Trích dẫn Nguyên văn bởi lavender87 Xem Bài Gởi
Thật ra sự phân chia giai cấp là không thể tránh khỏi ở thế gian hiện tại vì sự vay mượn tứ đại mà cần tuân theo những quy tắc nhất định để duy trì trật tự tránh sự hỗn loạn tự phát. Mà giai cấp là 1 loại quy tắc giúp duy trì trật tự. Phật thuyết về chúng sanh bình đẳng là cái tự tánh bình đẳng chứ không phải cái thân vay mượn tứ đại này mà bình đẳng. Vì vậy sự buông bỏ chính là yếu tố trọng yếu trong giáo pháp, nhờ sự buông bỏ mà dẫn tới sự bình đẳng. Tiếc thay con người ưu thích chấp niệm, ưa thích hơn thua, vừa muốn bình đẳng sao cho có lợi cho mình nhất nên sinh ra nhiều mâu thuẫn trong tư duy luận.
Bạn nhận xét rất đúng, bản thân sự vận hành của Luật Nhân Quả đã âm thầm tự động phân chia Chúng Sanh thành các "nhóm" theo Cộng Nghiệp họ mang.

Vậy nên hãy nhìn các Tôn Giáo cổ xưa như một loại "hướng dẫn thực hành" đừng nhìn các Tôn Giáo như các môn "Triết học" của Phương Tây. Tất nhiên nhiều thế lực biến Tôn Giáo thành Triết học để phục vụ mưu đồ quyền lực của họ luôn là mặt trái của mọi Tôn Giáo.

Ví dụ như về sự phân chia giai cấp của Ấn Độ, bạn sẽ thấy bình thường khi thấy rất nhiều người ở các giai cấp thấp trong xã hội họ tự chấp nhận sự bất công như một phương pháp thực hành luật Nhân Quả vì họ hiểu rõ Nhân Quả là công bằng và an phận kiên nhẫn thực hành.

Còn ai nghĩ Đạo Phật bị suy tang ở Ấn Độ cũng là cách nhìn Phật Giáo như một loại "triết học". Nếu bạn nhìn Phật Giáo như một "hướng dẫn thực hành" thì bạn sẽ thấy Phật Giáo vẫn tồn tại và phát triển ở Ấn Độ khi biết họ coi Đức Phật là hiện thân thứ 10 của thần Vishnu và các giáo pháp của Ngài vẫn luôn được tôn trọng và thực hành rộng rãi trong dân chúng (không quan trọng nó được khác tên, dán nhãn là gì).