kết quả từ 1 tới 7 trên 7

Ðề tài: PHÉP CHẾ LUYỆN ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định PHÉP CHẾ LUYỆN ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH

    Đức Đông Phương Lão Tổ

    Hôm nay Bần đạo cũng nói thêm về Ngũ Hành Âm Dương để từ nay sắp đến chư hiền đệ cần ý thức cố gắng công phu tu luyện hơn nữa, vì đó là đầu mối để phăng đến chỗ đạt Đạo thoát nghiệp của luân hồi.
    Nói đến Ngũ Hành Âm Dương ở đâu cũng có, từ Trời Đất, con người đến mọi vật. Hễ có Thái Cực, Âm Dương, có Tứ Tượng là có Ngũ Hành. Sự tác động vô hình của Thái Cực Âm Dương tạo thành Ngũ Hành hữu danh hữu chất, hữu tướng, hữu hình. Ngũ Hành là trung gian giữa hữu và vô ; Ngũ Hành cũng là yếu tố sơ thỉ góp phần cấu tạo vạn hữu vũ trụ cho Thái Cực Âm Dương, cũng là Âm Dương tương phản, nhưng tương thành để quyết định mọi mặt cho mọi người và vạn vật. Người tu luyện cần phải chế âm phục dương là vì gặp thời bỉ « Âm thạnh Dương suy » mà tự thân mọi người đều có mầm chủng tử sanh diệt trong nhiều kiếp hiện nay. Thế nên cần phải khai thông huyệt đạo, chế Âm phục Dương là tạo những móc sắt, những viên gạch, bai hồ, nói chung là vật liệu cần thiết cho việc Trúc Cơ.
    Thánh Nhân ngày xưa nhìn thấy lẽ siêu xuất của vũ trụ vạn vật, vạch ra Bát Quái, tham cứu Đồ Thơ, tác thành Dịch Đạo, lưu lại cho đời tìm hiểu mối manh huyền bí của vũ trụ vạn vật. Tuy hình tướng lý thuyết bên ngoài, nhưng bên trong chứa đựng luật tắc ảo diệu biến hóa của Thái Cực Âm Dương. Người tu luyện nương vào đó để nhìn thấy sự luân động của bộ máy tối linh, nhận thấy được cái gì là chân thật, bất biến để gìn giữ, cái gì là giả tạm, sanh diệt diệt sanh trong thời gian nào đó để không bám víu.

    Thiên nhất sanh thủy, Địa lục thành chi; Địa nhị sanh hỏa, Thiên thất thành chi; Thiên tam sanh mộc, Địa bát thành chi; Địa tứ sanh kim, Thiên ngũ thành chi; Thiên ngũ sanh thổ, Địa thập thành chi. Một sanh một thành một âm một dương, một động một tịnh. Bởi có danh có chất nên gọi là Ngũ-Hành Tiên-Thiên.Bởi có hình có tướng nên gọi là Ngũ-Hành Hậu-Thiên. Trong trời đất vạn vật không có vật chi hóa sanh biến dưỡng mà không có Tiên Thiên, Hậu Thiên, Ngũ Hành áp dụng vào nhân thân. Người tu luyện phải thấu suốt những tác năng sinh động hữu hình trong chính bản thân để hòa hợp tu chứng. Ngươn Thần, ngươn Tinh, ngươn Tính, ngươn Tình, ngươn Khí là Ngũ Hành vô hình. Thức Thần, trược Tinh, quỷ Phách, du Hồn, vọng Ý là Ngũ Hành hữu chất. Bính Đinh, Nhâm Quý, Canh Tân, Giáp Ất, Mồ Kỷ là Ngũ Hành phương vị. Đó là hữu danh, hữu chất, vô hình là nguồn gốc của Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.
    Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân là tượng của Ngũ Hành ứng với phương vị để truyền sản tác thông, nguyên căn tổ khiếu của ngũ ngươn, ngũ tạng, lục phủ là hình trong hình, chất trong chất. Do đó có hỉ, nộ, ai, lạc, dục. Biết được sự liên hệ mật thiết giữa máy Tạo tuần hoàn, nhân thân cùng vũ trụ thì tu luyện là cần thiết cho con người. Khi đã tạo thành, con người sống trong hai khí Tiên Thiên, Hậu Thiên; tinh thần hòa lẫn vật chất; hữu hình vật chất thì biến hiện, vô hình thì tiềm ẩn , thế nên con người chỉ thấy giá trị của vật chất mà không thấy giá trị của tinh thần, vì vật chất hữu hình, quyến rũ, lôi cuốn, con người càng ngày càng bám víu; trong khi Chơn Tâm linh tánh càng ngày càng bị phủ mờ. Hỉ, nộ, ai, lạc, dục theo ngũ quan nhập vào tàn phá Ngũ Tạng Lục Phủ, làm thân phải bị thương tổn, khuynh khuyết, hoại tàn. Muốn trị được chứng nội thương ấy, người tu luyện cần phải chuyên chú trong việc luyện kỷ. Dương là đầu mối hóa sanh, tác thành vạn vật. Một Âm không sanh, một Dương không trưởng; Âm thạnh, Dương suy ắt bại hoại. Tạo thế quân bình cho trong định ngoài an là đời sống tự do, tự tại. Vượt ngoài lý Âm Dương là phản bổn hoàn nguyên, vĩnh cửu trường tồn.
    Tai nghe tiếng trần mà chẳng phân biệt; mắt nhìn thấy sắc trần mà chẳng phân biệt; mũi ngửi mùi trần mà chẳng phân biệt; lưỡi nếm vị trần mà chẳng phân biệt. Chính vì sự phân biệt mà có ưa ghét, thân thù, khao khát, ước vọng để kết thành của nghiệp luân hồi. Vui, giận, buồn, vui, thương, cảm khi chưa phát gọi là trung. Khi phát ra đúng tiết điệu hòa hài cảm ứng với nội tâm, ngoài cảm gọi là hòa. Trung Hòa là yếu tố đạt đến chỗ trong định ngoài an, để sống một cuộc sống siêu thoát; mà sống cuộc sống siêu thoát thì Tiên Phật cũng thế thôi.
    Chư hiền đệ! Phép chế luyện Ngũ Hành Âm Dương mà chư đệ tu luyện là để quân bình Âm Dương cho đến chỗ thuần dương, bất sanh, bất diệt.
    Muốn chế luyện Ngũ Hành Âm Dương thì chư đệ phải chế ngự ngũ tặc thành ngũ căn hữu dụng. Thế nên bần đạo có dạy: khi chư hiền thấy thần thái thung dung, diện mạo hân hoan, tươi tốt, lời nói được kẻ mến người ưa, kẻ kính người nể, một cử chỉ hành động lợi vật lợi nhơn, không còn điều gì chấp trước, làm chẳng thấy là mình làm, cho chẳng thấy là mình cho, được không thấy là được, mất chẳng tưởng là mất. Đó là Thiền sinh, bảo sông là sông, núi là núi và đó cũng là kết quả mà chư đệ phải đạt đến.

    Hãy xem cái nhìn của đứa hài nhi xích tử với nụ cười mà ai nhìn cũng thấy dễ thương vì chính nó không biểu lộ ý nào khác hơn sự vô tư hồn nhiên của nó. Nó không có ý nghĩ đến giây phút sẽ đến để chờ đợi. Chư đệ hãy lấy ví dụ đó mà suy gẫm

    Last edited by dienthoai; 28-06-2011 at 02:11 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. cách luyện ngũ quỷ âm binh pháp
    By rain_tuan in forum Thế Giới Bùa Ngải
    Trả lời: 15
    Bài mới gởi: 28-07-2013, 01:29 PM
  2. kinh nghiem tu vi
    By thaiduong162 in forum Tử Vi
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 02-12-2011, 11:31 AM
  3. TỬ VI NGHIỆM LÝ TOÀN THƯ
    By thaiduong162 in forum Tử Vi
    Trả lời: 16
    Bài mới gởi: 01-10-2011, 08:13 PM
  4. Cao Đài luận
    By 1lanthoi in forum Đạo Cao Đài
    Trả lời: 28
    Bài mới gởi: 28-05-2011, 09:22 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •