tình cờ lạc vào trang web Thegioivohinh, thấy mục tướng số chưa có bài viết nào, nên laotieuphu xin mạn phép được khai trương, nếu bài viết được các bạn đón nhận laotieuphu sẽ viết tiếp, hìhì còn nếu chê bai thì xin bái bai.
nói về tướng số, tại hạ xin chép một đoạn trong "tướng pháp tinh hoa" như sau:
Đây là phương pháp "xem tướng mặt, bắt hình dong", mọi người có thể nghiên cứu một cách dễ dàng.
Nhưng Thánh nhân có câu: "Du ỷ nghệ", có nghĩa đây là một "nghề chơi", mà "nghề chơi cũng lắm công phu". Lại có câu: "Tuy tiểu đạo ắt hữu khả quan", nghĩa là "tuy một nghề chơi nhỏ, nhưng ích lợi lại nhiều". Bởi môn tướng pháp này chúng ta dùng vào việc lớn, sẽ giúp cho kẻ có chí nắm lấy cơ hội, đạt thành đại nghiệp; nếu ta dùng vào việc nhỏ cũng thu được thành công trong việc chọn mặt gởi vàng, giao du chúng bạn, hợp tác kinh doanh.
Môn tướng học này, có từ thời Hiên Viên(trước Tam Hoàng, Ngũ Đế) và do Phong Hầu Thị phát kiến, nên gọi là Phong Giám. Đến thời Đông Châu lại xuất hiện thêm nhiều nhà tướng số như các ông Đường Cử, Khước Ung và Hy Thử.
Từ khi Tần Thủy Hoàng chôn học trò, đốt sách vở thì tài liệu về loại này chẳng còn cuốn nào lưu truyền.
Sau đó vào đời Hán, có các ông Hứa Phụ, Quản Lạc; đời Đường có các ông Lý Thuận Phong, Nhứt Hạnh Thiền Sư tự mình mò mẫm, nghiên cứu để dựng lại môn khoa học huyền bí đã thất truyền này.
Đến đời Ngũ Đại, Đạt Ma Lão Tổ (người khai sáng Thiếu Lâm Tự) trở vào Trung Quốc, mới lập lại "Ngũ Lai tướng pháp", được ông Ma Y thừa hành trước, kế tiếp là ông Hy Di. Sau đó nhiều nhà tướng số đại tài xuất hiện như Liễu Trang, Thủy Kính, Trần Đạm Lâm và Quan Thiết Đạo. Đồng thời Trương Hành Giản, người đời Kim, cũng soạn bộ Nhân Tướng phú nổi danh và được ghi chép trong Kim sử.
Ở Việt Nam (trước và sau 1975) được lưu truyền nhiều là hai bộ Nhân Tướng Học của Hy Trương và Tướng Pháp Áo Bí (tác giả ?)
Nhưng những tác phẩm của mỗi tác giả kể trên đều chứa nhiều chủ quan, nên lý giải của mỗi ông (ủa, mà sao không thấy Bà nào soạn về tướng pháp vậy cà!!!) một cách. Thực ra, tác phẩm nào cũng có phần quý báu, đáng khen mà cũng có chỗ hoang đường đáng chê của nó; nếu người đọc không xét kỹ điều hay nên theo, điều dở nên bỏ thì đem ra áp dụng, sẽ khó mà quả quyết tướng một người ra sao, hay dù dám quả quyết đi nữa, cũng khó mà đoán đúng và ứng nghiệm được.
Laotieuphu đã đốn củi trên rừng vài chục năm (hìhì, mà đốn cành cây thôi, không dám cưa cây đâu...) đã tiếp xúc biết bao hạng người, nếu đem nguyên bản mấy quyển sách tướng trên mà áp dụng, thì có lẽ đã bỏ mạng tại rừng sâu hoang vắng rồi.
mõi tay rồi, vài ngày nữa sẽ viết tiếp.