Trong sách Chuyển Pháp Luân, bài giảng thứ nhất, mục: Khí công là văn hóa tiền sử, trang 9 có đoạn:

Nói xa hơn nữa, ở châu Phi có nước Cộng Hoà Gabon có một mỏ quặng uranium; nước này có phần lạc hậu, tự mình không thể chiết luyện uranium, [nên phải] xuất khẩu [quặng] sang những nước tiên tiến. Năm 1972, một nhà máy ở Pháp nhập khẩu quặng uranium ấy. Qua hoá nghiệm đã phát hiện rằng quặng uranium này đã được chiết luyện và đã bị sử dụng. Thấy quá lạ, họ bèn phái những nhân viên khoa học kỹ thuật đi khảo sát, khoa học gia nhiều nước khác cũng đi khảo sát. Cuối cùng kiểm chứng được rằng mỏ quặng uranium kia chính là một lò phản ứng hạt nhân cỡ lớn; hơn nữa bố cục hết sức hợp lý; con người hiện đại chúng ta không thể tạo dựng. Vậy thử hỏi nó được xây dựng vào thời gian nào? Vào 2 tỷ năm trước; nó đã được vận hành 50 vạn năm. Điều ấy quả là những chữ số thiên văn; chiểu theo thuyết tiến hoá của Darwin thì không thể nào giải thích nổi; sự tình như thế có rất nhiều. Những gì mà giới khoa học kỹ thuật phát hiện hôm nay đã đủ để thay đổi sách giáo khoa hiện nay của chúng ta. [Khi] quan niệm cũ cố hữu đã hình thành hệ thống và phương pháp tư duy, [thì] rất khó tiếp thu nhận thức mới. Khi chân lý xuất hiện [người ta] không dám tiếp thụ, mà lại bài xích nó theo bản năng. Vì ảnh hưởng của những quan niệm truyền thống, hiện nay không có ai [đứng ra] chỉnh lý điều này một cách có hệ thống; vậy nên quan niệm của người ta luôn không theo kịp sự phát triển; [nếu] chư vị có nói đến điều như thế—tuy nó chưa được phổ biến nhưng đã được phát hiện rồi—[thì] vẫn có người nói đấy là ‘mê tín’, không [chịu] tiếp nhận.
Lò phản ứng hạt nhân thời tiền sử

http://khoahoc.com.vn/view.asp?Cat_I...0&news_id=3372

Ở Okno nước cộng hòa Gabon là nơi có mỏ Uran nổi tiếng. Tháng 6 năm 1972, một nhà máy chế biến quặng Uran của Pháp vô cùng kinh ngạc khi phát hiện rằng quặng Uran mới nhập về đã có người sử dụng rồi.

Hàm lượng Uran thấp hơn bình thường tới 60%. Do đó
các nhà khoa học đã đến tận nơi thăm dò khảo sát.

Kết quả thu được đã gây chấn động toàn cầu: Okno vốn là di chỉ của một lò phản ứng hạt nhân cổ xưa. Lò gồm 6 khu khoảng 500 tấn quặng Uran, công suất đầu ra rất thấp, chỉ được 10-100Kw. Theo điều tra khảo sát, mỏ Uran Okno hình thành vào khoảng 2 tỷ năm trước lò phản ứng sau khi thành mỏ ít lâu đã đi vào vận hành, thời gian tới 500.000 năm. Lò phản ứng này có kết cấu hoàn chỉnh, hợp lý đến mức các nhà khoa học phải kinh ngạc. Ai đã để lại chiếc lò phản ứng hạt nhân này?

Với một lò phản ứng hạt nhân hiện nay đòi hỏi những điều kiện rất nghiêm ngặt, trong thiên nhiên không thể tự có được. 2 tỷ năm trước, sự sống trên Trái đất mới nảy mầm, con người làm sao có thể xây dựng được lò phản ứng? Có thể nào là người ngoài Trái đất đến nơi hoang vắng này xây lò, khi họ bỏ đi để lại trên Trái đất. Nhưng đó chỉ là suy đoán chưa có căn cứ.