Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 33

Ðề tài: Hành thiền là nhìn thẳng vào tâm mình

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Hành thiền là nhìn thẳng vào tâm mình

    Đây là một số thắc mắc căn bản của người hành thiền lúc đầu, thấy hay và cần thiết nên post cho đại chúng cùng nhau tham khảo

    Sau đây là những lời vấn đạo của một thiền sinh Tây phương với ngài Ajahn Chah.

    Hỏi: Thưa thầy, tôi đã cố gắng hết sức để hành thiền, nhưng dường như tôi chẳng đạt được chút kết quả nào. Tôi phải làm sao đây?

    Đáp: Điều quan trọng trong lúc hành thiền là đừng mong muốn đạt được cái gì. Lòng mong mỏi giải thoát hay giác ngộ là một chướng ngại cho sự giải thoát. Dù bạn có nỗ lực hành thiền đến mức độ nào đi nữa, hoặc hành thiền suốt ngày đêm mà vẫn còn ôm ấp tư tưởng là sẽ đạt được cái gì đó, tâm bạn sẽ không bao giờ bình an, tĩnh lặng.

    Nỗ lực hành thiền với ước muốn đạt đươc cái gì là nguyên nhân tạo ra sự hoài nghi và bất an. Người hành thiền với ước muốn đạt được cái gì sẽ không bao giờ tiến bộ bởi vì trí tuệ không thể khởi sinh từ lòng ham muốn. Vậy thì cứ thản nhiên thực tập, chú tâm theo dõi thân tâm, và đừng mong ước đạt thành gì cả. Đừng dính mắc vào sự giải thoát, giác ngộ. Ngoài ra, khi bạn bắt đầu hành thiền, và khi tâm bắt đầu yên tịnh, bạn liền nghĩ rằng, "Ồ, không biết như vầy đã đến tầng thiền-na thứ nhất chưa? Còn phải bao lâu nữa?" Ngay lúc khởi tâm như thế, bạn mất hết tất cả. Cách hay nhất là cứ tiếp tục theo dõi đề mục và để trí tuệ phát triển một cách tự nhiên.

    Bạn cứ tiếp tục chú tâm theo dõi mọi diễn biến của thân tâm mà đừng nghĩ gì đến việc đánh giá trình độ mình, không cần biết mình đang ở tuệ nào, mức độ nào. Bạn càng chú tâm theo dõi thân tâm bao nhiêu, bạn càng thấy rõ bấy nhiêu. Nếu bạn hoàn toàn tập trung tâm ý vào đề mục, bạn sẽ không còn băn khoăn lo lắng đến chuyện đã đạt đến trình độ nào. Cứ tiếp tục đi đúng đường rồi chân lý sẽ hiển lộ một cách tự nhiên.

    Làm sao có thể nói cốt tủy của việc thực hành? Đi tới cũng không đúng! Đi lui cũng không đúng! Đứng yên một chỗ cũng không đúng! Không có cách nào để đo lường hay phân loại sự giải thoát.

    Hỏi: Tôi vẫn còn suy nghĩ nhiều, vẫn còn bị phóng tâm nhiều, mặc dầu tôi rất cố gắng chú tâm chánh niệm. Tại sao?

    Đáp: Đừng lo lắng, băn khoăn về chuyện đó. Hãy cố gắng giữ tâm an trụ trong hiện tại. Bất kỳ tư tưởng gì hiện ra trong tâm bạn, bạn phải chú tâm ghi nhận nó. Những phóng tâm ấy sẽ tự động ra đi. Cũng đừng ao ước sẽ xua đuổi được chúng; cứ thực hành rồi bạn sẽ đạt được trạng thái tự nhiên. Cũng không nên có sự phân biệt giữa tốt và xấu, giữa nóng và lạnh. Chẳng có tôi, chẳng có anh, và chẳng có tự ngã gì cả. Chúng thế nào thì nhìn chúng thế ấy. Khi bạn ôm bát đi khất thực, bạn chẳng cần làm chuyện gì đặc biệt cả, chỉ đơn thuần đi và chú tâm vào những gì đang xảy ra. Chẳng cần phải dính mắc vào sự tĩnh lặng hay độc cư. Nghĩa là đừng bao giờ có tư tưởng: tôi phải thiền một mình ở một nơi yên tĩnh mới tiến bộ được. Bất cứ đi nơi đâu bạn cũng có thể thiền được.

    Khi bạn ở đâu bạn cũng đều phải biết mình và chú tâm chánh niệm một cách tự nhiên. Nếu có sự nghi ngờ xuất hiện, phải theo dõi sự nghi ngờ đến và đi. Chỉ giản dị thế thôi. Không bám víu hay nắm giữ điều gì, vật gì, dầu tốt hay xấu. Trong khi đi kinh hành, thỉnh thoảng bạn có thể gặp vài trở ngại. Chẳng hạn, tư tưởng của bạn bị ô nhiễm và hướng đi nơi khác, khiến bạn không còn chú tâm vào bước đi nữa. Gặp những trường hợp phiền não đến quấy nhiễu bạn như thế, bạn chỉ cần nhìn chúng, chúng sẽ ra đi. Đừng bao giờ suy nghĩ, bận tâm đến những trở ngại đã trôi qua. Đừng ưu tư về những chuyện gì sắp hay chưa xảy ra. Hãy an trú trong hiện tại. Đừng quan tâm đến chiều dài của con đường đi, cũng đừng dính mắc vào nó nữa. Khi thực tập đã thuần thục, tự nhiên sự quân bình sẽ đến với bạn.

    Hỏi: Tôi phải khởi đầu việc hành thiền như thế nào? Có cần phải có đức tin trước khi thực hành không?

    Đáp: Một số người bắt đầu việc thực hành khi họ đã có một số đức tin và hiểu biết về Phật Pháp. Đó là chuyện tự nhiên. Nhưng như thế không có nghĩa là phải có đức tin và hiểu biết Phật Pháp mới chịu đi hành thiền. Chúng ta có thể hành thiền, và phải hành thiền mà không cần phải có điều kiện nào cả. Điều quan trọng là phải thực sự muốn nhìn vào bên trong của Tâm mình, hoàn cảnh của chính mình, hiểu Tâm mình một cách trực tiếp. Sau đó, tự nhiên đức tin và sự hiểu biết chín mùi trong tâm.

    Hỏi: Trong khi hành thiền, chúng tôi có cần đi sâu vào Định hay không?

    Đáp: Trong khi ngồi thiền, nếu tâm bạn bắt đầu yên tĩnh và định thì đó là điều tốt, vì bạn có thể dùng chúng làm dụng cụ để tiến xa hơn. Nhưng bạn cần thận trọng và đừng bị dính chặt vào sự yên tịnh. Nếu bạn ngồi chỉ với mục đích đạt đến định tâm thì bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và sung sướng, nhưng bạn đã phí thì giờ. Mục đích của hành thiền là ngồi và để cho tâm an định, rồi dùng tâm định này để quan sát bản chất của Thân và Tâm. Ngoài ra, nếu bạn chỉ muốn đạt tới định tâm, bạn sẽ đạt được sự an tịnh và đè nén được nhiều phiền não trong lúc bạn ngồi, nhưng khi hết hành thiền, sự an tịnh và định tâm cũng mất luôn. Giống như bạn lấy một tảng đá để đè lên hố rác, khi bạn nhấc tảng đá đi, hố rác vẫn còn. Ngồi lâu hay mau không thành vấn đề. Bạn đừng để mình bị lạc vào trong an tịnh mà phải dùng sự an tịnh của mình để quan sát sâu xa hơn bản chất của Thân và Tâm. Đó chính là phương cách giúp bạn giải thoát thực sự.

    Quan sát Thân - Tâm một cách trực tiếp nhất, đó là không dùng sự suy nghĩ, tưởng tượng để nhìn Thân - Tâm. Có hai trình độ quan sát. Một là suy nghĩ và đi lang thang từ điểm này đến điểm khác, khiến bạn bị dính mắc vào những tri giác hời hợt giả tạo, chỉ có bề mặt mà không có thực chất.

    Loại quan sát thứ hai là một sự an tịnh, định tâm và lắng nghe bên trong. Chỉ khi nào có tâm định, tỉnh và an tịnh, lúc ấy chân trí tuệ mới phát sinh một cách tự nhiên. Thoạt đầu, trí tuệ chỉ là một âm vang nhè nhẹ, một mầm cây yếu mềm vừa nhô lên khỏi mặt đất. Nếu bạn không hiểu điều này, bạn có thể nghĩ quá nhiều đến nó, săn sóc nó quá nặng tay khiến nó chết một cách đau đớn dưới chân bạn. Nếu bạn cảm nhận nó một cách lặng lẽ, từ đó bạn có thể thấy được căn bản của tiến trình Thân và Tâm. Từ nhận thức này bạn sẽ thấy được vô thường và bản chất vô ngã của Thân và Tâm.

    Hỏi: Nhưng nếu chúng tôi không tìm kiếm gì cả thì làm sao gặp được Phật Pháp?

    Đáp: Bất kỳ chỗ nào bạn nhìn đều là Pháp--xây dựng nhà cửa, đi trên đường cái, ở trong nhà tắm, hay ở trong thiền đường này,..., tất cả đều là Pháp. Khi bạn hiểu biết đúng thì không có gì trên thế gian này mà không phải là Pháp cả.

    Nhưng bạn phải hiểu rằng hạnh phúc và đau khổ, vui và buồn luôn luôn ở với ta. Khi bạn hiểu rõ bản chất của chúng, Phật và Pháp cũng ở ngay đây. Khi bạn thấy một cách rõ ràng, mỗi thời khắc của kinh nghiệm đều là Pháp. Nhưng phần lớn chúng ta có phản ứng một cách mê muội. Trước lạc thú, "Tôi thích cái này; tôi muốn được nhiều hơn." Và trước những gì không vừa lòng, "Đi đi, tôi không thích cái đó; tôi không muốn nữa." Nếu bạn hoàn toàn mở rộng tầm mắt trước mọi diễn biến của thế gian mà không có thái độ mê muội như trên, bạn với Phật sẽ là một.

    Một khi bạn đã hiểu rõ, đó chỉ là một vất đề đơn giản và trực tiếp. Khi lạc thú phát sinh, nên hiểu rằng nó không phải là ta, là của ta. Khi đau khổ phát sinh, cũng nên hiểu rằng nó không phải là ta, là của ta, đau khổ hay khoái lạc đều biến mất.

    Nếu bạn không chấp giữ các hiện tượng xảy ra, không đồng hoá chúng với mình, không xem chúng là sở hữu của mình, tâm sẽ đạt được trạng thái quân bình. Sự quân bình này là chánh đạo, những lời dạy của Đức Phật, dẫn đến giải thoát. Thường chúng ta hay kỳ vọng, "Tôi có thể đạt được tầng thiền này hay tầng thiền kia không?" hay, "Tôi có thể phát triển năng lực gì?" Như vậy là chúng ta đã bỏ qua những lời dạy của Đức Phật để nhảy sang một lãnh vực khác thật sự chẳng hữu dụng chút nào. Nếu bạn thật sự muốn, bạn có thể tìm thấy Đức Phật trong những sự vật đơn giản nhất trước mắt bạn, và có thể đạt được cốt tuỷ của sự quân bình này bằng tâm xả bỏ.

    Bước đầu thực hành, điều quan trọng là bạn phải có một hướng đi thích hợp. Thay vì cứ đi càn, đến đâu thì đến, bạn phải có một bản đồ hay được một người đã từng đi trên đường này hướng dẫn. Con đường giải thoát mà Đức Phật là người đầu tiên chỉ dẫn là Trung Đạo, nằm giữa hai thái cực: lợi dưỡng và khổ hạnh. Tâm phải mở rộng trước mọi kinh nghiệm, không mất quân bình hay rơi vào những cực đoan. Được vậy, bạn sẽ nhìn sự vật với tâm tự nhiên, không dính mắc mà cũng không hất huỉ. Khi hiểu rõ được sự quân bình này thì Đạo sẽ rõ dần. Khi sự hiểu biết được phát triển là lúc lạc thú đến, bạn hiểu ngay nó là vô thường, bất an và trống rỗng. Khi đau buồn và thất vọng đến, bạn cũng xem chúng như vậy: vô thường, bất an và trống rỗng. Cuối cùng, khi đã đạt được một đoạn khá xa trên con đường, bạn sẽ thấy rõ ràng rằng trên thế gian này chẳng có gì có giá trị, chẳng có gì cần phải nắm giữ. Mọi vật chẳng khác nào những vỏ chuối hay vỏ dừa, chẳng có gì hấp dẫn. Khi bạn nhìn thấy mọi vật trên thế gian đều là những vỏ chuối và vỏ dừa, bạn sẽ tự do đi trên thế gian này, không có gì khiến bạn bực mình chán nản. Lúc ấy bạn đã đi trên con đường dẫn đến giải thoát.


    Đức Phật dạy hai loại thực hành: Giải thoát bằng trí tuệ và giải thoát bằng hành thiền.

    Những người giác ngộ bằng trí tuệ chỉ cần nghe Pháp và tức thì có tri kiến. Bởi vì toàn bộ giáo lý đều dạy xả bỏ mọi vật, để mọi vật như vậy, họ thực hành xả bỏ theo lối tự nhiên chẳng cần phải qua nỗ lực tinh tấn hay định tâm. Lối thực hành đơn giản này cuối cùng có thể đưa họ đến chỗ không còn tự ngã, nơi đó không còn gì để xả bỏ và không còn gì để nắm giữ.

    Những người giác ngộ bằng thiền định cần phải có nhiều thì giờ để định tâm hơn. Họ phải ngồi hay thực hành theo một số kỷ luật đặc biệt và dài ngày. Đối với họ, sự định tâm này nếu sử dụng đúng cách sẽ trở thành cơ sở để tiến sâu vào minh sát. Một khi tâm đã định, cũng giống như học xong bậc trung học, bấy giờ họ có thể vào đại học và học bất cứ ngành nào thích hợp với họ. Một khi tâm định đã mạnh họ có thể tiến đến những tầng thiền định cao hơn hay dùng tâm định để phát triển tất cả các mức độ của minh sát.

    Dù giải thoát bằng trí tuệ hay giải thoát bằng thiền định, chúng ta đều phải qua con đường thực hành. Mọi phương cách thực hành mà không có sự dính mắc, chấp thủ đều đưa đến giải thoát
    Trong vũ trụ, năm đường phân minh, thiện ác báo ứng họa phước đành rành, thân tự chịu lấy không ai thay được. Người thiện làm lành thì từ cảnh sướng đến cõi sướng, từ sáng vào sáng. Người ác làm ác từ cảnh khổ vào cõi khổ, từ tối vào chỗ tối.

  2. #2

    Mặc định

    Đức Phật dạy hai loại thực hành: Giải thoát bằng trí tuệ và giải thoát bằng hành thiền.

    " Những người giác ngộ bằng trí tuệ chỉ cần nghe Pháp và tức thì có tri kiến. Bởi vì toàn bộ giáo lý đều dạy xả bỏ mọi vật, để mọi vật như vậy, họ thực hành xả bỏ theo lối tự nhiên chẳng cần phải qua nỗ lực tinh tấn hay định tâm. Lối thực hành đơn giản này cuối cùng có thể đưa họ đến chỗ không còn tự ngã, nơi đó không còn gì để xả bỏ và không còn gì để nắm giữ."

    Không biết trích đâu ra chỗ này. Giải thoát mà đơn giản thế hả, cứ cho hết thì chỉ giải thoat khỏi bản ngã của mình thôi, chưa thoát luan hồi

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi ngaymaitroicosang Xem Bài Gởi
    Đức Phật dạy hai loại thực hành: Giải thoát bằng trí tuệ và giải thoát bằng hành thiền.

    " Những người giác ngộ bằng trí tuệ chỉ cần nghe Pháp và tức thì có tri kiến. Bởi vì toàn bộ giáo lý đều dạy xả bỏ mọi vật, để mọi vật như vậy, họ thực hành xả bỏ theo lối tự nhiên chẳng cần phải qua nỗ lực tinh tấn hay định tâm. Lối thực hành đơn giản này cuối cùng có thể đưa họ đến chỗ không còn tự ngã, nơi đó không còn gì để xả bỏ và không còn gì để nắm giữ."

    Không biết trích đâu ra chỗ này. Giải thoát mà đơn giản thế hả, cứ cho hết thì chỉ giải thoat khỏi bản ngã của mình thôi, chưa thoát luan hồi
    Còn chỗ trụ thì còn sanh, nếu bạn chấp giữ bám níu vào một cái gì đó ( dính mắc) thì bạn sẽ còn...vòng quanh lục đạo... Cứ như thế bạn sanh rồi tử, sống và đọa...

    Khổ, Không, Vô Thường, Vô ngã... là điều Phật dạy thế thì có chống trái gì?

    Giải thoát? ai trói buộc bạn mà bạn nói là giải thoát không dễ?

    Chỉ có bạn tự trói buộc mình, tự mình trói thì tự mình giải. Nói giải thoát không dễ, ừm vì bạn chưa bao giờ thực sự hành, nên nói là không dễ.

    Muốn thực hiện mơ ước thì trước tiên bạn phải thức dậy đi đã...
    Không gì là không thể, chỉ cần thiền quán, đừng chấp vào nó, bám vào nó, mọi thứ diễn ra như cái đã từng... sát na sanh diệt chỉ khắc khoải ngắn ngủi, nếu không biết tận dụng thì bạn ngộ cái gì, giải thoát cái gì?

    Khi Tôn giả ANan đi thiền hành cả đêm, ngài cảm thấy mệt và tập trung ghi nhận nó, khi đặt lưng nằm xuống.. Bổng mọi thứ vỡ toan và Ngài thoát ly sanh và tử... Mọi chuyện chỉ có thế...
    Trong vũ trụ, năm đường phân minh, thiện ác báo ứng họa phước đành rành, thân tự chịu lấy không ai thay được. Người thiện làm lành thì từ cảnh sướng đến cõi sướng, từ sáng vào sáng. Người ác làm ác từ cảnh khổ vào cõi khổ, từ tối vào chỗ tối.

  4. #4

    Mặc định

    thấy tâm rồi thì nhìn thẳng vào đâu .....
    Vô Thường Mà Thường
    Thường Mà Vô Thường

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi mysterious Xem Bài Gởi
    thấy tâm rồi thì nhìn thẳng vào đâu .....
    Hãy tiếp tục nhìn vào cái thấy ấy? từ nơi nào mà ta thấy được cái tâm ấy vậy?
    ............Nó chẳng có thực, thế mà ta lại thấy, vậy cái thấy ấy là có sanh có diệt... lúc còn lúc mất... Hãy nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe... cái mà còn thấy, là cái mà còn sanh diệt...
    Chỉ một cái thấy đã che mờ hết tất cả, ta không thể thấy được gì khác nữa... Gom lại một mối và dùng trí huệ mà đoạn nó...
    bạn chưa từng thấy tâm của mình, nên mới hỏi như thế.

    Hành thiền là phải chân thực, bản thân mình đã không chân thực với chính mình, thì sao mà có thể tiếp tục?
    Trong vũ trụ, năm đường phân minh, thiện ác báo ứng họa phước đành rành, thân tự chịu lấy không ai thay được. Người thiện làm lành thì từ cảnh sướng đến cõi sướng, từ sáng vào sáng. Người ác làm ác từ cảnh khổ vào cõi khổ, từ tối vào chỗ tối.

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi bachliencu Xem Bài Gởi
    Hãy tiếp tục nhìn vào cái thấy ấy? từ nơi nào mà ta thấy được cái tâm ấy vậy?
    ............Nó chẳng có thực, thế mà ta lại thấy, vậy cái thấy ấy là có sanh có diệt... lúc còn lúc mất... Hãy nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe... cái mà còn thấy, là cái mà còn sanh diệt...
    Chỉ một cái thấy đã che mờ hết tất cả, ta không thể thấy được gì khác nữa... Gom lại một mối và dùng trí huệ mà đoạn nó...
    bạn chưa từng thấy tâm của mình, nên mới hỏi như thế.

    Hành thiền là phải chân thực, bản thân mình đã không chân thực với chính mình, thì sao mà có thể tiếp tục?
    hà hà ..... đó là câu hỏi sao nị hỉ ..... hà hà đoạn văn trên chưa chuẩn , thêm tí nữa thì mới được hà hà ..... giờ chưa được hà ..... hihi
    Vô Thường Mà Thường
    Thường Mà Vô Thường

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi bachliencu Xem Bài Gởi
    Hãy tiếp tục nhìn vào cái thấy ấy? từ nơi nào mà ta thấy được cái tâm ấy vậy?
    ...Trùi! làm sao có thể lấy "con mắt " để mờ thấy "Con mắt", lại làm sao có thể lấy cái "Thấy-Biết" ...Đi tìm cái "Thấy-Biết"đây..Hic.hic...Đầu lại mọc thêm...Đầu roài nhỉ! .hì.hì.

    ............Nó chẳng có thực, thế mà ta lại thấy, vậy cái thấy ấy là có sanh có diệt... lúc còn lúc mất....
    ...Những gì Ông diễn-giải nói trên, cũng chỉ là "Cái Thấy-Biết" của Vọng Thức...Sinh-diệt, Phân-biệt, Đối-đãi ấy...Túm lại..hì.hì.chỉ là mới có cái Biết của ...Tâm-Vọng...mờ thui hè!!


    * Ông Lại viết ... : "...Hãy nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe... cái mà còn thấy, là cái mà còn sanh diệt...". Ô. viết thế này, Ai mà hiểu nghĩa...nè trùi!...Phải nói là :"Nhìn-nghe mà Không Trụ", tức ...Xanh là Xanh, đỏ là đỏ...Không phân đẹp-xấu, ghét-hay thích..V.v...Đấy gọi là Thấy-Biết mà không Phân-biệt. Nên không...Sanh-diệt ! Chớ nào phải... "cái mà còn thấy, là cái mà còn sanh diệt.." Vậy khi "Thấy-Biết mà không "phân-biệt Sanh-diệt", thì...Ta đây lại "mù" luôn chăng?
    Chỉ một cái thấy đã che mờ hết tất cả, ta không thể thấy được gì khác nữa... Gom lại một mối và dùng trí huệ mà đoạn nó...
    * Đoạn dưới này thì Tuui chịu...Hẽm hiểu nổi luôn...Xin thua!
    * Bởi "Trí-Tuệ" chỉ là "Dụng" của "Thấy-Biết". Hay nói rỏ ra như thế này: Trí Tuệ chỉ là công cụ cho cái "Thấy-Biết" ấy, chỉ là giúp Ta vén bức màn mê-mờ(Vô-minh), là làm cho "Ta" thêm thật thông-suốt &Tỏ-Rỏ hơn...Giống như cái đầu thông minh sẽ giúp Ta sáng suốt...Ấy mơ... hì..hì..

    * Vài hàng, gởi các Ô. tự suy nha!rose4
    * Chú Ý: Trên đây chỉ là lý thuyết mờ thui nha...Alo..Alo..

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tangbang Xem Bài Gởi
    ...Trùi! làm sao có thể lấy "con mắt " để mờ thấy "Con mắt", lại làm sao có thể lấy cái "Thấy-Biết" ...Đi tìm cái "Thấy-Biết"đây..Hic.hic...Đầu lại mọc thêm...Đầu roài nhỉ! .hì.hì.



    ...Những gì Ông diễn-giải nói trên, cũng chỉ là "Cái Thấy-Biết" của Vọng Thức...Sinh-diệt, Phân-biệt, Đối-đãi ấy...Túm lại..hì.hì.chỉ là mới có cái Biết của ...Tâm-Vọng...mờ thui hè!!


    * Ông Lại viết ... : "...Hãy nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe... cái mà còn thấy, là cái mà còn sanh diệt...". Ô. viết thế này, Ai mà hiểu nghĩa...nè trùi!...Phải nói là :"Nhìn-nghe mà Không Trụ", tức ...Xanh là Xanh, đỏ là đỏ...Không phân đẹp-xấu, ghét-hay thích..V.v...Đấy gọi là Thấy-Biết mà không Phân-biệt. Nên không...Sanh-diệt ! Chớ nào phải... "cái mà còn thấy, là cái mà còn sanh diệt.." Vậy khi "Thấy-Biết mà không "phân-biệt Sanh-diệt", thì...Ta đây lại "mù" luôn chăng?


    * Đoạn dưới này thì Tuui chịu...Hẽm hiểu nổi luôn...Xin thua!
    * Bởi "Trí-Tuệ" chỉ là "Dụng" của "Thấy-Biết". Hay nói rỏ ra như thế này: Trí Tuệ chỉ là công cụ cho cái "Thấy-Biết" ấy, chỉ là giúp Ta vén bức màn mê-mờ(Vô-minh), là làm cho "Ta" thêm thật thông-suốt &Tỏ-Rỏ hơn...Giống như cái đầu thông minh sẽ giúp Ta sáng suốt...Ấy mơ... hì..hì..

    * Vài hàng, gởi các Ô. tự suy nha!rose4
    * Chú Ý: Trên đây chỉ là lý thuyết mờ thui nha...Alo..Alo..
    Khi hai người cùng thực hành cùng đi trên con đường phát triển tuệ giác, dù không nói họ cũng ngầm mà hiểu.

    Nếu nói mà người khác không hiểu, thì một là trình độ ta quá cao vượt tầm mức ấy, nên vờ như chẳng hiểu... vì trình độ đã cao thì sao lại không hiểu cái thấp. Người nói sai ta liền biết chỉnh chỗ nào, thuyết chỗ nào. Đấy là phương tiện giáo hóa.

    thứ hai là trình độ ta quá thấp chẳng có thực sự gia công dụng hạnh, chỉ biết qua loa đại khái.. Nên người khác nói ta không hiểu.. Bây giờ muốn sờ cũng không biết chỗ đâu mà sờ.

    " Thấy mà chẳng thấy, nghe mà chẳng nghe" thấy nghe như thế mà ta còn chẳng thể làm được, lên đây chấp câu văn... Nếu thật sự như tôi đây...địt một phát thì ba ngày vẫn còn nghe thối.
    sao mà thối vậy, vì ông không biết...ông thấy thì liền chấp thấy, nghe thì chạy theo nghe...

    Thấy nghe như thế thì sao mà không sanh diệt...

    Nếu không biết...làm sao để dùng cái biết nhìn thấu cái biết.. đã nhìn chẳng thấu thì sao mà buông xả... Bạn nói một hồi thì thành ra, đi nghịch giáo lý của Như Lai, căn bản đã chẳng vững, lại không tinh tấn hành trì, lên đây mà giễu... tự thân báng pháp, báng Phật.....Không biết, không hiểu thì hỏi, chớ còn nói bừa, thì thật sự xin lỗi học hữu... Kẻ hèn đây không rảnh...

    Xưa có vị bà la môn đến cúng dường hai đóa hoa cho Thế Tôn. Thế tôn khi ấy liền nhìn bà la môn và bảo buông xuống.
    Vị bà la môn liền buông hoa tay trái xuống.
    - Phật từ dung bảo buông xuống.
    Bà la môn liền buông tay cầm hoa còn lại.
    - Hãy buông xuống.
    Bà La môn: nhưng tay con đâu còn gì nữa.
    Hảy buông nó xuống!

    Nếu không biết buông cái gì xuống... Thì hãy nên tìm đọc bản kinh này...
    Trong vũ trụ, năm đường phân minh, thiện ác báo ứng họa phước đành rành, thân tự chịu lấy không ai thay được. Người thiện làm lành thì từ cảnh sướng đến cõi sướng, từ sáng vào sáng. Người ác làm ác từ cảnh khổ vào cõi khổ, từ tối vào chỗ tối.

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi bachliencu Xem Bài Gởi
    Khi hai người cùng thực hành cùng đi trên con đường phát triển tuệ giác, dù không nói họ cũng ngầm mà hiểu.

    Nếu nói mà người khác không hiểu, thì một là trình độ ta quá cao vượt tầm mức ấy, nên vờ như chẳng hiểu... vì trình độ đã cao thì sao lại không hiểu cái thấp. Người nói sai ta liền biết chỉnh chỗ nào, thuyết chỗ nào. Đấy là phương tiện giáo hóa.

    thứ hai là trình độ ta quá thấp chẳng có thực sự gia công dụng hạnh, chỉ biết qua loa đại khái.. Nên người khác nói ta không hiểu.. Bây giờ muốn sờ cũng không biết chỗ đâu mà sờ.

    " Thấy mà chẳng thấy, nghe mà chẳng nghe" thấy nghe như thế mà ta còn chẳng thể làm được, lên đây chấp câu văn... Nếu thật sự như tôi đây...địt một phát thì ba ngày vẫn còn nghe thối.
    sao mà thối vậy, vì ông không biết...ông thấy thì liền chấp thấy, nghe thì chạy theo nghe...

    Thấy nghe như thế thì sao mà không sanh diệt...

    Nếu không biết...làm sao để dùng cái biết nhìn thấu cái biết.. đã nhìn chẳng thấu thì sao mà buông xả... Bạn nói một hồi thì thành ra, đi nghịch giáo lý của Như Lai, căn bản đã chẳng vững, lại không tinh tấn hành trì, lên đây mà giễu... tự thân báng pháp, báng Phật.....Không biết, không hiểu thì hỏi, chớ còn nói bừa, thì thật sự xin lỗi học hữu... Kẻ hèn đây không rảnh...

    Xưa có vị bà la môn đến cúng dường hai đóa hoa cho Thế Tôn. Thế tôn khi ấy liền nhìn bà la môn và bảo buông xuống.
    Vị bà la môn liền buông hoa tay trái xuống.
    - Phật từ dung bảo buông xuống.
    Bà la môn liền buông tay cầm hoa còn lại.
    - Hãy buông xuống.
    Bà La môn: nhưng tay con đâu còn gì nữa.
    Hảy buông nó xuống!

    Nếu không biết buông cái gì xuống... Thì hãy nên tìm đọc bản kinh này...
    " Thấy mà chẳng thấy, nghe mà chẳng nghe" .Khác chi là Ô. nói "có mắt mà như mù, có tai lại như điếc". Ông Chớ có bắt chước người mà nói leo. Bởi viết sai-trật cũng là cái thấy sai-trật mà thôi. Sao lại còn miệng lưỡi thế kia!
    *Văn tự của mình chỉ có kẻ phàm phu, hồ đồ mới không biết từ đâu mà có, lại lấy đầu làm đít mà viết, lại bảo chấp hay kog chấp. Ông "té" phần Ông thì không sao ! Nay lại tính nhấn chìm...Nhìn vào Tôi đã thấy có Người té theo Ô. roài đấy!hì.hì..

    *Nay Ô. lại viết thế này thì còn gì để nói với Ông.
    "Nếu không biết...làm sao để dùng cái biết nhìn thấu cái biết..
    Như Ô. nói được, diễn đạt được ý câu viết của chính Ông đây cho mọi Người nơi đây được biết. Thời mới gọi là cái Biết chân thật của Ô. Như không viết ra được, thời Ông cũng là lấy của Người làm của mình mà wen trả mà thôi! Khác gì kéo người "té" theo là thế!
    Thế Tôi hỏi Ông : Bậc Thánh có mấy cái "Biết" ? Như Ông thì Tôi thấy tới 2 lận đấy! Thế Ông có thể nói cho mọi Người cùng Biết:
    "dùng cái biết nhìn thấu cái biết.." là như thế nào được chăng ?
    P/s: là Bậc Đạo Sư khi đối đáp , chớ để "Cục Sân" làm nghẹn cổ họng. Ông từ từ thông thả mà viết. Hy vọng văn tự nơi Ông sẽ được sáng sủa hơn lên..rose4

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tangbang Xem Bài Gởi
    " Thấy mà chẳng thấy, nghe mà chẳng nghe" .Khác chi là Ô. nói "có mắt mà như mù, có tai lại như điếc". Ông Chớ có bắt chước người mà nói leo. Bởi viết sai-trật cũng là cái thấy sai-trật mà thôi. Sao lại còn miệng lưỡi thế kia!
    *Văn tự của mình chỉ có kẻ phàm phu, hồ đồ mới không biết từ đâu mà có, lại lấy đầu làm đít mà viết, lại bảo chấp hay kog chấp. Ông "té" phần Ông thì không sao ! Nay lại tính nhấn chìm...Nhìn vào Tôi đã thấy có Người té theo Ô. roài đấy!hì.hì..

    *Nay Ô. lại viết thế này thì còn gì để nói với Ông.

    Như Ô. nói được, diễn đạt được ý câu viết của chính Ông đây cho mọi Người nơi đây được biết. Thời mới gọi là cái Biết chân thật của Ô. Như không viết ra được, thời Ông cũng là lấy của Người làm của mình mà wen trả mà thôi! Khác gì kéo người "té" theo là thế!
    Thế Tôi hỏi Ông : Bậc Thánh có mấy cái "Biết" ? Như Ông thì Tôi thấy tới 2 lận đấy! Thế Ông có thể nói cho mọi Người cùng Biết:
    "dùng cái biết nhìn thấu cái biết.." là như thế nào được chăng ?
    P/s: là Bậc Đạo Sư khi đối đáp , chớ để "Cục Sân" làm nghẹn cổ họng. Ông từ từ thông thả mà viết. Hy vọng văn tự nơi Ông sẽ được sáng sủa hơn lên..rose4
    Bậc thánh có mấy cái biết? Nơi đây viết bài là để tất cả học hữu đều có thể tu, có thể hành..còn bạn lấy trí phàm mà luận cảnh giới thánh, tâm chưa chứng ngộ mà chẳng biết hay dở... Cái tự thân mình thực hành là sự thiền quán mà còn chẳng chịu, nói cho cao xa, để ngay bản thân còn mù mờ chẳng thấy lối vào há lại là giọng điệu của người chân chánh học Phật.

    Hỏi câu bậc thánh có mấy cái biết? vậy bạn có đọc kỹ bài trên chưa? không biết người nói gì mà luận ấy là hấp tấp, dùng cái chấp lý của mình mà luận ấy là cái ngu si. Từ cái hấp tấp và ngu muội ấy, hỏi lấy lời của người. Nếu thật tu hành chân chánh, thì đã chẳng mê muội thế kia. bài viết chỉ dành cho người chịu hành..còn giả như thích nói, thì cứ nói.

    Phóng dật như vậy xin đừng xưng là đệ tử Thế Tôn. sân hận? có chăng? xin hãy đọc kỹ, ngay bản thân ta có nên mới thấy người là có sân.
    Ngay khi thân ta hoàn toàn kiểm soát được ý niệm thì một ý niệm khởi liền biết nó.. Kiểm soát miên mật như thế thấy ra thực tướng của nó, nên chẳng còn chấp.

    Đại chúng đều có mắt có tai, có cảm nhận chỉ sợ là mình có làm, chẳng sợ người nói mình xấu...

    "té" là gì thế học hữu? ồ roài đấy là gì vậy học hữu...
    Khi ngay tự thân ta chẳng chân thực với bản thân mình, thì lấy gì mà đại chúng có thể tin ta. Học Phật không nên đem tâm phàm và sự lộng ngôn đem vào. bạn sẽ biến cái pháp trang trọng thành ra bông đùa.. Giỡn cợt như thế một lần nữa xin đừng nhận mình là Phật tử...

    vào dòng thiển ý... Xin chẳng dám đáp lại nữa.. nếu tranh hơn sân si với người xin lỗi kẻ hèn xin thua...
    .................................................. ...
    Trong vũ trụ, năm đường phân minh, thiện ác báo ứng họa phước đành rành, thân tự chịu lấy không ai thay được. Người thiện làm lành thì từ cảnh sướng đến cõi sướng, từ sáng vào sáng. Người ác làm ác từ cảnh khổ vào cõi khổ, từ tối vào chỗ tối.

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tangbang Xem Bài Gởi
    ...Trùi! làm sao có thể lấy "con mắt " để mờ thấy "Con mắt", lại làm sao có thể lấy cái "Thấy-Biết" ...Đi tìm cái "Thấy-Biết"đây..Hic.hic...Đầu lại mọc thêm...Đầu roài nhỉ! .hì.hì.



    ...Những gì Ông diễn-giải nói trên, cũng chỉ là "Cái Thấy-Biết" của Vọng Thức...Sinh-diệt, Phân-biệt, Đối-đãi ấy...Túm lại..hì.hì.chỉ là mới có cái Biết của ...Tâm-Vọng...mờ thui hè!!


    * "...Hãy nhìn mà không nhìn, nghe mà không nghe... cái mà còn thấy, là cái mà còn sanh diệt...". Ô. viết thế này, Ai mà hiểu nghĩa...nè trùi!...Phải nói là :"Nhìn-nghe mà Không Trụ", tức ...Xanh là Xanh, đỏ là đỏ...Không phân đẹp-xấu, ghét-hay thích..V.v...Đấy gọi là Thấy-Biết mà không Phân-biệt. Nên không...Sanh-diệt ! Chớ nào phải... "cái mà còn thấy, là cái mà còn sanh diệt.." Vậy khi "Thấy-Biết mà không "phân-biệt Sanh-diệt", thì...Ta đây lại "mù" luôn chăng?



    * Vài hàng, gởi các Ô. tự suy nha!rose4[/CENTER]
    * Chú Ý: Trên đây chỉ là lý thuyết mờ thui nha...Alo..Alo..



    Đọc bài này làm tui cười muốn tức bụng :laughing::laughing:, Hình như Ông là đệ tử của Tế Công thì Phải .:tongue::tongue::tongue:
    Thiên đường hửu lộ vô nhân vấn
    Địa ngục vô môn, hửu khách tầm

    :thinking: :prayingpraying:2

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vo minh cau dao Xem Bài Gởi
    Đọc bài này làm tui cười muốn tức bụng :laughing::laughing:, Hình như Ông là đệ tử của Tế Công thì Phải .:tongue::tongue::tongue:
    ..Ông mà nói được cái "cười muốn tức bụng" của Ông ra đây...Tôi đây mới phục..Khuyể́n mãi trước nè rose4rose4rose4

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi mysterious Xem Bài Gởi
    thấy tâm rồi thì nhìn thẳng vào đâu .....
    ...Thư giản tí nha..
    ...Hì.hì.."Cụ" thấy Tâm gì vậy ...Đen hay đỏ vậy "Cụ"?...Roài khi "Nó" lặn mất tiêu luôn(Như..Như) ...Thì "Cụ" có còn thấy "Nó" không vậy hỉ? :i_dont_want_to_see:

  14. #14

    Mặc định

    hình như thầy Ajahn Chah và nhiều người thầy khác có nói rằng, ai chưa từng khóc một số lần, kẻ đó chưa hành thiền nghiêm túc
    vẫn còn đi còn đi

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi trango Xem Bài Gởi
    hình như thầy Ajahn Chah và nhiều người thầy khác có nói rằng, ai chưa từng khóc một số lần, kẻ đó chưa hành thiền nghiêm túc

    Mình chưa từng nghe qua , nhưng câu này hoàn toàn chính xác 100% đó bạn . :batting_eyelashes::batting_eyelashes::batting_eye lashes:
    Thiên đường hửu lộ vô nhân vấn
    Địa ngục vô môn, hửu khách tầm

    :thinking: :prayingpraying:2

  16. #16

    Mặc định

    hê. hồi trước trango nghe hỏi, đã bao giờ phải khóc khi ngồi thiền chưa. mà chẳng hiểu j cả. ngồi vui muốn chết. gặp cảnh j cũng toe toét. ảo, ảo, làm j có thật. mãi sau mới thấm.

    sau này thì mới được đọc, trango nhớ k nhầm thì trong quyển mặt hồ tĩnh lặng, cùng nguồn với phần vấn đáp trên mà BLC đã post
    vẫn còn đi còn đi

  17. #17

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi trango Xem Bài Gởi
    hê. hồi trước trango nghe hỏi, đã bao giờ phải khóc khi ngồi thiền chưa. mà chẳng hiểu j cả. ngồi vui muốn chết. gặp cảnh j cũng toe toét. ảo, ảo, làm j có thật. mãi sau mới thấm.

    sau này thì mới được đọc, trango nhớ k nhầm thì trong quyển mặt hồ tĩnh lặng, cùng nguồn với phần vấn đáp trên mà BLC đã post

    Mình làm biến đánh chử nhưng hôm nay chia sẽ xem như là hửu duyên vậy .


    Lý do vì sao mà rơi lệ ? theo kinh nghiệm của mình không chắc đúng cho mọi người :tongue: .

    Khi hành thiền đến một điểm nào đó thì bạn sẽ cảm nhận được một luồng từ trường , điển quang, hay hào quang .....bạn muốn gọi là gì củng được , nó bao trùm thân bạn . Bạn cảm nhận được một luồng , một sự thương yêu vô bờ bến ....đến với bạn , và trong sát na đó bạn cảm nhận được sự tăm tối , sái quấy , hư hèn của chính mình bấy lâu nay . Và giận cho chính bản thân mình sao tăm tối , ù lỳ , bê trể trong việc tu hành .

    Luồng từ trường đó soi sáng tâm thức làm cho hành giả thấy được sự ư hèn của mình và cảm động , rồi rơi lệ .

    Từ nhỏ tới giờ mình không bao giờ khóc , cho dù trong g/đ có người mất . Mình quan niệm là nam nhi đổ máu chứ không rơi lệ . Vậy mà mình đả khóc , nói ra quê thiệt . :tongue: Chỉ có hành mới hiểu khó diển tả


    Còn một lý do nửa nhưng mỏi tay quá rồi he he


    Hành , hành , hành . Còn học ,bàn , ngàn năm vẫn vậy . :tongue::tongue::tongue:
    Thiên đường hửu lộ vô nhân vấn
    Địa ngục vô môn, hửu khách tầm

    :thinking: :prayingpraying:2

  18. #18

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vo minh cau dao Xem Bài Gởi
    Khi hành thiền đến một điểm nào đó thì bạn sẽ cảm nhận được một luồng từ trường , điển quang, hay hào quang .....bạn muốn gọi là gì củng được , nó bao trùm thân bạn . Bạn cảm nhận được một luồng , một sự thương yêu vô bờ bến ....đến với bạn , và trong sát na đó bạn cảm nhận được sự tăm tối , sái quấy , hư hèn của chính mình bấy lâu nay . Và giận cho chính bản thân mình sao tăm tối , ù lỳ , bê trể trong việc tu hành .

    Luồng từ trường đó soi sáng tâm thức làm cho hành giả thấy được sự ư hèn của mình và cảm động , rồi rơi lệ .

    Từ nhỏ tới giờ mình không bao giờ khóc , cho dù trong g/đ có người mất . Mình quan niệm là nam nhi đổ máu chứ không rơi lệ . Vậy mà mình đả khóc , nói ra quê thiệt . :tongue: Chỉ có hành mới hiểu khó diển tả

    Còn một lý do nửa nhưng mỏi tay quá rồi he he
    Trích dẫn Nguyên văn bởi fengtumz Xem Bài Gởi
    mình cũng chẳng hiểu, hình như cảm xúc nhạy cảm hơn thì phải
    hôm qua vừa tập thiền xong, xem phim hoạt hình Doraemon, khóc ngon lành, lạ thât, xem phim hoạt hình trẻ con mà cũng khóc, khóc ngon lành và càng khóc ra thì trong lòng càng dễ chịu và bình yên lạ lùng.

    hihi, cả 2 bạn đều đúng. nhưng trango chỉ đang muốn nhắc đến chủ đề của topic "nhìn thẳng vào tâm mình"

    có sự cảm ứng, có sự nhạy cảm, những việc này xảy ra không chỉ trong lúc ngồi, nhưng như chủ đề của topic thì trango nghĩ là do con người vốn từ lâu đã rất giỏi lừa chính mình, tự tìm những thú vui bên ngoài để che lấp đi. khi ngồi thiền, buộc phải đối diện với cái tâm mình. những tổn thương, khiếm khuyết hay thậm chí méo mó trong tâm dần hiển lộ. buộc phải đối mặt

    hi, những giọt nước mắt ấy đúng là rất khó tả, khó để tìm ra lý do giải thích. đến như chẳng có bắt đầu, đi như chưa từng đến. nhưng chắc chắn k phải là nước mắt cá sấu :D
    vẫn còn đi còn đi

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi trango Xem Bài Gởi
    hê. hồi trước trango nghe hỏi, đã bao giờ phải khóc khi ngồi thiền chưa. mà chẳng hiểu j cả. ngồi vui muốn chết. gặp cảnh j cũng toe toét. ảo, ảo, làm j có thật. mãi sau mới thấm.

    sau này thì mới được đọc, trango nhớ k nhầm thì trong quyển mặt hồ tĩnh lặng, cùng nguồn với phần vấn đáp trên mà BLC đã post
    mình cũng chẳng hiểu, hình như cảm xúc nhạy cảm hơn thì phải
    hôm qua vừa tập thiền xong, xem phim hoạt hình Doraemon, khóc ngon lành, lạ thât, xem phim hoạt hình trẻ con mà cũng khóc, khóc ngon lành và càng khóc ra thì trong lòng càng dễ chịu và bình yên lạ lùng.

  20. #20

    Mặc định

    năng năng một chút để gieo duyên ..... bén quá thì lại đoạn duyên hic hic ..... chăm từ từ từng chút từng chút thì mới ổn hihi .....
    Vô Thường Mà Thường
    Thường Mà Vô Thường

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. GIÃI THOÁT CÓ KHÓ LẮM KHÔNG
    By nguoiconhukhong in forum Đạo Phật
    Trả lời: 858
    Bài mới gởi: 30-08-2016, 12:58 AM
  2. Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 11-11-2012, 11:52 PM
  3. DÒNG CHẢY MIÊN VIỄN CỦA THIỀN
    By bichthuybt in forum Thiền Tông
    Trả lời: 176
    Bài mới gởi: 28-07-2012, 06:22 PM
  4. TỬ BÌNH CHÂN THUYÊN
    By thaiduong162 in forum Tử Bình, Tướng, Số, Khác...
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 20-04-2011, 11:29 AM
  5. Truyền thọ tam quy
    By phúc minh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 21-03-2011, 06:28 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •