kết quả từ 1 tới 6 trên 6

Ðề tài: Những giai thoại về Cao Bá Quát

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Những giai thoại về Cao Bá Quát

    Cá nuốt cá, người trói người
    Chuyện kể khi còn bé, Cao Bá Quát ra tắm ở Hồ Tây. Đúng vào lúc vua Minh Mệnh tuần du ở ngoài bắc, nhà vua cũng đến Hồ Tây xem phong cảnh. Đạo ngự đi qua, tàn lọng rợp trời, gươm đao sáng quắc, ai cũng phải tránh xa, riêng cậu Quát cứ tự do vùng vẫy. Lính đến bắt lôi lên bờ, cậu cứ trần truồng đến trước mặt vua, tự khai là học trò, vì trời nực ra tắm mát. Vua nhìn xuống hồ thấy có con cá lớn đang đuổi đàn cá con, liền đọc một câu đối, bảo nếu đúng Quát là học trò thì phải đối được, sẽ tha không đánh đòn; vua đọc:

    Nước trong leo lẻo, cá đớp cá.

    Cậu Quát ứng khẩu đối ngay:

    Trời nắng chang chang, người trói ngườị


    Hay là thầy Lý...

    Ở làng Cao Bá Quát có viên lý trưởng có tiếng là hay nhũng lạm. Dân làng chê trách nhưng không ai dám chỉ trích công khai. Cao Bá Quát tuy còn nhỏ tuổi, nhưng cũng biết chung mối bất bình với dân chúng. Nhân có việc làng cho đắp đôi con voi thờ dựng trước cửa đình, cậu Quát cùng chúng bạn ra chơi, lấy bút viết luôn vào lưng voi bài thơ:

    Khen ai rõ khéo đắp đôi voi
    Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi
    Chỉ có cái kia sao chẳng đắp
    Hay là thầy Lý bớt đi rồị
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  2. #2

    Mặc định Một câu đối, hai hoàn cảnh

    Hồi đó Cao Bá Quát đang nghỉ ở nhà. Dân quanh vùng thường rủ nhau đến xin câu đối về dán trong nhà, nhất là trong dịp Tết.
    Một hôm có hai người láng giềng cùng đến một lúc, chỉ trước sau mấy bước. Người đến trước là một anh làm nghề đóng áo quan. Người đến sau là một chị đang có chửa gần ngày sinh. Cao Bá Quát không phải nghĩ ngợi lâu, cầm bút viết vào rẻo giấy cho anh thợ áo quan:

    Thiên thiêm tuế nguyệt, nhân thiêm THỌ.
    Xuân mãn càn khôn, phúc mãn ĐƯỜNG.

    Nghĩa là:

    Trời thêm năm tháng, người thêm thọ.
    Xuân khắp non sông, phúc chật nhà.


    Cụ Cao khéo dùng hai chữ Thọ và Đường để nói đến cái quan tài vì ngày xưa ta quen gọi cỗ quan tài là cỗ Thọ Đường.
    Anh thợ nghe giảng rõ, vui mừng vái chào đi ra. Đến chị bụng chửa. cụ Cao nhìn chị hóm hỉnh cười, rồi lấy mảnh giấy khác, viết ngay:

    Thiên thiêm tuế nguyệt, nhân thiêm.
    Xuân mãn càn khôn, phúc mãn.

    Nghĩa là:

    Trời thêm năm tháng, người thêm.
    Xuân đầy vũ trụ, phúc đầy.


    Như vậy là Cao Bá Quát đã dùng lại câu đối nghĩ cho anh thợ áo quan hồi nãy, chỉ có bớt ở mỗi vế một chữ cuối. Nhưng như thế vẫn nói lên được rất rõ việc chị phụ nữ sắp đẻ (người thêm) và việc hiện tại trước mắt là chị đang có mang. Vì chữ Phúc là hạnh phúc cũng trùng âm với chữ Phúc là "bụng" (Phúc mãn có nghĩa là bụng đầy, bụng to, tức là bụng có chửa).
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  3. #3

    Mặc định Ước đời Nghiêu Thuấn

    Một lần Cao Bá Quát đến nghe bình văn ở một trường Đốc. Nghe đọc những câu văn tầm thường, ông cứ lắc đầu và còn bịt mũi tỏ ra khó chịu. Lính bắt vào nộp quan đốc học. Quát xưng là học trò, hỏi học với ai, ông trả lời:

    - Tôi học với ông Trình ông Chu.

    Trình, Chu là hai vị học giả vào hàng tôn sư trong đạo Nho. Trả lời như vậy là tỏ ra mình học với các bậc thánh hiền, học từ gốc chứ không thèm học ngọn! Quan đốc giận, ra câu đối bắt đối ngay:

    - Nghĩ tiểu sinh hà xứ đắc lai, cảm thuyết Trình Chu sự nghiệp?

    (Chú bé này ở đâu đến đây, dám nói đến sự nghiệp ông Trình, ông Chu to lớn?)

    Cậu Quát đối lại:

    - Ngã quân tử kiến cơ nhi tác, dục vi Nghiêu Thuấn quân dân.


    (Người quân tử gặp thời làm việc, muốn quân dân đều được như đời Thuấn, đời Nghiêu).

    Quan đốc phục tài, nhất là cảm thấy chí hướng lớn lao của người trẻ tuổi. Ông đã không giận mà còn thưởng cho Cao Bá Quát.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  4. #4

    Mặc định Câu đối khóc mướn

    Cả mấy thầy nho đi gặp một đám tang, chủ nhà mời dừng chân để xin câu đối. Không hề quen biết, cũng chưa rõ tình hình cụ thể thế nào, không ai nghĩ ra viết câu đối sao cho hợp. Một nho sĩ cùng đi trong đám ấy, xin giấy bút viết ngay:

    Thấy xe thiện cổ xịch đưa ra, không thân thích lẽ đâu khóc mướn.
    Tưởng sự bách niên đừng nghĩ lại, động can tràng nên phải thương caỵ



    Các nhà khoa bảng ở đám tang hết sức phục đôi câu đối tài tình. Có người đoán ra ngay: - Cứ giọng văn lưu loát và tình cảm phóng khoáng này thì tác giả chắc chắn là Cao Bá Quát. Họ chèo kéo đám nho sĩ để hỏi han, thì quả nhiên đúng như vậy.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  5. #5

    Mặc định Cót két thẩn thơ

    Tương truyền khi chưa quen nhau, ông Quát nghe tiếng ông Nguyễn Văn Siêu dạy học, tìm đến thăm dò. Ông Siêu còn nghèo lắm, chỉ ngồi trên ghế chõng tre cũ kỹ, học trò trải chiếu ngồi quanh nền nhà. Cao Bá Quát xin vào học. Ông Siêu ra câu đối, bảo có đối được mới nhận.

    Tiên sinh tọa tịch thượng, cót chi két, két chi cót, cót cót két két.

    Ông Quát đối ngay:

    Tiểu tử nhập đình trung, thẩn chi thơ, thơ chi thẩn, thẩn thẩn thơ thợ

    Nguyễn Văn Siêu rất phục, dắt tay mời vào. Từ đó hai người kết bạn vong niên.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  6. #6

    Mặc định Câu thơ thi xã

    Cao Bá Quát vào Huế thi, rồi được làm một chức quan nhỏ ở Huế. Các ông hoàng bà chúa cùng với những tao nhân mặc khách ở Kinh đô, thường nhóm họp nhau, đàm luận và xướng họa thơ văn. Họ lập ra một thi xã lấy tên là Tùng Vân. Tùng Vân là tên hiệu của Tùng Thiện Vương Nguyễn Miên Thẩm, người đứng đầu thi xã này. Có người muốn rủ ông Quát vào thi xã, đưa cho ông xem một vài tập thơ văn, nhưng vô tình lại không chọn lựa, đưa phải những bài quá kém. Nghe nói, ông Quát xem rồi bịt mũi đọc câu ca:

    Ngán cho cái mũi vô duyên
    Câu thơ thi xã, con thuyền Nghệ An.


    Nhiều nhà thơ ở Huế bất bình về sự khinh miệt này. Tuy bất bình, họ vẫn phải ngầm đọc lại các tác phẩm của mình, để xem có đến nỗi "hôi" như mùi thuyền chở nước mắm ở Nghệ An vào không?
    Riêng có vị chủ trì thi xã, Tùng Thiện Vương là có thái độ khác. Ông cũng thấy trong số hội viên thi xã Tùng Vân nhiều người văn chương... đáng chê trách. Còn Cao Bá Quát, thì thật là một tài năng. Tùng Thiện Vương đã nhún mình, nhiều lần tìm gặp và đón mời ông Cao. Cuối cùng Cao Bá Quát cảm động, trở thành bạn thân của Tùng Vân.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Những Trường Hợp Quỷ Nhập Ở Thế Kỷ 19 Và 20
    By satyaa in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 8
    Bài mới gởi: 07-06-2012, 03:13 PM
  2. Năng lực trí tuệ - chương 5
    By phúc minh in forum Mật Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 25-05-2011, 08:52 AM
  3. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 20-05-2011, 07:37 AM
  4. Huyền thoại về những giang hồ Sài Gòn
    By TuanBinh7069 in forum Tản mạn nhân sinh
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 14-05-2011, 02:18 PM
  5. Pháp Ngữ của Hòa Thượng Tịnh Không
    By bachliencu in forum Đạo Phật
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 05-04-2011, 09:12 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •