Xin chào mọi người. Tôi xin chia sẻ với mọi người Những câu trả lời về Niết Bàn mà tôi sưu tầm được để mọi người tham khảo. Chúc mọi người bình an như ý!
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: ::::::::::::::::::::::::::::::::
Câu hỏi:
Niết Bàn là gì? Làm sao để đạt tới cảnh giới Niết Bàn?
Câu trả lời được cho là hay nhất:
Niết Bàn là gì? Niết Bàn là 1 TRẠNG THÁI của tâm, đó là trạng thái tâm thanh thản, an lạc, vô sự, bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Người chứng được trạng thái này, không còn trở lui hay biến mất trạng thái này nữa thì gọi là Phật. Nó không phải là 1 cõi nào đó ở trên trời hay ở phương nào cả, nó ở tại tâm của mỗi người. Đức Phật khi chứng đắc là tâm đã ở trong trạng thái này rồi, chứ không phải lúc Ngài nhập diệt mới đi đến nơi đây. Làm sao để tâm đạt được trạng thái Niết Bàn? Như đã nói, Niết Bàn chính là tâm thanh thản, an lạc, bất động trước mọi ác pháp và các cảm thọ. Muốn được như vậy thì phải sống như Đức Phật, luôn luôn ngăn ác diệt ác pháp, sinh trưởng thiện pháp, sống đúng GIỚI LUẬT, nhờ có giới luật mới có trí tuệ, từ đó đưa đến giải thoát tức là Niết Bàn. Xin được bàn luận thêm 1 chút về Niết Bàn. Muốn biết Niết Bàn trong tâm chúng ta như thế nào, xin hãy ngồi yên thư giản, đừng suy nghĩ vẫn vơ, vất hết mọi phiền não, tập trung vào hơi thở, sẽ có 1 trạng thái nhẹ nhàng, an lạc khởi lên trong tâm, đó chính là Niết Bàn đấy. Nhưng chú ý, chỉ cần khởi lên bất cứ suy nghĩ hay làm tâm xao động thì trạng thái ấy biến mất. Còn ở bậc giải thoát thì nó ko bao giờ biến đi (ko trở lùi). A La Hán là quả vị đã đạt được Niết Bàn, đã làm chủ được nhân quả. Còn đối với Đại Thừa thì cho rằng A La Hán chưa đạt được giải thoát hoàn toàn. Chúc bạn thân tâm an lạc và vô sự.
Tất cả các câu trả lời thu nhận được:
Câu trả lới thứ 1:
Niết bàn chỉ là văn tự để đọc thấy nói nghe còn niết bàn thực sự là rứt hết phiền não ái dục tham sân si không bị lục trần làm nhiễu loạn an lạc tâm tánh thanh tịnh chơn như cũng là niết bàn còn a la hán chỉ là nghỉ tạm thời gọi là du di niết bàn sau này hồi tâm nguyện độ chúng sinh là du di chuyển hướng đại bồ tát sau này lên nhiều bậc như bích chi phật sơ tạng đại tạng rồi tu học chánh đảng chánh giác mới tới cảnh giới tich diệt lúc đó tùy duyên mà độ chúng sinh chong mười phương tam thiên đại thiên thế giới mà ứng thân lần cuối như đức Bổn Sư chúc bạn tinh tấn cách hay nhất bạn chuyển trong lòng và chuyển hóa chúng đừng nhìn chiếc bánh vẽ không dúp bạn đỡ đói đâu phải nói thêm nết bàn có ngay hiện tại các bạn tu học nhìn bằng mắt sao thấy các bạn hãng bỏ tất tất cả cái biết thấy của lục căn hay nhìn vào trong mình tạo một mặt trời bé nhỏ sau nuôi dỡng chăm sóc dần dần tỏa sang lên nhận ra ngay cuộc đời này một cái nhìn từ bản tánh chính sác tuyệt đối
2009-09-21 2156
Câu trả lời thứ 2:
Nibbana(Phạn) , nirvana(Sankis), dịch ra tiếng Việt là Niết bàn, nghiã là "tịch diệt"( không còn mọi tri kiến sai lầm, an lạc vĩnh viễn). A La Hán là Hữu Dư Niết Bàn, về quả vị là như Phật, khi tịch diệt cũng thành Vô Dư Niết bàn. A La Hán thành quả vị chứng đạo nhờ có giáo pháp của Phật . Chẳng làm sao để đạt tới cảnh giới Niết bàn cả. Chỉ phải học và thực hành giáo lý giải thoát rốt ráo trọn đời. Đạt được Chân Như là không đến không đi không mong o cầu,... Qua Nhân văn cũng hay, nhưng xa anh em.
2009-09-21 2201
Câu trả lời thứ 3:
Niết bàn là tâm thể vắng lặng hết các vô minh phiền não. A la Hán đã đạt đến niết bàn rồi , nhưng chưa hoàn toàn , chỉ diệt được ngã chấp , gọi là Hữu Dư Y Niết Bàn . Phật mới diệt trừ hết ngã chấp và pháp chấp , chứng được Niết Bàn hoàn toàn gọi là Vô Dư Y Niết Bàn .
2009-09-22 01:06:31
Câu trả lời thứ 4:
Niết bàn là âm của cổ ngứ Ấn độ ( nirvana ) gồm một động từ Niết (nir): Ra khỏi. Và Bàn (vana): Rừng mê. Vậy thì nghĩa của Niết bàn là ra khỏi rừng mê lầm của con người. A La Hán là người nhờ nghe theo giáo huấn, giáo pháp của Phật mà tu chứng đạt được quả vị Niết Bàn. Tuy cũng đạt được quả Niết Bàn nhưng A La Hán không phát tâm độ sanh như những vị Bồ Tát. Nên ngay đây các Ngài khi thân hoại mạng chung an trú trong Vô Dư Y Niết Bàn. ( Cảnh giới của người không mang thân ) Ngang hàng với Bát Địa ( Còn gọi là Bất Động Địa ) trong Thập Địa Bồ Tát. Về Nhân văn thì vì lòng thương yêu mọi người, rộng ra thì mọi loài mà chúng ta sống và hành Thiện ở đời với tâm vô sở chấp thì cũng có thể gọi là đạt được Niết bàn vậy. Người có tâm Bồ Tát thì đi trong nhân gian và cùng sồng như mọi người nhưng là người tỉnh thức nên vẫn luôn được hiện tại lạc trú và có thể gọi là họ luôn được Niết Bàn. Vì vậy mà có câu: Niết Bàn tại tâm...hay: An lạc là Niết bàn...vẫn được nhiều người trong xã hội nói lên đó bạn ạ. Chào bạn
2009-09-22 0102
Câu trả lời thứ 5:
Niết bàn, Chân Như, Chân Tâm, ... đều là 1 "thứ" Các thứ bậc của Niết Bàn cũng như việc Hành Giả đã sáng Tâm đến mức nào, đã như dắt trâu ngao du tự tại chưa, hay lâu lâu vẫn phải dòm chừng trâu phá lúa. Nam Mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật
2009-09-22 1120
Câu trả lời thứ 6:
Niết bàn là chừng nào niết bàn hoặc gần tới niết bàn hảy hỏi. 10 đệ tử Phật chưa ai hỏi Phật câu này và hết thảy đều đắc Alahan. tức là niết bàn. đời sau khoái nhắc tới niết bàn. đắc đạo, lý không nhưng hiếm thấy người đắc đạo. đời sau nên coi lại cách tu. sẻ vướng vào ngôn từ, chấp vào cảnh giới mặc dù lúc nào củng nói không vướng vào ngôn từ. không chấp vào cảnh giới.
2009-09-22 12:09:04
Câu trả lời thứ 7:
Niết Bàn là gì? Niết Bàn là 1 TRẠNG THÁI của tâm, đó là trạng thái tâm thanh thản, an lạc, vô sự, bất động trước các ác pháp và các cảm thọ. Người chứng được trạng thái này, không còn trở lui hay biến mất trạng thái này nữa thì gọi là Phật. Nó không phải là 1 cõi nào đó ở trên trời hay ở phương nào cả, nó ở tại tâm của mỗi người. Đức Phật khi chứng đắc là tâm đã ở trong trạng thái này rồi, chứ không phải lúc Ngài nhập diệt mới đi đến nơi đây. Làm sao để tâm đạt được trạng thái Niết Bàn? Như đã nói, Niết Bàn chính là tâm thanh thản, an lạc, bất động trước mọi ác pháp và các cảm thọ. Muốn được như vậy thì phải sống như Đức Phật, luôn luôn ngăn ác diệt ác pháp, sinh trưởng thiện pháp, sống đúng GIỚI LUẬT, nhờ có giới luật mới có trí tuệ, từ đó đưa đến giải thoát tức là Niết Bàn. Xin được bàn luận thêm 1 chút về Niết Bàn. Muốn biết Niết Bàn trong tâm chúng ta như thế nào, xin hãy ngồi yên thư giản, đừng suy nghĩ vẫn vơ, vất hết mọi phiền não, tập trung vào hơi thở, sẽ có 1 trạng thái nhẹ nhàng, an lạc khởi lên trong tâm, đó chính là Niết Bàn đấy. Nhưng chú ý, chỉ cần khởi lên bất cứ suy nghĩ hay làm tâm xao động thì trạng thái ấy biến mất. Còn ở bậc giải thoát thì nó ko bao giờ biến đi (ko trở lùi). A La Hán là quả vị đã đạt được Niết Bàn, đã làm chủ được nhân quả. Còn đối với Đại Thừa thì cho rằng A La Hán chưa đạt được giải thoát hoàn toàn. Chúc bạn thân tâm an lạc và vô sự.
2009-09-23 0138
:::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::: :::::::::::::::::::::::::::::::::
Bookmarks