kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Hậu-thiên Bát-quái

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Hậu-thiên Bát-quái

    LẠC THƯ



    “Trước khi chưa phân Trời đất, KHÍ HƯ-VÔ bao-quát càn-khôn, sáng-soi đầy vũ-trụ. Đó là một cái Trung-Tâm-điểm tức là ĐẠO. Rồi Đạo ấy mới sanh ra Thái-cực. Hồng-mông sơ khởi, huyền huyền hạo hạo khối lại thành ngôi Thái-cực, rất đầm-ấm lưng-chừng trong đó toàn là một khối, đúng mấy muôn năm bùng nổ ra tiếng dường như thiên khuynh điạ khúc, thì đã có Thầy ngự trong ngôi THÁI-CỰC; rồi có một tầng ÂM và một tầng DƯƠNG gát chồng nhau thành hình chữ thập ló ra bốn cánh gọi là LƯỠNG-NGHI sanh ra TỨ TƯỢNG. Chữ thập mới dần dần quay lộn chạy lăn tròn như chong-chóng, lăn tủa ra muôn ngàn quả tinh-cầu thế giới, chữ thập ấy dưới có bốn cánh bông kêu là TỨ ÂM, TỨ DƯƠNG tác thành Bát-quái là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, khôn, Đoài”.

    Đây là hình ảnh Bát-quái Hậu-Thiên có đủ Tứ dương, tứ âm: là Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đòai.

    Theo thứ tự quẻ mà Thầy đã dạy như vậy thì ngòai Bát-quái đồ-thiên mà chúng ta đã nói ở trên ra, tức là Bát-quái Cao-Đài ngày nay, thì chỉ duy còn có Bát-quái Hậu-thiên, mà trước đây khỏang 6.000 năm các bậc tiền Thánh như Văn-Vương, Châu-Công, Khổng-Tử đã lần-lượt bổ-cứu thêm cho nhân-lọai hưởng nhờ đến ngày nay.

    Bát-quái Hậu-thiên duy khác Bát-quái đồ thiên:

    - Ở điểm thứ nhất là thuậnchiều kim đồng hồ

    Điểm kế là phương hướng: Chiều đứng Ly khảm ở Nam Bắc và chiều ngang là Chấn Đòai ở Đông Tây



    Theo Hậu-thiên Bát-quái với phương-vị của Ngũ-hành, thì đã có 4 quẻ giữa có 4 hành chính-yếu:

    Ly ☲ thuộc hành Hỏa

    . Khảm ☵ thuộc hành thủy

    Chấn ☳ thuộc hành Mộc.

    Đoài ☱thuộc hành Kim.

    Theo trục đứng Nam Bắc là Ly Khảm.

    Duy chỉ có hỏa là đơn hành cho nên chỉ có Ly thuộc Hỏa,

    Quẻ đối của nó là quẻ khảm thuộc Thủy là đơn hành thôi.

    Vì các đôi quẻ này tương-đối nhau.

    Bởi:

    Hai quẻ Ly Khảm cũng đồng loại mà khác giống:

    Ly ☲ tượng cho con gái giữa, gọi là trung-nữ.

    Khảm ☵ tượng cho con trai giữa, gọi là trung-nam

    1- Giải-thích lý-do của Ngũ-hành có mặt trên đồ hậu-thiên như sau:

    Theo đồ hình trên đây chia ra 2 phần dương và âm đó là đường thẳng xy đi qua giữa quẻ Chấn và Tốn, Đoài và Càn, tức là con đường giao nhau giữa âm dương. Bởi có sự giao-cảm của âm dương thì tất nhiên là sự cứng mềm giao nhau, tuy nhiên phải là đồng-loại mới có thể hòa với nhau được. Như dung-dịch nước hòa với nước chớ không hòa được với dầu…

    Theo đường xy làm ranh-giới cho sự giao-hợp của âm dương thì cái thể của hai quẻ Chấn, Tốn phải cùng một loại mà khác giống.

    Chấn ☳ tượng cho con trai trưởng gọi là trưởng nam

    Tốn ☴ tượng cho con gái trưởng là trưởng-nữ; như thế cả hai quẻ này cùng loại (cùng đứng vào hàng trưởng), khác giống tức là Chấn giống đực (Masculin), Tốn là giống cái (Féminin)

    Tuy nhiên, trục ngang Đông Tây là Chấn Đoài:

    - thì Mộc không phải là đơn hành, vì Chấn thuộc Mộc mà Tốn cũng thuộc Mộc. Mà Chấn ở vào cõi dương tức là dương mộc, quẻ Tốn ở vào cõi âm tức là âm mộc.

    - Còn Kim thì quẻ Đoài và Càn cũng cùng một loài, thuộc hành Kim, mà Càn ở cõi dương, cho nên Càn là dương kim, Đoài ở vào cõi âm nên là âm kim.

    Bản-đồ trên cho biết Chấn thuộc hành Mộc và Đoài thuộc hành Kim. Vì vậy Chấn và Tốn thuộc hành Mộc mà Càn Đoài thuộc hành Kim. Vì những lẽ trên cho nên mới thành Âm kim, dương kim; âm mộc dương mộc là vậy.

    Có người hỏi sao quẻ Khôn và Cấn thuộc Thổ. Hành thổ lại ở giữa Hà-đồ là nghĩa làm sao? Giải về lý-do này lấy sự sinh khắc của Ngũ-hành mà giải:

    Hỏa ở hướng Nam sinh nó tức là Hỏa sinh Thổ và Thổ sinh Kim. Được Hỏa sinh mình, mình lại sinh người thì lại có sự trung chính, không chênh-lệch và hoà nhau. Như thế tức là nó còn nguyên-chất để phân chia cho hai quẻ Cấn và khôn, hai quẻ tương-đối nhau và là hai quẻ chót chưa được tiêu-biểu bằng thể gì, cho nên lấy tượng của nó là Khôn tượng là trái đất, Cấn tượng núi tức là đều có cái thể của hành Thổ vậy. Đây là hành Thổ ở trung-ương phân-phát cho hai quẻ ấy.

    …Như vậy có một năng-lực đi phân cho khôn thuộc về Âm gọi là âm thổ, một năng-lực thuộc dương đi phân cho Cấn, Cấn là dương thổ. Đây là nói sự phân chia của hành thổ vậy.

    Ngoài ra quẻ Khôn xen vào giữa ly (hỏa) và đoài (kim) thì ta lấy lý Ngũ-hành sinh khắc ra mà giải thì trong âm-nghi có sự sinh khắc của Ngũ-Hành đi từ Nam sang Tây tức là Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Trong dương-nghi thì sự khắc đi từ Đông sang Bắc tức là Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.

    Chấn, Cấn, Khảm ba quẻ khắc nhau ở thể dương.

    Ly, khôn, Đoài ba quẻ sinh nhau ở thể âm. Nhờ vậy mới có sự tương-đối, tương đồng, hòa nhau mà muôn vật mới sinh ra được. Hóa cho nên về nguyên-lý của Dịch cho hành Thổ xen vào hai quẻ Cấn và Khôn rất thích-hợp với thiên-lý lắm”

    (Kỳ môn độn giáp)

    Ngũ-hành có sinh, có khắc, nguyên-tố này chế lẫn nguyên-tố kia, gọi là quan-hệ chế hóa, hễ nguyên-tố nào mạnh hơn tất thắng. Có phân thắng bại tất có cơ hòa. Có cơ hòa tất có biến sanh. Sanh sanh, hóa hóa, rồi lại khắc. lại chế, lại hòa và trở lại biến sanh. Luật khắc chế, hòa, sanh ấy, luân-luân chuyển-chuyển ấy cũng lẽ thường, nó in khuôn rập với luật “thành, trụ, hoại, không” 成住壞空 đi theo từng giai-đoạn một.

    Trong trời đất không có cái gì thừa cũng không có cái gì thiếu, không có gì mất đi cũng không có cái gì thêm, chỉ là những phẩm-vật có sẵn từ Thầy tạo càn-khôn, nhưng là những phẩm-vật càng ngày càng tăng-tiến thêm lên mãi mãi về phương-diện tâm-đức. Do càng ngày càng toàn năng, toàn tri, toàn thiện, toàn mỹ để hiệp một cùng Thầy.

    2- Ngũ-hành đi qua hai lý tương-sanh và tương-khắc:
    Luật tương khắc: Kim khắc mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc kim. Đấy là vòng luân-chuyển vậy..

    Luật tương sanh: Kim sanh Thủy, Thủy sanh mộc, Mộc sanh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sanh Kim.

    Luật Ngũ-hành có sinh, có khắc. Hễ sanh thì an-bày, vững đạt; còn khắc thì đổ vỡ, hư hoại.

    Luật trời thoạt hiện, thoạt biến chuyển-luân. Thế đất chuyển di, lòng người thay đổi. Ngũ tạng, lục phủ luân-lưu. Vật-chất, thảo-mộc biến sanh, hủy-diệt cũng đều do lý Ngũ-hành. Nhưng hoặc lâu, hoặc mau là tùy ở hình chất của mỗi một thể hình. Lâu hay mau cũng đều có định-luật tất cả. Trong có có không, mà trong không có có. Vạn-vật thay màu đổi sắc mà tựu trung cũng vẫn những nguyên-tố ấy mà thôi.

    Thi văn dạy Đạo

    Khuya sớm tương dưa hết dục lòng



    Lòng dầu toan kế, kế sao xong

    Xong bề nhơn đạo tua gìn trước

    Trước cửa Không rồi mối Đạo thông
    Last edited by vuive; 03-04-2008 at 12:50 AM. Lý do: sap xep

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •