Có lần, đang trong cơn sốt nhưng ông phải chở hai bà khách mập ú từ chợ Sài Gòn về cư xá Ðồng Tiến. Mệt nên ông đi chậm và liên tục bị khách cáu gắt, giục đi nhanh. Ông ngậm ngùi kể: Mỗi câu thúc giục của khách chẳng khác gì người đánh xe lấy roi quất vào mông ngựa.


30 năm rong ruổi giữa dòng người xuôi ngược, hình ảnh một ông lão còm cõi, áo rách, đang gò lưng đạp xích lô đập vào mắt tôi đã làm nhiều người xót xa. Nhất là khi, chỉ còn 6 tháng nữa nữa Nghị định 32 về việc cấm xe 3 bánh tự chế sẽ có hiệu lực tại TP.. Những người như ông lão và bao nhiêu người nữa sẽ phải từ bỏ "chiếc cần câu cơm" đã cùng mình chìm nổi với đời mấy chục năm nay...
Ở tuổi 74, ông Cấn Ðằng Phi (Trần Quang Diệu, Q.3) vẫn ngày ngày rong ruổi trên mọi nẻo đường với chiếc xe xích lô đã cũ nát. Xe ôm phổ biến, xích lô ít chở khách mà chỉ chở hàng nên vô cùng
vất vả. Có khi chở những cái tủ khá cồng kềnh, ì ạch đạp 5, 6 cây số cũng chỉ kiếm được mấy chục nghìn.


Vào độ tuổi "xưa nay hiếm" như ông, phải chở nặng, thậm chí còn phải khiêng đồ lên cho khách quả là việc làm quá sức. Nhưng vì miếng cơm, ông không thể không làm. Mấy chục năm gắn bó với nghề đạp xích lô, ông đã chứng kiến biết bao chuyện vui buồn mà ông sắp phải xa nó.Vốn là một người lính của chế độ VNCH, sau năm 1975, ông rơi vào tình cảnh khó khăn, cuộc sống bấp bênh nên ông chuyển nghề. Ông chọn nghề đạp xích lô. Không có tiền mua xe, hàng ngày, khi ông Tám hàng xóm nghỉ chạy xe, ông Phi mượn chạy vài cuốc kiếm tiền phụ gia đình. Khi bà mẹ biết chuyện, đã lấy số tiền dành dụm để lo hậu sự là 5 chỉ vàng và đi vay thêm 2 chỉ nữa đưa cho ông mua xe xích lô. Nhớ lại sự hy sinh của mẹ, ông Phi vẫn còn ngậm ngùi. Ông vẫn còn nhớ như in cái ngày mình hành nghề với chiếc xe mới, lúc chạy ra khỏi nhà, những người đồng nghiệp đã giơ tay chào:

- Ê! Chào ngựa mới! Dân đạp xe xích lô lúc đó thường tự trào nhận mình là "trâu bò, lừa ngựa".

Mua chiếc xe chưa được bao lâu thì anh trai chết. Ông Phi cùng chị dâu ngược xuôi lo cho 5 đứa cháu nhỏ dại. Ông tự nhủ, dù vất vả đến mấy cũng không để các cháu phải bỏ học. Ðể đủ gạo nuôi các cháu, hàng ngày ông phải dậy từ 5 giờ sáng, len lỏi khắp các nẻo đường thành phố đến 11-12 giờ đêm mới về nhà. Thức khuya dậy sớm, nhưng ông cũng chỉ kiếm đủ gạo lo bữa ăn cho gia đình. Ngày nào không đi hay không có khách là cả nhà phải nhịn đói hoặc ăn khoai mì.

Bởi thế, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào ông cùng chiếc xe vẫn lầm lũi lao động trên đường. Khổ nhất là đạp xích lô vào những ngày trời mưa, gió thổi mạnh làm ông phải gồng mình lên đạp, bị mưa tạt rát mặt. Ông nhớ có lần chở bà khách ăn mặc sang trọng qua cầu. Thường thì khách xuống đi bộ, qua cầu lên xe đi tiếp. Bà khách mặc đồ đẹp nên năn nỉ ông cho ngồi trên xe, qua cầu sẽ trả thêm tiền. Dốc cầu cao, đẩy được bà khách đến nửa cầu thì ông đuối sức. Cũng may, có một anh thanh niên đi ngang đẩy giúp. Nhận tiền rồi cũng là lúc ông rét run, răng đánh vào nhau lập cập.


Mấy chục năm trong nghề, ông Phi đã đủ thứ chuyện vui buồn. Có lần, gặp khách là một cô gái, ông đòi 20 nghìn, cô gái chỉ trả 10 nghìn. Đòi thêm 5 nghìn nhưng cô gái nhất định không chịu nên ông đành chấp nhận đi. Ðến cổng một biệt thự, cô gái yêu cầu cho xuống rồi đưa tờ 100 nghìn và nói: "Chú tiêu giùm cháu" và chạy khuất vào trong nhà. Câu nói của cô gái ông vẫn còn nhớ mãi và cảm động đến tận bây giờ. Nhưng chuyện vui thì ít mà chuyện buồn thì nhiều. Ông Phi ngậm ngùi: Làm nghề xích lô phải biết chịu đựng và phải chấp nhận sự khinh khi. Nhiều khi, chạy vất vả nhưng lại bị khách quỵt tiền, rồi khách ăn gian đường. Có khách thuê xe cả buổi sáng. Chở đi hết chợ này đến chợ kia, rồi đến một chợ ở luôn trong đó không ra nữa khiến người đạp xích lô chờ dài cổ và phải bỏ đi đón khách khác.

Không chỉ thế, dân đạp xích lô còn phải đối phó tranh giành khách với chính những người đồng nghiệp của mình. Rồi còn bị giam xe khi đậu bên lề đường. Ðó là những ngày cả gia đình lao đao. Ðến khi lấy được ra thì xe đã hư hỏng nặng phải mất nhiều tiền để sửa chữa. Trong cuộc đời đạp xích lô của mình, ông đã chứng kiến bao chuyện đau lòng. Ông kể, vào chiều 30 Tết, cũng không nhớ chính xác là năm nào, đang chạy xe trên đường NVT(Phú Nhuận), ông thấy một người đàn bà ra vẫy xe. Dừng xe, bà khách chỉ một người đàn ông nằm trên vỉa hè và kêu ông chở đến bệnh viện cấp cứu. Ông vội vàng nhờ người khiêng ông khách lên xe rồi chở đến bệnh viện. Nhưng đi qua 3 bệnh viện đều không nơi nào nhận với lý do bệnh viện không đủ phương tiện cứu chữa hoặc không đúng tuyến!?. Không được cứu chữa, người đàn ông đã tắt thở trên xe. Hỏi ra mới biết hai vợ chồng ở Tây Ninh lên thành phố kiếm việc làm. Cả tuần không kiếm được việc phải nằm đường nằm chợ sinh ốm đau. Bà vợ muốn ông làm phước chở ra bến xe để về Tây Ninh. Nhưng chở hai người gần ba tiếng đồng hồ, ông quá mệt, mà đường ra bến xe lại quá xa. Ông quyết định không lấy tiền và tìm xe khác chở hai người ra bến xe rồi ông sẽ trả tiền. Nhưng nhìn thấy cái xác, ai cũng lắc đầu. Mãi sau mới có một người thanh niên đồng ý chở nhưng đòi giá khá cao. Còn bao nhiêu tiền ông móc hết ra trả tiền xe giúp người đàn bà bất hạnh. Ông tâm sự:

"Mình đã khổ rồi mà còn có người khổ hơn. Nhìn tình cảnh người đàn bà mà tôi ứa nước mắt..".

Chạy xe nhiều, bị lao lực nên ông bị bệnh lao. Có bệnh nhưng không dám đi khám vì nếu đi khám sẽ phải nghỉ chạy xích lô. Mà nghỉ một ngày là cháy túi, mấy đứa cháu sẽ bị đói. Vả lại, tiền đâu đi chụp phim, khám bệnh, mua thuốc? Nhiều cuốc xe ông phải đạp trong cơn sốt cơn ho, choáng váng cả mặt mày, chở khách tới ngã ba, ngã tư, mắt hoa lên phải dồn hết tàn lực mới điều khiển nổi xe qua những giao lộ. Có lần, đang trong cơn sốt nhưng ông phải chở hai bà khách mập ú từ chợ Sài Gòn về cư xá Ðồng Tiến. Mệt nên ông đi chậm và liên tục bị khách giục đi nhanh. Ông ngậm ngùi: Mỗi câu thúc giục của khách chẳng khác gì người đánh xe lấy roi
quất vào mông ngựa. Ông phải cố gắng hết sức để không nôn thốc nôn tháo khi hai bà khách khó tính còn ngồi trên xe. Ðến khi khách xuống xe, tay vẫn đang cầm tiền nhưng ông đã gục xuống mửa thốc, mửa tháo, rồi lên xe nằm gần một tiếng đồng hồ cho đỡ cơn sốt mới lầm lũi đạp xe về. Nhưng ông Phi bảo, như mình vẫn là sướng vì còn có nhà để về. Khổ nhất là những người nhập cư, không đủ tiền thuê phòng, rủ đông người thuê chung thì không có chỗ để xe nên đành lấy xích lô làm nhà, tối kéo xe lên vỉa hè ngủ. Bất chấp nắng mưa, kể cả những ngày đau ốm. Ngủ đường trên xe phải ngủ trong tư thế co quắp, rồi muỗi đốt, rồi sương gió. Có người ngủ một mình, đã khóa xe cẩn thận bị kẻ gian xông thuốc mê, khiêng xuống đường lấy mất xe. Sáng dậy chỉ biết khóc.

Ba mươi mấy năm trôi qua ...

Trong đêm nay tiếng còi xe nhộn nhịp ,cờ hoa rủ rưỡi sau cơn mưa bất chợt của Sg lớp thanh niên vui vẻ chào mừng ngày lễ lớn nhưng nào ai biết được cuộc sống khó khăn của nhửng cựu quân nhân VNCH đang lầm lủi kiếm miếng cơm.Bác Phi đạp xích lô không biết bây giời thế nào trong cơn bão giá gạo hiện nay , bạn của bác Phi có còn yên ngủ bên chiếc xích lô tài sản duy nhất của mình .Đọc bài viết trên tôi thật cảm động vô cùng có lẻ trong kí ức của tôi vẫn còn đọng lại hình ảnh người cha của mình sau bao năm ròng đi học tập cải tạo quay về .Chiếc xích lô má tôi đi chạy vạy mua cho ông để đi kiếm tiền mua sữa cho con lúc ốm đau , nuôi cho con ăn học ..Cuộcsống khỏ cực làm cho mái tóc ba mau bạc hơn nhưng đôi mắt sáng của ba vẫn chứa nhiều niềm tin ,mùi mồ hôi cai nồng sau một ngày vất vả kiếm gạo nuôi cơm của ba làm tôi thấy thân thương và ngọt ngào làm sao ..

...Tôi bất chợt thấy cai tròng mắt khi nghe bài hát Rồi 30 năm qua Link : http://www.cungvui.com/Audiocd_play_8052.html lời bài hát sau sâu lắng và đồng cảm quá chừng ..Đêm lại mưa , từng giọt mưa vang đều trên máng xói như tiếng kinh cầu cho người quá vãng tôi chợt sợ , dường như có một điều vô hình gì đó làm tôi sợ một ngày mưa buồn người cha thân yêu của tôi không còn nữa mùi mồ hơi cai nồng không còn nữa , ánh đèn vàng soi bóng ba tôi ngồi đọc sách không còn nữa ...??Phải chăng khi đến một lứa tuổi nào đó đầm tính đi con người ta dễ dàng rung động trước tình cảm thiêng liêng với thân phụ mẫu biết quý trọng những giây phút quý giá bên người thân yêu của mình .

Ba mươi mấy năm của một chế độ không còn nữa khi quy luật áo củ sờn vai không còn gía trị với lớp trẻ tôi mới cảm thấy tiếc nuối khi đáng mất nhiều thứ đã qua đi .....