có mấy cái số là trang sách nhé mọi ng ^.^
PHÁP TRƯỜNG THỌ

VÀ PHƯƠNG PHÁP HỘ NIỆM

CHO NGƯỜI CHẾT





PHÁP TRƯỜNG THỌ VÀ PHƯƠNG PHÁP

HỘ NIỆM CHO NGƯỜI CHẾT





Nguyên tác:



- CHIMED SOG THIG

COMMENTARY TO THE IMMORTAL LIFE ESSENCE:

THE ESSENTIAL BINDU OF DEATHLESSNESS

by the Venerable Gyatrul Rinpoche

Yeshe Melong Publications

- THE YOGA OF BUDDHA AMITAYUS

by Geshe Kelsang Gyatso Rinpoche

Tharpa Publications, London

- THE METHOD OF BENEFITING SENTIENT BEINGS

AT THE TIME OF DEATH, GIVING BREATH TO THE

WRETCHED

By Kusali Dharma Vajra

Translated from the Tibetan by Lama Zopa Rinpoche





Bản dịch Việt Ngữ : Nhóm Longchenpa



NỘI DUNG



* Lời Nói đầu của Dịch giả .................................................. ..................... 7



I. CHIMED SOG THIG .................................................. ........................ 9

LUẬN GIẢNG VỀ CỐT TUỶ CỦA CUỘC SỐNG BẤT TỬ

BINDU CỐT LÕI CỦA SỰ BẤT TỬ

- Phần Một

Giáo lý về Cuộc Đời và sự Thực hành Kéo dài Thọ Mạng. 9

- Phần Hai



Sự Thực hành Kéo dài Tuổi thọ ................................................. 31

- Phần Ba

Những Bình luận Kết thúc, Câu hỏi và Giải đáp.................. 43



II. YOGA CỦA ĐỨC PHẬT VO LƯỢNG THỌ .......................... 55



III. PHƯƠNG PHÁP LÀM LỢI ÍCH CHÚNG SINH

VÀO LÚC CHẾT, CỨU VỚT NGƯỜI BẤT HẠNH ........... 73

- Lời Nói đầu .................................................. ....................................... 73

- Chánh Hành Pháp .................................................. ........................... 74

- Những Lợi ích của Pháp Hành .................................................. .... 95

- Lời Bạt của Tác giả .................................................. ..................... 105

- Lời Khuyên của Lạt ma Thubten Zopa Rinpoche ............... 106



* Phụ lục:

NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRÌ TỤNG

THẦN CHÚ OM MANI PADME HUM ................................. 107





Lời nói đầu của dịch giả



Quyển sách này là một cẩm

nang ra đời vào lúc chúng sanh

đang bị dịch bệnh, tai nạn, tuổi

thọ vô chừng, mạng sống bấp

bênh. Mục đích của quyển sách

giúp các bạn Phật tử trong các

pháp hội hộ niệm cho đồng đạo

trên con đường sắp qua cõi trung

ấm hoặc đang trong cõi trung ấm

được lợi ích bằng lòng từ bi chân

thật của chính mình, tương ưng

với bổn nguyện cứu vớt chúng

sanh của chư Phật, Bồ Tát.

Nguyện cho người hộ niệm,

kẻ được hộ niệm đều được lợi

lạc trong các bardo sống, bardo

chết và bardo tái sanh.





Hồng Nhật





7





I. Chimed Sog Thig

8



LUẬN GIẢNG VỀ CỐT TUỶ CỦA

CUỘC SỐNG BẤT TỬ



BINDU CỐT LÕI CỦA SỰ BẤT TỬ



Giáo lý khẩu truyền này đã được chuẩn bị bởi nhân viên nhà xuất bản Yeshe Melong. Chúng tôi hồi hướng công đức của việc xuất bản này cho sức khỏe và sự trường thọ của các vị thầy tâm linh, cho sự truyền bá Giáo Pháp trong thế giới, và cho hạnh phúc, thịnh vượng và sự giác ngộ của tất cả chúng sinh. Cầu mong sự cát tường viên mãn lan toả khắp nơi!



Phần Một



Giáo lý về Cuộc Đời và sự Thực hành Kéo dài Thọ

Mạng.



Để bắt đầu, tôi chúc tất cả mọi người một “Tashi Deleg,” đây là một lời chúc mừng và biểu lộ ước nguyện được may mắn và tốt lành theo truyền thống Tây Tạng. Sau một thời gian dài, tôi rất sung sướng được gặp lại các bạn.

Nói chung, trên thế gian này, không một ai mà không bám chấp vào khái niệm “bản ngã” hoặc “tôi”. Khi chúng ta nghĩ về chính mình, hay sự hiện hữu của “tôi”, một cá nhân, thì đó là cuộc đời riêng biệt mà chúng ta nhận thức. Hiển nhiên là tất cả mọi người đều hết sức bám chấp vào cuộc đời và sự hiện hữu của riêng họ. Đây là điều quan trọng nhất đối với tất cả chúng ta – cuộc sống 9

của chúng ta. Và để có cuộc sống dài lâu, chúng ta phải tích tập những nguyên nhân tích cực để phát sinh kết quả trường thọ.

Theo giáo lý đạo Phật, sự tái sanh làm người quý báu là cuộc đời khó đạt được nhất và quý báu nhất. Một khi đã đạt được sự tái sanh làm người quý báu, điều tối quan trọng làø phải làm những thực hành trường thọ để kéo dài nó, để gia tăng thời gian mà ta có khiến có thể thành tựu được nhiều nhất từ một cơ hội hy hữu như thế. Nhưng nếu ta không có một tái sanh làm người quý báu thì cuộc đời sẽ chẳng dài chút nào cho dù ta có làm thực hành trường thọ hay không. Vậy vấn đề ở đây là gì? Dù sao đi nữa, được tái sanh làm người quý báu hay không thì mọi chúng sanh đều bám víu vào cuộc đời của họ và coi nó hết sức quan trọng, vì thế từ quan điểm đó, sự thực hành trường thọ hết sức cần thiết.

Như tất cả các bạn đều biết, sự tái sanh làm người quý báu là một tái sanh làm người đủ tiêu chuẩn nhờ sở hữu tám tự do và mười thuận lợi. Hãy dùng thời gian để xem lại mười tám phẩm chất này. Nếu bạn thấy rằng bạn sở hữu chúng, thì bạn hãy thừa nhận điều đó, và sau đó hãy tiến hành để tận dụng tốt nhất cơ hội của bạn bằng việc thực hành các phương pháp nhằm kéo dài cuộc đời quý báu. Nếu nhận ra rằng mình không sở hữu chúng thì hãy làm những gì có thể giúp bạn có được chúng! Hãy tự nhắc nhở rằng tất cả Chư Phật và Bồ Tát vĩ đại, tất cả những bậc thánh giác ngộ và những vị thầy chứng ngộ trong quá khứ đã đạt được giác ngộ và thành tựu trạng thái bất tử chỉ nhờ vào sự tái sinh làm người quý báu và chỉ nhờ vào một mình sự tái sinh đó mà thôi. Không có một sự tái sinh nào khác mà nhờ đó sự Giác ngộ được thành tựu.

Giác ngộ là sự giải thoát khỏi vòng quay bất tận của nỗi đau khổ trong luân hồi. Khi bạn đạt được giải thoát cho riêng mình, là điều sẽ chỉ xảy ra trong sự tái sinh làm người quý báu của bạn, thì bạn sẽ có khả năng để làm lợi lạc cho người khác. Cho tới khi tất cả chúng sinh đều được giải thoát, hai loại Bồ Đề tâm, là Bồ Đề 10

tâm ước nguyện và Bồ Đề tâm thực hành, đều được dùng để đem lại lợi ích cho những người khác. Hãy nhận thức rằng đây là những gì mà cơ hội quý giá hiện tại đem đến cho bạn, và khi nhận ra điều đó, và khi bạn cũng nhận thức được rằng mình thực sự có nó – nếu quả thực bạn nhận thức được – thì hãy cố gắng hết sức mình để kéo dài cuộc sống này.

Nếu bạn biết rằng sự tái sinh của bạn vô cùng quý giá vì nó có tới mười tám phẩm tính, thì thật đáng hổ thẹn nếu bạn không chịu làm một thực hành trường-thọ. Trái lại, ước muốn một cuộc đời trường-thọ nhưng không hiểu chút gì về những phẩm tính mà sự tái sinh của bạn có thể sở hữu, và hơn nữa, không thực sự có bất kỳ mục đích nào trong đời mình, thì điều ấy cũng đáng xấu hổ. Đây là một trạng thái trung tính khi có một ước muốn mà lại không có động lực mạnh mẽ đằng sau nó. Đây chính là thái độ của nhiều người khi họ quy y, trở thành Phật tử. Ngày nay, nhiều người hăm hở chạy theo và bị thu hút vào các đám đông, thọ các giới nguyện, nhưng họ không thực sự hiểu rõ lý do thọ giới. Họ không bao giờ suy nghĩ rằng quy y tam bảo là để bản thân mình và những người khác thoát khỏi vòng luân hồi đau khổ vô tận. Họ quy y theo đúng kiểu một con chó đi theo chủ của nó. Họ quy y chỉ vì những người khác đang làm như thế. Điều này không đúng.

Do đó, điều cốt yếu là phải nhận ra rằng thực sự thì việc tái sinh làm người quý báu là gì, những phẩm tính mà ngay bây giờ bạn đang sở hữu là gì, và có một ước muốn mạnh mẽ kéo dài thọ mạng của bạn vì những lý do chính đáng. Việc mong muốn có một cuộc đời trường thọ để có thêm thời gian kiếm tiền, củng cố thanh danh, nhận được những lợi lộc, lời khen, tiếng tăm, hay vì bất cứ những mối quan tâm thế tục nào khác, đều là một động lực bất tịnh. Theo Giáo Pháp, cho dù điều đó nhằm vào lợi ích của con cái bạn thì một động lực như thế cũng là bất tịnh. Với một động lực bất tịnh như vậy, mặc dù bạn có thể thực hiện một thực hành kéo dài 11

thọ mạng, thì nó sẽ chỉ đem lại lợi lạc cho bạn trong cuộc đời này bởi động lực của bạn chỉ tập trung vào đời này và bị giới hạn trong bản ngã chật hẹp. Tất cả chúng ta phải hiểu rằng khi nào mà động cơ của chúng ta còn bị giới hạn thì hạnh phúc thật sự của chúng ta cũng sẽ bị giới hạn. Nếu như chỉ quan tâm tới cuộc đời ngắn ngủi này và không biết tới sự việc lớn lao – đó là đạt được giải thoát khỏi bánh xe luân hồi sinh tử, nỗi khổ của vòng luân hồi – thì cũng giống như đổi một giờ để lấy một phút, hay một giây.

Động lực của chúng ta thì rất, rất quan trọng. Chúng ta phải phát triển Bồ Đề tâm, đó là tâm tỉnh giác bi mẫn, tâm luôn quan tâm tới lợi ích của người khác. Đây cũng chính là tâm mà tất cả chư Phật trong quá khứ đã có khi các Ngài làm việc vì lợi ích của chúng sinh. Dù chúng ta đang lắng nghe các giáo huấn, nhận quán đảnh, hay thực sự thực hành, chúng ta phải luôn luôn kinh nghiệm tâm tỉnh giác bi mẫn. Vào lúc này, xin hãy kiểm tra động lực của bạn khi thọ nhận giáo lý này về cuộc đời và pháp thực hành kéo dài thọ mạng, và sau đó chúng ta có thể tiếp tục giáo lý thực sự.

Giáo lý này dựa trên luận giảng của His Holiness Dudjom Rinpoche, trong đó giảng về mục đích của quán đảnh trường-thọ và làm thế nào để thực hành “tse drup”, sự thành tựu trường-thọ. Thực hành đặc biệt này cực kỳ quý giá bởi vài lý do. Trước hết, nó được chính Ngài Dudjom Rinpoche biên soạn, dựa trên terma của một trong những Guru gốc của Ngài, đó là terton Zilnon Namkhai Dorje, vị thầy đã ban cho Ngài lễ quán đảnh và mọi sự truyền dạy, trong đó có pháp làm thế nào thực hiện thực hành trường-thọ. Ngài Dudjom Rinpoche đã nói rằng nhờ thực hành riêng của Ngài về thực hành thành tựu-đời này, tại một hang động trường-thọ và như một thực hành hàng ngày mà đời Ngài đã kéo dài thêm năm năm.

Vào những năm sáu mươi tuổi, Ngài soạn luận giảng này dựa trên kinh nghiệm thực hành và thành tựu riêng của Ngài về pháp trường-thọ. Trong nhiều dịp, Ngài đã nói về việc thực hành này thì 12

quan trọng và sâu sắc đối với riêng Ngài ra sao. Ngài có một niềm tin phi thường vào nó và đó là lý do tại sao luận giảng của Ngài, là cái mà giáo lý này được đặt nền trên đó, thì rất, rất đặc biệt.

Phương pháp sâu xa này thuộc truyền thống terma. Vì nó dược khám phá trong thời gian tương đối mới đây nên nó được gọi là

“tersar” : terma mới. Nó có nguồn gốc từ thời Đức Liên Hoa Sanh, người đã cùng với vị phối ngẫu Ấn Độ của mình là Mandarava, đi tới hang động trường thọ nổi tiếng Maratika trong những rặng núi xứ Nepal để thực hành và đã thành tựu nó. Chính tại nơi đó, Đức Phật Amitayus (Vô Lượng Thọ) đã tới và trực tiếp ban cho họ quán đảnh, các sự truyền dạy, và các giáo lý. Kinh nghiệm thì hoàn toàn giống như rót nước từ một cái bình đầy sang một bình trống. Đây không phải là giấc mơ. Sau khi thực hành những phương pháp trường thọ này trong thời gian ẩn tu ba năm, cả Guru Rinpoche lẫn Mandarava đều thành tựu trạng thái của Đức Phật Amitayus: trạng thái bất diệt, bất tử. Nhờ pháùp thực hành này các Ngài đã hoàn toàn giác ngộ và thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Khi Guru Rinpoche du hành tới Tây Tạng, Ngài mang theo

giáo lý mà Đức Phật Amitayus đã ban cho Ngài. Ngài chôn dấu chúng ở Tây Tạng, cất dấu dưới dạng terma, tiên đoán thời gian chúng được khám phá và chi tiết của việc khám phá đó. Ngài cũng ban toàn bộ sự truyền dạy cho hai vị trong số những đệ tử chính của mình – Berotsana và Dorje Dudjom. Vì thế, terma được cất giấu về mặt vật lý cũng như trong tâm bởi hai vị đệ tử này.

Nhiều thế kỷ sau đó, cụ thể là cuối thế kỷ thứ 19, hai vị đệ tử này đã hoá thân thành Zilnon Namkhai Dorje, bậc khám phá kho tàng (khai mật tạng) vĩ đại. Ngài Zilnon Namkhai Dorje đã tới hang động thực hành của Dakini Yeshe Tsogyal trong xứ Bhutan, và tại đó Ngài đã phát hiện ra mật tạng này và lấy nó ra từ một tảng đá trong hang động.



13

Đây không phải là một khám phá bí mật mà là một khám phá công khai. Terma được khai quật trước sự hiện diện của vài trăm người, đặc biệt là họ tới để chứng kiến việc này. Khi ấy, cầu vồng xuất hiện trên bầu trời, âm thanh gầm rống của những con rồng vang rền khắp không gian, và vô số những dấu hiệu kỳ lạ xuất hiện. Nhưng sau đó vị Terton cất giấu terma bí mật này trong nhiều năm vì theo lời tiên tri, việc truyền bá terma này được dành cho chủ nhân của nó là H.H. Dudjom Rinpoche.

Sau đó, vào thời điểm thích hợp, khi Ngài Dudjom Rinpoche được hai mươi mốt tuổi, vị terton và chủ nhân terma gặp nhau lần đầu tiên. Vị Terton ban quán đảnh cho Ngài Dudjom Rinpoche và ban cho Ngài mọi sự truyền dạy và giáo lý. Sau đó Ngài Dudjom Rinpoche giữ bí mật pháp thực hành đối với cư sĩ và thường dân trong nhiều năm. Thỉnh thoảng Ngài chỉ truyền dạy nó cho các vị Lạt ma và những hành giả mạnh mẽ để bảo đảm tính thuần tịnh và uyên thâm của những sự ban phước. Cho tới cuối đời, Ngài đã ban truyền rộng rãi hơn, nhưng đây vẫn là một sự truyền dạy hiếm khi được nhận lãnh.

Trong loại truyền dạy này, tiêu đề thường được giảng nghĩa trước tiên; cũng giống như việc dán nhãn lên bình chứa: nó giải thích nội dung của bản văn. Chỉ cần đọc tiêu đề là người ta sẽ hiểu được tổng quát những gì bản văn chứa đựng. Trong trường hợp này tựa đề trình bày rằng luận giảng này là một giáo huấn trực chỉ, nhờ đó người ta lập tức biết được đây là những giáo huấn cốt tuỷ xuất phát trực tiếp từ tâm vị Lạt ma.

Những học giả thật sự uyên bác, chỉ nhờ đọc tiêu đề là có thể

biết chính xác và chi tiết nội dung của bản văn từ đầu đến cuối.

Đây là điều thật phi thường. Những người ít nhiều uyên bác thì tối thiểu cũng có thể biết được nó thuộc vào loại nào, sutra (Kinh điển) hay tantra, và thuộc cấp độ tantra nào. Những người hoàn toàn không có học thức, chỉ là những hành giả bình thường, tối 14

thiểu cũng sẽ biết luận giảng thuộc thực hành nào. Trong trường hợp này, đó là luận giảng về Chimed Sog Thig.

Bản văn bắt đầu bằng sự kính lễ. Theo truyền thống, với loại bố cục này, tác giả sẽ kính lễ Bổn Tôn thiền định, hoặc một vị Phật hay Bồ Tát đặc biệt, hay chư Phật và Bồ Tát nói chung, hoặc vị Lạt ma. Trong trường hợp này, Ngài Dudjom Rinpoche đã chọn việc kính lễ Lạt ma Dechen Zilnon Namkha Dorje của Ngài, là vị terton đã hiển lộ terma này cho Ngài. Trong bài kệ đầu tiên, Ngài viết một luận giảng bằng thơ kết hợp với danh hiệu của vị terton. Điều này cho thấy lòng sùng kính của Ngài đối với vị thầy. Ngài khẩn cầu vị Thầy ngồi trên đỉnh đầu mình. Việc kính lễ vào lúc khởi đầu cũng được thực hiện để bảo đảm bản văn sẽ hoàn thành không bị chướng ngại. Thật ra, khó mà chấp nhận rằng Ngài Dudjom Rinpoche là một bậc vĩ đại như thế lại bị chướng ngại; tuy nhiên điều này cho thấy sự khiêm tốn của Ngài và lòng tôn kính mà Ngài dành cho vị Lạt ma. Cũng theo truyền thống, theo sau sự kính lễ, tác giả sẽ trình bày cam kết của mình, đó là hứa nguyện của riêng Ngài là cho dù điều gì xảy ra Ngài cũng sẽ hoàn thành tác phẩm của mình. Ngài thực hiện hứa nguyện này với sự tỉnh giác về vị Lạt ma trên đỉnh đầu Ngài.

Do vậy, H.H. Dudjom Rinpoche nói trong một cung cách hết sức trang nghiêm và thi vị rằng Ngài cúi đầu đảnh lễ tất cả các Bộ Phật (ám chỉ năm gia đình Phật: Phật bộ, Bảo bộ, Liên Hoa bộ, Nghiệp bộ, và Kim Cương bộ), đảnh lễ tinh túy tâm của tất cả chư Phật, đảnh lễ Guru Rinpoche, vị Thầy vĩ đại siêu phàm, bậc đã ban kho tàng bí mật cho các dakini là những vị đã giữ gìn chúng tươi mới tới nỗi kho tàng bí mật ấy vẫn còn nồng ấm hơi thở của họ.

Ngài nói: “Trong tất cả các kho tàng đó, đây chính là tinh tuý của chúng. Nó giống như một viên ngọc như ý. Nó là một linh dược quý báu mà tôi ban tặng các bạn, những đệ tử may mắn được cùng dự phần. Các bạn là những đệ tử may mắn vì không làm hư hỏng 15

samaya (giới nguyện), và các bạn có khả năng phát triển mọi phẩm tính cao quý trên con đường, trong bối cảnh của thực hành này, để

gia tăng thọ mạng. Vì thế tất cả chúng ta hãy cùng thụ hưởng bữa tiệc vĩ đại này, nó sẽ là một cuộc đời kim cương đời đời-tăng trưởng. Như vậy tất cả đệ tử các bạn, những người kinh nghiệm sự bình đẳng của trạng thái may mắn to lớn này, hãy nhận lãnh tặng phẩm này và cùng dự phần vào nó với niềm hoan hỷ lớn lao.”

Bữa tiệc mà Ngài nói đến là sự cùng tham dự thực hành thành tựu trường-thọ vô cùng bí mật này được gọi là Chimed Sog Thig, là tinh tuý thâm sâu của cuộc sống. Nó là một yoga thâm sâu cần được chứng nghiệm qua thực hành, và muốn được như vậy, ta phải nhận lãnh luận giảng. Luận giảng thông thường là lời bình giảng những lý do phải củng cố một cuộc đời trường thọ, và một thảo luận tổng quát về mục đích. Trước tiên, điều mà Ngài Dudjom Rinpoche mong muốn được giảng rõ ở đây là làm thế nào để thực hành phù hợp với những giáo huấn trực chỉ đặc biệt.

Trong một bình giảng tổng quát Ngài giảng rõ những khác biệt giữa sutra (Kinh) và tantra và loại thực hành này, nhưng đặc biệt là, trong giáo huấn trực chỉ về bản thân sự thực hành, Ngài trực tiếp tiết lộ cách thực hành các giai đoạn phát triển và thành tựu.

Ngài giảng làm thế nào để trước tiên nhờ thực hiện giai đoạn phát triển, ta có thể kéo dài cuộc đời của mình bằng một phương pháp nào đó. Sau đó, khi bước qua giai đoạn thành tựu, Ngài giảng rõ phải dùng thực hành nào để biến đổi và làm cách nào để nó kéo dài cuộc sống. Ngài giảng rằng cuối cùng phương pháp này sẽ dẫn tới sự giải thoát toàn triệt, và điều đó xảy ra thế nào. Ngài đi từ giai đoạn phát triển, qua giai đoạn thành tựu, tới chân lý tối hậu –

là sự giải thoát.

Ngài bắt đầu bằng phần giải thích tổng quát được chia nhỏ thành mười phần khác nhau. Phần đầu tiên là một bình giảng về bản tánh thật sự của cuộc đời, của cái được gọi là “thọ mạng”.

16

Phần thứ hai là một giải thích về những đặc tính của nó. Phần thứ ba giảng nghĩa sự khác biệt giữa thuật ngữ Tây Tạng và Phạn ngữ về trường-thọ và tại sao lại dịch như vậy. Phần thứ tư giảng về những khác biệt về cuộc đời. Phần thứ năm giảng về sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Phần thứ sáu giảng về những dấu hiệu được nhận thấy trước cái chết (lúc cận tử) và cách nhận ra chúng.

Phần thứ bảy giảng về sadhana (nghi quỹ), phương pháp mà ta sử dụng để đảo ngược cái chết. Phần thứ tám giảng về phương pháp thực hiện để đạt được sự trường-thọ. Phần thứ chín là một luận giảng về sadhana. Và phần thứ mười là một sự giảng giải, hay một khám phá, về những kết quả đạt được khi ta thành tựu sự trường-thọ, khiến cho hành giả hiểu được những dấu hiệu thành tựu là gì.

Đây là mười phân đoạn

Bắt đầu với phân đoạn thứ nhất, nó giảng rằng tinh túy của cuộc đời thường được ám chỉ là “thọ mạng” (tuổi thọ trung bình).

Tinh tuý của cuộc đời này giống như một hơi ấm, nhiệt (hơi nóng) và là vật hỗ trợ cho tâm thức. Khi chúng ta nói về hơi ấm hay nhiệt, và tâm thức không ngơi nghỉ, thì hơi ấm này, tâm thức này gắn liền với cái được gọi là tinh tuý của cuộc đời, hoặc thọ mạng.

Nó tùy thuộc vào nghiệp: sự tích tập nhân và quả và cách thức chúng chín mùi. Mặc dù có nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng để chỉ cùng một sự việc, nhưng trong thực tế không thể diễn tả vì nó vô hình và không thể tri giác được. Vì thế khó có thể định danh nó.

Phân đoạn thứ hai giảng về những đặc tính của cuộc đời. Nó được minh họa bằng hình ảnh bắn cung. Khi mũi tên được kéo lui và sau đó được bắn đi từ cây cung thì đằng sau nó có một sức mạnh hay năng lực nào đó. Nếu lực đó rất mạnh thì mũi tên sẽ bay được một khoảng xa, và nếu lực yếu thì nó chỉ bay được một quãng ngắn. Cũng giống như thế, tuỳ thuộc nơi nghiệp vào thời điểm thọ mạng hình thành một hiện thân, một đời sống cá nhân sẽ chỉ kéo 17

dài chừng nào nghiệp lực phía sau nó còn chuyên chở được nó.

Cũng giống như thế, khi gieo một hạt giống xuống đất, thọ mạng của nó cũng tùy thuộc vào các điều kiện (duyên). Ví dụ, giả sử rằng một hạt giống được gieo xuống có một khả năng nẩy mầm và phát triển tự nhiên, thì sau đó, tùy thuộc vào các điều kiện – như chất lượng của đất, chất dinh dưỡng, mưa, v..v.. – nó sẽ phát triển ra lá, đơm hoa và kết trái. Sau đó trái cây sẽ hư hoại và phân rã, và cuối cùng cây trồng từ hạt giống đó sẽ chết đi. Vì thế, trong một ý nghĩa rất đặc biệt, ta có thể nói rằng đặc tính của cuộc đời là điều đã định trước.

Điều này cũng chỉ ra rằng những gì chúng ta làm trong đời này sẽ quyết định thọ mạng trong đời sau của ta ra sao, nó là một lý do rất quan trọng khác khiến ta phải tích luỹ công đức, tịnh hoá các che chướng và đặc biệt là thực hành pháp trường-thọ. Giống như đời này là một sản phẩm của đời trước, những gì chúng ta làm trong cuộc đời này sẽ quyết định cho đời sau. Đó là lý do khác tại sao chúng ta cần phải chấp nhận bất cứ thọ mạng nào của mình, và nhận thức rằng chúng ta đã từng tạo ra nó, đó là kết quả của những nguyên nhân của chính ta. Không ai khác có thể gia thêm, kéo dài nó hay cắt bớt nó đi. Nó là nghiệp quả của chính chúng ta.

Phân đoạn thứ ba giảng về thuật ngữ cuộc đời, bởi nó có xuất xứ từ Phạn ngữ rồi chuyển sang Tạng ngữ. Thuật ngữ Tây Tạng là

“tse,” trong Phạn ngữ là “ayu”. “Tse” được định nghĩa là lúc cuộc đời bắt đầu, và cũng đồng nghĩa với Phạn ngữ. Và toàn bộ tiến trình cuộc đời trải qua là thọ mạng, là “prana” trong Phạn ngữ và

“drowa” trong tiếng Tây Tạng. “Tse” thường được dịch là “thọ mạng” và đó là một thuật ngữ tương tự, “sog” có nghĩa “tinh túy của đời sống.” Thọ mạng, tse, ayuprana, sẽ kéo dài chừng nào những nguyên nhân thuộc về nghiệp cho phép nó: nó giống như mũi tên bắn ra từ cây cung. Lực ở đằng sau mũi tên bắn đi hoàn toàn quyết định mũi tên bay xa đến đâu. Khi lực đã hết, mũi tên sẽ 18

rơi xuống đất. Nghiệp đối với thọ mạng của con người thì cũng như vậy – khi nghiệp hết, thọ mạng chấm dứt. Chẳng thể làm gì được nữa. Đó là khi cái chết đến, và đó là một chốn vô danh, không được biết tới. Vì thế đây là ý nghĩa của thuật ngữ “tse,” là

“ayuprana” trong Phạn ngữ.

Cách khác để hiểu prana, sự trông chờ, đó là những gì đang xảy ra, là bằng cách lưu tâm tới điều mà trong tiếng Tây Tạng gọi là “lung”, là không khí, hay gió. Tse hoàn toàn tùy thuộc vào prana hay lung. Hiển nhiên là ngay khi không hít vào chúng ta sẽ chết.

Nếu chúng ta không thể hít vào thì không có sự sống. Toàn bộ thọ mạng của ta phụ thuộc vào việc ta sẽ hít vào và thở ra bao nhiêu lần. Cuộc đời kết thúc khi lần hít vào cuối cùng xảy ra, đó là sự chấm dứt của prana, sự vận động của cuộc đời đó.

Phân đoạn thứ tư giải thích sự khác biệt giữa cái được gọi là

“tinh túy của cuộc đời” và “sinh lực”. Trích dẫn từ giáo lý A Tỳ Đàm ( Abidharma), Dudjom Rinpoche nói rằng cái chúng ta gọi là

“bộ phận của tinh túy của cuộc đời” là thọ mạng của tam giới. Nhìn từ quan điểm của bản tánh tuyệt đối thì vô phân biệt, nhưng từ quan điểm của những đặc tính tương đối, theo tiểu thừa thì cả tinh túy của cuộc đời lẫn thọ mạng đều phụ thuộc vào một thân, là kết quả của nghiệp quá khứ. Chừng nào nghiệp còn cho phép ta duy trì thân thể đặc thù đó, thì “sog”, “tinh túy của cuộc đời” còn được lưu giữ trong thân xác đó. Khoảng thời gian tinh túy của cuộc đời an trú trong thân chính là thọ mạng. Khi thọ mạng dành cho một thân thể

đặc thù chấm dứt, nó là kết quả của nghiệp, thì chúng ta không nói về tse nữa, mà nói về sog, tinh túy của cuộc đời, vì tinh túy của cuộc đời là những gì đang tiếp diễn. Sog là năng lực hay tinh túy của cuộc đời thì không bao giờ chết.

Một thuật ngữ khác mà Dudjom Rinpoche giới thiệu ở đây là

“dang”, có nghĩa là sự rực rỡ (thần sắc). Nó nói tới nhân tố sức khoẻ, hay phẩm chất của thọ mạng, và nó có thể được nhìn thấy ở 19

nước da của ta. Nói một cách đơn giản, một số người trông rất khỏe mạnh, có làn da hồng hào và một diện mạo sáng sủa, nhưng cũng có người vẫn giữ được phong độ như thế khi lớn tuổi. Trong khi đó một số người khác lại xanh xao hay tái xám và vẻ ngoài không sáng sủa lắm.

Một thuật ngữ khác là “lha, ” “sinh lực”. Phụ thuộc vào điều kiện của dang, lha ảnh hưởng tới tse, thọ mạng. Lha, sinh lực, có thể bị mất đi bất cứ lúc nào trong cuộc đời ta. Khi lha của ta bị hư hoại hoặc thoát ra khỏi thân, là vật hỗ trợ tất cả những thứ này thì ta sẽ hết sức bất hạnh, hầu như rã rời, và sẽ kinh nghiệm nhiều tai họa. Bất kỳ điều gì ta cố làm sẽ hoàn toàn không thực hiệân được.

Ta sẽ kinh nghiệm nhiều chướng ngại. Ta sẽ có một diện mạo đờ đẫn, tâm thức trì trệ. Nếu lha thoát đi, dang cũng sẽ suy giảm. Cả hai nhân tố này ảnh hưởng tới tse. Có một nghi lễ thường được các Lạt ma thực hiện cho những người đã mất sinh lực để đem lha trở về với họ – bởi nó có thể được thâu hồi. Việc làm mất nó không hẳn là một tình thế không thể đảo ngược được.

Một nhân tố khác mà y học Tây phương biết rõ, đó là “trak,”

máu. Trong giáo lý này và trong sự hiểu biết về thọ mạng nói chung, máu được coi là vô cùng quan trọng. Cơ thể cần vừa đủ lượng máu thích hợp, và máu phải tuần hoàn đầy đủ khắp thân.

Nếu hội đủ các điều đó thì dứt khoát là thọ mạng sẽ dài, sẽ được gia tăng như một điều kiện. Ngược lại, nếu một người có ít hay nhiều máu quá, tse sẽ bị ảnh hưởng bất lợi. Nếu máu không còn tuần hoàn, nếu nó bị tắc nghẽn, thì người ta sẽ chết.

Thuật ngữ thứ tư trong số thuật ngữ khác nhau này – chúng ta đã xem xét dang, lha, và trak – là “trot”, là sức nóng hay lửa. Nó ám chỉ năng lực đồng hoá nhiệt của thân thể, là sự tiêu hóa. Việc tiêu hóa kém sẽ làm giảm thọ vì từ điều đó những loại bệnh khác nhau sẽ phát triển. Trái lại, nếu người ta có nhiệt mạnh mẽ hay nhân tố lửa trong thân thể, thọ mạng sẽ dài.

20

Trong truyền thống Kim Cương thừa, và chỉ trong truyền

thống Kim Cương thừa, có ba nhân tố khác được lưu ý ngay trong chủ đề này. Chúng là “tsa”, “lung”, và “tigle, ” đó là các kinh mạch, gió, và dịch tinh tuý. Tsa là ba kinh mạch chính, sáu hệ thống kinh mạch được phân nhánh từ chúng, và tất cả kinh mạch phụ góp phần. Đầu tiên là kinh mạch trung ương, được gọi là “awaduti”

trong Phạn ngữ. Đây là một kinh mạch riêng biệt quan trọng nhất bên trong thân thể con người chúng ta. Nếu bất cứ cái gì làm trở ngại hay tắc nghẽn kinh mạch này, thì tse, thọ mạng của ta, sẽ chấm dứt.

Trong giai đoạn thứ hai của thực hành Kim Cương thừa, giai đoạn thành tựu, thực hành chính là thực hành về tsa, lung và tigle.

Thực hành này bao gồm nhiều kỹ thuật khác nhau thực sự khai thông những kinh mạch bị nghẽn bởi nghiệp lực đang làm bế tắc hệ thống kinh mạch chính, là cái mà về sau lần lượt làm ngăn trở kinh mạch trung ương. Như vừa mới đề cập tới, nếu kinh mạch trung ương hoàn toàn tắc nghẽn, cuối cùng điều này sẽ dẫn tới cái chết.

Trong thực hành tsalung, hành giả đang khai thông những kinh mạch bế tắc, và khi chúng được nới lỏng và lui về vị trí ban đầu của chúng, thì thọ mạng được gia tăng và những phẩm tính tôn quý phát triển. Trong thực tế có nhiều, rất nhiều lợi ích to lớn. Đây là lý do chính để thực hành trên cấp độ giai đoạn thành tựu. Coi sự thực hành chỉ như một số bài tập thể dục là hoàn toàn quên mất mục đích. Nó là một tiến trình sắp xếp lại trong thân thể ta, căn bản là tháo gỡ những nút thắt để kinh mạch trung ương có thể thực sự trong sạch.

Kế tiếp hãy xem xét lung, khí lực hay gió. Khi tâm thức con người được đưa vào sự hợp nhất của tinh cha và noãn mẹ, nó tan hòa và trở thành không có ý thức. Vào chính lúc đó kinh mạch đầu tiên bắt đầu phát triển và khởi đầu tại rốn. Đây là kinh mạch trung ương. Nó chứa đựng ý thức và từ nó những kinh mạch khác phát 21

triển. Lung đầu tiên hay khí lực xuất hiện từ kinh mạch này được gọi là “sog lung”, “khí của sự sống” (khí lực). Ngay khi khí lực này phát triển, khi đó trong mười tháng kế tiếp chín khí lực khác sẽ phát triển, tạo thành một tổng số gồm năm khí lực chính và năm khí lực phụ, sog lung trở thành một trong năm khí lực chính. Ngay vào thời điểm sinh ra, nếu không bị chướng ngại thì mười loại khí lực được phát triển hoàn toàn. Sau đó, khi một sinh linh trong thế giới tách khỏi tử cung, sự che chướng bất kỳ một loại nào trong mười loại khí lực này sẽ gây nên một điều kiện đểõ làm suy giảm thọ mạngï. Từ đó nhiều bệnh tật khác nhau sẽ xuất hiện.

Lý do khác vì sao các hành giả cao cấp thực hành tsalung, một khi họ đã đủ trình độ để thực hành nó, là để biến đổi và chuyển hóa tất cả những bất tịnh đã phát triển cùng mười loại khí lực này, để tịnh hóa và hướng dẫn chúng một lần nữa, đưa chúng trở về kinh mạch trung ương, là nguồn mạch của sog lung, bản thân khí lực. Thực hành này gia tăng thọ mạng và đem hành giả trở về với Phật tánh, trạng thái bổn nguyên của sự hiện hữu của ta. Nếu ta không thể nhập được Phật tánh trong đời này thì trong đời sau, khi đã củng cố thói quen thực hành, ta sẽ lại thực hành như thế và nhanh chóng chứng ngộ Phật tánh, nhờ đó chứng ngộ sự giải thoát, hơn là sự vô minh luẩn quẩn.

Thứ ba là tigle, chất dịch tinh túy. Alaya, là nền tảng của tất cả, và sog lung, là khí lực, cả hai tùy thuộc vào tinh cha và noãn mẹ vào thời điểm thụ thai. Sau khi thụ thai, tinh trùng và noãn (trứng) nguyên thủy mang hình tướng của chữ hang và ahtung (A ngắn), một cách tương ứng, và an trú trong kinh mạch trung ương của thân thể chừng nào thọ mạng còn tiếp tục. Hang là chủng tử tinh trùng nhận được từ người cha, và ahtung là noãn tử nhận được từ người mẹ. Phụ thuộc vào hai loại tigle khác nhau này, chất dịch tinh túy được phát triển. Mười hai loại trong số những loại dịch tinh tuý khác nhau thì thanh tịnh và hai mươi bốn loại là bất tịnh. Trong 22

bảy mươi hai ngàn kinh mạch khác nhau trong thân thể, hai loại tigle này – tịnh và bất tịnh – đang tuần hoàn liên tục, chừng nào mà ta còn kinh nghiệm được tse, thọ mạng. Chúng tăng giảm tùy theo cá nhân đã làm gì với thân thể. Theo Kim Cương thừa, một hành giả có thể trừ khử tới mức tối đa hai mươi bốn loại tigle bất tịnh tuỳ theo họ mong muốn, và điều này chẳng có gì khó khăn; tigle bất tịnh mất đi một cách tự nhiên như một số chất thải trong thân thể.

Nhưng một hành giả không được làm hư hoại bất kỳ cái nào trong mười hai loại tigle thanh tịnh. Nếu anh ta làm hư hoại thì điều đó tương đương với việc sát sinh, giết hại vô số mạng sống. Nó làm suy giảm trầm trọng tse và gây nên sự hư hỏng samaya.

Trong thực tế, chủ đề này cần phải nhiều tháng giảng dạy, vì thế hãy coi đây chỉ là một giới thiệu tóm tắt. Tôi cảm thấy tối thiểu phải nói tên những tựa đề của mỗi một phân đoạn này để đem lại cho các bạn một hiểu biết căn bản về sự thực hành trường-thọ là gì.

Xin hãy hiểu rằng đây hoàn toàn không phải là một giáo lý đầy đủ.

Phân đoạn thứ năm giảng về sự khác biệt giữa sống và chết.

Ở đây bản văn tiếp tục đề cập rằng trong một số hệ thống thế giới trong vũ trụ, tuổi thọ của sinh linh đã được định trước và chắc chắn.

Chúng sinh cư trú trong những thế giới này biết chính xác khi nào mình chết. Chỉ có hệ thống thế giới của chúng ta là không biết được thọ mạng kéo dài bao lâu. Ngoài ra thọ mạng chung của chúng sinh trong hệ thống thế giới của chúng ta đang suy giảm.

Trong nhiều kiếp quá khứ, thọ mạng của con người hầu như vô hạn. Người ta sống rất nhiều năm. Dần dần khi công đức và đức hạnh của họ giảm sút và những sự tiêu cực và che chướng của họ gia tăng thì thọ mạng của họ suy giảm. Theo giáo lý Đạo Phật, trong hệ thống thế giới của chúng ta thọ mạng của con người sẽ suy giảm cho tới khi chỉ còn mười năm trước khi bắt đầu tăng trở lại.

Ngay bây giờ thọ mạng đang suy kém. Trong thực tế, hiện nay tại 23

một số nước tuổi thọ nói chung có thể chỉ còn ba mươi hay bốn mươi tuổi.

Sau khi đưa ra những trích dẫn này về tuổi thọ thì bất định và suy giảm trong hệ thống thế giới của chúng ta, ở đây Ngài Dudjom Rinpoche nói rằng thật là một điều kỳ lạ khi con người biết rằng thọ mạng của họ ngắn ngủi, không dài lâu, và cũng biết rằng độ dài của nó thì bất định, nhưng họ vẫn sống cuộc đời của họ như thể

họ có vô số thời gian để sống. Họ có quá nhiều hoạt động được hoạch định, và quá nhiều mơ ước trong tâm thức về những gì sắp làm với cuộc đời của họ. Điều này quá viển vông; nó hoàn toàn vô lý. Họ nên lưu tâm tới những sự kiện nào liên quan tới bản tánh của sự sống của họ, và phải khéo léo. Trong cùng cách thức một con thiên nga có thể rút sữa từ nước, họ nên rút ra tinh túy của thời gian mà họ có và sử dụng nó trong cách thế có ý nghĩa nhất, nhận thức rằng nó là một quãng thời gian hết sức ngắn ngủi, và ngưng lại mọi chương trình to lớn khi không có thời giờ để sống sót cùng với chúng. Không chỉ như vậy, hầu hết thời gian của họ được dùng để

theo đuổi những mối quan tâm thế tục. Một khi đã mắc dính trong bẫy rập này thì họ khó lòng thoát ra khỏi bởi sự tham muốn thế gian không bao giờ thỏa mãn được . Đó là bản chất của nó.

Bạn không nên trì hoãn những việc quan trọng trong cuộc đời, đặc biệt là trong việc suy xét về sự ngắn ngủi chắc chắn của cuộc đời. Bạn nên lập tức thực hành những gì quan trọng nhất, ngay trong khoảnh khắc hiện tại này, hơn là trì hoãn nó tới một thời điểm tương lai bất định, là cái có thể không bao giờ tới và hầu như chắc chắn là sẽ không tới.

Cuộc sống chúng ta giống như những ngọn đèn bơ. Một ngọn đèn bơ được làm bằng một giây tim và bơ. Từ khi được thắp lên, nó bắt đầu lụi dần đi. Đôi khi bấc đèn cháy hết trước và đôi lúc bơ hết trước. Có khi cả hai cùng hết một lúc. Đôi lúc ngọn đèn cháy rất đẹp và một vài điều kiện khác phát sinh, như một cơn gió mạnh 24

làm tắt đèn mặc dù cả bấc đèn lẫn bơ còn có thể cháy lâu. Cuộc sống của chúng ta thì cũng giống như thế.

Trường hợp thứ nhất, đèn tắt vì hết bấc minh hoạ cho sự cạn kiệt nghiệp quá khứ của ta. Như đã được giảng, thọ mạng tùy thuộc vào nghiệp lực; nó được so sánh với việc mũi tên bắn đi từ một cây cung. Tuỳ thuộc vào lực kéo nằm sau mũi tên được kéo lui, mũi tên bay đi và rơi xuống đất khi lực đó cạn kiệt. Tương tự như thế, khi nghiệp của đời ta – là những gì được tích luỹ từ những đời trước -

cạn kiệt, thì ta sẽ chết.

Ví dụ về việc bơ cạn hết minh họa cho sự cạn kiệt công đức, sự vơi cạn kho chứa những thiện hạnh được tích tập, là cái cũng có năng lực riêng của nó. Sự cạn kiệt công đức là nguyên nhân khác của cái chết. Mặc dù có thể vẫn còn một ít bấc, nhưng lửa sẽ tắt ngúm vì bơ đã cạn hết. Tim đèn và bơ đều cần thiết để lửa cháy.

Trường hợp thứ ba là khi cả hai cùng hết một lúc, rõ ràng đó là sự cạn kiệt năng lực của nghiệp quá khứ và sự cạn kiệt những đức hạnh đặc biệt, thiện nghiệp chịu trách nhiệm về cuộc đời đó.

Bây giờ tới trường hợp thứ tư thuộc điều kiện ngoại tại, được minh hoạ bằng ví dụ một cơn gió mạnh vụt tới và thổi tắt đèn trước khi bấc và bơ cạn hết, là trường hợp của những hoàn cảnh trong đời khi ta không chú tâm, thiếu tỉnh thức. Điều này có thể là sự góp phần mạnh mẽ nhất gây nên hầu hết cái chết hiện nay. Người ta không thận trọng trong nhiều cách khác nhau, và vào những lúc đó họ trở nên rất cận kề những nguyên nhân gây ra cái chết cho họ, chỉ bởi họ không chú tâm. Sẽ rất tốt nếu bạn cố gắng thọ nhận nhiều hơn nữa các giáo lý về những chủ đề này trong tương lai: những nguyên nhân thuộc nghiệp, sự tích tập công đức, sự kết hợp của cả hai, và sự xuất hiện những chướng ngại bất lợi bất ngờ.

Khi chúng ta xem xét nhân tố thứ nhất, sự tiêu hao thiẹân nghiệp trong quá khứ, thì cách để tránh nó là tích cực trong việc cứu vớt các sinh mạng, đặc biệt là những sinh linh sắp bị đem giết.



25

Nếu bạn có thể cứu duy nhất một sinh linh khỏi bị giết, thì đây là một nguyên nhân rất mạnh mẽ trong việc duy trì và gia tăng thọ mạng thuộc nghiệp của riêng bạn. Cách khác là xây dựng bảo tháp hay chùa chiền, tạc tượng hoặc in kinh sách, hay đóng góp bằng cách nào đó cho việc tạo dựng bất kỳ những hỗ trợ nào cho thân, khẩu, và ý giác ngộ. Trái lại, nếu ta hủy hoại bất cứ điều gì trong những thứ này, hay sát sinh, cố ý giết hại bất cứ chúng sanh nào, thì thọ mạng của ta sẽ lập tức suy giảm.

Cách thức ngăn ngừa nhân tố thứ hai – sự tiêu hao công đức –

và làm tăng trưởng công đức của ta là cúng dường những đối tượng mà ta sùng kính và rộng rãi với những người nghèo khó. Sự thực hành cúng dường, sự biểu hiện việc bố thí và mọi thực hành khác để tích tập công đức phải hoàn toàn được đặt nền trên một động cơ thanh tịnh.

Nhân tố thứ ba, sự tiêu hao cả thiện nghiệp lẫn công đức có thể được ngăn ngừa bằng cách làm tất cả những điều này: tạo dựng những điều hỗ trợ cho thân, khẩu, và ý giác ngộ, cứu mạng chúng sinh, và nói chung, tham gia vào những thực hành đặc biệt đem lại lợi lạc cho người khác – về mặt căn bản là sự tích tập công đức được đặt nền trên động lực thanh tịnh.

Đối với nhân tố thứ tư, không chú tâm, đó là hoàn cảnh bất lợi ngoại tại, giống như làn gió vụt tới và thổi tắt ngọn đèn, thọ mạng của ta chấm dứt trước thời điểm của nó, vì thế có thể nói có nhiều cách để chú tâm và cẩn trọng. Nếu bạn có đủ khả năng chỉ dùng những thực phẩm đúng đắn thì thức ăn là một nhân tố rất quan trọng. Bạn phải biết ăn những gì có lợi cho sức khỏe và chỉ dùng những thứ đó. Bạn phải giữ gìn hạnh kiểm và đạo đức và hiểu rõ những gì lành mạnh cho thân thể đối với các hoạt động của thân bạn và cách bạn đối xử với nó. Bạn cũng phải thận trọng đối với nơi bạn đặt chân tới, tránh xa những nơi chốn và hoàn cảnh nguy hiểm.

26

Việc uống thuốc, tập thể dục và những thứ khác tương tự như vậy chỉ lợi ích cho tình huống thứ tư, là sự quét sạch các chướng ngại. Thực sự thì khó mà nói được rằng việc dùng thuốc hay tập thể

dục sẽ đem lại lợi ích cho ba điều trước đó – sự hết bấc, hết bơ, hay hết cả hai, đó là sự cạn kiệt của nghiệp, cạn kiệt công đức và cạn kiệt cả hai. Do đó những điều trên rơi vào loại thứ tư; chúng có thể

lợi ích trong việc phòng ngừa một số hoàn cảnh tiêu cực bên ngoài, nhưng đó là cách tôi thấy như thế.

Khi chúng ta nói về những nguyên nhân hết sức tích cực phù hợp với sự theo đuổi Kim Cương thừa này, điều này ám chỉ các kỹ thuật đặc biệt của những thực hành thuộc giai đoạn phát triển và thành tựu. Thực hành Chimed Sog Thig sâu xa này được thực hiện trên cả hai cấp độ, nó là phương pháp vô song làm lợi lạc cho cả bốn nhân tố. Không có điều gì thậm chí có thể tiếp cận được những lợi ích của loại thực hành này đối với nghiệp, công đức, đối với cả hai, và đối với việc đảo ngược những chướng ngại bất lợi bên ngoài. Nó vượt xa điều tốt đẹp nhất mà người ta có thể làm được.

Điều đó không có nghĩa là khi đó chúng ta có thể quên đi bốn nhân tố này. Là những hành giả của các thực hành thành tựu trường-thọ, đặc biệt là Chimed Sog Thig, chúng ta phải luôn tỉnh thức và cẩn trọng đối với nghiệp, công đức, cả nghiệp lẫn công đức, và những hoàn cảnh bất lợi, sự không chú tâm.

Nếu một người mắc nhiều món nợ khác nhau gặp được một người bạn giàu có cho tiền để trả, họ lập tức thoát khỏi mọi đau khổ phải chịu đựng vì nợ nần. Tương tự như vậy, ngay khi bạn gặp được thực hành Chimed Sog Thig và bắt đầu thực hành nó, thì bạn không chỉ làm cho tất cả bốn nhân tố này tự động hồi phục, mà bạn còn đang tạo nên những nguyên nhân dẫn tới sự bất tử kim cương, Phật Quả, sự giác ngộ. Kết quả đó vượt xa bất kỳ loại khao khát thế tục nào chỉ mong cầu một sự trường thọ đơn giản; thậm chí không thể đem nó ra so sánh được.



27

Trái lại, nếu bạn tích tập nhiều nghiệp tiêu cực, độc hại, có những tư tưởng rất xấu xa và dấn mình vào những hành vi tiêu cực và cũng rất ít chú tâm về mặt đạo đức, thì kết quả của những điều đó là gì? Bạn sẽ là nạn nhân của cái gọi là cái chết bất ngờ (bất đắc kỳ tử)ø, chết yểu, là những cái chết không cần bất kỳ nguyên nhân hay điều kiện (duyên) đặc biệt nào ngoài một sự tích tập điều tiêu cực.

Như đã dạy trong Kalachakra tantra, trong thế giới của chúng ta có mười sáu trạng thái sợ hãi to lớn. Tuy nhiên, thực ra hiện nay và trong thời đại này thì không chỉ giới hạn trong mười sáu trạng thái đó; mà có nhiều trạng thái sợ hãi không thể nghĩ bàn. Nỗi sợ hãi hiện diện khắp mọi nơi, liên tục không ngơi nghỉ. Khi quán sát tình huống, chúng ta nhận ra rằng có rất ít nguyên nhân hỗ trợ cho đời sống, thọ mạng, và có vô số nguyên nhân và điều kiện (nhân và duyên) ngăn trở và hủy diệt nó. Đây là điều cần được lưu ý.

Việc khảo sát và bàn luận về mọi nguyên nhân và hoàn cảnh bất lợi khác nhau đúng là một công việc rộng lớn. Nói một cách đơn giản, chúng ta có thể lưu ý mọi kẻ thù hữu hình hay vô hình có thể

làm hại ta, và ta nên cố gắng tránh xa chúng: những thứ như thú dữ, việc sống quanh những nơi có thú dữ sống – hoặc ngay cả những người man rợ – sống trong những nơi nguy hiểm, hoặc tự đặt mình vào những hoàn cảnh nơi những thực thể tiêu cực vô hình hiện diện khiến chúng có thể ám nhập hay gây chướng ngại cho ta.

Khi bạn thấy chính mình trong hoàn cảnh nghèo khổ, không thể kiếm sống được, thì đó là kết quả của sự trộm cắp trong quá khứ. Bạn đã tích lũy nghiệp bất thiện là sự keo kiệt. Bạn cần phải chú tâm hơn nữa về những sự cúng dường và bố thí, và cho dù bạn không có khả năng cúng dường, bạn phải cầu nguyện rằng bạn có thể, và hiểu rõ rằng tình huống của bạn là kết quả của một nguyên nhân thuộc nghiệp đặc biệt. Khi bạn thấy những người khác đau khổ vì sự bất hòa trong mối quan hệ của họ, hoặc nếu chính bạn 28

đang ở trong một hoàn cảnh như thế, thì bạn phải lưu ý rằng nếu bạn tạo nên một tình huống mang lại nỗi khổ tâm hoặc căng thẳng cho người khác, thì sự đau khổ và căng thẳng này là một nhân tố góp phần làm rút ngắn thọ mạng của họ.

Hơn là cứ mải suy nghĩ về bản thân bạn và những gì bạn cho là bạn cần làm để đem lại hạnh phúc cho chính bạn, nếu bạn nhìn vào bối cảnh rộng lớn về cách vận hành của nghiệp, bạn sẽ nhận ra rằng bất kỳ khi nào bạn góp phần làm cho người khác không được hạnh phúc thì bạn không chỉ đem lại nỗi bất hạnh cho họ. Bởi họ cũng đang trải nghiệm sự rút ngắn thọ mạng của họ do sự bất hạnh đó, cho nên bạn cũng đang góp phần vào điều này. Khi bạn có năng lực để quan tâm và để thực sự thực hành làm lợi lạc cho người khác, bạn phải lưu ý những điều này và ngưng lại việc tích lũy nghiệp thực sự làm rút ngắn thọ mạng của người khác, bởi kết quả là bạn đang làm ngắn đi tuổi thọ của chính mình. Đây là một chu trình vô tận.

Như vậy điều mà ý niệm về sự chú tâm (chánh niệm) muốn nói tới thì giống như bác sĩ nói: “Hãy uống thuốc này, nó sẽ có ích cho bạn”, vì thế hãy sử dụng nó. Nếu bác sĩ nói đừng uống, thì chớ có uống. Đừøng ngoan cố. Sự ngoan cố không làm hại ai ngoại trừ chính bạn. Điều này giống như liên tục tự đập đầu vào tường. Bạn có thể tiếp tục làm điều đó được bao lâu? Phương cách để thực hành là từ bỏ mười điều bất thiện – một việc đơn giản nhưng rất khó khăn. Ba điều bất thiện về thân phải được từ bỏ tận gốc rễ.

Không chỉ như vậy, bạn phải làm điều đối nghịch lại để tích tập đức hạnh. Tất cả các bạn đều biết những điều đó là gì. Sau đó là bốn điều bất thiện về khẩu, và ba điều bất thiện về ý. Đây là những điều bạn biết, những điều bạn đã từng tu tập, vì thế bây giờ là lúc để thực hành. Nếu bạn thực hành, bạn sẽ kinh nghiệm những điều lợi lạc, đây là điều chắc chắn.





29



Phần Hai



Sự Thực Hành Kéo Dài Tuổi Thọ



Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu với giáo lý về phương pháp thực tế để kéo dài tuổi thọ.

Thực hành sâu rộng Chimed SogThig chưa được dịch sang Anh ngữ; vì thế bản dịch đặc biệt của thực hành mà bạn có thể dùng được bằng Anh ngữ là thực hành hàng ngày được rút gọn. Mặc dù là một bản dịch cô đọng nhưng nó đi vào vấn đề một cách sâu sắc.

Nó là thực hành cốt tủy, vô cùng đơn giản và rõ ràng. Thực hành này đã được nhiều vị Thầy cao cấp và vĩ đại thực hiện hàng ngày.

Nếu nó không đem lại kết quả cho bạn thì đó là lỗi của bạn, chứ không phải của sự thực hành.

Khi bạn ngồi xuống để thực hành, điều quan trọng là bạn phải buông xả, thoải mái, và phải ấn định thời gian thực hành cho mình không chút xao lãng. Thời gian tốt nhất để thực hành sự trường-thọ là vào buổi sáng. Nhưng nếu buổi sáng bạn không có thời giờ, thì điều đó có nghĩa bạn không thể thực hành nó? Không, bạn có thể

thực hành vào bất kỳ lúc nào và nó sẽ luôn luôn ích lợi. Tuy nhiên sẽ tốt lành hơn khi bạn thực hiện thực hành này vào buổi sáng, và cũng sẽ tốt lành hơn khi thực hành nhiều hơn vào ngày trăng tròn.

Trong bốn loại hoạt động liên quan – tức tai, tăng ích, hàng phục và phẫn nộ – thì thực hành này thuộc về loại tăng ích. Đó là lý do tại sao ta sẽ được tốt lành khi thực hành vào một thời điểm tăng trưởng (buổi sáng).

Như mọi thực hành sadhana (nghi quỹ), nó có ba phần: trước tiên là những chuẩn bị, thứ hai là chánh hành pháp (thực hành chính), và thứ ba là sự hoàn tất. Phần thứ nhất bắt đầu với sự cầu 30

nguyện dòng phái. Điều này giải thích dòng truyền thừa, bắt đầu từ nguồn gốc nguyên thủy của sự truyền dạy và tiếp tục xuống tới vị Thầy gốc. Trước khi tụng bài nguyện dòng phái, vào lúc bắt đầu niệm ba lần Bài Cầu nguyện Bảy dòng tới Guru Rinpoche thì rất tốt. Và sau đó, bạn có thể tụng bất kỳ bài nguyện nào mà bạn thường niệm vị Thầy gốc của mình.

Vì thế, như tôi đã nói, thực hành đặc biệt này hoàn toàn đơn giản, không cần phải cúng dường torma để loại bỏ những thế lực bất thiện – bạn chỉ đi thẳng vào sự quy y và phát Bồ Đề Tâm.

Trước tiên, hãy quán tưởng ruộng quy y trong không gian phía trước bạn. Sau đó, bắt đầu với “NAMO…”, hãy niệm ba lần bài kệ quy y bốn dòng, hãy suy niệm thật kỹ lưỡng ý nghĩa của những lời bạn đang niệm.

Sau khi quy y bạn sẽ phát triển tâm giác ngộ, Bồ Đề Tâm.

Giống như với sự quy y, phần này cũng có một bài kệ bốn dòng, bạn cũng niệm ba lần bắt đầu bằng “HO”. Một lần nữa, hãy suy niệm thật kỹ về ý nghĩa những lời vừa niệm. Về mặt căn bản, bạn đang phát triển sự ước nguyện mọi chúng sanh, những sắc tướng xuất hiện của sự nhị nguyên, là những kẻ bị sa lầy trong đại dương đau khổ vô tận là sinh tử luân hồi, có thể đạt được trạng thái bất tử và an lập được nhất vị vĩ đại của tâm giác ngộ. Đây là một lời cầu nguyện cho tất cả chúng sinh thành tựu sự thực hành. Ngoài ra, nó là sự biểu lộ hứa nguyện hay cam kết làm việc vì sự lợi lạc của người khác của bạn và thực hiện thực hành để những người khác có thể thọ nhận thành tựu này.

Sau đó bạn tụng bài nguyện cúng dường bảy chi lên mạn đà la của những Đấng Chiến Thắng bất tử, có nghĩa là cúng dường mạn đà la của tất cả chư Phật. Việc trì tụng bài nguyện cúng dường bảy chi này rất quan trọng. Phần đầu tiên của bảy chi là đảnh lễ hay kính lễ, là một cách đối trị tánh kiêu mạn. Việc kính lễ, dâng cúng những lễ lạy thì rất quan trọng bởi tánh kiêu mạn của chúng 31

ta hết sức mạnh mẽ. Chi thứ hai là bố thí hay cúng dường. Đây là cách đối trị tính tham lam và thèm khát. Chi thứ ba là sám hối. Sám hối thì cực kỳ cần thiết vì cho tới khi và trừ phi chúng ta có thể

sám hối và tịnh hóa những lỗi lầm và nghiệp bất thiện của mình, chúng ta sẽ không thể tiến bộ trên con đường. Chúng ta sẽ luôn bị những thói quen xấu gây chướng ngại. Chi thứ tư là hoan hỷ – hoan hỷ trong sự tích tập mọi công đức và điều tốt lành. Đây là cách đối trị thói ganh tị. Thông thường, khi thấy người nào đó làm điều gì tốt lành, thay vì hoan hỉ thì chúng ta lại cảm thấy ghen tức hoặc ganh đua. Thái độ này phải dứt khoát từ bỏ. Chi thứ năm là thỉnh cầu vị Thầy chuyển Pháp luân. Điều này rất quan trọng vì nếu không có ai cầu khẩn giáo lý thì vị Thầy không thể giảng dạy. Ngoài ra, nhờ việc chuyển Pháp luân, ban dạy các giáo lý, hiện nay Giáo Pháp vẫn tồn tại và vẫn còn giá trị trong thế gian. Chi thứ sáu là cầu khẩn vị Thầy được trường thọ và trụ thế vững chắc. Chi thứ bảy là hồi hướng mọi công đức vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Cuối cùng trong bài nguyện cúng dường bảy chi đặc biệt này, dòng cuối là sự ước nguyện có thể đạt được thân Kim cương, trạng thái bất tử.

Mọi sự ở trên cho tới lúc này là phần thứ nhất, những sự chuẩn bị. Kế tiếp là chánh hành pháp, sự phát triển của Bổn Tôn.

Điều này bắt đầu bằng cách niệm “HRI”, là chủng tự của Bổn Tôn.

Từ đó bạn sẽ phát sinh ba samadhi, ba thiền định. Để bắt đầu, bạn đi vào sự tỉnh giác về bản tánh trống không của mọi sự như nó là, và sau đó, từ trong sự tỉnh giác đó, bạn kinh nghiệm mọi hình tướng xuất hiện một cách tự nhiên.

Để đi vào samadhi thứ nhất, là thiền định tập trung vào bản tánh của thực tại như nó là, điều cốt yếu là hiểu rõ sự không đồng nhất của mọi hiện tượng. Điều này ám chỉ bản tánh trống không của ta và người. “Ta” (bản ngã) thì hiển nhiên, và “người” có nghĩa mọi sự là đối tượng của bản ngã, bao gồm tất cả những tri giác. Vì thế, đây là điều rất khó khăn. Samadhi thứ hai xuất hiện từ 32

samadhi đầu tiên. Khi ta xác quyết được sự không đồng nhất của ta và người, nhờ đó đi đến việc thấu hiểu bản tánh trống không của thực tại, sự thấu hiểu về sự xuất hiện của mọi hiện tượng từ bản tánh trống không đó là samadhi thứ hai. Điều này có nghĩa là nhận ra hoặc hiểu được làm thế nào mọi hiện tượng cụ thể có thể hiện hữu, mặc dù bản tánh của chúng thì không hiện hữu (vô tự tánh).

Bằng cách thể nhập samadhi thứ nhất ta tránh được sự cực đoan của chủ nghĩa vĩnh cửu, và nhờ thể nhập samadhi thứ hai ta tránh được sự cực đoan của chủ nghĩa hư vô. Do đó, mọi quan điểm cực đoan được quân bình trong trung đạo.

Vậy, có thể bạn tự hỏi: “Với quan điểm của chủ nghĩa vĩnh cửu thì vấn đề là gì?” Vấn đề là bạn tin rằng tất cả các hiện tượng, mọi sự bạn thấy, kể cả bản thân bạn, thì đều thường hằng. Đây là một quan điểm cực đoan: nó không thể tiến xa hơn. Nếu bạn thấu suốt samadhi thứ nhất, thì khi ấy có một mối nguy hiểm khi nghĩ tưởng rằng chẳng có điều gì hiện hữu, dù thế nào đi nữa. Kết quả của điều này là bạn có thể đi đến việc phủ nhận định luật nhân quả, không tin vào nghiệp, và đây là điều hết sức sai lầm. Đây cũng là một quan điểm cực đoan, và nếu chấp chặt nó thì bạn cũng bị giới hạn và sẽ chẳng có bất kỳ tiến bộ nào.

Samadhi thứ ba kết hợp hai samadhi kia lại với nhau. Để hiểu được điều này, nó được so sánh với mặt trời và tia sáng của nó: chúng là một và đồng nhất. Cả hai đều có năng lực xua tan bóng tối. Mặc dù ba samadhi được trình bày như ba giai đoạn thực hành, nhưng thực ra chúng là một sự phô diễn. Mọi hiện tượng xuất hiện như ba samadhi. Bổn tôn và toàn bộ mạn đà la cũng xuất hiện như vậy.

Nhiều người trong các bạn đã từng nghe các thuật ngữ “Pháp Thân”, “Báo Thân”, và “Hóa Thân”. Có thể đối với các bạn chúng hoàn toàn chỉ là những từ ngữ. Thật sự, nếu không có sự thực hành 33

thì khó có thể hiểu được ý nghĩa của chúng, nhưng về bản chất thì chúng tương ứng với ba samadhi.

Pháp Thân là phạm vi hoạt động của chân lý. Nó vô tướng và không đặc tính. Nó chỉ đơn giản là bản tánh của thực tại như nó là, thoát khỏi các đặc tính. Mọi thứ xuất hiện từ bản tánh đó. Trong ý nghĩa vi tế nhất, Báo Thân là sự xuất hiện tự nhiên của mọi hình tướng, mọi hiện tượng. Hóa Thân là lòng bi không bị chướng ngại, sự phô diễn có chủ đích của sắc tướng, sự hiển lộ của một thân tướng vì lợi ích của người khác. Đây là ý nghĩa của từ “tulku” trong tiếng Tây Tạng. Một vị tulku tự hiển lộ trong một thân tướng ngũ uẩn bình thường chỉ vì mục đích dẫn dắt và giải thoát những chúng sinh cha-mẹ.

Vì thế, trước tiên bạn niệm “HRI”, và với điều này bạn lập tức coi những hình tướng thông thường trở thành sự xuất hiện tự nhiên của cõi tịnh độ. Đây là sự xuất hiện tự nhiên của ba thân (ba kaya). Sau đó bạn quán tưởng một hoa sen, mặt trời, và một ngai mặt trăng, trên đó xuất hiện giác tánh thuần tịnh của chính bạn là chữ HRI màu đỏ, chói ngời, trong trẻo. Hãy tập trung vào đó.

Sau đó, từ chữ HRI, vô số tia sáng trong hình thức những vật cúng dường phóng toả vào mười phương cúng dường tất cả chư Phật và Bồ Tát nói chung, và đặc biệt là cúng dường tất cả chư Phật trường-thọ. Kế tiếp ánh sáng quay trở lại và bị thâu rút vào chữ HRI, là bổn tâm của bạn. Sau đó, một lần nữa ánh sáng chiếu ra, lần này đến tất cả các sinh loài, ban cho họ sức sống, sinh khí, và những sự ban phước. Một lần nữa ánh sáng quay trở lại và thâu rút vào chữ HRI.

Sau đó HRI biến thành bản tánh của ta là Đức Phật Vô Lượng Thọ Amitayus. Bạn sở hữu mọi tướng chính và phụ của một vị Phật toàn giác. Bạn có sắc đỏ và đang mỉm cười, hai tay kết định ấn và cầm một tịnh bình trường thọ. Vị phối ngẫu Mandarava của bạn đang ôm lấy bạn. Bà ôm bạn với tay phải quàng quanh cổ bạn và 34

bàn tay phải Bà cầm một mũi tên trường thọ. Trong bàn tay trái Bà giơ cao một bình trường thọ. Yabyum – là hai thân tướng: bản thân bạn và Mandarava – biểu tượng cho sự hợp nhất của trí tuệ và phương tiện. Cả hai thân tướng không phải là những thân hữu hình bình thường bằng xương, thịt, và máu. Bạn phải thấy họ rõ ràng như những thân cầu vồng: trong trẻo, rõ ràng, và trong suốt. Họ xuất hiện nhưng không thật có, không có sự hiện hữu nội tại. Bạn ngồi trong một vùng được tạo nên bởi vô vàn tia sáng ngũ sắc cuồn cuộn, và trên đỉnh đầu bạn có vô số chư Phật và các Bổn Tôn trường-thọ vây quanh như những đám mây.

Mạn đà la của mỗi một bộ trong ngũ bộ Phật hiện diện trong mỗi một trong năm luân xa của thân thể. Trong một vài thực hành thuộc giai đoạn phát triển khác, một khi bạn thành tựu được một sự quán tưởng rõ ràng chính mình là Bổn Tôn, thì sau đó bạn sẽ tiếp tục quán tưởng những gia đình Phật trong những luân xa khác nhau.

Trong thực hành đặc biệt này, trước tiên bạn hãy nghĩ rằng toàn bộ mạn đà la của các Bổn Tôn trường-thọ an trụ trên đỉnh đầu bạn.

Sau đó tập trung vào kinh mạch trung ương, uma, bạn quán tưởng Pháp Thân Đức Phật trường-thọ với vị phối ngẫu bên trong kinh mạch trên chóp đỉnh. Đây là Đức Phật Amitayus trong khía cạnh Pháp Thân. Bên phải kinh mạch trung ương là roma. Trong roma là khía cạnh Báo Thân của Phật Amitayus (Vô Lượng Thọ). Bên trong của kyangma, kinh mạch phía bên trái, ở bên trái của kinh mạch trung ương, là vị phối ngẫu trường-thọ Sangwa Yeshe. Trong cổ

họng là Amitayus Phật bộ với phối ngẫu. Trong những cánh hoa kinh mạch là tám thiên nữ sắc đẹp (là những thiên nữ cúng dường), v..v.. Trong luân xa tim là Amitayus Kim Cương bộ với phối ngẫu.

Trong những cánh hoa bao quanh là sáu thiên nữ của những phẩm tính đáng ao ước. Trong luân xa rốn là Amitayus Bảo bộ với phối ngẫu, và trong những cánh hoa kinh mạch chung quanh sắp xếp những Bổn Tôn trường thọ, những vị bảo trợ và tất cả đoàn tuỳ 35

tùng của họ. Trong luân xa bí mật là Amitayus Nghiệp bộ với phối ngẫu. Trong những cánh hoa kinh mạch vây quanh là những vị giữ cổng nam và nữ trong sự hợp nhất. Tất cả những Bổn Tôn này có sắc đỏ.

Vì có thể rất khó quán tưởng tất cả, do đó trong bản văn viết rằng ta không cần quán tưởng mọi chi tiết, chỉ nhận biết sự hiện diện của mạn đà la là đủ. Hãy quán tưởng rõ ràng chính bạn là Đức Phật Amitayus với vị phối ngẫu, và biết rằng trong thân bạn là những luân xa khác nhau và tất cả những Bổn Tôn.

Tất cả hình ảnh này là sắc tướng trí tuệ nguyên sơ; chúng không được cấu tạo bằng xương, thịt, và máu. Các Ngài xuất hiện rõ ràng như hình ảnh phản chiếu trong một tấm gương trong. Tự nguyên thuỷ, mọi hình tướng đều thanh tịnh như nhau. Bổn tâm bạn, là bản tánh tỉnh giác thuần tịnh của riêng bạn, là Phật tánh, được gọi là “rigpa”. Nếu thấu suốt rigpa thì bạn sẽ thấu suốt được sự hiện diện của tất cả các Bổn Tôn trí tuệ nguyên sơ này. Bạn sẽ thấu suốt được Pháp Thân Phật trường-thọ là gì, Báo Thân Phật trường-thọ là gì và Hoá Thân Phật trường-thọ nghĩa là gì, và bạn sẽ thấu hiểu ba samadhi. Bạn sẽ hiểu được tất cả những điều này, và nó không là gì khác ngoài bổn tâm bạn.

Khi phát triển mạn đà la, bạn niệm một lần thần chú: OM AH

HUNG VAJRA GURU PEMA AYUJNANA SARWA MANDALA

HRI DHRUM SARWA ABHIKHENTSA HRI. Với bài này bạn

khẩn cầu trí hữu tình, sau đó các Ngài xuất hiện và hòa lẫn với nguyện hữu tình của bạn trở thành bất nhị. Sự hợp nhất trí hữu tình và nguyện hữu tình này trở thành sự giác biết về bản tánh tỉnh giác thuần tịnh của ta.

Kế tiếp là sự trì tụng thần chú. Điều quan trọng là hoàn toàn không nên vội vã tụng niệm thần chú. Trước tiên, hãy phát triển kỹ lưỡng sự quán tưởng về Bổn Tôn, đây là yoga thuộc về thân, và sau đó đi vào việc tụng niệm thần chú, là yoga thuộc khẩu (ngữ).

36

Phần trì tụng thần chú bắt đầu với “HRI”, là chủng tự của Bổn Tôn. Sau đó quán tưởng trong tim của bản thân ta là Đấng Thủ hộ Bất Tử, trong một trái cầu có ánh sáng ngũ sắc là một chày kim cương đôi nằm ngang. Chính giữa nó là một mặt trời và mặt trăng cũng nằm ngang (mặt trời ở đáy và mặt trăng ở đỉnh), nối kết với nhau như một chiếc mề đay, và hơi hé mở. Sau đó, từ ba chủng tự chính và từ vòng chữ thần chú chung quanh, ánh sáng chiếu vào tất cả các cõi Phật. Nó thâu hút mọi ân phước và thành tựu của tất cả chư Phật và Bồ Tát và khi thâu rút lại, nó đem chúng vào những chữ nơi ngực ta. Nó cũng chiếu rọi toàn thể thế giới, vào mọi nơi trong không gian, và thâm nhập vào tất cả các sinh loài và mọi vật vô tình, thâu rút tinh túy của đời sống và tinh túy của năm yếu tố.

Khi thâu rút trở lại bản thân ta, nó kéo lui tinh túy của đất, nước, gió, lửa, và hư không, cũng như sinh lực, năng lực, và sức sống của tất cả sinh loài. Hãy cho rằng toàn thân bạn trở nên tràn ngập ánh sáng và sinh lực, thọ mạng, sinh khí, và những chất dịch tinh túy suy yếu của bạn được hồi phục. Sau đó, hãy nghĩ tưởng rằng với điều này bạn đã đạt được kết quả là thân cầu vồng bất tử, đó là cuộc đời kim cương của trí tuệ nguyên sơ – bất biến, thường hằng, và kiên cố. Vào lúc này hãy thực hiện việc trì tụng thần chú gốc.

Hãy thực hiện việc quán tưởng ánh sáng chiếu ra, tập hợp mọi sinh lực, sinh khí và tinh tuý của năm yếu tố, thâu rút trở lại vào bạn và lan tỏa toàn thân trong lúc bạn trì tụng thần chú. Bạn có thể

niệm thần chú một trăm lần, một ngàn lần, hay hàng trăm và hàng ngàn lần, càng nhiều càng tốt trong khả năng của bạn. Cho dù bạn chỉ tụng thần chú bảy lần, bạn cũng nên làm với sự quán tưởng rõ ràng và sau đó chắc chắn rằng bạn sẽ có thể đạt được những gì mình đang cố gắng thành tựu nhờ việc trì tụng thần chú. Nếu bạn không quán tưởng rõ ràng thì sự việc không tiến triển theo cách tương tự.



37

Khi hoàn tất việc trì tụng thần chú gốc bạn sẽ niệm HRI, mỗi lần ba âm, càng nhiều càng tốt trong khả năng của bạn. Vẫn quán tưởng bản thân bạn là Đấng Thủ hộ Bất Tử, tập trung trên chữ HRI nơi trái tim bạn, và quán tưởng rằng từ nơi đó vô số chữ HRI, giống như những hạt bụi trong ánh sáng mặt trời, phóng chiếu ra làm tràn đầy ba mươi triệu thế giới. Hãy nghĩ rằng toàn thể thế giới trở nên tràn ngập vô số chữ HRI. Sau đó hãy lưu ý rằng tinh túy của thế giới bên ngoài, và tinh tuý của sinh lực, công đức và đạo đức của những gì ở trong thế giới, đó là chúng sinh hữu tình, và những sự ban phước và năng lực của tất cả chư Phật và Bồ Tát trở nên bị thu hút bởi và sau đó nhẹ nhàng thâu rút vào chữ HRI hiện diện khắp mọi nơi không loại trừ nơi chốn nào. Điều này làm cho những chữ chói ngời ánh sáng và vẻ tráng lệ, giống như vô số hàng triệu, hàng tỉ mặt trời. Sau đó chúng quay trở lại, và như một cơn mưa đều đều, nhẹ nhàng, chúng tan hoà vào thân bạn, phục hồi và nâng cấp sinh lực, thọ mạng, và tinh chất của bạn. Hãy cảm nhận rằng bạn trở nên trẻ trung như Đức Guru Rinpoche, với công đức, năng lực, sinh khí, và sinh lực không bị chướng ngại, thoát khỏi mọi sa sút sức khoẻ. Hãy cảm nhận rằng bạn đã thu hút mọi sự ban phước của đời sống kim cương.

Cuối cùng, khi tất cả những chữ HRI đã được thâu rút vào thân bạn, và đặc biệt là vào những chủng tự trong trái tim bạn, hãy nghĩ rằng chiếc mề đay mặt trời và mặt trăng đóng lại. Rồi bốn đầu của chày kim cương đôi phủ lên đỉnh mề đay, và quả cầu ánh sáng ngũ sắc rút lại quanh chiếc mề đay và những đầu chày vajra. Sau đó một chày kim cương màu đỏ hồng ngọc có kích thước bằng khớp ngón tay cái của ta đi xuống và đáp trên đỉnh quả cầu. Từ chày kim cương này, năm tia lửa được bắn ra. Điều này bảo vệ những sự ban phước, che chở ta không bị mất hay bị cướp đi sinh lực, thọ mạng v..v..

38

Kế tiếp, khi chấm dứt việc trì tụng thần chú, bạn kết thúc phần hai của sadhana, là chánh hành pháp và chuẩn bị đi vào phần kết thúc, là sự phát tán và tái hiện của Bổn Tôn. Hai phần kết thúc này, sự phát tán và tái hiện được thực hiện để tránh rơi vào hai quan điểm cực đoan là vĩnh cửu và hư vô. Trong một ý nghĩa, có thể có khả năng là nếu ta nhận ra rằng sự hoạt động của trí tuệ nguyên sơ là tánh Không là cái được giải thoát ngay từ lúc khởi đầu (từ vô thuỷ), thì ta có thể đi đến việc chấp thủ quan điểm của chủ nghĩa hư vô. Trái lại, cũng có thể có khả năng nếu ta nhận ra rằng sự phô diễn liên tục, không bị che chướng của mạn đà la – là mọi sự xuất hiện – khởi lên từ nền tảng trí tuệ nguyên sơ huyễn hoá đó, thì ta có thể đi đến sự chấp thủ quan điểm cực đoan của chủ nghĩa vĩnh cửu. Do đó, nhờ thực hành sự phát tán và tái hiện của Bổn Tôn, bạn tránh được không rơi vào một trong hai cực đoan này. Thực ra bạn tránh được bốn cực đoan: vĩnh cửu, hư vô, cả hai, và không cái nào hết.

Sự phát tán bắt đầu với bài kệ sau: “AH Năng lực của trí tuệ nguyên sơ huyễn hoá, hoàn toàn giải thoát ngay từ vô thuỷ, là sự phô diễn không bị che chướng, liên tục của mạn đà la, bản tánh của Pháp Thân vô biên vĩ đại.” Ngay tại đây, với bài kệ này, bạn tránh được hai cực đoan. Ngoài ra, không có cơ hội để rơi vào một trong hai cực đoan, bạn an trụ trong trung đạo, trong Pháp Thân vô biên vĩ đại, sự bao la rộng khắp của thanh tịnh quang bất biến, đó là Lạt ma bất tử. Điều này ám chỉ Lạt ma trường thọ, là Đức Phật Amitayus. Nó cũng ám chỉ ánh sáng bất biến của Pháp Thân, cái thấy của Đức Phật Phổ Hiền không bị tạo tác, đó là trạng thái của Đức Phật nguyên thuỷ. Vào cuối bài kệ phát tán ngắn, bạn niệm thần chú theo sau và buông xả trong giác tánh thuần tịnh.

Vì đây là một thực hành ngắn, nên nó là pháp thực hành ở đó phương pháp gọi là “sự phát triển tức thời Bổn Tôn nhờ sự quán tưởng” được sử dụng. Trong cách thế giống hệt như thế, sự hoá tán 39

của Bổn Tôn cũng xảy ra lập tức dựa trên sự quán tưởng. Điều này có nghĩa rằng ngay khi bạn nghĩ về Bổn Tôn, thì bạn là Bổn Tôn.

Ngay khi bạn nghĩ mình không phải là Bổn Tôn, thì bạn không phải là Bổn Tôn. Khi bạn niệm thần chú PEMA AYUS JNANA

DHARMADHATU AH, bạn không còn nhận biết chính mình là

Bổn Tôn. Mọi sự đều trở thành tánh Không, nền tảng nguyên sơ.

Nếu muốn làm kỹ lưỡng hơn, bạn có thể thực hành các bản văn dài mà ở đó thế giới, là mạn đà la, trước tiên tan hoà vào mạn đà la Bổn Tôn của bạn, và sau đó mạn đà la Bổn Tôn hóa tán vào bạn như là Bổn Tôn yabyum chính, và sau đó vị phối ngẫu phát tán vào bạn, và cuối cùng bạn phát tán vào thần chú, nó phát tán vào những chủng tự, các chủng tự phát tán từng chữ một vào tánh Không. Bạn có thể thực hành theo cách này như một bài tập trong tâm nếu bạn muốn.

Để thực hiện sự tái hiện, trước tiên bạn niệm “OM AH

HUM”. Đây là ba chữ của thân, khẩu, và ý kim cương. Vào lúc này, hãy phát khởi sự tỉnh giác về thân bạn là Bổn Tôn, ngữ của bạn là thần chú và ý của bạn là sự vận động của trí tuệ nguyên sơ.

Bản văn viết tiếp: “Bình chứa và những gì nó chứa đựng là thân, khẩu, và ý kim cương toàn khắp.” Bình chứa và những gì nó chứa đựng ám chỉ thế giới vô tình và tất cả chúng sinh sống trong đó, và tất cả điều này là trạng thái phô diễn vĩ đại của Bổn Tôn (có nghĩa là Đức Phật Vô Lượng Thọ), thần chú, và trí tuệ nguyên sơ. “Cầu mong hành động hướng dẫn của con đem lại lợi ích cho tất cả chúng sinh rộng lớn như hư không, không loại trừ bất kỳ ai.” Và một lần nữa, bạn phát khởi sự tỉnh giác bản thân bạn là Bổn Tôn và môi trường quanh bạn là mạn đà la. Sau đó bạn niệm thần chú:

“VAJRA SAMADHI ATMA KO HAM”. Nếu bạn thực sự là một

hành giả xuất sắc của giai đoạn phát triển thì sau đó bạn sẽ tiếp nối không gián đoạn sự tỉnh giác hậu-thiền định về mọi hình tướng là 40

Bổn Tôn, mọi âm thanh là thần chú, và mọi tư tưởng, mọi trạng thái của tâm là sự hoạt động (nô đùa) của trí tuệ nguyên sơ.

Trong phần kết thúc là những lời cầu nguyện thiện ý và điều tốt lành: “Nhờ công đức này, cầu mong con và chúng sinh rộng lớn như hư không đạt được sự hoàn toàn tịnh hóa hai nhiễm ô và sự quán đảnh của cuộc đời bất tử. Cầu mong những đám mây vĩ đại của sự thịnh vượng và đức hạnh tối hảo trong ba thời lan tỏa vẻ chói ngời tráng lệ của điều tốt lành khắp các cõi giới.” Sau khi niệm bài này, bạn cũng có thể niệm bất cứ bài nguyện nào khác mà bạn thích, chẳng hạn như bài nguyện hồi hướng công đức và bài cầu nguyện trường thọ cho vị Thầy, v..v..





Phần Ba



Những Bình Luận Kết Thúc, Câu Hỏi Và

Giải Đáp



Trong thế giới này của chúng ta, trong cõi người, tuổi thọ trung bình của con người thì bất định, và tùy thuộc vào những nguyên nhân, điều kiện và hoàn cảnh. Cuộc sống chúng ta giống như một ngọn nến trong cơn gió bão. Những nguyên nhân làm cho đời ta bị huỷ diệt thì nhiều hơn nguyên nhân giúp nó tồn tại. Trong thực tế, những nguyên nhân khiến ta mất đi cuộc đời thì nhiều không kể xiết. Ngay cả những sự việc đơn giản nhất cũng có thể dễ dàng lấy đi mạng sống của chúng ta, một cách đột ngột và không báo trước. Lại nữa, bởi những chướng ngại và hoàn cảnh bất ngờ, những tinh linh vô hình và kẻ thù hữu hình có thể cướp đi sinh lực của chúng ta. Điều này có thể xảy ra do sức mạnh của những thần 41

chú bất thiện và huyền thuật. Tinh thần và sinh lực của chúng ta có thể bị tước đoạt, năng lực của chúng ta có thể suy giảm, và chúng ta có thể bị tổn hại trong những cách thức vi tế không được báo trước. Điều này dứt khoát phải xảy ra.

Vì vậy, để bảo vệ cuộc đời ta, điều hết sức quan trọng là sử dụng một trong nhiều thực hành trường thọ không thể nghĩ bàn có giá trị cho chúng ta. Chúng ta thực sự có thể kéo dài tuổi thọ đến mức tối đa nếu ta thực hành một phương pháp kéo dài đời sống trên một nền tảng quy củ. Phương pháp mà mỗi người tìm được và gắn liền với sẽ phù hợp với nghiệp của họ. Nhờ thực hiện phương pháp một cách đúng đắn và thanh tịnh, chúng ta sẽ tạm thời thoát khỏi nhiều chướng ngại cho cuộc sống của chính mình, thoát khỏi mọi bệnh tật, và kéo dài cuộc đời ta. Và cuối cùng, thậm chí còn quan trọng hơn nữa, giống như Đức Guru Rinpoche đã làm, chúng ta sẽ thực sự có một linh kiến về Bổn Tôn trường thọ, Đức Phật Amitayus, và nhận được những sự ban phước trực tiếp từ Ngài, và đạt được trạng thái bất tử.

Như Đức Guru Rinpoche đã nói, trong thế giới của luân hồi sinh tử này, thế giới gồm mọi sự mà con người nâng niu quý trọng, chẳng hạn như của cải, những người thân yêu, tài sản và v..v.. thì cuộc đời dứt khoát phải là điều quý báu nhất. Nó là điều hiển nhiên bởi những gì ta dính mắc vào nhất chính là cuộc đời của riêng ta. Đặc biệt là đối với những người thực hành Pháp và đang đi trên con đường tâm linh, điều cực kỳ quan trọng là nhận ra sự quý giá của cuộc đời và quan tâm tới việc kéo dài tuổi thọ để bảo đảm rằng họ có thời gian tối đa để thực hành. Nhằm thành tựu hai mục đích, là mục đích cho bản thân ta và những người khác, việc nương tựa vào thân người là điều cần thiết, và đó là lý do tại sao cần phải làm bất kỳ điều gì ta có thể để bảo đảm rằng đời ta càng kéo dài càng tốt. Ta cũng phải từ bỏ việc cố ý cướp đi mạng sống của bất kỳ sinh linh nào, và thay vào đó, cố gắng bảo vệ mạng 42

sống của những sinh linh khác - ví dụ như mua lại những chúng sinh sắp bị đem bán cho đồ tể và phóng sinh chúng. Đây là một điều hết sức quan trọng cần phải làm.

Nhiều người trong số bạn thích nói dối, vì thế đây là pháp thực hành mà ở đó bạn có thể nói dối và nó sẽ thực sự trở thành một thiện hạnh. Ví dụ như, nếu có người đến và nói rằng: “Nó đâu rồi, tao sẽ giết nó,” thì nếu bạn biết anh ta ở đâu, bạn có thể nói dối và bảo rằng anh ta đã đi theo một hướng nào đấy rồi chỉ cho người cố tìm giết anh ta đi theo hướng khác. Thậm chí bạn có thể

ăn cắp. Chẳng hạn như thấy có người muốn giết một con gà, bạn có thể ăn cắp con gà đó và bỏ chạy, đó cũng là một cách thực hành.

Nếu bạn thực hành những phương pháp này, như bảo vệ mạng sống của những người sắp bị hãm hại hoặc bị giết, và nếu bạn rộng rãi trong việc thực hiện những công trình có giá trị, như đúc tượng, xây chùa và v.v.., nếu chúng ta tham gia vào bất kỳ hoạt động nào để giữ gìn các giáo lý được tồn tại trên thế gian thì chắc chắn là những điều này sẽ tạo ra các nguyên nhân kéo dài thọ mạng của chúng ta. Cho dù những nguyên nhân ta đang tạo ra dường như sẽ không đem lại kết quả trong đời này, thì chúng cũng tạo ra dấu ấn nghiệp sẽ đi cùng với tâm thức sang đời sau. Trong đời này và những đời sau, chúng ta sẽ ít bị bệnh tật, tâm ta ít bị hành hạ bởi những niệm tưởng lan man và sự đau khổ, chúng ta sẽ gặp may mắn và những hoàn cảnh tốt lành thuận lợi sẽ trội vượt trong đời ta.

Tuy nhiên, động cơ của ta là điều quan trọng nhất. Nếu ta làm mọi thực hành này với một động cơ thế tục, thì chúng sẽ không tạo ra những nguyên nhân để được trường thọ.

Tôi khuyến khích tất cả các bạn hãy làm thực hành này càng nhiều càng tốt trong khả năng của bạn, nhất là đối với những ai là đệ tử của H.H. Dudjom Rinpoche. Đây là thực hành mà Ngài khuyến khích tất cả đệ tử của Ngài trên khắp thế giới thực hiện để

cầu trường thọ cho Ngài. Thực hành phương pháp này sẽ kéo dài 43

thọ mạng các vị Thầy của bạn, nó tẩy trừ các bệnh tật và chướng ngại của đời bạn, và khiến cho đời bạn tràn đầy sinh lực và ý nghĩa. Nó sẽ giúp bạn sống trường thọ. Đây thực sự là một thực hành guru yoga.

Cuối cùng, tôi muốn nói rằng tôi rất tiếc đã không thể đưa ra những giáo lý rộng lớn hơn về thực hành này vì không đủ thời gian.

Hãy coi đây là một giới thiệu cho việc thực hành. Có thể vào một lúc nào đó trong tương lai tôi sẽ ban những giáo lý sâu rộâng hơn về vấn đề này.

Hỏi: Ngài phải mất bao nhiêu thời gian để giảng dạy phương pháp này cho chúng con, thưa Rinpoche?

Đáp: Tôi nghĩ rằng thực sự mất khoảng một tháng. Vấn đề là khi tôi có thời gian, các bạn lại không có, hoặc khi các bạn có thời gian thì tôi lại không có. Như vậy tình huống của chúng ta giống như một cái bập bênh. Vì thế điều chúng ta cần là một giao kết thực sự – giao kết của cả thầy lẫn đệ tử. Như thế, tôi nghĩ tối thiểu phải mất một tháng vào mỗi đêm. Đó là một khối lượng khá lớn.

Đối với giáo lý rộng lớn, chúng ta phải cần nhiều hơn một tháng.

H: Chúng con nên thực hành theo tiếng Tây Tạng hay tiếng Anh?

Đ: Trước tiên nên thực hành theo tiếng Anh, và sau đó khi đã hiểu ý nghĩa những gì bạn trì tụng, bạn có thể tụng theo tiếng Tây Tạng.

H: Chúng con nên thực hành trước hay sau Ngondro?

Đ: Trước tiên là Ngondro, sau đó tới thực hành này. Hãy thực hành Ngondro cho tới phần guru yoga, sau đó bạn có thể thêm vào thực hành này, rồi trở lại Ngondro để thực hành sự hồi hướng công đức sau cùng vào lúc kết thúc. Nếu không đủ thời gian để thực hành đồng thời tất cả thì bạn có thể thực hành chúng riêng rẽ.

44

H: Nếu con muốn tu tập thực hành và hướng năng lực của nó nhằm giúp đỡ người nào đó thì con phải làm thế nào? Có phải chỉ thực hành theo cách thường làm?

Đ: Tương tự như cách bạn toả ra ánh sáng từ bản thân bạn và nó tụ hội tinh túy của tất cả các yếu tố, sinh lực của mọi chúng sanh và đem nó vào trong bạn, hãy quán tưởng tất cả những điều này cũng được đem đến cho người đó.

H: Nếu vì một vài lý do chúng con không có thời giờ thực hành vào ban ngày, vậy làm vào ban đêm có được không?

Đ: Thậm chí vào giữa đêm cũng tốt. Thời gian đặc biệt cho thực hành này là buổi sáng, người ta nói như thế, nhưng tôi cảm thấy điều thực sự quan trọng là duy trì nó liên tục suốt ngày. Hãy thực hành đều đặn vào bất kỳ thời gian nào bạn có thể, thay vì cứ căng thẳng vì không thể làm vào buổi sáng do đó không thực hành.

Hãy thực hành để làm lợi lạc bản thân bạn và những người khác.

Như các bạn đã biết, một số bạn thực sự có một vấn đề. Đó là gì? Thầy bạn cho bạn một số lần trì tụng nào đó phải hoàn tất, một trăm, một ngàn, hoặc bất cứ số lượng nào trong một số ngày, vào một thời điểm như thế v.v.. Chắc chắn, nếu bạn có thể làm được thì rất tốt. Nếu không thể, thì có nghĩa bạn phải từ bỏ? Không. Bạn không cần từ bỏ, không cần phải bối rối, không cần phải căng thẳng. Bạn có thể mềm dẻo. Đức Phật và Guru Rinpoche đã ban tặng các giáo lý và thực hành cho mỗi chúng sinh một cách chính xác phù hợp với phẩm tính, trí tuệ, và khả năng của riêng họ, dù cao, trung bình hay thấp. Các Ngài luôn dạy dỗ cho dù chúng sinh ở mức độ nào. Do đó, bạn phải suy nghĩ theo cách này. Nếu bạn có thể thực hành vào buổi sáng, điều đó tốt, vậy hãy làm những gì bạn có thể. Nếu bạn không có cơ hội vào buổi sáng thì bạn có thể có cơ hội vào buổi chiều tối hay ngày mai. Ví dụ, có thể hôm nay bạn không niệm đủ túc số thần chú mà bạn đã cam kết thực hiện, thì ngày mai bạn có thể làm gấp đôi để bù cho ngày hôm nay.



45

Điều quan trọng nhất là không nên căng thẳng hoặc khó chịu với chính mình, và rồi khó chịu cả với gia đình và bạn bè, tạo nên một sai sót to lớn trong thực hành của bạn. Hãy buông xả. Hãy tự động viên mình. Nghĩ tưởng rằng: Hôm nay tôi không làm được, nhưng ngày mai nhất định tôi muốn làm điều đó. Và sau đó hãy thực hành. Hôm nay tôi không dùng điểm tâm nhiều, vì thế chắc chắn là trưa nay tôi có một bữa trưa thịnh soạn. Ở Mỹ, bạn có phong tục không ăn nhiều vào buổi sáng ngày lễ Tạ Ơn, thậm chí có thể không ăn trưa, vì bạn để dành tất cả cho bữa ăn tối – và sau đó bạn ăn nhiều làm sao. Hãy nghĩ về điều đó. Nhưng nếu bạn nhập thất và có một thời khóa biểu thì bạn phải tuân theo nó. Và nếu bị bệnh trong cuộc nhập thất, bạn không nên từ bỏ. Bạn thực hành trở lại khi đã khoẻ.

Vả lại, hơn cả việc quán tưởng hay mấp máy cái miệng để trì tụng mà không biết bạn đang tụng cái gì, hoặc cố giữ thân ngồi thật thẳng như một tảng đá trong khi tâm bạn lại chạy tứ tán một trăm dặm một giờ, điều tối quan trọng là thực hành chậm rãi và bình thản. Dĩ nhiên, có thể trì tụng các thần chú, thực hành quán tưởng và thiền định thì rất tốt, nhưng điều thực sự quan trọng hơn là có những tư tưởng tốt lành và tử tế đối với người khác. Thật vậy, đây là thực hành của Đạo Phật. Vì thế hãy hoàn tất điều đó trước tiên.

Sau đó bạn có thể nghĩ tưởng về mọi thực hành khác. Nếu bạn không có tư tưởng tốt lành đối với người khác, thì như thế bạn đánh mất toàn bộ quan điểm. Ngay bây giờ nhiều người trên khắp thế giới quan tâm tới hòa bình thế giới, họ hướng ra ngoài và nói: Chúng ta phải có hòa bình ở đây, ở kia, và ở tất cả những nơi chốn khác. Trước hết, chúng ta phải có sự an tĩnh trong bản thân mình.

Nếu ta có sự an tĩnh trong tâm, điều đó sẽ ảnh hưởng tới những người khác và họ cũng trở nên an bình hơn. Lần lượt tất cả chúng ta trở nên an tĩnh, và đó là cách làm cho toàn thể thế giới trở nên an bình.

46

Thực hành Chimed Sog Thig này thật sự là một loại thực hành hàng ngày. Đây chính là việc nó được tận dụng ra sao, bởi bạn đang nhìn vào bản thân cuộc sống, và đời sống hoàn toàn chỉ là việc bạn sống cuộc đời mình ra sao, bạn đối xử với nó như thế nào, hiểu rõ nó quý báu ra sao. Quan điểm này đem chúng ta trở lại những sự chuẩn bị, ngondro. Phần lớn các bạn ở đây đang thực hiện vài loại thực hành chuẩn bị. Nhiều người trong các bạn đã hoàn tất ít nhất một tích tập những thực hành chuẩn bị và vẫn đang tiếp tục làm điều đó. Vì thế, điều trọng yếu là suy nghĩ xem những thực hành đó là gì và suy nghĩ về việc áp dụng chúng trong đời sống hàng ngày. Chúng không tách rời với đời sống hàng ngày của bạn.

Nhờ thực hành theo cách này bạn sẽ gia tăng tuổi thọ trung bình, bạn sẽ tăng trưởng công đức và cuối cùng bạn sẽ chứng ngộ sự giải thoát khỏi luân hồi sinh tử, bởi nó hoàn toàn sẵn có ở đó.

Trái lại, nếu bạn cứ giữ một thái độ tự-quy trong kinh nghiệm sống hàng ngày của bạn, thì bạn không phải là một Phật tử. Một Phật tử không chịu liên tục làm mồi cho năm cảm xúc phiền não, đặc biệt là khi họ biết được điều tốt hơn. Một Phật tử chân chính có bổn phận làm suy giảm năm cảm xúc phiền não và phát triển từ, bi, hỷ, và xả như thực hành chính trong đời họ. Họ cũng nên phát triển lòng tin và khả năng hòa thuận với bất kỳ người nào họ có thể hoà hợp. Họ nên mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác hơn là những tiêu cực. Vì thế, nếu bạn nhận ra rằng mình như một con rắn độc, và nhận ra rằng đây chính là cách người ta phản ứng với bạn, thì trong trường hợp đó bạn không ở trên con đường của Phật Giáo. Điều đó có nghĩa là vào lúc chết bạn sẽ chẳng có thực hành Phật Giáo nào để nương tựa. Một điều mà giờ đây tất cả chúng ta cần phải làm là chuẩn bị cho cái chết. Trong trường hợp tốt nhất, chúng ta phải sẵn sàng đến nỗi khi cái chết đến, mà chắc chắn là nó sẽ đến – và thời gian thì không thể xác định được – chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc để chết và sẽ hoàn toàn bình an đối với chính 47

mình bởi chúng ta đã hoàn tất tốt nhất thực hành hàng ngày của mình. Tối thiểu là chúng ta không sợ hãi vào lúc đó. Nếu bạn có thể kinh nghiệm điều này vào lúc chết, thì bạn có thể xác quyết được rằng đời bạn là một cuộc đời hữu ích và tràn đầy ý nghĩa.

Điều tối quan trọng mà bạn cần làm là hãy bắt đầu suy nghĩ và chuẩn bị cho sự chuyển di này.

Hiểu rõ sức mạnh của ác hạnh, là những sự tích tập nghiệp bất thiện, là một điều quan trọng. Trên con đường tâm linh, nếu bạn quên xây dựng một nền tảng vững chắc là cái về sau bạn sẽ đem vào đời sống hàng ngày, mà bạn lại tiếp tục nỗ lực tìm kiếm những giáo lý mật truyền cao cấp, thì điều này giống như một ngôi nhà trăm tầng chứa đầy kim cương, vàng và những báu vật khác nhưng lại xây dựng trên nền móng bằng băng tuyết. Vào một ngày nóng bức, băng tan chảy, ngôi nhà sụp đổ, và bạn sẽ mất tất cả.

Nếu bạn không xoay chuyển tâm thoát khỏi sự bám luyến vào luân hồi, và không phát khởi lòng bi mẫn đối với chúng sinh, thậm chí một chút cũng không có, thì một ngày kia, và điều này là chắc chắn, một trong những cảm xúc phiền não đó, bất kỳ cảm xúc nào mạnh nhất trong bạn, sẽ xuất hiện bởi vì nó luôn ở đó. Sự tham dục, sân hận, hay ghen tị, kiêu ngạo, bất kỳ nó là cảm xúc nào, đang sắp sửa xuất hiện, và mọi sự tu tập của bạn sẽ đội nón ra đi, chấm dứt tất cả. Cũng giống như chỉ cần ném một que diêm duy nhất vào đồng cỏ khô giữa mùa hè, mọi thứ sẽ bùng cháy tức thì.

Trừ phi bạn có một nền tảng vững chắc và một sự từ bỏ thực sự, việc luôn cố gắng thâu thập nhiều giáo lý và những kỹ thuật phi thường sẽ không đem lại lợi ích. Cuối cùng thì bạn cũng sẽ hoàn toàn thất bại.

Bạn đồng ý không? Vì thế điều này có nghĩa là bạn hãy cố gắng thực hành. Dù bạn là ai, điều đó không có gì là quan trọng.

Ta là ai, bất kỳ ai trong chúng ta? Ví dụ như tôi đi theo nhiều vị Lạt ma cao cấp, còn nhiều hơn cả các bạn, và tôi đã nhận được rất 48

nhiều giáo lý – vậy thì sao? Các Lạt ma chẳng thể làm được điều gì cho chúng ta. Chúng ta phải thực hành. Chúng ta phải đứng lên.

Chúng ta phải ăn. Chúng ta phải tiêu hoá. Chúng ta phải nghe lời bác sĩ. Chúng ta phải uống thuốc. Nhưng chúng ta không làm như thế; thay vào đó chúng ta nói rằng: “Ồ, tôi có giáo pháp đặc biệt này, giáo pháp đặc biệt nọ, vị Lạt ma này, vị Lạt ma kia”. Chắc chắn điều đó nói lên được tình cảnh của tôi. Tôi có Đức Dudjom Rinpoche, Đức Karmapa, Đức Đạt Lai Lạt Ma, hai vị Giáo thọ của Ngài. Tôi cũng có rất nhiều vị Lạt ma cao cấp, nhưng đó không phải là vấn đề. Thậm chí Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có đến đây, hay hàng ngàn đệ tử Bồ Tát của Ngài, vậy thì đã sao? Làm cách nào điều đó đem lại được lợi ích cho chúng ta? Ở Tây Tạng, Guru Rinpoche đã đến và sau Ngài đã xuất hiện nhiều bậc chứng ngộ, như một ngàn Hóa Thân Phật, và điều đó đã làm được gì cho người Tây Tạng? Ai đã thực hành? Ai đã khắc sâu giáo lý vào tận đáy lòng? Chắc chắn là những người Tây Tạng đã có được những điều đó nhưng họ có được cái gì? Không có gì cả.



Bạn cũng có rất nhiều vị Lạt ma cao cấp, Hóa Thân này hay Hóa Thân khác, và bạn nghĩ rằng: “Chà! Đó là Hoá Thân nào đấy”, rồi bạn đi theo người này và người kia. Có rất nhiều Hoá Thân; các vị đến rồi lại đi. Nhưng bạn quá sức ngoan cố, quá sức ngu ngốc, chỉ chơi đùa với chính mình. Bạn nghĩ rằng mình khôn ngoan. “Tôi sắp theo đuổi điều này. Tôi sắp theo đuổi điều kia.”

Bằng cách này thì bạn chẳng có được gì cả. Khi chết thì bạn sẽ chết như một con chó, hoặc một con heo.

Khi các Lạt ma đi rồi bạn bảo rằng bạn nhớ các ngài. Các ngài ban cho bạn một viên ngọc quý báu, khả năng giải thoát vì lợi ích của người khác chỉ trong một đời, nhưng bạn không ghi khắc lời chỉ dạy của các ngài. Bạn không để tâm tới nó. Bạn hỏi bác sĩ phải uống thuốc gì, nhưng bạn không uống. Bạn gặp vô số Lạt ma cao cấp, và vội vàng đòi hỏi mọi thứ – quán đảnh, giáo lý cao tột và 49

v.v.. Mọi thứ. Nhưng tất cả những gì bạn có chỉ là một trái tim rỗng không, một bộ não trống rỗng, và rất nhiều ghi chép. Chẳng có gì ngoài rác rưởi bên trong. Bạn vẫn tự coi mình là trung tâm một cách thái quá. Đó là vấn đề của bạn, không phải là vấn đề của các Lạt ma, và cũng không phải là vấn đề của Giáo Pháp. Bạn cần phải nhận ra vấn đề của riêng mình. Bạn không thể chỉ ra ai khác, mà phải chĩa mũi dùi vào chính mình. Bạn sẽ giải quyết vấn đề này ra sao? Bạn sẽ tự kết liễu đời mình ư? Không. Hãy tỉnh thức.

Hãy đứng trên đôi chân của chính mình. Bạn không được sử dụng đôi chân của người khác. Bạn có đôi chân của riêng mình, bộ óc của riêng mình.

Vậy hãy hồi quang phản chiếu. Hãy coi lại vấn đề của chính bạn. Hãy quay trở lại nơi bạn đã khởi hành. Ngồi xuống. Hãy quay nhìn vào trong. Hãy quán chiếu về những điều này. Luôn giữ thái độ của một người mới bắt đầu. Hãy khiêm tốn. Đừng giống tôi khi nghĩ rằng: “Ta thật vĩ đại, vị thầy chót vót trên ngai cao,” và như thế chỉ chồng chất thêm năm độc càng lúc càng nhiều hơn. Khi nghĩ rằng “tôi đúng” thì có nghĩa là “tôi sai.” Tôi nghĩ rằng tôi đúng. Tôi nghĩ rằng tôi đẹp trai, nhưng tôi không nhìn khuôn mặt của chính mình. Vậy bạn có nghĩ rằng tôi đẹp trai không?

Dù sao đi nữa, bạn phải nỗ lực thực hiện những điều này.

Bạn phớt lờ những điều đơn giản, và sau đó bạn bôi nhọ chúng. Vì thế hãy thực hành.





50





51





52



II. YOGA CỦA ĐỨC PHẬT VO LƯỢNG

THỌ



Một Pháp môn đặc biệt để Gia tăng Thọ mạng,

Trí tuệ và Công đức



Dẫn nhập



Đôi với chúng ta, không gì quý giá hơn cuộc sống của chính ta. Bởi lẽ nhờ có một đời người quý báu mà chúng ta có cơ hội trải nghiệm cả hạnh phúc tạm thời lẫn hạnh phúc tối hậu. Chúng ta thường coi những tài sản vật chất như cái gì vô cùng quan trọng và hết sức nỗ lực để có được chúng, nhưng thật ra đời người của chúng ta mới chính là tài sản quý báu nhất.

Tất cả chúng ta đều cần được sống lâu. Nếu mất cuộc đời này, chúng ta sẽ mất đi cơ hội thụ hưởng một đời người để thực hành Phật Pháp và để đạt được giải thoát và giác ngộ. Đó là lý do tại sao Ngài Je Tsongkhapa đã nói rằng đối với những ai mong muốn kinh nghiệm hạnh phúc thuần tịnh thì chính cái chết và sự vô minh là trở ngại to lớn nhất cho việc hoàn thành các ước nguyện của họ. Cái chết phá hủy cơ hội nắm giữ được điều cốt lõi của cuộc sống quý giá này của chúng ta, và sự vô minh hủy hoại cơ hội khiến ta có thể phát triển một kinh nghiệm thuần tịnh về Pháp.

Để vượt qua các chướng ngại này chúng ta cần tăng trưởng thọ mạng và trí tuệ của mình, và Pháp môn chính yếu để thực hiện điều này là Pháp môn yoga của Đức Phật Vô Lượng Thọ (Amitayus). Yoga này cũng là một Pháp môn đặc biệt để phát triển công đức.



53

Nhằm đem lại cho mọi người cơ hội được thực hành pháp môn yoga của Đức Phật Vô Lượng Thọ, tôi đã chuẩn bị nghi quỹ (sadhana) này. Cầu mong công đức của tác phẩm này là một tác nhân để tất cả chúng sinh tìm được sự an bình và hạnh phúc thuần tịnh.





Geshe Kelsang Gyatso Rinpoche





Yoga của Đức Phật Vô Lượng Thọ



Quy y và phát Bồ Đề Tâm



Cho đến khi đạt được giác ngộ

Con quy y Đạo Sư, Phật, Pháp, và Tăng.

Để thành tựu hạnh phúc cho tất cả những bậc cha mẹ chúng sinh Con nguyện phát triển tâm giác ngộ siêu việt.

(ba lần)



Phát triển Bồ Đề Tâm đặc biệt



Đặc biệt để nhanh chóng giải thoát những người lang thang lầm lạc,

Con nguyện đạt được Phật Quả trong đời này;

Vì thế con nguyện nỗ lực thực hành yoga thâm sâu

Về thiền định và trì tụng về Đạo Sư Thủ hộ Vô Lượng Thọ Phật.

(ba lần)



Tự-phát sinh và sự phát sinh phía trước



54