1- Cách lập thành Bát-quái Tiên-Thiên:


Khi nói đến Đạo là nói đến đầu mối ÂM DƯƠNG. Âm dương tương-hiệp mới phát khởi càn khôn, tức là Nhứt khí Hư-vô sanh Lưỡng-nghi, nghĩa là ánh Thái-cực biến tướng ra phân làm hai ngôi: âm-quang và dương-quang. Ví bằng hai ngôi này muốn biến-sanh ra nữa thì cần phải tương-hiệp, nếu không tương-hiệp thì không thế nào sanh biến thêm được . Nếu âm dương mà để riêng ra, thì hai cũng vẫn là hai.

Muốn âm dương tương-hiệp nghĩa là phải đặt chồng lên nhau thành một góc vuông, điểm gặp nhau là điểm 0, đó gọi là Thái-cực làm căn-bản. Bởi có hiệp với ngôi Thái-cực mới thành ra bốn, ấy gọi Lưỡng-nghi sinh Tứ-tượng. Nếu muốn biến ra thêm nữa thì 4 ấy cũng vẫn phải nhập lại vào tâm mới có thể biến ra được mà thành 8 cánh. Gọi là Tứ tượng biến Bát-quái.

Khởi đầu: vua Phục-Hi ngẩng lên xem Thiên-văn, cúi xuống thì xét lý đất, gần thì lấy thân mình mà suy-nghiệm. Ngài mới đặt ra những nét chẵn, lẻ tức là vạch liền tượng dương vạch đứt tượng âm cũng từ trong lý tính của nam, nữ mà ra để làm chuẩn, định cho cái âm dương ấy. Lấy hai điểm này làm gốc, khởi đầu, nên luôn luôn điểm chuẩn đặt ở dưới hết của quẻ. Hào, tính từ dưới tính lên. Đọc quẻ từ trên đọc xuống.

Giai-đoạn kế mới thêm nét âm dương nữa cho mỗi cái gốc đó, để lần-lượt biến-hóa thêm, theo luật song-tiến-số (nghĩa là cứ gấp đôi lên) tức là nếu lấy dương làm gốc rồi thêm dương nữa thành ra:

- Hai nét dương (số 1) gọi là Thái-dương.

- Cũng từ gốc dương thêm nét âm lên trên thành ra (số 2) gọi là Thiếu-âm.

- Tới gốc âm cũng qua hai lần biến-hóa, tiếp-tục thêm dương, thêm âm sẽ có (số 3) là Thiếu-dương và (số 4) là Thái-âm.

Thái là rất, là ròng một thứ; thái-dương là rất dương, cho nên tượng bằng hai vạch liền; thái-âm là rất âm, tượng bằng hai vạch đứt.

Thiếu là trẻ, nghĩa là mới sinh ra, nên đặt lên trên, vì nét âm mới sinh nên gọi là Thiếu-âm cũng như nét dương mới sinh nên gọi là Thiếu-dương

Họp chung gọi là tứ-tượng, tức là bốn hình tượng. Tứ-tượng có một vị-thế rất quan-trọng, không thể không nhớ kỹ được; từ cái phù-hiệu cho đến con số biểu-tượng của nó. Đó là tứ-tượng đặt trên đường thẳng

.

Bây giờ Tứ tượng có thể đặt trên vòng tròn, đồng thời xác-định phương-vị của nó nữa.

Xem hình thấy rõ phía bên trái là dương, bởi gốc nó là dương mới biến ra Thái-dương (1) và Thiếu-âm (2). Âm dương luôn đi liền nhau.

Bên phải là âm, bởi gốc nó là âm, biến qua hai lần là Thiếu-dương (3) và Thái-âm (4) tức là trong âm vẫn có dương và trong dương vẫn có âm.

Lý dịch luôn luôn như vậy, không bao giờ có tình-trạng cô âm hay cô dương (tức là thuần âm hay thuần dương) Cô dương thì không sanh, cô âm thì không hóa.

Giai-đoạn thứ tư(*) là tứ-tượng biến Bát-quái, cũng từ gốc của Tứ tượng, rồi thêm dương, thêm âm, lần-lượt gấp đôi lên thành ra 8 quẻ, tức là: Càn 1, Đòai 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Đây cũng là phù-hiệu về quẻ và số của Bát-quái Tiên-Thiên vậy.

Gốc Thái-dương cho ra hai quẻ là Càn số 1 và Đoài số 2.

Gốc Thiếu-âm cho ra hai quẻ là Ly số 3 và Chấn số 4.

Gốc Thiếu-dương cho ra hai quẻ là Tốn số 5 và Khảm số 6.

Gốc Thái-âm cho ra hai quẻ là Cấn số 7 và Khôn số 8.

Chú-ý:- Gọi là nghi, khi thành-phần cấu-tạo chỉ có một nét (hào dương, hào âm)

- Gọi là Tượng là thành-phần cấu-tạo do hai nét họp thành (chỉ có 4 tượng)

- Gọi là quẻ (hay quái) là cấu-tạo bởi ba nét họp thành (chỉ có 8 quẻ đơn thôi)

Mỗi một quẻ 3 nét như vậy gọi là quẻ Đơn (đơn quái) đó là Bát-quái làm căn-bản.

Bảng tóm-tắt:
Đặc biệt một quẻ đơn là có đủ 3 nét, gọi là Tam tài: trên là thiên, Dưới là địa, giữa là nhân. Vì chỉ có con người mới được dự phần vào việc của trời đất mà thôi. Yếu-tố này rất quan-trọng trong lý Dịch.

(*) Tại sao nói là giai-đoạn thứ tư?

Đức Lão-Tử có nói “Đạo sanh nhứt, nhứt sanh nhị, nhị sanh tam, tam sanh vạn-vật”

Nhìn qua đồ hình sẽ thấy rõ lời nói ấy; tức nhiên khởi đoan là Đạo, có trước nhất.
trong Đạo mới sanh ngôi Thái-cực, như Đức Chí-Tôn đã nói “Khi chưa có chi trong càn khôn thế giới thì Khí Hư-vô sanh có một Thầy, ngôi của Thầy là Thái-cực (đây là giai-đoạn thứ nhì), Thầy phân Thái-cực ra Lưỡng-nghi (giai-đoạn thứ ba), Lưỡng-nghi phân ra Tứ tượng (giai-đoạn thứ tư), Tứ tượng biến Bát-quái (giai-đoạn thứ năm). Bát-quái biến-hóa vô cùng mới thành ra càn-khôn thế giái (đây là giai-đoạn thứ sáu) Tức là sự thành hình thành tướng (tức nhiên 8x8=64 quẻ). Phải trải qua 6 giai-đoạn để trở về lý Tam âm tam dương là vậy). Số 6 đây là quẻ Càn của Hậu-thiên (trời 3 đất 3) trong ý-nghĩa ấy.