kết quả từ 1 tới 9 trên 9

Ðề tài: ĐÂU LÀ CHÂN LÝ ?

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định ĐÂU LÀ CHÂN LÝ ?

    ...
    Chân Lý thì chỉ có một nên con đường đi đến Chân Lý cũng chỉ có một mà thôi.
    Nhưng do đâu có nhiều kinh và nhiều cách tu học khác nhau
    đại để như thiền tông , mật tông , tịnh độ tông ,
    cũng từ đó do không hiểu rõ nên có nhiều trường hợp người ta đã hình thành Phật giáo nọ Phật giáo kia ;

    Sở dĩ có nhiều kinh cho nhiều cách tu học khác nhau ,
    trong những cách tu học khác nhau đó lại dùng những từ khác nhau để chỉ dạy
    là do con người trên thế gian này , mỗi nhóm người có sự mong muốn khác nhau , ước vọng khác nhau , tâm ý khác nhau
    nên Thế Tôn đã quyền biến dùng từ ngữ của từng nhóm để diễn tả chân lý , con đường đưa đến chân lý của riêng từng nhóm
    như nhóm người chán cảnh trần gian này thì Thế Tôn giới thiệu cõi Cực Lạc ;
    nhóm người thích những điều huyền bí thì Thế Tôn dạy chú thuật ;
    nhóm người ưa hiểu biết rõ ràng thì Thế Tôn dạy cách luận
    nhưng tất cả không ngoài mục đích giúp con người có trí tuệ ,
    trí tuệ đó là gì ?
    là hiểu biết nguồn gốc sanh từ , diễn biến của sanh tử , cách giải quyết sanh tử ;
    như vậy thì việc học Phật nó có một tiến trình rõ ràng !
    tiến trình đó như thế nào ?


    Đạo Phật đặt nền tảng trên tứ diệu đế đó là Khổ , Tập , Diệt , Đạo ,
    mỗi người học Phật cần hiểu rõ bốn điều này
    đơn giản là nhận diện những cái cảm xúc này mỗi khi gặp điều bất như ý , sự hình thành của nó , cách thức triệt tiêu nó ,
    trải qua ba giai đoạn này một cách triệt để nó hình thành một hiểu biết mà hay gọi là trí tuệ , trí tuệ trọn vẹn thì gọi là đạo

    Để đạt được những điều trên ,
    cũng giống như những khoa học khác : toán học , vật lý ,
    đạo Phật cũng có định luật
    và những định lý mà không một ai có thể bỏ qua khi theo ngành học này đó là
    ĐỊNH LUẬT NHÂN QUẢ , những định lý : TỨ NIỆM XỨ , THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN
    khi học định luật và định lý này cái cần là mỗi người thấy được quả thật nó là như vậy không còn nghi ngờ gì nữa ,
    ông Phật ổng chỉ nói lên sự thực chứ không áp đặt lên tri thức của chúng ta bất cứ thứ gì ,
    Tổ nói :" không mang pháp vào tâm” là nghĩa này
    mà đã là sự thực thì chúng ta phải tôn trọng chứ không phải sợ và né tránh ,
    nói chính xác hơn là mỗi người cần TÔN KÍNH những điều đó ,
    nhất là TÔN KÍNH NHÂN QUẢ
    điều này khi nói đến mọi người đều SỢ chứ không TÔN KÍNH, điều này liên quan đến câu nói “phải tin sâu nhân quả” .

    Trên đây là thuộc phần “văn” và “tư”
    thường thì cho dù bất cứ người nào học Phật đều phải “lướt” qua
    tại sao tôi nói phải “lướt” qua
    bởi nó là những điều căn bản để bước vào giai đoạn “tu”
    và khi chúng ta ngộ đạo rồi nó giúp chúng ta củng cố trí tuệ
    và cuối cùng chúng ta xác minh lại bằng trí tuệ rốt ráo .

    Trong Thập Nhị Nhân Duyên chúng ta thấy
    theo quy trình thuận thì do Vô Minh nên cuối cùng là sanh tử , ngược lại do sanh tử mà kết cục là Vô Minh ,
    vậy thì chúng ta đang Vô Minh làm sao mà hiểu được Phật muốn nói với chúng ta những gì ,
    nếu không có trí tuệ hay nói cách khác là hết vô minh thì những gì chúng ta học hay giải chỉ dựa vào Vô Minh làm gốc như thế cuối cùng Vô Minh vẫn hoàn Vô Minh mà thôi ,
    cũng như những môn khoa học khác , chỉ những ai có cùng trình độ và cùng ngành mới cùng hiểu biết vấn đề như nhau ,
    ở đây cũng thế , Phật nói ai cũng có Phật Tánh nên chúng ta cần ở Phật Tánh để nghe Phật nói thì chúng ta mới hiểu được ,
    Phật nói :”Tin Ta mà không hiểu Ta là bài báng Ta”.
    Vậy cái chúng ta cần có không thể không là “Kiến Tánh”.

    Tới giai đoạn “tu” giai đoạn này cho dù đi bằng bất cứ cách nào mỗi người cần cái mà hay gọi đó là “ngộ đạo” hay “Kiến Tánh”
    ở giai đoạn này cái cần là mỗi người phải khởi được “nghi tình”

    Nghi tình là gì ! là nửa tin nửa ngờ ! những vấn đề chưa biết rõ ! thấy có lý nhưng chưa biết !:
    từ đó hình thành nghi trong nội tâm ! một cách tự nhiên !
    như vậy chúng ta không nên nói tới nghi tình ,
    nó chỉ là từ ngữ rỗng tuếch nếu không là trạng thái tự nhiên trong nội tâm mỗi người chúng ta !

    điều Phật nói : mỗi người đều có Phật Tánh ,
    nếu tin thì mỗi người tự nảy sinh thắc mắc
    “ mình có mà sao không biết !?
    nó như thế nào chứ !? “
    nghi tình hình thành như vậy !
    khối nghi chín mùi là khi nó thúc bách chúng ta bằng mọi giá phải thấy được ,
    bởi nếu không thấy được thì chưa thể gọi là người theo đạo Phật !
    “Tu hành cần nhất phải thấy tánh , chưa thấy Tánh vẫn là ngoại đạo”
    (trong Đạt Ma huyết mạch luận , Trúc Thiên dịch)
    đây là cái mà mọi người đều phải thấy ,
    khi thấy thì gọi là kiến tánh ,
    do không ai không phải vượt qua chặng này nên nó có tên là “công án”(bản án chung);
    khi kiến tánh thì hành giả thấy quả ai cũng có , hồi nào đến giờ nó như vậy , giải thoát là thế , vãng sanh là thế , ALAHÁN là thế .

    Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu , bởi tập khí cũ và vô tình thức lại thành lập
    do vậy chúng ta lại có chương trình mới đó là THIỀN , MẬT và cuối cùng là TỊNH .

    Ở đây chúng ta kiểm chứng lại định luật và những định lý
    để thấy rõ cái “TẬP” và làm cách nào để mất đi những tập khí ,
    bằng cách tìm hiểu hình thành của nó , trí tuệ dần được tăng trưởng cho đến viên mãn . Giải quyết xong vấn đề sanh tử .

    Khái quát việc tu học Phật là như thế !

    Bây giờ đi sâu vào vấn đề .
    Thực ra nếu chúng ta có được trí tuệ rốt ráo ( thấy sự thực là sự thực , không lựa chọn) , hay còn gọi là Phật Tri Kiến “đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”thì không có gì phải “tu” cả ,
    nhưng bởi vì chúng ta chưa có hay khi kiến tánh (ngộ đạo) nhưng chưa rõ nét nên mới phải “học” ,
    cái gọi là Phật Tri Kiến thực ra nó cũng là nhận thức của chúng ta mà thôi , nhưng do cái tập khí hay lựa chọn nên nó là tri kiến chúng sinh ,
    từ chuyên môn gọi là “Nghiệp Thức” là do những hiểu biết này mà chúng ta trôi lăn mãi ,
    do vậy chúng ta cần tới cách mà Phật đưa ra để hoàn thiện tri thức của chúng ta .
    Đơn giản chỉ là nhìn nhận sự thực
    Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói : SỰ THỰC LÀ SỰ THỰC , TRẢ GIÁ VỚI SỰ THỰC LÀ KÝ KẾT VỚI MA
    (Đạt Ma huyết mạch luận , Trúc Thiên dịch).
    Khi học Phật chúng ta cần theo thứ lớp , có như thế việc học Phật của chúng ta mới rõ ràng và đạt kết quả , tất cả mọi “Tông phái” đều như thế !

    Trong đạo Phật có câu rằng “ Thiền tông nắm mệnh mạng Phật Pháp “ là do đâu !?
    – do đường lối này thuần trí tuệ từ đầu tới cuối , hoàn toàn không mượn bất kỳ một kỹ thuật nào
    ( những người tu khác mượn danh hiệu Phật , hay những câu chân ngôn ) ;
    tợ như hành giả đấu trí với chính mình để giải quyết nghiệp thức của chính bản thân hành giả...
    ...
    Bây giờ thì tu là thế nào !

    chúng ta nghe nói « Tâm viên , ý mã »
    viên ở đây có nghĩa là viên tròn (chứ không phải viên là con khỉ) ;
    Tâm đã viên tròn nhưng do ý như con ngựa bất kham ,
    bây giờ chúng ta làm thế nào cho ý trở về không lăng săng nữa
    việc của mỗi hành giả lúc này là ở đây !

    Bằng cách nào !

    Xương sống của Đạo Phật là « Tứ Diệu Đế » chúng ta giải quyết cái đầu tiên là « KHỔ »
    (Chỉ một vấn đề này thôi nếu một hành giả truy tới cùng là giải quyết hết ba đế sau và khi đó ý hết lăng săng và « tam quy » đầy đủ)

    Với bất cứ một đối tượng nào , để « Ý » phát khởi mà chúng ta hay gọi là sinh tâm (là rơi vào sanh tử) đều do có « Nhận thức » đi kèm

    mà nhận thức thì chung quy chỉ nằm trong « có không , được mất ,tốt xấu , đúng sai, v.v.. »

    nếu đối trước bất cứ một đối tượng nào mà chúng ta không có sự phân biệt ,

    thì không có nhận thức một phía , thì « Ý » không phát khởi !

    việc đơn giản chỉ có thế !

    bước đầu là như thế để chứng ngộ tự tánh !

    Trích từ:
    http://vn.360plus.yahoo.com/nhampl/a...ev=-1&next=204
    Last edited by tuitui; 08-06-2011 at 08:45 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. TÂM VŨ TRỤ
    By doxuantho in forum Đạo Việt Nam
    Trả lời: 242
    Bài mới gởi: 26-03-2012, 02:27 PM
  2. PHÚ TỬ BÌNH-MINH THÔNG PHÚ ĐOÁN
    By thaiduong162 in forum Tử Bình, Tướng, Số, Khác...
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 12-09-2011, 11:37 AM
  3. Truyền thọ tam quy
    By phúc minh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 21-03-2011, 06:28 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •