Vì sao niệm Phật mà đọa địa ngục ?

Trong mọi hành động của chúng ta hằng ngày đi đứng, nói năng tiếp xúc nếu không giữ kỷ thì chính mình là tội nhân của Phật giáo , vì người xã hội thông thường nhìn vào những người " tu hành " hơn là tìm hiểu giáo lý của đức Phật.
Vì vậy họ sẽ đánh giá một tôn giáo qua những hành vi của những người xuất gia "cũng như Phật tử ".

Như Ấn Quang Tổ sư đã dạy rằng " Người tu hành nhất cử nhất động đều liên quan đến huệ mạng của chúng sinh " cho nên chúng ta cần phải cẩn thận .

Rất nhiều người không dám ăn chay hay đi chùa và nghiên cứu giáo lý vì họ thấy những người mang nhãn hiệu " tu hành " có những thái độ cử chỉ không tốt . Điều này chúng ta vô tình làm mất đi duyên lành của chúng sinh cũng như giết chết huệ mạng của họ . Cho nên quả báo của người tu không ít , trong 100 quả báo niệm Phật câu đầu tiên là " Niệm Phật đọa địa ngục" . Điều này khiến cho Pháp sư Tịnh Không băn khoăn nên mới hỏi sư phụ Lý Bỉnh Nam. Sư phụ Lý nói rằng vì là người niệm Phật nhưng không tu hành khiến cho người khác nhìn vào không dám tu nữa , họ dùng thân báng Pháp của Như Lai nên tất phải đọa A Tỳ .

Tội có khinh trọng, thế nhưng dùng thân mà báng pháp tội này rất lớn, nhưng ít ai lại biết.
Phật dạy chúng ta rất rõ, đó chính là tứ oai nghi, người tu hành phải có tứ oai nghi.. đi đứng nói năng động tịnh ( đi, đứng, nằm, ngồi),... Người tu phải chân thật biểu thị, chân thật từ lời dạy của Thế Tôn mà thể hội, mà hành trì... Nếu tâm thô, ý động, cử chỉ hành vi,.. lời nói việc làm, toàn là sự sự thế gian, tâm tâm sân si.. thì ít nhất, bạn cũng đừng gắn cái mác Phật tử.. Vì sao vậy? vì khi có tội người bình thường phạm một, bạn gắn cái mác này vào bạn phạm tội thì bạn là biểu pháp, là một trong tứ chúng... Bạn nêu cái gương xấu cho người, phá đi tín tâm của người với đạo Phật ( đoạn đi nhân lành của người)... Khiến họ từ tối lại mờ mịt thêm, lại vào trong chỗ tối... Thế thì họ muôn kiếp lại vào trầm luân... Tự thân ta đã báng pháp.

Phật tử hộ pháp phải khéo léo mà hộ, một khi người có căn lành với pháp nào thì ta phải ủng hộ, phải xiển dương... do họ quay đầu phát tâm chẳng muốn làm ác hồi đầu hướng thiện.. Bạn không khéo léo giúp đỡ, lại nói gần nói xa.. chê các môn khác dẫn dụ người vào môn tu của mình.. đây cũng là báng pháp. Nên nói trong thiền viện, thì khen thiền là tốt, trong Tịnh xã phải khen tịnh là hay... Có như vậy tín tâm người mới có thể nhờ đó mà nương, có thể phấn chấn mà tu... Đây là cách dùng phương tiện độ...
Cái tốt nhất với mình, chưa chắc tốt với người. Vì thế ta tự thân tu hành, tự thân khuyến hóa,.. người muốn chọn môn nào là việc của họ... Miễn sao họ chịu làm lành chịu cải hối, thì đó là chân diệu pháp...

Thuốc chẳng luận quý tiện, trị được hết bệnh đó là thuốc hay.. Pháp cũng thế không có cao thấp,... nhưng tâm tánh chúng sanh có sự phân biệt, lựa chọn, yêu ghét, họ phiền não nghiệp chướng nhiều kiếp nay duyên chín mùi muốn học chơn diệu lý.. Giống như đốm lửa nhỏ vừa phát... Bây giờ bạn làm cho nó phát triển hay là dập tắt nó... Phải nên khéo léo mà khuyến hóa..

Phật giáo có phát triển hay không là do Phật tử có khen ngợi ba ngôi tam bảo, hộ trì phật pháp hay không! (xin chẳng dám nói đến chư tăng)
Hộ pháp là hộ tâm, tâm có an lạc thanh tịnh,..thì mới có thể gọi là hộ... Vì bạn sẽ là biểu pháp để người nhìn vào mà sanh tín tâm.