Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 23

Ðề tài: Bộ Pháp

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Bộ Pháp

    Có phải là cao thủ võ công hay không chỉ cần nhìn vào bộ pháp của họ có linh hoạt và trầm ổn hay không là biết , tôi không giỏi về võ thuật , song rất yêu thích võ thuật , cũng có tìm hiểu qua một chút , nên đem chút kiến thức của mình để cùng thảo luận với mọi người , rất mong được sự góp ý của quý vị .
    Thiếu Lâm Bộ Pháp rất đa dạng bao gồm cung bộ , mã bộ, độc hành vũ tấn bộ , hạc bộ , đinh bộ , nĩ mã bộ , quy bộ ,...rất đa dạng và phù hợp với thực chiến , võ công Thiếu Lâm với lối đánh chủ yếu là cương cường , đánh trực diện , đòn thế quang minh chính đại , trọng tâm vững vàng , chiêu thức vững chãi đầy uy lực , quả không hỗ danh là Thái Sơn Bắt Đẩu của võ thuật . Phương pháp tập luyện bộ pháp của thiếu lâm cũng rất đa dạng và nhiều phương pháp khác nhau. Song phương pháp tập luyện bộ pháp bằng Mai Hoa Thung là một trong những phương pháp tập luyện hiệu quả và tuyệt vời nhất , tập luyện trên mai hoa thung sẽ giúp cho bộ pháp của người tập vững vàng ,tránh hư tìm thực , rất tốt trong thực chiến , quả là tuyệt diệu thay.
    Võ Đang Bộ Pháp đơn giản hơn rất nhiều so với Thiếu Lâm ,gồm rất ỉt tấn bộ ,và tấn bộ cũng hoàn toàn khác hẳn với Bộ Pháp Thiếu Lâm, Tấn Pháp của Võ Đang không trầm trọng và vững chắc như Bộ Pháp Thiếu Lâm song lại rất nhanh nhẹn và thư thái . Mỗi bước đi như hành vân lưu thủy , động tác khoan khoái bình ổn ,chủ yếu bước theo phương vị bát quái , thật là nhẹ nhàng khoan khoái ,chiêu thức Võ Đang chủ yếu là âm nhu , nhẹ nhàng , thư thái mà nội lực sung mãn ,sánh ngang cùng Thiếu Lâm bởi sự đặc sắc đó . Phương pháp tập luyện về bộ pháp của Võ Đang tôi cũng không được rõ lắm , Võ Đang chuyên tập nhu thuật ,ép duỗi các chân để tay chân thật mềm dẻo , bước đi thư thái nhẹ nhàng .
    Bát Quái Chưởng là một pho quyền pháp có nhiều điểm đặc sắc,dựa trên tám quẻ bát quái mà sáng tạo ra . Tôi nhắc đến bộ quyền pháp này vì bộ pháp của môn quyền pháp này rất đặc biệt , người luyện luyện chân bước theo một vòng tròn , khi xuất chưởng , chân bước nhanh , liên tục một vòng tròn quanh đối phương , dồn đối phương vào mê võng , không biết phương hướng đâu mà đánh đỡ ,thật là tuyệt diệu thay
    Mấy lời mạn đàm ,mong mọi người góp ý cho.
    Lãng lí ba đào bất khả minh
    Tử đồ hà xứ cảm trì danh
    Tam nhân nhật hội phù gia nghiệp
    Phong lĩnh giang hà hoài nhất sinh
    <Bác Nhược Thủy>

  2. #2

    Mặc định

    Gửi huynh VoDanhKhach.
    Theo ý đệ thì môn phái nào cũng chú trọng về tấn pháp,bộ pháp cả, vì đó là nền tảng tạo ra sức mạnh của người luyện võ.
    Đối với võ thuật Thiếu Lâm thì chủ yếu là thiên về ngạnh công, cả tấn pháp cũng vậy, khi cận chiến họ di chuyển trong 1 phạm vi nhỏ nhưng tấn pháp bộ pháp rất vững chắc,bộ pháp nhỏ, vững giúp cho họ di chuyển 1 cách linh hoạt,thích hợp cho lối đánh cương mãnh.Khi di chuyển người họ hơi thấp hơn đối phương 1 chút(mã bộ hơn chùn),khí lực trụ tại đan điền, để từ đan điền họ chuyển khí xuống 2 chân tạo sự vững chắc trong khi di chuyển.Trong lúc tập luyện tấn pháp, bộ pháp họ cũng di chuyển như thế.
    Còn đối võ thuật của Võ Đang phái thì được xây dựng trên nguyên lý sự vận hành Thái Cực, của Âm Dương, các bước chân trong tấn pháp, bộ pháp phần nhiều di chuyển rộng và theo hình vòng tròn nhưng không vì thế mà thiếu sự vững chắc,sự xoay tròn thao nguyên lý Thái Cực sẽ làm hóa giải các đòn thế của đối phương mà không mất nhiều sức.Các cao thủ Võ Đang khi lâm trận không cần phải trực diện đối đầu với đối phương mà di chuyển nhẹ nhàng để nhằm làm suy yếu công lực của đối phương.
    Bát Quái Chưởng được xây dựng cũng dựa trên nguyên lý của Thái Cực,Âm Dương.Trong lúc di chuyển hay tấn công, bộ pháp của Bát Quái Chưởng di chuyển rất nhanh, các bước chân nhỏ, hoàn toàn di chuyển theo hình vòng tròn, cả 2 tay cũng vậy, các đòn đánh thiên về vỗ,chặt, đẩy, điểm, kéo,án(chặn), các bước chân nhỏ giúp cho việc khai thác các sơ hở của đối phương mà tiến hành nhập nội, gài chân và đẩy.
    Vài lời góp vui cùng huynh.

  3. #3

    Mặc định

    hi! biết huynh lâu mà ít khi được tiếp chuyện huynh^^ . Bộ Pháp Võ Đang thực tình tiểu đệ ít được tiếp xúc , còn bát quái chưởng thì vô tình tiểu đệ có hai pho chưởng pháp về bát quái chưởng , thấy bộ pháp nó rất hay nên post lên :D . Vấn đề vận công trong bộ pháp theo mọn ý của tiểu đệ , lúc di chuyển thì không cho khí thăng lên , hít vào khí tụ tại đan điền , thở ra khí giáng xuống dũng tuyền , khiến cho bộ pháp như mọc rễ vào đất ,như vậy sẽ tăng cường sự vững chắc cho bộ pháp thêm rất nhiều, trong võ thuật rất kỵ " túc bất ly địa " , bộ pháp vững chãi sẽ giúp cho tấn thối vững vàng và tránh né linh hoạt , uyển chuyển , đòn đánh uy lực và mạnh mẽ . Nói đến bộ pháp thật thiếu sót khi không nhắc đến môn Túy Quyền , bộ pháp rất hay , chân bước loạn xạ , mà trong quy cũ , thấy rất lệch lạc mà lại rất nhanh nhẹ và đầy biến ảo , không biết cao kiến của huynh thế nào :D. Huynh kiến văn về võ thuật rất cao , hi vọng được tiếp chuyện nhiều hơn

    VDK
    Last edited by VoDanhKhach; 18-10-2007 at 04:34 PM.
    Lãng lí ba đào bất khả minh
    Tử đồ hà xứ cảm trì danh
    Tam nhân nhật hội phù gia nghiệp
    Phong lĩnh giang hà hoài nhất sinh
    <Bác Nhược Thủy>

  4. #4
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    Thân gửi huynh Lengocchi và Vodanhkhach!, tại hạ có vài dòng tham gia cho vui.
    Trong bộ pháp tại hạ "ớn" nhất là đụng phải cao thủ võ Bình định, môn võ này hầu như di chuyển liên tục và dàn đánh rất thấp, độc hiểm vô cùng... chỉ cần chủ quan đá chân cao một cái thì phần hạ bộ và cái "bàn tọa" coi như lãnh đủ :):):)

  5. #5

    Mặc định

    chào văn sĩ Đại Hồng Cát :D , về bộ pháp của võ Bình Định thì tiểu đệ cũng có biết chút ít , môn phái Bình Thái Đạo là một điển hình của võ Bình Định ta , môn phái này lấy trung bình tấn làm bộ tấn pháp chính ,tấn thối vững vàng ,môn phái này có một chiêu di chuyển rất hay bằng trung bình tấn , một chân nhất lên , còn một chân thì kéo một vệt dài trên mặt đất , chiêu này giúp cho di chuyển vững vàng , và đúng yếu quyết là " túc bất ly địa " , sáp tới là có thể tấn công ngay ,rất diệu dụng .
    Lãng lí ba đào bất khả minh
    Tử đồ hà xứ cảm trì danh
    Tam nhân nhật hội phù gia nghiệp
    Phong lĩnh giang hà hoài nhất sinh
    <Bác Nhược Thủy>

  6. #6

    Mặc định

    Gửi huynh Vo Danh Khach
    Theo thiển ý của đệ về bộ pháp của Túy Quyền đòi hỏi người luyện phải đạt các yêu cầu sau.
    - Eo, hông từ vùng thắt lưng trở lên phải cực khỏe, dẻo dai.
    - Về tấn pháp thì cơ bản gồm các tấn sau:Đinh tấn, Chảo mã tấn, Xà tấn, trung bình tấn, còn lại là sự biến hóa của các tấn cơ bản này tùy theo tư thế, động tác.Vì phạm vi tấn công của cước pháp túy quyền phần lớn là từ vùng đan điền trở xuống nên các tư thế về tấn pháp trogn qúa trình cận chiến hay luyện tập đều ở dạng trung bình, trung bình có nghĩa là không quá dài, hay quá ngắn.vì Túy quyền đòi hỏi phần từ thắt lưng trở lên phải dẻo dai, để thực hiện các động tác khó như ngả người ra sau chẳng hạn, thật ra đó là sự biến hóa của trung bình tấn nhưng ở đây khoảng cách của 2 chânchỉ vào khoảng 3 gang tay, không rộng như trung bình tấn để ở 1 phạm vi vừa như vậy võ sinh có thể dùng eo xoay chuyển 1 tấn kế tiếp là Xá tấn (xin lỗi tôi đang gọi theo cách của môn phái chúng tôi tập luyện).
    Vì thế các tấn pháp của Túy quyền giống say mà không phải say, chân tưởng té mà không phải té , từ đó tạo ra sự linh hoạt, uyển chuyển trong tư thế tấn cống, tấn pháp xoay chuyển nhanh nhẹn là do sự kết hợp của cả thân trên và dưới, các bộ pháp chúng ta thấy lảo đảo là do eo, hông và tư thế tạo nên, còn tấn pháp thì gồm những thế tân tôi nói ở trên, nhưng các bước chân có sự biến đổi, nếu chúng ta chú ý khoảng cách giửa các bước chân khi thự chiện các động tác ở khảong cách trung bình để võ sinh dễ dàng xoay chuyển, lảo đảo(như thật ra là các thế đá, gài chân, đạp chân).
    Vài dòng thô thiển, kính mong huynh chỉ dẫn thêm
    ------------
    Kính huynh Đại Hồng Cát.
    Về bộ pháp, cước pháp của môn phái Bình Định được các vị Sơ Tổ lấy căn nguyên xây dựng dựa trên dáng người của người Việt Nam .Ngoài ra khi chiến đấu với bộ pháp thấp thì tính linh hoạt rất cao phù hợp với dáng người của người Việt Nam, lăn ,lộn dưới đất để thực hiện các chiêu đánh trỏ vào bắp đùi, đá chân rất nguy hiểm. Các chiêu thức của các môn phái Bình Định nói chung thiên về tấn công từ ngang vùng thắt lưng trở xuống là chủ yếu, thỉnh thoảng mới tung những cú đánh cao để tạo sự bất ngờ, cho nên nếu gặp những cao thủ Bình Định thì chỉ còn cách chúng ta cùng chuyển bộ thấp như họ thì chắc ăn nhất.Để khắc chế theo ngu ý của đệ thì huynh phải triệt đánh vào vị trí các bắp đùi của đối phương hay ngay vị trí thắt lưng, nếu không sẽ bất phân thắng bại.Trước đây khi còn luyện võ đệ cũng gặp 1 đối thủ như như vậy, chuyên trị chỉ nằm sát mặt đất mà đá, sau nhờ Sư Phụ chỉ dẫn khi người đó vừa xoay người để quét dò thì đệ nhập nội, chân phải gài ngay bắp đùi để đối phương không có lực để tung ra các cú đá khác và toàn thân trùn hẳn xuống đất (giống ngồi xổm vậy) và..phập chỏ ngay thắt lưng...xong
    Mong huynh chỉ dẫn.

  7. #7
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    Có một số người có lối đánh rất lạ, họ múa quyền và di chuyển vòng vòng xung quanh đối thủ để trấn áp tinh thần và làm đối thủ hoa mắt. Cách di chuyển này gọi là "đại bàng vờn mồi", khi tinh thần đối thủ bị lung lay thì sẽ bất ngờ tấn công, khả năng đánh trúng đối thủ là rất cao.
    Để đối phó với cách đánh này thường là ta sẽ di chuyển ngược lại hướng của đối thủ, để đối thủ không đi vòng quanh được nữa. Nhưng cũng phải đề phòng trường hợp đó là một cái bẫy làm ta mất đi thế chủ động, đi theo bộ pháp của đối thủ.
    Cách hay nhất là cứ đứng im bất động theo tinh thần "lấy tĩnh chế động", nhưng cách này đòi hỏi tinh thần phải thật vững vàng và công phu cũng phải thật cao thâm mới dám áp dụng...
    Vài dòng trao đổi, các huynh có ý gì hay thì đóng góp thêm...

  8. #8

    Mặc định

    Gửi huynh Đại Hồng Cát.
    Đúng là trên thực tế có rất nhiều cách tấn công khác nhau khi cận chiến, tùy theo thực lực của mõi người mà họ có những cách ứng biến khác nhau, thật khó nói cách nào hay hơn cách nào.Với cách của đệ thì chỉ thấy đối phương chuyển động thì đệ đã tấn công rồi, vì khi đối phương chuyển động tức đối phương đã mất thế cân bằng, phương pháp để phát hiện sự chuyển động của đối phương thì rất nhiều, nhưng đệ thì nhìn vào mắt và 2 vai. Trong thế mà huynh nói phải nói tới 2 trường hợp
    1. Di chuyển bằng Chảo mã tấn, tay theo thế thủ Âm Dương, mỗi lần di chuyển thì đổi tay và thường khoát tay theo vòng tròn.Đệ trước đây cũng gặp 1 trường hợp này, giải pháp của đệ thì khi đối phương vừa di chuyển thì đệ chuyển sang thế quét đất (đệ tạm gọi dân dã vậy nhé) đúng ngay chân trụ, đối với trường hợp di chuyển như vậy thường khảong cách giữa 2 bên không quá xa như trườn ghợp 2.
    2. Di chuyển bằng Trung bình tấn, Xà Tấn: Trường hợp này theo ý của đệ thì nếu huynh nhanh hơn hãy chủ động nhập nội di chuyển thẳng vào giữa 2 chân để khống chế sự di chuyển quá nhiều của đối phương.
    ...nói ra thì cũng khó nói quá, tùy vào năng lực của mỗi người mà có giải pháp khác nhau phải không huynh.
    Còn trườn ghợp mà huynh nói ở trên thì phải thuộc hàng cao thủ tột đỉnh rồi. Đệ trước đây cũng có dịp nhìn thấy 2 cao thủ giao đấu với nhau, 1 dùng Thái Cực Quyền và 1 dùng Nội Gia Quyền(người này dùng Ngũ Trảo có thể bóp bể 1 trái dừa), người dùng TCQ trong lúc chiến đấu điềm tĩnh lạ lùng, ông ta không cần nhìn đối phương di chuyển mà đối phương đánh tới đâu ông chỉ nhẹ nhàng dùng tay vuốt tới đó..luyện đến mức đó thì..đệ không dám lạm bàn.
    Kính huynh.

  9. #9

    Mặc định

    hi! Đa tạ Lê Ngọc Chí huynh và Đại Hồng Cát huynh đã cho tiểu đệ được mở rộng tầm mắt , thực tình về phương diện võ thuật lẫn huyền thuật còn phải học hỏi mọi người nhiều . Có một vấn đề tiểu đệ phân vân , đó chính là vận khí trong võ thuật ,không biết hai huynh có cao kiến gì không ? Ví dụ như trong chưởng pháp , thì người ta thường dẫn khí vào huyệt Thiên Tỉnh , vận khí phát ra từ huyệt Lao Cung , cũng có khi phát từ huyệt Thiếu Phủ, hay Ngư Tế . Hơn nữa việc Hô hay Hấp lúc công hay thủ cũng còn nhiều điều mơ hồ , mong hai huynh và mọi người góp ý :D
    Lãng lí ba đào bất khả minh
    Tử đồ hà xứ cảm trì danh
    Tam nhân nhật hội phù gia nghiệp
    Phong lĩnh giang hà hoài nhất sinh
    <Bác Nhược Thủy>

  10. #10

    Mặc định

    Gửi huynh Vo Danh Khach
    Câu hỏi của huynh thiệt quá rộng khó mà có thể trả lời hết được.Đệ chỉ có thể góp vài lời vui thôi.
    Trong phạm trù Khí Công của Võ Thuật chia ra làm 2 dạng Thu (Liễm) và Phát Khí. Để có thể Thu trước khi Phát thì đòi hỏi Võ Sinh phải khai thông kinh mạch, đặc biệt là Đan Điền, nếu không thông kinh mạch thì chẳng Thu, Phát được gì cả.Quá trình khi thông kinh mạch rất phức tạp và nguy hiểm, khi tập phải được Thầy hướng dẫn để nếu có gặp trở ngại thì còn có người cứu chữa.Mọi người không nên tự tập một mình sẽ rất nguy hiểm.Về thời gian lâu mau thì tùy căn cơ của mỗi người
    Khi đã vận chuyển tông suốt khí lực trên các kinh mạch thì đến 1 gaii đoạn võ sinh sẽ tu tập có môn công phu nhằm hướng đến việc phát khí lực.KHí này không phải là Khí trời mình hít vào mũi rồi thì..phù ra lòng bàn tay mà nó là Khí Lực được tạo ra từ tất cả các tế bào...trong cơ thể con người qua thời gian rèn luyện mà tác thành(để hiểu được nguyên căn của việc tại sao trong mỗi vi tế bào của con người lại có ẩn chứa Khí Lực thì bạn phải quay ngược về tìm hiểu Thân mình xuất phát từ đâu, do những gì mà hợp thành, do Tứ Đại hợp thành, trước đây tôi có viết 1 lần bên TGBN, lâu quá nên không nhớ tựa đề), luồng Khí Lực đó còn có người gọi là Kình Lực.Tùy theo từng môn công phu mà việc Thu,Phát khí có khác nhau.Ví như Bát Đoạn Cẩm Khí Công của Đạo Gia chẳng hạn, chiêu đầu tiên là Lưỡng Thủ Kình Thiên Lý Tam Tiêu(2 tay đẩy trời làm khai thông kinh Tam Tiêu, kinh này chạy từ ngón tay giữa, vòng theo sau cùi chỏ, chạy vòng ra sau gần mé tai và kết thúc ở đuôi mắt), như vậy tùy từng mục đích của môn công phu thì sẽ có khác nhau.
    Còn việc Thu Phát khí khi lâm chiến thì tùy vào thực lực, công phu của mỗi người sẽ hít thở ..gì đó khác nhau. Các cao thủ họ quan sát hơi thở của đới phươgn để biết được thực lực của đối phương ở mức nào, hơi thở nhẹ nhàng, không phát tiếng động, đôi khi có người thực ra họ đang hít,thở mà người ngoài không thể nhìn ra được, họ là hàng cao thủ rồi.
    Ví như Thái Cực Quyền khi lâm chiến, khí lực tất cả trụ tại Đan Điền, toàn thân buông lỏng, lấy eo, hông, xương sống là chủ, khi tấn công thì thở ra khi trầm xuống, hay khi án,Niêm.. thì hít vào. Đó là gốc nhưng thực tế trong khi cận chiến thì quyền biến, quan trọng là tinh thần thư thái, không vì thầy đối phương cao to mà sợ, loạn động khí lực
    Vài dòng góp vui.
    Chào huynh

  11. #11

    Mặc định

    Hi quả đúng là rất khó khăn , nếu không gặp được chân sư truyền thụ thì dù có dẫn kình khí đi được cũng không có cách nào phát huy . Đa tạ huynh đã góp ý ! quả thực thì vấn đề này quả là rộng lớn quá , tiểu đệ lại quá tham lam rồi .
    Lãng lí ba đào bất khả minh
    Tử đồ hà xứ cảm trì danh
    Tam nhân nhật hội phù gia nghiệp
    Phong lĩnh giang hà hoài nhất sinh
    <Bác Nhược Thủy>

  12. #12
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    Nói về bộ pháp mà không nhắc đến "Mai Hoa Thung" thì chưa thật đầy đủ. Huynh LeNgocChi và huynh VoDanhKhach có cao kiến gì không...?
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  13. #13

    Mặc định

    có mà! tiểu đệ có nhắc đến mai hoa thung đó ! Đó là phương pháp tập bộ pháp tốt nhất đó nha ^^
    Lãng lí ba đào bất khả minh
    Tử đồ hà xứ cảm trì danh
    Tam nhân nhật hội phù gia nghiệp
    Phong lĩnh giang hà hoài nhất sinh
    <Bác Nhược Thủy>

  14. #14

    Mặc định Đệ xin góp vui vài dòng.

    Về mặt lịch sử thì ai cũng biết đây là 1 môn công phu về bộ pháp bắt nguồn từ Thiếu Lâm Tự.Đệ cũng thống nhất ý kiến với huynh, đây là 1 môn công phu đỉnh cao về Tấn Pháp,vì nó đòi hỏi hành giả phải là người phải hội đủ các yếu tố như sau:
    - Tâm pháp phải vững vàng, không loạn động.
    - Nhãn pháp phải tinh tường.
    - Khí lực phải sung mãn.
    - Tấn pháp:Phải thật vững
    - Phải nhuần nhuyễn bộ pháp, quyền pháp, cước pháp...điều quan trọng là phải kết hợp được các yếu tố này lại với nhau.
    Về cách bày trí Mai Hoa Thung thì theo đệ biết có 2 dạng.
    1.Dạng hình Hoa Mai 5 cánh, riêng cánh ở giữa(trụ giữa) thì cao hơn các trụ còn lại 1 chút, về phạm chi độ rộng giữa các cột thì bằng khoảng cách của trung bình tấn, khoảng 3 viên gạch thì vừa(theo ý đệ).
    2. Dạng cũng xếp như hình hoa mai 5 cánh, nhưng các cột thì bằng nhau.
    -------
    Về cách tập luyện, đối với cách tập luyện về Tâm Pháp, Nhãn Pháp thì đệ xin không trình bày vì không thể viết hết được trên diễn đàn, đệ chỉ tập trung vào Tấn pháp mà thôi.
    Có thể có nhiều cách để tập luyện mai hoa thung, riêng đối với đệ thì lúc trước phải tập 1 môn công pháp được gọi là Tấn Nội Công,môn tần pháp này chủ trị dùng toàn bộ khí lực dồn xuống chân để tạo sự vững chắc khi di chuyển, tuy nhiên phần thân trên hoàn toàn thả lỏng, nhất là xương sống và hông để cho dễ bề xoay chuyển, tạo độ dẻo dai, khi đánh 1 đòn thì lực khởi phát do hông,xương sống tạo lên.
    Sau khi đã vững chắc trên đất rồi thì bước đầu khi lên Thung, phải tập lại từng tấn pháp một, không cần di chuyển nhanh, chậm mà chắc, các tấn pháp quan trọng khi tập Thung là Qui tấn, Kim Kê tấn, Đinh tấn,Trung bình tấn.
    KHi di chuyển trên Thung , bước đầu mỗi khi chuyển 1 tấn, hành giả phải hô hấp sâu, chậm, dồn khí lực xuống chân, lúc đầu nên tập các tấn như Trung Bình, Đinh tấn, tức bước ngang trước, người hơi trùn để tạo thêm sự vững chắc.Khi đã quen rồi thì tập các tấn di chuyển chéo như Xà tấn, qui tấn...
    Cần chú ý khi di chuyển 1 tấn tâm pháp không loạn động hay sợ, nếu cảm thấy hồi hộp thì có thể đứng 1 chỗ và tập đứng trung bình tấn hay ki kê tấn cho đến khi quen(vì trước đây đệ có 1 sư huynh, do không tập trung nên đã ngã từ Thung xuống, theo phản xạ chống tay đỡ nên trượt tay từ giữa sườn bên phải đến nách đều bị lột da và dập, đến bây giờ đệ vẫn còn cảm giác được máu tuôn ra như thế nào).
    --
    Về hiệu quả thì đệ chỉ có thể nói...tuyệt,trước đây khi còn tập Thung hàng ngày đệ phải gánh nước để tưới rau 1 gánh như vậy nặng từ 40Kg trở lên, hàng ngày gánh 40,50 gánh là chuyện bình thường, có mừa nắng phải tười đến cả trăm gánh mà tấn pháp không loạn động, hơi thở nhẹ nhàng, chẳng bù bây giờ, từ ngày làm bàn giấy, công sở thì..phù..mới có gõ mấy chữ mà mệt rồi.
    Vài dòng góp vui cùng các huynh.
    LNC
    ----------
    Gia Đình Vô Hình

  15. #15

    Mặc định

    hay quá! lâu nay tiểu đệ cứ nghĩ rằng võ công đơn giản là những chiêu thức huơ tay múa chân thôi chứ! không ngờ bây giờ lại thấy rằng nó vô cùng .........sâu xa và khó hiểu! hì hì!
    mấy huynh ơi, vậy phần nội công nó đóng vai trò gì đối với một người luyện võ ạ?
    à! như đệ thấy mấy môn phái karatedo, tewondo....đâu có nghe nói gì tới nội công gì đâu, tiểu đệ chỉ thấy nó đơn giản là đấm và đá thôi là sao ạ?
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH !

  16. #16

    Mặc định

    Để có thể hiểu được vì sao khí công lại đóng 1 vai trò quan trọng trong Võ Thuật thì chắc có lẽ phải mất nhiều thởi gian để giải thích cho huynh hiểu.
    ----------------
    Trong mỗi con người, khoa học đã chứng minh mỗi vi tế báo đều ẩn chứa những năng lượng riêng biệt, nguồn năng lượng vốn không thừa, không thiếu của mỗi vi tế bào này khi chuyển động đã tạo ra 1 nguồn năng lượng lớn trong cơ thể, chính nguồn năng lượng này tạo ra sự sống trong cơ thể.Vì cơ thể của chúng ta được tạo nên từ Tứ Đại(Đất,Nước,Gió,Lửa) mà bạn biết rồi, cã 4 yếu tố đó đều được hấp thu năng lượng từ Trời Đất dưới dạng các chất khác nhau, khi con người hấp thu các "chúng sanh" này thì chúng được chuyển hóa thành các hợp chất để nuôi sống cơ thể.Khi tập khí công chính là lúc bạn đang "gom" các nguiồn năng lượng này lại với nhau,từ đó kết hợp với yếu tố về động tác, tư thế...để tạo các đòn đánh có hiệu quả gấp nhiều lần, 1 cao thủ võ thuật đòn đánh của họ khi đánh ra không chỉ có động tác của thân thể mà đó là 1 động tác được kết hợp từ vô số các nguồn năng lượng trong cơ thể mà các nguồn năng lượng này lại luôn nhận được sự "hỗ trợ" của Trời Đất mà của Trời Đất thì có bao giờ dứt đâu?Khi bạn đang đương đầu với 1 cao thủ về Khí Công, không phải bạn đang đánh nhau với họ mà thực ra bạn đang đương đầu với nguồn năng lượng của Trời Đất, bạn nên tham khảo thêm tài liệu của Hiệp Khí Đạo,có nói rất hay về nội dung này.
    Tuy nhiên, phần lớn con người vì quá ham mê hưởng lạc nên không phát huy được nguồn năng lượng này.Khái niệm Khí công được các vị Sơ Tổ của con người phát huy ở thời điểm mạnh mẽ nhất từ thời Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma, ông đã Cửu niên diện bích và có công lớn trong việc áp dụng Thiền Tông để phát huy luồng Khí Lực này và khai thác luồng Khí Lực để giúp nâng cao sức khỏe cho các vị sư tại chùa Thiếu Lâm qua 2 môn công phu nổi tiếng là Dịch Cân Kinh và Tẩy Tủy Kinh.
    -----------------------
    Thật ra tất cả các môn phái đều có các môn nội công, khí công riêng của mình, kể cả karatedo, tewondo, tuy nhiên vì hiện nay với mục đích giúp nâng cao sức khỏe cho mọi người là chính,thương mại cũng có, vì thế phần lớn các môn Võ Thuật đã được đơn giản hóa các cách luyện tập để phổ cập cho dân chúng nên, các môn nội công, khí công không được truyền bá nữa vì việc tu tập đòi hỏi rất nhiều yếu bổ trợ khác, rất nguy hiểm nếu không có Thầy chỉ dạy, nếu có truyền dạy chỉ những đệ tử nào có tâm huyết thực sự, giành trọn cuộc đời mình để luyện tập,có tài chính...thì mới dám tu tập.Ngay cả Thầy Hà Châu đến bây giờ gần đất xa trời, vốn Võ Học siêu phàm mà cũng không có đệ tử chân truyền, hiện giờ hàng ngày Thầy chỉ làm cơ khí nhỏ lẻ để sống qua ngày, trong thời điểm hiện nay có mấy ai đủ ý chí để học tập như Thầy?
    Vài lời góp vui cùng bạn
    LNC
    -----------
    Gia Đình Vô Hình

  17. #17

    Mặc định

    cảm ơn huynh!
    đệ cũng lờ mờ hiểu được vấn đề rồi! Tiếc là đệ chưa có duyên được chứng kiến ngoài thực tế! vậy theo huynh, khi một người luyện võ có khí công và một người luyện võ thông thường giao đấu với nhau thì kết quả sẽ như thế nào?
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH !

  18. #18

    Mặc định

    Nếu Võ Thuật chỉ dừng ở việc đánh đấm thì nó là..đồ bỏ, không đáng học.Phải biết rằng rèn luyện thân thể khỏe mạnh để có Tâm linh có cơ hội phát triển.Còn thắng thua thì chỉ cần..Pằng 1 cái là xong.
    LNC
    ----------
    Gia Đình Vô Hình

  19. #19

    Mặc định

    em cũng đã tập Thiếu Lâm sơn đông bắc phái dc mấy tháng, nhưng đành phải nghỉ vì bận việc, nghĩ lại giờ cũng tiếc quá. Giá mà mình gặp dc vị sư phụ nào truyền thụ riêng thì hay quá nhưng tiếc là duyên ko đủ, đành chấp nhận vậy thôi...:)

  20. #20
    Đai Đen Avatar của Mộng_tìm_đạo
    Gia nhập
    May 2010
    Nơi cư ngụ
    Thiên Sơn Ni Tự
    Bài gởi
    589

    Mặc định

    cái 4rum nà đáng để cho mọi người xem lại nè

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •