HĐTM ai biết xin trả lời dùm: từ Kinh trong "Thái Ất Thần Kinh" có nghĩa là gì ?. Và cả cụm từ "Thần Kinh" ở đây nghĩa là gì?

Tôi tìm trên mạng nhưng có nhiều câu giải đáp khác nha, như sau:
1) Kinh ở đây nghĩa là Con đường
2) Kinh ở đây nghĩa là là Quyển sách
3) Kinh (Thần Kinh) ở đây chỉ nước Việt, như Thần Châu chỉ một khu vực của Trung Hoa.

Tôi cũng đọc đoạn giải thích sau đây trong cuốn Thái Ất Thần Kinh (NXB Văn hóa Thông tin), nhưng cũng không hiểu nổi nghĩa là gì (vốn chữ hán/nôm của tôi rất kém).

"Tại sao gọi là Thái Ất thần kinh?
Chỉ một từ “Thái” với một từ “Ất” đã bao hàm đủ tất cả nguồn tri thức luận của
con người mà Đạo học tức là nguồn tri cơ rốt ráo (đại vĩ mô) nhất trong trí thức luận.
Vì Thái Ất thuộc Đạo học, một bài học lớn nhất về Vũ Trụ và Nhân sinh mệnh, qua
các kinh nghiệm về chu kỳ thiên văn học, địa lý học, môi trường học, toán tinh
tượng, âm dương tiêu tức, cửu cung, bát quái, hành kim trong thiên nội, quái ngoại
vận quĩ cung trị thiên ngoại, theo trục Hội Tam Nguyên vãng phục, Tứ Tượng kinh
hành Tinh Tượng Thiên Uy 8 cõi, xét định bàn tướng Nguyên - Hội - Vận - Thế - Nạp
giáp Bát quái, Thiên Phù 55, Thiên bào 45 cộng phối hợp nên Bát Quái Cửu Trù,
hữu hình sinh trong vô hình, thiên địa hàm tinh, vạn vật hóa sinh, thời gian trừu
tượng – âm tính - nằm ngủ trong thời hạn vô cùng - gặp biến hóa làm sự sống muôn
thuở - và vì có biến hóa mới làm ra Người. Nên Người đúng thực có gốc biến hóa ở
định luật Dần Một Cực Ba – thành ra 4 Thái: Thái Dịch – Thái Sơ – Thái Thủy – Thái
Tố, hàn gắn làm 4 hạn kỳ: trẻ, tráng, già, chế. Vì đầu không biết khởi từ đâu thì gọi
là Mệnh (số bắt đầu). Cuối không biết hết ở chỗ nào thì gọi là Hóa (tử). Vậy Mệnh
Sinh và Kiếp Hóa hoàn toàn là một số âm số tức là không có thời hạn thực, mà nếu
có thực một thời hạn thì đó nghĩa của cụm từ Luân hồi – nghĩa biến Luân hồi xuất
sinh ở cụm từ Chu kỳ (Chu kỳ nhỏ nhất là một Satna, một ngày đêm gồm 6 tỷ 400
triệu Satna, và 99.980 Satna tương ứng với 2 tỷ 444.4000.000 Hốt Mạng Vi). Một
nhịp đập của trái tim, như một chu kỳ tinh lực của một “Sinh Cơ” tiểu Vũ Trụ tinh linh
khí đã bị đầu thai làm người. Nghĩa là đã bắt đầu vào cuộc biến hóa của chu kỳ nhỏ
72 của Thái Ất hành kinh, tạo nên con số trung hòa của nhịp đập sự sống con tim
loài người bình thường. Con người là Cái Ta thường (Tagatha) hay gọi là Bang Ta
Tử của Đạo học, mà đồng thể với “sự phủ nhận cái ta”, gọi là Anatta, vậy nên có “cái
tôi”, và có “cái không tôi”, cái không tôi lại là “cái nó”, hoặc nói gọn là Đại ngã. Vì thế
Đạo học là học về Cái Tôi, Cái Ta diệu kỳ là Địa cầu; trong đó, trục địa cầu gồm có
Nó và Cái Không Tôi = Lai cái = Du ti.
Địa cầu thì tròn đầy chứa bao nhiêu cái Bang Ta Tử - tròn đầy mà lồi ra kỳ
diệu thành một ADI – NIDANA – SVABHAVÂT, nghĩa là một cái vòng vô bờ hay cái
cung không số và tối đen. Tuy vòng không số, không bờ, nhưng “hàm tinh số 100
trung hòa” của Thiên phù và Thiên Bào: qua 4 Thái, là khi đem vào dùng thì số Trời
Đất Đại Diễn có 50 nhưng dụng có 49, vì luôn để dành số Một Cả, mà gọi là Thái Ất
thần kinh: Thái Ất kinh vòng qua cái vòng vô bờ tối đen tạo ra thời giờ lịch pháp"