kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: Tìm hiểu Đại Bát Nhã

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Talking Tìm hiểu Đại Bát Nhã

    GIỚI THIỆU
    KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA

    Đào Nguyên


    ---o0o---




    1. Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Phạn ngữ: Mahà
    2. -Prajnàpàramità- Sùtra) là bộ kinh vĩ đại nhất của Phật giáo Bắc truyền, xét về số lượng cũng như diệu lý. Kinh gồm 600 quyển, chiếm tới 3 tập với 3.000 trang in khổ lớn của Đại Tạng Kinh Đại Chính Tân Tu (ĐTK/ĐCTT, No 220, các tập 5,6,7), do Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng (602-664) dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán. Quần chúng Phật tử Việt Nam cũng như giới Phật học phần đông đều đã
    tiếp cận với kinh Kim Cương và Bát Nhã Tâm kinh, hoặc đọc tụng, hoặc nghiên cứu, học hỏi, nhưng có thể chỉ một số ít mới biết rằng kinh Kim Cương vốn là một hội ngắn của kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (hội thứ 9, quyển 577, ĐTK/ĐCTT, tập 7, trang979C- 985C), còn Bát Nhã Tâm kinh (ĐTK/ĐCTT, T8, No 251, trang 848C) cũng do Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng dịch, chính là sự thâu tóm một số điểm then chốt, tinh túy nhất của kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa.
    Loại bài viết sau đây, chúng tôi xin bước đầu giới thiệu về bộ kinh ấy.
    3. I. MẤY NÉT VỀ DỊCH CHỦ VÀ CÔNG VIỆC DỊCH KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA Tên tuổi cùng sự nghiệp cầu pháp của Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng (602-664) đã được sử sách nói tới khá nhiều, ở đây chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh thêm về sự nghiệp dịch thuật kinh điển của Ngài. Trong lịch sử dịch thuật kinh điển của Phật giáo Trung Quốc, ba cái mốc chính được nói tới là Trúc Pháp Hộ (226-304), Cưu Ma La Thập (344-413) và Huyền Tráng (602-664). Như thế, Huyền Tráng được xem là đỉnh cao, là sự tập hợp đại thành của quá trình dịch thuật ấy. Các nhà nghiên cứu Phật học đã sử dụng từ ngữ "cựu dịch, tân dịch" để chỉ cho các công trình và lối dịch thuật kinh điển Phật giáo trước ngài Huyền Tráng (cựu dịch) và từ ngài Huyền Tráng trở về sau (tân dịch).
    4. Nhìn chung, sự nghiệp dịch thuật kinh điển của ngài Huyền Tráng diễn ra trong thời gian khoảng 20 năm với những thành quả đạt được thật là kì diệu, theo mục lục của ĐTK/ĐCTT, ngài Huyền Tráng đã dịch trên 70 tên Kinh, Luật, Luận, gồm 1322 quyển, ngoài bộ Đại Bát Nhã ra, còn có những bộ kinh, Luật, Luận nổi bật sau đây: - Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm kinh: 1 quyển, ĐTK/ĐCTT, No 251, T8- Kinh Phật Thuyết Vô Cấu Xưng (Duy Ma Cật): 6 quyển, ĐTK/ĐCTT, No 476, T14- Kinh Giải Thâm Mật: 5 quyển, ĐTK/ĐCTT, No 676, T16- A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận: 200 quyển, ĐTK/ĐCTT, No 1545, T27 A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận: 30 quyển, ĐTK/ĐCTT, No 1558, T29- A Tỳ Đạt Ma Thuận Chính Lý Luận: 80 quyển, ĐTK/ĐCTT, No 1562, T29... - Bồ Tát Giới Yết Ma văn: 1 quyển, ĐTK/ĐCTT, No 1499, T24- Bồ Tát Giới bản: 1 quyển ĐTK/ĐCTT, No 1501, T24- Du Già Sư Địa luận: 100 quyển, ĐTK/ĐCTT, No 1579, T30 v.v...
    5. Ngoài ra, ngài Huyền Tráng còn trứ thuật bộ sách Đại Đường Tây Vực kí gồm 12 quyển rất nổi tiếng (ĐTK/ĐCTT, No 2087, T51).
    6. Tài liệu trong Phật Quang đại từ điển (Phật Quang Xuất bản xã, 1995, tr 839 trung- 839 hạ) cho biết việc tổ chức để dịch thuật bộ kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa rất là chu đáo, với sự hỗ trợ đắc lực của triều đình nhà Đường thời bấy giờ. Các vị sư: Gia Thượng, Đại Thừa Khâm, Đại Thừa Quang, Huệ Lãng, Khuy Cơ... giữ nhiệm vụ bút thọ. Các vị như Huyền Tắc, Thần Phưởng... giữ nhiệm vụ biên tập, sửa văn (Huyền Tắc còn là người đã viết 16 bài tựa cho 16 hội trong bộ kinh này), còn các vị sư Huệ Quý, Thần Thái, Huệ Cảnh thì lo việc chứng nghĩa. Toàn bộ công việc được tiến hành thuận hợp trong hơn ba năm rưỡi, từ tháng giêng năm 660 tới tháng Mười năm 663 thì hoàn thành, và đó là công trình lớn sau cùng của ngài Huyền Tráng, vì tháng Hai năm sau (664) thì ngài viên tịch. Vì là một bộ phận quan trọng trong tư tưởng của Phật giáo Đại thừa, nên các kinh thuộc văn hệ Bát Nhã đã được đưa vào đất Trung Hoa và được dịch ra Hán văn rất sớm (đời Đông Hán). Trước ngài Huyền Tráng, các kinh thuộc văn hệ Bát Nhã được dịch gồm:

    1. Kinh Đạo Hà
    nh Bát Nhã: 10 quyển, Chi Lâu Ca Sấm dịch (đời Hậu Hán, ĐTK/ĐCTT, No 224, T8)
    2- Kinh Đại Minh Độ: 6 quyển, Chi Khiêm dịch (đời Đông Ngô, ĐTK/ĐCTT, No 225, T8)
    3- Kinh Phóng Quang Bát Nhã: 20 quyển, Vô La Xoa dịch, (đời Tây Tấn, ĐTK/ĐCTT, No 221, T8)
    4- Kinh Quang Tán Bát Nhã: 10 quyển, Trúc Pháp Hộ dịch (đời Tây Tấn, ĐTK/ĐCTT, No 22, T8)
    5- Kinh Ma Ha Bát Nhã Sao: 5 quyển, Đàm Ma Bì và Trúc Phật Niệm dịch (đời Tiền Tấn, ĐTK/ĐCTT, No 226, T8)
    6- Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật: 27 quyển, Cưu Ma La Thập dịch (đời Hậu Tần, ĐTK/ĐCTT, No 223, T8)
    7- Kinh Tiểu Phẩm Bát Nhã Ba La Mật: 10 quyển, Cưu Ma La Thập dịch (đời Hậu Tần, ĐTK/ĐCTT, No 227, T8)
    Toàn bộ các kinh ấy đều có trong Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa và đã được Ngài Huyền Tráng dịch lại (sẽ nói rõ thêm khi giới thiệu các hội trong Đại Bát Nhã). Điều này đã giúp cho các nhà nghiên cứu Phật học nhận thấy rõ hơn về quá trình sử dụng các thuật ngữ Phật học, phương hướng dịch, cũng như cách lí giải và diễn đạt các vấn đề cơ bản của tư tưởng Bát Nhã.

    1. II. GIỚI THIỆU TỒNG QUÁT VỀ KINH ĐẠI BÁ
    T NHÃ BA LA MẬT ĐA
    A/- Bốn xứ, mười sáu hội:
    Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa được thuyết giảng ở 4 nơi là:
    - Núi Linh Thứu thuộc thành Vương Xá (gồm các hội 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 15)
    Khu lâm viên Kì Đà- Cấp Cô Độc (gồm các hội 7, 8, 9, 12, 13 và 14)
    - Cung trời Tha Hóa Tự Tại (hội thứ 10)
    - Gần ao Bạch Lộ trong tinh xá Trúc Lâm, thành Vương Xá (hội thứ 16)
    Kinh gồm 600 quyển, thuyết giảng qua 16 hội: trong ấy, so với các bản kinh đã được dịch từ trước thì:
    - Các hội 1, 3, 5, 11, 12, 13, 14, 15 và 16 (9 hội) là ngài Huyền Tráng dịch mới, gồm 481 quyển.
    - Các hội còn lại: 2, 4, 6, 7, 8, 9, 10 (7 hội) đã có các vị đi trước dịch rồi và ngài Huyền Tráng đã dịch lại, gồm 119 quyển.
    B/- Giới thiệu từng hội:
    Số lượng kinh văn hàm chứa trong mỗi hội không đều nhau: hội ngắn nhất: 1 quyển; hội dài nhất: 400 quyển.
    2. 1) Hội thứ nhất: Đây là hội dài nhất, gồm 400 quyển (quyển 1-400) chiếm trọn hai tập ĐTK 5 và 6 với hơn 2147 trang, gồm 79 phẩm chính, phân thành 461 phần, mỗi phần dài ngắn không đều; phần dài có thể là một quyển, phần ngắn thì khoảng một trang hoặc nửa trang v.v... Ở hội này có những phẩm rất dài, như phẩm "Hiệu lượng công đức" gồm 66 phần (ĐTK/ĐCTT, T5, tr 570C-906B), phẩm "Nan tín giải" gồm đến 103 phần (ĐTK/ĐCTT, T5, tr 979A-1074C; T6, tr 1-448A). 2) Hội thứ nhì: Hội này gồm 78 quyển, từ quyển 401-478 (ĐTK/ĐCTT, T7, tr 1-426A), với 85 phẩm chính, chia thành 142 phần; phẩm dài nhất ở hội này chỉ gồm bốn phần, như các phẩm thứ 3 (Quán chiếu), phẩm thứ 23 (Vô biên tế), phẩm thứ 68 (Xảo tiện), phẩm thứ 76 (Chúng đức tướng)...
    3. Các kinh sau đây, đã được dịch trước ngà
    i Huyền Tráng, thuộc về hội này:- Kinh Phóng Quang Bát Nhã: 20 quyển, Vô La Xoa dịch (đời Tây Tấn, No 222, T8).- Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật: 27 quyển, Cưu Ma La Thập dịch (đời Hậu Tần, No 223, T8).
    4. 3) Hội thứ ba: Gồm 59 quyển, từ quyển 479- 537 (ĐTK/ĐCTT, T7, tr 427-761B) với 31 phẩm, chia thành 80 phần. Phẩm dài nhất ở hội này là phẩm Thiện Hiện gồm 17 phần (tr 446C-526B). 4) Hội thứ tư: Gồm 18 quyển (từ quyển 538-555, ĐTK/ĐCTT, T7, tr
    5. 763A-865A) với 29 phẩm, chia làm 32 phần; phẩm dài nhất ở hội này là phẩm thứ ba (Cúng dường Tốt đổ ba), gồm ba phần. 4 kinh sau đây, đã được dịch trước ngà
    6. i Huyền Tráng, thuộc về hội này:- Kinh Đạo Hành Bát Nhã: 10 quyển, Chi Lâu Ca Sấm dịch, đời Hậu Hán, No 224, T8- Kinh Đại Minh Độ: 6 quyển, Chi Khiêm dịch, đời Đông Ngô, No 225, T8- Kinh Ma Ha Bát Nhã Sao: 5 quyển, Đàm Ma Bì và Trúc Phật Niệm dịch, đời Tiền Tần, No 226, T8- Kinh Tiểu Phẩm Bát Nhã Ba La Mật: 10 quyển, Cưu Ma La Thập dịch, đời Hậu Tần, No 227, T8. Còn hai kinh này thì được dịch sau ngài Huyền Tráng- vào đời Tống- cũng thuộc hội thứ tư của Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa: Kinh Phật Mậu Xuất Sinh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật: 3 quyển, Pháp Hiền dịch (ĐTK/ĐCTT,, No 229, T8).
    7. 5) Hội thứ năm: hộ
    8. i này gồm 10 quyển, từ quyển 556-565, T7, tr 865B-920B, với 24 phẩm, 28 phần (phẩm dài chỉ có hai phần). 6) Hội thứ sáu: Gồm 8 quyển, từ quyển 566-573, T7, tr 921A-963C, với 17 phẩm, 26 phần. Kinh Thắng Thiên Vương Bát Nhã Ba La Mật, 7 quyển, do Nguyệt Bà Thủ Na dịch, vào đời Trần (giữa thế kỉ thứ 6 TL), thuộc về hội này (ĐTK/ĐCTT, No 231, T8).
    9. 7) Hội thứ 7: Gồm hai quyển, từ quyển 574-575, T7 tr 963C-964B, được gọi là
    Mạn Thù Thất Ly Phần (2 phần), hội này cũng được thu vào kinh Đại Bảo Tích, hội thứ 46 (ĐTK/ĐCTT, No 310, tập 11, quyển 115-116, tr 650-657)
    Hai kinh lược dịch vào đời Lương (tiền bán thế kỉ thứ 6 TL) cũng thuộc về hội thứ 7 này:- Kinh Văn Thù Sư Lợi Sở Thuyết Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật: 2 quyển, Mạn Đà La Tiên dịch (ĐTK/ĐCTT, No 232, T8)- Kinh Văn Thù Sư Lợi Sở Thuyết Bát Nhã Ba La Mật: 1 quyển, Tăng Già Ba La dịch (ĐTK/ĐCTT, No 233, T8)
    8) Hội thứ tám: Gồm 1 quyển (576, T7, tr 974B-979B), được gọi là Na Già Thất Lợi Phần.
    Kinh Phật Thuyết Nhu Thủ Bồ Tát Vô Lượng Thanh Tịnh Phân Vệ, 2 quyển, do Tường Công dịch (đời Lưu Tống, thế kỉ thứ 5 TL, No 234, T8) là thuộc hội này.
    9) Hội thứ 9: Gồm 1 quyển, tức quyển 577 (T7, tr 979C-985C), được gọi là Năng Đoạn Kim Cương Phần, chính là kinh Kim Cương mà phần đông người Phật tử đã biết và trở nên quen thuộc.
    Tưởng nên nhắc lại, trước và sau ngài Huyền Tráng, chúng ta có tới 5 bản dịch kinh Kim Cương sau đây (4 trước, 1 sau):- Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật: 1 quyển, Cưu Ma La Thập dịch (đầu thế kỉ thứ 5 TL), ĐTK/ĐCTT, No 235, T8, tr 748C-752C - Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật: 1 quyển, Bồ Đề Lưu Chi dịch (đời Nguyên Ngụy, đầu thế kỉ 6) ĐTK/ĐCTT, No 236, T8, tr 752C-757A - Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật: 1 quyển, Chân Đế dịch (đời Trần, giữa thế kỉ thứ 6), ĐTK/ĐCTT, No 237, T8, tr 762A- 766C - Kinh Kim Cương Năng Đoạn Bát Nhã Ba La Mật: 1 quyển, Cấp Đa dịch (đời Tùy, cuối thế kỉ thứ 6), ĐTK/ĐCTT, No 238, T8, tr 766C-771C - Kinh Phật Thuyết Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa: 1 quyển, Nghĩa Tịnh dịch (đời Đường, đầu thế kỉ thứ 8, sau ngài Huyền Tráng), ĐTK/ĐCTT No 239, T8, tr 771C-775B.
    Trong số này, bản dịch ra đời trước nhất và được phổ biến rộng rãi nhất là bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập. Xin nêu một so sánh:
    10. - Bài kệ ở cuối pháp thoại ấy, ngài Huyền Tráng dịch: "Chư hòa hợp sở vi
    Như tinh, ế, đăng, ảo
    Lộ, bào, mộng, điện, vân
    Ưng tác như thị quán"
    (ĐTK/ĐCTT, T7, tr 985C) Bốn bản dịch của các ngài: Bồ Đề Lưu Chi, Chân Đế, Cấp Đa và Nghĩa Tịnh, nơi bày kệ này, cũng giống như ngài Huyền Tráng, tức là sử dụng 9 thí dụ: Tinh (tinh tú), Ế (ảo ảnh của mắt bị bệnh), Đăng (đèn), Ảo (ảo thuật), Lộ (sương mai), Bào (bóng nước), Mộng (chiêm bao), Điện (ánh chớp) và Vân (đám mây) để thâu tóm và khái quát hóa về tính chất vô thường của toàn bộ các pháp hữu vi nơi thế gian. Tham khảo bản dịch tiếng Anh của Edward Conze, chúng ta thấy nơi bài kệ ấy cũng nêu đủ 9 thí dụ như 5 bản dịch kể trên. Điều đó chứng tỏ nơi nguyên bản tiếng Phạn hẳn đã dùng tới 9 thí dụ như thế. Nhưng ở bản dịch của ngài Cưu Ma La Thập thì nơi bài kệ đó chỉ sử dụng 6 thí dụ mà thôi: "Nhứt thiết hữu vi pháp
    Như mộng ảo bào ảnh
    Như lộ diệc như điện
    Ưng tác như thị quán"
    (ĐTK/ĐCTT, T8, tr 752B)
    11. "Trong 6 ví dụ của bản dịch ngài La Thập, thì chiêm bao (mộng), ảo thuật (ảo), bóng nước (bào), sương mai (lộ) và ánh chớp (điện) là 5 ví dụ dễ hiểu nhất, và có thể vì vậy mà bản dịch của ngài La Thập đã để nguyên. Còn ảnh tượng (ảnh) thì không có trong 9 ví dụ nơi các bản kia, rõ ràng ngài La Thập đã dùng chữ này (ảnh) để tổng quát 4 ví dụ kia toàn là ảnh tượng; đó là: tinh tú (tinh), ảo ảnh do mắc bệnh (ế), ngọn đèn (đăng) và đám mây..." (HT Trí Quang, Việt dịch Kinh Kim Cương, bản in 1994, tr 261).
    12. Đúng là
    một sự thâu tóm thật gọn ghẽ, hợp lý và tài tình biết bao! Chính từ 6 ví dụ nơi bản dịch của ngài La Thập mà kho tàng thuật ngữ về tư tưởng của Trung Hoa đã phong phú thêm lên với sự có mặt của từ Lục dụ hay Lục như (xem Từ Hải, tập Thượng, Tối Tân Tăng đính bản, Đài Loan Trung Hoa thư cục ấn hành, 1994, tr 539B)
    10) Hội thứ 10: Hội này gồm 1 quyển, tức quyển 578 (ĐTK/ĐCTT, T7, tr 986A-991B), được gọi là Bát Nhã Lý Thú Phần. Bốn kinh sau đây, được dịch vào đời Đường (3) và Tống (1) là thuộc về hội này: -Kinh Thật Tướng Bát Nhã Ba La Mật: 1 quyển, Bồ Đề Lưu Chi dịch, ĐTK/ĐCTT, T8, No 240 Kinh Kim Cương Đỉnh Du Già Lý Thú Bát Nhã: 1 quyển, Kim Cương Trí dịch, ĐTK/ĐCTT, T8, No 241 Kinh Đại Lạc Kim Cương Bất Không Chân Thật Tam Ma Da: 1 quyển, Bất Không dịch, ĐTK/ĐCTT, T8, No 243 Kinh Phật Thuyết Biến Chiếu Bát Nhã Ba La Mật: 1 quyển, Thi Hộ (Tống) dịch, ĐTK/ĐCTT, T8, No 242.
    11) Hội thứ 11: Gồm 5 quyển, từ quyển 579-583, T7, tr 991B-1019A, được gọi là Bố Thí Ba Ma Mật Phần, có 5 phần, mỗi phần 1 quyển.
    12) Hội thứ 12: Gồm 5 quyển, từ 584-588, T7, tr 1019B-1044A, được gọi là Tịnh Giới Ba La Mật Phần, chia làm 5 phần nhỏ, mỗi phần 1 quyển.
    13) Hội thứ 13: Chỉ có 1 quyển, quyển thứ 589 (T7, tr 1044A- 1049C), mang tên là An Nhẫn Ba La Mật Phần.
    14) Hội thứ 14: Cũng gồm 1 quyển, quyển 509 (T7, tr 1049-1055), mang tên là Tinh Tấn Ba La Mật Phần.
    15) Hội thứ mười lăm: Gồm 2 quyển 591 và 592 (T7, tr 1055B-1065B) được gọi là Tĩnh Lự Ba La Mật Phần, chia làm 2 phần nhỏ, mỗi phần một quyển.
    16) Hội thứ mười sáu: Gồm 8 quyển, từ quyển 593 đến quyển 600 (T7, tr 1065B-1110B), được gọi là Bát Nhã Ba La Mật Phần, chia làm 8 phần nhỏ, mỗi phần một quyển.
    C/- Một vài ghi nhận thêm:
    Ghi nhận một cách tổng quát về 16 hội của kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa là như thế, sau đây là một số ghi nhận thêm:
    13. 1. Vị đệ tử được Đức Thế Tôn gọi đầu tiên để nhân đấy thuyết giảng diệu pháp là Tôn giả Xá Lợi Tử (Xá Lợi Phất). 2. Các vị đại đệ tử của Đức Phật có mặt trong kinh, góp phần nêu hỏi sự việc, nhân đấy Đức Thế Tôn quảng diễn giáo pháp gồm: Cụ thọ Xá Lợi Tử, Cụ thọ Đại Mục Liên, Cụ thọ Đại Âm Quang (Đại Ca Diếp), Cụ thọ Chấp Đại Tạng, Cụ thọ Đại Ca Đa Diễn Na (Đại Ca Chiê
    n Diên), Cụ thọ Khánh Hỷ (A Nan), đáng chú ý hơn cả là Cụ thọ Xá Lợi Tử.
    3. Vị đại đệ tử xuất hiện nhiều nhất trong kinh này, không chỉ nêu hỏi, được Đức Thế Tôn nhân đấy thuyết giảng, mà còn góp phần quảnh diễn diệu lý của kinh, là Tôn giả Thiện Hiện (Tu Bồ Đề). Chính thông qua kinh này mà Tôn giả Tu Bồ Đề được xem là vị A La Hán "giải không đệ nhất" trong số mười vị đại đệ tử của Đức Phật.
    4. Các vị Bồ Tát có mặt trong kinh, ít nhiều tham gia vào pháp thoại, như: Bồ Tát Từ Thị, Bồ Tát Thiện Tư, Bồ Tát Mạn Thù Thất Lợi, Bồ Tát Thiện Dũng Mãnh là người được Đức Thế Tôn gọi tên để thuyết giảng phần sau cùng của kinh.
    5. Chư Thiên tham gia nêu hỏi ý nghĩa và được Đức Thế Tôn nhân đấy thuyết giảng, như: Thiên vương Tối Thắng, Thiên vương Quang Đức, một số vị Thiên tử ở cõi Dục và cõi Sắc. Xuất hiện nhiều nhất, tham gia tích cực vào pháp thoại là Thiên Đế Thích (Kiều Thi Ca).
    6. Một số thuật ngữ, tên người, tên đất v.v... được Pháp sư Huyền Tráng sử dụng trong kinh này, hoặc theo lối nguyên âm, hoặc theo lối dịch ý, có sự khác với các vị dịch giả đi trước hoặc sau:- Bạc Già Phạm (Thế Tôn), mười tên hiệu của Phật: Như Lai, Ưng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhân Sư, Phật - Bạc Già Phạm.- Bốn chúng đệ tử: Bísô, Bísôni, Ôbasáchca, Ôbatưca.- Tam bộ chúng: Thiên, Long, Dược Xoa, Kiền Đạt Phược, A Tố Lạc, Yết Lộ Đồ, Khẩn Nai Lạc, Ma Hô Lạc Già.- Sáu độ Ba La Mật: Bố thí, Tịnh giới, An nhẫn, Tinh tấn, Tĩnh lự, Bát nhã.- Bốn quả Thanh Văn: Dự Lưu, Nhất Lai, Bất Hoàn và A La Hán.- Ba nghiệp: Thân, ngữ, ý.- Ba đường ác: Địa ngục, Quỷ giới, Bàng sinh.- Một vài địa danh: Thệ Đa lâm (rừng Kì Đà), Căng già (sông Hằng), Thất La Phiệt (Xá Vệ)... Một số thuật ngữ: Hữu tình (chúng sinh), Cụ thọ (Tôn giả), Độc giác (Duyên Giác, Phật Bích Chi), Nhất sinh sở hệ (Nhất sinh bổ xứ). Đỗ đa (Đầu đà), Tát ca da kiến (Thân kiến), Tốt đổ ba (tháp), Chế đa (Chi đề- tháp không có thờ xá lợi), Thiết lợi đa (xá lợi), Du thiện na (do tuần), Dị sinh (phàm phu)...
    7. So với một số bộ kinh tiêu biểu trong Hán tạng, kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa rất ít kệ. Và vì sự diễn đạt mang tính chất bao quát, toàn diện và triệt để, nên một số điểm cốt yếu trong kinh đã được lặp lại. Đây là điều mà những người bước đầu tiếp cận với bộ kinh này cần lưu ý.

    --- o0o ---:listen::listen::listen:

  2. #2

    Thumbs up

    Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
    (Trọn bộ 24 tập)

    Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
    Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
    Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
    Sàigòn - 1998


    batnha.jpg (20778 bytes)

    MỤC LỤC

    * Hội đồng phiên dịch Tam Tạng

    * Lời Ký Tam Tạng Thánh Giáo
    * Tựa Sơ Hội Kinh Bát Nhã
    * Thừa sự Tăng sai
    * Đôi nét về HTThích Trí Nghiêm



    * Tập 01

    Quyển thứ: 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |7 | 8 | 9 | 10 | 11 |12 | 13

    14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25


    * Tập 02

    Quyển thứ: 26 | 27 | 28 | 29 | 30 | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36

    37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44 | 45 | 46 | 47 | 48 | 49 | 50


    * Tập 03

    Quyển thứ 51 | 52 | 53 | 54 | 55 | 56 | 57 | 58 | 59 | 60

    61 | 62 | 63 | 64 | 65| 66 | 67 | 68 | 69 | 70 | 71 | 72 | 73 | 74 | 75


    * Tập 04

    Quyển thứ 76 | 77 | 78 | 79 | 80 | 81 | 82 | 83 | 84 | 85

    86 | 87 | 88 | 89 | 90 | 91| 92 | 93| 94 | 95 | 96 | 97 | 98 | 99 | 100


    * Tập 05

    Quyển thứ | 101 | 102 | 103 | 104 | 105

    106 | 107 | 108 | 109 | 110 | 111 | 112 | 113 | 114 | 115

    116 | 117 | 118 | 119 | 120 | 121 | 122 | 123 | 124 | 125

    * Tập 06

    Quyển thứ: | 126| 127| 128| 129| 130| 131| 132

    133| 134| 135| 136| 137| 138| 139| 140| 141| 142

    143| 144| 145| 146| 147| 148| 149| 150


    * Tập 07

    Quyển thứ: 151 | 152 | 153 | 154 | 155

    156 | 157 | 158 | 159 | 160 | 161 | 162 | 163 | 164 | 165

    166 | 167 | 168 | 169 | 170 | 171 | 172 | 173 | 174 | 175


    * Tập 08

    Quyển thứ: | 176 | 177 | 178 | 179 | 180 |

    181 | 182 | 183 | 184 | 185 | 186 | 187 | 188 | 189 | 190

    191 | 192 | 193 | 194 | 195 | 196 | 197 | 198 | 199 | 200


    * Tập 09

    Quyển thứ: | 201 | 202 | 203 | 204 | 205 | 206 |

    207 | 208 | 209 | 210 | 211 | 212 | 213 | 214 | 215 | 216 | 217 | 218

    219 | 220 | 221 | 222 | 223 | 224 | 225


    * Tập 10

    Quyển thứ: | 226 | 227 | 228 | 229 | 230 | 231 | 232 | 233 |

    | 234 | 235 | 236 | 237 | 238 | 239 | 240 | 241 | 242 | 243 |

    |244 | 245 | 246 | 247 | 248 | 249 | 250|


    * Tập 11

    Quyển thứ: | 251 | 252 | 253 | 254 | 255 | 256 |

    257 | 258 | 259 | 260 | 261 | 262 | 263 | 264 | 265 | 266 |

    267 | 268 | 269 | 270 | 271 | 272 | 273 | 274 | 275


    * Tập 12

    Quyển thứ: 276| 277| 278| 279| 280|

    281| 282| 283| 284| 285| 286| 287| 288| 289| 290

    291| 292| 293| 294| 295| 296| 297| 298| 299| 300



    * Tập 13

    Quyển thứ: | 301 | 302 | 303 | 304 | 305

    306 |307 | 308 | 309 | 310 | 311 | 312 | 313 | 314 | 315

    316 | 317 | 318 | 319 | 320 | 321 | 322 | 323 | 324 | 325


    * Tập 14

    Quyển thứ: | 326| 327| 328| 329| 330|

    331| 332| 333| 334| 335| 336| 337| 338| 339| 340

    341| 342| 343| 344| 345| 346| 347| 348| 349| 350


    * Tập 15

    Quyển thứ: | 351 | 352 | 353 | 354 | 355

    356 | 357 | 358 | 359 | 360| 361| 362 | 363 | 364 | 365

    366 | 367 | 368 | 369| 370| 371| 372 | 373 | 374 | 375


    * Tập 16

    Quyển thứ: | 376| 377 | 378 | 379 | 380

    381 | 382 | 383 | 384 | 385 | 386 | 387 | 388 | 389 | 390

    391 | 392 | 393 | 394 | 395 | 396 | 397 | 398 | 399 | 400


    * Tập 17

    Quyển thứ: | 401 | 402 | 403 | 404 | 405

    406 | 407 | 408 | 409 | 410 | 411 | 412 | 413 | 414 | 415

    416 | 417 | 418 | 419 | 420 | 421 | 422 | 423 | 424 | 425


    * Tập 18

    Quyển thứ: 426 | 427 | 428 | 429 | 430

    431 | 432 | 433 | 434 | 435 | 436 | 437 | 438 | 439 | 440

    441 | 442 | 443 | 444 | 445 | 446 | 447 | 448 | 449 | 450


    * Tập 19

    Quyển thứ: 451| 452 | 453 | 454 | 455

    456| 457| 458 | 459| 460| 461| 462| 463| 464| 465

    466| 467 | 468 | 469| 470| 471| 472| 473| 474| 475


    * Tập 20

    Quyển thứ: | 476| 477| 478| 479| 480

    481 | 482 | 483 | 484 | 485 | 486 | 487 | 488 | 489 | 490

    491 | 492 | 493 | 494 | 495 | 496 | 497 | 498 | 499 | 500



    * Tập 21

    Quyển thứ: 501 | 502 | 503 | 504 | 505

    506 | 507 | 508| 509| 510| 511 | 512 | 513 | 514 | 515

    516 | 517 | 518 | 519 | 520 | 521| 522 | 523 | 524 | 525

    * Tập 22

    Quyển thứ: | 526 | 527 | 528 | 529 | 530

    531 | 532 | 533 | 534 | 535 | 536 |537 | 538 | 539 | 540

    541 | 542 | 543 | 544 | 545 | 546 | 547 | 548 | 549 | 550


    * Tập 23

    Quyển thứ: 551 | 552 | 553 | 554 | 555

    556 | 557 | 558 | 559 | 560 | 561 | 562 | 563 | 564 | 565

    566 | 567 | 568 | 569 | 570 | 571 | 572 | 573 | 574 | 575


    * Tập 24

    Quyển thứ: | 576 | 577 | 578 | 579 | 580

    581 | 582 | 583 | 584 | 585 | 586 | 587 | 588 | 589 | 590

    591 | 592 | 593 | 594 | 595 | 596 | 597 | 598 | 599 | 600



    LỜI TRẦN TÌNH
    về Cảo Bản Dịch Phẩm Đại Bát Nhã
    của Đại Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm

    = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =

    Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa

    Ấn hành năm 2003

    (tải xuống toàn tập dạng WORDS)






    THÀNH LẬP HỘI ĐỔNG PHIÊN DỊCH TAM TẠNG THÁNH GIÁO

    Hội đồng phiên dịch Tam Tạng họp tại Viện Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn vào những ngày 20, 21, 22.10.1973. Hội Đồng gồm tất cả 12 vị, dưới quyền Chủ Tọa T.T.Thích Trí Tịnh, T.T.Thích Minh Châu. Hội nghị thảo luận ráo riết trong mấy ngày, đến phần phân công phiên dịch kinh bộ, thì bộ Đại Bát Nhã 600 quyển giao cho T.T Thích Trí Nghiêm phiên dịch, T.T Thích Thiện Siêu duyệt khảo lại.

    Trước Hội nghị này, tôi đã tự khởi dịch kinh này từ năm 1972 đã được gần 100 quyển. Sau Hội nghị tôi tiếp tục phiên dịch đến nay là xong 600 quyển.

    HỔI HƯỚNG CÔNG ĐỨC

    Xin đem công đức này hồi hướng về quả Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề, cầu xin Chư Phật mười phương hiện đang thuyết Pháp và Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật đồng dủ lòng từ bi gia hộ cho các vị Tăng Ni Phật tử, thiện nam tín nữ xa gần đã góp phần công đức vào việc phiên dịch, đánh máy, ấn loát Kinh Đại Bát Nhã này, đời hiện còn đây được thêm phần phước huệ thọ mạng đầy đủ dồi dào, đến lúc lâm chung sẽ được vãng sanh về mười phương cõi Phật, được nghe các Đức Phật kia thuyết pháp môn thâm diệu là Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa để thọ trì đọc tụng, tu tập, suy nghĩ, cúng dường lễ bái v.v…Bồi dưỡng căn lành Bát Nhã là hạt giống căn lành sanh đẻ ra các Phật ba đời. Cuối cùng các Phật tử này sẽ đều được trọn thành Phật quả và khắp cầu nguyện tất cả pháp giới chúng sanh đều được nhờ công đức Bát Nhã thù thắng này đều trọn nên Phật đạo.

    Ngưỡng vọng:

    Nam Mô Bát Nhã Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát chứng minh gia hộ .

    Nam Mô Tam Châu cảm ứng Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát thủ hộ Pháp Bảo Bát Nhã này được lưu hành khắp mười phương thế giới trường tồn vĩnh viễn.

    Viết tại am Hoàng Trúc thuộc chùa Long Sơn trụ sở Tỉnh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Khánh Hòa, Nha Trang vào ngày vía Đức Phật A Di Đà, Phật lịch 2524 (1980).

    Dịch giả cẩn ghi
    HT. Thích Trí Nghiêm



    LỜI KÝ TAM TẠNG THÁNH GIÁO

    Đường triều Cao Tông Hoàng đế ngự chế ngày ở Cung Xuân

    Nếu vì muốn hiển dương Chánh giáo, mà phi kẻ trí là không lấy ai để quảng đạt văn lý kia; muốn sùng trọng và mở mang rộng rãi những lời nhiệm mầu, phi kẻ hiền chẳng thể nào minh định được ý chỉ ấy. Bởi vì chân như Thánh giáo là huyền tông của các pháp và là khuôn khổ của các kinh điển khác vậy.

    Vì nó thâu tóm bao quát rộng xa, ý chỉ lại cực kỳ sâu thẳm , tột bực tinh vi của lý chơn không diệu hữu và là yếu cơ của thể sinh diệt nữa. Lời lẽ tú mậu, đạo lý mênh mông, nên kẻ tìm cầu chẳng cứu xét được nguồn văn tự rõ ràng mà ý nghĩa lại càng thâm u và kẻ noi theo cũng chẳng lường được ngằn mé.

    Nên mới biết Thánh Từ đã bao trùm thời không nghiệp thiện nào chẳng đến xong; diệu hóa được phơi bày là không duyên ác nào mà chẳng cắt đứt. Thế là đã mở giềng mối lưới pháp, hoằng dương Chánh giáo sáu độ để cứu vớt quần sinh nơi mê đồ, tức là tháo gỡ then chốt bí yếu của Tam tạng rồi đấy vậy.

    Vậy nên gọi rằng chim không cánh mà vẫn bay luôn; Đạo không gốc mà cũng hằng vững chãi. Đạo danh lưu khánh, chảy lãng từ thuở xa xưa mà vẫn trấn thường; phó cảm ứng thân, trải qua trần kiếp cũng là bất hủ.

    Mai chuông ngân, chiều kệ tụng, giao hòa hai tiếng nơi đỉnh Thứu Phong. Ánh huệ nhật, dòng pháp lưu, quay bánh xe nơi vườn Lộc uyển. Lọng báu che trên không, tiếp giáp mây ùng rồi cùng bay phất phới. Rừng xuân chốn đồng nội, cùng với hoa trời mà hợp lẫn sắc màu .

    Cúi đầu kính chúc:

    Hoàng Đế Bệ Hạ

    Trên ban phước ấm đủ xuống mà bình trị tám hoang tai. Thánh Đức khắp trùm đến dân đen được vạn quốc xếp bè he mà triều bái. Ơn gia đến người quá cố; các thần dân đều biết quy về với kinh văn lá bối. Ơn Đức Thánh Vương, thấm nhuần đến vạn loại côn trùng. Đấng Kim Dung tuyên lời điệu kệ, để khiến nước hồ A Nậu Đạt thông suốt chảy về rẽ biệt tám nguồn; non Kỳ Xà Quật tiếp giáp với đỉnh Thung Hoa rừng cây xanh biếc.

    Thiết nghĩ: Vì pháp tánh ngưng tịch, chẳng quy tâm thì làm sao thông đạt được; trí địa huyền áo phải khẩn thành may ra mới hiển hiện được Thế đâu với những đêm dài tối mịt, chợt thắp đuốc huệ sáng bừng, mà là dội trận mưa pháp vũ nơi nhà hỏa trạch.

    Nơi đây trăm sông riêng chảy, cuối cùng vẫn quy về đồ⮧ hội biển cả bao dung; muôn khu phấn nghĩa, nhưng tổng quát thành hồ chân thật vậy thôi. Và đâu những so bề hơn kém cùng với Thang Võ, sánh đọ Thánh đức cùng với Nghiêu Thuấn vậy thay!

    Nay đây, HUYỀN TRANG PHÁP SƯ là bậc túc duyên trí huệ, lập chí chân thật trực giản, tâm thần thanh nhã từ lúc thiếu thời, thể tánh siêu việt những phường phù hoa lãng mạn. Ngưng tình nơi tịnh thất, ổn dấu chấn u nham, nghỉ ngơi ở Tam thiền, rồi rảo bước lên hàng Thập địa. Vượt khỏi cảnh lục trần phiền lụy, mới đơn độc đi qua La Vệ và vào thành Ca Duy để lãnh hội tâm cơ của Nhất thừa diệu đạo, rồi tùy nghi mà hóa vật lợi sanh.

    Vì lẽ ở Trung hoa không linh chất, nên mới tìm cầu chơn văn bên Ấn độ xa xôi; gian nan lặn lội dãy sông Hằng, quyết chí tìm tòi cho kỳ được mãn tự đạo pháp. Đã từng trèo lên non Tuyết Lãnh mà chỉ được nửa hạt chơn châu. Trên đường học đạo, cả đi lẫn về trọn vẹn mười bảy năm trời dằng dặc, mới thông đạt đầy đủ ý chỉ Tam tạng Thánh giáo, với mục đích duy nhất là lợi lạc quần sanh.

    Sau khi về nước, chọn ngày lành tháng tốt: Mồng sáu tháng hai năm thứ mười chín niên hiệu Trinh Quán, mới phụng sắc lệnh nhà vua, rồi đem yếu văn của Tam tạng Thánh giáo cả thảy là sáu trăm năm mươi bảy bộ. Và lấy cảnh chùa Hoằng Phước mà làm nơi trụ xứ cho sự nghiệp phiên dịch kinh điển vĩ đại này.

    Chẳng khác nào dẫn nguồn pháp thủy nơi đại dương bất tận về rửa sạnh ô nhiễm trần lao cho đời; truyền nối ánh sáng trí đăng vô cùng cực mà chiếu soi chốn u minh hắc ám được rực rỡ muôn đời. Nếu tự chẳng phải đã lâu đời vun trồng thắng duyên huệ nghiệp là làm sao xiển dương được ý chỉ như thế đây?

    Nên kinh gọi :"Pháp tướng thường trụ". Trang Sư trí sáng ngang bằng nhật nguyệt tinh. Hoàng Đế ta phúc báo đã nhóm đầy, nên cơ nghiệp được vững bền đồng như trời đất

    Nay cúi đầu xem thấy bài Ngự chế đề tựa ở các Kinh luận, đã từng soi sáng từ xưa đến nay, lý văn bao hàm tiếng vang vàng đá chạm reo và vẻ linh hoạt tươi nhuận của gió mây bay động. Để trị bồi phụ thêm ít đất, làm cho núi đủ cao lên, sương lộ giáng xuống nhiều dòng càng chảy mạnh, lược cử đại cương để làm lời ký này vậy.

    Tỳ kheo THÍCH TRÍ NGHIÊM dịch
    Tỳ kheo THÍCH THIỆN SIÊU khảo



    TỰA SƠ HỘI KINH ĐẠI BÁT NHÃ

    Đường triều Sa môn HUYỀN TRANG chế tác ở chùa Tây Minh



    Kinh Đại Bát Nhã là lời tuyệt xướng của thời kỳ Hi Đại và là bến hiền lương của khoán kiếp xa xôi. Ánh hào quang đã bao trùm trời người thâu tóm chơn lẫn tục. Thật là áo chỉ nhập thần, là phù linh trấn cho hữu quốc vậy. Tự chẳng phải Thánh đức xa vời, triết nhân độc xuất thời Huyền âm chẳng lưu lộ, viên giáo khó thành xong.

    Sở dĩ dấy nên các Hoàng Vương Đế Chúa đã từng tỏ bày xiển thuật những lời vàng soi ngọc ánh để tán dương sự việc xa cách ngàn xưa, mà lý lẽ sáng soi ba thời. Sầm uất vậy thay làvăn này, đầy đủ lắm ôi cũng chính ngày nay!

    Nhưng mà toàn bộ chia thành hai mươi bốn sách. Ngày xưa chỉ mò được nửa hạt châu. Mà hội gồm cả mười sáu hội, nay mới nắm lấy được toàn viên ngọc. Vì thầm xét các hội đều có duyên khởi riêng và xét mỗi một bộ đều là đem về nơi gốc để rõ dấu vết riêng, nên mỗi hội phải làm riêng một bài tựa.

    Đến như Linh Phong mới tập hợp, hoằng vận khắp tìm tòi, chỉ để suy rộng thân nguyên và mở sâu tâm yếu. Vì sao thế? Bởi lẽ năm uẩn là gói các loại hữu tình; hai ngã là gia trạch của hữu phong. Trạch và ngã mà cao là khát vọng chạy theo ánh nước dương diệm mới sâu; phong uẩn mà còn thời tìm cầu thành quách tầm hương lại càng rộng cao tót vót.

    Dễ đâu biết rằng cội gốc của ngã là do tưởng, mà tưởng đã hư vọng thời ngã tồn tại vào đâu? Uẩn bị trói buộc bởi do danh, mà danh là giả dối thời uẩn cũng không nương đâu được còn!

    Cho nên mới phải phát nơi đàm tức không, xiển xướng lý vong ngôn. Xem việc rắc rối của trần tục là phi động, coi loại côn trùng là bất sinh. Nghe danh vọng như tiếng vang, thấy sắc đẹp tựa thấy bóng trong gương. Thuyên Tể mất chỗ nương, nhiên hậu Chơn Tể mới độc lộ.

    Khuôn thước đừng thi hành, nhiên hậu mới diệu lập thước nhiệm mầu. Lo đường ngàn mất, ngôn thuật bốn cùng.

    Có thế mới khiến nổi những kẻ cạn vội được cơ hội co ngón mà tháo giải cùm tay và những người còn đang chầu Nam chực Bắc đều biết hướng quy về. Nghĩa lý đã rộng như trời, mà lời lẽ lại đầy nhẫy như biển. Vì làm căn bản cho các hội sau, lại là trước xưa chưa truyền đến. Trong hội này, kể khắc thành bốn trăm quyển cộng tám mươi lăm phẩm vậy.

    Hoặc bảo: Quyền biến theo phương cõi , lẽ nên lược dịch. Thầm phản ứng rằng: Một lời có thể che trùm hết, mà còn phải chế tác ra liên chương nhã tụng. Niết Bàn khá đề, mà lời lẽ của hai chữ ấy phải chép thành pho tạng.

    Thong thả nhu hòa, hưỡn đãi mở lối, kìa phải chăng là những lời dạy dỗ của Đấng Từ Mẫu ấy vậy ôi? Nếu dịch mà dám cắt bỏ bớt đi, sợ e để lại cái hoạn hại đứt tay cho đời sau không phải ít!

    Nay dịch truyền này quyết phải theo đúng nguyên bản, hầu mới tránh khỏi chê bai là nhiều lời,. Huống chi thời đại chữ viết vào tre, gỗ, khái niệm còn tăng tổn mà hgồn phách giaop tiếp lờ mờ, nên lời răn dạy phải rất rõ ràng,trước sau cảm tạ ban cho. Như trong biệt lục mới chép đầy đủ.

    Kìa ai là kẻ đã có sẵn đại tâm mậu khí và đã từng lâu đời học hỏi, nhiều kiếp phụng trì, mới tự gây được sự bất kinh bất bố, rồi tự tìm hỏi đò mà qua sông vậy.

    Tỳ kheo THÍCH TRÍ NGHIÊM dịch
    Tỳ kheo THÍCH THIỆN SIÊU khảo



    THỪA SỰ TĂNG SAI


    Trong bộ truyện của Tam Tạng Pháp Sư quyển thứ mười, để ở chùa Đại Từ Ân, có đoạn tường thuật về việc Pháp Sư phiên dịch Kinh Đại Bát Nhã này; do Hội ấn hành kinh điển tại Hương Cảng có trích đăng nơi tập mục lục (1958). Tôi xin phụng dịch như sau:

    "… Các nước phương Đông trọng kinh Bát Nhã. Đời trước tuy đã có phiên dịch nhưng chưa thể chu toàn đầy đủ, nên nhiều người lại muốn thỉnh Lệnh ủy dịch.

    Song Bát Nhã là bộ Kinh to tát, ở kinh đô nhiều việc rắc rối; lại nữa nhân mệnh vô thường, e khó được thành tựu viên mãn nên mới thỉnh xin dọn đến ở cung Ngọc Hoa mà phiên dịch. Nhà vua bằng lòng phê chuẩn ngay! Tức là mùa Đông tháng Mười, niên hiệu Hiển Khánh năm thứ tư, Pháp Sư từ kinh đô phát hướng về Ngọc Hoa cung, và cùng chư vị Đại Đức thuộc hội đồng phiên dịch và môn đồ thảy đồng hành nhất thể. Đến nơi, an trí tại Viện Túc Thành lấy làm trụ sở phiên dịch. Còn việc cung cấp các việc y như khi ở kinh sư.

    Đến ngày Nguyên đán tháng Giêng mùa Xuân năm thứ năm khởi đầu dịch kinh Đại Bát Nhã. Bản chữ Phạn tổng có hai mươi vạn bài tụng. Văn đã rộng lớn, kẻ học đồ muốn cầu thỉnh xin lược bớt; nên Pháp Sư hầu muốn thuận theo ý chúng, như ngài La Thập đã làm, cắt bỏ bớt những đoạn văn phiền phức trùng điệp. Khởi nghĩ ấy rồi, đêm nằm mộng thấy có những sự trạng để răn cảnh giới nhau, như hoặc thấy bay lên trên cao nguy, đi nơi hiểm khốn, hoặc thấy thú dữ bắt người v.v…; run sợ toát mồ hôi mới được thoát khỏi. Khi đã tỉnh giấc kinh hãi, đến các chúng nói lại việc ấy và lại y như Kinh phiên dịch rộng đủ. Trong đêm bèn thấy chư Phật Bồ Tát phóng hào quang nơi chặng giữa mày mắt soi xúc thân mình, tâm ý vui thích. Pháp Sư lại tự thấy tay cầm đèn hoa cúng dường chư Phật, hoặc thấy thăng lên tòa cao vì chúng thuyết pháp, có nhiều người vây quanh ngợi khen cung kính, hoặc mộng thấy có người đem danh quả phụng biếu cho mình; tỉnh giấc vui mừng chẳng dám cắt bỏ bớt, nhất nhất đúng như bản chữ Phạn mà dịch.

    Đức Phật thuyết Kinh này tính ở bốn chỗ:

    1.

    Núi Thứu Phong nơi thành Vương Xá;
    2.

    Vườn Cấp Cô Độc;
    3.

    Cung Trời Tha Hóa Tự Tại
    4.

    Tịnh Xá Trúc Lâm thành Vương Xá.

    Tổng cộng 16 Hội, hợp thành một bộ. Nhưng Pháp Sư từ ở Ấn Độtìm được ba bản; đến ngày phiên dịch đây, trong văn có chỗ nghi ngờ, tức đem ba bản so sánh lấy làm quyết định; ân cần tra xét lại kỹ càng rồi mới chịu hạ bút thành văn. Tâm ý tra xét cẩn thận đúng mức , thật từ xưa chẳng sánh kịp. Hoặc văn trái với ý chỉ sâu thẳm, ý hiểu còn có do dự rụt rè, tất cảm giác cảnh lạ, tuồng như có người trao cho minh quyết, tâm trí liền rỗng vỡ vạc thông suốt, như vẹt mây mù mà thấy mặt trời. Pháp Sư tự nói rằng: "Chỗ ngộ hội như đây đâu phải trí cạn cợt Huyền Trang tôi mà thông suốt được, đều là được chư Phật Bồ Tát đã âm thầm gia hộ vậy".

    Hội thứ nhất của Kinh có phẩm Nghiêm tịnh cõi Phật. Trong ấy nói :"Các chúng Bồ Tát Ma ha tát vì Bát Nhã Ba La Mật Đa, dùng thần thông nguyện lực đựng các ngọc báu thượng diệu, các diệu hương hoa, uống ăn trăm vị, áo mặc, âm nhạc của cõi Đại Thiên tùy ý sanh ra năm trần diệu cảnh, các thứ cúng dường để trang nghiêm chỗ thuyết pháp". Lúc ấy, Ngài tự chủ chùa Ngọc Hoa hiệu Huệ Đức và các Ngài Đại đức Tăng hội đồng dịch Kinh, trong đêm ấy đồng mộng thấy trong nội cảnh chùa Ngọc Hoa rộng rãi nghiêm tịnh lịch đẹp trang nghiêm: Nào là phan trướng, xe báu, nào là tràng hoa, kỹ nhạc v.v… đầy nhẫy trong nội cảnh chùa. Lại thấy có vô lượng Tăng chúng tay cầm lọng hoa và đồ cúng dường như trên đồng đến cúng dường Kinh Đại Bát Nhã. Những đường sá tường vách trong khu vực chùa đều trang hoàng dẹp đẽ, đất đầy danh hoa, Tăng chúng đồng giẫm trên mà đi. Đến như Viện phiên kinh, nơi Viện lại càng bội phần đẹp đẽ lạ lùng, như Kinh đã chép cõi bảy báu trang nghiêm. Lại nghe thấy trong Viện có ba gian nhà để giảng thuyết, Pháp Sư ngồi gian giữa diễn giảng. Đã thấy đấy rồi, vui mừng thức giấc, đồng đến thăm hỏi nói việc đã thấy trong mộng với Pháp Sư. Pháp Sư bảo:"Nay chính dịch phẩm này, các Bồ Tát thảy tất có cúng dường. Các Thầy đã mộng thấy, tin có việc ấy. Ôi".

    Bấy giờ, bên điện có hai cây mít, bỗng lúc phi thời lần lượt nở hoa, mỗi hoa đều nở sáu đóa thịnh mậu, sắc hồng trắng, thật đáng yêu phi thường. Lúc đấy Tăng chúng luận nghị rằng: "Đây chính là triệu chứng điềm lành Bát Nhã được tái xiển dương lại; lại ra sáu quả là tiêu biểu sáu Ba La Mật Đa".

    Nhưng Pháp Sư khi dịch kinh này, tâm chí miệt mài và hằng lo lắng vô thường , nên mới bảo chư Tăng rằng: "Huyền Trang tôi năm nay đã sáu mươi lăm tuổi, chắc sẽ bỏ mạng ngôi già lam này; bộ Kinh này rất lớn lao, hằng lo sợ việc làm chẳng trọn vẹn, người người nên nỗ lực gia công tinh tiến, rất chớ nên vì khó nhọc mà từ nan!".



    Đôi nét về Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm

    Thân thế:

    Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm thế danh là Phan Diệp, sinh ngày 9 tháng Giêng năm Tân Hợi (1911) tại Thôn Chánh Lộc, Xã Xuân Lộc, Huyện Đồng Xuân, (thuộc Huyện Sông Cầu ngày nay), Tỉnh Phú Yên. Thân phụ là Cụ Ông Phan Châm. Thân mẫu là Cụ Bà Nguyễn thị Tham. Ngài là người con thứ hai trong gia đình có năm anh chị em. Gia đình Ngài là một gia đình có truyền thống nhiều đời uy tín Tam Bảo.

    Xuất gia tu học:

    Ngài húy là Tâm Bổn, tự là Truyền Lai, hiệu là Trí Nghiêm dòng Lâm Tế đời thứ 43.

    _Năm 15 tuổi (1926) xuất gia thọ giới với Ngài Vĩnh Hảo Đại Sư (cũng là cậu ruột của Ngài) tại chùa Phước Long, Xã Xuân Lộc, Huyện Đồng Xuân, Tỉnh Phú Yên.

    _Năm 22 tuổi (1933), Ngài thọ Đại Giới, tại Giới Đàn Chùa Bảo Sơn Phú Yên do Hòa thượng Vạn Ân làm Đàn Đầu.

    _Năm 27 tuổi (1938) Ngài được trúng tuyển vào tu học tại Phật Học Đường Bảo Quốc Huế. Tại đây Ngài đã được sự truyền dạy của Hòa Thượng Thích Trí Độ, một vị Đốc Giáo danh đức thời bấy giờ. Chính nơi đây đã đào tạo nhiều vị Tăng tài lỗi lạc cho Phật Giáo nước nhà hiện nay. Ngài đã tu học tại Phật Học Đường này 8 năm.

    Đạo Nghiệp :

    _ Năm 1944 (34 tuổi), sau khi mãn học, Ngài đã bắt đầu công việc hoằng hóa bằng việc lưu hành diễn giảng Giáo lý tại các Tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên…

    _ Năm 1945 (35 tuổi), Ngài trở về Phú Yên làm trụ trì chùa Thiên Tôn ở Tuy An 9 năm. Trong thời gian này Ngài đã tham gia Phật Giáo Cứu Quốc thuộc liên khu V.

    _ Năm 1955 Ngài lại tiếp tục công cuộc hoằng hóa, chuyên lo giảng dạy Phật Pháp tại các Tỉnh Hội Phật Học : Phú Yên, Khánh Hòa. Lúc này Ngài được coi là vị Giảng Sư kỳ cựu của Hội Phật Học Miền Trung.

    _ Năm 1956, Ngài chủ trương xây dựng Trường Bồ Đề Tuy Hòa và Cô nhi viện Phước Điền Tuy Hòa, Phú Yên.

    _ Năm 1957, theo thỉnh cầu của Giáo Hội, Ngài ra giữ chức Hội Trưởng Hội Phật Học Thừa Thiên Huế.

    _ Năm 1960, Ngài vào thường trú để lo Phật sự tại chùa Long Sơn, trụ sở Tỉnh Giáo - Hội Phật Giáo Khánh Hòa Nha Trang hiện nay.

    _ Năm 1964, Ngài là thành viên của Hội Đồng Giáo phẩm Trung Ương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất.

    _ Năm 1966, Ngài giữ chức Chánh Đại Diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất Khánh Hòa - Nha Trang.

    _ Năm 1968, Ngài là Chứng Minh Đạo Sư của Tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất Khánh Hòa - Nha Trang.

    _ Năm 1968, Ngài là Đệ nhị Tôn Chứng tại Đại Giới Đàn Hải Đức Nha Trang (lần 2).

    _ Năm 1973, Ngài làm Giáo Thọ tại Đại Giới Đàn Phước Huệ Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang.

    _ Năm 1974, Ngài làm giám luật Ban Quảng trị Viện Cao đẳng Phật học Hải Đức Nha Trang.

    _ Năm 1977, Ngài được Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, Đệ nhị Tăng Thống GH. PG. VN TN. tấn phong Hòa Thượng.

    _ Năm 1980 - Dịch xong bộ Đại Bát Nhã Kinh

    _ 1980 - đến nay tiếp tục nghiên cứu và phiên dịch Kinh điển Đại Thừa tại tại Am Hoàng Trúc - thành phố Nha Trang.

    Phiên dịch kinh luận:

    Mặc dù bận nhiều Phật sự về lãnh đạo và hoằng hóa, nhưng Ngài vẫn tinh tấn chăm lo phiên dịch kinh luận để tiếp dẫn hậu lai.

    1- Kinh Lời Vàng : Nguyên danh kinh là "Phật Giáo Thánh kinh", 1 quyển, do nữ cư sĩ Trung Hoa là Dương Tú Hạc biên soạn.

    2- Kinh Phổ Môn giảng lục : 1 quyển, do Bảo Tịnh Pháp Sư giảng (dịch năm 1969).

    3- Kinh Pháp Hoa giảng lục : 1 bộ, 7 quyển, 2 tập, do Thái Hư Pháp Sư giảng (dịch năm 1969)

    4- Luận Thành Thật : 20 quyển, do Ha Lê Bạt Ma Tát soạn.

    5- Kinh Đại Bát Nhã 24 tập, 600 quyển, 5 triệu chữ (5.000.000), do Huyền Trang Hán dịch. Khởi dịch từ năm 1973 đến năm 1980 mới hoàn tất.

    Bốn kinh luận đầu đã in, riêng "Kinh Lời Vàng" và "Kinh Pháp Hoa - giảng lục" đã được tái bản một hai lần, " Kinh Đại Bát Nhã; đã in 2 lần, lần mới nhất là năm 1998 tại Sài gòn.

    Ngoài ra, còn 10 bộ kinh nhỏ chưa in.

    Từ năm 1981, Ngài là Chứng minh Ðạo Sư của tỉnh Giáo Hội Phật Giáo Khánh - Hòa Nha Trang.

    Sau một thời bệnh nặng, mặc dù đã được hàng đệ tử, các giáo sư bác sĩ và y sĩ bệnh viện Thành phố Nha Trang tận tình chăm sóc chữa trị. Nhưng vì tuổi cao sức yếu, Ngài không vượt qua khỏi, Ngài đã an tường xả báo thân lúc 2 giờ sáng ngày 13 tháng 01 năm 2003 ( nhằm ngày 11 tháng chạp năm Nhâm Ngọ) thọ thế 93 tuổi, 70 tuổi đạo.

    Suốt cuộc đời, từ khi xuất gia hành đạo cho đến lúc viên tịch, Ngài đã nỗ lực không ngừng trong công việc xiển dương đạo pháp. Cuộc đời Ngài là một tấm gương sáng ngời về đạo hạnh và sự nghiệp hoằng hóa cho Tăng ni và Phật tử noi theo. Mặc dù sắc thân của Ngài không còn nữa nhưng đạo hạnh và sự nghiệp hoằng hóa của Ngài sẽ mãi mãi là ngọn đuốc soi đường cho Tăng Ni Phật tử hậu lai.

    Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng, lược ghi

    -- o0o --:yb663::yb663::yb663:

  3. #3

    Exclamation

    Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
    (Trọn bộ 24 tập)

    Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
    Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
    Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
    Sàigòn - 1998

    --- o0o ---

    Tập 1



    Quyển Thứ 1
    Hội thứ nhất
    Phẩm Duyên khởi thứ 1-1



    Tôi nghe như vầy:

    Một thuở Phật ở trên đỉnh núi Thứu Phong thuộc thành Vương Xá, cùng với chúng Đại Bí sô một ngàn hai trăm năm mươi người đều là A la hán, đã hết các lậu, không còn phiền não, được chơn tự tại, tâm khéo giải thoát, huệ khéo giải thoát, như tập ngựa khôn, cũng như rồng lớn, đã làm việc đáng làm, đã xong việc đáng xong, bỏ các gánh nặng, kịp được lợi mình, hết các hữu kiết, chính tri giải thoát, tâm chí tự tại, rốt ráo đệ nhất. Ngoại trừ A Nan Đà còn ở bực học địa, mới được quả Dự lưu. Ngài Đại Ca Diếp Ba tôn làm thượng thủ.

    Lại có chúng Bí sô ni năm trăm người đều là A la hán, Đại Thắng Sinh Chủ tôn làm thượng thủ. Lại có vô lượng chúng Ô ba tô ca, Ô ba tư ca đều thấy được Thánh đế.

    Lại có vô lượng vô số chúng Bồ tát Ma ha tát, tất cả đều được pháp môn đà la ni, môn tam ma địa, an trụ nguyện không, vô tướng, vô phân biệt, đã được các pháp bình đẳng tánh nhẫn, đầy đủ trọn nên bốn vô ngại giải, phàm diễn thuyết gì là biện tài vô tận, với năm thần thông tự tại du hý, đã chứng trí đức đoạn đức hẳn không lui mất, ngôn hạnh uy nghiêm kẻ nghe đều kính chịu, dũng mãnh tinh tiến lìa các biếng lười, năng xả của thiết, chẳng đoái thân mạng, lìa kiêu lìa dối, không nhiễm không cầu, thảy vì hữu tình mà tuyên Chánh pháp, sâu hợp pháp nhẫn, rất cùng rất tột, được vô sở úy, tâm kia thư thới, vượt các ma cảnh ra khỏi các nghiệp chướng, xua đuổi tất cả phiền não oán địch, dựng cờ Chánh pháp, dẹp các tà luận. Thanh văn, Độc giác chẳng thể so lường. Được tâm tự tại, được pháp tự tại, chướng nghiệp hoặc kiến đều đã giải thoát. Chọn pháp biện thuyết không chẳng khéo léo, vào sâu pháp môn duyên khởi sinh diệt, lìa kiến tùy miên bỏ các ràng gút, trí huệ thông đạt các lý Thánh đế. Từng vô số kiếp phát nguyện hoằng thệ. Dung mạo hòa vui trước lời tiếp dẫn, xa lìa nhăn nhó, từ vận thanh hòa, tán tụng hay ho, biện tài không trệ. Giữa chúng vô biên oai đức nghiêm nghị, đè cất tự tại đều không sợ gì, nhiều trăm ức kiếp khéo nói không cùng, đối các pháp môn thắng giải quan sát:

    Như huyễn, như ánh nắng, như mộng, như nước trăng, như vang, như không hoa, như tượng, như ánh sáng, như sự vật biến hóa, như thành quách tầm hương. Tuy đều không thật, nhưng hiện tựa hồ như có. Lìa tâm hạ liệt, thuyết pháp không sợ, năng tùy chứng vào vô lượng pháp môn, khéo biết tâm hành chỗ đến của hữu tình, mới đem huệ vi diệu mà độ thoát chúng. Đối các hữu tình tâm không quái ngại, trọn nên tối thượng vô sinh pháp nhẫn, khéo vào các pháp bình đẳng tánh trí, pháp tánh thẳm sâu, năng như thật biết, tùy kia chỗ hợp khéo khiến ngộ vào. Hay giỏi tuyên nói pháp môn duyên khởi, nhiếp thọ vô biên đại nguyện Phật quốc.

    Ở mười phương cõi các Phật, vô số đẳng trì chính niệm thường hiện trước mặt, các Phật ra đời đều hay phụng sự hết thảy, cũng năng khuyến thỉnh quay xe chánh pháp, chẳng vào Niết bàn độ vô lượng chúng, khéo hay đè diệt các món kiến chấp trói buộc, các lửa phiền não của tất cả hữu tình. Trong chừng giây lát du hý trăm ngàn đẳng trì, dẫn phát vô biên công đức thù thắng. Các vị Bồ tát này đầy đủ biển diệu công đức như thế thảy, dù cho trải qua vô lượng trăm ức đại kiếp khen chẳng thể cùng. Danh các Ngài là:

    Hiền Thủ Bồ tát Ma ha tát, Bửu Tánh Bồ tát Ma ha tát, Bửu Tạng Bồ tát Ma ha tát, Bửu Thọ Bồ tát Ma ha tát, Đạo Sư Bồ tát Ma ha tát, Nhân Thọ Bồ tát Ma ha tát, Tinh Thọ Bồ tát Ma ha tát, Thần Thọ Bồ tát Ma ha tát, Đế Thọ Bồ tát Ma ha tát, Quảng Huệ Bồ tát Ma ha tát, Thắng Huệ Bồ tát Ma ha tát, Thượng Huệ Bồ tát Ma ha tát, Tăng Trưởng Huệ Bồ tát Ma ha tát, Vô Biên Huệ Bồ tát Ma ha tát, Bất Hư Kiến Bồ tát Ma ha tát, Vô Chướng Huệ Bồ tát Ma ha tát, Thiện Phát Thú Bồ tát Ma ha tát, Thiện Dũng Mãnh Bồ tát Ma ha tát, Cực Tinh Tiến Bồ tát Ma ha tát, Thường Tinh Tiến Bồ tát Ma ha tát, Thường Gia Hạnh Bồ tát Ma ha tát, Bất Xả Ách Bồ tát Ma ha tát, Nhật Tạng Bồ tát Ma ha tát, Nguyệt Tạng Bồ tát Ma ha tát, Vô Tỷ Huệ Bồ tát Ma ha tát, Quán Tự Tại Bồ tát Ma ha tát, Đắc Đại Thế Bồ tát Ma ha tát, Diệu Cát Tường Bồ tát Ma ha tát, Bửu Ấn Thủ Bồ tát Ma ha tát, Tồi Ma Lực Bồ tát Ma ha tát, Kim Cương Huệ Bồ tát Ma ha tát, Kim Cương Tạng Bồ tát Ma ha tát, Thường Cử Thủ Bồ tát Ma ha tát, Đại Bi Tâm Bồ tát Ma ha tát, Đại Trang Nghiêm Bồ tát Ma ha tát, Trang Nghiêm Vương Bồ tát Ma ha tát, Sơn Phong Bồ tát Ma ha tát, Bửu Phong Bồ tát Ma ha tát, Đức Vương Bồ tát Ma ha tát, Từ Thị Bồ tát Ma ha tát. Như thế thảy vô lượng trăm nghìn trăm ức muôn ức Bồ tát Ma ha tát, đều là con ngôi Pháp Vương kham nối Phật vị, mà làm thượng thủ.

    Bấy giờ, Đức Thế Tôn ở trên tòa Sư tử tự tay trải lấy chiếc Ni sư đàn, ngồi xếp bằng tréo chân, thẳng thân chính nguyện, an trụ niệm đối diện, rồi mới vào định Đẳng trì vương diệu tam ma địa, các tam ma địa khác đều thu nhiếp vào trong tam ma địa này, vì là chỗ lưu xuất ra vậy.

    Khi ấy, Đức Thế Tôn chính tri chính niệm, rồi từ nơi Đẳng trì vương ung dung mà khởi định, và đem tịnh thiên nhãn mà quan sát hằng hà sa thảy thế giới các Đức Phật trong mười phương cả thân vui thích. Từ nơi ngàn tướng vầng tròn dưới hai lòng bàn chân đều phóng ra sáu mươi trăm ngàn trăm ức muôn ức ánh hào quang; từ mười ngón chân, trên hai mu bàn chân, bốn mắt cá chân, hai gót chân, hai ống cẳng chân, hai bắp chân, hai đầu gối, hai bàn tọa, hai đùi vế, lưng, sườn, trước bụng, sau lưng, giữa rốn, trên tâm, chữ Đức nơi ngực, hai trái vú, hai hóc nách, hai vai, hai bắp tay, hai khuỷu tay, hai cánh tay trên, hai cổ tay, hai tay, hai lòng bàn tay, mười ngón tay, sau cổ, trước cổ, hai bên mép, hai má trên mặt, cằm, trán, đỉnh đầu, hai mí, hai mắt, hai tai, hai mũi và miệng, bốn răng ngà, bốn mươi cái răng và tướng lông chặng giữa mày. Mỗi mỗi thân phần thảy đều phóng ra sáu mươi trăm ngàn trăm ức muôn ức hào quang, mỗi mỗi hào quang đều soi cả Tam thiên đại thiên thế giới. Từ đây lần lữa khắp soi mười phương hằng hà sa hết thảy thế giới các Đức Phật. Chúng hữu tình trong ấy kẻ nào gặp được hào quang này, quyết đặng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

    Bấy giờ, tất cả lỗ chân lông Thế Tôn thảy đều vui hòa và đều phóng ra sáu mươi trăm ngàn trăm ức muôn ức hào quang, mỗi mỗi hào quang đều soi khắp Tam thiên đại thiên thế giới, từ đây lần lữa soi khắp mười phương hằng hà sa hết thảy thế giới các Đức Phật, chúng hữu tình trong ấy, kẻ nào gặp được hào quang này, quyết được Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

    Khi ấy, Thế Tôn diễn ra hào quang thường nơi thân soi Tam thiên đại thiện thế giới này, từ đây chuyển dần soi khắp mười phương hằng hà sa hết thảy cõi nước các Đức Phật. Chúng hữu tình trong ấy, kẻ nào được gặp hào quang này, quyết đặng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

    Bấy giờ, Thế Tôn từ nơi diện môn hòa vui mỉm cười, rồi thè ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp Tam thiên đại thiên thế giới. Lại từ tướng lưỡi này phóng ra vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức hào quang. Quang này xen lẫn nhiều màu sắc, rồi từ trong mỗi mỗi hào quang nhiều sắc này hiện ra hoa sen báu. Hoa ấy có ngàn cánh đều là sắc vàng chơn kim, các ngọc trang nghiêm dệt thêu đẹp đẽ rất nên ưa muốn, mùi thơm bát ngát bay quanh xông khắp, mịn trơn nhẹ nhàng đụng gặp sinh vui mầu nhiệm.

    Các đài trong các hoa đều có vị hóa Phật ngồi xếp bằng tréo chân, diễn ra diệu pháp âm, mỗi mỗi pháp âm đều thuyết ra pháp tương ưng Bát nhã Ba La mật đa. Chúng hữu tình nào được nghe, quyết đặng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Từ đây chuyển dần tuôn khắp mười phương hết thảy hằng hà sa thế giới các Đức Phật, thuyết ra pháp lợi ích, cũng lại như vậy.

    Khi ấy, Đức Thế Tôn chẳng khởi bổn tòa, lại vào định Sư tử du hý đẳng trì hiện sức thần thông khiến Tam thiên đại thiên thế giới này sáu món biến động là: Động, rất động, bình đẳng rất động; vọt, rất vọt, bình đẳng rất vọt; rung, rất rung, bình đẳng rất rung; chạm, rất chạm, bình đẳng rất chạm; rống, rất rống, bình đẳng rất rống; nổ, rất nổ, bình đẳng rất nổ.

    Lại còn làm cho cõi này: Vọt Đông chìm Tây, vọt Tây chìm Đông, vọt Nam chìm Bắc, vọt Bắc chìm Nam, vọt Trung ương chìm chung quanh, vọt chung quanh chìm Trung ương. Chốn đại địa ấy trong sạch, sáng mát mềm mại, sinh sản các chúng hữu tình lợi ích an vui.

    Lúc ấy cõi Tam thiên đại thiên này có bấy nhiêu cõi địa ngục, bàng sanh, quỉ và kỳ dư những hầm vô gián hiểm ác thú, tất cả chúng hữu tình thảy đều lìa khổ nạn. Rồi từ đây bỏ mạng được sinh trong người và sáu cõi trời ở cõi Dục, đều nhớ kiếp sống đời trước, vui mừng nhảy nhót, đồng đến chỗ Phật đem lòng rất tịnh, đầu lạy chân Phật. Từ đây chuyển dần quanh khắp mười phương hằng hà sa hết thảy thế giới các Đức Phật. Vì nhờ Phật thần lực mà sáu món được biến động.

    Bấy giờ, thế giới kia các ác thú thảy, tất cả hữu tình đều lìa khổ nạn, từ đây bỏ mạng được sanh trong người và sáu cõi trời ở cõi Dục, đều nhớ kiếp sống đời trước vui mừng nhảy nhót; mỗi ở bản cõi đồng đến chỗ Phật, đầu lạy chân Phật.

    Lúc này cõi Tam thiên đại thiên và kỳ dư mười phương hằng hà sa hết thảy thế giới hữu tình: Kẻ mù thấy được, kẻ điếc nghe được, kẻ câm nói được, kẻ cuồng nhớ được, kẻ loạn định được, kẻ nghèo giàu được, kẻ truồng được áo, kẻ đói được ăn, kẻ khát được uống, kẻ bệnh được lành mạnh, kẻ xấu xí được đẹp đẽ, kẻ hình tàn được đầy đủ, kẻ căn khuyết được trọn đủ, kẻ mê ngất được tỉnh ngộ và kẻ mỏi mệt được khỏe khoắn.

    Giờ đây các chúng hữu tình mới bình đẳng tâm tính mà đối đãi nhau như cha mẹ, như anh em, như chị em và như thân hữu. Mới lìa lối sống tà ngữ nghiệp mà tu lối sống chánh ngữ nghiệp, lìa đạo mười ác nghiệp mà tu đạo mười thiện nghiệp, lìa ác nghĩ tìm mà tu thiện nghĩ tìm, lìa phi phạm hạnh mà tu chánh phạm hạnh, rồi mới ưa sạch bỏ dơ, vui lặng bỏ ồn, thân ý thơ thới. Bỗng nhiên phát sinh vui khoái nhiệm mầu như kẻ tu hành vào được Định thứ ba. Lại còn có thắng huệ nữa nên bỗng chốc hiện ra trước và đều tác khởi lên ý nghĩ này: Bố thí, điều phục, an nhẫn, dũng tiến, tịch tĩnh và đế quán. Xa lìa buông lung, tu hành phạm hạnh. Đối các hữu tình từ bi hỷ xả, chẳng nhiễu loạn nhau, đâu chẳng lành thay!

    Bấy giờ, Đức Thế Tôn ở trên tòa Sư tử quang minh đặc biệt, oai đức đồ sộ, ánh che cả cõi Tam thiên đại thiên và kỳ dư mười phương hằng hà sa thảy cõi nước các Đức Phật; và núi Tô mê lô, núi Luân vi thảy, kỳ dư tất cả cung điện Long Thần Thiên, cho đến cõi Tịnh Cư thảy đều chẳng hiện được. Như thu trăng tròn ánh sáng che các sao; như mặt trời mùa hè sáng cướp các sắc; như bốn núi Đại Bảo Diệu Cao sơn vương soi đến các núi khác, oai quang hơn hẳn.

    Đức Phật dùng thần lực hiện lại thân bản sắc, khiến cõi Tam thiên đại thiên này tất cả hữu tình thảy đều trông thấy. Lúc đó, thế giới Tam thiên đại thiên này trên có vô lượng vô số các trời ở trên cõi Tịnh Cư, dưới đến các trời Bốn Đại Thiên Vương ở cõi Dục và kỳ dư tất cả người chẳng phải người hết thảy đều thấy Đức Như Lai ngồi trên tòa Sư tử, oai quang sáng rực, như núi Đại Kim, mới vui mừng nhảy nhót, ngợi khen chưa từng có. Rồi đều cầm các món này nhiều vô lượng: Hương khoanh, hương xoa, hương đốt, hương bột; áo mặc, chuỗi anh lạc, tràng phan, bảo cái, kỹ nhạc và các thứ ngọc. Và vô lượng thứ hoa sen trời xanh, hoa sen trời đỏ, hoa sen trời trắng, hoa sen trời thơm, hoa sen trời vàng, hoa sen trời hồng, hoa sen trời thọ kim tiền và những thứ hương hoa của nhà trời nữa, và còn vô lượng thứ hoa mọc dưới nước hay trên lục địa nữa; cầm đến chỗ Phật dâng rải lên Đức Phật.

    Do thần lực Phật, các tràng hoa thảy đều xoay quanh vọt lên không, hiệp thành đài hoa lượng ngang bằng cõi Tam thiên đại thiên. Lọng thiên hoa rủ xuống, chuông ngọc phan châu thêu dệt rằn ri, rất nên ưa thích. Cõi Phật lúc này trang nghiêm mầu nhiệm, in như thế giới Cực Lạc phương Tây. Hào quang Phật sáng chói cả cõi Tam thiên đại thiên, vật loại hư không đều đồng một sắc vàng. Hết thảy mười phương hằng hà sa thế giới các Đức Phật cũng lại như thế.

    Khi ấy, cõi Phật Tam thiên đại thiên này: Châu Nam thiệm bộ, châu Đông thắng thần, châu Tây ngưu hóa, châu Bắc câu lô. Các người trong ấy vì nhờ Phật thần lực, thảy đều thấy Đức Phật ngồi chính trước mặt mình. Họ đều bảo rằng: Đức Như Lai riêng vì mình mà thuyết pháp.

    Như thế các trời Bốn đại thiên vương, trời Tam thập tam, trời Dạ ma, trời Đổ sử đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại, trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Phạm hội, trời Đại phạm, trời Quang, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời Quảng, trời Thiểu quảng, trời Vô lượng quảng, trời Quảng quả, trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu cánh cũng đều vì nhờ sức thần thông của Đức Thế Tôn thảy đều tự thấy Phật ngồi chính trước mặt mình. Đồng bảo nhau rằng: Đức Như Lai riêng vì mình mà thuyết pháp.

    Bấy giờ, Đức Thế Tôn chẳng khởi nơi tòa mà hòa vui mỉm cười. Rồi từ diện môn phóng ra đại quang minh khắp soi cõi Phật Tam thiên đại thiên và cả mười phương hằng hà sa thế giới các Đức Phật. Khi ấy, tất cả chúng hữu tình trong cõi Phật Tam thiên đại thiên này tìm quang minh của Đức Phật, khắp thấy thế giới các Đức Phật hết thảy trong mười phương hằng hà sa, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác được chúng hội Thanh văn, Bồ tát vây quanh và kỳ dư tất cả hữu tình vô tình phẩm loại sai khác.

    Lúc ấy tất cả chúng hữu tình trong thế giới của các Đức Phật mười phương hằng hà sa thảy kia, tìm quang minh của Phật, cũng thấy cõi này: Thích Ca Mâu Ni Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, được chúng hội Thanh văn, Bồ tát vây quanh và kỳ dư tất cả hữu tình vô tình phẩm loại sai khác.

    Bấy giờ, các thế giới hằng hà sa thảy cùng tột phương Đông, có thế giới tên là Đa Bảo ở cùng tột rốt sau. Đức Phật hiệu Bảo Tánh Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Bấy giờ, còn hiện tại kia an ổn trụ trì, vì các chúng Bồ tát Ma ha tát thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa.

    Đức Phật kia có vị Bồ tát tên là Phổ Quang, thấy đại hào quang này, đại địa biến động và thân tướng Phật; tâm lòng do dự đến chỗ Đức Phật, đầu lạy hai chân và thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Do nhân duyên gì mà có điềm lành này?

    Lúc ấy Phật Bảo Tánh bảo với Phổ Quang Bồ tát Ma ha tát rằng: Thiện nam tử! Từ đây qua phương Tây, tất cả thế giới nhiều bằng hà sa, mới có thế giới rốt sau tên là Kham Nhẫn. Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Nay hiện còn tại kia yên ổn trụ trì, sắp vì chúng Bồ tát Ma ha tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa. Vì thần lực của Phật kia nên mới hiện điềm lành này.

    Phổ Quang nghe xong vui mừng nhảy nhót, lại một lần nữa thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Tôi nay xin qua thế giới Kham Nhẫn để xem lễ cúng dường Thích Ca Mâu Ni Như Lai và các chúng Bồ tát Ma ha tát, để được pháp môn vô ngại giải đà la ni, môn tam ma địa, thần thông tự tại, rồi trụ thân tối hậu là kẻ nối ngôi tôn vi. Cúi xin từ bi đủ lòng thương xót hứa cho!

    Khi ấy, Phật Bảo Tánh bảo Phổ Quang Bồ tát rằng: Hay thay! Hay thay! Nay chính nhằm thời, tùy ý Ngươi muốn đi. Đức Phật liền lấy ngàn cọng hoa sen sắc vàng, hoa kia ngàn cánh, các báu trang nghiêm, trao cho Phổ Quang Bồ tát mà dặn dò rằng: Ngươi cầm hoa này đến chỗ Phật Thích Ca Mâu Ni đúng như lời Ta mà thưa rằng: "Bảo Tánh Như Lai gửi lời thăm hỏi vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng?". Rồi cầm hoa sen này gửi lên Thế Tôn kia để làm Phật sự. Và tiếp: Ngươi đến cõi kia nên an trụ chính tri mà xem cõi Phật kia và các đại chúng, chớ sinh lòng khinh ngạo mà tự hủy tổn lấy mình. Sở vì sao? Bởi các vị Bồ tát kia oai đức khó kịp Ngươi, mà vì bi nguyện huân tâm nên mới đem đại nhân duyên mà sinh về cõi ấy.

    Bấy giờ, Phổ Quang Bồ tát nhận hoa vâng lời giáo sắc, rồi cùng với vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức những kẻ xuất gia tại gia Bồ tát Ma ha tát và vô số trăm ngàn đồng nam đồng nữ đầu lễ chân Phật, vòng quanh bên hữu và phụng mệnh mà cáo từ. Mỗi người cầm theo nhiều vô lượng các món hoa, tràng phan, lọng báu, y phục trang sức quý và với bấy nhiêu đồ cúng dường, mới rầm rộ phát dẫn mà đến. Trải qua phương Đông hằng hà sa thảy thế giới các Đức Phật, mỗi mỗi chỗ Phật đều cúng dường cung kính tôn trọng ngợi khen, không bỏ qua một cõi nào. Đến chỗ Phật này, đem đầu lạy hai chân, đi quanh trăm ngàn vòng, lui đứng qua một phía. Phổ Quang Bồ tát tiến tới trước thưa rằng. Bạch Thế Tôn! Từ đây qua phương Đông hết hằng hà sa thảy các thế giới, có thế giới rốt sau tên là Đa Bảo. Đức Phật hiệu là Bảo Tánh Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn gửi lời thăm hỏi Thế Tôn vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Rồi tiếp đem ngàn cọng hoa sen sắc vàng ấy gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự.

    Phật Thích Ca Mâu Ni tức thì nhận hoa, rồi rải lại hoa này về phương Đông nơi thế giới các Đức Phật hằng hà sa thảy. Vì Phật thần lực nên mới khiến hoa ấy rơi khắp cõi các Phật. Trong các đài trong các hoa đều có vị hóa Phật ngồi tréo chân xếp bằng, vì các Bồ Tát mà thuyết pháp tương ưng là Đại Bát nhã Ba la mật đa; kẻ hữu tình nào được nghe, quyết đặng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề.

    Lúc ấy Phổ Quang và các quyến thuộc thấy sự việc này rồi, vui mừng nhảy nhót khen chưa từng có. Rồi đều tùy theo căn lành đồ cúng nhiều ít mà cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Phật và Bồ tát xong, mới lui ngồi một phía.

    Cứ như vậy từ thế giới rốt sau trở lại trước, mỗi mỗi cõi Phật có bấy nhiêu ở phương Đông, đều có các Đức Như Lai hiện đang vì đại chúng mà tuyên nói diệu pháp. Chỗ các Đức Phật này cũng đều có một vị thượng thủ Bồ tát, thấy đại hào quang đây, đại địa biến động và thân tướng Phật, liền đến chỗ trước Phật mà tự thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Do nhân gì, duyên gì nên có điềm lành này?

    Khi đó các Đức Phật kia kia, đều đều đáp rằng: Từ đây qua phương Tây có thế giới tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni, sắp vì Bồ tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa. Do thần lực của Phật kia nên mới hiện điềm lành này, các thượng thủ Bồ tát nghe rồi vui mừng, mỗi mỗi đều xin qua thế giới Kham Nhẫn để xem lạy và cúng dường Phật cùng Bồ tát.

    Các Đức Như Lai kia ngợi khen hay thay và vui lòng cho đi. Rồi mỗi Ngài cũng đều đem hoa sen sắc vàng ngàn báu trao cho và dặn dò rằng: Ngươi nên đem hoa này đến chỗ Phật kia, rồi trần thuật rằng: Ta gửi lời thăm hỏi vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Rồi đem hoa sen này gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự. Và Ngươi đến cõi kia nên an trụ chánh tri mà xem cõi Phật kia và Bồ tát thảy, chớ sinh lòng khinh ngạo mà tự hủy tổn lấy mình. Sở vì sao? Vì các Bồ tát kia oai đức khó kịp Ngươi, nhưng vì bi nguyện huân tâm, nên mới đem đại nhân duyên mà thọ sinh về cõi kia vậy.

    Mỗi vị thượng thủ nhận lãnh hoa, phụng mệnh lệnh, rồi mỗi vị đều cùng với vô lượng vô số Bồ tát, đồng nam đồng nữ, từ giã Phật và cầm đồ cúng, rồi rần rộ phát dẫn mà đến. Các cõi Phật đã được trải qua thảy đều cúng dường Phật và Bồ Tát, không bỏ qua một cõi nào. Khi đến chỗ Phật kia, đem đầu lạy hai chân, đi quanh trăm ngàn vòng, rồi dâng hoa và trần thuật những lời đã được căn dặn.

    Đức Phật nhận hoa rồi rải lại phương Đông, vì thần lực Phật nên hoa rơi khắp các cõi Phật. Trong các đài trong các hoa đều có vị hóa Phật, vì các Bồ tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa, khiến các kẻ nào mà được nghe, quyết đặng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thượng thủ Bồ tát và các quyến thuộc thấy vậy vui mừng, khen chưa từng có. Rồi đều tùy theo căn lành, đồ cúng cụ nhiều ít mà cúng dường cung kính, tôn trọng khen ngợi Phật và Bồ tát xong, lui qua ngồi một phía.

    Bấy giờ, phương Nam hết các thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Ly Nhất Thiết Ưu. Phật hiệu Vô Ưu Đức Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Hiện đang tại kia yên ổn trụ trì, vì các chúng Bồ tát Ma ha tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa. Kia có Bồ tát tên là Ly Ưu, thấy đại hào quang này, đại địa biến động và thân tướng Phật, tâm lòng do dự, đến trước chỗ Phật đầu lạy hai chân mà thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Do nhân gì, duyên gì mà có điềm lành này?

    Khi ấy, Phật Vô Ưu Đức bảo với Ly Ưu Bồ tát Ma ha tát rằng: Thiện nam tử! Từ đây qua phương Bắc, hết các thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Kham Nhẫn. Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Nay hiện còn ở kia yên ổn trụ trì, sắp vì chúng Bồ tát Ma ha tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa. Vì thần lực Phật kia nên mới hiện điềm lành này.

    Ly Ưu nghe rồi vui mừng nhảy nhót, lại thưa Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Tôi nay xin qua thế giới Kham Nhẫn để xem lạy cúng dường Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai và các chúng Bồ tát Ma ha tát để được pháp môn vô ngại giải đà la ni, môn tam ma địa, thần thông tự tại, trụ thân rốt sau là kẻ nối ngôi tôn vị. Cúi xin từ bi dủ lòng thương xót hứa cho!

    Khi ấy, Phật Vô Ưu Đức bảo với Ly Ưu Bồ tát rằng: Hay thay! Hay thay! Nay chính nhằm lúc, tùy ý Ngươi muốn đi. Rồi tức thì đem ngàn cọng hoa sen sắc vàng, hoa ấy ngàn cánh, trang nghiêm bằng ngọc, trao cho Ly Ưu Bồ tát mà dặn dò rằng: Ngươi cầm hoa này đến chỗ Phật Thích Ca Mâu Ni, đúng như lời Ta mà thưa rằng: Vô Ưu Đức Như Lai gửi lời thăm hỏi vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, yên vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Rồi cầm hoa sen này gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự. Và tiếp: Ngươi đến cõi kia nên an trụ chánh tri mà xem cõi Phật kia và các đại chúng, đừng sinh lòng khinh ngạo mà tự hủy tổn lấy mình. Sở vì sao? Vì các Bồ tát kia oai đức khó kịp Ngươi, nhưng vì bi nguyện huân tâm, mới đem đại nhân duyên mà thọ sinh về cõi kia vậy.

    Lúc đó Ly Ưu Bồ tát nhận lãnh hoa và phụng mệnh lệnh. Rồi cùng với vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức những chúng xuất gia tại gia Bồ tát Ma ha tát, vô lượng trăm ngàn đồng nam đồng nữ, đầu lạy chân Phật, đi quanh bên hữu, phụng mệnh từ giã. Mỗi đều tay cầm vô lượng những món hoa hương, tràng phan, bảo cái, áo mặc, ngọc trang sức và bao nhiêu đồ cúng cụ, rồi rần rộ phát dẫn mà đến thế giới các Đức Phật hằng hà sa ở phương Nam đã được trải qua, mỗi mỗi chỗ Phật đều cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, không bỏ qua một chỗ nào.

    Đến chỗ Phật này, đầu lạy hai chân, đi vòng quanh trăm ngàn lần, rồi lui đứng qua một phía. Ly Ưu Bồ Tát tiến trước Phật thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Từ đây qua phương Nam hết thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Ly Nhất Thiết Ưu, Phật hiệu là Vô Ưu Đức Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn gửi lời thăm hỏi Thế Tôn vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, yên vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Liền cầm ngàn cọng hoa sen sắc vàng này mà gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự.

    Khi đó, Phật Thích Ca Mâu Ni nhận hoa sen ấy, rồi rải lại thế giới các Đức Phật ở phương Nam hằng hà sa thảy. Vì Phật thần lực nên mới khiến hoa này rơi khắp cõi các Phật. Trong các đài trong các hoa đều có vị hóa Phật ngồi xếp bằng tréo chân, vì các vị Bồ tát mà thuyết pháp tương ưng là Đại Bát nhã Ba la mật đa; kẻ hữu tình nào được nghe quyết đặng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Lúc ấy Ly Ưu cùng các quyến thuộc thấy việc này rồi, vui mừng nhảy nhót ngợi khen chưa từng có. Rồi đều tùy theo căn lành và đồ cúng cụ nhiều ít, mới đem cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Phật và các Bồ tát, rồi lui ngồi qua một phía.

    Cứ như thế từ thế giới rốt sau trở lại trước, có bấy nhiêu mỗi mỗi cõi Phật ở phương Nam, đều có Như Lai hiện nay đang vì đại chúng tuyên nói diệu pháp. Chỗ các Đức Phật này cũng đều có một thượng thủ Bồ tát, thấy đại hào quang, đại địa biến động và thân tướng Phật này; đến trước chỗ Phật kia mà thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Do nhân gì, duyên gì mà có điềm lành này?

    Lúc ấy, các Đức Phật kia kia đều đều đáp rằng: Ở phương Bắc kia có thế giới tên Kham Nhẫn, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni sắp vì Bồ tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa. Vì thần lực Phật kia nên mới hiện điềm lành này. Thượng thủ Bồ tát nghe rồi vui mừng. Mỗi mỗi đều xin qua thế giới Kham Nhẫn để xem lạy, cúng dường Phật và Bồ tát.

    Các Đức Như Lai kia khen hay và bằng lòng cho đi, rồi đều đem hoa sen sắc vàng ngàn báu mà dặn dò rằng: Ngươi nên cầm hoa này đến chỗ Phật kia, rồi trần thuật đầy đủ lời Ta rằng: Gởi lời thăm hỏi vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an trụ vui chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Và cầm hoa này gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự. Và tiếp: Ngươi đến cõi kia, nên an trụ chánh tri mà xem cọi Phật kia và các Bồ tát, đừng sinh lòng khinh ngạo mà tự hủy tổn lấy mình. Sở vì sao? Vì oai đức của các Bồ tát kia khó kịp Ngươi, nhưng vì bi nguyện huân tâm mới đem đại nhân duyên mà sinh về cõi đó vậy.

    Mỗi mỗi thượng thủ nhận hoa, phụng mệnh lệnh. Rồi đều cùng với vô lượng vô số Bồ tát và đồng nam đồng nữ từ giã Phật, cầm hoa rồi rần rộ phát dẫn nhau mà đến. Các cõi Phật đã trải qua, mỗi mỗi đều cúng dường Phật và Bồ tát, không bỏ qua một chỗ nào. Đã đến chỗ Phật này đầu lạy, hai chân, đi vòng quanh trăm ngàn lần, rồi dâng hoa và trần thuật những lời đã được dặn dò.

    Phật nhận hoa rồi rải lại phương Nam, vì thần lực Phật nên rơi khắp cõi các Đức Phật. Trong các đài trong các hoa đều có các vị hóa Phật, vì các Bồ tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa, khiến các kẻ nghe quyết đặng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Các thượng thủ Bồ tát và các quyến thuộc thấy vậy rồi vui mừng khen chưa từng có. Rồi đều tùy theo căn lành, đồ cúng dường nhiều ít mà cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Phật Bồ tát xong, mới lui qua ngồi một phía.

    Bấy giờ, phương Tây hết thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Cận Tịch Tĩnh, Phật hiệu là Bảo Diệm Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Hiện nay còn kia yên ổn trụ trì, vì các chúng Bồ tát Ma ha tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa. Phật kia có vị Bồ tát tên là Hành Huệ, thấy đại hào quang, đại địa biến động và thân tướng Phật này, tâm lòng do dự đến trước chỗ Phật, đầu lạy hai chân mà thưa rằng: Bạch Thế Tôn! Do nhân gì, duyên gì mà có điềm lành này?

    Lúc ấy Phật Bảo Diệm bảo với Hành Huệ Bồ tát Ma ha tát rằng: Thiện nam tử! Từ đây qua phương Đông hết thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Kham Nhẫn. Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Nay hiện ở kia yên ổn trụ trì, sắp vì chúng Bồ tát Ma ha tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa. Vì thần lực Phật kia nên mới hiện ra điềm lành này vậy.

    Hành Huệ nghe rồi vui mừng nhảy nhót, lần nữa thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Tôi nay xin qua thế giới Kham Nhẫn để xem lễ cúng dường Thích Ca Mâu Ni Như Lai và các chúng Bồ tát Ma ha tát, để được pháp môn vô ngại giải đà la ni, môn tam ma địa, thần thông tự tại, trụ thân rốt sau là kẻ nối ngôi tôn vị. Cúi xin từ bi dủ lòng thương xót hứa cho!

    Khi ấy, Phật Bảo Diệm bảo Hành Huệ Bồ tát rằng: Hay thay! Hay thay! Nay chính nhằm lúc, tùy ý Ngươi muốn đi. Liền lấy ngàn cọng hoa sen sắc vàng, mỗi hoa ngàn cánh, các báu trang nghiêm trao cho Hành Huệ Bồ tát mà dặn dò rằng: Ngươi cầm hoa này đến chỗ Phật Thích Ca Mâu Ni, đúng như lời Ta rằng: Bảo Diệm Như Lai gửi lời thăm hỏi vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Rồi cầm hoa này gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự. Lại tiếp: Ngươi đến cõi kia nên an trụ chánh tri mà xem cõi Phật kia và các đại chúng, đừng sinh lòng khinh ngạo mà tự hủy tổn lấy mình. Sở vì sao? Vì oai đức của các Bồ tát kia khó kịp Ngươi. Nhưng vì bi nguyện huân tâm nên mới đem đại nhân duyên mà thọ sinh cõi đó vậy.

    Lúc đó Hành Huệ Bồ tát nhận lãnh hoa, phụng mệnh lệnh, rồi cùng với vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức chúng xuất gia tại gia Bồ tát Ma ha tát và vô số trăm ngàn đồng nam đồng nữ đầu lễ chân Phật, rồi đi quanh bên hữu cáo phụng mệnh mà từ giã. Mọi người đều cầm vô lượng các món hoa hương, tràng phan, bảo cái, áo mặc, ngọc báu trang sức và bao nhiêu đồ cúng cụ nữa, rồi rần rộ phát dẫn mà đến. Trải qua phương Tây, thế giới các Đức Phật hằng hà sa thảy, mỗi mỗi chỗ Phật đều cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, không bỏ qua một chỗ nào.

    Đến chỗ Phật này đầu lạy hai chân, đi vòng quanh trăm ngàn lần, rồi lui đứng qua một bên. Hành Huệ Bồ tát đến trước Phật mà thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Từ đây qua phương Tây, hết thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Cận Tịch Tĩnh, Phật hiệu là Bảo Diệm Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn gửi lời thăm hỏi Thế Tôn vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, yên vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Mới đem ngàn cọng hoa sen sắc vàng ấy mà gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự.

    Khi ấy, Phật Thích Ca Mâu Ni nhận hoa sen vàng rồi, rải lại cõi các Đức Phật hằng hà sa thảy ở phương Tây, vì thần lực Phật nên khiến hoa này rơi khắp cõi các Đức Phật. Trong các đài ở trong các hoa đều có vị hóa Phật, ngồi xếp bằng tréo chân, vì các Bồ tát mà thuyết pháp tương ưng là Đại Bát nhã Ba la mật đa; những kẻ hữu tình nào được nghe, quyết đặng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Lúc đó Hành Huệ và các quyến thuộc đều thấy việc ấy rồi, vui mừng nhảy nhót khen chưa từng có. Rồi đều tùy theo căn lành và đồ cúng cụ nhiều ít, mà cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Phật và Bồ tát xong, mới lui qua ngồi một phía.

    Cứ như thế, từ thế giới rốt sau trở lại trước, có bao nhiêu mỗi mỗi cõi Phật ở phương Tây, đều có Như Lai hiện đang vì đại chúng mà tuyên thuyết diệu pháp. Chỗ các Đức Phật này cũng đều có một vị thượng thủ Bồ tát thấy đại hào quang, đại địa biến động và thân tướng Phật này, đến trước chỗ Phật mà thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Do nhân gì, duyên gì mà có điềm lành này? Liền đó các Đức Phật kia kia, mỗi mỗi đáp rằng: Từ đây qua phương Đông có thế giới tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni sắp vì Bồ tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa. Vì thần lực của Phật kia nên mới hiện điềm lành đây vậy. Thượng thủ Bồ tát nghe rồi vui mừng, mỗi mỗi đều xin qua thế giới Kham Nhẫn để xem lễ cúng dường Phật và Bồ tát.

    Các Đức Như Lai kia đều khen hay và bằng lòng cho đi. Rồi đều lấy hoa sen sắc vàng ngàn báu mà dặn dò rằng: Ngươi nên cầm hoa này đến chỗ Phật kia, đầy đủ bày tỏ lời lẽ rằng: Ta gửi lời thăm hỏi vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Rồi cầm hoa sen này gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự. Và tiếp: Ngươi đến cõi kia nên an trụ chánh tri mà xem cõi Phật và Bồ tát kia, chớ sinh lòng khinh ngạo mà tự hủy tổn lấy mình. Sở vì sao? Vì oai đức các Bồ tát khó kịp Ngươi, nhưng vì bi nguyện huân tâm nên mới đem đại nhân duyên mà thọ sinh về cõi kia vậy. Mỗi mỗi thượng thủ nhận lãnh hoa, phụng mệnh lệnh đều cùng với vô lượng vô số Bồ tát, đồng nam đồng nữ từ giã Phật, cầm đồ cúng và rần rộ phát dẫn mà đến. Những cõi Phật đã trải qua, mỗi mỗi đều cúng dường Phật và Bồ tát, không bỏ qua một cõi nào.

    Đến chỗ Phật này đầu lạy hai chân, đi vòng quanh trăm ngàn lần, rồi dâng hoa và trần thuật những lời đã được dặn dò. Phật nhận hoa rồi, rải lại phương Tây, vì thần lực Phật nên mới khiến hoa rơi khắp các cõi Phật kia. Trong các đài ở trong các hoa đều có vị hóa Phật, vì các Bồ tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa, khiến những kẻ nào được nghe quyết đặng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Các thượng thủ Bồ tát cùng các quyến thuộc thấy rồi vui mừng khen chưa từng có. Rồi đều tùy theo căn lành và đồ cúng cụ nhiều ít, mà cúng dường cung kính, tôn trọng khen ngợi Phật, Bồ tát xong, lui qua ngồi một phía.

    *



    "Kẻ đệ tử ngôi Tam Bảo tên là Nghiêm Thị Hạ và Phùng Phát Dũng, tự Từ Am pháp danh Vĩnh Hộ, ở trấn Bạch Bồ thuộc Châu Thông, phát tâm cúng của để khắc bản kinh này. Cầu nguyện Pháp Bảo được vĩnh xương và cầu nguyện sớm đến lầu các hư không để huân luyện cho thần thức được minh mẫn. Và kỳ nguyện ba đời ân quyến đều được nhờ độ thoát.

    Tháng 6 năm thứ mười ba triều Đồng Trị, chỗ khắc kinh là Kê Viên ghi lại".

    --- o0o ---:votay::votay::votay:

  4. #4

    Mặc định

    Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa
    (Trọn bộ 24 tập)

    Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang
    Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm
    Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
    Sàigòn - 1998

    --- o0o ---

    Tập 1



    Quyển Thứ Hai

    Hội Thứ Nhất

    Phẩm Duyên Khởi

    Thứ 1 - 2



    Bấy giờ, phương Bắc hết các thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Tối Thắng, Phật hiệu là Thắng Đế Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, hiện nay đang còn kia yên ổn trụ trì, vì các chúng Bồ tát Ma ha tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa. Phật kia có vị Bồ tát tên là Thắng Thọ, thấy đại hào quang, đại địa biến động và thân tướng Phật này, tâm lòng do dự, mới đến trước chỗ Phật, đầu lễ hai chân mà thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Do nhân gì duyên gì mà có điềm lành này?

    Lúc đó, Phật Thắng Đế bảo Thắng Thọ Bồ tát Ma ha tát rằng: Thiện nam tử! Từ đây qua phương Nam hết các thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, hiện nay đang còn kia yên ổn trụ trì, sắp vì chúng Bồ tát Ma ha tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa. Vì thần lực Phật kia, nên mới hiện điềm lành này vậy.

    Thắng Thọ nghe xong vui mừng nhảy nhót, lại thưa Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Tôi nay xin qua thế giới Kham Nhẫn để xem lễ cúng dường Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai và các chúng Bồ tát Ma ha tát, để được pháp môn vô ngại giải đà la ni, môn tam ma địa, thần thông tự tại, trụ thân rốt sau là kẻ nối ngôi tôn vị. Cúi xin từ bi dủ lòng thương xót hứa cho.

    Khi đó, Phật Thắng Đế bảo Thắng Thọ Bồ tát rằng: Hay thay! Hay thay! Nay chính nhằm lúc, tùy ý Ngươi muốn đi. Rồi liền lấy ngàn cọng hoa sen sắc vàng, hoa này ngàn cánh, các báu trang nghiêm, trao cho Thắng Thọ Bồ tát mà dặn dò rằng: Ngươi cầm hoa này đến chỗ Phật Thích Ca Mâu Ni, đúng như lời lẽ rằng: Thắng Đế Như Lai gửi lời thăm hỏi vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Rồi đem hoa sen này gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự. Và tiếp: Ngươi đến cõi kia nên an trụ chánh tri mà xem cõi Phật kia và các đại chúng, đừng sinh lòng khinh ngạo mà tự hủy tổn lấy mình. Sở vì sao? Vì oai đức các Bồ tát kia khó kịp Ngươi, nhưng vì bi nguyện huân tâm, nên mới đem đại nhân duyên mà thọ sinh về cõi kia.

    Khi ấy, Thắng Thọ Bồ tát nhận lãnh hoa và phụng sắc lệnh, rồi cùng với vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức những vị xuất gia tại gia Bồ tát Ma ha tát và vô số kẻ đồng nam đồng nữ đầu lễ chân Phật, rồi đi vòng quanh, phụng mệnh từ giã. Và đều cầm vô lượng các món hoa hương, tràng phan, lọng báu, áo mặc, ngọc trang sức và những đồ cúng cụ, rồi rần rộ phát dẫn mà đến. Trải qua phương Bắc thế giới các Đức Phật hằng hà sa thảy, mỗi mỗi chỗ Phật đều cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, không bỏ qua một chỗ nào.

    Đến chỗ Phật này đầu lễ hai chân, đi quanh trăm ngàn vòng, lui đứng qua một phía. Thắng Thọ Bồ Tát đến trước Phật thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Từ đây qua phương Bắc hết các thế giới hằng hà sa, có thế giới rốt sau tên là Tối Thắng, Phật hiệu là Thắng Đế Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, gửi lời thăm hỏi Thế Tôn vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, yên vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Rồi mới cầm ngàn cọng hoa sen sắc vàng kính cẩn gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự.

    Liền lúc Phật Thích Ca Mâu Ni nhận hoa sen này, rải lại phương Bắc thế giới các Phật hằng hà sa thảy, vì thần lực Phật nên khiến hoa sen này rơi khắp các cõi Phật. Trong các đài ở trong các hoa đều có vị hóa Phật, ngồi xếp bằng tréo chân, vì các Bồ tát mà thuyết pháp tương ưng là Đại Bát nhã Ba la mật đa, chúng hữu tình nào được nghe quyết đặng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Khi ấy, Thắng Thọ và các quyến thuộc thấy việc này rồi vui mừng nhảy nhót khen chưa từng có. Rồi đều tùy theo căn lành và đồ cúng cụ nhiều ít mà cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Phật và Bồ tát xong, lui qua ngồi một phía.

    Cứ như thế, từ thế giới rốt sau trở lại trước có bấy nhiêu cõi Phật ở phương Bắc, đều có các Đức Như Lai hiện đang vì đại chúng mà tuyên nói diệu pháp. Chỗ các Đức Phật này cũng đều có một vị thượng thủ Bồ tát, thấy đại hào quang, đại địa biến động và thân tướng Phật này, mới đến trước chỗ Phật mà thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Do nhân gì duyên gì mà có điềm lành này?

    Khi ấy, các Đức Phật kia kia, đều đều đáp rằng: Từ đây qua phương Nam có thế giới tên là Kham Nhẫn. Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni, sắp vì Bồ tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa, vì thần lực Phật kia nên mới hiện điềm lành này. Thượng thủ Bồ tát nghe rồi vui mừng thảy đều xin qua thế giới Kham Nhẫn, để xem lễ cúng dường Phật và Bồ tát.

    Các Đức Như Lai kia khen hay và cho đi, rồi đều đem hoa sen sắc vàng ngàn báu mà dặn dò rằng: Ngươi nên cầm hoa sen này đến chỗ Phật kia, trình bày đầy đủ lời lẽ rằng: Ta gửi lời thăm hỏi vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Rồi cầm hoa sen này gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự. Và tiếp: Ngươi đến cõi kia nên an trụ chánh tri mà xem cõi Phật và các Bồ tát, đừng sinh lòng khinh ngạo mà tự hủy tổn lấy mình. Sở vì sao? Vì oai đức các Bồ tát kia khó kịp Ngươi, nhưng vì bi nguyện huân tâm nên mới đem đại nhân duyên mà thọ sinh về cõi kia vậy. Mỗi mỗi Bồ tát thượng thủ nhận lãnh hoa và phụng mệnh lệnh, rồi cùng với vô lượng vô số Bồ tát và đồng nam đồng nữ đến bái từ giã Phật và cầm đồ cúng, rồi rần rộ phát dẫn mà đến. Những cõi Phật đã trải qua mỗi mỗi đều cúng dường Phật và Bồ tát, không bỏ qua một cõi nào.

    Đến chỗ Phật này đầu lễ hai chân, đi quanh trăm ngàn vòng, dâng hoa và trần thuật những lời lẽ được dặn dò. Đức Phật nhận hoa rồi rải lại phương Bắc, vì thần lực Phật nên hoa rơi khắp các cõi Phật. Trong các đài trong các hoa đều có vị hóa Phật, vì các Bồ tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa, khiến các kẻ được nghe quyết đặng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thượng thủ Bồ tát và các quyến thuộc thấy vậy rồi vui mừng khen chưa từng có. Rồi tùy theo căn lành và đồ cúng cụ nhiều ít mà cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Phật và Bồ tát, rồi lui qua ngồi một phía.

    Bấy giờ, phương Đông Bắc hết các thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Định Trang Nghiêm, Phật hiệu là Định Tượng Thắng Đức Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, hiện nay còn kia yên ổn trụ trì, vì các chúng Bồ tát Ma ha tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa. Đức Phật kia có một vị Bồ tát tên là Ly Trần Dũng Mãnh, thấy đại hào quang, đại địa biến động và thân tướng Phật này, tâm lòng do dự mới đến trước chỗ Phật, đầu lạy hai chân mà thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Do nhân gì duyên gì mà có điềm lành này?

    Khi đó, Phật Định Tượng Thắng Đức bảo với Ly Trần Dũng Mãnh Bồ tát Ma ha tát rằng: Thiện nam tử! Từ đây qua phương Tây Nam hết các thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, hiện nay còn kia yên ổn trụ trì, sắp vì chúng Bồ tát Ma ha tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa. Vì thần lực Phật kia nên mới hiện điềm lành này.

    Lúc đó, Ly Trần Dũng Mãnh nghe Phật vừa nói vui mừng nhảy nhót, lại thưa Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Tôi nay xin qua thế giới Kham Nhẫn, xem lễ cúng dường Thích Ca Mâu Ni Như Lai và các chúng Bồ tát Ma ha tát, để được pháp môn vô ngại giải đà la ni, môn tam ma địa, thần thông tự tại mà trụ thân rốt sau là kẻ nối ngôi tôn vị. Cúi xin từ bi dủ lòng thương xót hứa cho!

    Tức thì Phật Định Tượng Thắng Đức bảo Ly Trần Dũng Mãnh Bồ tát rằng: Hay thay! Hay thay! Nay chính nhằm thời, tùy ý Ngươi muốn đi. Rồi liền đem ngàn cọng hoa sen vàng, mỗi hoa ngàn cánh, các ngọc trang nghiêm trao cho Ly Trần Dũng Mãnh Bồ tát mà dặn dò rằng: Ngươi cầm hoa này đến chỗ Phật Thích Ca Mâu Ni, đúng như lời lẽ Ta rằng: Định Tượng Thắng Đức Như Lai gửi lời thăm hỏi vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Rồi đem hoa sen này dâng gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự. Và tiếp: Ngươi đến cõi kia nên an trụ chánh tri mà xem cõi Phật kia và các đại chúng, đừng sinh lòng khinh ngạo mà tự hủy tổn lấy mình. Sở vì sao? Vì oai đức các Bồ tát kia khó kịp Ngươi, nhưng vì bị nguyện huân tâm, mới đem đại nhân duyên mà thọ sinh cõi kia vậy.

    Khi ấy, Ly Trần Dũng Mãnh Bồ tát nhận lãnh hoa, phụng mệnh lệnh, rồi cùng với vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức chúng xuất gia tại gia Bồ tát Ma ha tát và vô số trăm ngàn kẻ đồng nam đồng nữ đầu lễ chân Phật, đi quanh và phụng mệnh từ giã. Mọi người đều cầm vô lượng các món hoa hương, tràng phan, lọng báu, áo mặc, ngọc trang sức và bao nhiêu đồ cúng cụ, rồi rần rộ phát dẫn mà đến. Trải qua phương Đông Bắc thế giới các Đức Phật hằng hà sa thảy, mỗi mỗi chỗ Phật đều cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen không bỏ qua một chỗ nào.

    Đến chỗ Phật này, đầu lễ hai chân, đi quanh trăm ngàn vòng, rồi lui qua đứng một phía. Ly Trần Dũng Mãnh Bồ tát tới trước Phật mà thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Từ đây qua phương Đông Bắc, hết các thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Định Trang Nghiêm, Phật hiệu là Định Tượng Thắng Đức Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, gửi lời thăm hỏi Thế Tôn vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Và cầm ngàn cọng hoa sen sắc vàng ấy dâng gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự.

    Liền đấy, Phật Thích Ca Mâu Ni nhận hoa sen này, rồi rải lại phương Đông Bắc thế giới các Đức Phật hằng hà sa thảy, vì thần lực Phật nên khiến hoa sen này rơi khắp cõi các Đức Phật. Trong các đài trong các hoa đều có vị hóa Phật ngồi xếp bằng tréo chân, vì các Bồ tát mà thuyết pháp tương ưng là Đại Bát nhã Ba la mật đa, những kẻ hữu tình nào được nghe quyết đặng Vô thượng Chánh đẳng Bồ dề.

    Khi ấy, Ly Trần Dũng Mãnh và các quyến thuộc đều thấy việc ấy rồi vui mừng nhảy nhót, khen chưa từng có. Rồi đều tùy theo căn lành và đồ cúng cụ nhiều ít mà cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Phật và Bồ tát xong, mới lui ngồi qua một phía.

    Cứ như thế, thế giới rốt sau trở lại về trước, mỗi mỗi cõi Phật phương Đông Bắc, đều có các Đức Như Lai hiện đang vì đại chúng mà tuyên nói diệu pháp. Chỗ các Đức Phật ấy cũng đều có một vị thượng thủ Bồ tát, thấy đại hào quang, đại địa biến động và thân tướng Phật này, mới đến trước chỗ Phật mà thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Do nhân gì duyên gì mà có điềm lành này?

    Khi ấy, các Đức Phật kia kia, đều đều đáp rằng: Từ đây qua phương Tây Nam có thế giới tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni sắp vì Bồ tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa, vì thần lực Phật kia nên mới hiện điềm lành này vậy. Thượng thủ Bồ tát nghe vậy rồi vui mừng, mỗi mỗi xin qua thế giới Kham Nhẫn để xem lễ và cúng dường Phật cùng các Bồ tát.

    Các Đức Như Lai kia ngợi khen hay và bằng lòng cho đi, và lấy hoa sen sắc vàng ngàn báu mà dặn dò rằng: Ngươi nên cầm hoa này đến chỗ Phật kia, trình bày đầy đủ lời lẽ rằng: Ta gửi lời thăm hỏi vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Mới cầm hoa sen đây dâng gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự. Và tiếp: Ngươi đến cõi kia nên an trụ chánh tri, mà xem cõi Phật và các Bồ tát kia, đừng sinh lòng khinh ngạo mà tự hủy tổn lấy mình. Sở vì sao? Vì oai đức các Bồ tát kia khó kịp Ngươi, nhưng vì bi nguyện huân tâm, mới đem đại nhân duyên mà thọ sinh về cõi kia vậy. Mỗi mỗi thươợng thủ nhận lãnh hoa, phụng mệnh lệnh, rồi đều cùng với vô lượng vô số Bồ tát và đồng nam đồng nữ từ giã Phật, mới cầm đồ cúng rần rộ phát dẫn mà đến. Những cõi Phật đã trải qua, mỗi mỗi cúng dường Phật và Bồ tát, không bỏ qua một cõi nào.

    Đến chỗ Phật này, đầu lễ hai chân, đi quanh trăm ngàn vòng, rồi dâng hoa và trần thuật những lời đã được dặn dò. Đức Phật nhận hoa xong, rải lại phương Đông Bắc, vì thần lực Phật nên hoa rơi khắp cõi các Đức Phật. Trong các đài trong các hoa đều có vị hóa Phật, vì các Bồ tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa, khiến các kẻ được nghe quyết đặng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thượng thủ Bồ tát và các quyến thuộc thấy vậy vui mừng khen chưa từng có, rồi đều tùy theo căn lành và đồ cúng cụ nhiều ít mà cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Phật và Bồ tát xong lui qua ngồi một phía.

    Bấy giờ, phương Đông Nam hết thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Diệu Giác Trang Nghiêm rất nên ưa thích, Phật hiệu là Liên Hoa Thắng Đức Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, hiện nay còn kia yên ổn trụ trì, vì các chúng Bồ tát Ma ha tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa. Đức Phật kia có một vị Bồ tát tên là Liên Hoa Thủ, thấy đại hào quang, đại địa biến động và thân tướng Phật này, tâm lòng do dự, mới đến trước chỗ Phật, đầu lễ hai chân mà thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Do nhân gì duyên gì mà có điềm lành này?

    Khi ấy, Phật Liên Hoa Thắng Đức bảo Liên Hoa Thủ Bồ tát Ma ha tát rằng: Thiện nam tử! Từ đây qua phương Tây Bắc hết thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, hiện nay còn kia, yên ổn trụ trì, sắp vì chúng Bồ tát Ma ha tát mà nói Đại Bát nhã Ba la mật đa. Vì thần lực Phật nên mới hiện điềm lành này.

    Lúc đó, Liên Hoa Thủ nghe Phật vừa nói vui mừng nhảy nhót, lại thưa Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Tôi nay xin qua thế giới Kham Nhẫn để xem lễ cúng dường Thích Ca Mâu Ni Như Lai và các chúng Bồ tát Ma ha tát để được pháp môn vô ngại giải đà la ni, môn tam ma địa, thần thông tự tại, trụ thân rốt sau là kẻ nối ngôi tôn vi. Cúi xin từ bi dủ lòng thương xót hứa cho!

    Bấy giờ, Phật Liên Hoa Thắng Đức bảo Liên Hoa Thủ Bồ tát rằng: Hay thay! Hay thay! Nay chính nhằm lúc, tùy ý Ngươi muốn đi. Liền lấy ngàn cọng hoa sen sắc vàng, mỗi hoa ngàn cánh, các báu trang nghiêm, trao cho Liên Hoa Thủ mà dăn dò rằng: Ngươi cầm hoa này đến chỗ Phật Thích Ca Mâu Ni, đúng như lời lẽ Ta mà rằng: Đức Liên Hoa Thắng Đức Như Lai gửi thăm hỏi vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Rồi đem hoa sen này gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự. Và tiếp: Ngươi đến cõi kia nên an trụ chánh tri mà xem cõi Phật kia và các đại chúng, đừng sinh lòng khinh ngạo mà tự hủy tổn lấy mình. Sở vì sao? Vì oai đức các Bồ tát kia khó kịp Ngươi, nhưng vì bi nguyện huân tâm mới đem đại nhân duyên mà thọ sinh về cõi kia vậy.

    Khi ấy, Liên Hoa Thủ Bồ tát nhận lãnh hoa, phụng mệnh lệnh, rồi cùng với vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức chúng xuất gia tại gia Bồ tát Ma ha tát và vô số trăm ngàn kẻ đồng nam đồng nữ, đầu lễ chân Phật, đi quanh bên hữu và phụng mệnh mà từ giã. Mỗi mỗi đều cầm theo vô lượng các món hoa hương, tràng phan, lọng báu, áo mặc, ngọc trang sức và đồ cúng cụ, rồi rần rộ phát dẫn mà đến. Trải qua phương Đông Nam thế giới các Đức Phật hằng hà sa thảy, mỗi mỗi chỗ Phật đều cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, không bỏ qua một chỗ nào.

    Đến chỗ Phật này, đầu lễ hai chân, đi quanh trăm ngàn vòng, rồi lui qua đứng một phía. Liên Hoa Thủ Bồ tát đến trước Phật mà thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Từ đây qua phương Đông Nam hết thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Diệu Giác Trang Nghiêm rất nên ưa thích, Phật hiệu là Liên Hoa Thắng Đức Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, gửi lời thăm hỏi Thế Tôn vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Rồi mới cầm ngàn cọng hoa sen sắc vàng dâng gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự.

    Tức thì Phật Thích Ca Mâu Ni nhận hoa sen ấy, rồi rải lại phương Đông Nam thế giới các Đức Phật hằng hà sa thảy, vì thần lực Phật nên khiến hoa sen này rơi khắp cõi các Đức Phật. Trong các đài trong các hoa, đều có vị hóa Phật ngồi xếp bằng tréo chân, vì các Bồ tát mà thuyết pháp tương ưng là Đại Bát nhã ba la mật đa, những kẻ hữu tình nào được nghe quyết đặng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Khi ấy, Liên Hoa Thủ và các quyến thuộc thấy việc vậy rồi, vui mừng nhảy nhót khen chưa từng có. Rồi đều tùy theo căn lành và đồ cúng cụ nhiều ít mà cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Phật và Bồ tát xong, lui qua ngồi một phía.

    Cứ như thế, thế giới rốt sau trở lại trước, mỗi mỗi các cõi Phật ở phương Đông Nam đều có Như Lai, hiện nay vì đại chúng mà tuyên nói diệu pháp. Chỗ các Đức Phật ấy cũng đều có một vị thượng thủ Bồ tát, thấy đại hào quang, đại địa biến động và thân tướng Phật này, tới trước chỗ Phật mà thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Do nhân gì duyên gì mà có điềm lành này?

    Khi ấy, các Đức Phật kia kia, mỗi mỗi đều đáp rằng: Từ đây qua phương Tây Bắc, có thế giới tên là Kham Nhẫn. Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni, sắp vì Bồ tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa. Vì thần lực Phật kia nên mới hiện điềm lành này. Thượng thủ Bồ tát nghe rồi vui mừng, mỗi mỗi đều xin qua thế giới Kham Nhẫn để xem lễ cúng dường Phật và Bồ tát.

    Các Đức Như Lai kia đều khen hay và bằng lòng cho đi. Và đều lấy hoa sen sắc vàng ngàn báu mà dặn dò rằng: Ngươi nên cầm hoa này đến chỗ Phật kia, đầy đủ trình bày rằng: Ta gửi lời thăm hỏi vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Rồi đem hoa sen này dâng gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự. Và tiếp: Ngươi đến cõi kia nên an trụ chánh tri mà xem cõi Phật kia và các Bồ tát kia, đừng sinh lòng khinh ngạo mà tự hủy tổn lấy mình. Sở vì sao? Vì oai đức các Bồ tát kia khó kịp Ngươi, nhưng vì bi nguyện huân tâm nên mới đem đại nhân duyên mà thọ sinh về cõi kia vậy. Mỗi mỗi thượng thủ nhận lãnh hoa và phụng mệnh lệnh, rồi cùng với vô lượng vô số Bồ tát, đồng nam đồng nữ từ giã Phật, cầm đồ cúng cụ rần rộ phát dẫn mà đến. Các cõi Phật đã trải qua, mỗi mỗi đều cúng dường Phật và Bồ tát, không bỏ qua một cõi nào.

    Đến chỗ Phật này, đầu lễ hai chân, đi quanh trăm ngàn vòng, rồi dâng hoa và trình bày đầy đủ những lời đã được dặn dò. Đức Phật nhận hoa xong, rải lại phương Đông Nam, vì thần lực Phật nên hoa rơi khắp các cõi Phật. Trong các đài trong các hoa đều có vị hóa Phật, vì các Bồ tát mà nói Đại Bát nhã Ba la mật đa, khiến các kẻ nghe quyết đặng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thượng thủ Bồ tát và các quyến thuộc thấy rồi vui mừng khen chưa từng có. Rồi đều tùy theo căn lành và đồ cúng cụ nhiều ít, mà cúng dường Phật và Bồ tát xong, mới lui qua ngồi một phía.

    Bấy giờ, phương Tây Nam hết thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Ly Trần Tụ, Phật hiệu là Nhật Luân Biến Chiếu Thắng Đức Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, hiện nay còn kia yên ổn trụ trì, vì các chúng Bồ tát Ma ha tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa. Phật kia có một vị Bồ tát tên là Nhật Quang Minh, thấy đại hào quang, đại địa biến động và thân tướng Phật này, tâm lòng do dự, mới đến trước chỗ Phật, đầu lễ hai chân mà thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Do nhân gì duyên gì mà có điềm lành này?

    Khi ấy, Phật Nhật Luân Biến Chiếu Thắng Đức bảo Nhật Quang Minh Bồ tát Ma ha tát rằng: Thiện nam tử! Từ đây qua phương Đông Bắc hết thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, hiện nay còn kia, yên ổn trụ trì, sắp vì chúng Bồ tát Ma ha tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa. Vì thần lực Phật kia nên mới hiện điềm lành này vậy.

    Lúc đó, Nhật Quang Minh nghe Phật vừa nói vui mừng nhảy nhót, lại thưa Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Tôi nay xin qua thế giới Kham Nhẫn để xem lễ cúng dường Thích Ca Mâu Ni Như Lai và các chúng Bồ tát Ma ha tát để được pháp môn vô ngại giải đà la ni, môn tam ma địa, thần thông tự tại, trụ thân rốt sau là kẻ nối ngôi tôn vị. Cúi xin từ bi dủ lòng thương xót mà hứa cho!

    Lúc đó, Phật Nhật Luân Biến Chiếu Thắng Đức Như Lai bảo Nhật Quang Minh Bồ tát rằng: Hay thay! Hay thay! Nay chính nhằm lúc, tùy ý Ngươi muốn đi. Tức thì lấy ngàn cọng hoa sen sắc vàng, hoa ấy ngàn cánh, các báu trang nghiêm trao cho Nhật Quang Minh Bồ tát mà dặn dò rằng: Ngươi cầm hoa này đến chỗ Phật Thích Ca Mâu Ni, đúng như lời lẽ Ta rằng: Nhật Luân Biến Chiếu Thắng Đức Như Lai, gửi lời thăm hỏi vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Rồi cầm hoa sen này gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự. Và tiếp: Ngươi đến cõi kia nên an trụ chánh tri mà xem cõi Phật và các đại chúng kia, đừng sinh lòng khinh ngạo mà tự hủy tổn lấy mình. Sở vì sao? Vì oai đức các Bồ tát kia khó kịp Ngươi, nhưng vì bi nguyện huân tâm mới đem đại nhân duyên mà thọ sinh về cõi kia vậy.

    Lúc ấy, Nhật Quang Minh Bồ tát nhận lãnh hoa phụng mệnh lệnh, rồi cùng với vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức những kẻ xuất gia tại gia Bồ tát Ma ha tát và vô số đồng nam đồng nữ đầu lễ chân Phật đi quanh bên hữu, phụng mệnh từ giã. Mỗi mỗi đều cầm vô lượng các món hoa hương, tràng phan, lọng báu, áo mặc, ngọc trang sức và các đồ cúng cụ, rồi rần rộ phát dẫn mà đến. Trải qua phương Tây Nam thế giới các Đức Phật hằng hà sa thảy, mỗi mỗi chỗ Phật đều cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, không bỏ qua một chỗ nào.

    Đến chỗ Phật này, đầu lễ hai chân, đi quanh trăm ngàn vòng mới lui qua đứng một phía. Nhật Quang Minh Bồ tát đến trước Phật thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Từ đây qua phương Tây Nam hết thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Ly Trần Tụ, Phật hiệu là Nhật Luân Biến Chiếu Thắng Đức Như lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, gửi lời thăm hỏi Thế Tôn vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Rồi mới đem ngàn cọng hoa sen sắc vàng ấy dâng gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự.

    Khi ấy, Phật Thích Ca Mâu Ni nhận hoa sen này, rồi rải lại phương Tây Nam hết thế giới các Đức Phật hằng hà sa thảy, vì thần lực Phật nên hoa sen này rơi khắp cõi các Đức Phật. Trong các đài trong các hoa đều có vị hóa Phật ngồi xếp bằng tréo chân, vì các Bồ tát thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa là pháp tương ưng, những kẻ hữu tình nào được nghe quyết đặng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Lúc đó, Nhật Quang Minh và các quyến thuộc thấy việc vậy rồi vui mừng nhảy nhót khen chưa từng có. Rồi đều tùy theo căn lành và đồ cúng cụ nhiều ít mà cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Phật và Bồ tát xong, mới lui qua ngồi một phía.

    Cứ như thế, thế giới rốt sau trở lại trước, các phương ở Tây Nam mỗi mỗi cõi Phật, đều có Như Lai hiện vì đại chúng mà tuyên nói diệu pháp. Chỗ các Đức Phật này cũng đều có một vị thượng thủ Bồ tát, thấy đại hào quang, đại địa biến động và thân tướng Phật này, đến trước chỗ Phật mà thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Do nhân gì duyên gì mà có điềm lành này?

    Khi ấy, các Phật kia kia, đều đều đáp rằng: Từ đây qua phương Đông Bắc có thế giới Kham Nhẫn. Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni sắp vì Bồ tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa, vì thần lực Phật kia nên mới hiện điềm lành này vậy. Thượng thủ Bồ tát nghe rồi vui mừng, mỗi mỗi xin qua thế giới Kham Nhẫn, xem lễ cúng dường Phật và Bồ tát.

    Các Đức Như Lai kia khen hay cho đi. Rồi đều lấy hoa sen sắc vàng ngàn báu mà dặn dò rằng: Ngươi nên cầm hoa này đến chỗ Phật kia mà trình bày đầy đủ rằng: Ta gửi lời thăm hỏi vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Rồi đem hoa sen này dâng gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự. Và tiếp: Ngươi đến cõi kia nên an trụ chánh tri mà xem cõi Phật kia và các Bồ tát, đừng sinh lòng khinh ngạo mà tự hủy tổn lấy mình. Sở vì sao? Vì oai đức các Bồ tát kia khó kịp Ngươi, nhưng vì bi nguyện huân tâm mới đem đại nhân duyên mà thọ sinh về cõi kia vậy.

    Mỗi mỗi thượng thủ nhận lãnh hoa, phụng mệnh lệnh, rồi cùng với vô lượng vô số Bồ tát và đồng nam đồng nữ từ giã Phật, cầm đồ cúng rần rộ phát dẫn nhau mà đến. Các cõi Phật đã trải qua, mỗi mỗi đều cúng dường Phật và Bồ tát, không bỏ qua một cõi nào.

    Đến chỗ Phật này, đầu lễ hai chân, đi quanh trăm ngàn vòng, rồi mới dâng hoa và trần thuật những lời đã được dặn dò. Đức Phật nhận hoa xong, rồi rải lại phương Tây Nam, vì thần lực Phật nên hoa rơi khắp cõi các Đức Phật. Trong các đài trong các hoa đều có vị hóa Phật vì các Bồ tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa, khiến kẻ được nghe quyết đặng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thượng thủ Bồ tát và các quyến thuộc thấy việc vậy rồi, vui mừng khen chưa từng có. Rồi đều tùy theo căn lành và đồ cúng cụ nhiều ít mà cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Phật và Bồ tát xong, lui qua ngồi một phía.

    Bấy giờ, phương Tây Bắc hết thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Chơn Tự Tại, Phật hiệu là Nhất Bảo Cái Thắng Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, hiện nay còn kia, yên ổn trụ trì, vì các chúng Bồ tát Ma ha tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa. Đức Phật kia có vị Bồ tát tên là Bảo Thắng, thấy đại hào quang, đại địa biến động và thân tướng Phật này, tâm lòng do dự, mới đến trước chỗ Phật, đầu lễ hai chân mà thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Do nhân gì duyên gì mà có điềm lành này?

    Khi đó, Phật Nhất Bảo Cái Thắng bảo với Bảo Thắng Bồ tát Ma ha tát rằng: Thiện nam tử! Từ đây qua phương Đông Nam hết thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, hiện nay còn kia, yên ổn trụ trì, sắp vì chúng Bồ tát Ma ha tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa. Vì thần lực Phật kia nên mới có hiện điềm lành này vậy.

    Bảo Thắng nghe rồi vui mừng nhảy nhót, lại thưa Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Tôi nay xin qua thế giới Kham Nhẫn để xem lễ cúng dường Thích Ca Mâu Ni Như Lai và các chúng Bồ tát Ma ha tát để được pháp môn vô ngại giải đà la ni, môn tam ma địa, thần thông tự tại, trụ thân rốt sau là kẻ nối ngôi tôn vị. Cúi xin từ bi dủ lòng thương xót hứa cho!

    Khi ấy, Phật Nhất Bảo Cái Thắng nói với Bảo Thắng Bồ tát rằng: Hay thay! Hay thay! Nay chính nhằm thời, tùy ý Ngươi muốn đi. Rồi liền lấy ngàn cọng hoa sen sắc vàng, mỗi hoa ngàn cánh, các báu trang nghiêm trao cho Bảo Thắng Bồ tát mà dặn dò rằng: Ngươi cầm hoa này đến chỗ Phật Thích Ca Mâu Ni đúng như lời lẽ Ta mà thưa rằng: Nhất Bảo Cái Thắng Như Lai gửi lời thăm hỏi vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Rồi cầm hoa này gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự. Và tiếp: Ngươi đến cõi kia nên an trụ chánh tri mà xem cõi Phật kia và các đại chúng, đừng sinh lòng khinh ngạo mà tự hủy tổn lấy mình. Sở vì sao? Vì oai đức các Bồ tát kia khó kịp Ngươi, nhưng vì bi nguyện huân tâm nên mới đem đại nhân duyên mà thọ sinh về cõi kia vậy.

    Lúc đó, Bảo Thắng Bồ tát nhận lãnh hoa phụng mệnh lệnh, rồi cùng với vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức kẻ xuất gia tại gia Bồ tát Ma ha tát và vô số trăm ngàn đồng nam đồng nữ, đầu lễ chân Phật, đi quanh bên hữu và phụng mệnh lệnh từ giã. Mỗi người đều cầm vô lượng các món hoa hương, tràng phan, lọng báu, áo mặc, ngọc trang sức và bao nhiêu đồ cúng cụ, rần rộ phát dẫn mà đến. Trải qua phương Tây Bắc thế giới các Đức Phật hằng hà sa thảy, mỗi mỗi đều cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen các Đức Phật, không bỏ qua một cõi nào.

    Đến chỗ Phật này, đầu lễ hai chân, đi quanh trăm ngàn vòng, rồi mới lui qua đứng một phía. Bảo Thắng Bồ tát đến trước Phật mà thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Từ đây qua phương Tây Bắc hết thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Chân Tự Tại. Phật hiệu là Nhất Bảo Cái Thắng Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, gửi lời thăm hỏi Thế Tôn vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Rồi cầm ngàn cọng hoa sen gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự.

    Liền đó Phật Thích Ca Mâu Ni nhận hoa sen ấy, rồi rải lại phương Tây Bắc thế giới các Đức Phật hằng hà sa thảy, vì thần lực Phật nên khiến hoa sen này rơi khắp cõi các Phật. Trong các đài trong các hoa đều có vị hóa Phật ngồi xếp bằng tréo chân, vì các Bồ tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa là pháp tương ưng, kẻ hữu tình nào được nghe thuyết đặng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Lúc này, Bảo Thắng và các quyến thuộc thấy việc vậy vui mừng nhảy nhót, khen chưa từng có. Rồi tùy theo căn lành và đồ cúng cụ nhiều ít mà cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Phật và Bồ tát xong, mới lui qua ngồi một phía.

    Cứ như thế, từ thế giới rốt sau trở lại trước, các cõi Phật mỗi mỗi ở phương Tây Bắc đều có các Đức Như Lai, hiện nay vì đại chúng mà tuyên nói diệu pháp. Chỗ các Đức Phật này, cũng đều có một vị thượng thủ Bồ tát, thấy đại hào quang, đại địa biến động và thân tướng Phật này, mới đến trước chỗ Phật mà thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Do nhân gì duyên gì mà có điềm lành này?

    Khi ấy, các Phật kia kia, đều đều đáp rằng: Từ đây qua phương Đông Nam có thế giới tên là Kham Nhẫn. Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni sắp vì Bồ tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa, vì thần lực Phật kia nên mới hiện điềm lành này vậy. Thượng thủ Bồ tát nghe rồi vui mừng, mỗi mỗi đều xin qua thế giới Kham Nhẫn để xem lễ cúng dường Phật và Bồ tát.

    Các Đức Như Lai kia đều khen hay và bằng lòng cho đi. Rồi đều đem hoa sen sắc vàng ngàn báu mà dặn dò rằng: Ngươi nên cầm hoa này đến chỗ Phật kia, trình bày đầy đủ lời lẽ rằng: Ta gửi lời thăm hỏi vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Rồi cầm hoa sen này gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự. Và tiếp: Ngươi đến cõi kia nên an trụ chánh tri xem cõi Phật kia và các Bồ tát, đừng sinh lòng khinh ngạo mà tự hủy tổn lấy mình. Sở vì sao? Vì oai đức các Bồ tát kia khó kịp Ngươi, nhưng vì bi nguyện huân tâm nên mới đem đại nhân duyên mà thọ sinh về cõi kia vậy. Mỗi mỗi thượng thủ nhận lãnh hoa phụng mệnh lệnh, rồi cùng với vô lượng vô số Bồ tát đồng nam đồng nữ từ giã Phật, cầm đồ cúng rần rộ phát dẫn mà đến. Các cõi Phật đã đặng trải qua, mỗi mỗi đều cúng dường Phật và Bồ tát, không bỏ qua một cõi nào.

    Đến chỗ Phật này, đầu lễ hai chân, đi quanh trăm ngàn vòng rồi dâng hoa và trình bày đầy đủ những lời đã được dặn dò từ trước. Đức Phật nhận hoa xong rải lại phương Tây Bắc, vì thần lực Phật nên hoa rơi khắp các cõi Phật. Trong các đài trong các hoa đều có vị hóa Phật vì các Bồ tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa, khiến các kẻ nghe quyết đặng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thượng thủ Bồ tát cùng các quyến thuộc thấy việc vậy vui mừng khen chưa từng có. Rồi đều tùy theo căn lành và đồ cúng cụ nhiều ít, mà cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Phật và Bồ tát xong, mới lui qua ngồi một phía.

    Bấy giờ, phương Hạ hết thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Liên Hoa, Phật hiệu là Liên Hoa Đức Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, hiện nay còn kia yên ổn trụ trì, vì các chúng Bồ tát Ma ha tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa. Đức Phật kia có một vị Bồ tát tên là Liên Hoa Thắng, thấy đại hào quang, đại địa biến động và thân tướng Phật này, tâm lòng do dự, mới đến trước chỗ Phật, đầu lễ hai chân mà thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Do nhân gì duyên gì mà có điềm lành này?

    Khi đó, Phật Liên Hoa Đức bảo Liên Hoa Thắng Bồ tát Ma ha tát rằng: Thiện nam tử! Từ đây lên phương Thượng hết thế giới hằng hà sa thảy có thế giới rốt sau tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, hiện nay còn kia yên ổn trụ trì, sắp vì chúng Bồ tát Ma ha tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa. Vì thần lực Phật kia nên có điềm lành này vậy.

    Lúc ấy, Liên Hoa Thắng nghe Phật vừa nói vui mừng nhảy nhót, lại thưa Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Tôi nay xin qua thế giới Kham Nhẫn xem lễ cúng dường Thích Ca Mâu Ni Như Lai và các chúng Bồ tát Ma ha tát để được pháp môn vô ngại giải đà la ni, môn tam ma địa, thần thông tự tại, trụ thân rốt sau là kẻ nối ngôi tôn vị. Cúi xin từ bi dủ lòng thương xót hứa cho!

    Khi ấy, Phật Liên Hoa Đức bảo Liên Hoa Thắng Bồ tát rằng: Hay thay! Hay thay! Nay chính nhằm lúc, tùy ý Ngươi muốn đi. Rồi liền lấy ngàn cọng hoa sen sắc vàng, mỗi hoa ngàn cánh, các báu trang nghiêm trao cho Liên Hoa Thắng Bồ tát mà dặn dò rằng: Ngươi cầm hoa này đến chỗ Phật Thích Ca Mâu Ni đúng như lời lẽ Ta rằng: Liên Hoa Đức Như Lai gửi lời thăm hỏi vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Rồi cầm hoa này dâng gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự. Và tiếp: Ngươi đến cõi kia nên an trụ chánh tri mà xem cõi Phật kia và các đại chúng, đừng sinh lòng khinh ngạo mà tự hủy tổn lấy mình. Sở vì sao? Vì oai đức các Bồ tát kia khó kịp Ngươi, nhưng vì bi nguyện huân tâm nên mới đem đại nhân duyên mà thọ sinh về cõi kia vậy.

    Khi ấy, Liên Hoa Thắng Bồ tát nhận lãnh hoa phụng mệnh lệnh, rồi cùng với vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức kẻ xuất gia tại gia Bồ tát Ma ha tát và vô số đồng nam đồng nữ đầu lễ chân Phật, đi quanh bên hữu, phụng mệnh từ giã. Mỗi người đều cầm vô lượng hoa hương, tràng phan, lọng báu, áo mặc, ngọc trang sức và đồ cúng cụ, rồi rần rộ phát dẫn mà đến. Trải qua phương Hạ thế giới các Đức Phật hằng hà sa thảy, mỗi mỗi chỗ Phật đều cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen không bỏ qua một chỗ nào.

    Đến chỗ Phật này, đầu lễ hai chân, đi quanh trăm ngàn vòng rồi lui qua đứng một phía. Liên Hoa Thắng Bồ tát đến trước Phật thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Từ đây xuống phương Hạ hết thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Liên Hoa, Phật hiệu là Liên Hoa Đức Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, gửi lời thăm hỏi Thế Tôn vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Rồi cầm ngàn cọng hoa sen sắc vàng dâng gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự.

    Lúc đó, Phật Thích Ca Mâu Ni nhận hoa sen ấy, rồi rải lại phương Hạ thế giới các Đức Phật hằng hà sa thảy, vì thần lực Phật nên khiến hoa sen này rơi khắp cõi các Phật. Trong các đài trong các hoa đều có vị hóa Phật ngồi xếp bằng tréo chân, vì các Bồ tát mà thuyết pháp tương ưng là Đại Bát nhã Ba la mật đa, kẻ hữu tình nào được nghe quyết đặng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Khi ấy, Liên Hoa Thắng và các quyến thuộc thấy việc này vậy vui mừng nhảy nhót, khen chưa từng có. Rồi đều tùy theo căn lành và đồ cúng cụ nhiều ít, mà cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Phật và Bồ tát xong, mới lui qua ngồi một phía.

    Cứ như thế, từ thế giới rốt sau trở lại trước, có bấy nhiêu mỗi mỗi cõi Phật ở phương Hạ đều có các Đức Như Lai, hiện nay vì đại chúng tuyên nói diệu pháp. Chỗ các Đức Phật này cũng đều có một vị thượng thủ Bồ tát, thấy đại hào quang, đại địa biến động và thân tướng Phật này, mới đến trước chỗ Phật mà thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Do nhân gì duyên gì mà có điềm lành này?

    Liền đó các Đức Phật kia kia, đều đều đáp rằng: Ở trên phương Thượng kia có thế giới Kham Nhẫn, Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni sắp vì Bồ tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa. Vì thần lực Phật kia nên mới hiện điềm lành này vậy. Thượng thủ Bồ tát nghe rồi vui mừng, mỗi mỗi đều xin qua thế giới Kham Nhẫn để xem lễ cúng dường Phật và Bồ tát.

    Các Đức Như Lai kia đều khen hay và bằng lòng cho đi. Rồi đều lấy hoa sen sắc vàng ngàn báu mà dặn dò rằng: Ngươi nên cầm hoa này đến chỗ Phật kia và trình bày đầy đủ lời lẽ rằng: Ta gửi lời thăm hỏi vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Rồi cầm hoa này dâng gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự. Và tiếp: Ngươi đến cõi kia nên an trụ chánh tri mà xem cõi Phật và các Bồ tát, đừng sinh lòng khinh ngạo mà tự hủy tổn lấy mình. Sở vì sao? Vì oai đức các Bồ tát kia khó kịp Ngươi, nhưng vì bi nguyện huân tâm nên mới đem đại nhân duyên mà thọ sinh về cõi kia vậy. Mỗi mỗi thượng thủ nhận lãnh hoa phụng mệnh lệnh, rồi cùng với vô lượng vô số Bồ tát đồng nam đồng nữ từ giã Phật, cầm đồ cúng rần rộ phát dẫn mà đến. Các cõi Phật đã trải qua, mỗi mỗi đều cúng dường Phật và Bồ tát, không bỏ qua một cõi nào.

    Đến chỗ Phật này, đầu lễ hai chân, đi quanh trăm ngàn vòng, rồi mới dâng hoa và trình thuật những lời đã được dặn dò từ trước. Đức Phật nhận hoa xong, rải lại phương Hạ, vì thần lực Phật nên hoa rơi khắp cõi các Đức Phật. Trong các đài trong các hoa đều có vị hóa Phật, vì các Bồ tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa, khiến các kẻ nghe quyết đặng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thượng thủ Bồ tát và các quyến thuộc thấy việc này vậy vui mừng khen chưa từng có. Rồi đều tùy theo căn lành và đồ cúng cụ nhiều ít mà cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Phật và Bồ tát xong, mới lui qua ngồi một phía.

    Bấy giờ, phương Thượng hết thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Hoan Hỷ, Phật hiệu là Hỷ Đức Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, hiện nay còn kia, yên ổn trụ trì, vì các chúng Bồ tát Ma ha tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa. Phật kia có một vị Bồ tát tên là Hỷ Thọ, thấy đại hào quang, đại địa biến động và thân tướng Phật này, tâm lòng do dự, đến trước chỗ Phật, đầu lễ hai chân mà thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Do nhân gì mà có điềm lành này?

    Khi ấy, Phật Hỷ Đức bảo Hỷ Thọ Bồ tát Ma ha tát rằng: Thiện nam tử! Từ đây xuống phương Hạ hết thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Kham Nhẫn, Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn, hiện nay còn kia yên ổn trụ trì, sắp vì chúng Bồ tát Ma ha tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa. Vì thần lực Phật kia, nên mới hiện điềm lành này vậy.

    Hỷ Thọ nghe rồi vui mừng nhảy nhót, lại thưa Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Tôi nay xin qua thế giới Kham Nhẫn, xem lễ cúng dường Thích Ca Mâu Ni Như Lai và các chúng Bồ tát Ma ha tát, để được pháp môn vô ngại giải đà la ni, môn tam ma địa, thần thông tự tại, trụ thân rốt sau là kẻ nối ngôi tôn vị. Cúi xin từ bi dủ lòng thương xót hứa cho!

    Liền đó, Phật Hỷ Đức bảo Hỷ Thọ Bồ tát rằng: Hay thay! Hay thay! Nay chính nhằm lúc, tùy ý Ngươi muốn đi. Rồi liền lấy ngàn hoa sen sắc vàng, mỗi hoa ngàn cánh, trang nghiêm các ngọc, trao cho Hỷ Thọ Bồ tát mà dặn dò rằng: Ngươi nên cầm hoa này đến chỗ Phật Thích Ca Mâu Ni, đúng như lời lẽ Ta rằng: Hỷ Đức Như Lai gửi lời thăm hỏi vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Rồi cầm hoa này dâng gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự. Và tiếp: Ngươi đến cõi kia nên an trụ chánh tri mà xem cõi Phật kia và các đại chúng, đừng sinh lòng khinh ngạo mà tự hủy tổn lấy mình. Sở vì sao? Vì oai đức các Bồ tát kia khó kịp Ngươi, nhưng vì bi nguyện huân tâm, nên mới đem đại nhân duyên mà thọ sinh về cõi kia vậy.

    Khi ấy, Hỷ Thọ Bồ tát nhận lãnh hoa phụng mệnh lệnh, rồi cùng với vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức kẻ xuất gia tại gia Bồ tát Ma ha tát và đồng nam đồng nữ, đầu lễ chân Phật, đi quanh bên hữu và phụng mệnh từ giã. Mỗi người đều cầm vô lượng các món hoa hương, tràng phan, lọng báu, áo mặc, ngọc trang sức và bao nhiêu đồ cúng cụ, rồi rần rộ phát dẫn mà đến. Trải qua phương Thượng thế giới các Đức Phật hằng hà sa thảy, mỗi mỗi chỗ Phật đều cúng dường cung kính, tôn trọng khen ngợi, không bỏ qua một chỗ nào.

    Đến chỗ Phật này, đầu lễ hai chân, đi quanh trăm ngàn vòng, mới lui qua đứng một phía. Hỷ Thọ Bồ tát đến trước Phật thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Từ đây lên phương Thượng hết thế giới hằng hà sa thảy, có thế giới rốt sau tên là Hoan Hỷ, Phật hiệu là Hỷ Đức Như Lai, Ứng Chánh Đẳng Giác, Minh Hành Viên Mãn, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Trượng Phu, Điều Ngự Sĩ, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn gửi lời thăm hỏi Thế Tôn vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, an vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Và cầm ngàn cọng hoa sen sắc vàng dâng gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự.

    Bấy giờ, Phật Thích Ca Mâu Ni nhận hoa sen, rồi rải lại phương Thượng thế giới các Đức Phật hằng hà sa thảy, vì thần lực Phật nên khiến hoa ấy rơi khắp cõi các Đức Phật. Trong các đài trong các hoa đều có vị hóa Phật ngồi xếp bằng tréo chân, vì các Bồ tát mà thuyết pháp tương ưng là Đại Bát nhã Ba la mật đa, khiến kẻ hữu tình được nghe quyết đặng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Lúc ấy, Hỷ Thọ và các quyến thuộc thấy việc này vậy đều vui mừng nhảy nhót, khen chưa từng có. Rồi đều tùy theo căn lành và đồ cúng cụ nhiều ít mà cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Phật và Bồ tát xong, lui qua ngồi một phía.

    Cứ như thế, từ thế giới rốt sau trở lại trước, có bấy nhiêu mỗi mỗi cõi Phật ở phương Thượng đều có Như Lai, hiện nay vì đại chúng mà tuyên nói diệu pháp. Các chỗ Phật này cũng đều có một vị thượng thủ Bồ tát thấy đại hào quang, đại địa biến động và thân tướng Phật này, mới đến trước chỗ Phật thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Do nhân gì duyên gì mà có điềm lành này?

    Khi ấy, các Đức Phật kia kia, đều đều đáp rằng: Từ đây xuống phương Hạ có thế giới Kham Nhẫn, Phật hiệu Thích Ca Mâu Ni, sắp vì Bồ tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa, vì thần lực Phật kia nên mới hiện điềm lành này vậy. Thượng thủ Bồ tát nghe xong vui mừng, mỗi mỗi xin qua thế giới Kham Nhẫn để xem lễ cúng dường Phật và Bồ tát.

    Các Đức Như Lai kia đều khen hay và bằng lòng cho đi. Rồi đều lấy hoa sen sắc vàng ngàn báu mà dặn dò rằng: Ngươi nên cầm hoa này đến chỗ Phật kia mà trình bày đầy đủ lời lẽ rằng: Ta gửi lời thăm hỏi vô lượng, ít bệnh, ít não, đứng dậy nhẹ nhặm, khí lực điều hòa, yên vui trụ chăng? Việc đời nhẫn được chăng? Chúng sinh dễ độ chăng? Rồi cầm hoa sen này dâng gửi lên Thế Tôn để làm Phật sự. Và tiếp: Ngươi đến cõi kia nên an trụ chánh tri mà xem cõi Phật và các Bồ tát kia, đừng sinh lòng khinh ngạo mà tự hủy tổn lấy mình. Sở vì sao? Vì oai đức các Bồ tát kia khó kịp Ngươi, nhưng vì bi nguyện huân tâm, nên mới đem đại nhân duyên mà thọ sinh về cõi kia vậy. Mỗi mỗi thượng thủ nhận lãnh hoa phụng mệnh lệnh, rồi cùng với vô lượng vô số Bồ tát đồng nam đồng nữ từ giã Phật, cầm đồ cúng rần rộ phát dẫn mà đến. Các cõi Phật đã trải qua, mỗi mỗi đều cúng dường Phật và Bồ tát, không bỏ qua một cõi nào.

    Đến chỗ Phật này, đầu lễ hai chân, đi quanh trăm ngàn vòng, rồi dâng hoa và trình bày những lời đã được dặn dò. Đức Phật nhận hoa rồi rải lại phương Thượng, vì thần lực Phật nên hoa rơi khắp cõi các Đức Phật. Trong các đài trong các hoa đều có vị hóa Phật, vì các Bồ tát mà thuyết Đại Bát nhã Ba la mật đa, khiến các kẻ nghe quyết đặng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề. Thượng thủ Bồ tát và các quyến thuộc thấy việc này vậy vui mừng khen chưa từng có. Rồi đều tùy theo căn lành và đồ cúng cụ nhiều ít mà cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen Phật và Bồ tát, xong mới lui qua ngồi một phía.

    Bấy giờ, thế giới của Phật ở Tam thiên đại thiên này, nhiều thứ quý lạ đầy nhẫy. Các món diệu hoa rải khắp trên mặt đất, tràng phan lọng báu nơi nơi giăng bày la liệt. Cây hoa, cây trái, cây hương, cây tua, cây ngọc, cây áo và các cây trang sức xen tạp đầy khắp trang nghiêm, rất nên ưa thích. Như nhiều thế giới Liên Hoa của Phổ Hoa Như Lai, Tịnh Độ Diệu Cát Tường Bồ tát, Thiện Trụ Huệ Bồ tát và bao nhiêu vô lượng đại oai thần lực Bồ tát Ma ha tát vẫn an trụ trong ấy.

    *
    * * *

    --- o0o ---

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •