SỰ PHÂN LY CỦA LINH HỒN VÀ THỂ XÁC

Chúng ta nhờ thông qua Trung Ấm , Chuyển Thức Thành Tựu trong Lục Thành Tựu Pháp của Mật Tông Tây Tạng , mà biết và có được một cái bản ngả khác ; Nhưng chúng ta cũng biết được trong giáo lý của Hiến Giáo và Mật Tông thường chủ trương Vô Ngã Luận , do đó cái Bản Ngả kia chỉ là biểu hiện của Tâm , nhưng Tâm thì không thể thấy và sờ mó được , vì nó vô hình vô tướng ; Nhưng Hiển và Mật Tông lại nhận rằng Tâm và Bản Ngả là đồng nguyên , Tâm ngã nhất thể . Như vậy cái Bản Ngã nầy là được nhận định trong cảnh giới nào ? Nó có phải là Tinh Thần được tồn tại trong nhục thể ; hay là Đệ Bát Thức hay chỉ là một thể Linh Hồn như mọi người thường gọi . Tín đồ Phật giáo cho Linh Hồn là Thức thứ tám của con người . Sự quan hệ của ba lớp thân vi tế của con người là Tâm tối vi tế và Phong tối vi tế là gì ? Còn Minh Điểm nữa , Mật Tông xem bản chất của Minh Điểm còn cao hơn A Lại Da Thức là thức thứ tám của con người nữa , vì khi Thần Thức của con người khi xuất ra khỏi thân xác thì cần lấy Minh Điểm làm Thân để có thể xuất ra ngoài .
Đồng thời với pháp tu Du Già ngày xưa của Ấn Độ , trong thuật tu luyện nội đan của Trung Hoa cũng có phương pháp Dương Thần Xuất Thể , so sánh với phương pháp Linh Hồn Giải thoát của thuật Du Già Ấn Độ cũng có những điểm tương đồng .
Dương Thần Xuất Thể của thuật luyện nội đan Đạo Gia Trung Hoa , còn gọi là Dương Thần Thoát Xác , ngày xưa gọi là Siêu Thoát . Phương pháp tu tập cụ thể là Dương Thần được hành giả dưởng dục nuôi nấng tại đơn điền , sau đó đưa dương thần theo các đường kinh mạch đi lên thượng đan điền ở nảo bộ , tại đây dương thần được dưởng dục trong ba năm , sau cùng hành giả có thể xuất nhập dương thần ra vào thể xác ; khi xuất ra tựa như cảnh giới siêu thoát của thái hư , khi thu vào thượng đan điền như nơi trú ngụ để tồn dưởng . Những lần đầu xuất dương thần cần từ tốn chậm chạp , không được gấp rút , không được xuất thần đi xa , mau thu trở về , sau khi xuất thần đã thuần thục thì mới có thể đi xa ngao du tam thiên đại thiên thế giới ; lúc đầu vì định lực không vững , nếu xuất dương thần đi xa , mà không thu trở về được , thì sanh mạng của nhục thân sẻ bị kết liểu ; tương truyền đạo gia Trương Bá Dương cùng một Thiền Sư cùng trổ tài xuất Hồn đi đến một vườn Hoa ở Dương Châu cách xa ngàn dặm . Khi trở về thì trên tay của Trương Bá Dương có cầm một cành hoa đã hái được trong vườn hoa ở Dương Châu , nhưng Thiền Sư thì đi về tay không ; điều nầy đã nói lên sự xuất hồn của đạo gia là sự xuất Dương Thần nên có thể mang đồ vật về , còn sự xuất hồn của vị Thiền Sư ki a là sự xuất Âm Hồn , nên không thể mang về vật gì được . Vì khi xuất dương thần thì người khác có thể thấy được hành trông giống như thể xác của họ , còn nếu xuất âm thần thì vô hình , người khác không thể trông thấy được , vì lúc đó hành giả chỉ xuất ý thức thể ra ngoài mà thôi ,vì ý thức thể nầy không được bao bọc năng lượng của thể phách và thể vía . Nên sự xuất dương thần của đạo gia cần tu luyện công phu và dài thời gian hơn , vì đạo gia cần phải luyện tinh hóa khí , luyện khí để hình thành đệ nhị xác thân , sau đó dùng thần và khí để nuôi dưởng đệ nhị xác thân nầy cho đến khi có đầy đủ chân tay mạnh mẻ trưởng thành , thì lúc đó mới có thể nhập chân thần vào đệ nhị xác thân nầy , mà xuất hồn – Dương Thần đi ra ngoài thể xác được .
Theo như sự thể nghiệm của Lạt Ma Tây Phương Lobsang Rampa , cư ngụ tại Gia Nả Đại khi xưa , ông nầy có thể xuất hồn , gọi là Linh Thể , hay còn gọi là Tinh Quang Thể , Thông Thiên Học gọi nôm na là Thể Vía , để đi bất cứ nơi nào trong vũ trụ hay có thể xuyên núi , xuống biển hay đi vào lòng đất cũng được , vì Tinh Quang Thể nầy không cần hơi thở và ăn uống , Tinh Quang Thể nầy nối liền với Nhục Thân bằng một sợi chỉ Bạc , nên ông có thể tự ý thu hồi Tinh Quang Thể nầy lúc nào cũng được , hay trong lúc xuất Tinh Quang Thể , mà nhục thân bị ai chạm đến thì Tinh Quang Thể sẻ bay trở về nhập vào nhục thân ngay lập tức . Tinh Quang Thể nầy có hình dạng giống nhục thân của nó , nhưng rất nhẹ nhàng , nhưng khi nó bay ra thì người thường không trông thấy nó được, vì nó là một dạng của âm thần . Những vị Lạt ma cao cấp của Tây Tạng thường dùng phương pháp nầy để có thể ngồi ở nhà mà có thể biết được chuyện của thiên hạ vậy .
Chúng ta biết được qua kinh nghiệm của những hành giả tu luyện thuật Du Già , tuy khí mạch của thân thể nhiều như lá cây của thân cây Bồ đề , nhưng chỉ có luân xa tim , lại có đến 101 đường kinh mạch tủa khắp ra , trong đó có một đường kinh mạch quan trọng chạy thông lên nảo bộ , con đường nầy được mệnh danh là Vỉnh Sanh Chi Lộ . vì hành giả có thể xuyên qua con đường nầy mà xuất hồn ra ngoài để được siêu thoát sinh tử .
Thuật Du Già YoGa có sự tương quan máu mủ với Mật Tông Tây Tạng , hai phái nầy đã nối thông Phạn Huyệt của Tâm Tạng và Phạn Huyệt của Đỉnh đầu bằng một thông hào đứng thẳng trong trung mạch , trong đó có sự lưu thông của Minh Điểm là trung tâm cảm thụ trong pháp tu của Mật Tông .
Trong pháp tu Đại Bi Quan Âm Phowa Pháp có nói rằng : Từ tim lên đỉnh đầu có một ống trung mạch , ống nầy ngoài màu trắng , bên trong thì màu đỏ , ống nầy trên thì thô , ở dưới thì nhỏ , có hình dạng như phần cuối của thân cây kèn loa - Trumpet ; mạch ống nối khởi lên từ giữa tim có tỏa ra bốn cánh hoa màu trắng , trên đó có một nguyệt luân màu trắng , trên nguyệt luân đó có một hạt Minh Điểm to bằng hạt đậu màu trắng đang chói sáng , đây là thể tập hợp tự thân bản thức của hành giả ‘ Khi hành giả tu tập được thành tựu phương pháp Phowa , hành giả cần tu thêm pháp Phật Trường Thọ Pháp , nếu không hành giả sẻ bị chết yểu đoản mạng ; nếu Minh Điểm xông ra đỉnh đầu mà hợp nhất với tâm của Bổn Tôn trên đỉnh đầu , thì sanh mạng nhục thân của hành giả sẻ bị kết liểu và lúc đó chỉ có linh hồn của hành giả được vảng sanh nơi Tịnh Thổ , không ai biết ....Hiện nay, có nhiều người tu tập theo Tịnh Độ Tông , mọi người đều niệm A Di Đà Phật , nhưng họ không biết gì ? Chỉ một lòng niệm hồng danh Phật ; nhưng khi đọc xong và biết được sự chuyển thức và cảnh giới trung ấm trong các pháp tu của Mật Tông , thì họ biết rằng cách tu của Mật Tông là một con đường dể đi và có hiệu quả nhất , để thoát ly sanh tử , thoát ly biển khổ để trực chỉ Bồ Đề , mà được vãng sanh Tịnh Thổ vậy .
Phương Pháp Chuyển thức Phowa có cả thảy mười mấy loại , nhưng nguyên lý cùng cơ bản tu tập đều đại đồng tiểu dị .
Từ trên cho ta thấy , như vậy bản nguyên của Tinh Thần có thể độc lập tồn tại và phân ly với nhục thể , và trong nhục thân nầy thực sự có sự tồn tại của Linh Hồn và Linh Hồn nầy , trước hay sau khi nhục thân chết nó vẩn tồn tại ( Thông qua sự ấn chứng của hành giả tu tập Trung Ấm Thành Tựu Pháp trong là một trong sáu pháp môn Du Già của Naropa ) và linh hồn nầy cũng có đầy đủ hoạt động của một người thường trong cảnh giới của nó .
Có một phương pháp Phowa khác , là Bạch Không Hành Mẩu Thiên Thức Pháp , phương pháp nầy , tương tự như phương pháp song tu của nam nữ ; là trong khi tu tập Bổn Tôn của hành giả là Bạch Không Hành Nữ đang bay ở trên đỉnh đầu của hành giả , lúc nầy Bạch Không Hành Nữ hai tay nâng hai chân lên , Liên Hoa của Bạch Không Hành Nữ hạ xuống đâm vào phần trên trung mạch ở đỉnh đầu của hành giả , lúc nầy Minh Điểm trong trung mạch của hành giả tuôn chảy vào Liên Hoa Cung của Bổn Tôn .
Như vậy sự thu hút của dị tính , không chỉ là hiện tượng của vật lý và sinh lý , mà trên lảnh vực tinh thần nó cũng có một sự tương hấp dị tính , có một nội dung hàm dưởng rất là sâu xa vi diệu .....
Ngày nay , sự tu tập thành đạt được Ảo Thân trong Mật Tông Tây Tạng , được xem là một thành tựu cao nhất , mà khoa học Thần Kinh , Tâm Lý Học , Triết Học ngày nay khó có thể giải thích nổi ...
Chúng ta nên biết đặc tính của Ảo Thân là có đủ đầu mình cùng chân tay , nhưng nó không có thực thể và các khí quan nội tạng , có máu huyết , xương thịt như người thường , nó được tạo ra từ thân thể máu thịt , nhưng lại là một xác thân khác với nhục thân , và nó có thể nhập làm một với nhục thân , nó được xem như là một “Nhục Thân” mới vậy .
Ảo Thân là do năm loại căn bản khí tạo thành , chủ yếu nhất là Tính Mạng Khí , nó không phải là ảo tưởng , nó là hình dáng sanh khởi của Bổn Tôn , do Phong Tâm Vi tế ( Trí Tuệ Khí ) hiển phát mà tạo thành .
Phương pháp Phowa là một phương pháp thẳng tắt , không thông qua quá trình trung gian , mà đem tối phong tâm vi tế là tâm khí từ nhục thể phân ly ra và xông lên đỉnh đầu , ảo thân chứng được các ánh sáng màu sắc của tám cảnh khác nhau , khi Khí đi qua các giai đoạn Khí Nhập – Trụ – Viên Dung vào trung mạch .Do đó , thân ánh sáng là do ngũ sắc quang tạo thành . Bản chất của ảo thân như hình trong gương , trăng trong nước , cầu vòng trên trời là hư không nhưng thanh thoát vậy .
Hình tượng Phật của Hiển Tông có 32 tướng tốt , 80 tùy hảo ; nhưng những tướng nầy từ đâu ra ? Hay là do con người tô vẻ thêm , tạo ra vẻ mỹ lệ trang nghiêm .
Nhưng khi hành giả tu hành Mật Pháp và đã chứng đắc được Ảo Thân , thì lúc đó hành giả , mới biết được Ảo Thân có 32 tướng tốt và 80 tùy hảo, ngoài ra nó còn có thể biến hóa vô số , để làm lợi ích cho chúng sanh ; do đó , Ảo thân thực sự là Sắc Thân của Phật vậy .
Như vậy , làm sao ta biết được sự tồn tại của Ảo Thân ? Vấn đề nầy thuộc phạm vi của nhận thức siêu cảm , chỉ có một mình hành giả khi chứng đắc được ảo thân nầy mới có thể biết và cảm thọ được sự tồn tại của ảo thân nầy mà thôi .
Khi Ảo thân được tu tập tăng tiến thêm , thì nó lại được chia ra làm Trọc Ảo Thân và Tịnh Ảo Thân ; Trọc Ảo Thân là tiền thân của Tịnh Ảo Thân . Trọc Ảo Thân xuất hiện khi đại lạc sản sinh , khi hành giả chỉ mới đạt đến sơ bộ cứu cánhcủa sự thể ngộ Thể Không . Chỉ khi nào hành giả đạt đến tám cảnh báo trước của các loại ánh sáng cận tử , mà loại ánh sáng cuối cùng là Du Quang Minh biến thành Chân Chánh Cứu Cánh Quang Minh , tức là Nghĩa Quang Minh , lúc nầy Trọc Ảo Thân sẻ giống như một cầu vòng bảy màu bay lên tan biến trong không gian , để từ đó có thể hiện khởi ra Tịnh Ảo Thân vậy .
Như vậy , khi hành giả từ trong đại lạc của thiền định , trực tiếp thể ngộ Không Tính , đả đạt được Tịnh Ảo Thân , lúc nầy hành giả đã tiêu trừ tất cả những chấp trước , giải thoát và tiêu trừ tất cả những chướng ngại trên đường tu ; như thế , khi chứng đắc được Ảo Thân , hành giả đả có thể từ trong hiện kiếp mà có thể đạt đến quả vị Phật vậy .
Chúng ta làm thế nào để biết được hành giả tu Mật pháp nào đã đạt được Ảo Thân ?
Không có được phương pháp nào để biết được hành giả nào đả đạt được ảo thân , vì người nào đã đạt được ảo thân thì thân thể của họ cũng trông giống như người bình thường , ta không thể nhìn biết được , bởi vì Tịnh Ảo Thân là một Thân Trí Tuệ tiềm ẩn bên trong tâm của người đó , nó là Chân thân của người đó , nó có sức thần thông biến hóa vô cùng , và chỉ có họ biết được mà thôi .
Như cổ nhân có nói Đại Ẩn , Ẩn Triều Thị ; Tiểu Ẩn Ẩn Sơn Lâm , tức những người thật sự có tài và cao nhân thì thường ẩn thân mình ở nơi chợ búa thành thị náo nhiệt và chỉ để lộ ra ngoài là một người tầm thường không ra gì , như Tế Điên Hòa Thượng hay những Gián Điệp , Đặc Công , Khủng Bố ngày nay vậy , không ai biết được họ ,vì họ cũng giống như người thường , có khi người nầy dùng những hành vi hạ tiện , thô bỉ hay dơ dáy để mọi người tránh xa không chú ý , để che mắt thiên hạ , hay họ dùng bộ mặt nhân từ đạo đức vô hại để làm nhàm chán mọi người , rồi để qua đó họ mới có thể hành động theo mục đích riêng cứu đời hay hại đời của họ vậy .
Vậy Ảo Thân là vật chất hay là phi vật chất ? Theo như Phật giáo thường nói , không rơi vào hai cực đoan hửu và vô , đó mới là trung đạo ; như vậy cảnh giới của minh tâm kiến tánh không ai có thể dùng lời nói mà nói ra cho được rỏ ràng . Trong thoại đầu của Thiền Tông có nói “Thấy núi và nước là núi và nước , sau đó lại thấy núi và nước không phải là núi và nước , cuối cùng lại thấy núi và nước thật sự là Núi và Nước vậy ” Loại tam đoạn luận nầy của Thiền Tông , ta cần phải tự thân đi thân chứng , tự giác ngộ , nếu không thì ta cũng không biết được gì nhiều hơn là trên mặt chữ trong kinh sách đã nói ra vậy .

Do Hội Viên Ánh Sáng – T2 – Úc Châu. Biên Soạn
http://www.thegioibuangai.com
http://www.kimcanghuu.com

Thứ hai , 11 tháng 6 năm 2007

Mọi trích dịch hay copy xin ghi rỏ xuất xứ .