kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Ðề tài: Sự Khác Biệt Giữa Phật, Duyên Giác, A La Hán

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Sự Khác Biệt Giữa Phật, Duyên Giác, A La Hán

    Sự Khác Biệt Giữa Phật, Duyên Giác, A La Hán

    Kinh Ưu Bà Tắc Giới Phẩm Ba Loại Bồ Đề Đức Phật giảng về sự sai biệt của Phật, Duyên Giác, A La Hán như sau:

    Thiện Sinh bạch Phật: “Kính bạch Đức Thế Tôn! Như Đức Thế Tôn đã nói, Bồ Tát có hai hạng: một là tại gia, hai là xuất gia. Bồ đề có ba loại: Thanh Văn Bồ Đề, Duyên Giác Bồ Đề, và Phật Bồ đề. Nếu thành tựu Bồ đề gọi là Phật, tại sao Thanh Văn, Duyên Giác không được gọi là Phật? Nếu người giác ngộ pháp tính được gọi là Phật, Thanh Văn, Duyên Giác cũng giác ngộ pháp tính, tại sao không được gọi là Phật? Nếu người chứng được Nhất Thiết Trí được gọi là Phật, Thanh Văn, Duyên Giác cũng chứng được Nhất Thiết Trí , tại sao không được gọi là Phật?”

    Thiện nam tử! Bồ Đề có ba loại: một là từ sự nghe Pháp mà chứng ngộ; hai là từ sự suy tư mà chứng ngộ, ba là từ sự tu hành mà chứng ngộ.

    Thanh Văn từ sự nghe Pháp mà chứng ngộ, nên không gọi là Phật.

    Duyên Giác từ sự suy tư mà chứng ngộ ít phần, nên gọi là Duyên Giác. Chư Phật là Bậc Không Thầy, cũng không nhờ nghe Pháp, hoặc suy tư, mà chỉ do sự tu hành mà giác ngộ tất cả, thế nên gọi là Phật.

    Thiện nam tử! Vì thấu rõ pháp tính, nên gọi là Phật. Pháp tính có hai loại: một là Tổng Tướng, hai là Biệt Tướng. Hàng Thanh văn chỉ biết tổng tướng, nên không gọi là Phật. Duyên Giác, tuy đồng với Thanh Văn biết Tổng Tướng, nhưng chẳng phải do sự nghe Pháp, nên gọi là Duyên Giác.

    Đức Như Lai Thế Tôn, thấu rõ tất cả Tổng Tướng, Biệt Tướng. Không do sự nghe Pháp, suy tư, không nương vào thầy, chỉ nương vào sự tu hành mà được giác ngộ.

    Thiện nam tử! Đức Như Lai Thế Tôn trí tuệ viên mãn, biết tất cả các pháp. Thanh Văn, Duyên Giác tuy biết rõ bốn Thánh Đế, nhưng trí tuệ chưa viên mãn, do nghĩa nầy nên không gọi là Phật.

    Đức Như Lai Thế Tôn trí tuệ viên mãn, biết tất cả các pháp, nên gọi là Phật.

    Thiện nam tử! Như ba con thú: thỏ, ngựa và hương tượng, lội qua sông Hằng. Chân thỏ không chạm đến đáy sông, nổi trên mặt nước mà bơi qua. Chân ngựa thì có lúc chạm đến đáy sông, có lúc không chạm. Chân hương tượng thì lúc nào cũng chạm đến đáy sông. Ở đây, sông Hằng tượng trưng dòng sông mười hai nhân duyên. Khi hàng Thanh Văn vượt qua dòng sông mười hai nhân duyên, cũng giống như thỏ qua sông, khi hàng Duyên Giác vượt qua, cũng giống như ngựa qua song, khi Đức Như Lai vượt qua, cũng giống như loài hương tượng qua sông. Vì thế Đức Như Lai được gọi là Phật. Thanh Văn, Duyên Giác tuy đoạn Phiền Não, nhưng chưa đoạn Tập Khí. Còn Đức Như Lai đã nhổ tận gốc của tất cả Phiền Não và Tập Khí, nên gọi là Phật.

    Thiện nam tử! Sự nghi có hai loại: một là Phiền Não Nghi, hai là Vô Ký Nghi. Hàng Nhị thừa tuy đoạn được Phiền Não Nghi, nhưng chưa đoạn được Vô Ký Nghi.

    Như Lai đoạn hết cả hai sự nghi, nên gọi là Phật.

    Thiện nam tử! Thanh văn chán sự nghe nhiều, Duyên giác nhàm sự nghĩ sâu, chỉ có Đức Phật, đối với hai việc nầy, tâm không nhàm chán, bởi thế nên gọi là Phật. Ví như vật sạch để trong đồ đựng sạch, trong ngoài đều sạch. Thanh Văn, Duyên Giác, trí tuệ tuy thanh tịnh, nhưng thân tâm không thanh tịnh. Như Lai không phải thế, trí tuệ và thân tâm đều thanh tịnh, thế nên gọi là Phật.

    Thiện nam tử! Sự thanh tịnh có hai loại: một là trí tuệ thanh tịnh, hai là đức hạnh thanh tịnh. Thanh Văn, Duyên Giác tuy có trí tuệ thanh tịnh, nhưng đức hạnh không thanh tịnh.
    Đức Như Lai Thế Tôn trí tuệ, đức hạnh đều thanh tịnh, thế nên gọi là Phật.

    Thiện nam tử! Công hạnh của Thanh Văn, Duyên Giác có giới hạn, còn công hạnh của Đức Như Lai Thế Tôn thì không có giới hạn, thế nên gọi là Phật.

    Thiện nam tử! Đức Như Lai Thế Tôn, trong một niệm trừ diệt hai chướng: một là Trí Chướng, hai là Giải Thoát Chướng, thế nên gọi là Phật. Đức Như Lai đầy đủ trí nhân và trí quả, thế nên gọi là Phật

  2. #2

    Mặc định

    Thiện nam tử! Bồ Đề có ba loại: một là từ sự nghe Pháp mà chứng ngộ; hai là từ sự suy tư mà chứng ngộ, ba là từ sự tu hành mà chứng ngộ.

    Tự đốt đuốc mà đi, đừng nên quá bám chấp vào bất cứ kinh sách, lời giảng, Thầy của mình nhiều quá. Mình sẽ bị lệ thuộc mà không tự chứng ngộ được!
    Ví dụ như: Thầy đưa tay ra chỉ đích đến, thay vì nhìn theo hướng đến mà cứ lây quây mãi bên ngón tay của Thầy thì bảo sao đi hoài không thấy tới.

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi huetinh Xem Bài Gởi
    Thiện nam tử! Bồ Đề có ba loại: một là từ sự nghe Pháp mà chứng ngộ; hai là từ sự suy tư mà chứng ngộ, ba là từ sự tu hành mà chứng ngộ.

    Tự đốt đuốc mà đi, đừng nên quá bám chấp vào bất cứ kinh sách, lời giảng, Thầy của mình nhiều quá. Mình sẽ bị lệ thuộc mà không tự chứng ngộ được!
    Ví dụ như: Thầy đưa tay ra chỉ đích đến, thay vì nhìn theo hướng đến mà cứ lây quây mãi bên ngón tay của Thầy thì bảo sao đi hoài không thấy tới.
    ngài không dạy cho một người ...........mà dạy cho nhiều người nên để ý thì thấy ngài nói cho người này khác nói cho người khác ............cho phàm phu khác ...........cho các bật thánh khác .............có hạn phàm phu như tui và ông vào soi xét ................roi bảo ngài nói ba phải thì chết rồi hihi.............

    nghe bảo đùng có ôm ngón tay mà hảy thấy ngón tay chỉ cái gì..................nhưng hạng phàm phu như tui với ông thì ôm ngón tay vẩn tốt hơn.................vì đó là pháp phương tiện................khi đến mức nào đó ( nghiệp nhẹ.............niền tin vũng vàng .............) thì lúc đó mới bỏ ngón tay ông à
    :hee_hee:........... thanh phần bất hảo...................:hee_hee:

  4. #4

    Mặc định

    Sự khác biệt giữa Phật , Duyên Giác , A La Hán là còn tuỳ vào sự thấu đạt về Chân Lý và trình độ Tu Chứng. Vậy :
    1) Chân Lý của A La Hán là gì ?
    2) Chân Lý của Duyên Giác là gì ?
    3) Chân Lý của Phật là gì ?
    4) Tu Chứng là gì ?
    http://vanhoaphuongdong.co/threads/phep-tu-dieu-dinh-vien-giac.484/

  5. #5
    Nhị Đẳng Avatar của smc
    Gia nhập
    May 2012
    Nơi cư ngụ
    Tân Phú - Tp.Hồ Chí Minh
    Bài gởi
    2,223

    Mặc định

    [Thế nào là Bồ Tát]

    "Này Mahànàma, thuở xưa, khi Ta còn là Bồ-tát, chưa chứng được Bồ-đề, chưa thành Chánh Ðẳng Chánh Giác, Ta khéo thấy với như thật chánh trí tuệ: "Các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn", dầu Ta có thấy với như thật chánh trí tuệ như vậy, nhưng Ta chưa chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn. Và như vậy Ta biết rằng, Ta chưa khỏi bị các dục chi phối. Và này Mahànàma, khi nào Ta khéo thấy với như thật chánh trí tuệ: "Các dục, vui ít, khổ nhiều, não nhiều, sự nguy hiểm ở đây lại nhiều hơn", và Ta chứng được hỷ lạc do ly dục, ly ác bất thiện pháp sanh hay một pháp nào khác cao thượng hơn, như vậy Ta khỏi bị các dục chi phối."

    ==> Bồ tát có nghĩa là thấy biết vị ngọt và sự nguy hiểm của các dục nhưng không thể Ly Dục Ly Ác Pháp nhập Sơ Thiền (Chánh định thuộc Bát Chánh Đạo). Nhiều người nói Bồ tát đã chứng và xuống trần để đi độ người khác theo bổn nguyện của mình, hành trì 6 Ba-la-mật-đa sau đó sẽ thành Phật...(Và tất nhiên Bồ tát phải to hơn Alahan) ====> Điều này sai hoàn toàn.
    --------------------------------------------------------------------------
    [Đây là sự so sánh giữa Phật và các Alahan bậc tỳ kheo giải thoát nhờ trí tuệ]

    "-- Như Lai, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt Sắc... đoạn diệt Thọ...đoạn diệt Tưởng... đoạn diệt các Hành... đoạn diệt Thức, được gọi là bậc Giải Thoát, không có chấp thủ, Chánh Ðẳng Giác.

    - Còn vị Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, được giải thoát nhờ trí tuệ, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt Sắc... đoạn diệt Thọ... đoạn diệt Tưởng... đoạn diệt các Hành... đoạn diệt Thức, được gọi là bậc Giải Thoát, không có chấp thủ, giải thoát nhờ trí tuệ.
    Ở đây, này các Tỷ-kheo, thế nào là sự sai biệt, thế nào là sự đặc thù, thế nào là sự sai khác giữa bậc Như Lai, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, và bậc Tỷ-kheo được giải thoát nhờ trí tuệ?

    -- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm chỉ đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ y chỉ. Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu được Thế Tôn nói lên ý nghĩa của lời này. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì!

    -- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ nói:

    -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.

    -- Như Lai, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, làm cho khởi lên con đường (trước kia) chưa khởi, là bậc đem lại con đường (trước kia) chưa được đem lại, là bậc tuyên thuyết con đường (trước kia) chưa được tuyên thuyết, bậc tri đạo, bậc ngộ đạo, bậc thuần thục về đạo.

    - Còn nay, này các Tỷ-kheo, các vị đệ tử là những vị sống theo đạo, tiếp tục thành tựu (đạo).

    Này các Tỷ-kheo, đây là sự sai biệt, sự đặc thù, sự sai khác giữa Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và bậc Tỷ-kheo được giải thoát nhờ trí tuệ."

    ==> Giải thích: “Phật và A La Hán sự tu chứng đạo thì không khác nhau, nhưng đức Phật khác với những bậc A La Hán là vì đức Phật là người Thầy, là người đầu tiên khởi lên, đem lại và tuyên thuyết bốn chân lý của loài người, còn Alahan(bậc Tỷ-kheo được giải thoát nhờ trí tuệ) là người tu theo 4 chân lý đó (Tứ Diệu Đế)”.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •