khoá buổi chiều, chúng tôi cầu nguyện vì lợi ích của người chết và thực hành pháp Hộ Pháp. Một dàn hợp xướng gồm các trống, kèn và trum-pét gây nên nỗi sợ hãi khi âm thanh ngập đầy đại sảnh thiền định và hoà lẫn với ánh sáng nhạt nhoà của buổi chiều. Bữa chiều ngắn ngủi, được tiếp theo lập tức bởi thời khoá cuối trong ngày mà chúng tôi kết thúc với pháp chod.

    Mỗi đêm khi tôi đi ngủ trong hộp thiền định, tôi van nài Lạt ma Tse Gon mà hộp thiền định của ông ở kế bên tôi, xin ông kể cho nghe một câu chuyện. Ong không bao giờ từ chối, và kể đi kể lại những câu chuyện ưa thích nhất của tôi. Ngài biết một câu chuyện thật nên thơ về những con dã thú, một con chó và một con giun đất. Ngài nửa tụng, nửa hát nó cho tôi nghe, và tôi yêu thích nhịp điệu của nó. Ngài phải kể cho tôi câu chuyện đó hơn một trăm lần, tuy nhiên, đáng buồn thay, nó hoàn toàn biến mất trong ký ức của tôi Mặc dù Lạt ma Tse Gon là người hướng dẫn chính cho cuộc nhập thất của chúng tôi, một chiếc ngai nhỏ đã được làm cho tôi trong phòng thờ, và tôi giảng những thực hành chuẩn bị mà tôi đã nghe Lạt ma tse Gon giảng dạy trong khoá nhập thá6t trước. Trong bốn tuần đầu tiên, chúng tôi thực hành pháp guru Rinpoche Phẫn nộ, một phương pháp mạnh mẽ cắt đứt mê lầm tận gốc và giải trừ những chướng ngại phát sinh từ đó. Trong thực hành chúng tôi đặc biệt tập trung vào việc quét sạch các chướng ngại có thể vô hiệu hoá lợi lạc của cuộc nhập thất của chúng tôi.

    Sau đó chúng tôi bắt đầu những thực hành chuẩn bị bằng việc suy niệm bốn tư tưởng: sự quý báu của việc được sinh ra làm người, sự vô thường, nghiệp và sự đau khổ.

    Sau pháp này chúng tôi cử hành những lễ lạy nằm dài rất vất vả – một trăm ngàn trong muột một thời gian – trong khi quán tưởng những đối tượng quy y và tụng một lời nguyện quy y. Những lễ lạy là một biểu lộ vật lý của sự cầu nguyện, nó tịnh hoá ác hạnh được tạo nên qua việc sử dụng không thích đáng thân thể ta và tôn kính Đức Phật như vị Thầy toàn hảo, Pháp như giáo lý toàn hảo và Tăng đoàn – những bằng hữu gồm các hành giả Phật Giáo – như những bạn đồng hành trên con đường. Thỉnh thoảng tôi thực hiện thự hành của mình với động lực chân thành và trái tim tốt lành, và duy trì sự quán tưởng và trì tụng mạnh mẽ. Vào những lúc khác, tôi thự hành nó nhanh chóng và như một con vẹt.

    Lạt ma Tse Gon thì quảng bác hơn tôi, và ông thực hiện các lễ lạy chậm rãi hơn.

    Mỗi người chúng tôi đếm số lần lễ lạy của mình, điều đó cho tôi cơ hội để gian lận, là việc đôi khi tôi làm. Hơn nữa khi thỉnh thoảng đếm sai số lần lễ lạy và trì tụng thần chú, 18

    tôi lén nhìn ra ngoài qua một cái lỗ nhỏ mà tôi tìm thất ở bức tường nhà vệ sinh, hẳn nhiên là một sự vi phạm luật lệ. Trong ngày, tôi có thể nghe tiếng trẻ con chơi đùa bên ngaòi toà nhà nhập thất, và tư tưởng của tôi lập tức di chuyển ra ngoài cửa. Tôi mong mỏi được chơi đùa với chúng và nghĩ rằng chúng thật may mắn biết bao khi được vui chơi trong khi tôi phải ở bên trong này. Tôi cảm thấy mình thật khốn khổ.



    KHOẢNG BỐN THÁNG sau khi tôi bắt đầu nhập thất thì một sứ giả tới với tin tức hoàn toàn thay đổi tuổi thơ của tôi. Cái chết của mẹ tôi làm tôi choáng váng. Bà còn trẻ, mới ngoài ba mươi, và ngay cả việc bà bị bệnh tôi cũng không biết. Khi Lạt ma Tse Gon nhận được tin , ông lập tức rời ẩn thất để chuẩn bị cho tang lễ. Tôi cũng ra thất. Tôi cần phải tham dự mọi buổi lễ và nhìn thấy mẹ tôi lần cuối cùng.



    Trong ba ngàysau khi mất, xác bà không bị đụng vào. Sau đó nó được tẩy rửa với nước nghệ, bọc trong vải trắng và ngồi trong tư thế của Đức Tara Trắng. Một vương miện và các vật trang sức của bổn tôn được đặt trên đầu bà. Trong năm ngày nữa, hàng trăm người tới cầu nguyện và bày tỏ sự tôn kính với người đã dâng hiến đời mình cho người khác. Bà đã ảnh hưởng sâu xa tới đời họ – chữa lành cho họ và con cái họ, cầu nguyện cho những thân quyến đã mất của họ và giúp đỡ họ giải quyết mọi loại chướng ngại. Bởi bà là một delog, một vài người nghĩ rằng ba sẽ trở lại cuộc đời một lần nữa. Tuy nhiên Tonpa Tulku trả lời: “Bây giờ bà không trở lại. Bà đang ở cõi thuần tịnh của Guru Rinpoche và sẽ lưu lại đó cho tới thời đại khác.”



    Xác mẹ tôi được hoả thiêu trên mái nhà bà. Ở mỗi một trong bốn phương có một Lạt ma ngồi cử hành những thực hành về sự chết. Cái xác ở trong tư thế thiền định trong nhiều ngày và không đổ sụp xuống trong ngọn lửa thiêu cho tới khi nó gần hoá thành tro.

    Các cầu vồng xuất hiện tự nhiên trong bầu trời xanh trong. Năm con chim kên kên bay quanh ngọn lửa vàsau đó cùng bay đi mất. Bốn hay năm viên xá lợi có kích thước bằng ngón tay dược tìm thấy trong tro tàn. Những dấu hiệu này cho thấy sức mạnh của sự thực hành và chứng ngộ của mẹ tôi, chứng tỏ rằng bà đã siêu vượt cái chết và sự tái sinh bình thường.



    Khi tôi nhìn cảnh mọi người than khóc, các tang lễ và ngọn lửa hoả thiêu, mọi sự dường như rỗng tuếch và trống không. Thân xác mẹ tôi, thân xác tôi, thế giới quanh tôi –

    tất cả được thấm đẫm một cảm thức sâu thẳm của sự huyễn hoá. Tôi không khởi những niệmtưởng. Tôi không bao giờ khóc.



    Lạt ma Tse Gon nói với tôi: “Khi mẹ con trở bệnh, bà nói với cha dượng của con và những người hiện diện ở đó là ta sẽ trao cho con thông điệp này. Khi bà mang thai con, bà có hai giấc mơ. Trong giấc mơ đầu, một người đàn ông màu đỏ với cái đầu ngựa đi tới và hoà lẫn vào dạ dày của bà. Trong giấc mơ thứ hai, một hiện thể với nhiều đầu ở trong người bà, và mỗi cái đầu để hết tâm trí vào một hoạt động khác nhau. Một cái đầu thổi 19

    một ốc xà cừ, một cái hát, một cái thì giảng dạy và v..v..., và mỗi một trong những hoạt động này nhắm tới một thính giả cao cấp khác biệt.



    “Bà nói con cần được bảo cho biết là các giấc mơ này là những dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy qua hoạt động của con, con có thể mang lại lợi lạc to lớn cho những người khác.

    Tuy nhiên, bà cũng nói là trước hết con phải dâng hiến bản thân con cho kỷ luật của sự thực hành để con có thể tìm được sự giải thoát khỏi một viễn cảnh tầm thường , tự-quy và nhận ra bản tánh tuyệt đối của tâm. Khi con có thể an trú trong việc nhận ra sự tuyệt đối, con sẽ là một suối nguồn của sự lợi lạc bao la.”



    Khi các buổi lễ chấm dứt, tôi trở lại ẩn thất. Chẳng bao lâu sau đó, Cậu Tromge, anh của mẹ tôi, tới Tenp’hel Gonpa, sau khi du hành bốn hay năm ngày từ Tromt’har. Ong tới để mang tôi và em tôi về với ông.



    Cha dượng tôi không nghĩ rằng đây là điều nên làm, và họ đã thảo luận sôi nổi về chuyện này. Cha dượng tôi muốn tôi chấm dứt nhập thất. Ong cũng muốn nuôi đứa con gái của chính ông. Cậu tôi rất cứng rắn, khăng khăng nói rằng mẹ tôi đã chết thì trách nhiệm của ông là phải săn sóc chúng tôi. Mặc dù thế, là một đứa trẻ, tôi tự hỏi là động cơ của ông có quá phức tạp đến thế không. Cậu tôi ước muốn của cải và có thể lợi dụng tốt đẹp nó để gồng gánh gia đình khổng lồ của cậu, và mẹ tôi đã tích luỹ của cải vật chất.



    Vấn đề tôi và em tôi đi hay ở càng trở nên gay cấn khi các vị sư và lạt ma của Tenp’hel Gonpa được biết lý do khiến cậu tôi có mặt ở đây. Họ không muốn chúng tôi đi và phản đối kịch liệt. Cha dượng tôi, một người sáng suốt và trầm tĩnh, cuối cùng đã đề nghị là tôi đã đủ lớn để quyết định vấn đề của chính tôi.



    Một phái đoàn đông đảo gồm cả cha dượng và cậu tôi đi tới cửa toà nhà làm ẩn thất. Đang thiền định, tôi được mời tới để gặp họ. “ Tulku,” một người trong số đó nói,

    “ngài đã mười một tuổi và mẹ ngài đã mất. Cậu ngài muốn đưa ngài đi theo ông ta. Cha dượng ngài muốn ngài ở lại. Ngài muốn làm điều nào?”



    Để trả lời, tôi thực hiện cuộc diễn thuyết quan trọng đầu tiên trong đời tôi, và khi tôi nói, nó không từ kinh nghiệm của một đứa trẻ, mà từ mộtvị trí của sự thấu hiểu sâu xa. “

    Tôi sẽ không đi,” tôi nói. “Mẹ tôi đem tôi tới vùng này, và bà xây căn nhà nơi cha dượng và em gái tôi hiện đang ở. Đối với chúng tôi, sẽ không tôn kính bà nếu từ bỏ nơi chốn này. Mẹ tôi đã tiên đoán cái chết của mình và chính vì ước muốn của bà mà tôi nhập thất trước khi bà mất. Tôi sẽ bất kính với bà nếu tôi từ bỏ nó.”



    Tôi nói rằng tôi biết ơn vị đại diện của thượng thư xứ Dege – chính vì lời hứa của ông với mẹ tôi mà bộ trưởng đã đưa ra đề nghị nuôi dưỡng cha dượng, em gái cùng mẹ khác cha của tôi và tôi – nhưng tôi nói với ông là chúng tôi không cần sự trợ giúp của ông ta trong lúc này.



    “Trong chừng mực mà của cải của mẹ tôi được qan tâm,” tôi nói tiếp, “tôi không cần tới nó. Tôi tin rằng tôi có nghiệp để có được thứ gì đó để ăn và thứ gì đó để mặc. Tất 20

    cả những vật cúng dường mà người ta từng dâng tặng mẹ tôi vì những sự cầu nguyện và giúp đỡ của bàthì giờ đây tôi cúng dường cho sự lợi lạc của tấtcả chúng sinh.



    “Ước muốn của mẹ tôi là xây dựng một bánh xe cầu nguyện với mười triệu thần chú trăm-âm Vajrasattva trong đó. Bà yêu cầu vị bảo trợ tốt lòng của bà là ông Gerong Drilo hoàn tất việc đó nếu bà mất hay vì lý do nào đó không hoàn thành nó được.”



    Rồi tôi nóivới Drilo: “Ong, Drilo-la, tôi yêu cầu ông dùng toàn bộ của cải của mẹ tôi kể cả những đàn bò yak và cừu, đổi thành tiền mặt và coi sóc việc xây dựng bánh xe cầu nguyện. Khi tiền của mẹ tôi đã hoàn toàn được dùng hết cho mục đích này, xin hoàn thành lời hứa nguyện của ông với mẹ tôi và tự nhận bất kỳ phí tổn nào phải trả thêm.”



    In mười triệu thần chú Vajrasattva thì tốn kém rất nhiều; mới chỉ phần giấy hầu như đã mất mười ba ngàn đồng bạc, một tài sản đáng kể đối với tiêu chuẩn của bất kỳ ai. Giấy được chở từ Trung Quốc bằng bò yak, một cuộc hành trình dài nhiều tháng. Bánh xe cầu nguyện cũng như toà kiến trúc dùng để chứa nó làmbaà¨ng gỗ. Chúng tôi sống trên một độ cao đến nỗi người ta phải đi mất bảy ngày để tìm ra gỗ – lại một phí tổn khác nữa.



    Phải mất hai nămsau cái chết của mẹ tôi bánh xe cầu nguyện mới được hoàn thành.

    Nó là một xy lanh hình trụ khổng lồ, được tô vẽ đẹp đẽ, có chứa một cuộn lớn các thần chú được in ấn. Nó được thiết lập thẳng đứng trong chính kiến trúc nhỏ của nó, và mọi người có thể đi quanh nó, quay xy lanh bằng cách nắm một tay cầm khi họ đang đi. Một cái chuông trên đỉnh ngân lên mỗi lần quay.



    Trong kiến trúc chứabánh xe cầu nguyện, nó vừa đủ lớn để đi kinh hành xung quanh, tiếng động của các thần chú đang quay thì giống như một kinh nghiệm thực sự về sự thấm nhập của sự tịnh hoá Vajrasattva. Điều này đã đáp ứng ý định của mẹ tôi là tất cả mọi người đến đó và cầu nguyện với niềm tin sẽ được gột sạch các tập quán và độc chất che chướng của tâm thức, và nhờ sự ban phước của lòng bi mẫn và trí tuệ của Đức Varasattva mà tất cả sẽ được an trú trong sự thuần tịnh nội tại của bản tánh tuyệt đối của tâm họ.



    Cái chết của mẹ tôi củng cố mạnh mẽ cho tôi rằng thật thất vọng biết bao khi bám níu vào những gì vô thường. Tôi đã yêu mến mẹ tôi và nương tựa nơi bà, như đã thương yêu cha dượng, em gái tôi và nhiều người khác, và lòng từ và bi của bà dành cho chúng tôi thì thật vô hạn. Nhưng những mối giây chắc chắn đó không ngăn cản được bà thoát khỏi sự bám níu của chúng tôi và cái chết. Ngay cả sự chứng ngộ trí tuệ của bà, nó siêu vượt cái chết, đã không đẩy lui được sự mất mát của thân xác bà. Không lâu trước đây, gia đình tôi đã từng rất giàu có. Giờ đây của cải đã được hiến tặng rộng rãi cho các lạt ma hướng dẫn các tang lễ và cho sự hoàn thành bánh xe cầu nguyện. Nó hoàn toàn chính xác như tôi từng được giảng dạy. Của cải tồn tại không lâu dài hơn chất mật mà những con ong thâu thập được.



    21





    [/COLOR]

  2. #2

    Mặc định

    Khi những tham luyến của tôi được nới lỏng thì Pháp trở nên giàu có hơn và có ý nghĩa hơn đối với tôi. Thông điệp của Lạt ma Tse Gon về những giấc mơ của mẹ tôi khuyến khích ước muốn của tôi là thực hành mãnh liệt và thành tựu sự chứng ngộ mà tôi cần có để làm lợi lạc cho người khác trong đời này. Lễ hoả táng của mẹ tôi cũng gây hứng khởi cho tôi ngang bằng như thế. Tôi đã ước ao năng lực tâm linh để chết đi không lầm lỗi như bà đã làm.



    SAU SÁU THÁNG trong ẩn thất, chúng tôi đã hoàn tất các thực hành chuẩn bị ngoại trừ pháp guru yoga – thực hành thiền định nòng cốt làm tan hoà tâm yếu của bổn tâm ta với tâm yếu của tất cả những bậc trước đây đã thành tựu sự chứng ngộ trí tuệ tuyệt đối, đặc biệt là bổn sư của ta. Pháp này cần thêm ba tháng nữa. Trong thời gian đó, chúng tôi thiền định trong những phòng nhỏ của riêng mình, cho tới bảy ngày cuối cùng, khi chúng tôi tập hợp trong điện thờ và cùng thực hành với nhau.



    Ẩn thất của tôi bắt đầu với một sự khởi hành không kiên định trong những tháng đầu tiên, bởi tôi đã gian dối trong các lễ lạy và trì tụng thần chú, nhưng khi tôi trở lại ẩn thất sau cái chết của mẹ tôi thì thực hành của tôi trở nên quyết tâm hơn nhiều.

    Chúng tôi theo đuổi các thực hành chuẩn bị với các thực hành bổn tôn Chakrasamvara và Vajra Yogini. Thỉnh thoảng tâm tôi rất căng thẳng và nóng giận, nhưng sau một lát thì những xúc động này lắng xuống và tôi có những dấu hiệu tốt trong các giấc mơ và thị kiến của tôi. Có vài lần tôi mơ thấy các thiên nữ vây quanh tôi, dâng tặng các vật cúng dường. Nhờ hoàn tất các thực hành này, tôi có một giấc mơ trong đó mọi người tụ tập tại một bữa tiệc. Am nhạc ngập đầy không gian, và tôi cùng chia sẻ những số lượng và nhiều loại thực phẩm dồi dào được phục vụ.



    VÀO GIAI ĐOẠN mới bắt đầu cuộc nhập thất, chúng tôi được yêu cầu chăm sóc cho một học giả tên là Khanpo Tanrab đang trở bệnh nặng. Ong mới chỉ khoảng năm mươi tuổi, nhưng người chú là người phục vụ của ông thì quá già không thể chăm sóc ông một cách đúng đắn. Ong cần sự chăm sóc thật tập trung, không thể trở người hay không thể đi vệ sinh. Chúng tôi đặt giường ông trong một vị trí chính yếu nơi mọi người có thể nhìn thấy ông. Khi lễ puja chấm dứt, chúng tôi đi tới giường ông để chắc chắn là ông khoẻ mạnh. Ong rất tốt và âu yếm đối với tôi và tôi thích ở gần ông. Khi tôi lại gần ông, ông cầm tay tôi và chạm vào cánh tay tôi hật dịu dàng.

    Một đêm khi tôi đang ngủ, tôi thấy căn phòng của tôi, tu viện và phong cảnh lân cận rất rõ ràng, như thể tôi đang thức. Tôi nhìn thấy một người rất mạnh mẽ tới gần tu viện.

    Viền áo choàng của ông được lót bằng da báo, trên đầu ông là một chiếc mũ da cọp và ông cầm trong tay một dụng cụ giống một chiếc gậy phép đầy uy lực với chiếc cán bằng bạc. Ong ta đi thẳng tới cửa thất. Khi ông nhận ra là tôi đã nhìn thấy ông ta, ông ra hiệu 22

    cho tôi yên lặng. Với cây gậy, ông ta chạm vào mặt tôi, từ miệng tôi tới má phải. Sau đó ông đi tới Khanpo Tanrab. Mặc dù tôi không thể thuật lại những gì ông ta làm, tôi nhìn thấy ông ra đi mang theo một cái giỏ trên lưng chất đầy những khoanh thịt.

    Ngày hôm sau khi thức dậy, ở ngay chỗ ông ta đã chạm vào mặt tôi có một chỗ sưng dày bằng ngón tay. Lạt ma Tse Gon nhìn thấy nó và khi biết điều gì đã xảy ra, ông trở nên hết sức lo lắng. Ong gởi thư cho Chagmo Tulku, tu viện trưởng của tu viện, mời ông tới bởi có một chướng ngại cho cuộc nhập thất của chúng tôi. Khi tôi thuật lại kinh nghiệm của mình cho vị tu viện trưởng, ngài bảo tôi rằng người đàn ông mà tôi nhìn thấy là một con quỷ canh giữ tài bảo và sự kiện này thì ci\ực kỳ bất hạnh. Lạt ma Tse Gon lo lắng về Khanpo Tanrab. Ngài và những người nhập thất khác quyết định là sáng hôm sau họ sẽ cử hành một dur, một thực hành để giải trừ các chướng ngại.

    Vị khanpo có vẻ khoẻ và ông gọi tôi tới bên cạnh giường. Tuy nhiên tôi cảm thấy không thoải mái khi lại gần ông. Một sự khó chịu xuất hiện trong tôi tới nỗi tôi rất đau khổ

    khi phải tránh bất kỳ sự tiếp xúc nào với ông. Ngay khi lễ dur bắt đầu vào sáng hôm sau, tình trạng của vị khanpo xấu đi. Việc cử động trở nên khó khăn đối với ông tới nỗi ông chỉ đủ sức để giở những ngón tay của bàn tay phải khi nó nằm trên ngực. Hơi thở của ông trở nên khó khăn hơn và tiếng nấc hấp hối phát ra trong cổ họng ông. Vị khanpo chết vào đầu buổi chiều, trước khi lễ dur hoàn tất.

    Ngay lập tức thời tiết thay đổi. Những cơn gió mạnh khỗng lồ cuốn tung bụi đất và xoáy dữ dội khắp thung lũng. Sự dày đặc của cơn bão bụi góp thêm sự xuất hiện của bụi đất cho quang cảnh buổi chiều. Lạt ma Tse Gon đến tìm Tonpa Tulku, vị Lạt ma rất lớn tuổi là người mà mẹ tôi đã thực hiện lễ trường thọ được ban phước bởi sự nhân bội kỳ diệu của những viên thuốc. Khi vị tulku tới, hơn là làm thực hành cái chết được yêu cầu, ngài lập tức bắt đầu hát bằng những giọng đứt đoạn, già nua thị kiến thanh tịnh thực hành chod của Dudjom Lingpa để cắt đứt những chướng ngại.

    Khi ngài chấm dứt câu kệ cuối cùng, có một tiếng gõ cửa và cháu của Tulku Gyurmed Namchag Dorje bước vào. Vị tulku này là một Lạt ma rất già và nằm liệt giường mà cuộc đời ngài được kéo dài là nhờ việc mẹ tôi di chuyển tới Tenp’hel Gonpa. Được lay động khỏi giấc ngủ trong một thời gian ngắn, vị Lạt ma già nói với cháu ngài: “Bây giờ Khanpo đã chết. Tử thi của ông ta không để cả đêm trong toà nhà nhập thất được. Phải lập tức phái một con ngựa nhanh và một kỵ mã tới miền Futsu để đưa chodpa Asam tới.” Sau đó ngài lại rơi vào giấc ngủ.

    Ngay khi người cháu đem lại thông điệp, Lạt ma Tse Gon gởi đi một kỵ mã. Sự lo âu tăng dần, và chúng tôi làm thực hành về cái chết quá nhanh tới nỗi có thể nó không hiệu quả. Chúng tôi đặt tử thi trong một nhà kho sau toà nhà và chờ vị chodpa. Chúng tôi sợ nếu ông ta không tới đêm đó, một yêu ma sẽ nhập vào tử thi vị khanpo, làm nó hoạt động lại như một thây ma sống.



    23



    Cuối cùng vị chodpa tới vào cuối buổi tối và chúng tôi làm cho ông một cái giường trong nhà kho gần tử thi, giờ đây nó chương phình lên và rỉ máu. Ong ta qua đêm ở đó.

    Sáng hômsau, máu từ tử thi nhỏ ra khắp nhà kho và xác vị khanpo trở lại kích thước bình thường. Ong được mai táng ngoài trời, thịt được lóc ra khỏi xương và cho chim kên kên ăn như lễ cúng dường cuối cùng.



    Nhiều người có cảm tưởng là tánh kiêu ngạo của vị khanpo đã gây nên cái chết khủng khiếp này. Ong là một học giả rất giỏi, giữ giới luật tu sĩ hoàn hảo. Nhưng ông cũng luôn tự cho là mình đúng và thường tìm lỗi của những người quanh ông. Kinh nghiệm này in dấu sâu đậmtrong tâm trí tôi. Khi tôi nhận ra rằng phạm vi mà sự tự phụ tác hại không chỉ cho chính bản thân người đó mà cũng cho những người khác thì tôi õ thệ nguyện gìn giữ thật cẩn mật vì sợ rằng nó cũng phát triển trong tôi.



    VÀO THỜI ĐIỂM NÀY trong ẩn thất, chúng tôi bắt đầu học sáu pháp yoga của Naropa. Thực hành này bao gồm nhiều loại tư thế yoga và phần nào những thiền định có tính chật thể thao. Lạt ma Tse Gon là một vị thầy yoga phi thường, rất linh hoạt và mạnh mẽ. Chúng tôi được hướng dẫn vào một số thực hành về gió và các kinh mạch, kể cả sự phát triển nội hoả ( tummo), yoga giấc mộng, sự nhận ra sự huyễn hoá và làm chủ những tinh chất năng lực bên trong ( t’higlé).



    Lạt ma Atse muốn thực hiện tất cả các yoga nhưng Lạt ma Tse Gon cố gắng làm ngài ngã lòng, cho rằng ở độ tuổi của ngài điều ấy hẳn là cực kỳ khó khăn. Lạt ma Atse không nghe lời. “Tôi phải! Tôi phải!” ngài nài nỉ. “Tôi không muốn để sự may mắn và cơ hội vĩ đại này bị bỏ qua. Tôi sẽ làm bất kỳ điều gì phải làm.” Vì thế Lạt ma Tse Gon dạy chúng tôi cách thực hiện beps, những sự té ngã được kiểm soát tẩy sạch những kinh mạch vi tế của thân. Ngay lần đầu tiên mà Lạt ma Atse cố thực hiện cú ngã, ngài đã ngã ngửa trên bím tóc của mình. Trong sáu ngày kế tiếp, ngài chỉ làm được một việc là ngồi, lại càng không thực hiện được bất kỳ yoga nào.



    Mặc dù không thành tựu các yoga, Lạt ma Atse đem lại những phẩmtính phi thường tới cuộc nhập thất của tôi. Ngài là một siddha, có nghĩa là ngài đã có sự chứng ngộ trực tiếp về chân lý tuyệt đối. Hầu như mỗi ngày, Lạt ma Atse ngưng lại đâu đó trong lễ puja để giảng ý nghĩa sâu xa cho tôi, và một sự thông hiểu bao la bắt đầu mở trải. Trong thời gian này, ngài có nhiều giấc mơ trong đó ngài nhìn thấy tôi thực hiện thực hành chod trong nhóm nhiều người lạ mặt, với các gương mặt và thân tướng không giống như bất kỳ những ai ngài từng gặp. Sau này tôi lưu ý và nhớ lại các giấc mơ của ngài khi tôi thực hành pháp chod khắp Ấn Độ, Nepal, và Hoa Kỳ.



    Mỗi tối, tôi cúng dường các vị Hộ Pháp, đặc biệt là Gesar, vị anh hùng trong sử thi Tây Tạng, và Tagtzan, vị bảo trợ chính của Tenp’hel Gonpa. Tôi đã dùng một chén cúng dường bằng gốm nhỏ xíu được gọi là một serkyem mà anh của Lạt ma Tse Gon đã mang 24

    cho tôi từ Trung Quốc. Một đêm khi tôi nằm trong một trạng thái giữa thức và ngu, toàn thể thung lũng xuất hiện trước mắt tôi. Một đám mây tra91ng khổng lồ cuồn cuộn trong bầu trời trên một con ngựa tiến tới gần từ sườn bên phải của thung lũng với những bước sải chân khổng lồ, ầm ầm như sấm. Cưỡi trên lưng ngựa là một người đàn ông đẹp đẽ mặc áo choàng trắng và một chiếc mũ trắng với một lông công trên chóp. Một cái cung và mũi tên được đeo bên phải, một cây cung và thanh kiếm ở bên trái ông, và qua khuỷu tay ông ta mang một cây giáo được bọc bởi những lá cờ phần phật trong gió. Bàn tay trái ông ta giữ một cử chỉ tượng trưng và trong bàn tay phải ông cầm một chiếc roi da. Tôi nhận ra ông ta là vị bảo trợ Tagtzan.

    Từ sườn trái của thung lũng, một cơn lốc lửa và gió đỏ-đen xoáy tít vây quanh một con ngựa đỏ và người kỵ mã mặc áo giáp với một miếng giáp che ngực và một nón sắt với những lá cờ sặc sỡ khác nhau, lá cờ chính là một lá cờ chiến thắng, tượng trưng cho tâm giác ngộ. Tôi biết rằng người kỵ mã này là Gesar. Cả hai kỵ mã đều đồ sộ như những ngọn núi. Khi họ tới gần, tôi đưa haib tay tôi hướng về phía họ với những bàn tay hướng lên, và họ bước xuống giữa mỗi bàn tay. Sau đó tôi thức dậy.



    TRONG NỬA SAU của cuộc nhập thất, tôi ở trong một trạng thái nyam, kinh nghiệm thị kiến phi thường. Mặc dù nyam không là kết quả của sự chứng ngộ kiên cố, nhưng nó có thể phản ánh một sự nơi lỏng của tri giác thông thường của ta về thực tại.

    Trong vài tháng, tôi có thể thấy như thể trong phòng tôi không có những bức tường và tôi có thể đọc trong bóng tối sau khi những ngọn đèn bơ được mang ra ngoài. Tôi cũng có thể

    nhìn thấy những chúng sinh đang sống trong những cõi khác.

    Vào một thời điểm trong một thời khoá thiền định, tôi thấy hàng ngàn người tụ tập trong những chiếc lều trong cánh đồng rộng ở bên kia sông nhìn từ khu đất của tu viện. Ba người đàn ông rời khỏi cộng đồng, qua sông và khu đất, đi vào toà nhà chính của tu viện và bước vào phòng của vị umzé, hay ca sĩ. Vị umzé này là một ca sĩ khác thường và giọng hát vang rền của ông có một năng lực kỳ diệu đối với sự phóng chiếu. Những người xuất hiện từ gian phòng của ông ta mang đi vật gì đó.

    Lạt ma Tse Gon rất bối rối khi tôi thuật nói với ông điều tôi nhìn thấy. Ngài cho đi tìm Chagmo Tulku, và họ quyết định một puja phải được thực hiện lập tức. Vị umzé cảm thấy bị bệnh nặng vào ngày hôm sau khi họ bắt đầu lễ puja, và vào quãng cuối buổi chiều ông lên cơn sốt cao. Trời bắt đầu tối thì ông ta chết. Mặc dù puja xem ra không hiệu quả, chúng tôi cảm thấy may mắn rằng không có ai khác phải chết, bởi thị kiến của tôi đã cho thấy khả năng có một trận dịch tập thể. Tôi rất thường có những thị kiến như thế này, và Lạt ma Tse Gon và Lạt ma Atse vô cùng tôn kính đối với những nội quán, những thị kiến được khám phá: thường thì chúng rá6t chính xác.



    25

    Có một Lạt ma tên là Wangkhyug Tulku sống trong tu viện ở Tenp’hel Gonpa trong khi tôi đang nhập thất. Ngài khoảng mười tám tuổi, là một tu sĩ, nhưng là người rất thích các phụ nữ và bất kỳ đi tới đâu ngài cũng tạo nên sự vui vẻ và tiếng cười. Tuy nhiên , một hôm ngài lâm vào một cuộc tranh luận tàn bạo với nhà sư khác và xộc vào phòng của gonla, nơi chất đầy những pháp khí của thực hành Hộ Pháp. Chộp lấy một thanh kiếm, với một cử động bất thần ngài thắt lưỡi sắt dày thành chữ cha. Mất tự chủ bởi sự ghen tị, tôi bí mật đi tới bàn thờ nhập thất của riêng chúng tôi và kéo một thanh kiếm ở dưới đó ra. Kéo căng mọi bắp thịt, tôi cố bẻ cong lưỡi kiếm. Nó không cong vào chút nào. Tôi khiêm tốn lẻn ra ngoài.





    Phút kết thúc cuộc nhập thấy đang tới gần, và tôi bắt đầu suy niệm cuộc đời chờ đợi tôi ở phía bên kia bức tường ẩn thất. Tôi biết rằng hệ thống tu viện cung cấp một nền tảng vững chắc cho sự thực hành thuần tuý, nhưng rất thường là những hành giả mạnh mẽ trong số các nhà sư và ni cô quyết định là đã tới lúc rời khỏi tu viện. Họ muốn đi vào một ẩn thất cô tịch hay nghiên cứu mãnh liệt với một đạo sư. Mặc dù tôi đã hoàn toàn sống trong giới luật của tu viện, tôi được cảmhứng bởi gương mẫu và những tiểu sử của các đại yogi, chẳng hạn như ngài Milarepa và Naropa, các ngài đã cắt đứt những mê lầm, thoát khỏi mạng lưới lọc lừa của sự tham luyến và ganh ghét, của hy vọng và sợ hãi, và thành tựu sự chứng ngộ sâu xa chân tánh của tâm các ngài.



    Một hôm, khi ngồi trong phòng thờ đối diện với các pho tượng của Milarepa, Marpa và Gampopa, tôi suy ngẫm về tình trạng khó xử của mình và cầu nguyện trước những vị yogi vĩ đại này. Khi tôi làm những điều này, pho tượng Milarepa dường như trở nên sống động, nhìn tôi và mỉm cười. Một sự căng thẳng ghê gớm đột nhiên chùng xuống, và tôi khóc một hồi lâu, rồi lập tức quyết định đi theo con đường của các yogi trong đời này.

    Không lâu sau, cơ hội đến với tôi và một người nhập thất khác biểu lộ năng lực của thực hành nội hoả ( tummo) của chúng tôi. Một tulku từ Tenp’hel Gonpa, một người nhập thất lớn tuổi và vài yogi khác được mời tới để khảo sát chúng tôi. Để vượt qua sự sát hạch chúng tôi sẽ phải quấn một loạt những chiếc mền ướt quanh thân thể trần truồng của mình và làm khô những cái mền bằng nội hoả mà chúng tôi đã phát triển nhờ những bài tập du già và sự thiền định. Lúc đó là giữa mùa đông và trời cự kỳ lạnh giá. Tôi sợ răng của mình và lập cập, những tấm mền không khô và tôi sẽ bị chế nhạo.

    Vị tu sĩ và tôi ngồi vào chỗ và bắt đầu thời khoá bằng lời cầu nguyện. Sau đó chúng tôi bắt đầu những bài tập yoga và tôi nghĩ: “Tại sao phải sợ? Ta đã tu hành tinh tấn và vào tuổi của ta tự bản thân điều đó đã là một sự tốt lành.” Thình lình niềm tin dâng tràn trong tôi và tôi dễ dàng làm khô một tấm mền lạnh, rồi một tấm khác. Chúng tôi đứng lên, đi vòng quanh tu viện và khi chúng tôi quay trở lại mặt trước tu viện, một nhóm người tỏ lòng tôn kính chúng tôi bằng cách cúng dường chúng tôi những khăn lễ màu trắng.



    26

    Ngày hôm sau, cuộc nhập thất ba năm của tôi chấm dứt. Tôi đã mười bốn tuổi.



    NGAY TRƯỚC KHI kết thúc kỳ nhập thất, Lạt ma Tse Gon đã đưa vải len, những súc lụa và da cừu non cho một người thợ may và bảo anh ta may cho tôi những áo choàng mới và một zen, miếng vải dài được quấn lên phần trên áo choàng như lễ phục của một tu sĩ hay Lạt ma. Anh ta cũng làm một cái mũ đẹp, với bộ lông cáo ở vành mũ phía trước.

    Vào ngày tôi ra thất, một con ngựa được chải bờm thật đẹp và được tô điểm bằng một tấm thảm yên ngựa sặc sỡ và những vật trang sức khác nhau. Tôi vui hưởng tất cả sự phô diễn đẹp đẽ đó khi tôi rời bỏ những giới hạn của khu vực nhập thất, leo lên ngựa và đi thành đoàn qua những đám đông ngưỡng mộ. Trong khoảng sáu tháng tôi du hành với những người nhập thá6t khác, cử hành những buổi lễ theo yêu cầu của nhiều gia đình khác nhau trong vùng. Tôi đang ở trong giai đoạn sung mãn bởi những thành tựu của cuộc nhập thất và không ngần ngại phô diễn chúng. Chẳng hạn như nếu thình lình trời bắt đầu đổ mưa hay tuyết, tôi sẽ thổi vào không khí và mưa hay tuyết sẽ ngưng lại bởi năng lực của việc tich tập thần chú của tôi. Ở tuổi mười bốn những bữa tiệc nhỏ bé như thế có thể quyến rũ tôi vào sự tự phụ thảm khốc ngoại trừ việc can thiệp của sự thất bại.

    Tôi được mời thực hiện những sự cầu nguyện và các buổi lễ cho một người đàn bà đã chết tại một nơi cách đó mười lăm dặm. Thời tiết trong vùng núi miền Tây Tây Tạng thì rất hay thay đổi, và người thị giả của tôi gợi ý một cách hợp lý là nên mặc áo choàng nỉ không tay mà chúng tôi dùng như áo mưa.

    “Không cần thiết,” tôi trả lời.”Nếu trời mưa tôi có thể làm nó ngưng lại thật dễ dàng.” Chúng tôi đi ngựa , và trên đường đi không có một giọt mưa. Tuy nhiên, trên đường về, một trận mưa lạnh, ướt sũng đã không ngừng đổ xuống đến độ không cho tôi lấy một giây để thở hổn hển. Người thị giả của tôi, một ần nữa lại có lý, đã không nói gì. Tôi không đưa mắt nhìn về phía anh ta.

    Tôi sống trong nhà của cha dượng và con gái riêng của ông trong thời gian này, mặc dù hầu như tôi thường đi ra ngoài để nhận những giáo lý của các Lạt ma khác. Tây Tạng đang sống trong sự tranh tối tranh sáng của kỷ nguyên vĩ đại của Phật Giáo đã bắt đầu từ thế kỷ mười chín. Như thể được ban phước bởi sự chói lọi của nhiều mặt trời, xứ sở này đầy dẫy những Lạt ma thành tựu hiển hách. Trong thời gian của sự an bình tương đối này, sự uyên bác lẫn thực hành đều nở rộ và khuynh hướng bè phái suy tàn. Chẳng bao lâu sự kềm kẹp của Trung Quốc sẽ siết chặt lại, nhưng vào lúc đó đối với tôi vẫn còn khá dễ dàng để nhận lãnh những quán đảnh và giáo huấn từ các ngài Jamyang Khyentse Chhokyi Lodro, Sechhen Kongtrul, Khanpo Bat’hur, Khanpo Ngaga và những vị khác. Với một cảm thức hỉ lạc về mục đích cao cả, tôi đã thám hiểm ý nghĩa và các phương pháp của Phật Pháp. Thoát khỏi kỷ luật bắt buộc của thời thơ ấu và cuộc nhập thất ba năm của tôi, tôi đã nghiên cứu thật tinh tấn, mong muốn thấu hiểu mọi sự. Tôi bị thu hút bởi những luận văn 27

    của các Lạt ma của tôi, được cảm hứng bởi những gương mẫu của các ngài. Những dòng năng lực hừng hực đã gây nên quá nhiều sự tranh chấp trong thời thơ ấu giờ đây đã dễ sai khiến hơn trong tâm tôi, mặc dù đôi khi sự hiện diện không hề suy giảm của chúng sẽ được chứng minh bởi một sự bộc phát như núi lửa.



    MỤC ĐÍCH của tôi khi thực hiện cuộc hành trình bốn ngày tới tu viện Dzongsar gặp ngài Jamyang Khyentse Chhokyi Lodro chủ yếu là để khẩn cầu ngài xác định ba vị tulku có liên hệ với Tenp’hel Gonpa. Jamyang Khyentse là một bậc có thẩm quyền trong tất cả các truyền thống ở Tây Tạng và được coi như linh hồn của cuộc vận động thống nhất không bộ phái ( rimé) ở miền Đông Tây Tạng. Ngài ban vinh dự cho lời thỉnh cầu của tôi để xác định các tulku khi sử dụng một phương pháp đặc biệt mà chỉ những lạt ma hết sức vĩ đại mới có thể thành tựu chắc chắn. Qua những hình tướng xuất hiện trong sự thiền định của ngài, ngài có thể nhận ra những đặc điểm vật lý và cá tính của mỗi một trong ba vị tulku và đưa ra những chi tiết chính xác về cách nào tìm ra họ. Tuy nhiên, việc nhận biết thông tin này cần một ít thời gian, và trong khi tôi chờ đợi ở tu viện của ngài, tôi hết sức may mắn được tham dự một loạt quán đảnh mà ngài ban cho về Rinchhen Terdzod, một tuyển tập lớn gồm các bản văn được cất dấu bởi Đức Padmasambhava và được nhiều Lạt ma khám phá. Về sau, những quán đảnh này trở thành một phần của nền tảng đích thực của sự thực hành của tôi. Trong những lễ quán đảnh này tôi bị thu hút bởi một Lạt ma cao lớn khác thường với mái tóc rất dài ngồi cạnh ngài Khyentse Chhokyi Lodro và thỉnh thoảng tham dự trong các sự chuẩn bị. Tìm hiểu về ngài, tôi được biết tên ngài là Dilgo Khyentse và ngài nổi danh vì những phẩm tính phi thường như một bậc khám phá kho tàng. Tôi đứng lên nhận sự ban phước của ngài và cảm thấy một sự dấy động sâu xa của niềm tin khi bàn tay ngài chạm vào đầu tôi. Trong tương lai, ngài sẽ trở thành một trong những bậc thầy được tôn kính nhất của tôi.

    Sau này, khi tôi trở lại Tenp’hel Gonpa, ba vị tulku được xác định một cách chính xác như Khyentse Chhokyi Lodro đã tiên đoán, và lễ đăng quang của các ngài trở thành những sự kiện trọng đại. Trách nhiệm của tôi là ban một huấn từ long trọng cho mỗi vị –

    một công việc làm nản chí một đứa trẻ mười bốn tuổi bởi Tây Tạng là một xứ của những diễn giả và ngôn từ của tôi được yêu cầu phải tương xứng với cơ hội lẫy lừng này. Mặc dù thế, những người nghe tôi nói có vẻ bằng lòng, và năm sau tôi được yêu cầu nói, và năm sau nữa.



    KHI TOI MƯỜI SÁU TUỔI, cậu tôi từ Tromt’har tới yêu cầu tôi tham dự một buổi lễ để khẩn cầu những vị Hộ Pháp của dòng sakya thuộc Phật Giáo Tây Tạng. Hầu như đó là Losar, Năm Mới của Tây Tạng, và là một thời kỳ tốt lành cho sự sum họp với bà con bên ngoại của tôi.



    28

    Khoảng năm mười tu sĩ đang thực hành pháp bảo trợ khi tôi tới và nhận nhiệm vụ của mình. Trong giờ nghỉ để uống trà, một tu sĩ mập mạp, khoảng sáu mươi tuổi và trông rất dữ dội, bắt đầu hỏi tôi.

    “Ong ở trong tu viện theo truyền thống nào?”

    “Drukpa Kagyu.”

    “Quá tệ! Những người Karma Kagyu, Drukpa Kagyu và Bonpo đó thực đúng là những kẻ ăn trộm Phật Pháp.”

    Đây là một sự nhục mạ đối với các Lạt ma của dòng truyền thừa mà tôi kính trọng và đối với tôi như một người nắm giữ dòng truyền. Nếu ông ta nói: “Cha ông là một tên vô lại và ông là đứa con hoang,” thì ông ta đã không thể khiêu khích hơn. Tôi trấn tĩnh trước khi trả lời.

    “Dĩ nhiên là ông nghĩ những điều ông tưởng, nhưng đối với tôi thì Pháp giống như một miếng đường, bất kỳ lúc nào ông nếm nó cũng ngọt.Giống như sữa, nó chỉ có một vị cho dù ông đứng ở nơi đâu để uống nó. Giống như vàng, nó là vàng cho dù ông cắt mỏng nó ra sao. Sakya, Gelug, Kagyu và Nyingma đều là Pháp, đồng hất trong bản chất.”

    Thực hành được tiếp tục và khi đó tôi sung sướng khi không bàn về vấn đề đó nữa, nhưng ngày hôm sau trong bữa trưa, vị tu sĩ lại đương đầu với tôi.

    “Ong có chấp nhận sự thật là những hiện tượng chính là tâm ông, không là gì khác hơn tâm của riêng ông?”

    Qua giọng của ông tôi hiểu rằng đây là một lời thách thức tranh luận mà trong truyền thống Tây Tạng là một cuộc tranh cãi trí thức được làm theo một ước lệ cố định để

    chứng minh quan điểm của riêng ta, hay ít nhất là triệt phá lập luận của người khác. Sự tranh luận là trò giải trí của các học giả Phật Giáo và cực kỳ ganh đua. Ở tuổi tôi, tôi không có niềm tin lớn lao nơi chính mình như một học giả, nhưng tôi không thể bỏ qua sự thách thức của vị tu sĩ mà không làm ô nhục bản thân tôi và những vị Thầy của tôi, vì thế tôi trả lời thật mạnh mẽ: “Không, các hiện tượng không chỉ là tâm của riêng ta. Và tuy thế, không có tâm thì làm sao có kinh nghiệm về các hiện tượng? Nó giống như đại dương và một con sóng. Nếu có người chỉ vào một con sóng và nói: ‘Cái gì đó?’ ông sẽ nói:’Đó là một con sóng.’ Và tuy thế một con sóng không là gì khác hơn đại dương.

    “Cũng thế, không thể nói rằng thực tại thuộc về hiện tượng chỉ là tâm của riêng ta, nhưng cả kinh nghiệm hàng ngày lẫn kinh nghiệm giấc mộng đều được đặt nền trên tâm ta. Tuy thế vào ban ngày kinh nghiệm giấc mộng biến mất và tâm vẫn ở lại; vào ban đêm kinh nghiệm thức biến mất và tâm vẫn ở lại.”

    Tôi đã trả lời vị tu sĩ theo sự hiểu biết của tôi và kinh nghiệm thực sự của tôi về bản tánh của các hiện tượng, nhưng bằng một giọng tranh luận hiếu chiến. Trước sự ngạc nhiên của tôi ông ta không trả lời. Sau đó tôi nhận ra rằng ông ta không phải là một học giả cũng không được chuẩn bị để tranh luận. Vì thế tôi không bàn tới vấn đề đó nữa.



    29

    Một hôm một phái đoàn gồm mười lăm tu sĩ thuộc Chagdud Gonpa đi ngựa tới lều của gia đình tôi. Chúng tôi bày tỏ lòng hiếu khách đối với họ, nhưng họ nhanh chóng đi vào vấn đề. Họ muốn tôi thực hiện một chuyến du hành hai ngày tới tu viện của tôi.

    “Trước đây chúng con đã khẩn cầu điều này nhiều lần,” vị thủ lãnh của phái đoàn nói, “

    nhưng mẹ ngài liên tục trì hoãn cuộc viếng thăm của ngài, lần cuối cùng bà nói rằng ngài phải nhập thất trước đã. Bây giờ cuộc nhập thất đã hoàn tất, chúng con khẩn cầu ngài lên đường lập tức.” Không chút do dự, tôi đồng ý và ngay sau đó đi ngựa với họ tới Nyagrong, là vùng có trụ sở của Chagdud Gonpa. Như trong một giấc mơ tái diễn một vài yếu tố bất biến và một số yếu tố thay đổi, một lần nữa tôi đang trở về nơi rất quan trọng đối với những hoạt động tâmlinh của tôi trong mười lăm đời quá khứ.



    5- CHAGDUD GONPA



    CHÚNG TOI DU HÀNH tới Chagdud Gonpa xuyên qua thung lũng dài và hẹp của con sông Nyagchu. Nyagrong là một vùng núi dốc, cao mười ngàn phút (khoảng ba ngàn mét) được rừng rậm luôn luôn xanh tươi bao phủ. Tự xa xưa không thể tính đếm được, Nyagrong được nhận sự ban phước của Đức Manjushri (Văn Thù), Avalokiteshvara (Quán Tự Tại) và Vajrapani (Km Cương Thủ). Trong triều đại của vị vua Pháp vĩ đại Srongtzan Gampo vào thế kỷ thư ùbảy, một trăm lẻ tám stupa (tháp) được hiển lộ một cách kỳ diệu bởi các yaksha (Dạ xoa) và các chúa tể ngựa, những hiện thể siêu nhiên ở những cõi mắt người không nhìn thấy.



    Vào thế kỷ thứ tám, Đức Padmasambhava, vị phối ngẫu Yeshe Tsogyal của ngài và đại dịch giả Vairocana viếng thăm những stupa này, những biểu tượng của bản tánh của tâm cũng được coi như những bậc lập nên biên giới cho triều đại của Vua Srongtzan Gampo. Đức Padmasambhava nhận ra vùng đất là một địa điểm tốt cho sự thực hành Pháp, bên ngoài được bảo đảm bởi các Hộ Pháp, bên trong được ban phước bởi sự hiện diện của của vị chúa tể của lòng bi mẫn là Đức Avalokiteshvara và một cách bí mật là một cảnh giới của cõi thuần tịnh Padma Od (Liên Hoa Quang) của chính Ngài. Trong thời gian các ngài lưu lại miền đất, ba vị này đã hiến tặng nhiều địa điểm linh thánh và cất dấu nhiều terma để làm lợi ích cho những hành giả tương lai.



    Năm 1214, ngài Dritsa Gangpa, một trong bốn vị kế thừa Pháp của vị Lạt ma phái Nyingma xuất sắc Kat’hog Dampa Desheg, đã xây dựng tu viện đầu tiên trên địa điểm mà sau này trở thành Chagdud Gonpa. Mặc dù ngài đã từng xây dựng hơn một trăm tu viện, ngài tán tụng tu viện này vì được thiết lập trong những tình huống tốt lành nhất. Nó đã phát triển như một trung tâm của các giáo lý sutra (Kinh điển) và tantra, nhưng cuối cùng nó bị phá đổ và huỷ hoại bởi những người ủng hộ một tu viện đối địch. Miền đất trở lại 30

    truyền thống Shaman cổ xưa của đạo Bon, và những hoá thân của Dritsa Gangpa tái sanh ở Ấn Độ, Nepal và những nơi khác.



    Trong lúc ấy, ở Tây Tạng, một vị tên là Nyag Jnanakumara – một hoá thân của tâm trí tuệ của Đức Padmasambhava – tái sanh làm vị lạt ma Yeshe Gyaltsan và được nói là

    “làm cho giáo lý của các Đấng Chiến Thắng chiếu sáng như mặt trời” trong suốt cuộc đời ngài. Một buổi tối, khi ngài sắp chấm dứt cuộc đời thì một thị kiến thanh tịnh xuất hiện về các dakini hộ tống ngài suốt một con đường ruy băng lụa, tiên tri vị trí và những hoàn cảnh của lần tái sanh kế tiếp của ngài, cùng với tên ngài. Một cách tương ứng, ngài Sherab Gyaltsan – vị đầu tiên trong dòng các vị Chagdud và là bậc đã khiến cho Chagdud Gonpa xuất hiện từ đống tro tàn của sự huỷ diệt – được sinh ra năm 1398.



    Năm hai mươi lăm tuổi, Sherab Gyaltsan nhớ lại đời trước của mình là Nyag Jnanakumara và đi tới Kat’hog Gonpa, ở đó ngài nhận sự thọ giới xuất gia, các lời nguyện Bồ Tát và giới nguyện Kim Cương thừa. Và nhanh chóng thông suốt tất cả các cấp độ của giáo lý và thiền định. Sau đó Đức Padmasambhava, cưỡi trên một con sư tử trên bầu trời, xuất hiện với ngài và nói: “Namtử, hãy trở về xứ sở của con và làm lợi ích chúng sinh bằng cách xây dựng ở đó một tu viện.” Năm 1431 ngài xây một tu viện trên tàn tích tu viện của Dritsa Gangpa và đặt tên cho nó là Orgyan Khadro Bumling, “Địa điểm của Trăm ngàn Dakini ở Orgyan.”



    Vài nămsau ngài Sherab Gyaltsan phụng sự Hoàng Đế Mông Cổ của Trung Quốc như vị cố vấn tâm linh. Ngài đã biểu lộ sự uyên bác và nhiều dấu hiệu phi thường của thành tựu tâm linh của ngài. Đặc biệt là ngài lộn ngược nòng súng của Hoàng Đế từ trong ra ngoài, thắt chín cái nút ở đó và cúng dường nó để tạo các điều kiện tốt lành thoát khỏi chiến tranh và sự bất an của xã hội. Chính vì năng lực thắt buộc sắt thành chín cái nút này mà ngài Sherab Gyaltsan được nổi danh là Chagdud (Nút Sắt). Vị Hoàng Đế lần lượt ban cho ngài một địa vị cao trong một bản chứng nhận được viết bằng mực vàng trên một cuộn giấy. Hoàng Đế cũng đặt toàn bộ Thung lũng Nyag dưới sự trông nom của Chagdud Orgyan Khadro Bumling, và vào cực điểm năng lực của nó toàn thể các cộng đồng tu viện của thung lũng tập hợp lại trong ngày hạ chí và đông chí, một tập hội gồm hơn bốn ngàn nhà sư. Chagdud Sherab Gyaltsan đã thiết lập khoảng hai mươi lăm nhánh tu viện cho các đệ tử của ngài, và hơn hai trămhành giả nhập thất toàn phần vào một thời điểm nhất định nào đó.



    Trong năm thế kỷ sau Chagdud Sherab Gyaltsan, trải qua nhiều thăng trầm của vận mệnh, Chagdud Gonpa tiếp tục được duy trì bởi một sự kế tục của các vị tulku Chagdud.

    Hoá thân đời trước của tôi, ngài Chagdud Tanpai Gyaltsan, có một cuộc đời ngắn ngủi nhưng đáng chú ý. Tanpai Gyaltsan sống với thầy của ngài là ngài Nyagla Yeshe Dorje, vị này cũng thật khác thường. Nyagla từng là một thợ săn lão luyện và say mê cho tới một ngày, khi ông ngồi nghỉ trên một tảng đá, một thị kiến của Đức Avalokireshvara mười một 31

    đầu xuất hiện trước mặt ông. Hoàn toàn bị đảo lộn bởi lòng bi mẫn thanh tịnh, ông có được một sự hiểu biết sâu xa về sự sai trái ra sao khi săn bắn và giết hại. Ong đặt khẩu súng xuống một bên và thay vào đó laáy hướng tìm kiếm Phật Pháp. Sau khi chăm chú lắng nghe, ông thực hành không ngừng nghỉ suốt ngày và đêm. Vì ông không bỏ thì giờ để tìm củi, một sinh loài giống như- yeti khổng lồ có tóc phủ khắp người đã mang củi lại cho ông.

    Cuối cùng ngài Niagla Yeshe Dorje thành tựu thân cầu vồng – vào lúc chết, các yếu tố của thân, ngoại trừ tóc và móng của ông, lập tức tan hoà vào một quang phổ của ánh sáng.



    Một ngày kia, một người đàn ông từ một miền xa tới gần nhà Niagla. Người lữ hành mang theo một cuộn tròn được bọc lụa với một hình ảnh tượng trưng cho người nào đó vừa mất. Nhờ những sự cầu nguyện và thiền định, tâm thức của người chết được làm cho an định trong chữ chủng tự bằng chữ Phạn trong bức hình, và người lữ hành dự tính xin ngài Nyagla chuyển di tâm thức tới một trạng thái giải thoát.



    Một đứa bé trai đang chơi đùa trên con đường dẫn tới căn nhà, và khi nhìn thấy người lữ hành, nó hỏi cái gì ở trong tấm khăn lụa đẹp đẽ đó. Khi người ấy giảng nghĩa, nó xin ông cho nó xem bức hình. Lúc đầu ông ta từ chối, nhưng cậu bé van nài khẩn thiết quá nên cuối cùng ông mở cuộn giấy. Cậu bé chăm chú nhìn nó một lát với sự tập trung cao độ, rồi cảm ơn ông ta và trở về với tró chơi của mình.



    Khi gặp ngài Nyagla, người lữ hành cúng dường ngài một miếng lam ngọc giá trị và một miếng san hô. Vị lạt ma mở cuộn giấy và quay sang người đàn ông với vẻ ngạc nhiên.

    “Điều gì đã xảy ra trên đường anh tới đây?” ngài hỏi.

    “Không có gì đặc biệt,” người lữ hành đáp.

    “Anh không cho bất kỳ ai coi cuộn giấy này chứ?”

    “Chỉ có một cậu bé trai trên đường ngoài nhà ngài.”

    Niagla nhìn cậu bé bên ngoài cửa sổ. Trao lại các vật cúng dường cho người lữ hành, ngài nói: “ Tâm thức của người này đã được đứa bé chuyển di rồi. Anh có thể tặng những món cúng dường này cho cậu ấy. Cậu bé tên là Chagdud Tanpai Gyaltsan.”

    Chagdud Tanpai Gyaltsan có viễn cảnh xuất sắc tượng tự như Chagdud Sherab Gyaltsan. Là những siddha, các ngài có thể hoàn toàn thấu suốt đồng thời những chi tiết của các hình tướng hiện tượng hiện bày lẫn tánh Không, bản tánh như mộng của những hình tướng này. Không quy kết bất kỳ sự hiện hữu, sự thường hằng hay sự vững chắc nội tại nào cho các hình tướng, các ngài có thể vận dụng chúng một cách tự nhiên. Chẳng hạn như, một hôm Chagdud Tanpai Gyaltsan đã uống một lượng lớn arag, phi ngựa tới nhà một người bạn. Không có chỗ để buộc ngựa nên ngài đâm tay cầm giây cương vào đá để làm một cột trụ. Nó hoàn toàn là một hành vi bất ngờ, một hành động vượt lên ý niệm. Ở một phương diện thì điều đó không có lợi ích đặc biệt – có những cách khác để bảo đảm cho những con ngựa – nhưng sự biểu lộ của bản tánh không vững chắc của hòn đá đó chắc 32

    chắn làm lợi cho những ai chứng kiến nó và những ai có niềm tin nơi sự thật của câu chuyện.

    Chagdud Tanpai Gyaltsan liên tục biểu lộ những phẩm tính phi thường của sự thành tựu tâm linh, nhưng ngài không siêu vượt những hoàn cảnh nghiệp báo. Mặc dù ngài biết ngài sẽ chết trừ phi làm một cuộc du hành tới thánh địa Tzari, nhưng ngài không thể vượt qua những chướng ngại của cuộc hành hương. Vì thế ngài mất khi còn trẻ, ở tuổi hai mươi tám, không lâu sau khi ngài gặp mẹ tôi Dawa Drolma và hiến tặng bà thánh tích tiên đoán tái sanh của ngài làm con trai bà.



    TRƯỚC ĐAY tôi đã được nghe một ít lịch sử của Chagdud Gonpa và các hoá thân Chagdud, một ít thì tôi được biết từ các nhà sư hộ tống tôi đi xuyên qua Nyagrong, một ít được khám phá một cách tự nhiên trong tâm tôi.

    Cuối cùng từ đường mòn dọc theo con sông tôi đổi hướng và bắt đầu cuộc leo dốc vài ngàn phút (một phút=0,3m) lên tu viện. Những đỉnh trên cao của ngọn núi được trồng lúa mạch và rải rác những khu định cư nhỏ. Khi chúng tôi tới gần đỉnh cao nhất, vị trí của Chagdud Gonpa, chúng tôi được đón chào bởi những đám đông người tạo thành một hành lang hầu như dài cả một dặm đường.

    Những cánh cửa chạm trổ của tu viện được mở rộng và tôi được hộ tống tới chiếc ngai cao. Từng người một tới gần để cúng dường tôi các katag và nhận sự ban phước của tôi. Họ cũng cúng dường tôi những chai arag, bởi đó là những vật mà họ có thói quen cúng dường Chagdud Tanpai Gyaltsan, và tôi cứ đều đều nhấm nháp nó khi nó được phục vụ cho tôi trong một chiếc tách gỗ từng là vật sở hữu của ngài.

    Một lát sau, tôi loan báo với hội chúng: “Bây giờ tôi sẽ thực hiện một sự tiên đoán.”

    Tôi nhặt một bản văn Tây Tạng

    ………………


  3. #3

    Mặc định

    Sau những buổi lễ trong tu viện, tôi tiếp mọi người trong phòng riêng. Một người đàn ông tới mà không báo trước, và ngay khi nhìn thấy ông, tôi nói thật dữ dội: “Dzug Tsering, tại sao ông tới đây? Trong đời trước của tôi ông đã không tin tôi và bây giờ ông cũng không tin. Và bởi tôi không cần phải trải qua một vài sự kiểm tra của ông nên ông có thể ra đi.”

    Bất thần tôi cầm một lò than và lúc này trông như thể tôi sẽ ném nó vào ông ta. Thay vào đó, với một cú giật mạnh lò than, tôi đổ than hồng lên đầu mình. Khi than đổ xuống áo tôi, mọi người lao vào thu dọn chúng và ngạc nhiên bởi không có vết phỏng hay cháy sém nào.



    Drug Tsering bắt đầu thực hiện những lễ lạy tôn kính trước mặt tôi. Ong ta là anh rể

    của Chagdud Tanpai Gyaltsan và đã nuôi dưỡng sự thù hận với vị lạt ma. Ngay khi ông ta tới gần phòng chào tôi, ông đã khoe khoang: “Nếu đây thực sự là vị tulku của Tanpai Gyaltsan thì ông ta sẽ biết tôi. Nếu không biết tôi, ông ta chỉ là một kẻ lừa gạt.” Bà vợ 33

    ông ta và những người khác khuyên ông đừng quá bất kính, nhưng ông ta rất kiêu ngạo.

    Sau cuộc gặp, mọi người đồng ý rằng đã có mọi điềm lành và không nghi ngờ gì về việc tôi là hoá thân của Chagdud Tanpai Gyaltsen.



    Nhiều năm sau tôi kể chuyện này cho Tromge Trungpa Rinpoche. “Con biết đấy,”

    ngài bình phẩm, “con phải đo lường mức độ chứng ngộ không phải ở trong kỳ công của con với những miếng than mà ở trong việc nhận ra sự tỉnh giác của tâm con như nó hoàn toàn xảy ra.” Bằng những lời này ngài giúp tôi phân biệt giữa các siddhi (thành tựu) thông thường, chẳng hạn như những năng lực huyền bí và những sự phô diễn kỳ diệu, và siddhi phi thường của việc đạt được sự nhận ra một cách kiên định chân tánh của tâm.



    Tôi ở tại Chagdud Gonpa trong một tuần, rồi du hành tới nhiều nơi ở Nyagrong để

    điều khiển các buổi lễ, nói chuyện với mọi người và uống arak, là thứ tôi khá thích. Một buổi tối, trong khi tôi đang uống và thụ hưởng bầu không khí vui vẻ, một người tên là Kazang Dorje đem tới cho tôi một thanh gươm sắt ngắn và rắn chắc. Không chút ráng sức, tôi bẻ gập nó thành bốn khúc gợn sóng. Những người chứng kiến điều này đều khiếp sợ, và cũng hài lòng là tôi đã hành sử đúng danh hiệu Chagdud.



    CUỐI CÙNG, sau khi đi đây đó quá nhiều, đã tới lúc bắt đầu lại việc tu tập của tôi.

    Cha dượng tôi và Lạt ma Tse Gon đưa tôi tới ngài Bat’hur Khanpo T’hubga, một vị thầy tuyệt vời và rất khác thường. Ngài khoảng sáu mươi lăm tuổi và không có ước nguyện xây tu viện. Ngài ở trong một căn lều lớn có thể chứa một trăm nhà sư. Đối với nhiều người du phương dừng chân tại lều trại của ngài để nhận giáo lý, ngài lập nên một phương pháp khéo léo để xây nhà. Mỗi vị khách đào những mảng cỏ vuông và xếp chồng lên để làm những bức tường của một căn nhà nhỏ, một phòng ngủ nhỏ mà kích thước bên trong tương ứng với chiều dài của thân người khách. Vị khanpo cung cấp một miếng nỉ đen để làm mái nhà.

    Đôi

    khi

    vị

    khanpo được cúng dường một dri, một con bò yak cái, và nó sản xuất sữa, sữa chua và bơ để ngài phân phối cho các hành giả trong những chiếc lều cỏ nhỏ của họ.



    Tôi tới cùng chiếc lều của riêng tôi và ở đó trong một năm rưỡi cùng Lạt ma Tse Gon. Trong thời gian này tôi học những bản văn của các vị thánh Phật Giáo người Ấn Độ Shantideva và Nagarjuna.Tôi đã nhận lãnh một sự truyền thụ trọn ven trong giáo lý triết học Madhyamika (Trung Đạo). Trước tiên vị khanpo giảng dạy, ban một bài thuyết trình liên tục về giáo lý. Một lạt ma khác sẽ nối tiếp, xem lại những gì vị khanpo đã nói và trả lời những câu hỏi của chúng tôi. Không ai trong chúng tôi ghi chép cho tới khi những lớp học này chấm dứt. Rồi chúng tôi trở về lều và viết lại những gì chúng tôi có thể nhớ được về giáo lý trong ngày. Phần còn lại của một ngày là để nghiên cứu.

    ……………..



    34

    KHONG BAO LAU sau khi trở về Tenp’hel, tôi lại ra đi, lần này tới Sechhen Gonpa, một chuyến đi dễ dàng chỉ mất nửa ngày đi ngựa. Tôi đã học với Sechhen Kongtrul trong tám tháng. Từ ngài, tôi đã nhận các giáo lý chính thức đầu tiên của tôi về bản tánh của tâm khi tôi được tám tuổi. Dù không bao quát, những giáo lý này rất quý báu. Giờ đây ngài đồng ý truyền dạy cho riêng tôi pháp Mahamudra, các giáo lý về tâm được biết tới là “Đại Ấn.” Đây là một đặc ân to lớn, bởi ngài hiếm khi gặp gỡ bất kỳ ai và thường ở trong bán-thất. Khi giáo huấn này hoàn tất, ngài làm sáng tỏ một số bản văn Phật Giáo cổ điển của Đức Nagarjuna dành cho tôi và những tulku khác. Sechhen Kongtrul hoàn toàn hiến dâng cuộc đời mình cho Phật Pháp. Nếu có ai nói với ngài về những vấn đề bình thường, gánh nặng của việc phải nghe lộ rõ trên gương mặt ngài. Nếu ai đó nóùi về Pháp thì vẻ vui thích của ngài thật rõ ràng. Tôi cảm thấy lòng sùng mộ đối với ngài như vị thầy của tôi sâu sắc hơn là tôi đã từng kinh nghiệm trước đây. Tôi chú tâm vào thực hành Mahamudra mỗi ngày, và cảm nhận sự ban phước sâu xa của ngài trong thiền định của tôi.



    Một lúc nào đó sau khi rời Sechhen Gonpa, tôi trở lại Tenp’hel Gonpa sau khi cử hành các tang lễ tại một làng cách ba ngày đi ngựa. Một đoàn lữ hành dài xuất hiện đằng xa, rõ ràng là một lạt ma quan trọng và đoàn tuỳ tùng của ngài.

    “Tulku, con tự hỏi vị lạt ma đó là ai? Chúng ta có nên phi ngựa đuổi theo và gặp ngài?

    Thị giả của tôi hỏi.

    “Không,” tôi trả lời. “Nếu chúng ta gặp vị lạt ma, chúng ta sẽ phải xuống ngựa và lại leo lên ngựa. Đi theo lối khác sẽ dễ hơn và tránh được đoàn lữ hành. Ở Tây Tạng, thật khó mà leo lên hay xuống ngựa bởi dây đai thường hay bị đứt, yên ngựa xoắn lại và kỵ mã ngã nhào xuống đất.



    Chúng tôi đổi hướng và đi dọc theo một đỉnh núi để không đụng đoàn lữ hành. Rồi chúng tôi cắt xuống sườn núi để vượt qua một con sông. Ở bờ bên kia con sông, chúng tôi phi ngựa trên đường đê dốc. Chúng tôi ngạc nhiên khi thấy ngài Sechhen Kongtrul đang nghỉ ngơi với thị giả của ngài. Đó chính là đoàn lữ hành của ngài mà chúng tôi đã thấy ở xa. Trong khi ngài nghỉ ngơi, những thành viên khác trong đoàn tuỳ tùng vẫn tiếp tục đi.

    Nhà sư và tôi vọt xuống ngựa và lễ lạy. Sechhen Kongtrul đặt bàn tay lên đầu tôi và ban phước cho tôi, ngài nói: “ Hãy thiền định mãnh liệt hơn nữa.”



    Đó là tất cả những gì ngài nói, rồi ngài ra đi. Khi tôi đứng đó, tràn ngập năng lực của sự ban phước của ngài, các sự vật dường như khác trước như thể nhãn kiến của tôi về thực tại đã thay đổi. Tôi hoàn toàn an định, không có bất kỳ sự khuấy động nào trong tâm.



    Sang ngày hôm sau sự an định này vẫn được duy trì, nhưng nó đã biến đổi một cách vi tế. Kinh nghiệm thuần tịnh, tự nhiên về sự ban phước trở nên bị ô nhiễm cùng với sự tham luyến và bị khô cứng thành một trạng thái tĩnh lặng mà tôi ước muốn duy trì. Tôi dự một cuộc dã ngoại với tất cả các nhà sư ở Tenp’hel Gonpa. Tôi cảm thấy xa cách những 35

    người khác khi tôi thấy họ dash about, diễu cợt và nô đùa. Sau đó tôi cử hành một buổi lễ và tôi còn cảm thấy xa cách hơn nữa.



    “Không ai đang thực sự thiền định,” tôi nghĩ. “Thật đáng buồn. Người ta đặt quá nhiều hy vọng và đức tin nơi các lạt ma và tu sĩ. Nhưng họ chỉ đang hát tụng những ngôn từ trong sự thiếu chánh niệm, và loại thực hành như thế sẽ chẳng đi tới đâu.”



    Thật nghiêm trang, tôi rời nhóm người để thiền định. Tâm tôi trở nên rất an định; dường như không có lý do gì để không ngồi vĩnh viễn ở đó. Có ít niệm tưởng dấy khởi, và tôi thật thoải mái. Sau một lát vị thị giả tới cùng con ngựa của tôi và nói: “Tulku, đã tới giờ phải đi rồi.”



    Tôi chậm rãi đứng lên và leo lên ngựa. Khi chúng tôi tới tu viện, ông ta giúp tôi



    …………………….

    TRONG TẤT CẢ NHỮNG VỊ THẦY LỪNG LẪY CỦA TOI trong thời gian này, có lẽ không ai giữ vai trò chính yếu đối với việc phát triển của tôi hơn cha dượng Sodga.

    Trong công việc giám hộ, lúc nào ông cũng kiên nhẫn và sáng suốt và mặc dù ông chiều theo các vị lạt ma khác trong việc tu học của tôi, ông bảo đảm rằng sự liên tục thì đúng đắn và đầy đủ. Trên tất cả mọi sự, chính nhờ ông mà khi tôi vật lộn với những vấn đề gai góc nhất đối với bất kỳ vị lạt ma trẻ nào, tôi đã lật ngược quyết định có giữ đời sống độc thân hay không và như thế có làm một nhà sư hay không.



    Cha dượng tôi được sinh ra và tu tập trong truyền thống Gelugpa và được nhận vào Bumsar Gonpa, một tu viện cách Tenp’hel Gonpa ba ngày đi ngựa. Gần tu viện là một hang động rất linh thiêng và đầy năng lực. Các hành giả thuộc nhiều thế hệ đã tới đó, cho tới khi vì những lý do nào đó không ai rõ, một vài thiền giả vào những thời gian khác nhau trở nên thất vọng trong khi thực hành ở đó và tự treo cổ. Tự tử là một sự kiện hầu như không được biết tới ở Tây Tạng trước khi người Trung Quốc chiếm đóng và nó đi nghịch lại giáo lý của Đức Phật. Các hành giả và cư sĩ cùng tránh xa cái hang như một chỗ chứa đựng những điều khủng khiếp không thể tả xiết.



    Trước sự mất tinh thần của gegan của mình, cha dượng tôi, ở tuổi mười hai, bắt đầu yêu cầu được thực hành trong cái hang đó. Vị gegan từ chối, trước hết bằng cách cố gắng dùng lý lẽ thuyết phục cậu bé, sau đó là dùng uy quyền của ông. Cha dượng tôi khăng khăng nài nỉ. Nó biến thành một trận chiến của các ý chí, và Sodga đã thắng thế.



    Khi họ tới cái hang, Sodga đi vào một mình và lập tức thoải mái trong sự thực hành của cậu. Không được sự tán thành của Sodga, vị gegan ở bên ngoài hang và thực hiện thực hành của riêng ông. Thỉnh thoảng ông liếc trộm để bảo vệ cho cậu bé trong hang. Dường như không có gì xấu. Cậu bé tiếp tục thực hành, và khi màn đêm buông xuống, có vẻ như đã ngủ. Nỗi sợ của vị gegan lắng dịu, ông trở về tu viện.



    36



    Sáng hôm sau, từ rất sớm, vị gegan trở lại cái hang và nhìn vào cậu bé bên trong.

    Cậu vẫn đang thiền định ở đó, nhưng ban đêm thì là một sự kiện đáng lưu ý. Trong hang, cậu đã tìm thấy một cái đĩa bằng đá làm bởi hai cái đĩa gắn chặt với nhau. Nhiều thế kỷ trước, Đức Padmasambhava đã ép những vành đĩa dính vào nhau bằng bàn tay, và dấu vết của bàn tay ngài vẫn còn có thể nhìn thấy. Khi mở những hòn đá đóng lại như một hộp đựng châu báu, Sodga tìm thấy một đồ đựng chữ dakini bên trong. Chữ viết đã có thể được giải mã chỉ bằng trí tuệ của cậu bé.



    Như thế mười hai quyển sách thuộc kho tàng của Đức Padmasambhava đã được cha dượng tôi khám phá trong cơ hội đó. Thực ra cha dượng tôi là một terton Nyingma, mặc dù điều này không bao giờ được chính thức công nhận. Ong đã thực hành truyền thống Gelugpa lẫn Nyingma và làm ví dụ minh chứng cho cảhai truyền thống bằng cái nhìn không bị ngăn che của ông.



    Một hôm khi tôi còn sống trong nhà ông, cha dượng tôi gợi ý chúng tôi cùng đi lên đỉnh núi có tên Tragchenma, đáng lưu ý bởi sự hình thành tảng đá trên đỉnh giống như một cái tai khổng lồ. Bên trong là một cái hang.



    “Ở đây có một terma,” cha dượng tôi nói khi chúng tôi đi vào hang. Ong rút lưỡi dao ra khỏi bao và cắm thẳng nó vào vách hang. Tảng đá không kháng cự. Khi ông rút con dao ra, một cái lỗ còn để lại trên tảng đá, ở đó ông bít lại bằng một mẩu gỗ có hình lưỡi dao để đánh dấu nơi terma có thể được khám phá trong tương lai. Ong không nói lời nào về sự kiện này, và khi tôi khoe khoang về chuyện đó thì không ai tin lời tôi. Sự biểu hiện về những năng lực của ông như một siddha này được làm là vì tôi, và chỉ một mình tôi.

    ………



    Trong khi hoàn tất nội hoả và các yoga khác, chúng tôi học quán tưởng và điều khiển các năng lực trong thân thể. Những thiện xảo này kích thích ước muố của tôi hiểu biết thêm về pháp yoga của thực hành phối ngẫu. Một hôm, một vị khách mang một chén sọ người lạ thường và một pho tượng của vị phối ngẫu trí huệ Dorje P’hagmo từ một thánh địa tên là Tzari ở biên giới Ấn Độ và Tây Tạng – chính là Tzari mà ngài Chagdud Tanpai Gyaltsan đã cố gắng du hành tới khi ngài bị các chướng ngại ngăn trở. Chúng tôi đặt chén sọ người - nó tượng trưng cho vật chứa toàn thể vũ trụ – lên bàn thờ và cử hành một lễ cúng dường. Đêm hôm ấy, khi mọi người đang ngủ, tôi trở lại gian phòng thiền định và cầu nguyện với ước nguyện chân thành. Tôi nguyện cầu rằng tôi có thể làm lợi lạc tất cả chúng sinh, nhưng tôi sẽ làm như thế với tư cách một ngagpa, một yogi không giữ giới nguyện độc thân. Tôi khao khát vượt lên sự ham muốn tầm thường và đạt được sự chứng ngộ viên mãn tánh bất khả phân của đại lạc và bản tánh tuyệt đối.



    Sau này, tôi nói cho người cha dượng về lời cầu nguyện và những quán chiếu của tôi về bản tánh của sự ham muốn. “Đúng, sự ham muốn phải được chuyển hoá,” ông trả lời, “và điều này có thể thực hiện được nhờ yoga thực hành phối ngẫu. Nó không dễ dàng.



    37

    Nó đòi hỏi sự thiện xảo tinh thông về yoga để đạt được kết quả của thực hành phối ngẫu.

    Sẽ rất dễ trệch hướng vào sự ham muốn tầm thường, sự vui thú phàm tục. Tuy nhiên, con nên biết được rằng trong gia đình con đã từng có rất nhiều vị đạt được chứng ngộ viên mãn về thực hành phối ngẫu. Nếu con có thể làm điều này, thì nó sẽ là một thành tựu vĩ đại.



    Tôi được khuyến khích bởi những gì ông nói. Cuối cùng lý tưởng cao cả của tôi có lẽ đã suy giảm, tuy nhiên, tôi không bị bao vây bởi các vị thầy và thị giả của tôi mỗi khi một cuộc gặp gỡ một thiếu nữ quyến rũ có thể thực hiện được. Đặc biệt, một đêm khi cha dượng tôi, Lạt ma Tse Gon và tôi đang ở trong một căn lều lớn tại Bumsar. Một cô gái đang ngủ trong một khu vực khác đã thu hút sự tưởng tượng của tôi. Tôi muốn cô gái chú ý tới tôi. Nghĩ rằng cha dượng tôi và gegan-la đã ngủ, tôi bắt đầu ném những viên sỏi nhỏ vào cô.



    Tôi không biết việc tôi đã làm có khiến cô ta có đáp lại sự ân cần ve vãn của tôi không, nhưng cô đã không làm. Cô giả bộ ngủ ngon giấc mặc dù những viên sỏi của tôi trở nên rất chính xác. Tuy nhiên, cha dượng của tôi đã không ngủ, và ngày hôm sau ông quở trách tôi thật nghiêm khắc.



    “Đừng ném đi cả những giới nguyện tu sĩ lẫn ước nguyện làm một ngagpa như thế,”

    ngài nói. “Con đã có một vài tu tập yoga, nhưng không dễ thành tựu thực hành phối ngẫu.

    Nếu con cố thử điều đó, con sẽ mất sự kiểm soát và rơi vào sự ham muốn tầm thường, lầm lạc.



    “Cha có thể ban cho con một quán đảnh và giáo lý; sau đó chúng ta phải cùng nhập thất trong chín tháng. Nếu không được chín tháng thì không thể ít hơn sáu tháng.” Có một tiên tri rằng cha dượng tôi sẽ lập tôi làm người trì giữ dòng truyền thừa của một trong những kho tàng của ông. Trong những kho tàng ông đã khámphá có một thực hành Padma Dakini sâu xa, một phương pháp để thông suốt yoga phối ngẫu. Được nhận lãnh một giáo lý như thế là điều hy hữu, nhưng cha dượng tôi nghĩ rằng bằng cách trao nó cho tôi, ông sẽ hoàn thành lời tiên tri.



    Một lần nữa chúng tôi đi tới núi Tragchenma, tới hang động mà ông đã cắm con dao vào vách núi đá. Ong lại biểu lộ năng lực của mình. Lễ quán đảnh đi vào thực hành Padma Dakini đòi hỏi phải làm một vật hình tam giác bằng gỗ để chứa một ngọn lửa và đỡ một cái đĩa kim loại. Đứng cách một khoảng ngắn, Sodga thắp một ngọn đuốc nhỏ như một hành động tượng trưng. Cùng lúc đó, ngọn lửa trong tam giác tự nhiên cháy bùng lên.

    Sự phô diễn này gây một ấn tượng sâu xa trong lòng tôi và tôi tới gần sự thực hành với chút ít kính sợ.



    Sự nhập thất tự nó thì rất nghiêm ngặt, căng thẳng và đơn độc. Chúng tôi không nhìn thấy ai trừ những thị giả mang thực phẩm lại cho chúng tôi. Một phần ba thời gian nhập thất được dùng để phát triển sự quán tưởng rõ ràng và trì tụng thần chú, thời gian còn lại 38

    thì làm việc với các kinh mạch và gió vi tế và điều khiển các năng lực nam và nữ của thân.



    Có một vài dấu hiệu phi thường của sự thành tựu viên mãn về thực hành Padma Dakini. Tôi không thành tựu những thực hành này trong thời gian sáu tháng, và cha dượng tôi nói rằng chúng sẽ được thành tựu hoàn hảo hơn trong chín tháng. Mặc dù thế, các dấu hiệu của tôi rất tốt. Cha dượng tôi cảm thấy tin tưởng khi cho phép tôi làm sự thực hành này, ông biết rõ rằng dòng suối nóng chảy của tính dục tươi trẻ của tôi giờ đây đang lưu chuyển và được kiểm soát.



    SỰ LỢI LẠC TO LỚN KHÁC mà cha dượng tôi đã làm cho tôi trong những năm này là sắp xếp một cuộc hội kiến ngài Sechhen Rabjam ở Sechhen Gonpa. Sechhen Rabjam đã sống trong ẩn thất và không gặp gỡ ai. Ngài đồng ý tiếp một mình tôi bởi tôi là con trai của Delog Drolma và cha dượng tôi là Sodga.



    Khi chúng tôi tới, Sodga cúng dường và khẩn cầu ngài Sechhen Rabjam xác định thực hành bổn tôn nào đem lại lợi lạc nhất trong sự phát triển của tôi. Ngài đồng ý và bảo chúng tôi ba ngày sau quay trở lại.



    Khi quay trở lại chúng tôi thấy phô diễn trước ngài Sechhen Rabjam là một mạn đà la lộng lẫy về Đức Tara Xanh, một bổn tôn của sự hoạt động giác ngộ. Ngài làm lễ quán đảnh cho tôi để đi vào thực hành Tara Xanh và nói: “ Nếu con làm sự thực hành này cho tới khi đạt chứng ngộ, con sẽ làm lợi lạc vô số chúng sinh.”



    Mẹ tôi, bản thân bà là một hoá thân của Đức Tara Trắng, đã là người khám phá kho tàng của một thực hành Tara Xanh. Sự ràng buộc ruột thịt của tôi với bà là dấu hiệu đầu tiên của mối liên hệ của tôi với Đức Tara trong đời này. Nó được khẳng định liên tục, trước tiên là bởi ngài Sechhen Rabjam, sau đó là những vị khác, rằng Đức Tara, trong mọi phương diện của trí tuệ của ngài, sẽ ban phước cho sự thực hành của tôi và là một nguồn mạch của sự lợi ích của tôi cho những người khác.



    MỌI SỰ DƯỜNG NHƯ tiến hành tốt đẹp. Ở mặt ngoài, hoạt động của tôi luân phiên thay đổi giữa sự tụng đọc các bài cầu nguyện và cử hành các buổi lễ cho những người khác, và học tập cùng thực hành sự thiền định cho sự phát triển của chính tôi. Ở bên trong, tôi đã đạt được những cấp độ của sự thấu suốt, sự tinh thông to lớn hơn về những niệm tưởng và cảm xúc của tôi và một nhãn kiến rộng lớn hơn, khoáng đạt hơn nữa nhờ sự thiền định. Một cách bí mật, tôi đang làm việc với những năng lực sâu xa, tiềm năng để

    chứng ngộ sự bất khả phân của bản tánh tuyệt đối và đại lạc tối hậu. Tôi tự-định hướng và xác quyết, và đồng thời là người thừa hưởng của bậc dẫn dắt cao cả.



    Tuy nhiên các sự việc không hoàn hảo. Nhờ sự thực hành Mahamudra (Đại Ấn) tôi nhận ra tính chất lọc lừa của cái “tôi,” sự dối trá của bản ngã như một điểm quy chiếu đối 39

    với thực tại. Thiền định Đại Ấn đem lại sự thuần thục cho sự thấu suốt của tôi, nhưng tôi không chứng nghiệm điều tôi đã kinh nghiệm trước đây như một đứa trẻ qua những linh kiến và giấc mơ của tôi, một sự trần trụi tuyệt đối của sự hiện hữu. Tôi cảm thấy như một người câm điếc đã có lần từng nếm chất đường ngọt ngào và không thể lập lại kinh nghiệm bởi họ không diễn tả được nó. Tôi không nghiền ngẫm về nó, nhưng tôi không thể

    thoả mãn with less.



    6- SỰ TRANH CHẤP VÀ NHẬP THẤT

    (p.90)

    Trong suốt thời gian này, tôi không từ bỏ ý định trừng phạt Jampal. Sử dụng mọi thiện xảo như một diễn giả, tôi đã chuẩn bị một lực lượng gồm vài trăm người và lập kế hoạch tấn công ngôi làng anh ta đang lẩn trốn. Tuy nhiên, một ngày kia tôi tới thăm Tulku Arig, một thánh sư sống ở Tromt’har và là một người trong họ Tromge. Khi tôi lễ lạy trước ngài, ngài nhìn tôi thật buồn bã, đôi mắt đẫm lệ. “Đừng hành xử như thế. Dù con có thành công hay không, điều ấy sẽ chẳng ích lợi gì. Chỉ là một chướng ngại cho Pháp của con.

    Thay vào đó, hãy thực hành.”

    Đó là tất cả những gì ngài nói, nhưng lòng bi mẫn của ngài tan chảy trong tận sâu thẳm trái tim tôi. Tôi đã khóc một hồi lâu, và khi tôi khóc, tảng băng lởm chởm của lòng thù hận bắt đầu tan. Ngày hôm đó, trước khi từ giã ngài, tôi đã quyết định đi tới một ẩn thất ba-năm cô tịch ngay tức khắc.

    Tôi phi ngựa tới chiếc lều màu đen của bà tôi để gomgóp một ít thực phẩm. Khi tôi cho bà biết điều tôi đang làm, bà cố khuyên can tôi đừng đi cho tới khi một đại hội của bộ tộc Tromge được hoàn tất trong thời gian ba ngày. “Không có lý do gì mà con không thể

    nán lại một chút.” Lời bà nói không có chút tác dụng nào với tôi. Tôi biết mình không nên trì hoãn.

    Tôi yêu cầu một thị giả để lại một con ngựa có thắng cương cho tôi, nhưng vì lý do nào đó việc ấy không xong. Tôi phải đi bộ hàng dặm từ căn lều của gia đình tới Tromge Gonpa, nơi tôi sắp thực hiện cuộc nhập thất. Một dặm không phải là một quãng đường đi bộ quá dài, nhưng bởi nhiều năm ngồi trong tư thế thiền định từ khi còn rất nhỏ nên tôi luôn luôn nhận ra rằng di chuyển được bất kỳ khoảng cách nào thì thật khó khăn, vì thế đây là một dặm đường dài.

    Trong tu viện, người ta dành cho tôi một khu nhà nhỏ gồm các căn phòng, nó bao gồm một phòng thiền định và toà ngồi của tôi, một phòng nhỏ xíu đặt chiếc giường và một nhà vệ sinh. Thức ăn nấu trong nhà bếp của tu viện và được mang lại cho tôi. Tôi nhập thất vào giữa tháng bảy và thình lình tuyết dày rơi trong ba ngày. Mọi người dốc sức dọn tuyết và tìm kiếm thú vật thất lạc. Tôi rất thoải mái trong ẩn thất của mình, như thể một bức màn trắng dày đã buông xuống giữa tôi và những dính líu trong thế giới bên ngoài.



    40



    KỲ NHẬP THẤT-BA NĂM LẦN THỨ HAI của tôi là một kinh nghiệm về sự tịnh hoá sâu xa. Trong Phật Giáo, sự Giác ngộ có hai phương diện – tâm thì tự do đối với mọi độc tố và các tập quán ngăn che, và có đầy đủ mọi phẩm tính toàn hảo của lòng bi mẫn và trí tuệ. Sự tẩy trừ những dấu vết cuối cùng của các ô nhiễm và việc khai mở kho tàng những phẩm tính của tâm được thành tựu nhanh chóng nhất nhờ các giáo lý cao tột, trực tiếp nhất của Phật Giáo Tây Tạng, giáo lý ĐạiViên Mãn (Dzogchhen) trong truyền thống Nyingma.

    Tôi được định đoạt để nghe và thực hành những giáo lý này; không có cấp độ thực hành nào khác và bất luận các năng lực du già phi thường nào có thể được thành tựu, có thể hoàn toàn làm thoả mãn tôi. Kỳ nhập thất-ba năm lần thứ hai của tôi trở thành một quá trình nhờ đó tôi làm cho mình xứng đáng để nhận lãnh những giáo lý như thế.

    Tôi bắt đầu cuộc nhập thất bằng cách lập lại các thực hành chuẩn bị, bao gồm trăm ngàn lễ lạy toàn thân khác. Tôi đã thực hành sự chuẩn bị Longchen Nyingt’hig, một trong những nền tảng của truyền thống Nyingma, và thực hành của tôi rất tinh tấn, đặc biệt khi so sánh với các thực hành chuẩn bị mà tôi đã làm trong kỳ nhập thất-ba năm lần đầu tiên.

    Đó là một niềm vui khi tích cực thực hành những điều mà tôi đã làm một cách miễn cưỡmg khi còn là một đứa trẻ.

    Vị thầy nhập thất của tôi là Tromge Trungpa Rinpoche, một đạo sư Đại Viên Mãn vĩ đại và một siddha (thành tựu giả) Tara. Ngài bảo tôi: “Trong mỗi thế hệ của gia đình chúng ta có một lạt ma hoàn toàn thành tựu năng lực lợi lạc của Tara. Mẹ con đã là một siddha Tara trong thế hệ của bà, và nếu con thực hiện thực hành Tara, ta tin rằng con sẽ là siddha Tara của thế hệ của con. Điều này sẽ hết sức tốt đẹp.”

    Sau khi ngài nói với tôi điều này, tôi xướng lên một trăm ngàn trì tụng gồm các bài kệ dài tán thán hai mươi mốt phương diện trí tuệ của Tara. Việc này mở ra cánh cửa sự thực hành Tara của tôi, nó sẽ trở thành một suối nguồn của sự hứng khởi và ân phước không ngơi nghỉ.

    Sự thực hành của tôi tiến triển tốt đẹp trong một vài tháng. Không có sự quấy rầy nào từ bên ngoài, tâm tôi được điều chỉnh đúng đắn trong việc thiền định – không quá căng, không quá chùng – các dấu hiệu thì tốt đẹp và tôi không muốn gì hơn là tiếp tục trên chiều hướng vững chắc tương tự.

    Rối thình lình, mối giận dữ của tôi về việc Jampal ăn cắp vật dụng cá nhân của tôi lại xuất đầu lộ diện, lần này trong một hình thức đặc biệt nguy hại – sự chân chính tâm linh. Tôi nghĩ: “Cho tới hôm nay Jampal vẫn không nhận lỗi và không ân hận. Hắn cho rằng ta không có cách nào để sửa đổi tình huống và Pháp thì bất lực trước hành động sai trái của hắn. Sự vô liêm sỉ của hắn sẽ ảnh hưởng tới những người khác khiến họ đi theo 41

    con đường xấu xa tương tự. Không chỉ vì ích lợi của tôi và còn vì lợi lạc của Pháp mà hắn phải bị trừng phạt và được cho thấy sự vô hạnh phải chịu hậu quả.”

    Những tư tưởng này ám ảnh tôi, và đêm hôm đó tôi bắt đầu thực hiện một mạn đà la về các Hộ Pháp để khẩn cầu sự can thiệp phẫn nộ của các ngài trong tình huống với Jampal. Tôi lên kế hoạch cử hành một buổi lễ vào ngày hôm sau, nhưng sáng hôm đó, trước khi tôi có thể bắt đầu, một nhà sư đi vào phòng và loan báo rằng Tromge Trungpa Rinpoche đang đợi ở bên ngoài. Điều này hoàn toàn vô hy vọng. Tromge Trungpa chỉ tới ẩn thất của tôi khi tôi cần tới các giáo lý để tiếp tục việc thực hành, chứ không bao giờ ngẫu nhiên, ngay cả để nói chuyện phiếm. Khi Ngài bước vào phòng, tôi dâng Ngài toà ngồi của tôi và ngồi trên sàn.

    Ngài bắt đầu tán thán tôi: “Tulku, thật hiếm thấy một hành giả nào như con thực sự được thúc đẩy để giúp đỡ chúng sinh. Con đã học tập và thiền định tuyệt vời, và điều này thật kỳ diệu. Nó sẽ đem lại sự lợi lạc to lớn cho những người khác.

    “Con biết đấy,” Ngài nói tiếp: “có một vài hành giả tà-tâm sử dụng Pháp trong cách thế sai trái. Họ dùng các thực hành bảo trợ để gây đau khổ cho người khác. Chắc chắn là con không giống họ. Ta thích con là một kẻ giết hại ma-mốt tầm thường hơn là một hành giả đốn mạt như thế.”

    Ở Tây Tạng, một kẻ giết hại ma-mốt được coi như loại người thấp kém nhất bởi các ma-mốt là những sinh vật không có sự bảo vệ. Những kẻ ăn thịt ma-mốt bốc ra một loại mùi kỳ dị, và người ta không mời họ vào nhà hay lều của mình. Tôi nhục nhã đến nỗi trong sự kính mến của Tromge Trungpa, hầu như tôi còn thấp kém hơn cả một kẻ giết hại ma-mốt.

    Tôi không nói gì về mạn đà la đang thiết lập và không cúng dường gì hơn là những nghi thức lịch sự khi Ngài ra về. Tôi sợ rằng mình có thể để lộ ra sự hoàn toàn mất hết can đảm mà tôi đã cảm thấy. Ngay khi Ngài ở một khoảng cách an toàn đối với nhà tôi, tôi đã phá huỷ mạn đà la. Thực sự thì nó đã đáp ứng mục đích của nó là khẩn cầu một bậc bảo trợ không thể sai lầm –Tromge Trungpa – để chỉ ra cho tôi những hậu quả của sự vô hạnh của riêng tôi.

    Nó cũng chỉ cho tôi rằng ta phải thực hành mọi cách thức để đạt Giác ngộ, bởi cho tới khi ta hoàn toàn giác ngộ, những chướng ngại có thể xen vào. Bản thân tôi đã từng tu học xuất sắc dưới chân các lạt ma siêu phàm, từng thực hiện sự nhập thất và chứng nghiệm các dấu hiệu thành tựu tâm linh trong sự thiền định của tôi, nhưng một cảm xúc độc hại hầu như đã xảy ra trong một chướng ngại khổng lồ cho sự thành tựu cao xa hơn. Sự tinh tấn và kiểm tra chuyên cần của bổn tâm tôi đã phát triển. Còn với Jampal, ba mươi lăm năm sau một trong những người anh của anh ta tới thăm tôi. Từ người này tôi được biết Jampal đã bị một người Tây Tạng giết chết vì cộng tác với người Trung Quốc. Tôi nói 42

    với người này là tôi thực sự mắc nợ Jampal bởi anh ta đã khiến tôi nhập thất và tịnh hoá tánh sân hận của mình.



    KỲ NHẬP THẤT BA-NĂM LẦN THỨ HAI CỦA TOI khác với lần trước - năm tôi mười một tuổi – lần này tôi ít bị mê hoặc bởi những dấu hiệu của sự thực hành. Những thị kiến về các Bổn Tôn xuất hiện và tôi đã có những giấc mơ tuyệt vời, nhưng …. Nhờ việc lắng nghe và thiền định các giáo lý Đại Viên Mãn tôi đã nhận từ Tromge Trungpa, đó là lúc mà mọi khuôn mẫu tri giác thông thường bị cạn kiệt một cách dễ dàng và tôi nghỉ ngơi trong giác tánh không tạo tác.

    Nhưng trong ba tháng cuối của kỳ nhập thất, tôi trở nên đau ốm tới nỗi tôi nghĩ rằng mình có thể chết. Tôi không thể nuốt bất kỳ thực phẩm nào, và không ăn được, tôi dần dần trở nên rất yếu. Sau một thời gian, khi sự việc không cải thiện, tôi viết cho Tromge Trungpa để hỏi xem tôi có nên xả thất và đi khám bác sĩ. Ngài gởi một lá thư rằng ngài nghĩ bệnh tật của tôi là một chướng ngại nhập thất và tôi không nên rời thất. Tôi hơi buồn, nhưng không làm trái lời khuyên của ngài. Thay vào đó tôi chuẩn bị để chết.



    Giữa các khoá thiền định tôi đã thực hành p’howa để chuyển di tâm thức vào lúc chết. Các dấu hiệu tới rất nhanh và tôi có một linh kiến về Đức Phật Amitabha (A Di Đà), một trọng tâm của sự thiền định trong thực hành chuyển di đặc biệt mà tôi đã làm. Tôi cũng thực hành p’howa củaVajra Yogini trong sự kiện là tôi quá yếu không thể trì tụng thần chú của sự chuyển di tới cõi thuần tịnh của Đức Amitabha. Trong p’howa củaVajra Yogini, không nói một lời, hành giả chỉ chuyển di tâm thức tới Pháp giới bao la của trí tuệ.

    Vajra Yogini ban phước cho thực hành của tôi bằng cách xuất hiện trong một linh kiến.



    Một đêm, trong một giấc mơ, tôi tới một nơi ở đó vượt qua toàn bộ chân trời, trái đất lung linh và hoà lẫn vào bầu trời. Điều ấy thật lạ lùng. Ba hay bốn người đang ở đó và tôi hỏi họ: “Nơi này là ở đâu?”

    “Đây là biển.”

    “Tôi chưa từng thấy một nơi nào như thế.”

    “Đó là nơi anh sẽ chết và tái sinh làm một con cá.”



    Sau đó, trong giấc mơ, tôi nhớ lại một việc có thật trong thời thơ ấu của tôi. Một bà nọ tới thăm mẹ tôi có đeo một vật trang sức làm tôi mê mẩn. Tôi hỏi bà xuất xứ của nó và bà ta nói nó từ một con cá. Tôi chạy ra dòng suối gần nhà và bắt một con cá nhỏ xíu. Mặc dầu tôi không thể nhìn, tôi xoay xở để giết nó bằng con dao nhỏ. Khi tôi mổ nó ra thì không có vật trang sức, vì thế tôi tay không trở về nhà và hỏi người đàn bà tại sao bà đã nói với tôi một điều như thế. Bà ta cười vui vẻ và nói: “Không, không. Cháu đã phạm một sai lầm. Vật trang sức này lấy từ một con cá sống trong một đại dương rất xa.” Tôi mới có bốn tuổi, nhưng mặc dù thế tôi biết lỗi lầm của tôi thì còn nghiêm trọng hơn nhiều so với việc chọn sai loại cá.



    43



    Trong giấc mơ tôi nghĩ: “Ồ, không. Đây là điều sẽ xảy ra bởi tôi đã giết con cá đó.

    Nếu tôi phải tái sinh làm một con cá thì ít nhất hãy là một con cá nhỏ để nó không ăn thịt những con cá khác.” Giấc mơ của tôi chấm dứt với những điều đó.



    Sau này khi tôi ra ngoài đi vệ sinh lúc sáng sớm khi trời còn tối, hình ảnh của một con cá xám óng ánh như bạc xuất hiện. Có làm cách nào thì tôi vẫn thấy con cá hiện diện ở đó, rõ ràng, không dao động. Nó không biến mất khi mặt trời mọc, hay khi tôi làm các công việc bình thường, hoặc lúc tôi quán tưởng các hình ảnh khác trong thiền định. Ngày này sang ngày khác, con cá bền bỉ có mặt với tôi, cho tới khi cuối cùng tôi thực hiện một triệu lần trì tụng thần chú Om Mani Padme Hung, cầu nguyện để làm nhẹ bớt nỗi khổ của tất cả chúng sinh – người, thú vật và những chúng sinh trong các cõi vô hình. Khi hoàn tất các sự trì tụng này, tôi hồi hướng công đức của sự thiền định của tôi cho con cá tôi đã giết, với ước nguyện nó tìm được hạnh phúc và sự giải thoát tối hậu. Sau đó con cá biến mất.



    Bệnh của tôi vẫn không hết, và tôi sống trong một tình trạng buồn nôn liên tục, trong sự mong chờ không dứt được chết đi. Tuy nhiên cái chết đã xảy ra ở một nơi nào khác. Một buổi sáng sớm trong tuần lễ sau cùng của kỳ nhập thất, có một tiếng gõ cửa phòng tôi và một nhà sư, một hành giả tuyệt vời cũng nhập thất, đi tới trước cửa và nói thật bất ngờ: “Tromge Trungpa chết đêm hôm qua.”



    Tôi hoài nghi: “Ngài mới tới thăm tôi hôm qua và không tỏ vẻ gì là bệnh hoạn cả.”



    “Ngài không đau bệnh.” Câu chuyện khi được truyền đi qua vị sư và những người khác thật đáng lưu ý. Ngày hôm trước, Tromge Trungpa được biết tin Tulku Arig lâm trọng bệnh lúc vừa trở về sau khi cử hành tang lễ cho vị bổn sư tôn kính của Ngài. Nghe điều này, Tromge Trungpa nói thầm: “Ồ, không, Tulku Arig mà mất đi thì quả là một tổn thất quá lớn. Cuộc đời trường thọ của Ngài sẽ rất ích lợi cho những người khác. Những người như tôi chết đi thì tốt hơn.” Ngài không nói gì nữa và những gì Ngài nói không gây tác động đặc biệt nào lên những người nghe.



    Ngày đó Ngài đi quanh các đệ tử, kiểm tra sự thực hành của họ, trả lời những câu hỏi. Khi tới chỗ tôi, Ngài thăm dò sự hiểu biết của tôi về toàn bộ phạm vi giáo lý Đại Viên Mãn, giảng rõ vài vấn đề và trả lời bất kỳ câu hỏi nào thật đầy đủ. Điều này hơi khác thường bởi kiểu mẫu của thầy trò chúng tôi là Ngài ban cho một ít giáo lý và sau đó tôi phát triển sự thiền định. Tôi nghĩ rằng đó là điềm lành và lý giải cho sự kiện đó là chẳng bao lâu nữa tôi sẽ xả thất. Khi Ngài ra về, Ngài cụng trán vào trán tôi, sự tạm biệt theo tục lệ giữa các lạt ma tôn kính lẫn nhau như những người ngang hàng.



    Đêm đó Tromge Trungpa mời hai ni cô dùng bữa tối với Ngài. “Hãy làm món ăn thật ngon,” ngài nói với hai cô. Khi dùng bữa, họ thắp nhiều ngọn đèn bơ và thiền định một lát. Ngài chất vấn về thực hành của họ và hỏi họ có điều gì muốn được sáng tỏ không. Rồi ngài nói: “Mới đây ta mơ thấy một buổi hoàng hôn vàng. Có lẽ chẳng bao lâu nữa Situ Rinpoche sẽ mất. Những ai sùng mộ nơi ngài sẽ rơi nước mắt và đau buồn, nhưng 44

    điều này cho thấy là họ không thông hiểu. Khi một lạt ma viên tịch, ngài thành tựu sự Giác ngộ và đây là lúc để cầu xin những sự ban phước chứ đừng khóc lóc, bởi sẽ có sự tăng trưởng tâm linh lớn lao vào thời khắc đó.”

    Đã quá muộn, ngài bảo các sư cô ngủ trong phòng Ngài. Một sư cô không ngủ được, để ý là hơi thở của Tromge Trungpa không đều, như thể ngài thở dài nhiều lần. Sau một lát cô đi tới ngai của ngài để xem ngài có bình thường không. Đầu ngài ngoẹo sang một bên.

    “Rinpoche, Rinpoche!” cô gọi khe khẽ. Khi ngài không trả lời, cô lay nhẹ ngài, rồi đánh thức sư cô kia và bảo cô chờ một lát



    7- CUỘC HÀNH HƯƠNG



    MỘT HOM, sau một thời gian ở Chagdud Gonpa, mười chín tu sĩ trẻ tới thăm tôi. Họ là những người tôi đã kết bạn trong chuyến đi đầu tiên của tôi tới Nyagrong, ngay sắp đi hành hương tới Trung tâm Tây Tạng như tục lệ của các nhà sư của Chagdud Gonpa.

    Những năm trước, chúng tôi từng bàn về việc sẽ cùng đi với nhau.



    Với vẻ trêu chọc, tôi hỏi: “Điều gì xảy ra cho việc hứa hẹn cùng nhau thực hiện chuyến du hành này? Quý vị sẽ đi mà không có tôi?”



    Họ ngạc nhiên. Một người nói: “Chúng tôi không bao giờ nghĩ rằng ngài thực sự đi cùng chúng tôi. Dĩ nhiên là nếu ngài có thể đi được thì chúng tôi thích đi với ngài hơn, bây giờ hay ngay cả trong một năm, bất kỳ lúc nào ngài sẵn sàng.”



    Tôi không nghĩ tới ngay cả khả năng thực hiện, nhưng vào lúc đó, tôi cảm thấy một sự thôi thúc mạnh mẽ phải đi. “Tôi sẽ suy xét việc đó,” tôi nói với các nhà sư. Tôi gởi một lời khẩn cầu tới một lạt ma rất vĩ đại là Tulku Ado, khi ấy ngài đang nhập thất, để nhờ tiên đoán về chuyến du hành. Ngài gởi câu trả lời: “Đừng đi. Nyagla Padma Duddul đã thành tựu thân cầu vồng. Ngài không đi hành hương; ngài thiền định. Milarepa cũng đã đạt được giác ngộ là nhờ thiền định, chứ không phải sự hành hương. Lời khuyên của ta cho ông là đừng đi. Hãy thiền định.”



    Bởi đã xin vị lạt ma tiên đoán nên tôi bị bắt buộc phải tuân theo lời khuyên của ngài, nhưng điều đó trái nghịch với sự mong muốn thực hiện chuyến đi của tôi, sự thúc ép của nó càng ngày càng mạnh mẽ. Tôi đã cầu nguyện mãnh liệt để xin sự dẫn dắt. Một đêm, đại Hộ Pháp Ekadzati xuất hiện với tôi và nói: “Ta là bà mẹ của Pháp Giới nền tảng và ta hát cho con nghe: Thời gian là sự vô thường và một vũ điệu của sự huyễn hoá. Công đức của các vị mặt-đỏ giờ đây đang suy hoại. Do những hứa nguyện bị gãy bể, một dòng suối độc của sự bất tịnh tràn ngập không gian. Ánh mặt trời của giáo lý của Đức Phật đang lu mờ. Nam tử, đừng ngồi ở đây. Hãy đi tới miền trung tâm. Các nơi chốn, xứ sở, tu viện –

    tất cả là những thành phố huyễn hoá. Hãy cắt đứt sự dính mắc của con. Hayagriva và Vajrakilaya sẽ bảo vệ con; bà mẹ Arya Tara giữ gìn con như một đứa con. Những bậc giúp 45

    đỡ con, những nhiếp chính sinh sanh-từ-hoa-sen, con sẽ nhìn thấy thường xuyên. Giáo Pháp Đại Viên Mãn là tài sản kế thừa của con và sẽ tới như thể từ cha tới con. Nhưng giờ đây là lúc mà con cọp hau háu ở phương đông sẽ chứng tỏ năng lực của nó – bây giờ hãy ra đi vượt qua chướng ngại này, trước khi móng vuốt của nó chộp lấy controng miền Kham.”



    Tôi đã quyết định. Tôi chuẩn bị ra đi trong năm ngày.

    …………………



    Từ Riwoche chúng tôi phải vượt qua một đèo núi cao khác để tới miền Powo Chung Tola, một cái đèo khét tiếng với những cuộc lở tuyết. Có câu nói rằng nếu bạn tuyệt đối im lặng, vị thiên nữ của núi non sẽ chăm sóc các bạn chu đáo; còn nếu không, bạn sẽ rơi xuống sườn núi. Chúng tôi vượt qua con đường mà không nói một lời, ráng kềm chế sự thôi thúc kêu lên những lúc tuyết tan một phần để lộ ra những tử thi nhăn nhúm và xác thú nham nhở của những lữ khách bất hạnh và những đàn thú vật đã dám khiêu khích sự thịnh nộ của một trận lở tuyết.



    Khi chúng tôi vượt qua sự hiểm nghèo của con đèo, tôi gởi các nhà sư đi trước để

    dựng trại và pha trà, rồi tôi tiếp tục đi một mình, chậm rãi, tập tễnh bởi đầu gối và hông từng bị khoá chặt trong tư thế thiền định trong nhiều giờ từ khi còn rất nhỏ. Ở đó, trên những rặng núi cao, không gian thật yên tĩnh không có những tiếng khà khàn của các nhà sư . Phía sau một quãng, con đường tôi đang đi cắt một con đường khác. Một người đang đi xuống con đường thứ hai, tiến lạigần và đi cùng nhịp với tôi. Ong ta chỉ có một chân và phục sức kỳ lạ với một áo choàng không tay dệt bằng lông bò yak và một cái mũ thật đặc biệt. Chỗ chân bị mất được nâng đỡ bởi một cây gậy lớn, dáng đi của ông là những chuỗi nhảy nặng nề.

    “Ong là ai và đi đâu?” tôi hỏi.

    “Tôi là một người chăn thú và đang đi tìm một con yak đi lạc.”



    Chúng tôi cùng đi không nói gì trong một lát; rồi tôi hỏi: “Ong có biết nhữngthánh địa ở miền Chung Tola? Tôi và một nhóm tu sĩ đang làm một cuộc hành hương từ tu viện của tôi ở Nyagrong tới Lhasa.”

    “Ngài phải đi tới Padma Kod,” ông trả lời. Ong ta chỉ tay về phía những đỉnh núi và nói:

    “Hãy đi theo con đường này cho tới khi ngài tới một tảng đá phẳng đứng thăng bằng trên một chóp núi. Ở đó có một kho tàng, và nó sẽ cho ngài những hướng dẫn để đi tới Padma Kod.

    “Hiện nay Tây Tạng đang ở trong sự hiểm nguy ghê gớm,” ông tiếp tục. “Chắc chắn là nhiều tu viện sẽ bị phá huỷ và nhiều người sẽ chết, một số bởi một tai hoạ cấp kỳ, bất ngờ, một số do sự đói khát lần mòn. Nếu ngài không tin điều tôi nói, thì hãy quay về tỉnh Kham trong ba năm và ngài sẽ chứng kiến sự thực của những gì tôi vừa nói.” Ong đột ngột đổi hướng qua con đường khác và nói: “Bây giờ tôi phải đi sang ngả khác.” Dưới ảnh 46

    hưởng của lời ông nói, tôi đứng bất động, nhìn chằm chằm lưng ông khi ông chầm chậm đi xuống con đường mòn. Rồi tôi đi theo con đường của mình để bắt kịp các nhà sư.



    Khi tôi …………

    ……………..

    8- ĐẠO SƯ CỦA TOI



    MINDROLING KHANCHEN RINPOCHE khuyên bảo tôi về cuộc hành trình tới Samye của tôi và cuộc nhập thất mà tôi dự tính thực hiện tại một trong những cái hang gần tu viện. “Con cứ việc mượn một con ngựa của tu viện,” ngài nói.

    “Cảm ơn ngài, nhưng sau khi đikhắp các nẻo đường từ Kham, con đủ mạnh để đi được ba giờ từ Mindroling tới Samye. Con sẽ để lại hầu hết vật dụng ở đây và chỉ mang theo một ít lương thực. Con sẽ mua phần thực phẩm còn lại của con ở đó.”

    “Ồ không, con không được mang nhiều tiền. Miền đó khét tiếng bởi những bọn cướp, và thỉnh thoảng chúng giết người. Dầu sao chăng nữa, hầu như trong vùng không có thực phẩm để mua. Chớ lo lắng về sự trợ giúp con trong cuộc nhập thất. Ta biết một người bảo trợ rộng rãi sống trong vùng và ông ta sẽ vui lòng gởi thực phẩm cho con.”



    Ngay khi tôi khởi hành tới Samye, tôi nhận ra rằng thật sai lầm khi gạt bỏ sự giúp sức của một con ngựa và không tính tới gánh nặng của ngay cả một gói thực phẩm nhỏ bé.Tôi phải mất hai ngày để vượt qua quãng đường mà bất kỳ người nào khác có thể đi trong một giờ. Tôi đi chậm một lát rồi nghỉ, cứ thế cho tới tối thì tới một nơi gần một con sông mà tôi phải vượt qua vào ngày hôm sau. Vị bảo trợ mà ngài Mindroling Khanchhen đề cập tới đang sống ở đây, nhưng tôi không muốn đi tới cửa nhà ông ta và yêu cầu được giúp đỡ. Thay vào đó tôi đi tới nhà của một người rất nghèo và hỏi tôi có thể qua đêm ở đó không.

    “Ngài có thể ở lại, nhưng không thể vào nhà,” ông ta trả lời. “Nhiều kẻ cướp mặc áo choàng lạt ma, rồi ăn cắp bất kỳ thứ gì chúng muốn khi đã vào trong nhà.” Vì thế tôi ngồi trước cửa nhà ông, và sau một lát ông ta mang cho tôi một tô súp, tôi rất biết ơn về việc đó. Sau khi dùng súp, tôi bắt đầu làm thực hành của tôi. Khi ấy người chủ nhà biết tôi thực sự là một lạt ma và sau khi dọn dẹp căn nhà nhỏ, ông mời tôi vào nhà ngủ. Kiệt sức vì đi bộ, tôi đã ngủ ngon lành.



    Sáng hôm sau, tôi đi xuống bờ sông, ở đó tôi gặp một lạt ma Khampa khác. Chúng tôi đi phà qua sông, và ở bờ bên kia, chúng tôi cùng đi với nhau bởi ông cũng đi chậm.

    Đêm đó chúng tôi ngủ ở Zungkar Gonpa, nơi đáng nhớ bởi có năm stupa làm bằng đá cứng.



    Cuối cùng, vào sáng ngày thứ ba khi tôi rời Mindroling Gonpa, chúng tôi thấy mình trên một đỉnh núi nhìn xuống một thung lũng sâu ở Samye. Con đường đi men theo bờ 47

    thung lũng, vì thế tôi quay sang bạn đồng hành của tôi, tên ông ta là Lạt ma Naygo, và đề nghị chúng tôi bỏ con đường và cắt thẳng qua thung lũng.



    “Tôi không nghĩ rằng đó là một ý kiến hay,” ông trả lời. “Hẳn phải có một sự hợp lý nào đó khiến những người đi trước chúng ta đã sử dụng con đường dài này.”



    “Ý kiến có hay hay không thì bây giờ tôi cũng đang đâm thẳng qua,” tôi nói.

    “Chúng ta có thể lại gặp nhau ở Samye.” Mỗi người chúng tôi đi theo lối riêng của mình và tôi nhanh chóng khám phá ra lý do vì sao con đường không đi thẳng tới tu viện. Thung lũng đầy cát khiến cho mỗi bước đi là cả một sự nỗ lực. Tuy nhiên cuối cùng thì tôi cũng tới cổng phía tây của Samye và đứng với sự khiếp sợ trước pho tượng cao khoảng 4,5m của Hayagriva, một hoá thân phẫn nộ của Đức Phật Amitabha. Điềm lành của việc đi tới cổng tây bằng con đường thẳng đã làm quên đi sự hối tiếc trước nỗi gian khó của chuyến đi. Pho tượng được tạc trong thời Đức Padmasambhava, do vua Trisong Detsen bảo trợ và khi nó được hiến cúng cái đầu ngựa màu xanh lá cây thò ra từ đầu Hayagriva thực sự hí lên.



    Tôi vào bên trong và hỏi người giữ điện tôi có thể ở lại phòng thờ vài ngày không.

    Với sự tốt bụng ông trả lời là tôi có thể ở bao lâu tôi muốn bước ra cùng với hành lý của tôi khi những người canh gác thực hiện phiên tuần tối của họ.



    Ngày hôm sau tôi nghe nói rằng ngài Jidral Yeshe Dorje, tức Đức Dudjom Rinpoche, một trong những lạt ma vĩ đại của dòng Nyingma, đang ban những lễ quán đảnh Rinchhen Terdzod, một tuyển tập các thực hành được nhiều terton khám phá. Cảm thấy hết sức may mắn, tôi đi tới địa điểm ban các lễ quán đảnh. Tôi đi vào nhằm giờ nghỉ và tới gần Đức Dudjom Rinpoche để dâng cúng ngài một katag dài màu xanh dương.



    “Ong là ai?” ngài hỏi. “Chúng ta đã gặp nhau trước đây chứ?” Giọng miền Trung Tây Tạng của ngài dịu dàng và phong thái thật tao nhã.



    “Con là Chagdud Tulku ở Chagdud Gonpa miền Nyagrong và mẹ con là Delog Dawa Drolma.”



    “Ồ, ta biết mẹ con!” ngài kêu lên và mời tôi tới thăm ngài tại trụ sở của ngài vào ngày hôm sau. Khi tôi tới ngài giới thiệu tôi với vợ ngài, bà Sangyum Kushog Rigdzin Wangmo, rằng tôi là con trai của Delog Dawa Drolma. Vị sangyum lập tức đứng dậy, đi tới bàn để thực phẩm cúng dường, hay tsog, lấy một cái đĩa tsampa ngọt được chạm trổ đẹp đẽ và đemlại cho tôi. Khi nhận lãnh, tôi cảm nhận rằng đây quả là một cơ hội quan trọng, và món tsog đã nuôi sống tôi trong vài ngày trong khi tôi nhận quán đảnh. Trong thời gian này tại Samye, tôi cũng gặp con trai của Ngài là Thinley Norbu Rinpoche.



    Tuy nhiên, tôi còn ít lương thực và không mang theo tiền, tôi quyết định nhập thất lập tức trong khi còn tiền để thực hiện điều đó. Tôi hy vọng rằng người bảo trợ của tôi sẽ nhanh chóng gởi lương thực cho tôi. Tôi rời Samye đi tới những hang động gần đó ở 48

    Chenpu và thiết lập đường ranh ẩn thất quanh một trong những cái hang, thệ nguyện là sẽ ở trong thất một tháng để hoàn tất một sự thực hành trường thọ.



    Trong bốn ngày đầu, mỗi ngày tôi có một nắm tsampa nhỏ; vào ngày thứ năm tôi quyết định chia nắm tsampa thành bốn miếng và dùng trong bốn ngày nữa. Rồi thực phẩm của tôi đã hết, nhưng thực hành của tôi rất trong trẻo và mãnh liệt. Đêm đó tôi có giấc mơ đầu tiên trong một loạt các giấc mơ về các vị Hộ Pháp. Các ngài tự giới thiệu trong sự tràn đầy năng lực và vẻ lộng lẫy, và cam đoan rằng các ngài sẽ tìm được thực phẩm cho tôi, và tôi nên thực hành không cần bận tâm.



    Sáng hôm sau có một tiếng gõ cửa, và khi ra ngoài tôi thấy ai đó đã để lại một món cúng dường gồm một ít trà và một miếng bơ. Sự cách biệt giữa giấc mơ kỳ lạ và món cúng dường nhỏ bé làm tôi hiểu ra rằng vì lý do nào đó tôi đã thiếu kém công đức. Tôi nhận ra rằng tôi sắp phải chịu đói trong thời gian nhập thất này, bởi không có công đức thì chẳng có cách nào để các Hộ Pháp hay những người nào khác hiển lộ một nguồn thực phẩm dồi dào cho tôi được. Sự mỉa mai của việc thực hiện thực hành trường thọ trong khi chết vì đói không mất đi trong tâm tôi.



    Đêm đó tôi có giấc mơ tái cam đoan khác của các vị Hộ Pháp. “Chắc chắn là chúng tôi đang mang thực phẩm lại cho ông. Chớ có lo lắng.” Vào buổi sáng có một tiếng gõ cửa, và ở bên ngoài tôi thấy bảy củ khoai tây nhỏ. Mỗi ngày tôi ăn một củ, và khi hết khoai tôi có một giấc mơ khác và nhận một ít tsampa vào sáng hôm sau. Lúc này người tôi rất yếu, và khi món tsampa cuối cùng này đã hết, không có tiếng gõ cửa và vật cúng dường nào tiếp theo sau, và sự chết đói dường như sắp xảy ra. Tuy nhiên sáng hôm đó một lạt ma đã tới thăm tôi.



    “Tôi ở một cái hang gần đây và đang thực hiện một cuộc nhập thất ba năm trì tụng lời cầu nguyện trường thọ của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tôi nghe nói có một lạt ma Khampa ở đây và tôi muốn làm quen với ngài.”



    Tôi mời ông vào và chúng tôi trò chuyện. Sau một lát ông nói: “Tới giờ ăn ngọ của ngài rồi, tôi phải đi thôi.”



    “Đừng lo về bữa ngọ của tôi,” tôi nói. “Tôi không có lương thực nên chẳng có bữa trưa nào cả.”

    Vị khách hết sức ngạc nhiên. Tôi giải thích rằng người bảo trợ của tôi không gởi lương thực tới và tôi đã để tiền bạc của mình ở Mindroling Gonpa. Vị lạt ma ra đi và quay lại để nấu nướng cho tôi. Ong ta làm một món súp với bánh bao bằng bột mì và một miếng thịt – một món thịt tôi thực sự ưa thích. Trong vài ngày sau đó ông chuẩn bị một món ăn hàng ngày cho tôi. Rồi thình lình thực phẩm của người bảo trợ đã tới cùng một bức thư ngắn bày tỏ sự ân hận to lớn vì ông ta đã quên khuấy tôi. Khi nhớ ra, ông lập tức tới Mindroling và được cho biết tôi đã đi hơn ba tuần trước. Ong gởi tới nhiều tsampa mà tôi 49

    đã có thể chia sẻ với bất kỳ người nghèo khó nào đi ngang qua hang của tôi. Bây giờ tôi đã dư thừa lương thực để hoàn thành lời nguyện nhập thất của tôi.



    Khi từ các hang động trở về Samye, tôi gặp Lạt ma Naygo, ngài cũng vừa hoàn tất một cuộc nhập thất, và chúng tôi cùng đi thăm hang thiền định của Gyalwa Chhogyang, một trong hai mươi lăm đệ tử của Đức Padmasambhava. Trong các t’hangka ngài Gyalwa Chhogyang luôn luôn được miêu tả cùng với đầu ngựa xanh lá cây của Hayagriva thò ra từ vương miện của ngài. Mặc dù hang của ngài thường được khoá lại, chúng tôi may mắn tìm được một cánh cửa mở và chúng tôi qua đêm ở đó. Đó là một cái hang kỳ diệu, hoàn toàn trống rỗng, những hòn đá nhẵn bóng. Sáng sau khi chúng tôi thức dậy, chúng tôi tìm thấy một chất lỏng lung linh trên vách hang. Bởi không có suối ở đó, Naygo và tôi nhận ra nó như chất cam lồ trí huệ và dùng nó như sự ban phước cho những cuộc nhập thất của chúng tôi.



    Khi tôi trở về Samye, Đức Dudjom Rinpoche vừa hoàn tất sự giảng dạy khẩu truyền Dzod Dun, Bảy Kho tàng nổi tiếng của Longchenpa. Tôi tới đúng lúc để nghe nửa cuối của bản văn sau cùng và tham dự một buổi lễ cúng dường long trọng.Vì tới vào lúc cuối các buổi lễ đã diễn ra trong nhiều tuần nên tôi không tìm được ghế, phải ngồi trong các hàng sau. Vào lúc mọi người đứng lên, và nhờ đó tôi quan sát kỹ đám đông, tôi dẫm lên một tấm nệm.



    “Bước ra khỏi nệm!”



    Tôi nhìn quanh xem kẻ nào dám ra lệnh cho mình một cách thô lỗ và thấy mình đối diện với một nhà sư có dáng vẻ gây hấn. Điên tiết, tôi kéo giật nắm tay để giáng một quả đấm. May mắn thay, một sự tự chế nội tại đã kềm lại và tôi buông thõng hai tay. Ngay tức khắc tôi bị tràn ngập bởi sự ân hận khi nhận ra rằng tai hại biết bao khi đánh một thành viên trong Tăng đoàn tại một thánh địa là Samye trước sự hiện diện của Dudjom Rinpoche. Tôi lặng lẽ khẩn cầu các hiện thể trí huệ và sám hối lỗi lầm của tôi với sự hối hận chân thành, cầu xin nó sẽ được tịnh hoá nhờ ánh sáng và cam lồ trí huệ. Tuy nhiên, sự việc này không được tẩy sạch khỏi tâm tôi một cách đơn giản, và sau này trong các buổi lễ cúng dường tôi thường hồi tưởng với nỗi ân hận sâu xa rằng tánh khí của tôi đã đem tôi tới gần sự nhục nhã biết bao.



    Sáng hôm sau Đức Dudjom Rinpoche chủ toạ một đám rước lớn gồm tám trăm người ở khu vực quanh Samye, và tất cả những báu vật của tu viện được trưng bày cho ngài. Tôi tới sớm và ngồi trong hàng ghế các lạt ma, ngay sát sau Đức Dudjom Rinpoche, và vì thế được nhìn thấy rõ những linh vật này. Cò đáng lưu ý hơn cả các báu vật là vị tiên tri của Samye. Một người bình thường xuất hiện từ sau một vách ngăn trong sân của tầng hai toà nhà chính. Bất thình lình, với một tiếng thét khủng khiếp ông ta ngất đi. Khi phục hối ý thức, thân ông đã bị chiếm giữ bởi vị Hộ Pháp đầy năng lực và hung tợn Tzimara, khuôn mặt ông méo mó, đỏ ké, tiếng nói gừ gừ trong cổ họng và lời lẽ thật lạ lùng. Với 50

    một cái cúi chào thấp và dứt khoát, ông ngụ ý Đức Dudjom Rinpoche nên ngồi trên một chiếc ngai cao; sau đó vị tiên tri ngồi trên một cái ghế thấp cạnh ngài. Một thị giả đem tới cho vị tiên tri một chén vàng tuyệt đẹp đựng đầy rượu whiskey hiến cúng, ông ta vồ lấy và cung kính hướng về Đức Dudjom Rinpoche và dâng chén rượu cho ngài. Sau khi dùng một ngụm, Đức Dudom Rinpoche đưa cái chén lại cho vị tiên tri, ông ta nốc rượu thật nồng nhiệt với một ngụm duy nhất. Rồi vị tiên tri nói những lời lẽ thật khó đoán và dành cho tôi chứ không cho mọi người.



    Cuối cùng thì ông đưa Đức Dudjom Rinpoche tới một cây cột ở giữa gian phòng nơi có một đồ vật nào đó – mà có người nói là một cái mặt nạ – được dấu trong một tấm vải.

    Vị tiên tri giữ tấm vải để chỉ mình Đức Dudjom Rinpoche có thể thấy được bên trong; sau đó để mặc tấm vải tụt xuống phía sau, ông ta rơi vào trạng thái vô thức một lần nữa. Mặt ông biến sắc, thân thể mất sinh lực và khi hồi phục ý thức thì ông là một con người bình thường, yếu tới nỗi phải được dìu đi khi ra khỏi phòng.



    Sau khi tham dự những hoạt động này, tôi trở lại các hang động ở Chenpu và nhập thất thêm hai tháng nữa, như Lạt ma Naygo đã làm. Khi hoàn tất cuộc nhập thất, chúng tôi cùng du hành tới Lhasa.





    ĐEM ĐẦU TIEN ở Lhasa, Lạt ma Naygo và tôi ở trong một căn nhà của một người bạn xứ Kham của ông. Chúng tôi đi tới điện Jowo và thiền định trước pho tượng nổi tiếng ở đó. Trên đường trở về tôi hoàn toàn bị lạc trong cảnh hỗn độn của các phố lẻ và lối đi ở Lhasa cho tới khi nhớ được tên của ngôi nhà gần nhà chúng tôi, tôi bèn quay trở lại. Ngày hôm sau tôi đi tới nhà của Pomda Tsang, một trong những đệ tử củaTulku Arig, và hỏi ông ta xem tôi có thể ở đó không.



    “Ngay bây giờ thì Khandro Dorje đang ở trong phòng khách,” ông trả lời, “nhưng tôi sẽ hỏi khandro xem ông có thể ngủ ở giường dành cho khách trong phòng không.” Ong rời đi và vài phút sau quay lại nói với tôi là Khandro Dorje đồng ý với sự sắp xếp này.”



    Tôi không thể còn niềm vui nào hơn thế nữa. Khandro Dorje là một học giả và thiền giả rất nổi tiếng, và cũng như Tulku Arig, ông là đệ tử của Khandro Ngaga. Đối với tôi thì cơ hội được ở đây trong sự hiện diện của vị lạt ma vĩ đại này thì hết sức tốt lành. Nhưng cuộc gặp gỡ đầu tiên của chúng tôi thì lại có một bài học thật bình thường. Bà chủ nhà, bà Cham Padmala chào hỏi và chỉ cho tôi phòng khách, nơi Khandro Dorje và tôi được giới thiệu với nhau. Sau đó bà bảo gia nhân mang trà cho chúng tôi. Bây giờ ở miền Đông Tây Tạng, khi bạn uống trà, tách của bạn được rót đầy lập tức và tiếp tục cho tới khi bạn tỏ ý là đã uống đủ bằng cách uống cạn tách trà và liếm sạch nó.



    Dựa trên tập quán này, tôi nhận tách trà từ người tớ, anh ta chờ một lát rồi đi mất trong nửa giờ. Trong thời gian đó tôi đã quyết định là mình chỉ được mời một tách trà và không rót đầy lại – một vi phạm không thể tha thứ được trong phép xã giao ở xứ Kham –



    51

    vì thế tôi uống trà và liếm sạch tách của mình. Trước sự ngạc nhiên của tôi, người đầy tớ trở lại và lại rót đầy các tách của chúng tôi, đứng chờ và lại biến mất.



    Lúc này, trước khi tôi uống, Khandro Dorje nói: “Tục uống trà ở miền Trung Tây Tạng khác với phong tục của người Khampa chúng ta.” Ngài đã từ Kham tới Lhasa bảy hay tám năm trước. “Lúc đầu khi ông nhận trà, ông đừng uống. Người đầy tớ đi và khi quay trở lại, ông thổi nhẹ miếng bơ và uống nửa tách trà. Người đầy tớ rót đầy và lại đi ra.

    Khi người ấy quay lại, ông thổi vào miếng bơ, uống một nửa tách trà, và tách sẽ được rót đầy. Mỗi lần người đầy tớ tới ông hãy lập lại tiến trình. Khi không muốn uống nữa thì ông uống trà nhưng đừng bao giờ, đừng bao giờ liếm sạch cái tách.”



    Sau này khi tôi đã trở thành một thành viên của gia đình, cả nhà thường trêu chọc tôi về việc tôi tới đây và cách tôi liếm sạch tách trà.



    Tôi ở đó khoảng một năm và có thể nghe Khanpo Dorje giảng dạy mỗi ngày. Phẩm tính của một vị thầy của ngài thì vô song nhờ ở vốn hiểu biết và kinh nghiệm thiền định phong phú. Ngài hoàn tất kỳ nhập thất cô tịch trong mười hai năm. Sự hoàn hảo của thực hành của ngài được minh hoạ bằng một câu chuyện. Ngài từng nhập thất ba năm và đạt được nhiều dấu hiệu phi thường của sự thành tựu – các linh kiến, tiên tri, các giấc mộng tốt lành và sự chứng ngộ chân tánh của thế giới vật chất mà những định luật của nó không còn chi phối được ngài nữa. Nhưng khi khảo sát tâm thức mình với sự trung thực nghiêm ngặt, ngài không thoả mãn với những khuôn mẫu cảm xúc và hiểu biết mà ngài đã nhận thức. Ngài ra thất và nhận lãnh những giáo huấn Đại Viên Mãn về bản tánh của tâm một lần nữa, lần này là từ Khandro Ngaga. Rồi ngài trở về ẩn thất để hoàn toàn thấu suốt những gì đã nghe, và ngài đã được thoả mãn.

    Lòng tốt của Khandro Dorje đối với tôi thật vô bờ bến. Tôi nương tựa nơi sự truyền dạy của ngài để kích động sự thấu hiểu của riêng tôi về bản chất của tâm thức, và sự truyền dạy ấy thì không thể sai lầm – nó sâu xa siêu vượt những giới hạn của ngôn từ, tinh tế, và cuối cùng, nó hoàn toàn đơn giản, giống như bản thân của tâm tuyệt đối.

    Một hôm chúng tôi cùng tản bộ qua những đường phố ở Lhasa tới một khu hoả thiêu cũ. Khu đất này đã mọc lên những ngôi nhà, nhưng trong một cái sân vẫn còn một tảng đá lớn, bằng phẳng mà trước đây thịt các tử thi được chặt thành những miếng nhỏ và cho những con chim kên kên ăn như một tặng vật. Khandro Dorje ngồi xuống tảng đá và nói:

    “Tulku, hãy đi mua ít chang.” Chang là loại bia Tây Tạng.

    Tôi đi tới cửa hàng bán bia chang, mua một hộp lớn và mang về. Khandro Dorje lôi ra một cái ly nhỏ từ chuba của ngài, tôi rót đầy và ngài uống cạn. Tôi lại rót đầy ly và ngài trao ly bia cho tôi. Bởi lòng tôn kính, tôi không đặt môi vào ly mà đổ bia vào bàn tay và uống. Đó là lần đầu tiên tôi thưởng thức bia chang kể từ cuộc nhập thất ba năm ở Tromt’har và nó rất ngon – không hề xa rời sự tốt đẹp, sự hoàn thiện toàn hảo của giây phút được uống chất cúng dường từ chiếc tách của vị thầy của tôi.



    52



    “RINPOCHE, ngài có nghĩ giờ đây vẫn còn cơ hội để lật ngược sự thống trị của người Trung Quốc đối với dân tộc ta?” Đôi khi tôi suy nghĩ kỹ lưỡng về hành đông chúng tôi nên làm liên quan tới sự chiếm đóng của người Trung Quốc, và bây giờ tôi muốn thổ lộ vấn đề với Khandro Dorje.



    “Không,” ngài trả lời. “Tôi cho rằng bây giờ chắc chắn là đã quá trễ để lật ngược lại tình hình. Tám hay chín năm trước thì còn hy vọng. Một vài đại lạt ma đã đưa ra những lời khuyên về những gì cần làm để ngăn ngừa các chướng ngại từ bên ngoài và khắc phục sự mất đoàn kết từ bên trong. Nhưng lời khuyên của các ngài không được biết tới. Dân chúng sẽ phải chịu rất nhiều đau khổ.”



    “Ngài không tin rằng chính quyền Trung Ương Tây Tạng sẽ có thể duy trì một nền hoà bình nhờ sự thương thuyết?”

    “Không? Còn ông?”

    “Không. Con nghĩ rằng người Trung Quốc đã ăn hết nửa miếng thịt của họ và đang tiêu hoá nó trước khi ăn nốt phần còn lại. Con cho là chính quyền Lhasa đã không biết gì về tham vọng nuốt chửng xứ Kham và không thấy được rằng miền Trung Tây Tạng sẽ là miếng mồi kế tiếp.” Tôi ngừng lại trước khi cơn giận và tâm trạng thất vọng mà tôi cảm thấy trở nên hoàn toàn hiển hiện trước vị thầy của tôi. Dù sao chăng nữa thì ngài cũng đã nhìn thấy điều đó.

    “Mọi sự luôn luôn biểu lộ trên mặt con,” ngài bình luận. “Tập quán này của con sẽ không làm các sự việc dễ dàng hơn đối với con. Sẽ tốt đẹp hơn nếu như con có thể thay đổi nó.” Rồi ngài hỏi tôi nghĩ là chúng tôi nên làm gì.

    “Con nghĩ chúng ta nên di chuyển tới Padma Kod.” Tôi không bao giờ quên cuộc gặp gỡ với người đàn ông một chân bí ẩn trên ngọn đèo và việc ông thúc giục tôi đi tới Padma Kod, cũng như không quên bản văn của gia đình tôi - trong đó có tiên tri của Đức Padmasambhava được một terton khám phá – nói rằng trong những thời đại đen tối, Padma Kod sẽ là một thánh địa.

    Khandro Dorje vạch ra rằng sẽ không dễ dàng khi định cư trong một nơi không có dân cư như Padma Kod và ngài cũng đã quá già không thể trợ giúp cho một công việc như thế. Vào lúc đó ngài hơn bảy mươi tuổi.



    ………………….

    KHANPO DORJE có nhiều sách, tượng và pháp khí quý báu khác cần phải dời đi.Tôi đóng gói và sắp xếp một số để vận chuyển tới Kongpo, cách đây một ngày đường đi bằng xe vận tải. Ở đông nam Lhasa và phía bắc Padma Kod, Kongpo là một miền rừng núi rậm rạp được phân hai bởi con sông lớn Tsangpo. Sông Tsangpo chảy về phía đông hàng trăm dặm xuyên qua cao nguyên Tây Tạng trước khi cắt về phía nam tới Ấn Độ, ở 53

    đó nó được biết với tên Brahmaputra. Không có cầu, nó vẫn là một chướng ngại vật thiên nhiên để major những sự di chuyển của quân đội, và trong một thời gian ngắn đã đem lại sự che chở ở bờ nam của nó cho những người Tây Tạng đang chuẩn bị tái định cư hay trốn chạy.



    Khi tới Kongpo, tôi để ý thấy các lán trại của những người Khampa tị nạn. Tôi biết là sự hiện diện của họ ở Kongpo gây phiền toái cho cả dân địa phương lẫn quân đội Trung Quốc. Khắp xứ Tây Tạng, người Khampa bị mang tiếng là hoang dã và có khuynh hướng trộm cướp, mặc dù họ có những phẩm tính can đảm, trung thành, vui vẻ, và nhiều đức tin.

    Với người Trung Quốc thì họ nổi danh là những chiến sĩ dữ tợn trong chiến tranh và không thể thuần hoá trong hoà bình.

    Ở bờ nam của sông Tsangpo tôi tìm thấy một ẩn thất nhỏ trên một sườn núi. Tôi sửa chữa và mở rộng nó phòng khi Khanpo Dorje tới, rồi thực hiện mười sáu ngày nyung-nay, một thực hành tịnh hoá đòi hỏi phải hoàn toàn ăn chay, kể cả không được uống các chất lỏng trong mỗi ngày.

    Trước khi tôi rời Lhasa tôi đã đề nghị Khanpo Dorje là thời gian tôi ở Kongpo có thể

    được trải qua trong ẩn thất. Về điều này ngài đã trả lời: “Không phải là lúc để ông nhập thất. Giờ đây ông phải giảng dạy, bởi giáo lý của Đức Phật sẽ vô cùng lợi ích cho những người sống trong những thời đại khó khăn sau này.” Cùng với điều này trong tâm, tôi bắt đầu ra khỏi ẩn thất để giảng dạy, ban các quán đảnh và cử hành các buổi lễ.

    Khi mùa đông tới gần, một lạt ma khác, ngài Kham Wang Tulku, và tôi thực hiện một drubchhen Vajrakilaya, hay thực hành về “đại thành tựu.” Bổn tôn thiền định Vajrakilaya là một biểu lộ phẫn nộ của lòng từ bi và trí tuệ. Hành giả tuân theo thái độ bấtkhuất của Vajrakilaya và sử dụng những thiện xảo của sự thiền định và nghi lễ để tịnh hoá hoàn toàn những độc chất của tham, sân, si, tánh ganh tị và kiêu ngạo. Khi những độc chất bên trong này được tẩy trừ thì những phản chiếu bên ngoài của chúng như những kẻ thù, bệnh tật và những hoàn cảnh xấu của đời sống bình thường cũng được quét sạch.

    Vào lúc đó, khi những người Tây Tạng bị đe doạ bởi quân đội Trung Quốc thì những người trong chúng tôi là những Lạt ma cần đem những phương pháp tịnh hoá tới cho càng nhiều người càng tốt. Chúng tôi không hy vọng rằng cuộc xung đột dữ dội đã lướt qua miền Đông Tây Tạng và đang vươn tới Lhasa sẽ bị đẩy lui ở Kongpo nhờ những buổi lễ tôn giáo, cho dù các lễ lạc có vĩ đại tới đâu. Đúng hơn, chúng tôi hy vọng rằng đối với những người tham dự các buổi lễ, các nguyên nhân nghiệp báo bởi việc đã từng kinh qua bạo lực sẽ được tịnh hoá. Chúng tôi hy vọng rằng họ sẽ có thể đối xủ với các lực lượng thù địch trong chiến tranh một cách khéo léo, không tạo nên sự thù hận. Chúng tôi hy vọng rằng công đức được phát sinh trong buổi lễ sẽ che chở cho họ, còn nếu họ chết thì họ sẽ tìm thấy được sự giải thoát.



    54

    Khanpo Dorje tới Lhasa sau buổi lễ Vajrakilaya và sống với tôi trong ẩn thất trong sáu tháng kế tiếp. Một năm rưỡi đầu tiên đó ở Kongpo thật hết sức vừa ý. Nó đánh dấu một thời kỳ khi tôi có thể phụng sự mọi người và đạo sư tôn kính của tôi, và trong miền đất đó, đó là một thời kỳ của sự an bình tương đối và sự toàn vẹn trong lanh vực văn hoá và tôn giáo.

    Vào mùa xuân, Kham Wang Tulku, ba vị lạt ma khác và tôi tổ chức một drubchhen Guru Rinpoche có bảy trăm người tham dự. Chúng tôi cùng trì tụng mười triệu lần thần chú Guru Rinpoche. Mặc dù không rõ ràng vào lúc đó, buổi lễ rông lớn này đánh dấu một bước ngoặt đối với tôi và bốn vị lạt ma. Người Trung Quốc e sợ chúng tôi có thể tập hợp quá nhiều người. Họ không tin là động cơ của chúng tôi hoàn toàn có tính chất tôn giáo và bị hoang tưởng về sự tổ chức chính trị hay kháng cự quân sự của chúng tôi. Họ không hành động lập tức trên sự hoang tưởng của họ, nhưng khi họ làm, tôi và những lạtma khác phải sống như những con cáo lẩn trốn những người thợ săn.



    ĐẦU MÙA XUAN NĂM 1958, trong khi tuyết vẫn còn phủ dầy trên các ngọn núi, tôi cùng với bảy người khác thám hiểm Padma Kod và lập một kế hoạch xây dựng lại hoặc trốn thoát, việc nào cần thiết thì sẽ làm. Padma Kod ở phía nam Kongpo, nằm trên cao bên kia những ngọn đèo của rặng Hymalaya. Nó luôn luôn là một miền thưa dân với nhiều thung lũng không người ở và những cánh rừng sâu đã trở thành vùng rừng gần biên giới Ấn Độ. Tuy nhiên, bây giờ dân chúng đang bắt đầu tái định cư ở đó, hy vọng tránh được sự chiếm đóng của quân Trung Quốc mà vẫn sống trong xứ Tây Tạng.



    Bởi trong năm, những vụ lở tuyết đã là một nỗi nguy hiểm ghê gớm, và nhiều người đã cảnh báo chúng tôi đừng đi. Cuối cùng tôi nói rằng tôi sẽ chờ những dấu hiệu trong các giấc mơ. Một hoặc hai đêm sau tôi mơ thấy tôi chợt thấy hai cái hồ và một tảng đá có hình dáng giống như một bình trường thọ, nó có vẻ rất tốt lành. Ngày hôm sau tôi hỏi vài người thợ săn có bao giờ họ tình cờ gặp những thứ có đặc điểm tự nhiên như thế không. Họ nói họ biết một đường mòn xuyên qua núi cắt giữa hai cái hồ, nhưng họ chưa bao giờ gặp một hòn đá như cái tôi mô tả.



    Mọi người cảm thấy sẽ an toàn nếu vượt đèo bằng con đường mòn này, vì thế chúng tôi bắt đầu lên đường. Một vị lạt ma khác tên là Kat’hog Ontrul Rinpoche went on the expidition. Ngài rất mạnh mẽ và mang vác nặng. Những người khác cũng vác nặng. Còn tôi, bị trở ngại bởi cả đời không có khả năng đi bộ nên chỉ mang độc nhất một cuộn đồ ngủ.

    Tuyết dày từ bốn mét rưỡi cho tới sáu mét, và những ngọn cây trông như các bụi cây nhỏ ló lên mặt đất. Chúng tôi đi xuyên qua địa thế có hai cái hồ và vượt qua một sườn dốc đóng băng dài. Ở đó, ngay cả cuộn đồ ngủ của tôi cũng có vẻ nặng nề phiền toái đến nỗi tôi cởi ra và đẩy nó chạy theo sườn dốc, tưởng rằng nó sẽ trượt dọc theo chỗ quanh tự 55

    nhiên của ngọn núi và rơi gần con đường chúng tôi đang đi ở bên dưới. Thay vào đó, nó đổi hướng sang một góc độ hoàn toàn khác và biến mất bên kia vách đá. Một sự yên tĩnh nặng nề bao trùm không gian. Có lẽ nửa nhóm của chúng tôi ngạc nhiên tại sao tôi vứt đồ dùng của mình đi và nửa nhóm thì tự hỏi tôi đang làm gì. Rồi có người nói: “Cư ùđi xuống con đường mòn. Có một gờ đá ở phía dưới và chúng ta có thể uống trà và tìm hiểu điều đang làm.”

    Con đường mòn đột ngột uốn cong, và từ gờ đá chúng tôi có một tầm nhìn bao quát toàn thể vách đá. Trongkhi những người khác bận rộn nhặt gỗ để đốt lửa và chuẩn bị món trà thì tôi và một người nữa nhìn lướt qua vách đá để tìm cuộn đồ ngủ của tôi. Thình lình anh ta la lên: “Tulku, con thấy nó rồi!” Tôi theo hướng nhìn của anh ta và ngạc nhiên khi thấy nhô ra khỏi vách núi là một tảng đá trông giống một cái bình trường thọ một cách lạ lùng – hòn đá trong giấc mơ của tôi.

    Một tia nước nhỏ chảy ra từ đỉnh hòn đá, và gần tia nước mọc lên một cây con.

    Cuộn đồ ngủ của tôi bị vướng vào cành cây. Chúng tôi nỗ lực làm một tấm đệm bằng cành cây để băng qua tuyết và dùng giây thừng leo qua vách núi lên tới hòn đá để lấy cuộn đồ ngủ. Thật hết sức phấn khích khi nhìn thấy tảng đá trường thọ bởi tôi cảm thấy được bào chữa cho việc phiền phức mà tôi đã gây ra.

    Ở Padma Kod chúng tôi tìm thấy một thung lũng không có người ở thích hợp cho việc định cư, sau đó vất vả xuyên núi trở về yên ổn.

    ………..

    CONG VIỆC CỦA KHANPO DORJE ở Lhasa kéo dài hơn điều ngài mong muốn và trong thời gian người Trung Quốc siết chặt sự kềm kẹp của họ trên thành phố đã gây khó khăn cho việc ra đi của ngài.

    Cuối cùng khi ngài tới Kongpo, ngài kín đáo trú ngụ trong một khu rừng trên núi ở bờ bắc Sông Tsangpo và giảm bớt những hoạt động truyền bá Giáo Pháp bên ngoài của ngài để khỏi thu hút sự chú ý của quân đội Trung Quốc. Quân đội đang củng cố lực lượng ở bờ bắc, nhưng che dấu thực lực của họ. Sự hiện diện của họ tạo nên một bầu không khí ngột ngạt đầy bất trắc, giống như một dã thú khổng lồ ẩn mình trong bóng tối, chỉ hiện thân rành rành trong những vụ bắt bớ tuỳ tiện và những cuộc xô xát bạo động thường xuyên gia tăng.

    Ba người Khampa quyết định cùng tôi đi thăm Khanpo Dorje. Tuy nhiên, vào ngày chúng tôi cùng đi thì tôi thức dậy trong một tâm trạng nặng nề khiến thậm chí tôi không muốn họ nhìn thấy mặt mình. Tôi giả bộ ngủ, và khi họ không thể đánh thức tôi ra khỏi giường , họ quyết định là tôi bị bệnh và ra đi mà không có tôi. Khi họ đi rồi tôi bắt đầu cảm thấy khá hơn. Tôi ăn điểm tâm, chất vật dụng lên ngựa và khởi hành cùng một thị giả.



    56



    Chúng tôi đi về hướng đông dọc theo con sông, để lại ngựa tại một gia đình sống gần nơi thuyền đậu rồi vượt quabờ bắc của con sông. Khi tôi tới nhà Khanpo Dorje, ba người kia đã có maạ¨t ở đó. Mặc dù mối ác cảm mạnh mẽ không thể giải thích được mà tôi đã trải qua ban sáng, tôi không cảm thấy sự thù hận riêng tư đối với bất kỳ ai trong bọn họ. Chính yếu là tôi hết sức sung sướng được gặp lại Khanpo Dorje, vui mừng vì ngài đã ra khỏi Lhasa và cư trú ở Kongpo, nơi tôi có thể trợ giúp ngài trong trường hợp khẩn cấp.



    Tin tức ngài mang tới thật buồn thảm. Chiến trận đã lan tới Trung tâm Tây Tạng chỉ cách Lhasa vài dặm. Vẻ ngoài yếu ớt của sự thoả hiệp của người Trung Quốc đã bị phá bỏ, và rõ ràng là những kẻ xâm lược đã sẵn sàng đòi hỏi mọi yêu sách để bành trướng.

    Không có cách nào để tiên đoán vào thời điểm nào hay over which issue có thể xảy ra việc người Trung Quốc phá vỡ sự kềm chế của họ và tháo tung toàn bộ sự điên cuồng của quân đội họ, nhưng dường như điều ấy không thể tránh khỏi.

    Về phần tôi thì cũng thế, tin tức không có gì tốt đẹp. Những người tị nạn Khampa ở Kongpo không được người dân địa phương yêu mến. Một ít trong số đó thì thô lậu, đòi hỏi lương thực cùng chỗ trú ngụ, và đã xảy ra những vụ trộm cắp. Vài người dân Kongpo phàn nàn với người Trung Quốc, và người Trung Quốc thích thú vì tìm được lý do nên đã bắt đầu bắt bớ người Khampa một cách bừabãi. Khanpo và tôi đều là người Khampa, và các lạt ma Khampa phải chịu nguy hiểm đặc biệt vì người Trung Quốc e sợ khả năng kích động sự kháng cự của những bà con thân thuộc của họ. Cũng có những tiếng đồn là người Trung Quốc đặc biệt muốn bắt tôi bởi vai trò của tôi trong việc tổ chức lễ drubchhen Guru Rinpoche năm tháng trước. Tôi đã muốn tái định cư lập tức tại Padma Kod nhưng Khandro Dorje không đồng ý nên chúng tôi phải chờ, do đó chúng tôi không có kế hoạch đặc biệt nào. Ngài không giải thích lý do trì hoãn cho tôi, và mặc dù trong thâm tâm tôi cảm thấy một sự mất tinh thần nào đó nhưng niềm tin của tôi vào trí tuệ của ngài lớn tới nỗi tôi không nài nỉ.

    Buổi chiều ngày thứ ba của cuộc thăm viếng, tôi đi tới một tu viện lân cận và đặt một khăn katag trắng trước hình tượng của từng vị Hộ Pháp. Tận đáy lòng, tôi đã cầu xin sự bảo hộ – tôi nguyện cầu ánh sáng của Giáo Pháp không bị dập tắt trong thời đại tăm tối này, nguyện cầu những phẩm tính của riêng tôi không bị hư hỏng khi đối mặt với áp bức và bạo lực, cầu xin những lợi lạc mà đạo sư tôn quý của tôi và những bậc trì giữ sự chứng ngộ khác đem lại cho nhân loại không bị suyhoại, và cầu nguyện cho dân tộc Tây Tạng không bị tiêu diệt bởi cái chết và sự vô minh.

    Một trạng thái yên bình phủ chụp lấy tôi. Sự mâu thuẫn với người Trung Quốc, nỗi lo sợ cho thân quyến ở tỉnh Kham, những tương tác của tôi với mọi người, cuộc hôn nhân của tôi, nỗi lo âu về Khandro Dorje, mối đe doạ bị bắt bớ, vận mệnh của Tây Tạng – mọi sự dường như không thực, thoáng qua, như mộng huyễn bào ảnh, và tự sâu thẳm tâm hồn tôi nhận ra được bản tánh như mộng của mọi sự.



    57

    Vào giây phút đó, tôi cảm thấy sự bám níu vào hy vọng và sợ hãi chùng xuống, sự nhỏ hẹp của tâm thức bình phàm của tôi lơi lỏng vào giác tánh rộng mở, không bị tạo tác.

    Tôi rời tu viện với một cảm thức tràn đầy những ân phước lớn lao.

    Đêm đó ở nhà Khadro Dorje tôi có một giấc mơ. Một con ngựa đỏ khổng lồ tiến tới và hí vang như sấm, bảy kỵ mã ngồi trên lưng nó. Một trong bảy người nắm chặt tay tôi, kéo tôi lên lưng ngựa và nói: “Giờ thì mọi sự đều tốt lành.” Và chúng tôi phi ngựa lên trời.

    Sáng hôm sau ba người bạn và tôi lập chương trình đi thăm một làng bên kia sông và từ nơi đó chúng tôi cùng đi với nhau. Chúng tôi khởi hành bằng những con đường khác nhau sau khi đã để ngựa lại tại những chỗ đậu thuyền khác nhau ở bờ nam của con sông.

    Những năm về trước ở đây từng có một con thuyền lớn làm bằng hai thân cây rỗng một lúc chở được bốn mươi người và một ít ngựa, nhưng một người say rượu cãi lộn trong lúc vượt sông đã làm nó bị cuốn trôi theo dòng nước. Không ai chết đuối nhưng chiếc thuyền bị mất tích và bây giờ chỉ còn rải rác những chiếc thuyền nhỏ đang neo đậu.

    Ở bờ phía nam của con sông vị thị giả và tôi đi ngược lên ngôi nhà nơi con ngựa được nhốt trong chuồng. Gia đình này luôn luôn rất thân với tôi, nhưng khi họ mời tôi thì một cảm giác bất ổn phủ chụp lên tôi và tôi từ chối, nói với họ là tôi sẽ ngồi trong sân. Họ mang lại ch tôi một chai bia chang lớn; tôi uống và chợp mắt một thời gian dài. Thị giả của tôi đánh thức tôi dậy và nói: “Tulku, đã muộn rồi. Chúng ta nên qua đêm ở đây hoặc đi ngay bây giờ.”

    “Tôi không muốn ở đây. Ta đi thôi,” tôi trả lời. Chúng tôi ra đi – ngay trước mặt quân Trung Quốc đang tìm kiếm người Khampa, as it turn out – và đi cho tới khi trời thật tối. Chúng tôi tới một căn nhà của một gia đình khác mà tôi biết rất rõ, và không quấy rầy ai chúng tôi qua đêm ở đó. Sáng hôm sau vào khoảng năm giờ rưỡi tôi nghe một tiếng súng. Cách đó khoảng một trăm thước Anh (khoảng 90m), quân Trung Quân đã bắn và giết chết một nhà sư đang trên đường đi tới tu viện của ông ta.

    Tôi lên đường sớm và đi ngựa tới ngôi làng nơi tôi đã gặp ba người bạn Khampa.

    Thình lình có tiếng gọi mình: “Tulku! Tulku! Xin chờ!” Đó là một trong ba người bạn, một người chất phác, anh ta chạy tới tôi, hơi thở hổn hển và đầy cố gắng.

    “Tulku! Ngài phải tới! Họ đã bắt giam ba người chúng tôi và một người nữa, và họ sẽ không thả chúng tôi ra trừ phi ngài bảo đảm cho chúng tôi!”

    “Điều gì xảy ra?” Tôi hỏi.

    “Đêm qua chúng tôi quyết định cắm trại bên bờ sông. Sau khi chúng tôi chia tay với ngài ở nhà Khanpo Dorje, một người khác nhập bọn với chúng tôi và chúng tôi dựng một cái lều, đem một ít bia chang và một miếng thịt lớn và đốt lửa để quay thịt. Chúng tôi vừa mới uống bia, kể chuyện và thưởng thức món thịt thì một toán tuần tra Trung Quốc tới và hỏi chúng tôi đang làm gì. Chúng tôi nói chúng tôi chỉ cắm trại cho tới khi lên đường vào sáng hôm sau. Họ nói chúng tôi nói dối và buộc tội chúng tôi là những tên cướp Khampa.



    58

    Thoạt tiên chúng tôi không nghĩ rằng họ nói nghiêm túc bởi họ không có bất kỳ lý do nào để gọi chúng tôi là những tên cướp, nhưng sau đó họ nói họ đang bắt cướp và chúng tôi phải đi theo họ.

    “Chúng tôi nói: “Chúng tôi không phải là những kẻ cướp và nếu các ông cần hỏi ai để back us up, xin hãy hỏi Chagdud Tulku. Ngài biết rõ chúng tôi và vừa ở với chúng tôi ngày hôm qua. Ngài có thể cho các ông biết chúng tôi là ai.”

    “Hẳn là họ chấp nhận điều ngài nói về chúng tôi, Tulku, nhưng họ đã bắt giam hai người kia trong đồn. Họ cho tôi đi bởi tôi có thể tìm được ngài và nhờ ngài tới đồn bảo đảm cho chúng tôi.”

    “Anh biết là sẽ chẳng ích lợi gì!” Tôi kêu lên. “Thực ra thì anh không thể tin họ muốn tôi tới đồn chỉ để bảo đảm cho các anh trong một trường hợp they’ve trumped up themselves và sau đó họ sẽ thả tự do cho tất cả chúng ta!”

    “Ồ, Tulku, sẽ lợi ích chứ. Ngài phải tới để họ thả chúng tôi. Nếu không thì ai biết được điều gì sẽ xảy ra?”

    Tôi chăm chú nhìn anh ta. Tôi không thể tin được, nhưng tôi thấy rằng anh ta thực sự chấp nhận những ý đồ của người Trung Quốc theo giá trị bên ngoài. Chính sự ngu ngốc của anh ta đã thuyết phục tôi là tôi phải đi tới đồn, bởi nếu tôi không làm thế, anh ta sẽ cảm thấy bị phản bội như một đứa trẻ mà cha mẹ nó từ chối bảo vệ nó thoát khỏi điều hãm hại.”

    “Nếu đây là những gì anh thực sự mong muốn,” cuối cùng tôi nói, “thì tôi sẽ đi tới đồn. Anh đi trước, tôi sẽ sắp xếp vài việc ở đây rồi sẽ đi theo.” Người đàn ông phấn khởi ra đi, và tôi chuẩn bị để thị giả của tôi đưa ngựa về nhà và nhắn tin tức của tôi cho những người bảo trợ. Vị thị giả khuyên tôi không nên đi, nhưng tôi không nghe. Ong từ giã tôi với vẻ buồn rầu và lên đường.

    Tôi lại băng qua bờ bắc của con sông một lần nữa, và khi bước lại gần bờ sông tôi chợt thấy một đứa bé với ba con ngựa. Tôi hỏi nó đang làm gì thì đứa bé trả lời: “Con đang chờ người Trung Quốc. Hôm qua con gặp vài người lính, họ ra lệnh cho con hôm nay mang những con ngựa tới chỗ này và đợi họ.”

    “Bây giờ chắc họ không tới đâu. Con cũng có thể trở về nhà,” tôi khuyên. Chúng tôi cùng đi bộ từ con sông tới con đường và đi dọc theo con đường tới một đường nhỏ. Chúng tôi đi thật chậm, không nói gì và khi nhìn lên thì thấy vài người lính đang tới gần. Đứa bé lập tức hoảng sợ và chạy trốn vào rừng. Toán lính Trung Quốc bị báo động bởi hành động khả nghi của đứa bé đã tiến tới chĩasúng vào tôi.

    “Ai đi với ông?” người chỉ huy hỏi.

    “Đó là người giúp việc của chính các ông. Nó đang chờ các ông ở bên sông cùng những con ngựa này, và tôi nói với nó có lẽ các ông không tới, vì thế chúng tôi cùng đi với nhau. Thậm chí tôi cũng không biết nó là ai.”



    59

    “Ong là ai?” họ hỏi.

    “Chagdud Tulku. Tôi đang đi tới đồn các ông để xác nhận vài người bạn mà các ông đã bắt đêm hôm qua.”

    “Tốt. Giờ thì hãy gọi thằng bé trở lại.”

    Hướng vào rừng tôi la to, bảo đứa bé là không có gì phải lo. Nó đã leo lên cây và giao ngựa cho người Trung Quốc. Khi họ lên ngựa, tôi nhờ họ mang dùm tôi cái túi đựng vật dụng cá nhân để khỏi phải vác theo trong khi đi bộ. Nhận cái túi, họ bảo tôi cứ đi tới đồn và phi ngựa phía trước tôi. Chúng tôi tiếp tục đi cho tới khi đứa bé rẽ về phía nhà nó.

    Đồn lính Trung Quốc cách bờ sông khoảng mười dặm và đi bộ luôn luôn là một công việc cực khổ đối với tôi. Với lại trời cũng nóng nữa. Tôi đi và nghỉ, đi rồi lại nghỉ, và tiến rất chậm. Khi tôi ngồi bên bờ đường thì một ông già đi tới và hỏi tôi đi đâu. “Tôi nói:

  4. #4

    Mặc định

    “Tới đồn lính Trung Quốc.”

    “Ngài là một lạt ma Khampa phải không?”

    “Phải.”

    “Ngài biết quân Trung Quốc đang vây bắt những người Khampa, kể cả các lạt ma, và ném họ vào tù?”

    “Phải, tôi biết điều đó.”

    “Như vậy ngài biết là ngài nên thận trọng. Sao ngài không trốn? Ban ngày và ban đêm hãy trốn trong một chiếc thuyền nhỏ và tôi có thể đưa ngài qua sông.”

    Khi tôi giải thích tình huống, ông nói: “Sẽ chẳng giúp được gì đâu. Tất cả những gì sẽ xảy ra là ngài cũng sẽ bị tống giam, và có thể bị hành quyết. Một số các lạt ma Khampa đã bị tử hình.”

    “Có thể ông nói đúng, nhưng cũng là một dịp may nếu như họ bắt giam tôi và thả những người đó ra. Họ không quan trọng đối với người Trung Quốc. Nếu tôi mất mạng và họ được tha chết thì điều đó đã quá đủ. Những người ấy yêu cầu tôi tới, vì thế tôi sẽ tới.”

    Ong già lắc đầu, lẩm bẩm: “Sẽ chẳng ích lợi gì. Thực ra thì sẽ chẳng lợi ích gì hết.”

    Tôi từ giã ông và tiếp tục đi.

    Tôi gặp một người Khampa đang đi ngược lại. Sau khi chúng tôi chào hỏi nhau, ông ta hỏi tôi đi đâu. Tôi nói tôi đi tới đồn Trung Quốc. “Đừng đi tới đó, Lạt ma.” Ong nói.

    “Họ sẽ bắt giam ngài. Có một nhóm quân kháng chiến Khampa ở gần đó và họ có thể che dấu ngài tới khi ngài có thể đi ngược qua sông.” Theo bản năng tôi biết ông ta nói dối, bởi không có quân kháng chiến Khampa ở gần đó và ông ta là người cộng tác với quân Trung Quốc.”

    “Không. Tôi đang đi tới đồn Trung Quốc,” tôi nói với ông và tiếp tục đi.

    Tôi dừng lại ở một căn nhà và hỏi mượn con ngựa. Chủ nhà từ chối yêu cầu của tôi bởi người Trung Quốc đã cảnh báo họ rằng ban ngày không được bán bất kỳ thứ gì cho một người Khampa hay cho người Khampa ở trong nhà; nếu họ làm thế, họ sẽ nhận sự 60

    trừng phạt phù hợp với một người Khampa. “Xin thứ lỗi nhưng xin đừng hỏi chúng tôi, Lạt ma, bởi sự an toàn của gia đình, chúng tôi không thể giúp được.”

    Tôi tiếp tục đi. Khi đêm xuống tôi dừng lại trước một căn nhà khác và hỏi xin nơi trú ngụ. Gia đình đó cũng thế, đã được người Trung Quốc cảnh báo và nói họ xin lỗi nhưng họ không thể hiếu khách được.” Tôi ra đi, nghĩ rằng mình sẽ ngủ ở dọc đường, nhưng tôi nghe có người kêu lên phía sau lưng: “Tulku! Tulku! Xin quay trở lại!”

    Tôi quay lại và thấy một ông cụ rất già đang khập khiễng trên đường.

    “Tulku! Xin ở lại nhà con!” Khi ông tới gần tôi nhận ra ông là người đã từng tham dự các buổi lễ mà tôi chủ toạ.”

    “Không,” tôi nói. “Có thể nguy hiểm cho ông, bởi người Trung Quốc sẽ trừng phạt ông nếu họ biết ông đã giúp một người Khampa.”

    “Tulku, xin cứ lại. Con nghèo và nhà con không to lớn gì, nhưng nếu ngài ở với con thì cho dù ngày mai người Trung Quốc giết con, con sẽ không có gì phải hối tiếc.”

    Ong cụ chân thành tới nỗi tôi nhận lời mời của ông. Ong dọn sơ căn nhà, đặt một tấm vải trên một đệm rơm để làm một cái ghế đặc biệt và nấu cho tôi ăn. Ong cúng dường tôi bất kỳ thứ gì ông có với sự rỗng rãi của thiện tâm. Tuy nhiên lúc đi ngủ, tôi đã quyết định ngủ ngoài hiên nhà bởi có quá nhiều bọ chét.

    Giấc ngủ không tới dễ dàng bởi tôi biết khi tiếp tục đi tới đồn là tôi đang đi vào tù và có thể đi tới cái chết. Nhưng ngay trước khi mặt trời mọc, tôi rơi vào giấc ngủ và mơ thấy một người rất to lớn đưa cho tôi một ly sữa và tôi đã uống. Được khuyến khích bởi dấu hiệu tốt lành này, tôi cáo từ người bạn già tốt bụng và lên đường trong buổi sáng sớm mát mẻ.

    Người kế tiếp mà tôi gặp là một lạt ma quê ở Amdo, một miền xa xôi phía bắc, ngài là tu viện trưởng của một tu viện đạo Bon gần đó. Bon là một tôn giáo cổ, shamanistic của Tây Tạng, và mặc dù sự xung đột ban đầu và dị biệt to lớn về triết học, giữa các tu viện đạo Bon và Phật Giáo đã có sự sống chung hoà bình trong nhiều thế kỷ.

    Một lần nữa tôi giải thích tôi đang đi đâu và với mục đích gì. Vị tu viện trưởng cố gắng can ngăn tôi và cho tôi chỗ ẩn nấp trong tu viện của ngài cho tới khi có thể chuẩn bị một chiếc thuyền đưa tôi sang bờ nam của con sông. Tôi lại từ chối và đi con đường của mình.

    Tôi rất mệt – mệt bởi hai ngày đi bộ, mệt bởi một giấc ngủ đêm chập chờn, mệt bởi phải lập đi lập lại câu chuyện của mình. Tôi thực sự tìm được sự khuây khoả trong việc đồn lính Trung Quốc chỉ còn cách đây ba dặm. Tôi mệt nhọc ngồi xuống nghỉ.

    Một lạt ma tiến lại gần, ông đang đi khất thực và trông giống tôi một cách kỳ lạ.

    Ong hỏi thăm tôi đang đi đâu, và khi tôi thuật lại câu chuyện của mình thì ông nói: “Vajra Guru chin chenno” – “Đạo sư Kim Cương thấu biết.” Rồi ông nói: “Tôi nghĩ hôm nay chúng ta sẽ chết.”



    61

    Tôi nói: “Vâng, có lẽ hôm nay.”

    “Ong không nên đi.”

    “Tâm tôi đã quyết định rồi.”

    “Vậy hãy cẩn trọng.”

    “Ong cũng hãy cẩn trọng,” tôi nói, và đứng lên đi.

    Đi được một quãng thì như sự tái hiện trong một giấc mơ, quân đội Trung Quốc đổ

    xô tới và vây lấy tôi. Những người lính này khác với những người tôi đã gặp hôm trước, vì thế họ hỏi gặng tôi là ai, tôi đi đâu và tôi giải thích. Họ bảo tôi tiếp tục đi tới đồn.

    Cách nơi tôi định đến một dặm, tôi nghe một tiếng huýt sáo. Lúc đầu tôi không chú ý, bởi những xe hơi và máy móc của người Trung Quốc luôn gây những âm thanh kỳ quái.

    Sau cùng tôi quay lại và thấy hai người Tây Tạng phi ngựa phía sau tôi. Tôi chờ cho tới khi họ bắt kịp tôi. “Ngài đi đâu?” một người hỏi, và tôi kể cho họ toàn bộ câu chuyện.

    “Ngài không được đi!” một người kêu lên. “Người Trung Quốc bắt giam chúng tôi đêm qua, và họ thả chúng tôi chỉ vì họ nghĩ rằng chúng tôi sẽ thuyết phục những người trong các làng trên núi trở về cùng vũ khí của họ. Nếu vài ngày nữa chúng tôi không trở về với những cây súng thì họ sẽ săn đuổi để bắt lại chúng tôi.

    “Khi chúng tôi ở trong tù, họ hỏi mọi người các ngài ở đâu, và cả Tulku Kham Wang và ngài Padlo nữa. Họ muốn bắt ngài và Tulku Kham Wang bởi các ngài đã chủ toạ những buổi lễ lớn, và bắt ngài Padlo bởi ở đây ngài là một bậc vĩ đại tại Kongpo. Họ muốn chặt đứt bất kỳ ảnh hưởng nào mà ba vị đã có, và không còn nghi ngờ gì nữa, họ sẽ giết ngài nếu ngài vào đồn. Họ là những tên nói láo xảo quyệt đầy sát khí, và ngài đang làm họ thoả mãn mà chẳng giúp ích được cho ai nếu ngài nộp mạng vào tay họ. Xin đừng đi! Hãy đi với chúng tôi!”

    Khi tôi không chấp nhận lời khuyên của họ, họ hầu như giận dữ và thúc ngựa chạy quanh để phóng đi. Rồi họ dừng lại và một người trong số đó nói thật điềm đạm, đôi mắt anh ta đầy lệ: “Tulku, làm ơn đừng đi. Sẽ chẳng ích lợi gì. Xin đi với chúng tôi!” Lần này thì tôi đồng ý. Cuối cùng thì sự vô ích tuyệt đối của tình huống đã giải thoát tôi ra khỏi nó.

    Tôi nhanh chóng đi ra sau một gốc cây, cởi y lạt ma ra và đổi thành một trong những chuba của họ. Họ đưa cho tôi một cái mũ lớn. Rồi chúng tôi nấu trà như một cái cớ để họ khỏi phải đi ngựa thẳng từ đồn tới. Khi vài quân Trung Quốc từ đồn tới, hai người Tây Tạng để tôi bên đống lửa và cưỡi ngựa lại chỗ họ. Cả hai đã có giấy phép. Khi lính Trung Quốc hỏi về tôi, họ nói tôi là một người bà con từ làng ra để tìm hiểu sự việc của họ. Nay họ đã được thả thì tôi sẽ về thẳng làng. Dường như đồng ý với câu chuyện, những người Trung Quốc tiếp tục đi.

    Rồi thình lình lính Trung Quốc quay lại. Một trong những người Tây Tạng nói với tôi: “Cứ ở đây, Tulku. Nếu họ nghi ngờ điều gì và giờ đâysắp gây phiền phức cho chúng ta thì chúng tôi đã có các dao ngắn, chúng tôi sẽ chiến đấu và chết để cứu ngài.” Một lần 62

    nữa họ phi ngựa tới gặp quân Trung Quốc, những người lính này chỉ xác nhận điều gì đó trong một trong những giấy phép rồi bỏ đi.

    Một người Tây Tạng mượn được một con ngựa. Chúng tôi đổ trà và phi ngựa tới một nơi hẻo lánh trên bờ sông. Tôi trốn một mình trong rừng gần bờ sông suốt ngày, và khuya hôm đó một người bạn của hai người Tây Tạng đưa tôi sang bờ phía nam.

    Lúc nửa đêm tôi gõ cửa một gia đình quen biết và mượn một con ngựa. Không hỏi câu nào, họ lấy ngựa cho tôi mượn. Khi tôi về tới nhà, tôi nhanh chóng gom một ít thực phẩm và lập tức trốn đi sau khi nhờ những người bảo trợ của tôi trả lại ngựa.

    Trong sáu tháng sau đó tôi sống lén lút, không bao giờ ở quá một hay hai đêm ở bất kỳ nơi đâu, ngay cả trong những cánh rừng hay hang động hẻo lánh. Trong một thời gian dài những người duy nhất biết tôi còn sống là hai ngưới Tây Tạng đã đưa tôi qua sông, người lái đò, gia đình đã cho tôi mượn ngựa và hai gia đình khác, một nghèo và một rất danh giá, là những người đã đem lương thực cho tôi trong khi lẩn trốn.

    Tất cả những người khác ở Kongpo đều nghĩ rằng tôi đã bị quân Trung Quốc giết vì ngay ngày tôi gặp họ trên đường đi tới đồn, vị lạt ma có vẻ giống tôi và đang đi khất thực đã bị quân đội bắn chết. Có lẽ họ ra hiệu cho ông ta tới gần và ông đã bỏ chạy – quân Trung Quốc coi bất kỳ ai cố chạy trốn như một tấm bia thích hợp để nhắmbắn. Rồi khi xem xét tử thi, họ cho đó là tôi. Hoặc có thể họ bắn ông ta chỉ vì lầm tưởng ông là tôi. Tôi nhớ lại cuộc trò chuyện của chúng tôi về cái chết ngày hôm đó và tôi ân hận sâu xa về cái chết của ông.

    Tôi gởi một lá thư cho Khanpo Dorje hỏi xem tôi có thể đi Padma Kod trước khi các lối đi bị đóng vào mùa đông không. Ngài trả kời là tôi nên chờ ngài. Tôi không còn mong muốn phải lẩn trốn nhiều tháng nữa trong một hang hốc cái này sau cái khác, nhưng việc ấy đã trở thành một cơ hội để thực hành, để kinh nghiệm cuộc sống đơn độc của một yogi, để quán chiếu sâu xa lẽ vô thường và cái chết.

    Trong những tháng đầu năm 1959 quân đội Khampa đi ngựa tới Kongpo và cắm trại trong vùng đất của gia đình Karma Drolma. Với sự bảo vệ của quân đội, tôi cảm thấy an toàn khi sống với nàng trong ngôi nhà của gia đình nàng. Đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy nàng từ sau những chuẩn bị cho lễ cưới suýt được tổ chức vào năm ngoái. Cha nàng đã đồng ý và theo phong tục Tây Tạng thì việc hôn nhân không bị lệ thuộc vào giấy tờ luật pháp, nên chúng tôi được coi như đã kết hôn.

    Chúng tôi trải qua mười ngày chung sống với nhau, và những ngày ấy ngập đầy những niềm vui mới được khám phá. Bởi tôi đã sống toàn bộ đời mình trong thế giới của các tu sĩ, lạt ma và những người Khampa gian khổ trên lưng ngựa, nên sự thân mật với một người đàn bà – không chỉ về phương diện thể xác, mà cả trong sự chuyện trò và chia sẻ những lề thói hàng ngày – cũng là một khám phá và thích thú đối với tôi. Karma, hai mươi 63

    tuổi và nhỏ hơn tôi tám tuổi, rất xinh đẹp và có một giọng nói du dương. Nàng cũng có vẻ thông minh và khá nhiều khả năng.

    Một khuya khi tôi đang nằm trên giường chờ nàng thì tôi có một thị kiến. Tôi đã có thể thấy con đường trong làng và hai người đàn bà rất kỳ quặc đang đi xuống đó. Khi Karma vào phòng, tôi kể lại cho nàng những gì tôi nhìn thấy. “Có hai người đàn bà với những cái giỏ trên lưng đang đi qua làng.”

    “Anh đang nói về cái gì? Không ai đi ra ngoài vào giờ này.”

    “Có hai người đàn bà lưng mang giỏ đang đi qua làng, và họ đang đi qua cửa nhà ở chân đồi.”

    Nàng chăm chú nhìn tôi bối rối. Tôi tiếp tục: “Bây giờ thì họ ra khỏi nhà, đi xuống con đường, và họ có một ít thịt bằm trong giỏ.” Giây phút kỳ lạ của sự thấu thị trôi qua, Karma và tôi rơi vào giấc ngủ.

    Sáng hôm sau tất cả những người trong nhà bàn luận về cái chết bất ngờ của một người đàn bà sống trong căn nhà dưới chân đồi. Gia đình bà ta nói bà chết lúc khuya bởi một nguyên do không rõ ràng, khoảng cùng thời gian chúng tôi vào giường. Tôi hiểu là thị kiến muốn nói rằng mạng sống của bà ta đã bị những hiện thể bất tử bắt giữ, hoặc những lực lượng lợi lạc cho sự giải thoát, hoặc những lực lượng yêu ma hoạ hại.

    Vào lúc cuối của thời gian giải lao này, quân đội Khampa quyết định đi ngựa và dựng trại trong một vị trí hẻo lánh cao hơn hàng cây. Một tu viện kết giao với gia đình vợ tôi nằm gần trại của họ và tôi cảm thấy khá an toàn ở đó. Bởi Karma không phải là kẻ lẩn trốn như tôi nên đối với nàng việc ở lại cùng gia đình nàng có vẻ dễ dàng và an toàn hơn cho tới khi tôi nhận được tin củaKhandro Dorje về Padma Kod. Tôi buồn bã từ giã nàng và gia đình nàng. Trước khi tôi đi, Karma cho tôi một vòng cổ rất giá trị bằng san hô, lam ngọc và zi, là những loại đá được người Tây Tạng quý chuộng.

    Nàng cũng cho tôi một cái khuôn quý để làm những pho tượng bằng đất sét của một bậc khám phá kho tàng vĩ đại tên là Gyaltsan Nyingpo. Sau khi tôi tới tu viện, tôi đã làm một ngàn hình tượng như thế. Tôi trộn vào đất sét nhiều chất liệu linh thiêng để những pho tượng được thấm đẫm những sự ban phước. Quân kháng chiến Khampa thỉnh cầu tôi thực hiện một buổi lễ Vajrakilaya rộng lớn, và trong ba ngày lễ, tôi tặng cho mỗi người lính một pho tượng Gyaltsan Nyingpo như một sự ban phước bảo hộ.

    Vào đêm trước buổi lễ tôi có một linh kiến, tôi thấy gian phòng của tôi biến thành một trại giam khổng lồ. Tôi không biết căn nhà ấy trở thành cái gì, nhưng chính Kongpo thì thành địa điểm có một trại tập trung chính sau khi người Trung Quốc chiếm đóng.

    Vào đêm thứ hai của buổi lễ tôi có một giấc mơ trong sáng trong đó tôi nhận ra trạng thái của giấc mơ. Tôi du hành tới cõi thuần tịnh Zangdog Palri – Núi Huy Hoàng Màu Đồng Đỏ – của Đức Guru Rinpoche. Guru Rinpoche trông giống như một pho tượng trên Pháp toà trong cung điện linh thánh của Ngài. Bằng năng lực của tâm, tôi tạo nên một 64

    món cúng dường rộng lớn như vũ trụ, tôi tới gần Ngài và trình bày cho Ngài những khó khăn tôi đang gặp. Ngài trả lời bằng một tiên tri và tôi thức dậy hết sức an tâm.

    Vào tối thứ ba, nghi lễ Vajrakilaya kết thúc với việc đặt những linh vật trong ngọn lửa như những vật cúng dường hoàn toàn thanh tịnh cho các hiện thể trí huệ. Ngay lúc sự cúng dường cuối cùng được thực hiện thì ngọn lửa bùng lên dữ dội, phóng những tàn lửa và khói vào maạ¨t chúng tôi, và chúng tôi nghe những tiếng súng ở phía xa đàng sau chúng tôi.

    Hỗn loạn đã tức thì xảy ra khi ba vị tướng Khampa tập hợp quân đội của họ thành một đạo quân hậu tập giao tranh với địch. Hơn một ngàn thường dân đã trốn chạy để cứu lấy thân, và bò yak, ngựa và cừu ầm ầm chạy theo họ. Quân kháng chiến Khampa chuẩn bị đề phòng quân Trung Quốc bắt kịp chúng tôi, và chẳng bao lâu một con sông hỗn độn những người và vật tiến lên phía trước và được quân đội Khampa bảo vệ hai bên hông và phía sau. Địa hình núi non tạo nên lợi thế cho chúng tôi, bởi khi mọi người đã dồn vào những hẻm núi hẹp thì quân đội Khampa phục kích lính Trung Quốc cố gắng đuổi theo.

    Thật khó tin là giữa trận chiến hỗn loạn này tôi đã gặp lại Khanpo Dorje, cùng với người anh và cháu ngài. Tôi sung sướng nhìn ngài, nhưng tôi biết rằng giờ đây chúng tôi không đi Padma Kod. Chúng tôi sắp đi Ấn Độ.





    1O- CHỐN LƯU ĐÀY



    MISSARAMI ở bên một con sông trên một mặt cát lỗ chỗ bởi bom đạn trong Thế Chiến thứ II. Để có chỗ ở cho dòng người tị nạn, chính phủ Ấn Độ đã nhanh chóng xây dựng những dãy trại bằng tre, mỗi dãy chứa sáu mươi người. Không có hệ thống vệ sinh và nước bị nhiễm bẩn. Bệnh kiết lỵ do vi trùng a-míp gây nên lan khắp trại, và những người Tây Tạng, kiệt sức, đói khát, thất vọng và choáng váng bởi cái nóng hầm hập, đã chết hàng trăm người. Những ngọn lửa hoả thiêu kế liền bên các trại cháy liên tục nhờ được cung cấp nhiên liệu là mười lăm hay hai mươi tử thi mỗi ngày. Trong nỗi chán ngán bao trùm bởi bệnh tật và cái chết, những người sống sót trò chuyện không dứt về việc trở về quê hương của họ hay nói một cách bất lực về nơi họ có thể bị đưa tới ở Ấn Độ.

    Chính phủ Ấn Độ đã cung cấp cho trại những khẩu phần gạo, đậu lăng, thịt vài lần một tuần, sữa khô, phó mát và cà chua. Phần lớn chúng tôi không biết làm gì với cà chua, và những đống cà đỏ rực, hư thối xuất hiện quanh trại. Là những người miền núi từ một vùng tương đối được miễn nhiễm với vi trùng, chúng tôi biết cách đối phó với nhiệt độ nóng thiêu đốt và bệnh tật mà chúng tôi gặp phải. Tôi đi đây đó với một tấm mền dày quấn quanh bụng bởi có người đã khuyên là tôi phải quấn như thế nếu không hơi nóng sẽ làm tôi bệnh. Dầu sao chăng nữa thì tôi cũng đã bệnh, và một hôm, trong khi tôi đang nằm 65

    gần Khandro Dorje, tôi bắt đầu có ảo giác. Tôi hỏi: “ Ngài đang thực hành puja tấm gương hả. Tôi nhìn thấy các sự vật.”

    Ngài lẩm bẩm: “Không, không. Tôi chẳng làm điều gì hết.” Điều kế tiếp mà tôi nhớ là tôi thức dậy trong bện viện. Từ lúc đó trở đi, trong thời gian còn lại trong tám tháng sống ở Missamari, tôi ra vào bệnh viện cho tới khi các bác sĩ quyết định là bởi tôi bệnh quá nặng, một cái giường bệnh viện thì quá phí phạm đối với tôi và tôi nên trở về lán trại.

    Các bác sĩ không tàn nhẫn, nhưng vói quá nhiều bệnh nhân trầm trọng nên họ phải có những quyết định như thế.

    Một hôm một người đàn bà làm vệ sinh từ bệnh viện tới để xem tôi ra sao và khuyên tôi dùng thuốc xổ lãi. Mặc dù tôi nói với bà ta là trước đây các bác sĩ đã cho tôi thuốc xổ lãi nhiều lần rồi, nhưng bà ta nói: “Không sao hết. Tôi sẽ mang thuốc cho ông.”

    Ngày hôm sau bà ta trở lại với một ít viên thuốc màu trắng được đánh dấu bởi những cỏ ba lá mà bà ta ăn cắp trong bệnh viện, và nói: “Tôi nghĩ rằng đây là các viên thuốc để xổ lãi.

    Bây giờ uống bốn viên và sau đó uống hai viên, và xem điều gì xảy ra.” Khi bà ta ra về tôi uống ba viên.

    Đêm hôm đó tôi ngủ ngon và sáng hôm sau tôi cảm thấy đói. Tôi bảo một người bạn mang tới một ít tsampa làm bằng bột mì nướng, và sau khi tôi dùng xong một viên bột nhào, tôi muốn một viên nữa. Người bạn của tôi do dự: “Anh thực sự muốn ăn quá nhiều sau những tuần hầu như không ăn gì hết?” Tôi muốn, và sau khi ăn xong, tôi cảm thấy khoẻ hơn.

    Thực hành của tôi giảm sút nhiều trong lần bệnh này, và tôi đã tập trung vào việc tụng một trăm ngàn lời cầu nguyện được tái sinh trong cõi tịnh độ của Guru Rinpoche và cúng dường bảy ngọn đèn bơ mỗi ngày, dùng khẩu phần dầu dừa chưa dùng tới của tôi.

    Sau bước ngoặt này, vào dịp Losar, Tết Năm Mới của Tây Tạng, tôi quyết định tập trung vào thực hành trường thọ để đẩy nhanh sự hồi phục. Cũng vào ngày đó một người đàn ông đi tới trại của chúng tôi. Ong ta đã dự kiến tự thực hành pháp trường thọ nhưng bất ngờ được yêu cầu tái định cư ở một trại khác. Ong cúng dường tôi torma, một món cúng dường tượng trưng được khắc chạm bằng bột nhào hay đất sét, mà ông đã chuẩn bị cho việc thực hành của mình. Tôi hết sức hài lòng khi nhận nó bởi tôi cảm thấy đó là một dấu hiệu tốt.

    Trong tuần đầu của thực hành này tôi đã có thể ra khỏi giường và với sự giúp đỡ của những người bạn và một cây gậy, tôi đi ra ngoài. Vào lúc đó một trận mưa ánh sáng rơi xuống và có vẻ như chất thuốc khi nó chạm vào da tôi.

    Khanpo Dorje, anh và cháu của ngài trước đây đã rời Missamari di chuyển tới Kalimpong, một thị trấn trong vùng núi Tây Bengal ở biên giới Ấn Độ và Tây Tạng. Trong một thời gian dài Kalimpong từng là một trung tâm thương mại của người Ấn Độ và Tây Tạng, và một vài người Tây Tạng đã làm nhà ở đó nhiều thế hệ trước khi xảy ra cuộc 66

    xung đột với người Trung Quốc, nhờ đó những người tị nạn dễ dàng hơn khi định cư ở khu vực đó.

    Khanpo Dorje đã nhận một lời mời từ một người bảo trợ ở Kalimpong và đã mời tôi cùng đi với ông. Tôi đã khước từ, chủ yếu là bởi tôi không có tiền và sẽ phải nhận sự giúp đỡ của ông, là điều tôi thấy không đúng đắn, nhưng cũng bởi tôi muốn chờ Karma, vợ tôi.

    Sau khi ông khởi hành, trong khi tôi còn rất yếu, tôi được biết là Karma đã tới Ấn Độ và cô sống với người đàn ông khác. Điều này không làm tôi bối rối bởi thật tự nhiên khi Karma nghĩ rằng có lẽ tôi đã chết, thì Karma phải hướng về và nương tựa vào một người nào khác. Tuy nhiên, vì danh dự tôi phải hoàn trả món quà của cô gồm một chuỗi hạt quý giá với nhiều miếng lớn lam ngọ, san hô và zi.

    Khi tôi đủ khoẻ, tôi nhận những giấy tái phân phối tới một trại cách Missamari hai giờ đi đường. Tôi đã sắp xếp để gặp Karma ở đó. Cuộc gặp gỡ của chúng tôi yên ả, với thời gian yên lặng kéo dài, và cuối cùng cô nói với tôi là cô rất vui khi thấy tôi còn sống và ước muốn rằng mối liên hệ của chúng tôi sẽ là mối liên hệ vợ chồng. Tôi vui sướng khi được tái lập mối quan hệ này. Mặc dù chúng tôi chưa bao giờ chính thức kết hôn, trong tình trạng lộn xộn của xã hội vào lúc đó những tình trạng hợp pháp như thế ít được quan tâm. Chúng tôi cùng tới thăm mẹ cô và những người thân thuộc khác, họ ở một trại cách sáu giờ đi đường. Đêm trước khi chúng tôi tới, họ chịu một sự tổn thất nặng nề khi một tên trộm đánh cắp tất cả của cải mà họ mang từ Tây Tạng.

    Vào đêm sau khi chúng tôi tới nơi tôi có một giấc mơ sống động về một con cọp khổng lồ bị những ngọn lửa bao quanh, đang đi hiên ngang trên không trung. Nó tới gần, ngừng lại ngay phía trên tôi và rút lui, biến mất vào ánh sáng. Khi thức dậy tôi biết rằng nó không phải là một giấc mơ lành, và sau này, sau khi tôi tái định cư ở Kalimpong, quân đội Trung Quốc thực hiện một cuộc tấn công dữ dội vào trại, tràn qua biên giới như một con cọp. Mặc dù không ai trong thân quyến của chúng tôi bị giết, nhưng những người Tây Tạng khác đã chết.

    Trong khi vẫn còn ở trãi này tôi bị bệnh, yếu sức như trước đó. Sau đó vào một đêm tôi mơ thấy một người đàn bà đặt hai viên thuốc vào miệng tôi. Tôi thức dậy vẫn còn nếm những viên thuốc và không bao lâu tôi phục hồi sức khoẻ. Từ lúc đó tôi có thể quan tâm tới việc giúp đỡ những người khác đang bị bệnh và hấp hối, tuy nhiên những rắc rối của riêng tôi thì không hết. Karma đã sinh một đứa con của chúng tôi, một đứa con trai mà qua tất cả những dấu hiệu và tiên tri thì đó là một tulku vĩ đại, Hoá Thân của Garzhe Khanpo.

    Một đêm, một tuần sau khi sanh, đứa bé bắt đầu khóc và không thể dỗ được. Đứa trẻ chết vào sáng hôm sau.

    Mọi người đều khóc trừ tôi. Tôi rất buồn rằng thế giới đã không được hưởng sự lợi lạc của việc tái sinh của Garzhe Khanpo và cũng nhìn thấy nỗi đau khổ của vợ tôi, nhưng bằng cách này hay cách khác sự thương tiếc của tôi không thể vơi đi nhờ nước mắt. Có 67

    quá nhiều cái chết, có quá nhiều Lạt ma vĩ đại mất đi, có quá nhiều thảm kịch gia đình –

    trong một thời gian ngắn đã có thêm ba người chết trong gia đình chúng tôi kể cả gia đình của mẹ Karma – mà những lý do để khóc cũng như thương xót thì thật vô hạn.

    Trong trại tái định cư thỉnh thoảng tôi được cúng dường khi thực hiện những buổi cầu nguyện và nghi lễ, và sự trợ giúp này rất ích lợi. Tôi đã tới Missamari mà hầu như không có tiền và phải mua hai tô cúng dường bằng bạc và một ít vải để may áo choàng.

    Cái áo lụa có lót bông tôi mặc từ Tây Tạng đã rất tốt vào những ngày ấy, nhưng khi tôi tới Ấn Độ thì lụa bị rách và được tô điểm bằng những đoá hoa kỳ lạ là những miếng bông thò ra ngoài. Cuối cùng thì tôi cũng tích luỹ được hai trăm ru-pi Ấn Độ – khoảng hai mươi lăm đô-la – và tôi tự cho là mình rất thành công.

    Một buổi lễ mà tôi cảm thấy vinh dự được hướng dẫn trong những năm tháng sống trong các trại là pháp p’howa cho ông già đã cúng dường tôi thực phẩm và chỗ ẩn náu ở Kongpo khi những người khác quay mặt đi vì sợ người Trung Quốc trả thù. Tôi nguyện cầu lòng tốt của ông đối với tôi và bất kỳ những công đức nào khác mà ông từng tích tập sẽ chín mùi thành một sự tái sanh tràn đầy hạnh phúc trong cõi thuần tịnh của Đức Phật A Di Đà và cầu mong ông sẽ tìm được sự giải thoát tối hậu.

    Có tin Đức Dudjom Rinpoche sẽ ban các lễ quán đảnh về Rinchhen Terdzod và kama của phái Nyingma, dòng truyền thừa của các giáo lý truyền khẩu trực tiếp được truyền từ vị thầy xuống đệ tử trải qua các thế hệ.

    Những lễ quán đảnh sẽ diễn ra tại Kalimpong, cách đây hai ngày xe lửa, và Karma và tôi quyết định đi tới đó.

    Chúng tôi du hành với một lạt ma già và hai nhà sư. Hai vị sư không trả tiền vé, và trong suốt cuộc hành trình họ lẩn tránh những người soát vé thật thành công bởi các chuyến xe lửa hết sức đông người. Chúng tôi tới Siliguri rồi đi Darjeering và Kalimpong bằng xe buýt. Con đường thật ngoạn mục, chạy dọc theo một ngọn núi thuộc rặng Himalaya ở phương bắc và xuống tới những cánh đồng của Ấn Độ ở phương nam.

    Kalimpong ở trên cao, mát mẻ và dễ chịu. Đức Dudjom Rinpoche có một trụ xứ ở đó, nó trở thành một địa điểm cư trú tốt lành. Đức Karmapa, vị lãnh đạo tối cao của dòng Kagyu, đã đề nghị thành lập các quỹ cứu trợ cho người tị nạn ở Kalimpong, và chính phủ Ấn Độ đồng ý, quả quyết rằng ít nhất chúng tôi sẽ có thực phẩm để dùng.

    Khandro Dorje đang ở Kalimpong, và tôi có cơ hội viếng thăm ông trong hai ngày, hoá ra đó là lần cuối cùng tôi được nhìn thấy ông. Không lâu sau đó, ông di chuyển về Darjeeling và sau đó tới Bhutan, ở đó ông được tôn kính. Vài năm sau ông mất khi tôi đang ở trong trại tị nạn ở Orissa, nhưng bởi Orissa là một miền hẻo lánh của Ấn Độ nên ba tháng sau tôi mới biết tin ông mất. Tôi hết sức đau buồn khi nghe tin này, và vào lúc đó tôi đã nhìn thấy ông một lần cuối, trong một linh kiến thật sống động như thể ông thực sự hiện hữu.



    68

    Ở Kalimpong chúng tôi dựng một chiếc lều nhỏ và năm người chúng tôi sống ở đó.

    Cũng như hai nhà sư, Karma và tôi tham dự các lễ quán đảnh mỗi ngày. Vị lạt ma già là người đã từng nhận các quán đảnh, ở lại lều để trông nom đồ đạc của chúng tôi, đặc biệt là một cái túi của các nhà sư mà họ rất quan tâm tới nó.

    Mỗi ngày các nhà sư đi quanh trại để khất thực, và khi họ không thâu thập đủ dùng từ những người tị nạn khác thì họ trở về lều than thở về số thực phẩm ít ỏi của họ. Khi ấy chúng tôi chia sẻ với họ những gì chúng tôi có, nhưng một thời gian sau Karma và vị lạt ma già bắt đầu suy nghĩ rằng thật kỳ lạ là mặc dầu những nhà sư này làm như không có của cải gì, nhưng họ lại canh giữ chiếc túi rất cẩn thận. Một hôm, trong khi các nhà sư đi ra ngoài khất thực, Karma và vị lạt ma đã không kềm được tánh tò mò. Họ mở chiếc túi, nhìn vào trong và thấy tám gói tinh chất xạ hương, bằng cả một tài sản ở Ấn Độ, và ba trăm đồng bạc. Chúng tôi không chất vấn họ về sự lừa dối của họ, nhưng chúng tôi không chia sẻ thực phẩm với họ nữa.

    Đôi lúc tôi đã hoàn toàn vỡ mộng bởi cách hành sử của những người bạn tị nạn của tôi, và tôi đặc biệt cảm thấy tiếc về một trong những phương diện tệ hại của Tây Tạng, đó là tính chất chính trị bè phái giữa những truyền thống khác nhau của Phật Giáo Tây Tạng đã không hoàn toàn bị vất bỏ bên kia rặng Himalaya. Đức Đạt Lai Lạt Ma và bốn vị lãnh đạo của các truyền thống chính – Đức Gandan Tri Rinpoche của phái Gelugpa, Đức Sakya Trizin phái Sakyapa, Đức Karmapa phái Kagyupa và Đức Dudjom Rinpoche của phái Nyingmapa – là mẫu mực của việc luôn hợp tác với nhau để làm việc vì sự lợi lạc của toàn thể nhân dân Tây Tạng không chút phân biệt và đồng thời làm việc để bảo vệ các truyền thống riêng của các Ngài.

    Tuy nhiên những người đóng vai trò trung gian thì ở một mức độ thấp thỏi, luôn luôn bênh vực những người thuộc truyền thống của riêng họ, đặc biệt là về vấn đề các trại và quốc gia được chỉ định trong việc tái định cư. Điều này làm trầm trọng thêm một cách không cần thiết cho sự lo âu và tuyệt vọng của dân chúng Tây Tạng vào thời điểm họ bị đè nặng bởi một sự căng thẳng lớn lao. Trong khi đó, là những cá nhân, một vài người tị nạn như hai nhà sư đã hành sử thật nhẫn tâm và vô đạo đức, mặc dù nhiều người khác đã cư xử với sự nhẫn nại khi đối mặt với những khó khăn của họ, không bao giờ làm phương hại tới niềm tin hay đạo đức trong khi thích ứng với hoàn cảnh mới mẻ của họ.

    Ở Kalimpong, một nhóm người Nyingmapa đã quyết định rằng họ cần có một phát ngôn viên để trình bày những vấn đề của họ với Đức Dudjom Rinpoche và để truyền đạt ước muốn cùng sự chỉ dạy của ngài tới họ. Có một đệ tử đặc biệt sùng mộ của Dudjom Rinpoche tên là Guyrmed, và mọi người nhất trí rằng không ai có thể đại diện cho những người theo phái Nyingma tốt hơn ông ta. Đức Dudjom Rinpoche hoan hỉ với sự chọn lựa này.



    69

    Tuy nhiên bản thân Gyurmed thì hoàn toàn mất tinh thần. Ong chưa từng làm vị lạt ma của ông phải buồn phiền. Ong phụng sự ngài thật hoàn hảo như một hành giả và không gây nên sự va chạm xích mích bằng cách giải quyết những vấn đề bình thường. Bây giờ, như người cung cấp hàng được tuyển chọn của công việc hàng ngày bình thường của nhóm, ông tin chắc rằng sự tranh chấp sẽ phát sinh và làm hư hỏng mối liên hệ của ông với Dudjom Rinpoche. Ong lo âu tới nỗi không ngủ được. Ong đi tới Dudjom Rinpoche và khẩn nài được thoát khỏi nhiệm vụ này. “Con không thể giữ chức vụ này mà không làm tổn thương mọi người và khiến Ngài là bậc thầy của con phải xấu hổ. Xin đừng chỉ định con làm việc đó.”

    Dudjom Rinpoche thông cảm với nỗi lo buồn của Gyurmed và không cố ép. Sau đó Ngài gọi tôi và yêu cầu tôi đóng vai trò liên lạc. Tôi bằng lòng với nhiệm vụ với một tâm thức an định, coi đó như một cơ hội để hỗ trợ cho hoạt động của Dudjom Rinpoche. Chúng tôi bắt đầu làm việc trong sự phức tạp để ổn định chỗ ở cho các tăng, ni và cư sĩ. Chỉ có một sườn nhà bằng tre với mái bằng vải bạt, nhưng nó thích hợp với nhu cầu của chúng tôi và chúng tôi cảm thấy rất may mắn. Tôi làm việc vất vả trong kế hoạch xây cất này trong vài tháng, chăm sóc và trợ giúp cho việc xây dựng.

    Trong thời gian chúng tôi lưu lại Kalimpong, Đức Khyentse Rinpoche, vị mà tôi đã gặp lần đầu tại Tu viện Dzongsar miền Đông Tây Tạng, cũng ban một số quán đảnh và tôi có tham dự. Mối liên hệ của chúng tôi như đạo sư và đệ tử ngày càng thêm sâu sắc kể từ lúc đó. Trong những năm sau đó, lòng tốt của ngài dành cho tôi thật bao la vô lượng, và trong vài trường hợp, năng lực của những sự ban phước của ngài đã cứu tôi thoát khỏi những chướng ngại đe doạ hiểm nghèo.

    Những giấc mơ của tôi lại trở nên rất xấu, cho thấy rằng người Trung Quốc có thể

    tấn công qua biên giới. Khi họ thực sự tấn công trại nơi tôi đã có giấc mơ dữ dội, mối lo âu nặng nề đã làm xao động Kalimpong. Chúng tôi không dám ngủ say vào ban đêm.

    Đức Dudjom Rinpoche quyết định du hành bằng máy bay và xe hơi tới Tso Pema, một thánh địa ở ngọn đồi phía tây rặng Himalaya thuộc Ấn Độ, để ban những giáo huấn truyền khẩu về một vài thực hành Nyingma. Khoảng sáu mươi người quyết định đi tới đó bằng xe lửa và xe buýt. Karma và tôi thu xếp hành lý với ý định không trở lại với mối âu lo thường trực khi phải sống quá gần quân đội Trung Quốc. Việc tái định cư tương đối dễ dàng bởi chúng tôi chỉ có hay hoặc ba va li đồ dùng cá nhân.

    Tuy nhiên, việc đi xe lửa trở thành một cơn ác mộng bởi có quá nhiều người trong số chúng tôi và những xe hơi chở khách đi xe lửa đã hết sức đông đúc. Những tiếng gọi nhau í ới khắp nơi, người ta xô đẩy nhau và ném hành lý qua các cửa sổ. Bị đám đông dồn ép, một người đàn ông có một hộp đựng tiền và các linh vật bị cắt đứt khỏi sợi dây cột quanh người ông. Ong ta là một người to lớn và dũng cảm, nhưng bị ghìm chặt trong đám 70

    động, ông thấy mình thật bất lựïc. Ngay trên xe lửa, chúng tôi thấy ông bị thương bởi một nhát dao của kẻ cắp.

    Dĩ nhiên là không có chỗ ngồi, và chúng tôi phải chịu đựng suốt ngày lẫn đêm khi đứng dựa vào hành lý. Một người trong số chúng tôi bị thương, và giờ đây Gyurmed, đệ tử xuất sắc nhất của Đức Dudjom Rinpoche, bị bệnh khá nặng. Một người bạn Ấn Độ đề nghị chúng tôi chuyển sang một chiếc xe hơi trống. Chúng tôi không thể tin vào sự may mắn của mình – và chúng tôi không nên có nó. Hai giờ sau đó chiếc xe bị tách rời chuyến tàu chính và chúng tôi bị rớt lại. Khi mọi sự đã rõ ràng là chúng tôi không đi đâu cả, chúng tôi leo xuống và bị những viên chức hoả xa Ấn Độ chất vấn đòi xem vé của chúng tôi. Hầu như không ai có vé bởi đa số chúng tôi đều nghèo và thường thì không bị kiểm soát vé.

    Rồi họ hỏi giấy thông hành của chúng tôi, tất cả đều hết hạn. Các viên chức tịch thu các giấy này, đưa chúng tôi tới một toà nhà gần đó và cho chúng tôi một ít lương thực và củi đun. Ba ngày sau họ quay lại với những giấy thông hành được gia hạn hiệu lực và để

    chúng tôi lên đường. Nhà cầm quyền Ấn Độ thường làm việc theo lối này, dễ dãi và thích nghi, thông cảm với chúng tôi là những người tị nạn nghèo khổ.

    Tuy nhiên, sự chậm trễ của chúng tôi chưa kết thúc bởi ở trạm xe lửa chính chúng tôi phải xuống tàu để chăm sóc cho Gyurmed, sức khoẻ của ông đã xuống tới mức báo động. Chúng tôi đi tới một dharamsala, loại nhà nghỉ được xây cho du khách chỉ phải trả một rupee một đêm. Sáng hôm sau vợ của Gyurmed tới mời tôi. Chúng tôi thấy ông ngồi trước một cuốn sách đang mở, một bình giảng về những dấu hiệu của sự hấp hối đối với một hành giả của pháp Đại Viên Mãn. Rồi ông tắt thở, đôi mắt khép nhẹ trong thái độ thanh thản của sự thiền định.

    Chúng tôi không khai báo cho nhà cầm quyền Ấn Độ, bởi chúng tôi biết họ sẽ nhất định đòi hoả thiêu lập tức. Theo tục lệ của chúng tôi thì không được chạm vào tử thi ít nhất hai mươi bốn giờ, tốt nhất là ba ngày. Chúng tôi quyết định báo nhà cầm quyền vào sáng hôm sau, và khi tới nơi họ rất hoảng hốt. Tại sao chúng tôi trì hoãn không báo cho họ ngay? Trước hết tại sao chúng tôi du hành với người bệnh hoạn như thế? Khi họ đã trừng phạt chúng tôi một cách triệt để, họ mang củi tới để hoả thiêu Gyurmed, và sau lễ hoả thiêu, họ để chúng tôi đi.

    Chúng tôi vô cùng sung sướng vì cuối cùng đã tới Tso Pema. Đó là nơi vào thế kỷ thứ tám, Đức Padmasambhava đã thiền định với vị phối ngẫu của ngài là công chúa Ấn Độ Mandarava. Vị vua của xứ này, tức phụ vương của Mandarava, trở nên giận dữ với Đức Padmasambhava và ra lệnh bắt giam và thiêu sống ngài. Khi những sứ thần của nhà vua trở lại giàn hoả để kiểm tra thi hài bị thiêu đốt, họ thấy Padmasambhava đang thiền định trên một hoa sen lộng lẫy trên một cái hồ được hình thành một cách kỳ diệu. Tso (hồ) Pema (hoa sen) trở thành tên của địa điểm.



    71

    Khi tới nơi, chúng tôi thấy một ngôi làng và tu viện nhỏ bên cạnh cái hồ và một cộng đồng các yogi Tây Tạng sống trong các hang động trên sườn núi, nơi có những hang mà nguồn gốc là của Đức Padmasambhava và Mandarava. Các giáo lý của Đức Dudjom Rinpoche được ban trong một tu viện Nyingma nhỏ bé bên cạnh hồ, một địa điểm yên lành và đầy cảm hứng.

    Trong thời gian này những giấc mơ của tôi chập chờn giữa những điềm triệu khủng khiếp và những dấu hiệu củasự ban phước tâm linh vĩ đại. Tôi đã mơ thấy mình bị săn đuổi trong cái lỗ của một sừng thú vật bằng đá, bị đóng cứng trên mặt đất và bị ép chặt tới nỗi tôi không thể thoát ra, mơ thấy mình chịu đựng giữa những trận bão dữ dội với sấm chớp và mưa đá và thấy nhà tôi được phủ bằng một tấm nỉ-bò yak đen và dày. Mỗi một trong những giấc mơ này cho thấy những năng lực tiêu cực mạnh mẽ đang xảy tới cho cuộc đời tôi, và để ngăn chận chúng, tôi đã tổ chức những buổi lễ và trì tụng những bài cầu nguyện mãnh liệt để bảo vệ. Những giấc mơ nhanh chóng dịu đi.

    Có lẽ tôi không phải là người duy nhất có linh tính về những khó khăn trở ngại. Lúc kết thúc Giáo Pháp, vài ngày trước khi bay trở về Kalimpong, Đức Dudjom Rinpoche mời một nhà tiên tri tới để xác định xem chuyến trở về của ngài có bị trở ngại gì không.

    Nhà tiên tri nói: “Điều này rất lạ. Tôi thấy một pho tượng Padmasambhava đẹp bị nhốt trong một hàng rào sắt có những gai sắt.”

    Mọi người đồng ý rằng đây là dấu hiệu xấu và nhà tiên tri lại được hỏi về cuộc hành trình. “Tôi thấy Hộ Pháp Lijin Harleg tới với một người đàn ông thấp lùn, tráng kiện có nhiều mắt trên các cánh tay của ông ta – vị bảo hộ Rahula – và vị bảo hộ Shanpa trong thân tướng của một người đàn ông có sắc đỏ. Ba vị Hộ Pháp này đang đi vào hàng rào và mang tượng Đức Padmasambhavara.”

    Về điều này, His Holiness không tìm hiểu thêm nữa và giũ sạch mọi bận tâm. “Kết quả thì tốt đẹp, vì thế chúng ta không phải lo lắng,” Ngài nói. Tuy nhiên khi máy bay của Ngài hạ cánh tại Siliguri, phi trường Kalimpong gần nhất, cảnh sát đang chờ để bắt giữ Ngài về tội vu cáo. Những người Tây Tạng trong đoàn tuỳ tùng của Ngài và những người đi tới phi trường không thể can ngăn họ, hình như có một người Tây Tạng có thế lực mà do bởi ác tâm hay một vài sự cự kỳ méo mó của tâm thức, đã tạo dựng những lý lẽ chống lại His Holiness.

    Khi tin tức bùng ra, một sự chấn động lan tràn trong toàn thể cộng đồng người tị nạn.Thật không thể tin nổi là Lạt ma tôn kính của chúng tôi, vị lãnh đạo tối cao của phái Nyingmapa, người đại diện cho Đức Padmasambhava trên trái đất, lại có thể bị ném vào tù. Và nếu Ngài có thể bị giam giữ vì một lời buộc tội vô căn cứ và không đâu thì ai có thể

    được an toàn? Mọi người bắt đầu viết những lá thư và gởi các điện tín. Một số người trực tiếp gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài đã đáp lại một cách hiệu quả và không do dự bằng cách gọi cho ông Nehru, Thủ tướng Ấn Độ. Ngài nói với ông Nehru rằng đã có một sai 72

    lầm nghiêm trọng và yêu cầu ông can thiệp. Đức Dudjom Rinpoche được thả ra lập tức, sau khi bị giam ba ngày.

    Khi sự kiện này chấm dứt, chúng tôi cảm thấy hết sức tin tưởng và vô cùng biết ơn Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tuy nhiên, chúng tôi không thể hoàn toàn quên được việc một hay những người Tây Tạng đã chụp mũ một Lạt ma cao quý, thuần tịnh như thế, và xoá nhoà được nỗi lo sợ điều ấy có thể xảy ra một lần nữa.



    SÁU MƯƠI NGƯỜI cùng du hành từ Kalimpong tới Tso Pema đã giải tán sau khi Đức Dudjom Rinpoche được thả ra. Một số người đi làm trên những con đường ở Bắc Ấn Độ, một số đi khất thực, một số tham gia vào việc thương mại. Tôi bị mắc một bệnh ngoài da, có lẽ là bệnh nấm da, nó làm ngứa ngáy khiến tôi hết sức bực bội. Hy vọng là nó có thể được chữa khỏi, tôi nhập thất trong một hang động sâu, tối tăm trong vài tuần. Tôi chỉ có tsampa và trà cùng một mẩu đèn cầy nhỏ để có thể đọc bản văn. Thường thì tôi ngồi trong bóng tối, chỉ có thể nhìn thấy tách trà của mình ngay cả giữa ban ngày. Tôi trì tụng thần chú thật mãnh liệt.

    Một người Tây Tạng xung phong phục vụ tôi, cung cấp trà và mang cho tôi một tô tsamp a ba lần một ngày. Một hôm tsampa bị sống và thật khó chịu. Tôi không thể nói chuyện và gián đoạn chuỗi trì tụng thần chú, vì thế tôi tôi khoa chân múa tay và giận dữ.

    Người thị giả mang cái tô ra ngoài ánh sáng và tôi nghe ông ta thề thốt thật mãnh liệt. Ong trở lại hang và giải thích với vẻ ân hận là do lầm lẫn ông đã nhúng tay vào một cái bao bột mì. Chúng tôi có một trận cười thoả thích, nhưng tôi may mắn được miễn một cơn đau dạ dày dữ dội.

    Gần cuối cuộc nhập thất tôi mơ thấy một người đàn bà xuất hiện và chỉ vào một con côn trùng màu đỏ xấu xí với hàng trăm chân đang chạy hối hả. “Nhanh!” bà ta ra lệnh.

    “Hãy bao vây con côn trùng đó với than hồng cháy đỏ!” Tôi làm điều đó không chút do dự, và vòng than hồng từ từ khép lại cho tới khi con côn trùng bị đốt cháy thành tro và biến mất. Sau lúc đó vấn đề về da của tôi biến mất.

    Vào lúc hoàn tất cuộc nhậpthất này tôi xuống núi tới ngôi làng cạnh hồ. Nhiều người tị nạn vẫn còn hy vọng tái định cư tại Padma Kon ở biên giới thuộc phía Ấn Độ. Theo yêu cầu của Đức Dudjom Rinpoche tôi thâu thập những tên và số thông hành, và Ngàichuyển chúng cho chính phủ Ấn Độ để tiến hành. Cuối cùng thì Padma Kod bị từ chối là vùng tái định cư, có lẽ bởi chính phủ Ấn Độ sợ nó sẽ phải chống lại những cuộc tấn công liên tục của Trung Quốc qua biên giới.

    Tôi trở lại ẩn thất một lần nữa, lần này được một tu sĩ trẻ tên là Dawa Chhodrag phục vụ. Một trong những nhiệm vụ của anh ta là xuống núi để thâu thập thư từ, bởi thường có thư của Đức Dudjom Rinpoche cho tôi biết về những sự kiện liên quan tới phái nyingma.

    Sau đó một đêm tôi mơ thấy mình đang cưỡi một con ngựa đen, cố gắng lội qua một con 73

    sông, và phải quay trở về. Từ giấc mơ tôi hiểu rằng cuộc nhập thất của tôi sẽ bị gián đoạn, và quả nhiên một yêu cầu đến từ His Holiness bảo tôi thâu thập thông tin về tên tuổi và thông hành của hai trăm người Tây Tạng phái Nyingma có ý muốn định cư tại Thuỵ sĩ. Tôi làm việc này, đi tới nhiều trại tị nạn để sưu tập danh sách, và mọi người được tổ chức để

    lên đường. Tuy nhiên cuối cùng thì chương trình này cũng thất bại. Sự thất vọng là điều bình thường trong những ngày này.

    Tôi trở về Tso Pema, và giờ đây những giấc mơ của tôi thật tráng lệ và tràn trề triển vọng là tôi sẽ thọ nhận một thực hành nhờ đó tôi có thể làm lợi lạc nhiều người. Điều này xảy ra khi tôi gặp một tu sĩ là người trì giữ giáo khoá Tara Đỏ của Orgyan T’hrinlay Lingpa, Terton Apong vĩ đại. Terton Apong là một lạt ma Nyingma nổi tiếng và là người khám phá kho tàng của một giáo khóa Tara sâu xa. Trên tử sàng ngài chỉ dạy cho một tu sĩ là người ngài đã ban cho toàn bộ những sự ban phước của thực hành Tara bằng lễ quán đảnh và giáo huấn, ngài bảo vị tu sĩ này đến với ngài trong Hoá Thân sắp tới của ngài lúc ngài mười bảy tuổi và lại làm lễ quán đảnh cho ngài vào kho tàng Pháp này. Vị tu sĩ đã hứa sẽ làm như vậy.

    Tuy nhiên, khi điều đó xảy ra, người trung Quốc xâm lăng Tây Tạng và vị tu sĩ bị buộc phải trốn chạy sang Bhutan. Terton Apong được tái sinh là Sakya Trizin, vị lãnh đạo tối cao của truyền thống Sakyapa, và sống như một người tị nạn trong một tu viện trong Dehra Dun ở miền Bắc Ấn Độ. Khi Đức Sakya Trizin gần tới tuổi mười bảy, vị tu sĩ cố gắng liều mình du hành tới Dehra Dun, nhưng không được chính phủ Ấn Độ cho phép. Sáu năm trôi qua trước khi vị tu sĩ tới được chỗ của vị Lạt ma ngày trước và hội kiến ngài.

    Trước sự ngạc nhiên của mọi người, các tu sĩ của Đức Sakya Trizin bị giải tán và Ngài chuẩn bị nhận một lễ quán đảnh thừ vị khách tu sĩ trông có vẻ khá khiêm tốn này. Đức Sakya Trizin nhận lễ nhập môn vào toàn bộ giáo khoá Tara Đỏ vào thời điểm này.

    Bây giờ vị tu sĩ này ở Tso Pema, và ông tỏ ý muốn ban cho tôi lễ quán đảnh. Tôi hết sức hoan hỉ. Mặc dù tôi đã thực hành pháp Tara rộng lớn và thực hành rộng lớn của những Bổn Tôn đỏ khác của Padma (Liên Hoa) bộ, nhưng tôi chưa từng nhận lãnh một thực hành Tara Đỏ. Tôi biết rằng đây là sự đáp ứng tốt lành của những giấc mơ của tôi.

    Sau lễ quán đảnh tôi đi vào một cuộc nhập thất nghiêm nhặt trong một hang động với vợ tôi. Trong thời gian cuộc nhập thất, ngay từ thời gian đầu nàng đã bị bệnh nặng và nằm bệnh viện ở Mandi, thị trấn gần nhất, và sau đó di chuyển tới Kulu Manali, một miền xa hơn nữa ở phía bắc và mát mẻ hơn. Các bạn hữu đi cùng với nàng bởi những giới nguyện nhập thất của tôi không cho phép tôi làm điều đó, và vì thế chúng tôi lại xa nhau trong khoảng tám tháng. Điều này không phải là hiếm có – bất kỳ bà vợ của một Lạt ma Tây Tạng nào cũng mong mỏi rằng chồng họ thỉnh thoảng sẽ nhập thất, ngay cả nhiều năm mỗi lần – nhưng điều này thật khó khăn bởi Karma đang bệnh.



    74

    Một ni cô lớn tuổi tên là Ani Dezom phục vụ tôi trong cuộc nhập thất này, bề ngoài thì nó không có gì xảy ra ngoại trừ một sự kiện. Chúng tôi đang sống bằng tsampa và không có nhiều, và dĩ nhiên , là những người Tây Tạng, chúng tôi hơi tiếc là không có thịt.

    Thịt cừu và dê rất đắt, và thịt bò thì không dùng được bởi điều cấm kỵ của người theo Ấn giáo phản đối việc ăn thịt nó. Tuy nhiên, vào một buổi sáng có sương mù khi tôi đang ngồi trong hang động, tôi nghe một “rầm” lớn. Ani Dezom đi ra để xem điều gì xảy ra và quay vào báo tin một con bê đã lăn ra chết ở miệng hang – thịt tươi ở ngay ngưỡng cửa của chúng tôi.

    Tuy thế, trong một ngày rưỡi chúng tôi không nghĩ tới việc ăn con bê bởi nếu những người Ấn Độ hỏi về nó, chúng tôi sẽ huỷ hoại toàn thể cộng đồng Tây Tạng. Con bê này dường như chỉ là thực phẩm cho lũ chó hoang và kên kên, chứ không phải cho chúng tôi.

    Tuy nhiên do bởi sương mù dày đặc ngăn cản chúng trong việc tìm ra bữa tiệc, những con vật này đã không tới.

    Rốt cuộc, trong bóng tối của đêm thứ hai, sự cám dỗ đã thắng thế. “Có lẽ chúng ta có một ít thịt cho bữa ăn tối,” tôi gợi ý và Ani-la đồng ý. Tôi bảo bà ta đừng làm hỏng những miếng xương và xắt mỏng qua lớp da mặc dù con dao của bà những răng nanh chó hay những móng vuốt. Chúng tôi nấu kỹ những miếng thịt nhỏ với muối và nước, và nó được bảo quản trong sáu ngày. Vào sáng hôm sau sương mù tan đi và những con kên kên nhanh chóng xoá sạch dấu vết.

    Cuộc nhập thất này cho phép tôi hoàn tất một thực hành sẽ có một ý nghĩa sâu xa đối với tôi, đối với những người Tây Tạng mà tôi đối xử với họ như một Lạt ma và đối với những đệ tử trong tương lai của tôi. Đối với tôi, Đức Tara Đỏ tự biểu lộ trong lòng bi mẫn và trí tuệ viên mãn, không thể suy lường của Ngài, chói lọi với những phẩm tính. Tôi đã có nhiều kinh nghiệm và những giấc mơ có tính chất thị kiến, một số có liên quan tới pha lê. Hai thập niên về sau tôi nhớ lại những chất pha lê này và mở đầu thực hành pha lê chữa bệnh nhờ sự thiền định Tara. Ở Tây phương, hàng ngàn người sẽ nhận sự ban phước Tara Đỏ và bắt đầu nương tựa vào thực hành tara như thiền định Kim Cương thừa chính yếu của họ.

    Một phần thời gian của cuộc nhập thất tôi thực hành sự trì tụng “Tinh tuý của sự Tương thuộc” (Tendrel Nyingpo), và vào lúc hoàn tá6t thực hành đó tôi có một giấc mơ về Đức Phật không tách rời với những ngọn núi, đầu và thân mình Ngài là toàn thể ngọn núi với những chữ thần chú được khắc giống như vàng nổi trên những vách đá. Một phần khác của cuộc nhập thất tôi thực hành pháp Hayagriva là kho tàng do một trong những Lạt ma của gia đình Tromge khám phá. Bản văn đã bị để lại ở Tây Tạng, và tôi đã quên mất nó, nhưng trong cuộc nhập thất nó hoàn toàn trở lại với trí nhớ của tôi và sau đó tôi ghi chép lại. Những năm sau này nguyên bản đã trở về với tôi ở Tây Tạng.



    75

    Khi cuộc nhập thất chấm dứt, từ hang động tôi đi xuống làng, đối mặt với việc bắt buộc phải nuôi sống Karma và bản thân tôi, phải định cư ở một nơi nào đó và phải củng cố phần nào hoàn cảnh vững chắc cho cuộc sống chung của chúng tôi. Tôi được mời tới miền Chamba và phục vụ những công nhân làm đường ở đó như một Lạt ma và thầy thuố của họ, nhưng khi tôi thông báo việc ra đi của mình ở Tso Pema, tin tức gây nên sự kinh hoàng trong một số người Tây Tạng. Bởi tôi là người phát ngôn được His Holiness chỉ định, họ cảm thấy rằng nếu tôi ra đi, cộng đồgn sẽ mất đi sự nối kết. Lúc bấy giờ tôi không nhận lương cho nỗ lực của tôi, và thực sự không có đủ lương thực cho tất cả chúng tôi ở Tso Pema. Khi Karma gặp tôi ở Kulu Manali, một cuộc hành trình mất trọn một ngày đường, tôi đã quyết định làm công việc làm đường. Khoảng tám mươi người tham gia với chúng tôi, và chúng tôi tiến về Simla, nơi an dưỡng trên đồi nổi tiếng của người Anh cách Tso Pema sáu giờ đi đường. Trên đường tôi nói với nhà cầm quyền Ấn Độ về việc tạo công ăn việc làm cho toàn thể nhóm người. Những người Ấn Độ coi tôi như một nhà thầu và trả cho tôi một thù lao nhỏ của người tìm ra công việc, và điều này khởi đầu cho cả một loạt những bất hạnh.

    Công việc làm đường ở Ấn Độ là một việc vô cùng vất vả đòi hỏi phải đập vỡ những sườn núi bằng cuốc, phá bể những tảng đá bằng búa tạ, chuyển vận đá, dọn sạch bằng xẻng, từng đó việc mà chỉ được trả một ít rupee một ngày. Công việc của tôi là quản lý nhóm người làm việc, và chẳng bao lâu nó trở nên rõ ràng đối với tôi rằng họ là những hành giả tâm linh chứ không phải người lao động thành thạo. Bất kỳ khi nào không có người giám sát là họ ngồi xuống, bắt đầu uống trà và đùa bỡn. Ở Ấn Độ nhân công rẻ luôn luôn dễ tìm, vì thế khi những giám thị làm đường tới kiểm tra tiến độ của chúng tôi và hầu như không thấy gì hết, họ sa thải toàn bộ chúng tôi, không bận tâm ở mức độ tối thiểu rằng điều này có nghĩa là chúng tôi sẽ không có tiền để mua lương thực.

    Chúng tôi bị sa thải vài tuần. Tôi trở nên càng lúc càng lo lắng, không chỉ vì chúng tôi có thể hoàn toàn bị thiếu thốn nếu không có lương, nhưng do bởi thiếu sự hoà hợp thực hành tâm linh với hoạt động hàng ngày. Những siddha (thành tựu giả) vĩ đại ngày xưa thực hiện những hoạt động tầm thường nhất – giã mè làm dầu, làm thợ rèn, cuốc xới những cánh đồng, đúc bình đất sét – trong nhiều năm riêng biệt, nhưng trong mỗi giây phút làm việc tâm tỉnh giác của các ngài không bao giờ dao động. Kết quả tối hậu là sự khám phá bản tánh đích thực của sự sống. Những thành viên trong nhóm chúng tôi tiến hành những buổi lễ, cúng dường và nuôi dưỡng động lực vi tha nhiều giờ một ngày, nhưng khi đứng lên sau buổi thiền định họ bước ra ngoài và từ khước việc tặng cho người thuê mướn họ một công việc hàng ngày trung thực. Tôi cố nói về sự cần thiết phải hoà nhập việc thực hành vào mỗi phương diện của sự hoạt động, nhưng họ không thấy được quan điểm của tôi. Họ cho là tôi chỉ nỗ lực để phục vụ những ông chủ Ấn Độ và kiếm ra tiền cho riêng tôi, không 76

    quan tâm nhiều tới phúc lợi của họ. Tôi va đầu vào một trong những vấn đề tầm thường nhất của đời mình.

    Cũng có nhiều khó khăn khác nữa. Đi tới đâu chúng tôi cũng bị yêu cầu phải có giấy thông hành và bởi hầu hết chúng tôi không có nó nên phải cho tiền mãi lộ. Chúng tôi đã hối lộ một ít cho cảnh sát ở mỗi quận, đưa cho họ như những món quà thân hữu để cuộc du hành của chúng tôi được thuận tiện. Không có tiền mãi lộ chúng tôi sẽ phải chịu những sự chậm trễ kéo dài vô tận. Những khó khăn cũng xuất hiện bởi là những người ăn thịt trong một xứ mà người ăn chay chiếm ưu thế, hầu như chúng tôi bị coi như những tiện dân. Mỉa mai thay, việc lén lút nấu món thịt khiến chúng tôi hầu như phải trả giá bằng cuộc đời mình.

    Một đêm một Lạt ma khác và vợ của ông ta ở lại với Karma và tôi trong một phòng thuê ở bên đường. Chúng tôi kín đáo dùng bếp than nấu chảy thịt mỡ bởi chỉ có món rau là được phép nấu. Khi nấu xong, chúng tôi đi ngủ. Đó là một đêm nóng bức, ngột ngạt. Tôi không ngủ ngon giấc và cuối cùng ra ngoài đi tiểu. Khi tôi trở lại tôi để cánh cửa khép hờ để một ít khí lạnh vào phòng. Tôi ngủ một lát, nhưng lại thức dậy vì bà vợ của vị Lạt ma kêu la khủng khiếp, lăn lộn nơi bà ngã trên mặt đất.

    Tôi bật đèn và Karma chồm lên để giúp tôi rồi nàng cũng đổ nhào xuống đất bất tỉnh.

    Phỏng đoán là chúng tôi bị một con quỷ tấn công, vị Lạt ma nhảy vào giừng của ông và chỉ mặc chiếc củng, ông bắt đầu lớn tiếng tụng những thần chú phẫn nộ. Đủ loại người đổ

    xô tới trước cửa và đòi hỏi được biết điều gì xảy ra. Tôi loạng choạng, cảm thấy rất chóng mặt. Vị Lạt ma nói ông cũng chóng mặt. Mọi người lo giúp đỡ các bà vợ, và họ tỉnh dậy.

    Dần dần toàn thể quang cảnh lộn xộn trở nên yên tĩnh và tất cả chúng tôi đi ngủ.

    Sáng hôm sau các bà vợ vẫn chưa thấy khoẻ, vì thế chúng tôi đưa họ tới bệnh viện.

    Bác sĩ hỏi: “Quý vị có một lò sưởi than trong phòng phải không.”

    “Phải.”

    “Thế thì quý vị rất may mắn không chết vì ngạt thở. Nhiều người đã chết vì khí mônôxít các-bon do than bốc ra khi không có sự thông hơi đúng đắn.”

    Nếu tôi không để cửa khép hờ thì rá6t có thể là tất cả chúng tôi đã chết vào đêm đó.

    Sau khi tôi đi làm với nhóm thợ làm đường vài tháng, tôi nhận được một lá thư từ Đức Dudjom Rinpoche. Ngài viết rằng Đức Đạt Lai Lạt ma đã công nhận rằng những hành giả Nyingma ở rải rác khắp Ấn Độ và đề nghị tụ hội họ lại thành một cộng đồng vững mạnh.

    Chính Đức Dudjom Rinpoche đang nỗ lực hoàn thành điều này với dự án của Ngài để định cư những người Nyingma tại Padma Kod, nhưng việc này tỏ ra không thực hiện được. Như để thay cho Padma Kod, chính phủ Ấn Độ đã cấp cho bảy trăm người khai hoang một dải đất rộng ở tiểu bang miền đông Orissa. Giờ đây His Holiness yêu cầu tôi tổ chức khu định cư này.



    77

    Tôi không muốn làm việc đó. Tôi kiệt sức và ngã lòng sau những tháng sống với nhóm người làm đường mà bây giờ đã phát triển tới một trăm sáu mươi người nương tựa vào tôi. Tôi không có nhiệt tình để phát triển những trách nhiệm của mình theo lối này.

    Vợ tôi cũng không muốn đi. Orissa sẽ là một khu đất để lập nông trại. Nàng đã lớn lên như con gái của một chủ trại ở Tây Tạng và hiểu được những đòi hỏi không ngừng mà đất đai đặt ra. “Cách tốt nhất là làm những con đường,” nàng nói, “rồi ngưng làm vào chiều tối và đêm ngủ thật yên bình.” Nàng nói rằng nếu tôi đi nàng sẽ về ở với thân quyến. Tôi viết một bức thư cho His Holiness giải thích những lý do khiến tôi từ chối.

    Một thời gian sau tôi nhận được lá thư thứ hai, với một giọng hết sức buồn bã thư viết rằng His Holiness đã yêu cầu một số người nhưng không ai muốn nhận lãnh đề án này.

    Tôi cảm nhận được gánh nặng của His Holiness và mối quan tâm sâu xa của Ngài.. Tôi không thể từ chối một lần nữa. Tôi viết cho Ngài là tôi chấp nhận và nói với Karma là nàng được tự do về với thân quyến nếu nàng thích, nhưng cuối cùng thì nàng quyết định ở với tôi. Tôi tổ chức nhân sự, và ba trăm người chuẩn bị lên đường. Họ ngưng công việc, từ bỏ những vật sở hữu và chờ đợi ở Simla cho tới khi chúng tôi khởi hành.

    Vào lúc này những chương trình của chúng tôi bị thất bại. Chính phủ Ấn Độ đã hứa hoàn trả cho chúng tôi tiền xe lửa khi chúng tôi tới Orissa; những người khai hoang Tây Tạng không tin vào lời hứa này và muốn chính phủ trả trước tiền vé, yêu cầu tôi nói với những viên chức Ấn Độ rằng họ nghèo khổ và xin tôi dàn xếp. Lòng đầy nghi ngại, tôi gặp chính phủ Ấn Độ, cố thuyết phục họ trả trước vé xe lửa của chúng tôi. Chúng tôi chờ đợi và chờ đợi, nguồn tài chính của chúng tôi eo hẹp dần khi chúng tôi đóng trại mà không làm gì hết.

    Cuối cùng cộng đồng quyết định tốt hơn là nên đi Orissa, cho dù điều đó có nghĩa là có thể không được bồi hoàn tiền. Cộng đồng phái tôi tới ban liên lạc Tây Tạng giữa người tị nạn và chính phủ Ấn Độ. Họ không giúp đỡ được gì và nói rằng họ không có thông tin gì về Orissa từ người Tây Tạng lẫn nhà chức trách Ấn Độ, và không có ý kiến gì về việc tôi nên tiếp cận thế nào với công chức Ấn Độ. Tôi chấp nhận sự kiện là họ không có thông tin, nhưng điều làm tôi bực tức là họ đã từ chối không giúp gì cho chúng tôi. Tôi nói với ông ta là nếu ông thực sự không có ý niệm gì về cách giúp đỡ chúng tôi thì ông không cần lo lắng, tự tôi sẽ chăm lo việc đó.

    Tôi quyết định đi thẳng tới giới chức cao nhất, đó là gặp Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ấn Độ.

    Tôi kêu gọi một người Tây Tạng quen biết đang giữ một chức vụ thấp nào đó trong các văn phòng của chính phủ Ấn Độ và yêu cầu ông cho lời khuyên về cách thức để gặp vị Bộ Trưởng.

    “Ong không thể làm việc đó. Là một người tị nạn ông không thể gõ cửa những nhân vật này. Nếu ông làm, ông chẳng thể hy vọng họ nói chuyện với ông.” Tôi cảm ơn ông đã cho lời khuyên và ra về.



    78

    Khi tôi đi ngang qua một toà nhà văn phòng nhỏ trong khu liên hợp của chính phủ, tôi nhìn thấy một viên chức Ấn Độ đang đánh máy một cách giận dữ. Ong ta có điện thoại.

    Tôi tự giới thiệu với một ít lời bằng tiếng Ấn Độ, sau đó đi ra ngoài và đưa lại một người bạn nói năng lưu loát. Chúng tôi ngồi xuống và nhờ người thông dịch tôi thuật lại cho ông ta toàn bộ câu chuyện, và kết luận bằng câu: “Giờ đây ba trăm người chúng tôi đang ở đây tại Dehli, không việc làm, hết sạch tiền, và đang chờ để đi. Theo ông nghĩ tôi có thể

    gọi cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ?”

    Viên chức Ấn Độ gắt gỏng trả lời: “Có chứ, tại sao không? Ong ta là một thành viên của chính phủ và công việc của ông ta là giúp đỡ mọi người. Ong có một vấn đề, vì thế tại sao ông lại không nên gọi cho ông ta? Tôi sẽ làm điều đó cho ông.”

    Đến tận bây giờ tôi vẫn không rõ công việc của ông ta là gì, nhưng ông nhắc điện thoại lên và chính ông gọi cho ông Bộ trưởng. Ong ta rất gắt gỏng. “Ba trăm người Tây Tạng ở đây theo lời mời của ông và bây giờ ông nói đừng tới. Họ sẽ ăn cái gì? Họ phải đi Orissa hoặc ông phải tính toán một phương cách để giải thoát cho họ ở đây.”

    Vị Bột trưởng nói là chúng tôi nên đi Orissa lập tức. Mọi sự đã được giải quyết. Với lòng biết ơn, tôi cảm ơn người Ấn Độ về sự giúp đỡ của ông, nó đã giúp tháo gỡ thêm vấn đề của chúng tôi. Nó đem lại cho tôi niềm tin đểø tôi có thể làm việc với chính quyền Ấn Độ.

    Chúng tôi tới Orissa bằng xe lửa, một cuộc hành trình bốn ngày.Chúng tôi trả tiền vé xe lửa với hy vọng là các phí tổn của việc tái định cư của chúng tôi sẽ được hoàn trả sau khi chúng tôi tới trại, mà trong thực tế điều ấy đã xảy ra. Các xe buýt đón chúng tôi ở nhà ga để đưa chúng tôi tới địa điểm cắm trại. Chúng tôi di chuyển vào ban đêm, và sáng hôm sau chúng tôi được chào đón bởi hai ngườiø đại diện Tây Tạng được chính phủ lưu vong tại Dharamsala bổ nhiệm để hướng dẫn tới hai trại khác trong miền Orissa.

    Khi việc này xảy ra, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ đang đi kinh lý miền Orissa và viếng thăm trại của chúng tôi. Ong hỏi tên tôi, và sau khi chúng tôi được giới thiệu, ông giới thiệu tôi với vài viên chức cao cấp Ấn Độ khác. Ong khuyến khích tôi tiếp tục làm cho chính phủ Ấn Độ hiểu biết một cách trực tiếp về những nhu cầu của trại chúng tôi, điều này đã mở ra một nguồn ảnh hưởng rất ích lợi và khiến cho tôi né tránh những thủ tục quan liêu không cần thiết.

    Khả năng này giúp tôi hoàn thành những công việc làm lợi ích cho những người khai hoang trong trại của tôi, nhưng nó không làm cho những viên chức Tây Tạng khác mến thích tôi, họ ngờ vực tôi như một kẻ phá rào. Thậm chí có lúc một viên chức Tây Tạng, một người theo phái Nyingmapa, là người còn cao cấp hơn ba người trong chúng tôi là những người quản lý trại, đã tới Dharansala và thuyết phục những viên chức ở đó làm tôi rối bòi trong những thủ tục. Về sau tôi nhận được một lá thư phác thảo một số những thủ tục phức tạp mà tôi phải tuân theo, là những điều về mặt căn bản tôi đã phớt lờ đi.



    79

    Đối với những viên chức Tây Tạng mà tôi cùng làm việc với trên nền tảng hàng ngày, tôi rất nhã nhặn và cẩn thận không làm tổn thương sự tự cao của họ, bởi tôi có thể

    thấy được rằng nếu họ bị tổn thương họ sẽ nuôi lòng thù hận trong một thời gian dài. Thay vào đó tôi trải rộng lòng hiếu khách xưa cũ của người Khampa đối với họ. Bất kỳ khi nào họ tới thăm tôi, tôi làm cho họ cảm thấy được hoan nghênh và biếu tặng họ những gì tốt nhất mà tôi có. Họ rất cảm kích về sự rộng lượng và về việc được đối xử như bằng hữu, và họ đặc biệt thích tôi khi so sánh với một vài người đại diện Tây Tạng khác, những người này coi họ như những đầy tớ bất tài. Nếu có bất kỳ sự nhầm lẫn, chậm trễ hay sơ xuất nào, những người Tây Tạng này sẽ gọi điện thoại cho những cấp trên của riêng họ ở Dharamsala, những vị này gọi cho các viên chức Ấn Độ ở Delhi, những người này sẽ khiển trách các viên chức Ấn Độ ở Orissa, những người này sẽ bất mãn và thậm chí ít hợp tác hơn.

    Công việc tái định cư đầu tiên của chúng tôi là làm những căn nhà bằng bùn đất có thể ở được và phân chia, canh tác đất đai để trồng trọt. Orissa là đất rừng, và mặc dù cây cối đã bị đốn, việc tạo nên những cánh đồng có thể canh tác đòi hỏi một số lượng rất lớn công việc gian khổ. Trước đây ngay trong xứ Ấn Độ đông dân cũng không có ai muốn làm công việc đó. Thật may mắn, chính những người từng chùn bước trước việc làm đường đang ước muốn dốc toàn bộ nỗ lực cho việc định cư. Chính phủ Ấn Độ viện trợ thực phẩm cho chúng tôi trong ba năm, và sau này những cánh đồng và vườn tược của chúng tôi đã trở nên trù phú. Những cây trồng của chúng tôi là ngũ cốc, khoai tây, đậu phộng và dứa.

    Một buổi tối một viên chức Ấn Độ tới gặp tôi và nói: “Ngày mai một người Thuỵ Sĩ sẽ tới nói chuyện với ông về việc thiết lập một nhà máy dệt thảm trong trại của ông. Đây là một cơ hội cho sự thịnh vượng . Người này từng đến trại khác nơi ông ta hy vọng xác định vị trí nhà máy, nhưng họ nói với ông ta là họ không có người đánh sợi len hay thợ dệt, vì thế ông thất vọng bỏ đi.”

    Tôi rất biết ơn đối với thông tin này, và đã biếu bánh và trà cho người Thuỵ Sĩ đó khi ông ta tới vào ngày hôm sau. Ong ta làm việc cho một chương trình trợ giúp kinh tế Thuỵ Sĩ cho người tị nạn. Chúng tôi nói chuyện một lát, sau đó ông ta hỏi: “Trong trại này có các thợ dệt biết làm những tấm thảm truyền thống Tây Tạng?”

    “Có, có một ít.” Tôi đang nghĩ về một người biết nghề dệt. “Ở đây chúng tôi có khoảng ba mươi thợ dệt,” tôi nói, giờ đây nghĩ tới ba mươi tiềm năng.

    “Có bao nhiêu người biết quay sợi len?”

    “Hầu như mỗi phụ nữ Tây Tạng đều biết cách quay sợi, vì thế ông có thể nói rằng hầu như chúng tôi có hai trăm người quay sợ.’

    Ong ta rất hài lòng, và buổi chiều hôm đó ông ta đã đánh dấu một miếng đất để xây cất nhà máy dệt thảm. Ngày hôm sau ông ta đưa vào một lực lượng lao động để bắt đầu việc xây dựng. Người Thuỵ Sĩ rất siêng năng và có năng lực.



    80

    Trong lúc đó, tôi cũng rất bận rộn trong việc xây dựng một lực lượng lao động. Ở một góc xa của trại người thợ dệt của tôi bắt đầu tổ chức các lớp học cho ba mươi người khác.

    Họ xé toạc áo len tay dài để lấy len và làm những khung cửi tạm thời để thực hành. Trong bốn tháng nhà máy đã làm xong, một toà nhà đẹp với những văn phòng và phòng làm việc lớn. Cũng trong thời gian bốn tháng đó ba mươi thợ dệt và một trăm chín mươi thợ quay sợi được huấn luyện và sẵn sàng làm việc. Nhà máy dẹ65t thảm trở thành một nguồn lực chính yếu đem lại sự thịnh vượng cho cộng đồng.





    TRONG THỜI GIAN chúng tôi ở Orissa, Karma sanh con trai của chúng tôi là Jigmed Ngawang Norbu. Cũng giống như với con trai đầu đã mất, tôi có một loạt các giấc mơ khác thường và tốt lành về thời gian Jigmed sinh ra. Trước khi Karma có thai, tôi mơ thấy một vị sadhu Ấn Độ, một yogi lang thang, tới gần và trao cho tôi một quyển sách nhỏ kiểu Tây Tạng. Ong nói với tôi bằng tiếng Tây Tạng: “Ong nên giữ cái này.” Mở quyển sách ra, tôi thấy nửa đầu hình như được viết bằng tiếng Phạn, và nửa sau là một bản dịch tiếng Tây Tạng từ tiếng Phạn.



    Sau đó, khi Karma mang thai, trong cùng một đêm nàng và tôi có một giấc mơ về vị sadhu Ấn Độ này. Trong giấc mơ của tôi, ông cầm trong tay một cái tô nước thiêng và rải nước khắp nhà tôi. Trong giấc mơ của Karma, ông tặng cô một tấm gương và một mũi tên, đẩy mũi tên dưới áo cô hướng tới ngực. Vào đêm thực sự mang thai Jigmed ở Orissa, tôi có một giấc mơ rõ ràng về một người Sikh trẻ tuổi đi vào lều chúng tôi.



    Ngay trước khi Jigmed sinh ra, tôi đã mơ thấy một chiến sĩ được trang phục đầy đủ –

    áo giáp, một nón sắt và một thanh gươm, mang một cái khiên và một cây cung và mũi tên

    – hình như ông ta là Gesar, vị vua Pháp vào thế kỷ thứ mười một. Ngài nói: “ Đây là con trai ta,” và nhờ lời nói này mà tôi hiểu rằng trong một ý nghĩa siêu việt nào đó ngài đã ban cho tôi một đứa con trai. Con trai của chúng tôi ra đời vào ngày mồng mười tháng mười một năm Thìn.



    Giấc mơ trọn vẹn, tốt lành nhất của tôi xảy ra khi Jigmed là một đứa bé trai. Trong giấc mơ đó tôi đi tới Zangdog Palri, Núi Huy Hoàng Màu-Đồng Đỏ, cõi thuần tịnh của Đức Padmasambhava, để tham dự một lễ cúng dường lớn và để hỏi Đức Padmasambhava con trai tôi là ai. Tuy nhiên, lúc tới nơi tôi không đủ can đảm để vào gặp Đức Padmasambhava, vì thế tôi bắt đầu đi nhiễu quanh cung điện linh thánh của ngài cùng với một tập hội đông đảo những bậc trì giữ sự chứng ngộ và các dakini. Thình lình tôi gặp mẹ tôi. Bà có một nước da thật trắng và hơi xanh. Bà cười khi nhìn thấy tôi và trước khi tôi có thể lên tiếng thì bà nói: “Con trai của con là Yudra Nyingpo.” Yudra Nyingpo là một trong hai mươi lăm đệ tử thân thiết của Đức Padmasambhava, đã lừng danh là một siddha, một 81

    dịch giả và bậc thầy của Đại Viên Mãn. Karma và tôi hoan hỉ vì sự ra đời của đứa con trai này.



    Tôi ở Orissa ba năm, như một Lạt ma, thầy thuốc, nhà quản lý. Đó là một quãng thờigian hài lòng và tôi hãnh diện về mọi người, về biết bao điều họ đã thành tựu nhờ sự làm việc vất vả của họ. Tuy nhiên vào lúc cuối cũng có điều thất vọng, khi khuynh hướng bè phái nhỏ nhen đã phân chia những hành giả thành hai dòng Nyingma. Tôi trì giữ cả hai dòng, thực hành cả hai hết sức triệt để, thử nghiệm những phương pháp của cả hai và đã nhận ra chúng thuần tịnh như vàng và giống nhau trong bản chất. Tôi không nhìn trại tị nạn như lãnh vực thực hành riêng biệt của dòng này hay dòng khác, và bản thân tôi đã thực hành với cả hai nhóm.

    Điều đó quấy rầy tôi thật sâu xa, vì thế khi những người đại diện của nhóchiếm ưu thế hơn tới gặp tôi và nói họ cho là thật bất lợi khi có hai nhóm thực hành. Tôi không nói nhiều, nhưng tôi đã tới gặp Đức Dudjom Rinpoche và hỏi: “Nếu một số người đang thực hành theo một dòng phái, họ có cần thay đổi dòng để tạo nên sự hợp nhất trong cộng đồng?”

    His Holiness trả lời một cách mạnh mẽ: “Chắc chắn là không. Mọi thực hành mà một người được truyền thụ vững chắc đều là những gì họ nên tiếp tục. Một phần của mục đích chúng ta là nhằm giữ gìn mọi dòng truyền như những phương pháp để đạt được giác ngộ.”

    Câu trả lời của Ngài khiến tôi tin tưởng và hoan hỉ bởi đó là cách tôi đã thấu hiểu Pháp. Tôi trở về Orissa và tiếp tục hỗ trợ cả hai nhóm. Mặc dù tôi không nói điều gì mạnh mẽ, tôi đã biểu lộ rằng không có gì mâu thuẫn và bất hoà trong cốt tuỷ của hai dòng, và là những hành giả chúng tôi nên giữ vững truyền thống của riêng mình trong khi kính trọng và hoan hỉ trước công đức của những truyền thống khác.

    Tuy nhiên, tôi đã cảm nhận rằng những lời lẽ của tôi không có tác dụng và một lần nữa, sau những tháng sống cùng toán phu sửa đường, tôi cảm thấy thật kiệt sức. Tự thâm tâm tôi hiểu rằng đã tới lúc rời Orissa.





    13

    TRỞ VỀ TAY TẠNG



    T’hrinlay Wangmo không cao tới một mét rưỡi, nhưng uy quyền của cô hẳn phải lớn hơn vóc dáng của cô nhiều. Các lạt ma và nhà sư trong tu viện kính trọng cô, không chỉ vì cô là con gái của mẹ tôi, mà bởi những phẩm tính của riêng cô. Họ đưa cô trở về Tenp’hel Gonpa bất chấp sự nguy hiểm bởi cô đã liên tục gây khó chịu cho nhà cầm quyền Trung Quốc; họ xây nhà cho cô, và bây giờ họ phục vụ cô thật chu đáo. Về phần cô, T’hrinlay 82

    Wangmo thêm vào một tia loé trí huệ điên cho những hành động của họ. Người ta đi tới cô để xin một lời khuyên và những lời cầu nguyện, giống như trước đó họ đã từng tới mẹ tôi Dawa Drolma. Tôi đoan chắc rằng cô cho họ cơ hội để nói chuyện tầm phào bởi cách hành sử kỳ cục của cô, và tôi không ngạc nhiên về việc người đàn ông đã nói với tôi khi tôi chờ ngựa rằng ông ta nghĩ là cô hơi điên khùng. Tôi cũng tin chắc là thỉnh thoảng cô khiến các lạt ma và nhà sư phải bực tức. Mặc dù thế, mọi người ở Tenp’hel Gonpa dường như nhận ra rằng họ đã có được một Pháp bảo trong số họ, một dakini trí huệ đích thực.

    Hơn hai tuần kế đó, trong những cuộc trò chuyện với cô và những lạt ma, câu chuyện của cô được phơi bày. T’hrinlay Wangmo khóc khi cô tả lại những sự hành hạ của người Trung Quốc, và cô lập đi lập lại những câu chuyện khủng khiếp tương tự cho tới khi tôi không muống nghe nữa. Khi các lạt ma kể những câu chuyện này, họ luôn luôn nói tới những năng lực phi thường của cô như một siddha hơn là nỗi đau khổ với tư cách là con người của cô, như thể cô đã siêu vượt kinh nghiệm của thể xác trong những sự đánh đập và đau khổ.

    TRONG HAI MƯƠI BẢY NĂM BẤT HOÀ, Sodga phá vỡ sự im lặng một lần khác để cảnh báo T’hrinlay Wangmo kềm chế cái lưỡi gay gắt khi cư xử với người Trung Quốc.

    Cô không thể làm thế, và ít nhất là có ba dịp họ cố gắng giết cô.



    Một lần họ ra lệnh cô di chuyển đá cùng một nhóm người trong một kế hoạch xây cầu. Cô từ chối và nói: “ Các ông có thể đánh tôi và đánh nữa, nhưng tôi sẽ không xê dịch một viên sỏi cho các ông.” Giống như đã xảy ra trong đời trước của cô khi là Ugdron, vị dakini kỳ lạ đã sống bằng một chiếc cầu, họ cột hai bàn tay cô và ném cô xuống sông. Và, giống như trước, cô không chìm mà nổi lềnh bềnh ngược dòng. Một cách miễn cưỡng, người Trung Quốc cho phép cô ngoi lên, và sau đó không bắt cô làm việc nữa.



    Một lần khác, khi đang cưỡi ngựa dọc theo con đường, cô bị bắt và bị một viên chức cao cấp Trung Quốc trong vùng đánh đập tàn nhẫn. Hắn dùng một cánh dày của một cây gai làm vũ khí. Cô không sân hận khi hắn đánhc cô, bởi cô nhận ra sự đánh đập là một sự tịnh hoá nghiệp lực. Trong giây phút kịch liệt đó, cô cầu nguyện rằng nhờ nỗi đau khổ của cô mà những người khác có thể được miễn trừ. Khi hắn nghĩ hắn đánh cô cho tới bờ vực của cái chết, viên chức đó để mặc cô nằm trên mặt đất. Trước sự kinh ngạc của ông, cô lại leo lên ngựa và với tiếng kêu la của những người ở tỉnh Kham, cô thúc ngựa phi nước đại.

    Viên chức nhảy lên con ngựa của mình và bắt kịp cô. Ong ta sửng sốt khi nhận ra là những vết thương của cô đã lành. Ong ta mời cô cô ở trong nhà ông, và sáng hôm sau tặng cô sáu trăm yuan trước khi để cô đi theo con đường của cô, ông ta xin cô cầu nguyện cho ông khi ông ta chết. Về sau, khi việc đó xảy ra, người Trung Quốc mời cô tới thủ phủ và khi tới nơi, lúc cô đang đi bộ tới gặp những vị chỉ huy, cô đi qua một đám tang.



    “Ai chết thế?” cô hỏi.



    83



    “Đó là viên chủ tịch của vùng này. Ong ta vừa chết.” Cô được cho biết như thế.

    T’hrinlay Wangmo bắt đầu cầu nguyện, sung sướng vì có thể hoàn thành lời khần cầu của ông ta.



    Tuy nhiên kinh nghiệm khác mà T’hrinlay Wangmo diễn tả đã được ít nhất một trăm người chưng kiến. Người Trung Quốc đã ra lệnh cho mọi người phải tônkính một bức hình của Mao Trạch Đông. T’hrinlay Wangmo từ chối, và thay vào đó cô mắng nhiếc Mao là kẻ gây nên cái chết của bà cn thâquyếnvà bạn bè cô. Cuộc nổi loạn công khai này không thể không bị trừng phạt, vì thế người Trung Quốc bắt giam cô, lột truồng, vẽ một tiêu điểm trên ngực và bắt cô đứng trước người hành quyết. Khi đám đông theo dõi đã yên lặng, kẻ hành quyết nổ súng. Khẩu súng của anh ta chỉ kêu một tiếng “cách” – không có viên đạn nào được bắn ra. Anh ta bắn lần thứ hai và một lần nữa chỉ có tiếng “cách”. Rồi anh bắn thử lên trời và khẩu súng nổ bình thường. Một lần nữa, anh chĩa súng vào T’hrinlay Wangmo và một lần nữa súng không nổ. Hết sức phẫn nộ, anh ta ném súng xuống đất và bỏ đi.



    Những sĩ quan quân đội bắt giữ T’hrinlay Wangmo, còng tay và dẫn cô tới trại giam.

    Thình lình, ở trước mặt toàn thể đám đông, những chiếc còng sắt vỡ tan thành những miếng nhỏ và rơi xuống đất. Những kẻ bắt giam xô cô vào nhà tù, ở đó họ giữ cô suốt đêm, sau đó thả cô ra, ra lệnh cô đi ra khỏi tầm mắt họ.



    Khi được hỏi cô nghĩ gì khi đứng trước kẻ hành hình cô, cô nói: “Tôi đang nghĩ rằng tôi không quan tâm nếu như họ giết tôi bởi họ từng giết quá nhiều thân quyến và bạn bè tôi rồi.”



    MỘT DÒNG KHONG NGỚT những vị khách ghé qua phòng tôi trong căn nhà của T’hrinlay Wangmo, cúng dường một katag và một hay hai yuan, nhận một sợi giây ban phước, kể những câu chuyện của họ. Mọi người đồng ý rằng thời kỳ củng cố quân đội của nhà cầm quyền Trung Quốc thật là khủng khiếp và có lẽ còn tệ hơn nữa trong cuộc Cách Mạng Văn Hoá, nhưng nay thì mọi sự việc đã tốt hơn. Tu viện còn tồn tại bởi nó nằm ngoài con đường và không ai cố bảo vệ nó. Các nhà sư chỉ biến mất, trở về gia đình họ.

    Một trong những vị tulku bị bắt, và trước đêm ngài bị hành hình bằng cách dìm cho chết, ngài nói với những người cùng bị bắt với ngài là ngài không để cho người Trung Quốc giết ngài. “Ngài chọn lựa điều gì?” họ hỏi. “Tôi có một chọn lựa,” ngài trả lời. Ngày hôm sau, khi ngài bị đưa xuống một chiếc tàu tới chỗ nước sâu, chảy siết, ngài đã chuyển di tâm thức ngài bằng thực hành p’howa. Khi làm như thế, ngài ngăn cản người Trung Quốc khỏi tạo nghiệp khủng khiếp khi giết hại ngài.



    Mặc dù huấn thị của người Trung Quốc không cho giảng dạy, nhưng tôi không thể từ chối. Tôi biết rằng một nhóm người đã từng nhập thất ba năm mà không có chút giáo lý nào, hoàn toàn chỉ có niềm tin của họ. Một cách bí mật, tôi bắt đầu ban cho họ các giáo lý 84

    chuẩn bị. Tại Tenp’hel Gonpa việc đào tạo của các lạt ma và nhà sư đã từng bị người Trung Quốc hoàn toàn đình chỉ, và các kinh sách bị thiêu huỷ. Ở một phương diện thì việc này còn tồi tệ hơn việc phá huỷ các dinh thự.



    Một buổi sáng, vào cuối thời gian lưu lại Tenp’hel Gonpa, khi tôi cảm thấy an toàn hơn vì nhà cầm quyền Trung Quốc ở một khoảng cách an toàn, tôi đang giảng dạy những thực hành chuẩn bị tại nhà T’hrilay Wangmo. Một lạt ma trẻ tới hoàn toàn phục sức như một hành giả Kim Cương thừa, có cả một cái xương trong mái tóc. Khi tôi giảng, ông ta bật khóc và bắt đầu nức nở. Ong cố tự kiềm chế và nói: “Con tới từ một nơi rất xa, và ở đó không có những lạt ma nào khác. Mọi người phải nương tựa vào con và con không được dạy dỗ, không có giáo lý, không có ngay cả những giáo lý căn bản về sự chuẩn bị này.

    Hơn nữa, khi có người chết, thân quyến của họ đi tới con, phó thác cho con điều khiển các tang lễ. Điều ấy không tốt cho cả người chết lẫn cho con.”



    Khi nói những lời đó, ông đổ vật xuống và lại bắt đầu nức nở. Tôi không nói nhiều, bởi đây là mộtbi kịch của Tây Tạng, và ngay cả với những người có niềm tin thì cũng thật khó khăn khi tìm kiếm giáo lý. Những dòng truyền thừa vĩ đại sẽ phải được thiết lập lại từ một ít những vị thầy có phẩm tính. Niềm hy vọng của tôi là các ngàisẽ có thể trao truyền những châu báu của sự thấu hiểu và chứng ngộ của các ngài cho những hành giảlà những người can đảm và có thể kiên trì đối mặt với những trở ngại to lớn, đặc biệt là những cuộc xâm nhập của một xã hội tân tiến, duy vật vào nền văn hoá của họ.



    ĐÃ TỚI LÚC rời Tenp’hel Gonpa và du hành tới Tromt’har và Nyagrong. Dĩ nhiên là T’hrinlay Wangmo không muốn chúng tôi ra đi, và lúc đêm khuya chúng tôi có thể nghe lỏm cô kể kế hoạch bí mật của mình cho nhà sư-thị giả của cô và ông ta báo cho cô biết cô không thể giữ chúng tôi vô hạn dịnh được. Cô bắt tôi ký vào một tờ giấy cam kết sẽ trở lại trong hai năm, một lời hứa tôi không thể giữ mặc dù tôi đã gởi cháu tôi là Lạt ma Sonam Tsering và những thước vải thêu kim tuyến tốt nhất được dệt với những kiểu mẫu Tây Tạng tại Varanasi, Ấn Độ. Một trong những tulku của Tenp’hel Gonpa là Tonpa Tulku muốn thiết lập lại truyền thống của vũ điệu lạt ma Drukpa Kagyu trong tu viện và thỉnh cầu gởi vải thêu kim tuyến để may y phục.



    Khi tôi nói một cách kiên quyết là tôi ra đi và bắt đầu bàn với mọi người về việc chuyên chở thì T’hrinlay Wangmo nói: “Ngài cũng có thể đợi ở đây. SẼ không có xe tải trong ba ngày.” Tôi không tin cô, bởi một chiếc xe tải đã hẹn giờ tới đây vào ngày hôm sau. Cô không tranh luận, nhưng ra lệnh đóng gói lều và thực phẩm dùng trong ba ngày.

    Chúng tôi ra đi bằng ngựa, ngoại trừ ane là người vẫn chứ tin cậy yên ngựa Tây tạng và chọn giải pháp đi bộ, và những nhà sư hộ tống chúng tôi tới ranh giới của làng. Ở đó, họ cùng nhau lễ lạy tôi, nước mắt ướt đẫm mắt họ. Tận thâm tâm, tôi làm một lời hứa sẽ trợ giúp họ khi có cơ hội.



    85



    Chúng tôi dừng lại chốc lát ở làng bên cạnh, sau đó vượt cầu tới cánh đồng của Gesar. T’hrinlay Wangmo đã chuẩn bị cho dựng ba chiếc lều trắng. Chúng tôi chất hành lý ở giữa căn lều rộng nhất và cột chúng lại với nhau cùng một hệ thống báo động thô sơ gồm những cái đĩa sẽ rơi xuống và kêu loảng xoảng nếu những tên trộm lén lút tới vào ban đêm.



    Hoá ra là T’hrinlay Wangmo đã đúng, và chúng tôi ngủ trong ba chiếc lều này trong ba ngày cho tới khi một chiếc xe tải đi tới. Đầu tháng chín trời mưa và lạnh, và ban đêm tiếng sủa không ngừng của khoảng ba mươi con chó vang khắp cánh đồng. Tuy nhiên ở đây tôi có được kinh nghiệm gần gũi nhất về xứ Tây Tạng trong hồi ức của tôi. Trong mùa đông, những người chăn thú đã đưa cừu xuống, và các lều của chúng tôi được vây quanh bởi ba mươi hay bốn mươi chiếc lều khác. Người ta thăm viếng tới lui, một cảm thức của sự lười biếng và không gian rộng lớn, và thực phẩm thì rất ngon miệng. Ở đó, hầu hết mọi sự là sự hiện diện mãnh liệt của người chiến sĩ Gesar trong anh hùng ca, nơi đây ngài như một đứa trẻ được vây quanh bởi những bầy thú và những căn lều tương tự.



    Buổi sáng ngày chúng tôi ra đi thật khó khăn, mặc dù T’hrinlay Wangmo cẩn thận kềm chế những cảm xúc. Tôi muốn cô du hành cùng chúng tôi, nhưng cô từ chối bởi cô nói cô sẽ phải chịu bệnh đi cầu dữ dội trên những con đường gồ ghề. Cô hoàn toàn chiếm được cảm tình của Jigmed và Jane, bởi bên cạnh sự giận dự mãnhnliệt của cô mà chúng tôi chỉ nghe nói chứ không kinh nghiệm, cô có sức quyến rũ không thể cưỡng lại được và tỏ ra cho chúng tôi một sự hiếu khách hết sức rộng rãi. Họ không thấy dễ dàng khi ra đi và có nhiều có nhiều sự lóng ngóng vô ích với hành lý và chú tâm tới những vấn đề thế tục khác.



    Saumột ít trì hoãn, khi những chiếc xe tải được lái ra, tôi nhìn khuôn mặt T’hrinlay Wangmo, không biểu lộ tình cảm ngoại trừ đôi mắt. Đó là một thoáng chốc của việc nhận chân sức mạnh của sự vô thường hội tụ và của sợi giây không cắt đứt được giữa chúng tôi, một sợi giây vượt qua thời gian, không gian và các hoàn cảnh. Chúng tôi gật đầu chào trong sự tạmbiệt lịch sự và mỗi người nói những lời cầu nguyện im lặng của riêng mình.



    KẾ TIẾP chúng tôi du hành tới Tromt’har, ngồi trong buồng lái của một xe vận tải chở gỗ trống trơn. Sự hiển nhiên của việc đốn gỗ bừa bãi phơi bày kắp mọi nơi, các con sông tắc nghẹt với những súc gỗ trôi về Trung Quốc, những ngọn núi bị tước mất những cánh rừng dày từng bao phủ chúng ngày tôi ra đi. Với tôi, mặt đất trông như những bệnh nhân đang chữa hoá học trị liệu mà tôi đã thấy ở Tây phương – đầu hói hết chỉ còn một ít tóc. Khi tôi hỏi em gái tôi về điều đó, cô ta nói: “Người ta thường nghĩ rằng các bổn tôn địa phương sẽ khó chịu nếu cây cối bị chặt đốn, nhưng người Trung Quốc tới, nói với họ là không có điều gì xấu xảy ra và tiến lên chặt phá. Giờ đây người ta không lo lắng như thế 86

    về các bổn tôn địa phương bởi không xảy ra điều gì.” Những người khác nói với tôi rằng người Trung Quốc đang cố gắng trồng cây lại, nhưng những cây giống không sống được.



    Ở Tromt’har, người đầu tiên tới chào đón tôi là cô em họ, người tôi đã đâm trong một vụ cãi nhau thời thơ ấu hơn năm mươi năm trước. Nước mắt tuôn chảy trên mặt cô, cô vui mừng khôn xiết khi gặp tôi. Chúng tôi đi lên đồi, băng qua Tromge Gonpa được trùng tu, tới nhà của người bạn thời thơ ấu của tôi là Tulku Jigmed Namgyal. Căn nhà thật đơn sơ, vững chắc và có một tầm nhìn bao quát trên nóc của tu viện và trên các ngọn núi. Như ở Tenp’hel Gonpa, các câu chuyện được bộc lộ theo dòng cuộc hàn huyên trong nhiều ngày.



    Tromt’har đau khổ khủng khiếp trong cuộc chinh phục lúc ban đầu của Trung Quốc và một lần nữa trong cuộc Cách MạngVăn Hoá. Người Trung Quốc cướp bóc của cải và các linh vật trong vùng, và san bằng tu viện và những toà nhà xung quanh. Trong nạn đói xảy ra dầu những năm 1960, nhiều thân quyến dòng họ Tromge chết đói, kể cả bà dì đẹp đẽ, tốt bụng và bà dì hiểm độc, ganh tị cố ganh đua với mẹ tôi. Những người không chết thì bị bần cùng hoá.



    Tulku Jigmed Namgyal không trốn đi khi người Trung Quốc tới. Ngài làm việc như một tiều phu, một phu lục lộ, một người đầy tớ – bất kỳ điều gì một người bình thường làm, ngài làm tốt hơn bởi làm việc cật lực. Ngài là một người đoản tướng, chắc nịch, và rất mạnh mẽ và đầy năng lực. Nhờ sự cần cù ngài sống sót và nuôi dưỡng vợ và bốn con. Tuy nhiên, cùng với cuộc Cách Mạng Văn Hoá năm 1966, một làn sóng khủng bố thứ hai quét qua miền đất và ngay cả sự sẵn sàng thích ứng với luật lệ của người Trung Quốc của ngài cũng không thể bảo vệ ngài thoát khỏi những chính sách điên cuồng của họ.



    Một đêm khuya, những con chó của gia đình bắt đầu sủa dữ dội. Nhìn ra ngoài bóng tối, họ thấy lều của họ bị một đám đông người Trung Quốc vây quanh. Tulku Jigmed Namgyal mặc áo choàng và nhanh chóng tìm loại vũ khí nào đó. Không tìm thấy gì, ngài đi ra bóng đêm với tay không. Ngay khi một người Trung Quốc chộp lấy ngài, một người láng giềng dúi một thanh sắt vào tay ngài và ngài gạt được kẻ tấn công với một cú đánh vào đầu. Những người khác xô đẩy ngài, và với sức mạnh của một siêu nhân, ngài đẩy lùi họ. Ai đó trao cho ngài cái rìu nhỏ và trong chốc lát những kẻ tấn công khựng lại, ngập ngừng. Vị tulku thoát ra và chạy mất.



    Người ta lao mình xuống chân những người Trung Quốc, kêu khóc và van xin họ đừng bắt ngài, nói rằng ngài là một người tốt, một người nghèo khốn. Bị thất bại, một trong những người Trung Quốc tống mạnh báng súng vào bụng vợ tulku. Bà không bình phục sau chấn thương đó mà chết để lại hai đứa con, chỉ khuây khoả bởi sự kiện là khi Tulku Arig nghe câu chuyện, ngài nói rằng Tulku Jigmed Namgyal đã trốn thoát an toàn.

    Vị tulku chạy trốn vào những cánh rừng ở Golok và làm việc ở đó như một người lao động trong mười hai năm, cho tới khi người Trung Quốc nới lỏng sự kềmkẹp của họ vào 87

    những năm 1980. Các người con của ngài tự xoay sở lấy, trưởng nam T’hrinlay Odzer đóng vai trò của người cha. Hai người trong số đó ở T’romt’har khi tôi thăm viếng – T’hrinlay Odzer, một lạt ma trẻ và một trong những vị kế thừa của Tromg Gonpa, và cô em gái Kunlu, một ni cô sửa soạn thức ăn và phục vụ chúng tôi với sự hiếu khách rộng rãi. Cả hai dường như có nghị lực mạnh mẽ sâu xa và trái tim bằng vàng ròng.

    Khi tulku trở về, ngài bắt đầu xây dựng lại thật nhanh theo mức độ tài nguyên có được, sử dụng các vật cúng dường ngài nhận được trong các buổi lễ và buổi cầu nguyện để mua vật liệu. Mặc dù chưa hoàn thành, nhưng Tromge Gonpa lớn gấp đôi lúc trước và được tô tạo tốt hơn. Ngài cũng có những mộc bản mới để khắc các bản văn, cho hai tulku nhập thất-ba năm – tìm kiếm sự trợ giúp và các ẩn thất cho họ - và giảng dạy các nhà sư và lạt ma của tu viện.

    Bốn vị lạt ma trẻ, tất cả là những quyến thuộc của gia đình Tromge, là những vị kế thừa Pháp của Tromge Gonpa. Tulku Arig chỉ định một người trong số đó là Tsultrim Lodro làm tu viện trưởng tương lai của tu viện, nhưng cả bốn vị cư xử với nhau hoàn toàn như những người ngang hàng. Trưởng nam Jigmed Norbu của tôi tìm ra nhóm bạn đồng lứa của nó trong số bốn lạt ma này, với họ nó cảm thấy một mối quan hệ đậm đà. Chúng tôi cân nhắc, sắp xếp để Jigmed trở về và vào một ẩn thất mà họ đang thực hiện. Điều này không xảy ra – cuộc đời Jigmed rẽ sang một hướng khác và cậu vào một ẩn thất-ba năm ở Hoa Kỳ – nhưng một mối liên hệ mạnh mẽ vàlâu dài đã được thiết lập.

    Tôi rất hài lòng với Jigmed trong suốt cuộc hành trình. Cậu là một nhà du hành bẩm sinh, hay quan sát, biết thưởng thức, nhanh chóng đánh giá các tình huống và có khả năng tổ chức. Đôi lúc cậu có tánh khí dễ nóng giận, nhưng có một trái tim đầy thiện tâm. Một hôm trên chuyến xe buýt thành phố Thành Đô, một kẻ móc túi cố đánh cắp tiền của cậu.

    Jigmed để hầu hết tiền trong một dây lưng đựng tiền, vì thế tất cả những gì tên cướp lấy là một nhúm tiền xu và một cú thoi vào xương sườn khi Jigmed nhận biết điều gì xảy ra. Tuy nhiên, khi những hành khách khác cố tóm lấy tên cướp, Jigmed ngăn cản điều đó. Về sau cậu giải thích “Ai biết được cảnh sát có thể tống anh ta vào tù bao nhiêu lâu?”



    MỘT HOM chúng tôi làm một cuộc hành hương tới chỗ Tulku Arig. Bắt đầu lên đường vào một buổi sáng nóng nực, không mây, chúng tôi đi ngựa vượt qua ngọn đồi ở đó Tromge Trungpa đã được hoả táng, xuyên qua những đồng cỏ cao. Ẩn thất của Tulku Arig cách nhà của Jigmed Namgyal khoảng ba dặm, được xây trên ngọn đồi cao. Ở chân đồi, dọc theo một con lạch, khoảng ba mươi cái lều được các thợ đào vàng dựng lên. Đêm trước đó, người Trung Quốc tới, nổ súng đuổi những người đào vàng không có giấy phép và bắt giữ một phụ nữ. Năm ngoái, một người lấn chiếm đã bị giết, nhưng tánh tham vàng không thể thoả mãn. Tôi quán chiếu về trò nô đùa của nghiệp lực đã đưa cộng đồng những người đào vàng và cộng đồng hành giả nhập thất tới cùng ngọn đồi.



    88



    Khi chúng tôi nhìn thấy ẩn thất – thực ra là một chiếc lều có sáu hay bảy cái lều khác và nhiều lá cờ cầu nguyện vây quanh – tôi bảo mọi người xuống ngựa và đi bộ như một cử chỉ tôn kính đối với Tulku Arig và như một phương pháp tịnh hoá. Jane khó chịu với độ cao ở Tromt’har, nó cao hơn mười bốn ngàn phút (hơn 4.200m), vì thế hai chúng tôi giữ đều bước trong khi Jigmed tiến lên trước với các Lạt ma Tromge khác. Tôi không thể

    đi bộ hơn mười lăm mét mà không ngồi xuống nghỉ ngơi.



    Một dấu hiệu cho thấy năng lực thiền định của Tulku Arig là ngài đã có thể thực hành ở Tromt’har suốt trong những thời gian tồi tệ, mặc dù trong một vài tình huống người Trung Quốc phái những người Tây Tạng bất mãn tới quấy nhiễu ngài. Trước tiên , một phụ nữ đi tới, ngồi xuống và chửi bới kịch liệt. Tulku Arig không trả lời, nhưng vẫn duy trì sự thiền định bất động. Cuối cùng, bà ta im lặng, không còn sức để nói gì nữa. Ngày hôm sau bà ta quay lại và cúng dường thật tôn kính.



    “Ồ, không!” Tulku Arig phản đối. “Nếu bà làm thế này thì người Trung Quốc sẽ nổi giận, và sẽ khó khăn cho bà. Bà phải làm như ngày hôm qua.”



    “Con không có sức để làm như đã làm hôm qua,” bà trả lời, và sau đó bà ta trở thành một tín đồ sùng mộ của Giáo Pháp.

    Một số những người khác tới với ý định xấu, nhưng nếu chỉ gặp Tulku Arig hai lần là họ trải qua một sự thay đổi sâu xa trong tâm.

    Tương tự như thế, mặc dù những người Tây Tạng và Trung Quốc đều giết hại muông thú ở những miền khác – trong vùng Tenp’hel Gonpa hàng ngàn chó thảo nguyên và ma-mốt biến mất – thì Tromt’har dưới ảnh hưởng của Tulku Arig đã trở thành một nơi trú ẩn không chính thức của muông thú nơi việc giết chóc được kiềm chế.



    Khi chúng tôi đi tới con dốc cuối cùng dẫn lên đồi, cháu của Tulku Arig đi ra, dâng cúng tôi một katag và hộ tống chúng tôi tới một căn phòng nhỏ, bừa bộn. Anh ta nói với tôi rằng chỉ một mình tôi có thể gặp Tulku Arig. Tôi yêu cầu anh ta xin cho Jigmed, Jane và Puge, một nhà sư đã du hành với chúng tôi từ Tenp’hel Gonpa, nhưng câu trả lời thì không thay đổi. Vì thế tôi đi vào trong khi những người khác lễ lạy và tụng các bài cầu nguyện ở bên ngoài.



    Ngay khi tôi vào trong phòng, ngài la rầy tôi: “Tại sao ông tới với nhiều người như thế?” Rồi ngài nói: “Ong là ai?”



    “Thubi,” tôi trả lời và dùng tên riêng lúc còn nhỏ của mình.



    “Tại sao ông đi theo lối này?”

    Trong một lát tôi nghĩ ngài muốn nói tới việc tại sao tôi đi theo lối ngagpa hơn là giữ các giới nguyện nhà sư, bởi ngài đã trao cho tôi các giới nguyện đó và tôi đã không thể trực tiếp gởi trả chúng cho ngài như tục lệ, trên đường tôi ra khỏi Tây Tạng. Thay vào đó tôi đã cầu nguyện mãnh liệt với Đức Guru Rinpoche và hoàn trả chúng ở Padma Kod, và sau 89

    đó trả chúng cho vị thầy Khanpo Dorje của tôi. Rồi ngài hỏi tôi tại sao từ bỏ cuộc đời ẩn sĩ ở Tây Tạng. Vì thế tôi trả lời: “Con ra đi để trốn thoát người Trung Quốc.”

    “Tại sao phải chạy trốn? Sẽ không quá tệ nếu như họ bắt được ông.” Với điều đó, ngài đọc những lời cầu nguyện trường thọ cho tôi. Cuối cùng ngài nói: “Xin đừng nài nỉ ta tiếp những người khác. Ong biết là trước đây ta đã nhập thất nghiêm nhặt và không gặp bất kỳ ai. Bây giờ gần tới lúc ta ra đi, năm nay, năm tới. Ta phải thực hành càng nhiều càng tốt nếu có thể. Chúng ta sẽ không còn gặp nhau lần nữa. Giờ đây, chớ nán lại lâu.

    Thời giờ thực hành của ta không còn nữa.”

    Đã hơi sửng sốt bởi cách đón chào phẫn nộ của ngài và hơi buồn lòng vì ngài từ chối tiếp Jigmed và Jane, họ đã từ rất xa tới thăm ngài, tôi đau đớn khi ngài đột ngột cắt đứt cuộc trò chuyện của chúng tôi. Niệm tưởng ngập đầy tâm tôi. “Ngài đã gần tám mươi rồi và từng ở trong ẩn thất trọn đời. Ngài vẫn còn hy vọng gặt hái một vài chứng ngộ to lớn hơn trong số thời gian ít ỏi ngài đã mất ư? Ngài hãy còn chưa vượt lên được sự hy vọng và sợ hãi?” Rồi tôi kiểm soát tâm tôi. Tulku Arig đã luôn luôn chấm dứt những cuộc trò chuyện của ngài như thế, nó như một cách minh chứng sự quý báu của từng giây phút trong thân xác con người. Tại sao vào giây phút cuối cùng ngài lại đột nhiên thay đổi thói quen của mình? Và bất ngờ tôi nhìn thấy sự hy vọng và sợ hãi của chính tôi, sự bám chấp vào sự hiện diện vật lý của ngài như một Lạt ma, trong khi thật ra, là một đạo sư của giáo lý Đại Viên Mãn, ngài, tâm ngài và Giáo Pháp của ngài biết rõ không có những ranh giới của thời gian và không gian. Khi tôi hiểu rõ điều này, tâm tôi thư lỏng vào sự tỉnh giác tự nhiên của nó.

    Khi lên đường, tôi khẩn cầu Tulku Arig ban phước cho Jigmed và Jane. Vì họ nghe thấy ở bên ngoài hàng rào ẩn thất của ngài, ngài tụng những lời cầu nguyện trường thọ và sự ban phước của Đức Avalokiteshvara, giọng ngài cao, nhẹ, nhưng tràn đầy khí lực xuyên thủng bầu trời giữa trưa.



    Vài ngày sau đó tôi bị xáo trộn bởi cuộc gặp gỡ Tulku Arig. Nếu ngài đã phản đối việc tôi không ở trong ẩn thất như một nhà sư và rời bỏ Tromt’har, thì ngài sẽ còn bất mãn bao nhiêu nữa khi tôi di cư sang Tây phương, cưới một phụ nữ phương Tây và hoà nhập hoạt động Giáo Pháp của tôi vào khung cảnh Tây phương? Ngay cả tôi, khi viếng thăm ngài tôi đã năm mươi bảy tuổi và với niềm xác tín về một số lớn những kinh nghiệm cuộc đời, có thể không chấp nhận một cách nông cạn sự phản đối của một trong những vị cha tâm linh của tôi. Để làm cho sự việc tồi tệ hơn, tôi thấy mình thường xuyên bực tức với Jane không bởi lý do hiển nhiên nào khác hơn là những sự khó chịu của cuộc du hành.

    Một buổi sáng nàng đối mặt với tôi: “Có phải ngài hối tiếc đã từ bỏ giới nguyện tu sĩ, lập gia đình và đi sang phương Tây?”

    Nhìn vào đôi mắt phiền muộn của nàng, tôi cảm thấy một sự chắc chắn của câu trả lời của tôi và một sự an tĩnh nội tâm sâu xa. “Tulku Arig là một lạt ma vĩ đại và thánh 90

    thiện, nhưng tôi không lay động trước những gì mình đã chọn lựa để thực hiện.” Một lần nữa, khi (bởi) họ quan tâm tới ngài, những hy vọng và sợ hãi của tôi biến mất và tôi kinh nghiệm phạm vi bao la của giác tánh thuần tịnh.



    TULKU JIGMED NAMGYAL đi ra xe buýt với chúng tôi, xiêu vẹo nặng nề trên một chiếc gậy mà ngài luôn luôn dùng. Ngài khóc ồ lên khi nói lời tạm biệt. “Ngài đi lâu quá và bây giờ lại bỏ đi lần nữa. Ngài phải trở về và giảng dạy.” Xúc động sâu xa bởi sự chân thành và lòng tốt của ngài, tôi hy vọng được gặp lại ngài và hoàn thành lời khẩn cầu của ngài. Tuy nhiên, vào mùa xuân sau, T’hrinlay Odzer viết cho tôi rằng cha anh ta đã mất đột ngột, vài tháng sau cái chết của Tulku Arig, và anh thỉnh cầu tôi tới Tromt’har để

    tiếp tục việc giảng dạy đã bị đứt đoạn. Bỗng nhiên Tromt’har, vốn rất giàu có trong sự hiện diện của hai Lạt ma vĩ đại, đã bị tước đoạt tất cả. Tôi cầu nguyện cho bốn Lạt ma trẻ tuổi giữ gìn và phát triển được di sản tâm linh tráng lệ của họ.





    91





    Document Outline


    LỜI NÓI ĐẦU Boulder, Colorado





    1O- CHỐN LƯU ĐÀY TRỞ VỀ TAY TẠNG




Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. MỘT SỐ TRẬN QUYẾT CHIẾN CHIẾN LƯỢC TRONG LỊCH SỨ DÂN TỘC
    By Bin571 in forum Truyền thuyết - Giai thoại - Lịch sử VIỆT NAM
    Trả lời: 14
    Bài mới gởi: 19-05-2013, 08:11 AM
  2. Ý nghĩa của 64 quẻ và 384 hào
    By Bin571 in forum Dịch Học
    Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 08-07-2012, 04:04 PM
  3. Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 31-05-2012, 12:09 AM
  4. Trả lời: 48
    Bài mới gởi: 29-04-2011, 12:15 AM
  5. Cẩm nang cho cuộc sống
    By phúc minh in forum Mật Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 06-04-2011, 06:33 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •