kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Ðề tài: Chân dung các cao thủ võ lâm miền Trung

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Chân dung các cao thủ võ lâm miền Trung

    Chân dung các cao thủ võ lâm miền Trung

    Kỳ 1: Truyền nhân võ phái được chọn bảo vệ vua


    Võ sư Trương Quang Kim.
    Miền Trung là nơi đất cằn sỏi đá, nơi con người suốt bao đời phải chịu nhiều gian khổ, vất vả một nắng hai sương, cũng chính miền đất khó khăn, khắc nghiệt này đã là cái nôi sản sinh ra những cao thủ võ lâm xuất chúng. Và rồi, chính họ đã làm rạng danh và sáng rực lên tinh thần võ Việt, góp phần đưa võ Việt vươn xa.



    Bởi một lời trăn trối của cha trước khi qua đời: "Võ Việt là di sản vô giá của người Việt, con phải cố gắng giữ gìn và phát huy, làm sao cho mọi người dân Việt Nam sau này ai cũng được học võ Việt!", mà suốt bao nhiêu năm qua, võ sư Trương Quang Kim đã luôn cố gắng hết mình để gầy dựng, và phát triển phong trào luyện tập võ cổ truyền Việt Nam.

    Hào hùng võ kinh cấm quân thị vệ

    Men theo con đường Hải Triều (TP Huế), chúng tôi rẽ vào một lối đi nhỏ tìm đến nhà riêng của võ sư Trương Quang Kim, trưởng môn phái Võ Kinh Vạn An, truyền nhân của võ kinh cấm quân thị vệ đại nội vương triều Nguyễn. Tiếp chuyện chúng tôi, ông trầm ngâm nhớ lại một thời đã xa Võ kinh Vạn An trước kia là một dòng võ chính tông do cụ tổ Trương Ngọc Giai sáng lập. Cụ đương thời là một cao thủ võ lâm xuất chúng, được vua Tự Đức sắc phong làm đội trưởng cấm quân thị vệ đại nội, chuyên ngày đêm túc trực bảo vệ vua. Trải qua bốn đời, đến thời cố võ sư Trương Thăng (thân sinh của võ sư Trương Quang Kim) thì môn phái Võ Kinh Vạn Anh mới chính thức được khai lập và có tên trong danh vị các võ phái Việt Nam.

    Võ sư Trương Quang Kim sinh năm 1955. Năm lên 7 tuổi, cậu bé Kim đã bắt đầu theo cha học võ thuật. ông kể lại: "Ban đầu tôi học võ không phải vì yêu thích đâu, mà vì cha bắt phải tập. Thế nhưng càng tập, tôi càng say mê với từng thế võ, rồi cái niềm đam mê ấy nó dính vào máu khi nào không biết". ông kể tiếp: "Vào thời đó, học võ chưa có đầy đủ dụng cụ như bây giờ. Để có thể luyện thành công phu Thiết Sa Chưởng, hàng ngày tôi phải miệt mài ngồi một mình trong động rồi dùng chưởng tay (lòng bàn tay sấp- ngửa) đánh từ nhẹ đến mạnh khoảng 4000 cái xuống cái bao cát trộn lẫn với đá sỏi".

    Cứ như vậy trong vòng suốt 10 năm không ngừng nghỉ, đến lúc công phu thành, ông có thể dùng chưởng tay làm nát vụn cả một chồng ngói 50 viên xếp lên nhau. Tài năng, sự khổ luyện miệt mài, cộng thêm sự chỉ dạy khắt khe của người cha - cố võ sư Trương Thăng, đến năm 17 tuổi, chàng thanh niên Trương Quang Kim đã trở thành một võ sư lôi đài nổi tiếng ở dải đất miền Trung, bách chiến bách thắng và được giới võ lâm đương thời gọi là "hùm xám đất Huế".

    Thời bấy giờ, có một võ sư người Pháp tên là Luis Philips, cũng là một cao thủ danh tiếng của môn võ Savate (môn võ cổ truyền của Pháp), nghe tiếng chàng trai Quang Kim võ nghệ cao cường nên đã tìm đến võ đường môn phái Vạn An để thách đấu. Philips có lợi thế về thể hình, cao to hơn hẳn võ sư Trương Quang Kim nên tỏ ra rất hung hăng, thế nhưng ngay khi mới vào trận, vừa tung ra một cú đấm dạo đầu thì ngay lập tức cú đấm của Philips đã bị võ sư Quang Kim dùng bàn tay chặn lại và nắm chặt. Dù cố gắng xoay xở hết sức nhưng Philips không tài nào nhúc nhích cử động được nắm đấm để thoát ra và cuối cùng anh đành xin thua ngay sau chiêu đầu tiên.

    Khi nhắc đến võ sư Trương Quang Kim, giới võ lâm ai ai cũng đều phải bái phục ông, bởi bản lĩnh nội công vô cùng thâm hậu. Tại Festivan Tây Sơn 2007 ở Bình Định, với tuyệt kỹ công phu Thiết hầu công, ông đã làm ngỡ ngàng nhiều khách du lịch cũng như giới mộ điệu võ thuật trong và ngoài nước. ông dùng một sợi dây dài siết chặt phần giữa dây vào cổ, sau đó cột chặt 2 đầu dây vào đuôi 2 chiếc xe mô tô 125 phân khối. Tiếp đó cho 2 chiếc xe vô ga hết công suất di chuyển về 2 hướng đối ngược nhau để nhằm thắt vòng dây siết chặt cổ ông, thế nhưng dù đã vô ga hết công suất nhưng 2 chiếc mô tô vẫn không thể nào di chuyển được.

    ông nói: "Trong võ thuật cổ truyền Việt Nam, khí công là tinh hoa của võ thuật, là nguồn cội của sức mạnh, luyện khí công không chỉ giúp người học có được sức khoẻ tốt mà còn giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh tật. Nếu phát huy được tinh hoa khí công trong võ thuật, võ cổ truyền Việt Nam sẽ có chỗ đứng cao hơn trong làng võ thế giới".

    Truyền bá võ kinh

    Nói về quá trình truyền bá võ kinh, võ sư Trương Quang Kim kể lại: "Trước đây, khi cụ thân sinh (cố võ sư Trương Thăng) còn sống, ông rất trăn trở với việc truyền bá Võ Kinh Vạn An nói riêng, võ cổ truyền Việt Nam nói chung. Nhìn thấy phong trào luyện tập võ cổ truyền Việt Nam ngày càng đi xuống, ông buồn lắm. Trước tình hình võ nước ngoài truyền bá vào nước ta ngày càng rộng rãi, trong khi đó võ cổ truyền dân tộc lại ngày càng mai một dần, võ sư Trương Thăng đã quyết định thành lập môn phái Võ Kinh Vạn An nhằm khôi phục và chấn hưng võ phái.




    Năm 2002, võ sư Trương Thăng qua đời, trước khi nhắm mắt, ông vẫn còn nhắn nhủ lại người con trai: "Võ Việt là di sản vô giá của người Việt, con phải cố gắng giữ gìn và phát huy, làm sao cho mọi người dân Việt Nam sau này ai cũng được học võ Việt". Cũng chính từ lời trăn trối cuối cùng của người cha mà suốt bao năm qua, võ sư Trương Quang Kim với tâm huyết của mình đã luôn cố gắng không ngừng nghỉ đế truyền bá võ cổ truyền Việt Nam.

    Quay ngược lại 20 năm về trước, lúc đó, hoàn cảnh gia đình võ sư Quang Kim còn đang rất khó khăn, thế nhưng mỗi khi đi đường, cứ thấy những em nhỏ nào mồ côi, đói khổ, không nơi nương tựa là ông lại thương cảm đưa về nhận làm con nuôi. Và rồi ông lại hết lòng truyền bá võ nghiệp cho chúng. Chính những người con ấy đã chung tay góp sức cùng cha mình đưa Võ Kinh Vạn An truyền bá sâu rộng như hôm nay. Khác với những bậc cao thủ võ lâm khác thường có tâm lý chung là giấu nghề, chỉ truyền tinh hoa võ công bản môn cho những người thân thích trong gia đình, thì với võ sư Trương Quang Kim, ông luôn dạy học trò mình bằng tất cả tấm lòng nhiệt huyết và vốn sở học mà ông có được. "Chính tâm lý giấu nghề đó đã làm mai một dần đi những tinh hoa của võ Việt", ông bộc bạch chia sẻ.

    Trò chuyện với phóng viên, võ sư Trương Quang Kim tự hào cho biết, hiện nay tại khuôn viên tư gia, có hơn 100 võ sinh đang theo học Võ Kinh Vạn An. Còn trên địa bàn toàn TP Huế, Võ phái Vạn An có 13 câu lạc bộ với hơn 2000 võ sinh, một con số rất lớn. Mở rộng ra khắp các tỉnh miền Trung còn có hàng trăm câu lạc bộ lớn nhỏ khác. Hiện nay, Võ kinh Vạn An cũng là nơi cung cấp phần lớn vận động viên cho đội tuyển võ thuật cổ truyền tỉnh Thừa Thiên - Huế tham gia các giải đấu lớn cấp quốc gia. Trong số các học trò của võ sư Trương Quang Kim, có thể kể đến những cái tên nổi bật như võ sĩ Nguyễn Danh Hiếu, vô địch đối kháng ở hạng cân 57- 60kg, võ sĩ Châu Phong Lộc, vô địch hạng cân 55-57kg tại giải võ cổ truyền quốc gia cúp Bảo Long năm 2007.

    Không chỉ là môn phái có số lượng võ sinh vào loại lớn nhất ở miền Trung, Võ Kinh Vạn An là một trong những môn phái võ cổ truyền đầu tiên của Việt Nam áp dụng phương thức quảng bá hình ảnh bằng du lịch. Hiện tại môn phái đang kết hợp với ngành du lịch Huế mở các tour du lịch võ thuật, nhằm phục vụ cho du khách khắp nơi đến thưởng ngoạn, chiêm ngưỡng tinh hoa võ Việt. Ngoài ra, môn phái còn tham gia vào các hoạt động của Festivan Huế cũng như các lễ hội lớn trong và ngoài nước khác. ông Kim cho biết: "Điều này góp phần quảng bá hình ảnh của môn phái nói riêng và võ cổ truyền Việt Nam nói chung ra phạm vi thế giới.

    Sau nhiều năm chấn hưng và truyền bá Võ Kinh Vạn An, thành quả lớn nhất của võ sư Trương Quang Kim giờ đây là Võ Kinh Vạn An đã có mặt ở 30 nước trên thế giới. Hiện võ sư Trương Quang Kim đang là Uỷ viên Ban chấp hành Hội võ thuật cổ truyền Huế, Uỷ viên Ban chấp hành Tổng Hội võ thuật thế giới TLKF. Khi được hỏi về những mong ước trong tương lai của ông là gì, nhấp một ngụm trà, võ sư Trương Quang Kim nói: Mong muốn lớn nhất của tôi là võ thuật cổ truyền Việt Nam sẽ ngày càng lớn mạnh hơn, có chỗ đứng trên làng võ thuật thế giới. Người Việt Nam ai ai cũng hiểu và học võ của dân tộc mình!..

    Nguyên Phi - Phong Hàn

    Kỳ 2: "Con đại bàng" bên dòng Thạch Hãn
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Chân dung các cao thủ võ lâm miền Trung (Kỳ 2)
    Những "mãnh hổ" đả lôi đài một thời vang bóng

    Nói đến võ thuật cổ truyền miền Trung, người ta cũng không thể không nhắc đến võ sư Nguyễn Quang Tâm (Phó Chủ tịch, Trưởng Ban chuyên môn Hội võ thuật cổ truyền tỉnh Quang Trị) và Võ sư Nguyễn Xuân Du (Trọng tài võ cổ truyền quốc gia, ủy viên BCH Hội võ thuật cổ truyền tỉnh Quảng Bình). Không chỉ có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của võ cổ truyền, các vị võ sư này còn "danh bất hư truyền" bởi tài năng, đã sáng tạo ra những tuyệt chiêu qua nhiều năm khổ luyện.



    Tuyệt chiêu cùi chỏ

    Võ sư Nguyễn Quang Tâm sinh năm 1955 tại xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Không như những đứa bạn cùng trang lứa, tuổi thơ ông không gắn liền với những trò tắm sông, thả diều mà sớm gắn với bộ võ phục đen và cái bao cát. Năm 12 tuổi, cậu bé Quang Tâm bái thầy Trương Minh Hiếu - trưởng môn phái Mai Hãn làm sư phụ để theo học võ cổ truyền Việt Nam. Đam mê võ, cộng thêm đó là sự nỗ lực của bản thân cũng như nhờ sự chỉ dạy tận tình của thầy, chỉ sau một thời gian cậu bé Quang Tâm đã tiến bộ rất nhanh. ông kể: "Hồi đó, ngoài thời gian tại võ đường, khi ở nhà, tôi dành 5 tiếng để luyện võ mỗi ngày. Luyện võ không thấy chán, nhiều khi quên luôn cả ăn cơm!".

    Chỉ 2 năm sau, ông đã được mang đai đỏ (người thường phải mất gấp 2 - 3 thời gian đó) và trở thành một huấn luyện viên, một võ sĩ đánh đài tài năng của môn phái. 17 tuổi, ông chính thức bước lên võ đài. 20 tuổi, võ sĩ Tâm bắt đầu nổi tiếng sau trận đấu để đời, hạ nốc - ao đại cao thủ võ lâm miền Nam Hắc Hổ (võ sĩ "bất khả chiến bại") tại giải đấu võ tự do ở Quảng Trị. Vào thời ấy, đấu võ tự do được quần chúng nhân dân rất hâm mộ, đây không chỉ là hình thức kiếm tiền mà còn là hình thức quảng bá hình ảnh của môn phái nhằm thu hút võ sinh theo học. Các môn phái khi lựa chọn võ sĩ đi đấu đài thường là chọn những người tinh anh nhất của mình tham gia.

    Trên võ đài ngày đó, bù lại dáng người nhỏ thấp, võ sĩ Tâm lại rất nhanh nhẹn, lì đòn, khi tấn công thì rất dữ dội quyết liệt. Vào trận, ban đầu ông thường mặc cho đối thủ của mình ra đòn tấn công liên tục và chỉ dùng 2 cánh tay khép kín để phòng thủ. Khi đối thủ đã thấm mệt, ông chủ động áp sát và "tặng" lại những cú lắc chỏ dũng mãnh. Thời bấy giờ, cặp chỏ của ông nổi tiếng đến mức đã trở thành một "thương hiệu" mà giới võ lâm gọi nó là "cặp chỏ kiềng miền Trung". ông liên tục vô địch các giải đấu võ tự do khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

    "Sát thủ"... chuối rừng

    Võ sư Nguyễn Xuân Du lại nổi tiếng trong giới võ lâm với tuyệt chiêu trụ đài một vị trí và phang ra những đòn đá tạt uy lực bằng chân trước, những đòn đá mạnh đến mức mà đối thủ chỉ cần "ăn phải" thì sẽ bị nốc - ao ngay. Để có được danh hiệu "vua đá tạt", ông kể lại đã từng nhiều năm luyện tập bằng cách... diệt chuối rừng.

    Võ sư Du sinh năm 1970 trong một gia đình dòng dõi võ thuật ở làng Xuân Hồi, xã Xuân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình). 8 tuổi, cậu bé Xuân Du đã theo học võ thuật cổ truyền. Sau khi kết thúc bậc học THPT, ông "tầm sư học đạo" với 2 võ sư truyền nhân môn phái Tây Sơn Nam Phái. Thời bấy giờ, đây là một võ phái rất nổi tiếng ở khu vực miền Trung, pha trộn kỹ thuật chiến đấu của các dòng võ Tây Sơn (Bình Định), võ Muay Thái, võ Lào nên phong cách thực chiến rất đa dạng, hiệu quả, đặc biệt rất mạnh ở trong trường hợp nhập nội giáp chiến. "Không di chuyển nhiều, vận dụng đòn tay linh hoạt mạnh mẽ của môn quyền Anh, gối chỏ của Muay và đòn chân trong võ Việt chính là nét đặc sắc của Tây Sơn Nam Phái", võ sư Du cho biết.

    Năm 1995, võ sĩ Puoat Xannarit, đương kim vô địch môn Muay Thái tại khu vực Đông Bắc Thái Lan đã lập lôi đài thách đấu tại thị trấn Khe Sanh. Môn phái cắt cử Du lên phá đài. Dáng người ông nhỏ nhắn như một thư sinh nên Puoat có phần coi thường. Vào trận, Puoat đã chủ động di chuyển áp sát và tung đòn gối chỏ. ông bình tĩnh phòng thủ, hoá giải và trả đòn bằng chính những đòn đánh chỏ gối Muay Thái. Trận đấu diễn ra gay cấn, quyết liệt khi Puaoat thường xuyên tung những đòn đá chẻ khá hiểm hóc. Đáp lại, võ sư Xuân Du liên tục nhập nội để hạn chế đòn đá chẻ ấy của đối phương và tung ra những cú đấm liên hoàn rất mạnh vào đầu Puoat. Những cú đấm liên tục vào vùng đầu làm cho Puoat phải rất vất vả phòng thủ. Trong một tích tắc, khi cùi chỏ cánh tay Puoat nâng cao lên bảo vệ đầu, võ sư Du đã tung ra một đòn đá tạt cực mạnh vào hông Puoat khiến đối thủ đổ gục.

    Kể lại về quá trình khổ luyện đòn đá tạt, ông nói: " ở thị trấn Khe Sanh khi đó có vô số chuối rừng, chuối rừng cứng và dòn chứ không mềm dai như chuối trồng. Chúng tôi thường chặt chuối treo lên, tập đá đến khi thân chuối gãy đôi. Suốt gần 10 năm, ngày nào cũng phải đá như vậy không bỏ dở, nếu chỉ cần bỏ một tháng thì công lực sẽ kém hiệu quả".

    Tâm sự cảm động

    Dù thuộc 2 thế hệ, nhưng ngoài điểm chung khổ luyện, võ sư Tâm và võ sư Du đều có thêm một điểm chung khác: Hết lòng vì sự phát triển của môn phái.

    Võ sư Tâm trở thành trưởng môn Võ phái Mai Hãn vào năm 1995. Ngày đó, việc huấn luyện đào tạo các võ sĩ đi thi đấu rất thiếu thốn, vất vả. Đội có hơn 20 em tham gia thi đấu, các em đều ăn uống ngủ nghỉ, tập luyện tại gia đình ông. Nhà sư phụ khi ấy cũng nghèo lắm, nhưng mà cũng phải tận dụng mọi điều kiện: Không có đài thi đấu, thầy trò phải xé sợi chuối ra bện thành những sợi dây to và cột 4 góc thành một võ đài mô hình, buổi tối không có điện sáng, phải thắp đèn măng - xông lên để tập luyện. Sau mỗi giải đấu, đã có rất nhiều võ sinh đăng kí theo học võ thuật phái Mai Hãn. Mai Hãn trở thành cánh chim đầu đàn trong làng võ cổ truyền Quảng Trị, thu hút đông đảo số lượng người theo học. Hiện riêng trong tỉnh có trên 3000 môn sinh đang theo học ở khắp 22 câu lạc bộ. Ngoài ra môn phái còn có nhiều câu lạc bộ lớn khác ở các địa phương Quảng Bình, Nam Định, Hà Nội, Bà Rịa Vũng Tàu, Lâm Đồng... trải dài từ Bắc vào Nam.

    Võ sư Du cũng có niềm nhiệt huyết tương tự: Năm 1997, ông mở lớp võ tại xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) và tiếp tục kế thừa phát triển tinh hoa võ phái. Lớp võ ban đầu chỉ là một khoảng sân nhỏ hẹp chưa đầy 400m2. Không chỉ có các em nhỏ, thanh niên mà thậm chí là những người lớn tuổi trung niên cũng đăng kí để được học võ. Võ sư Du nhớ lại: "Cái sân nhỏ mà hơn 200 người học, tôi phải chia lớp ra để dạy. Lớp người lớn và lớp trẻ em nhỏ. Nhìn lớp học đông vui mình cũng phấn khởi, và có thêm động lực để dạy". Khắc phục mọi thiếu thốn khó khăn, ông đã đào tạo được một thế hệ học trò đầu tiên gặt hái được nhiều thành công, đạt thứ hạng cao tại giải vô địch võ thuật cổ truyền tỉnh Quảng Trị lần thứ nhất. 15 năm qua, ông đã đào tạo ra hàng trăm huấn luyện viên và VĐV võ thuật. Điều đặc biệt là ngoài tiền phí may võ phục đai đẳng ra, thì suốt 15 năm qua ông không hề thu thêm một khoản tiền nào của võ sinh.

    Tâm sự với chúng tôi, võ sư Du kể: "Tôi dạy võ không phải vì tiền bạc mà đơn giản là vì đam mê, mong góp chút sức cho phong trào luyện tập võ thuật cổ truyền Việt Nam, tập trung ở các vùng làng quê, nơi phong trào tập võ chưa phát triển mạnh. Dạy võ không chỉ đơn thuần là dạy các em biết cách tự vệ chiến đấu mà hơn hết là dạy những đạo lý làm người. Dù là môn võ nào đi chăng nữa, đạo vẫn là gốc nguồn của võ". Sau những năm tháng dạy võ, niềm vui lớn nhất của ông là được nhìn thấy các học trò của mình khôn lớn, trưởng thành.

    Võ sư Tâm cũng có tâm sự tương tự: "Muốn phát triển được võ cổ truyền bền vững thì trước hết những người thầy dạy phải thực sự có một cái tâm. Phải yêu thương học trò của mình như con cái. Thầy không chỉ dạy võ cho các em mà quan trọng nhất là phải dạy võ đạo để các em nên người, sau này có bản lĩnh để bươn chải trên đường đời. Đó mới là mục đích cao nhất của võ thuật".

    Nguyên Phi - Phong Hàn

    Kỳ 3: Lão võ sư mang võ Việt sang Paris truyền bá
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    hay lắm tiếp đi bạn
    không biết Quãng Nam có ai nổi danh không nhỉ
    Sóng bể Đông thét gào lời cuồng nộ- Giữ Trường Sa và lấy lại Hoàng Sa

  4. #4

    Mặc định

    sáng nào mình cũng đi tập dưỡng sinh Thái cực quyền gần nhà thầy Kim, không ngờ thầy nổi tiếng ghê.

  5. #5

    Mặc định

    đọc về cái võ kinh Vạn An. có đôi điều khúc mắc, mong được thỉnh giáo.
    Bên diễn đàn KTVT, có bài đăng như sau:
    "Về môn Vạn An thì bây giờ đang thịnh, báo chí viết nhiều lắm. Thông tin trên mạng đầy cả ra.
    Tuy nhiên, theo quan sát của PCT, thì những năm 90, tui thấy nó treo cái biển là Thiếu Lâm Vạn An.
    Sau này, từ năm 2000 trở đi, tự nhiên thấy nhiều biển hiệu là: Võ Kinh Vạn An, Vạn An Phái, Phái Vạn An,...
    Tui nghĩ không biết có chuyện chi khuất tất, nên bỏ thời gian la cà mấy quán cafe thu lượm chút tin tức.
    Kết quả thu được là: từ một gốc mà ra, nhưng mà bị chia năm xẻ bảy gì đó.
    Chuyện này được đăng trên trang web sau đây: http://www.vo-thuat.net/article.php?sid=5349&thold=0
    Đọc sẽ rõ ràng hơn, vì có người khác nói, không phải tui nói.
    Cuối năm 2010, thì tui có tham dự lễ trao bằng dílôm (không biết viết ra sao hết), nói chung là bằng võ sư, với chuẩn võ sư, huấn luyện viên gì đó. Liên đoàn võ thuật cổ truyền Thừa Thiên Huế đồng thời thông báo nhận được 2 đơn xin tách phái là:
    1. Võ Kinh Vạn An, xin tách ra khỏi TLVA (hay Võ Vạn An, hay là Vạn An phái gì đó, không nhớ rõ), do võ sư Trương Quang Kim làm chưởng môn (nhánh kia tui không biết ai làm Chưởng môn hết).
    2. Môn phái Bạch hổ chính thức tách khỏi Bạch hổ Sơn quân phái, hình như do võ sư nào đó tên Tiến làm chưởng môn.
    Và vào năm đó, thì 2 đơn này đã được duyệt. hi hi...
    Nhìn chung lại thì hai môn này, tui thấy có nhiều bạn nữ học, nhất là Võ kinh Vạn An, rất nhiều võ sinh nữ ra biểu diễn. Chắc phù hợp thì mấy bạn mới học đông thế. Có một lần, tui xem biểu diễn tại Giải võ thuật cổ truyền mở rộng, thích nhất cái bài Mãnh hổ vượt Trường Sơn (nghe Ban tổ chức cuộc thì xướng tên như vậy), đẹp mắt lắm. "
    NguồVề môn Vạn An thì bây giờ đang thịnh, báo chí viết nhiều lắm. Thông tin trên mạng đầy cả ra. Tuy nhiên, theo quan sát của PCT, thì những năm 90, tui thấy nó treo cái biển là Thiếu Lâm Vạn An. Sau này, từ năm 2000 trở đi, tự nhiên thấy nhiều biển hiệu là: Võ Kinh Vạn An, Vạn An Phái, Phái Vạn An,... Tui nghĩ không biết có chuyện chi khuất tất, nên bỏ thời gian la cà mấy quán cafe thu lượm chút tin tức. Kết quả thu được là: từ một gốc mà ra, nhưng mà bị chia năm xẻ bảy gì đó. Chuyện này được đăng trên trang web sau đây: http://www.vo-thuat.net/article.php?sid=5349&thold=0 Đọc sẽ rõ ràng hơn, vì có người khác nói, không phải tui nói. Cuối năm 2010, thì tui có tham dự lễ trao bằng dílôm (không biết viết ra sao hết), nói chung là bằng võ sư, với chuẩn võ sư, huấn luyện viên gì đó. Liên đoàn võ thuật cổ truyền Thừa Thiên Huế đồng thời thông báo nhận được 2 đơn xin tách phái là: 1. Võ Kinh Vạn An, xin tách ra khỏi TLVA (hay Võ Vạn An, hay là Vạn An phái gì đó, không nhớ rõ), do võ sư Trương Quang Kim làm chưởng môn (nhánh kia tui không biết ai làm Chưởng môn hết). 2. Môn phái Bạch hổ chính thức tách khỏi Bạch hổ Sơn quân phái, hình như do võ sư nào đó tên Tiến làm chưởng môn. Và vào năm đó, thì 2 đơn này đã được duyệt. hi hi... Nhìn chung lại thì hai môn này, tui thấy có nhiều bạn nữ học, nhất là Võ kinh Vạn An, rất nhiều võ sinh nữ ra biểu diễn. Chắc phù hợp thì mấy bạn mới học đông thế. Có một lần, tui xem biểu diễn tại Giải võ thuật cổ truyền mở rộng, thích nhất cái bài Mãnh hổ vượt Trường Sơn (nghe Ban tổ chức cuộc thì xướng tên như vậy), đẹp mắt lắm.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Kinh Vô Lượng Thọ Phật !
    By kinhdich in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 31-05-2012, 04:26 PM
  2. TÂM VŨ TRỤ
    By doxuantho in forum Đạo Việt Nam
    Trả lời: 242
    Bài mới gởi: 26-03-2012, 02:27 PM
  3. kinh nói về tái sinh
    By joo_minh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 10-03-2012, 07:56 AM
  4. KHOA HỌC TÂM LINH NHÂN ĐIỆN M.E.L
    By tuanvu_quynh1949 in forum Luân xa, Nhân điện, Cảm Xạ, Yoga, Thôi miên học.
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 09-04-2011, 03:26 PM
  5. Đi tìm cao thủ Thiếu Lâm Việt Nam
    By Bin571 in forum Võ Thuật
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 02-03-2011, 08:33 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •