Hôm nay ngày 23/12/2012 thế là Monk cũng qua được ngày tận thế…hi..hi..hug007đã vậy còn được gặp một vị tinh anh của Đạo việt, thật sự đó là một món quá mà ơn trên đã ban cho Monk, chỉ có thể nói một lời chân thật rằng “Thật tuyệt vời dân tộc Việt Nam, thật tự hào những người con Đại Việt”.:peace_sign:
Chắc các huynh đệ đã tiếp cận và biết được rất nhiều các tông phái như: Tịnh độ, các phái Thiền, Mật tây tạng, Hòa hảo, Cao Đài, Bạch Dương Kỳ, Mật tông thiên đình,… Nhưng chắc hẳn các huynh đệ cũng như Monk chưa hề nghĩ hoặc chưa hề biết rằng ông cha ta đã có một tinh túy Đạo Việt vô cùng tuyệt với đúng không.
Chúng ta thật may mắn vì là người Việt Nam, nơi chúng ta đang sống là một quốc thổ mà có cầu cũng không đất nước nào có được. Theo đạo Huỳnh và đạo Huyền thì nước ta có hình thù lưỡng cực, một hình xoắn của âm dương thái cực (hình chữ S). Vũ trụ vốn dĩ được tạo hóa phân ra Thái Cực Lưỡng Nghi, Âm Dương, Ngũ Hành và Bát quái, tất cả đều có cái lý và sự vận hành theo một trật tự nhất định của nó, giống như có mặt trời thì có mặt trăng, có ngày có đêm, có thăng có trầm, có nam có nữ luôn là hai cặp song song cộng hưởng sanh, trụ, hoại và diệt. Không có một sự vật, sự việc hay đạo giáo nào phát triển được khi mà đi ngược với sự vận hành tự nhiên của vũ trụ.
Cũng nguyên lý đó, từ ngàn xưa ông cha Đại Việt ta cũng tạo ra một tinh túy Đạo Việt có Âm có Dương, có Nhu có Cương, hòa hợp tương hỗ nhau để cùng phát triển. Ví như một vị vua thì trái phải có tể tướng và thái sư. Đạo Việt ta cũng được tinh túy tạo hợp tương ưng như vậy gồm Du già đạo pháp (đại diện cánh tả), Hồng bàng dịch số (đại diện cánh hữu).
Về Du già đạo pháp hay còn gọi là Đạo Phật Việt (gọi tắt là Đạo Việt) hoặc muốn tách hẳn với Đạo Phật của đức Bổn Sư Thích Ca thì gọi là Đạo giác ngộ của người Việt đã tồn tại từ rất lâu đời.
Ngược về những câu chuyện mà ông bà hay kể như cô Tấm, cây tre trâm đốt,… khi con người gặp khó khăn luôn xuất hiện một người phúc hậu hiền lành, râu tóc bạc phơ dùng thần thông giúp đỡ họ mà dân gian hay gọi là “ông Bụt”. Từ “Bụt” là từ Việt được phiên âm trực tiếp từ chữ “Buddha”, như vậy rõ ràng từ xưa đã các các bậc chân tu hành cước thế gian cứu nhân độ thế.
Còn trích trong “Lĩnh Nam trích quái” có câu chuyện kể về chữ Đồng tử với hai món pháp bảo hành cước thế gian của các bậc chân tu là “gậy” và “nón”. “Gậy” để vượt đường xa ngàn dặm không mệt mỏi, “nón” để che nắng che mưa vượt sông vượt biển. Và đây cũng là một trong 12 món vật mà vị chân tu hạnh đầu đà được phép mang theo để du cước khắp thế gian.
Thế tại sao Monk lại nói Đạo Việt không xuất xứ từ Trung Quốc và cũng không phải là đạo của bổn sư Thích Ca Mâu Ni.
Tra cứu theo sử liệu của học giả có tiếng trong nước Lê Mạnh Thát thì có một đoạn trong “Thiền Uyển Tập Anh” lúc quốc sư Thông Biện dẫn lời của sư Đàm Thiên trong sớ trình vua Tùy Cao Tổ để trả lời cho hoàng thái hậu Ỷ Lan rằng:
Một phương Giao Châu, đường thông thiên trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn hai mươi ngôi, độ Tăng hơn 500 người, dịch kinh 15 quyển, vì nó có trước vậy. Vào lúc ấy, thì đã có Khâu ni danh, Ma Ha Kỳ Vực, Khương Tăng Hội, Chi Cương Lương, Mâu Bác tại đó. Nay lại có Pháp Hiển thượng sĩ, đắc pháp với Tì-ni-đa-lưu-chi, truyền tông phái của tam tổ, là người trong làng Bồ-Tát, đang ở chùa Chúng Thiện dạy dỗ học trò. Trong lớp học đó không dưới 300 người, cùng với Trung Quốc không khác. Bệ hạ là cha lành của thiên hạ, muốn bố thí một cách bình đẳng, thì chỉ riêng khiến sứ đưa Xá lợi đến, vì nơi ấy đã có người, không cần đến dạy dỗ."
Giao châu (theo vi.wikipedia) vào năm 264 được chia ra thành hai tỉnh là Quảng Châu và Giao Châu. Trụ sở đặt tại Long Biên, nay là Gia Lâm Hà Nội. Giao Châu gồm 7 quận: Giao chỉ, Nhật Nam, Hợp Phố, Cửu Chân, Tân Xương, Vũ Bình và Cửu Đức. Đây chính là nguồn gốc người Việt chúng ta, do đó các huynh đệ chắc cũng có nghe ông bà ta là người Giao Chỉ. Nhưng thực tế dân tộc ta như một hợp chủng quốc đa dân tộc nên ngày xưa có tên là Bách Việt và dân tộc người Việt chiếm đa số.
Giang Đông (theo lịch sử Trung Quốc) là trung tâm phát triển cao trong cả nước cả về văn hóa và kinh tế. Nơi đây có Nam kinh, thành phố từng là kinh đô của 6 triều đại phong kiến Trung Hoa và là thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc.
Thiên trúc tức nước Ấn Độ.
Qua đoạn trên có 3 địa danh được nêu là Giao chỉ của người Việt, Giang Đông là kinh đô Trung Hoa và Thiên trúc là Ấn độ. Trong đoạn trích trên quốc sư Thông Biện nói rõ Phật giáo tức đạo giác ngộ đã đến Giao chỉ trước khi Giang Đông xuất hiện Phật giáo. Tại thành Luy Lâu của Giao Châu lúc đó đã rất thịnh hành với số chùa chiền và lượng tăng là 500 người, phiên dịch được 15 quyển kinh. Xét theo địa lý thì Phật Giáo đã xâm nhập vào Việt Nam bằng đường biển trực tiếp từ Ấn Độ chứ không phải từ Trung Quốc, nên có thể nói rằng Đạo Việt không xuất xứ từ Trung quốc như một số quan niệm trước đây.(theo vi.wikipedia)
Vậy đạo Phật của Bổn Sư Thích Ca và Đạo Việt khác chỗ nào thì xin hẹn lại sau Monk giờ đi relax đây hhi..hi.. “Hãy tự hào vì là người Việt Nam, hãy tự hào về dân tộc Đại Việt của chúng ta nhé”hug007