Tiết 2


Thoán viết: Đại tai ! Càn Nguyên,

vạn-vật tư thỉ nãi thống thiên.







彖 曰 大哉 乾 元

萬 物 資始乃 統 天




Dịch-nghĩa:Lời thoán nói rằng: To lớn thay! Cái nguyên khí của Kiền, vạn-vật đều bắt đầu từ đó, gồm nắm tất cả.

A-Lý Dịch

Thoán là lời của Văn-Vương lưu lại.

Truyện là lời của Đức Khổng-Tử dùng để thích nghĩa Kinh Dịch. Ở đây, Truyện lấy Đạo Trời làm rõ nghĩa quẻ Kiền có 4 đức: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh là tính để phát cái sáng của nó ra. Đây là lời ca tụng đức Nguyên:

To lớn thay, đức Nguyên của Kiền! Như vậy Truyện là lời Đức Khổng-Tử dùng để thích nghĩa Kinh Dịch. Ở đây:Truyện lấy Đạo Trời làm rõ nghĩa quẻ Kiền có 4 đức: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh, là tính để phát khởi.



Bởi “Kiền Nguyên” là khí “Nhất Nguyên” trong phần Dương của trời, cũng như người ta có Nguyên-khí vậy. Nhiều người chỉ biết muôn vật sanh ra ở đất mà không biết rằng Trời đã lấy khí Kiền Nguyên làm cuộc khởi đầu cho nó; cũng như người ta sinh ra ở Mẹ mà không biết rằng đã nhờ khởi đầu ở Nguyên-khí của cha; khởi đầu từ trước khi chưa sinh, sinh ra nhằm sau khi có cuộc khởi đầu”.

Kiền Nguyên là khởi đầu lớn-lao trong Đạo Kiền, Đạo Trời cho nên vạn-vật đều khởi sinh nhờ nó làm đầu, lại là 4 đức tính mà thông suốt cả đầu mối cái đức của Trời cho nên chữ “Thống thiên” là gồm tóm các lý của Trời.

Đạo Kiền điều-hành cái thái thuỷ, là Đạo. Chúng sanh vào kỉnh-lễ, bái lạy trong Đền-Thánh là lạy vào chữ Nhất nguyên (như trong hình).Đây là điều mà Tiên Nho gọi là “Vô cực”. Lão Tử gọi là “Thường Đạo”. Nghĩa-lý cuả toàn Kinh Dịch tuy phân ra 64 quẻ nhưng đều qui kết trong quẻ KIỀN mà thôi. Đó là bàn thờ hình Bát-quái.

Kiền là quẻ thuần Dương tức là 6 hào đều là thể Dương cả, Dương tượng sự mạnh-mẽ, thông sáng là thực nên 6 hào thể Dương liền nhau ắt có sự mạnh-mẽ vô cùng, vì lẽ ấy mới lấy quẻ Kiền tượng là Trời hay là tượng cái thật là mạnh-mẽ của thiên-hạ. Cái thật là khí sanh-quang của trời huy-động trong trời đất. Ấy là Đấng Tạo-hoá phân bố theo đức của Kiền, thường để dễ-dàng lưu-loát vận chuyển mà ta không thấy được. Kiền là kiện tức là tráng kiện, mạnh-mẽ là tính của thể Dương mà đức hạnh và quyền-năng của Thượng-Đế siêu việt.

Một gạch liền của hào Dương là ám chỉ sự toàn (đầy đủ), còn gạch đứt của hào Âm cũng vẫn là hào Dương nhưng bị phân chia nên chưa toàn, chưa đầy đủ vậy thôi. Cũng như trong đời chỉ có thiện, còn ác chẳng qua là chưa toàn thiện là vậy chớ cũng chưa phải là nghịch hẳn với thiện, nên mới nói “toàn tức là chưa phân chia”.

Tất cả vạn vật, vạn lý đều do quẻ Kiền mà ra !

Quẻ Khôn cũng do quẻ Kiền mà bị chia hai, chớ không phải ngoài quẻ Kiền có quẻ Khôn. Các quẻ còn lại “Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn” cũng đều do từ Kiền mà biến sanh ra khác nhau, chứ không phải ngoài quẻ Kiền ra mà có được 6 quẻ ấy. Cả thảy đều do sự tấn-hoá của Kiền mà ra.

Do vậy mà Thánh Kinh của Thiên-Chúa giáo với huyền thoại Adam nguyên thuỷ (Adam primordial) nói lúc Chúa Trời tạo lập vườn Eden bên hướng Đông có đủ thứ hoa quả và thời tiết ấm-áp của một mùa Xuân vĩnh cữu. Đây là tượng trưng thời hoàng kim Adam Nguyên-thuỷ là người sống trong tâm Thái cực. Đó là hình thức mượn vật Tổ để giải lý Dịch cấu tạo nên Càn Khôn Vũ-trụ loài người. Tất cả đều khởi từ Kiền nguyên hay Nhất Nguyên

Với Việt-Nam thì câu chuyện ông Lạc Long Quân và Bà Âu-Cơ kết hợp nhau sinh trăm trứng, nở trăm con lại càng quá rõ-rệt và siêu-việt hơn nữa, tức nhiên có ngụ ý muốn nói đến sự phối hợp giữa Tiên-Thiên và Hậu-thiên Bát-quái mà Âm Dương số của hai sự biến hoá từ Hà-đồ đến Lạc Thư hiệp lại là 100, cũng là nói đến đức của Kiền.

Điểm mà nói rằng Adam cô đơn bèn tạo thêm Eva. Adam nguyên-thuỷ biến thành hai: Adam và Eva (Adam tượng cho Dương, Eva tượng cho Âm). Thực ra Eva cũng từ Adam mà ra, nên sách nói là Adam móc sườn trái nắn nên người Nữ là thế! Tức là chỗ mà Dịch bảo “Âm Dương chỉ thị nhứt khí” (âm dương thực ra chỉ có một khí mà thôi). Khí Âm lưu-hành thì gọi là Dương, khí Dương mà ngưng tụ thì gọi là Âm. Kiền là Adam nguyên-thuỷ.

Đạo Tiên gọi là Đơn nhất Thái-cực.

Xem thế, từ lý Dịch suy ra Đạo Kiền đã thống lãnh rộng ra tất cả. Nhưng khi nói toàn bộ 64 quẻ kép cũng do Kiền làm chủ thể, mà từ đó biến-hoá dần thêm ra, qui kết lại còn 12 quẻ đứng đầu 12 tháng gọi là 12 Thiên-tử-quái. Đó, chung qui cũng chỉ có Âm Dương mà thôi. Âm Dương đều gốc từ Kiền, do Kiền biến hoá. Như vậy tất cả đều gốc từ tâm đi ra mà thiên biến vạn hoá. Khi đã biến hoá đến cùng cực cũng trở về Kiền.





Thầy giảng dạy:

“Các con có học rộng, nhưng cái rộng còn khuyết điểm muôn phần…Vậy trước khi chưa phân Trời đất, KHÍ HƯ-VÔ bao-quát càn-khôn, sáng soi đầy vũ-trụ. Đó là một cái Trung-Tâm-điểm tức là ĐẠO. Rồi Đạo ấy mới sanh ra Thái cực. Hồng-mông sơ khởi, huyền huyền hạo hạo khối lại thành ngôi Thái cực, rất đầm ấm lưng-chừng trong đó toàn là một khối, đúng mấy muôn năm bùng nổ ra tiếng dường như thiên khuynh điạ khúc, thì đã có Thầy ngự trong ngôi THÁI CỰC; rồi có một tầng ÂM và một tầngDƯƠNG gát chồng nhau thành hình chữ thập ló ra bốn cánh gọi là LƯỠNG-NGHI sanh TỨ TƯỢNG. Chữ thập mới dần dần quay lộn chạy lăn tròn như chong chóng, lăn tủa ra muôn ngàn quả tinh-cầu thế giới, chữ thập ấy dưới có bốn cánh bông kêu là Tứ âm, Tứ dương tác thành Bát quái là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.



Dưới ba mươi sáu từng Trời còn có một từng nữa là nhứt mạch đẳng tinh-vi gọi là cảnh Niết Bàn. Chín từng nữa gọi là Cửu Thiên khai hóa tức là chín phương Trời cọng với Niết-Bàn là mười, gọi là Thập phương Chư Phật. Gọi “chín phương Trời, mười phương Phật” là do đó.

Cõi Niết-Bàn là chư Phật ngự, Phật-Tổ ngự nơi hướng Tây, Quan-Âm ngự nơi hướng Nam, mỗi từng đều có sơn xuyên hà hải, tứ phương bát hướng, liên đài hằng hà sa-số Phật.

Còn Như-Lai là cảnh Phật chớ không phải danh Phật, nên trong kinh có câu “Bổn giác vị kim giác Như lai”. Bồ-Đề là chỗ Phật ngự, Phạm-môn là cửa Phật