kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: Những bài thi lịch sử cười ra nước mắt

  1. #1

    Mặc định Những bài thi lịch sử cười ra nước mắt

    Những bài thi lịch sử cười ra nước mắt



    Có thí sinh trả lời: "Rạng sáng 1/1/1975, nhân lúc quân lính Mỹ đang say sưa, quân ta tấn công, giặc bỏ cả đồn bốt chạy sang Trung Quốc". Thậm chí, Lê Lợi cũng trở thành anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.


    Thí sinh bàn luận sau môn thi sử. Ảnh: Hoàng Hà
    Theo nhận xét chung của giáo viên, đề thi tốt nghiệp môn Lịch sử năm nay dễ hơn những năm trước, thí sinh chỉ cần trình bày những kiến thức cơ bản, không yêu cầu phân tích, lí giải, một học sinh có học lực trung bình cũng có thể làm được.

    Tại Nghệ An, tỉ lệ bài thi đạt điểm trên trung bình không nhiều, số bài thi dưới điểm trung bình, kể cả điểm 0 khá phổ biến. Một túi bài thi (24 bài), tổng điểm chỉ đạt 40,5, trong đó chỉ duy nhất 1 bài đạt điểm 5; một túi bài thi khác, tổng điểm 49, không có bài nào đạt điểm trên trung bình.

    Thậm chí có túi bài thi tổng điểm chỉ đạt 32, trung bình mỗi bài thi chưa đủ 1,5 điểm. Nhiều thí sinh trả lời sai kiến thức, sự kiện và khái niệm cơ bản, diễn đạt, hành văn lủng củng, sai từ ngữ, ngữ pháp, sự "nhầm lẫn" và nhận thức lệch lạc về lịch sử.

    Có thí sinh dùng sai thuật ngữ và sai ngữ pháp: "Thông qua chính sách điều lệ vắn tắt, sinh hoạt vắn tắt", "kỷ cương vắn tắt" ... Một thí sinh khác lại viết: "Chiến dịch Hồ Chí Minh 1970, quân ta tiến vào Him Lan, Bản Kéo, lần lượt giành các đồi A1, C1, D, E... Hai bên chiến đấu giằng co quyết liệt và cuối cùng ta đã giành thắng lợi buộc Mỹ phải ký hiệp định Pari năm 1972".

    Cũng câu hỏi về chiến dịch Hồ Chí Minh, có thí sinh trả lời: "...Đêm 30/12, rạng sáng 1/1/1975, nhân lúc quân lính Mỹ đang say sưa, quân ta tấn công. Tiếng súng đầu tiên nổ lên, kháng chiến bắt đầu. Giặc lúng túng chống trả không kịp, bỏ cả đồn bốt chạy sang Trung Quốc".

    Có thí sinh có bài thi nhầm lẫn sự kiện Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 với chiến dịch Điện Biên Phủ: "...Đến ngày 30/4/1975, bộ đội ta đã tiến thẳng và bao vây Điện Biên Phủ... ".

    Khi nói về tội ác của Mỹ - Diệm, có thí sinh viết: "... Mỹ - Diệm đã đàn áp nhân dân, lôi kéo người dân vào nhà chứa và đưa họ vào con đường nghiện ngập... Mở các lớp học, bắt người dân không học về lịch sử Việt Nam mà phải học về những gì mà các giáo sư Mỹ dạy".

    Viết về ý nghĩa lịch sử của Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, thí sinh viết "...Mùa xuân 1974-1975, quân và dân ta không chịu được cảnh đàn áp của thực dân Pháp... Sau Lê Lai, Lê Lợi không chịu được cảnh lòng mang dạ sói của thực dân Pháp, đã nổi dậy đấu tranh năm 1975... nổ ra dòng dã 2 ngày 1 đêm và quân ta đã đánh đuổi thực dân Pháp... Mùa xuân năm 1975 máu chảy thành sông, người chết thì nhiều. Sau Lê Lợi lên làm vua được vài năm là chết”.

    Ở câu 1, đề II, phần lịch sử Việt Nam, khi trình bày tình hình nước ta sau năm 1945, nhiều thí sinh viết: "...Cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thành công thì Việt Nam dân chủ cộng hòa gặp khó khăn từ nhiều mặt...", "...quân Anh vào Việt Nam với danh nghĩa là giải tán quân Pháp... quân Tưởng tiến vào miền Nam Việt Nam..." , "...Tưởng là một tên Việt gian bán nước", "...sau Cách mạng Tháng Tám, các khu công nghiệp bị tàn phá nặng nề...".

    Ở phần thi lịch sử Thế giới, sự sai sót cũng rất phổ biến. Trình bày diễn biến cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949), có thí sinh viết: "...Mở đầu là cuộc binh biến Ba Son. Tại đây công nhân đã nổi dậy đình công, đứng đầu là Ba Son, một liệt sĩ cách mạng. Phong trào bị phát xít Nhật đàn áp dã man. Ba Son đã bị giết hại...".

    Một thí sinh khác nêu: "...Năm 1946, ở Trung Quốc hình thành hai tầng lớp riêng biệt đó là cách mạng XHCN do Mao Trạch Đông lãnh đạo và dai cấp vô sản do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo...".

    Theo nhận định của nhiều giám khảo, môn Lịch sử là môn thi có nhiều thí sinh đạt điểm kém nhất và sẽ có nhiều trường tỉ lệ đỗ tốt nghiệp chỉ đạt mức dưới 50%.

    (Theo Tiền Phong)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Phải viết lại sách giáo khoa Lịch sử

    Kiến thức nặng về chiến tranh, liệt kê số liệu, thiếu sự gắn kết với cuộc sống hiện đại... đang là lý do khiến học sinh xa rời môn Lịch sử. Bên lề "Hội nghị Diên Hồng" ngày 27/3 về thực trạng môn học này, VnExpress đã có cuộc trao đổi với các nhà sử học hàng đầu Việt Nam.



    GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Phải biên soạn lại chương trình và viết lại sách giáo khoa


    GS Phan Huy Lê, một trong "tứ trụ" của ngành Sử học Việt Nam. Ảnh: T.D.
    Sách giáo khoa Lịch sử đã qua nhiều lần biên soạn. Lần sửa lại vào năm 2006 có những cố gắng đáng kể cả về nội dung và trình bày. Tuy nhiên, nhiều kiến thức lịch sử trong sách hiện nay quá cao, hoàn toàn không phù hợp đối với học sinh.

    Giáo dục lịch sử không chỉ trang bị kiến thức mà phải giúp các em hiểu sử thế giới, sử dân tộc. Từ đó sẽ tác động tới nhận thức và cả tâm hồn của thế hệ trẻ. Các em sẽ biết ứng xử với quá khứ thế nào và vận dụng quá khứ đó đối với cuộc sống hôm nay và mai sau ra sao. Lịch sử là cuộc đối thoại liên tục giữa hiện tại và quá khứ.

    Có quan điểm cho rằng, học Sử là phải nhớ sự kiện, phải hiểu biết về diễn biến nhưng đây đâu phải là môn học thuộc lòng, không phải là các sự kiện được kết nối lại với nhau. Vấn đề căn bản là phải hiểu lịch sử là quá khứ nhưng gắn rất chặt với tương lai. Môn Sử bị xa rời là do chính hai lý do đó.

    Tôi cho rằng, học sinh hiện nay không thích lịch sử là hoàn toàn đúng đắn. Đó hoàn toàn không phải thuộc trách nhiệm của thế hệ trẻ mà là trách nhiệm của người lớn, của xã hội và những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục. Môn Sử mà sa sút thì cực kỳ nguy hiểm và không thể lường trước được sự nguy hại đối với thế hệ trẻ. Không biết gì về quá khứ dân tộc thì điều đó sẽ như thế nào?

    Do đó, trước hết cần thay đổi chính nhận thức cơ bản về vị trí của môn Sử, về yêu cầu giáo dục của môn học này bởi từ trước đến nay, đây luôn bị coi là môn phụ, lúc thi lúc không. Từ thay đổi đó, rõ ràng phải biên soạn lại chương trình và viết lại sách giáo khoa.

    Ngay cả việc tổ chức biên soạn cũng phải thay đổi, không thể giao cho một ban, một hội đồng có tính chất độc quyền. Cần phải tập hợp các chuyên gia giỏi, kết hợp với các giáo viên dạy phổ thông. Có thể nói viết sách giáo khoa phổ thông là khó bậc nhất.

    GS Đinh Xuân Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Là người viết sách, tôi thấy kiến thức nặng về chiến tranh, quân sự, ít nói về kinh tế, văn hóa.


    GS Đinh Xuân Lâm, một trong "tứ trụ" của ngành Sử học VN. Ảnh: T.D.
    Các em cơ bản là yêu Sử, nên việc chúng chán Sử là lỗi của người lớn. Chương trình xây dựng chưa tốt, sách viết chưa hay, phương pháp dạy không hấp dẫn nên học sinh thụ động, học thuộc lòng đối phó.

    Chúng tôi viết sách giáo khoa nhiều, dạy lâu năm nên thấy chương trình chưa hoàn chỉnh, mang tính chất chắp vá. Chương trình nặng về kiến thức quân sự, chính trị mà không thấy rằng lịch sử dân tộc bao gồm cả mặt văn hóa, kinh tế.

    Chương trình hạn chế dẫn đến chất lượng sách kém. Ngay như cuốn Lịch sử lớp 12 do tôi chủ biên, kiến thức còn nặng về chiến tranh, quân sự, trong khi văn hóa, kinh tế rất quan trọng thì lại nói ít, nhất là văn hóa. Vậy thì phải làm thế nào để bồi dưỡng cho các em tinh thần yêu mến văn hóa dân tộc?

    Trong lúc tham gia biên soạn sách, chúng tôi đã nói chương trình này là không được, phải có một chương trình ổn định, có tính chất pháp lý của Nhà nước thì trên cơ sở đó mới viết được sách hay. Nhưng người chỉ đạo nói trong quá trình viết sẽ điều chỉnh dần chương trình.

    Chúng ta phải nghiên cứu lại và hoàn chỉnh chương trình. Khi đã có chương trình ổn định rồi thì mới đặt vấn đề viết sách tốt. Hy vọng sau hội nghị này, chúng tôi sẽ trực tiếp làm việc với Bộ GD&ĐT và các cấp quản lý để sau đó có những biện pháp mạnh hơn.

    Hiện nay, muốn quy trách nhiệm thì cũng khó nhưng đứng về mặt chỉ đạo, quan niệm đối với môn Lịch sử là chưa đúng đắn, nặng về thành tích, thấy môn nào thi thì vun vào, cắt thời gian của các môn khác.

    PGS Lê Mậu Hãn, ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia Hà Nội: Giáo sư cũng chẳng nhớ hết, huống hồ học sinh.


    PGS Lê Mậu Hãn. Ảnh: T.D.
    Về yêu cầu hiện nay, sách giáo khoa cần cung cấp những kiến thức cơ bản và quan trọng là đúc kết ra bài học tự hào về truyền thống. Kiến thức ở bậc THCS nên vừa phải, trong đó những dấu ấn lịch sử là quan trọng. Lên THPT, trình độ cao hơn và chú ý nâng cao khả năng phân tích cho người học.

    Tuy nhiên, khung chương trình đã có sẵn, người viết sách đành phải tuân theo mặc dù biết là trùng lặp và không hiệu quả. Điều này kiến thức trong sách nặng về chiến tranh, liệt kê số liệu quá nhiều, không hấp dẫn. Ngay cả Giáo sư cũng chẳng nhớ hết, huống hồ học sinh.

    Nếu đổi mới sách giáo khoa thì phải đổi mới chương trình. Tôi thấy, chương trình sách giáo khoa THCS và THPT gần giống nhau, chỉ hơn nhau vài sự kiện nên rất khó viết. Cần viết theo hướng kiến thức nhẹ hơn, không nên dàn trải. Ví dụ trong một trận đánh, không nên đưa ta diệt bao nhiêu giặc, địch nhảy dù thế nào…, chỉ cần nói mốc và đi sâu vào kết quả, rút ra bài học, ý nghĩa.

    Nhà sử học Dương Trung Quốc: Click chuột là ra kiến thức lịch sử, việc gì phải học nhiều quá?


    Nhà sử học Dương Trung Quốc. Ảnh: T.D.
    Nhiệm vụ quan trọng nhất của giáo dục phổ thông là hình thành nhân cách. Có người trao đổi với tôi, kiến thức lịch sử có thể click chuột là ra ngay, việc gì phải học nhiều quá? Điều đó hoàn toàn đúng. Mục đích của học lịch sử không phải chỉ là để nhớ. Hiện nay học sinh khổ thân vì phải nhớ nhiều quá, vật vã vì học lịch sử.

    Việc học sinh chán môn học này không phải là điều mới mẻ mà tích tụ từ lâu, trong bối cảnh chúng ta đang đổi mới. Dạy lịch sử nhằm tạo ra nhân cách cho một thế hệ làm chủ tương lai đất nước. Nhưng sách giáo khoa hiện vẫn mang nặng kiến thức nhiều hơn là giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh.

    Tôi cho rằng, cái quan trọng nhất của lịch sử (tạm gọi) là tính ngụ ngôn hay những bài học của lịch sử, thấm vào thế hệ trẻ không phải tri thức đơn thuần. Hiện, chúng ta mới nhìn lịch sử như là trí nhớ, trong khi phải tìm thấy bài học lịch sử gắn với ngày hôm nay thì mới có ý nghĩa.

    Theo thống kê của Cục Công nghệ Thông tin (Bộ GD&ĐT), trong kỳ thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ 2007, điểm trung bình môn Lịch sử là 2, trong khi môn Vật lý là gần 5,2, Hóa học là gần 4,5, Văn là 4,4, Toán là gần 3,7 và Ngoại ngữ là 3,6 điểm.

    Đáng lưu ý, trong số hơn 150.000 thí sinh thi Lịch sử được 0- 4,5 điểm (gần 96% tổng số thí sinh dự thi), có gần 6.000 em được 0 điểm. Số thí sinh đạt trên 5 điểm chỉ khoảng 6.700 (chiếm hơn 4%) và chỉ có 34 bài được 8,5 - 9 điểm.

    Tiến Dũng thực hiện
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    lịch sử là gốc rể của quốc gia ,khi gốc rể không còn , thì quốc gia bị trốc gốc ! .buồn lắm thay ?!

  4. #4

    Mặc định

    Dân lấy nước làm gốc,nước lầy sữ làm đầu...
    liệu khi không có lịch sữ,thì tự hào dân tộc có còn tồn tại chăng?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •