Xin chia sẻ với mọi người một câu truyện mà tôi rất tâm đắc về sự gần gũi của Đạo Phật với đời sống. Đó là những lời dạy của Ngài Bột sa môn (truyện này chắc cũng nhiều người biết rồi)

================================================== ===

Thời xưa có vị tu hành đạo đức cao siêu, thông minh trí tuệ, đạo hiệu là Bộtsamôn. Tuy xuất gia nhưng ông rất giàu lòng ưu thời mẫn thế, từng đi khắp thế gian giúp dân hộ nước dòng dã nhiều năm trời. Ngài phát huy tinh thần tham chính giúp đời làm cho chính thể trong nước ngày càng thịnh trị. Ngài có công rất lớn về xây dựng đất nước và dân tộc.

Mặc dù có nhiều kẻ ghen ghét gieo rắc tai họa cho ngài vô cùng bi thảm (vu khống cả tội cho Phật). Cả nhà vua cũng có lúc nghe họ dèm pha mà đã đối đãi với ngài không tử tế một thời gian. Nhưng ngài vẫn một lòng trí công vô tư tìm phương sách khôi phục lại cho dân, cho nước được ổn định trở lại thịnh vượng an bình.

Trong những cuộc vấn đáp về đướng lối cai trị với quốc vương tên là Lâm Đạt, ngài Bôtsamôn đáp lại bằng những lời vàng ý ngọc rất cao quý:

Ngài nói:
Ở đời có thịnh ắt có lúc suy, có hội hợp hẳn có ly tán, lành dữ vô thường, họa phúc tự mình chuốc lấy.

Kết bạn mà không bền chắc thì không nên gần họ.
Gần mà không có mức độ gần lâu sẽ khinh nhờn. Ví như múc nước ở giếng múc sâu sẽ vẩn đục lên.
Gần ngừơi hiền thì thêm trí tuệ, thân kẻ rốt lại càng ngu si.
Thường gặp nhau thì rễ khinh nhờn, xa cách nhau thì hay oán giận.
Giao tiếp với ngừoi lành nên qua lại chừng mực,gần mà có cung kính thì gần nhau lâu càng có hậu.
Chơi với kẻ bất lương, họ ăn ở không thực thà, lời ngon tiếng ngọt chẳng qua là để lợi dung mình, dù cho kết hợp với nhau thì cung không nên tin.
Vua lấy lễ độ tiếp tôi,tôi cung kính đáp lại, nếu vua đối đãi khinh dẻ thì tôi phải lìa xa.
Thương yêu nhau rồi có sự gen gét nhau, khi thương yêu thì muôn nhờ cậy, lúc gét thì chẳng muốn gần.
Lấy sự tôn trọng nhau để cầu thân thiện, lấy sự răn bảo nhau để tránh điều ác. Nay có người không phân biệt cái nào là cái thiên cái nào là cái ác, đấy chẳng phải là chỗ yên thân.
Người không có lỗi với mình thì mình không nên đem sự sai lầm mà gieo cho họ. Người ác thờ kính mình, mình không nên lĩnh nhận.
Người muốn xa ta thì ta không nên miễn cưỡng gần họ.
Sự thương yêu đã xa lìa thì ta không nên nghĩ đến nữa. con chim đậu cành, khi cành này bị gãy còn biết tìm cành khác mà đậu, huốn chi làm người phải có pháp độ hà tất phải chấp nhặt thủ thường.
Cành mục nát ta không nên nắm vịn, người loạn ý ta, ta đừng nên trong chờ vào họ.
Người muốn đem cái xấu giá vào cho nhau thì dù thấy nhau cũng không vui.
Ta xướng mà người không họa theo, nên biết đó là người hờ hững.
Người muốn đem sự chẳng lành cho nhau thì dù mau dù chậm cũng phải tránh đi.
Đem lời trung chính mà nhắc nhở nhau thì đủ biết người ấy là người đôn hậu.
Thấy những người không chịu gần bậc hiền, không lánh xa kẻ dữ, trước kính sau khinh, không phân biệt ngừơi hiền kẻ ngu thì nếu ta không đi còn đợi đến bao giờ mới đi.

Bạn trí thức gặp nhau, chủ đãi khách:
1) Đêm đầu thì quý trọng như vàng,
2) Đêm thứ 2 thì kém đi như bạc,
3) Đêm thứ 3 thì lạnh ngắt như đồng...

Trong thiên hạ có bốn điều tự hoại:
1) Cây có nhiều hoa quả nặng quá sẽ gẫy cành;
2)Rắn độc ngậm nọc độc, nọc độc ấy sẽ quay lại hại nó;
3) Kẻ làm tôi không hiền thì sẽ hại nước.
4) Kẻ làm điều bất thiện thì sau khi chết sẽ đọa xuống địa ngục.
Đó là bốn điều tự hoại. Vậy nên trong kinh day rằng "sự độc ác do tâm sinh ra sẽ trở lại tự hai thân mình, cũng như sắt sinh ra chất han gỉ, chất han gỉ ấy sẽ làm tiêu hủy thân hình sắt."

Người có bốn điều tự nguy:
1) Gánh vác việc nhà người ta;
2) Làm chứng những việc riêng của người ta;
3) Làm mối cho vợ chồng người;
4) Nghe lời xúc xiểng.
Đó là bốn điều tự nguy, vậy nên trong kinh dạy rằng " người ngu chuyên làm việc ác, tự dước lấy tai họa về mình. Đời nay thỏa lòng giống ý, đời sau nặng nề"

Bạn bè có bốn thứ:
1) Kết bạn như hoa;
2) Kết bạn như cân;
3) Kết bạn như núi;
4) Kết bạn như đất.
- Sao lại gọi là kết bạn như hoa? nghĩa là:như bông hoa khi còn tươi tốt thi cài lên đầu lúc héo tàn thì vứt đi. Lối kết bạn này cũng thế, thấy giàu sang thì xu phụ theo, thấy nghèo nàn thì lìa bỏ phớt lờ nhau đi.
- Sao lại gọi là kết bạn như cân? nghĩa là:như cái cân khi để một vật nặng thì đầu cân guc xuống, lúc để vật nhẹ thì đầu cân vổng lên. Lối kết bạn này cũng thế. có gì qua lại thì quý trọng nhau, không được như vậy thì khinh rẻ nhau.
- Sao gọi lài kết bạn như núi? nghĩa là: như quả núi vang, chim muông tụ học lông cánh rực chói màu vàng, chim muông tụ họp lông cánh rực chói màu vàng, lối kết bạn này cũng thế, khi sang thì cùng sang với nhau, khi vui thì cùng vui với nhau.
- Sao lại gọi là kết bạn như đất? nghĩa là:tất cả mọi vật đều nương nhờ vào đất mà sinh ra. Lối kết bạn này cũng thế. Làm bạn để nuôi dưỡng ủng hộ bạn, thì mang ân nghĩa không bao giờ quên

Người có trí biết 4 thứ người không thể tin:
1) Người bạn tà ngụy;
2) Người dưới quyền có tính xiểm nịnh;
3) Vợ ác nghiệt;
4) Con bất hiếu.
Đó là bốn thứ người không thể tin tưởng được. vì thế kinh dạy rằng " bạn tà hại người, tôi nịnh sinh loạn, vợ nghiệt tan nhà, con hư hại thân bố mẹ "

Có 10 thái độ tỏ cho biết là có sự yêu quý hậu tình:
1) Xa nhau lâu không quên;
2) Thấy nhau thì vui mừng;
3) Thấy của ngon vật lạ thì san xẻ cho nhau;
4) Khi lỡ lời không chấp chỉ nhau;
5) Nghe nói điều lành càng thêm vui vẻ;
6) Thấy việ dữ thật lòng can ngăn;
7) Thường hay làm được những việc khó làm;
8) Không đem chuyện riêng nói với người khác;
9) Gặp việc bối rối giải quyết cho nhau;
10) Đến lúc nghèo khổ không rời bỏ nhau.
Đó là 10 sự yêu quý hậu tình Vậy nên kinh dạy: “ Bỏ dữ làm lành tụ tập như pháp; lời hay dạy dỗ nghĩa hiệp đạo tâm."

Có 8 triệu trứng biết không ưa nhau:
1) Trông thấy nhau liền đổi nét mặt;
2) Liếc nhìn không ngay thẳng;
3) Lời nói không ôn hòa;
4) Nói phải cho là trái;
5) Nghe thấy ngừơi xa sút thì vui thích;
6) Nghe thấy người thịnh vương thì không vui;
7) Chê bai việc tốt đẹp của người;
8) Tán thành điều ác của người.
Vậy nên trong kinh dạy rằng: “lỡ đánh chết người, tội ấy có thể giảm nhẹ; cố ý âm mưu thâm độc hại người, người có ác tâm ấy phải đề phòng tránh xa".

Có 10 sự chứng tỏ người có trí:
1) Biết ai hiền ai ngu;
2) Biết người sang người hèn;
3) Biết kẻ giàu người nghèo;
4) Biết việc nào khó việc nào dễ;
5) Biết việc nào đáng bỏ việc nào đáng làm;
6) Biết nhiệm vụ của mình;
7) Vào nước nào biết được phong tục nước ấy;
8) Biết được nơi trở về;
9) Học rộng hiểu nhiều;
10) Biết được túc mạnh (biết hết những sự việc thuộc về lịch sử).
Đó là 10 sự chứng tỏ người có trí. Kinh dạy rằng: “ khi tai nạn gấp rút mới biết lòng bạn, có đối trọi nhau mới biết người khỏe người yếu, có bàn bạc mới biết ai là người thông minh, lúc thóc cao gạo kém mới biết người nào nhân đức".

Có 8 điều được yên ổn:
1) Được của cha mẹ để lại;
2) Có nghề nghiệp bảo đảm sự sống cho mình;
3) Học thức cao sâu
4) Được người bạn hiền;
5) Được người vợ trinh lương;
6) Được người con hiếu thảo;
7) Người trong nhà hòa thuận;
8) Lìa xa các điều dữ.
Đó là 8 điều được yên ổn. Kinh dạy rằng" sinh ra sẵn có của cha mẹ để lại và gặp được bạn hiền là rất cần thiết; các việc ác không phạm phải và có phước thừa là rất yên vui ".

Có 8 điều ưa thích:
1) Cùng làm việc với người hiền;
2) Được học hành với bậc thánh nhân;
3) Tính nết nhân từ hòa nhã;
4) Sự nghiệp mỗi ngày một hưng thịnh;
5) Diệt được tính giận dữ;
6) Biết lo xa phòng ngừa tai nạn;
7) Biết nương vào đạo pháp;
8) Bè bạn không lừa gạt nhau.
Đó là 8 điều ưa thích. Kinh dạy rằng: “ Có Phật ra đời rất thích, diễn giải đạo pháp rất thích, chúng tăng hòa hợp rất thích;hòa thuận thường được yên vui ".

Có 10 trường hợp mà mình không thể khuyên can:
1) Tham lam che lấp lương tri;
2) Giận dữ quên cả phải trái;
3) Ham đắm sắc đẹp;
4) Ngang tàn bạo ngược;
5) Đớn hèn nhút nhát;
6) Khờ dại lù đù;
7) Kiêu ngạo ngông nghênh;
8) Tính hay cãi cọ;
9) Tập tục si mê;
10) Tư cách đê tiện.
Đó là 10 trường hợp mà mình không thể khuyên can. Kinh dạy rằng: “ nói Pháp cho người ngu nghe cũng như nói với kẻ điếc, những ai khó hóa độ thì không dễ khuyên can họ ".

Có 10 trường hợp mà mình không nên nói với họ:
1) Kẻ kiêu ngạo;
2) Kẻ ngu đần;
3) Kẻ hay lo lắng;
4) Kẻ ham hưởng lạc;
5) Kẻ hay dát sợ;
6) Kẻ câm ngọng;
7) Kẻ có hằn thù;
8) Kẻ bị đói rủn;
9) Người bận nhiều việc;
10) Vị đang tu thiền tĩnh lặng.
Đó là 10 thứ mà mình không nên nói chuyện với những người đó. Kinh dạy rằng: “làm được hãy nên nói, không làm được thì đừng nói xuông, lời hứa ngụy không thành tín thì các bậc minh triết khôn thèm đoái đến".

Có 10 triệu chứng biểu hiện cho ta thấy có vẻ khác thường:
1) Đầu tóc rối bời, tóc xõa 1 bên;
2) Mặt hay biến sắc mồ hôi tự nhiên toát ra;
3) Lớn tiếng nói cười;
4) Liếc ngó xung quanh không đựơc trang nghiêm;
5) Trang sức lộng lẫy;
6) Hay nhòm chộm qua kẽ vách;
7) Ngồi không yên chỗ;
8) Hay dạo chơi tròng xóm làng;
9) Hay ngao du đồng vắng;
10) Hay chơi bời với các dâm nữ.
Đó là 10 triệu chứng khác ý. Kinh dạy rằng " phụ nữ chỉ tin được từng người, lời nói đường mật rất rễ hại nhau; vì vậy bậc cao sĩ lánh xa kô muốn gần gũi."

Có 10 điều không nên tin và gần được:
1) Vua tôi hậu đãi;
2) Tình nhân của một người đàn bà mình quen;
3) Kẻ ỷ sức mình;
4) Kẻ dựa vào tiền sử;
5) Chỗ nước chảy xiết;
6) Chỗ nhà cũ tường xiêu;
7) Hang hầm nơi rắn ở;
8) Nơi cơ quan tra xét;
9) Chỗ kẻ thù giận mình;
10) Chỗ sâu bọ độc.
Đó là 10 nơi nên cẩn thận giữ mình. Kinh dạy rằng"những ai bảo uống rượu không say, đã say không điên loạn và được vua hậu đãi, phụ nữ say đắm mình, tất cả những điều ấy rất khó tin vậy".

Có 5 thái độ đáng ghét:
1) Ác khẩu hại người;
2) Rèm pha nịnh hót;
3) Hay mâu thuẫn không hòa thuận;
4) Hay ghen gét, trù dập;
5) Nói hai lưỡi, sinh chia rẽ, hại nhau.
Đó là 5 thái độ đáng ghét. Kinh dạy rằng: “làm cho kẻ khác bị hại chẳng hay mà mình mong lấy hay về mình, thì chỉ rước vạ vào thân, tự gây lấy oán thù sâu nặng"

Có 5 tính tốt được người kính trọng:
1) Nhu hòa nhẫn nhục;
2) Cung khính và có tín tâm;
3) Mau mắn và ít nói;
4) Lời nói đi đôi với việc làm;
5) Đối với bạn càng lâu càng thân hậu.
5 đức tin này khiến người ta cung kính mình. Kinh dạy rằng “ Nếu biết thương lấy mình thì phải rè rặt giữ mình; các bâc hiền sĩ có trí hướng thượng cao xa, học hiểu chính đáng, thì không bao giờ lầm lạc”.

Có 5 nguyên nhân khiến người ta khinh rẻ:
1) Kẻ râu dài mà ngạo mạn;
2) Quần áo nhơ bẩn;
3) Thiếu trí suy nghĩ;
4) Dâm ô vô lễ;
5) Chơi bời bừa bãi.
Đó là 5 điều người ta khinh mình. Kinh dạy rằng “Giữ gìn thu tiếp ý tưởng vào chỗ mình, cũng như ngựa theo dây cương, không kiêu không mạn, thì được mọi người, bậc trời đều tôn kính”.

Có 10 kẻ mà mình không nên mời về nhà:
1) Thầy tà;
2) Bạn ác;
3) Kẻ hay khinh rẻ bậc thánh nhân;
4) Kẻ hay nói giáo giở;
5) Kẻ dâm ô;
6) Nghện rượu;
7) Có tính xấu;
8) Không biết ân nghĩa;
9) Những người phụ nữ mất nết;
10) Người hèn mọn lại thích trang điểm cho đẹp.
Đó là 10 người ta không nên mời về nhà. Kinh dạy rằng ”Lánh xa kẻ ác, đừng làm bạn với hạng dâm đãng, chỉ nên tòng sự các bậc hiền giả, mới mong thành được người nhân đức”.

Có 8 điều khiến được yên vui:
1)Vâng thờ kính thuận các bậc sư trưởng;
2) Đem điều hiếu thuận dạy cho nhân dân;
3) Khiêm nhường đối với người trên kẻ dưới;
4) Phải tập tính nhân từ hòa nhã;
5) Cứu người trong cơn nguy cấp;
6) Quên mình mà nghĩ đến người;
7) Thu thuế nhẹ và thực hành tiết kiệm;
8) Bỏ hận thù xưa.
Đó là 8 điều khiến được yên vui. Kinh dạy rằng: “Chuyên tu cội đức, nghĩ trước rồi hẵng làm, cứu giúp người trong cơn nguy cấp, nghèo khổ, thì trọn đời được yên vui”.

Bậc trí giả có 12 điều luôn phải nhớ kỹ:
1) Khi gà gáy sáng đã nghĩ tới tội lỗi mà lo làm việc phúc đức để đền bù lại;
2) Nhớ bổn phận hầu hạ bậc tôn nhân;
3) Gặp việc gì phải suy nghĩ chuẩn bị tư tưởng trước;
4) Phải lo nghĩ cách xa sự nguy hại;
5) Phải nghĩ trước nói sau để khỏi mắc sai lầm;
6) Phải nghĩ tới những kẻ lầm lạc mà lấy lời trung chính dạy bảo nhắc nhở họ;
7) Phải nghĩ đến những kẻ nghèo khổ mà thương xót giúp đỡ;
8) Phải lo làm việc bố thí nếu mình có của;
9) Phải giữ sự ăn uống cho chừng mực;
10) Phải nhớ giữ sự công bằng khi xử sự hoặc phân chia;
11) Phải mang nhân từ ban bố cho nhân gian;
12) Phải thường nghĩ đến sự học tập huấn luyện khi mình là vị quan.
Đó là 12 điều mà người thức giả phải nghĩ đến. Kinh dạy rằng “làm việc gì nên phải dự liệu trước như vậy sự nghiệp lớn mới mỗi ngày một lớn không bị thất bại”.

Bậc đại hiền có 10 nết tốt:
1) Học rộng hiểu nhiều;
2) Không vi phạm pháp luật;
3) Thờ kính tham khảo;
4) Lĩnh thụ pháp lành không quên;
5) Kiềm chế đựơc tham sân si;
6) Tu tập được phép tứ đẳng tâm (từ, bi, hỉ, xả);
7) Ưa làm việc ân đức;
8) Không não hại chúng sinh;
9) Hay hóa độ được người bất nhân, bất nghĩa;
10) Không lầm lẫn việc lành việc dữ.
Đó là 10 nết tốt. Kinh dạy rằng “Gặp được bậc đại hiền rất khó, lại hiếm có vị đại hiền, các bậc ấy ở đâu thì bà con họ hàng và người xung quanh đều được thơm lây nhờ cậy”.

Kẻ đại ác có 15 tội lỗi đáng kể:
1) Hay sát hại;
2) Trộm cắp;
3) Dâm ô;
4) Dối trá;
5) Nịnh hót;
6) Nói thêu dệt;
7) Hay dèm pha;
8) Khinh bậc hiền nhân;
9) Hám sự ô trọc;
10) Tính hay giông giỡn;
11) Chỉ hay say sưa;
12) Ghen ghét người hơn;
13) Hủy báng đạo đức;
14) Giết hại bậc thánh;
15) Không chịu nhận tội.
Đó là 15 tội ác của kẻ phàm phu. Kinh dạy rằng “Gian ngược, tham lam, oán người luơng thiện, làm việc bất chính thì khi chết phải xa vào ngả dữ”

Người đời có 10 điều đáng hổ thẹn:
1) Làm vua không hiểu chính trị;
2) Bậc dưới mà vô lễ;
3) Chịu ơn không lo đền đáp;
4) Có lầm lỗi không chịu sửa đổi;
5) 1 vợ 2 chồng;
6) Chưa cưới đã có thai;
7) Học tập không thành;
8) Có binh khí mà không chiến đấu;
9) Kẻ bủn xỉn tỏ ra khi thấy người bố thí;
10) Là người phục vụ mà chủ không sai bảo được.
Đó là 10 điều đáng hổ thẹn. Kinh dạy rằng: “Những ai biết hổ thẹn đều là người dễ dạy, rất rễ tiến lên, cũng như điều khiển thứ ngựa hay”.

Có 12 điều khó:
1) Làm việc với người ngu;
2) Yếu đuối chống lại sức mạnh;
3) Thù ghét nhau mà ở chung với nhau trong cùng một nhà;
4) Học ít mà đứng ra nghị luận;
5) Nghèo nàn mà trả được nợ;
6) Ra trận mà không có tướng;
7) Trung nghĩa trọn đời;
8) Học đạo mà thiếu tín tâm;
9) Làm ác mà muốn được quả báo tốt;
10) Sinh ra đời được gặp Phật;
11) Được nghe chính pháp của Phật;
12) Làm theo chính pháp mà làm có thành tựu.
Đó là 12 điều thật khó. Kinh dạy rằng: ”Được làm loài người là khó, gặp Phật ra đời là khó, được nghe giáo pháp là khó, vâng làm theo được là khó”.

Người có trí tuệ đại yếu hiểu biết 45 việc:
1) Sửa sang nhà cửa
2) Gây bầu không khí hòa thuận trong gia đình
3) Đoàn kết với 9 họ
4) Tin tưởng được bạn bè
5) Theo học bậc minh sư
6) Làm việc gì quyết cho được thành tựu
7) Tài cao trí rộng
8) Mọi hành vi đều hướng về việc lành
9) Giàu sang thì lo làm việc phúc đức
10) Xây dựng sửa sang phải thân trọng
11) Có của phải mở mang sự nghiệp
12) Không giao của cải cho con cái còn nhỏ tuổi
13) Kết bạn với người hiền
14) Không quá tin tưởng ai mình vừa quen biết
15) Tiền của công đem về đừng để nhà lâu
16) Mua bán đổi trác phải thật thà, không thiên thẹo lừa gạt
17) Dời chỗ ở đến nơi nào phải xem trước nơi ấy
18) Đến đâu nên biết nơi đó giàu hay nghèo
19) Thường giao tiếp gần gũi với người lành
20) Biết dựa vào một thế lực tốt
21) Đừng tranh hơn kém với kẻ cường bạo
22) Xưa giàu mà nay sa sút thì mong phục hưng gia nghiệp
23) Nếu nghèo đừng ảo vọng to tát vội
24) Có của quý không nên khoe với ai
25) Việc bí mật thì đừng hở cho vợ nghe biết
26) Làm bậc nhân chủ phải biết kính trọng người hiền đức
27) Ăn ở có hậu nhất là đối với bậc trung tín
28) Nếu là bậc thanh liêm có thể dùng giúp nước hoặc đứng ra trị nước
29) Gặp việc phải lo lập công
30) Trong công cuộc giáo hóa lấy hiếu thuận làm căn bản
31) Phép tắc của các bậc làm thầy là quý sự tươi tốt ôn hòa như thế học trò sẽ tôn kính
32) Thầy có nhiều học trò phải chăm dạy họ làm việc trung nghĩa
33) Làm thuốc phải có hiệu nghiệm, nếu nghề nghiệp còn vụng kém chớ đem ra thi thố ngay 34)đau ốm phải nghe lời thầy thuốc chỉ bảo
35) Ăn uống phải điều độ
36) Của ngon vật lạ thì nên chia sẻ cho nhau đừng có keo kiệt
37) Cho gì ai hoặc ai vay mượn gì thì tự tay trao cho họ
38) Làm chứng cho người chân chính
39) Đừng vu oan cho người vô tội
40) Can gián những người giận nhau làm cho trở lại hòa thuận
41) Nhẫn nại và xa lánh việc ác
42) Đừng phân biệt giàu nghèo mà đối xử vơi người ta
43) Lấy sự hòa nhã làm quý
44) Theo đạo phải giữ giới pháp
45) Lấy sự trong sạch làm quý

Chỗ đất bị mạnh xoáy lở thì dù 100 năm sau cũng không nên xây dựng cái gì trên đó vì dòng nước sẽ theo thói cũ mà lôi cuốn đi tất cả. Người có ác tâm mà bây giờ họ bảo mình là bắt đầu làm lành thì chưa nên tin vội, vì tâm ác của họ chưa diệt, họ sẽ trở lại làm ác, nên ta phải dè dặt. Người muốn làm việc gì phải liệu làm dần dần như người đào giếng, đào mãi xuống sâu sẽ có mạch nước. Ngưòi trí thức thấy sự nguy hiểm hoặc sự bất bằng giữa thế sự thì ra tay cứu giúp, cũng như người có tài bơi lặn có thể băng qua dòng nước chảy xiết.

Người giác ngộ chân lý trên thế gian nhìn thấy rõ ràng: Đời chỉ là sự biến đổi tang thương, trẻ trung rồi già nua, cường tráng rồi suy nhược, có sống rồi có chết, giàu sang như mây nổi, đều là vô thường cả. Cho nên khi yên ổn phải nghĩ đến lúc nguy nan, khi hưng thịnh phải nghĩ đến lúc suy đồi, người lành nên khíh mến, người dữ phải lìa xa, tuy có ai xúc phạm mình thì cũng nên dẹp bỏ cái tâm tức giận, đừng vì thế mà gây ác nghiệp hại người. Nhu hòa mà người khó xâm phạm, mềm mỏng mà người khó thắng ta. Người trí thức là vậy đó nên ta không thể coi thường

Ví như người không có tài bơi lặn thì không nên xuống nước sâu. Biết người thù hận với ta không nên hại họ. Đời có thân - hận nhau, có gây gổ nhau rồi có xin lỗi nhau, dẫu hòa giải khéo đến đâu chỉ bằng trước khi khơi sự xung đột nhau là hơn. Người trí thức phải biết tiến thoái ở từng lúc nào? ví như đem cái áo lụa đẹp mặc cho người nông dân để đi cày ruộng hàng ngày thật là thất cách. Vì sao? Người nông dân đang phải lam lũ kia chỉ có chân lấm tay bùn, mặc làm chi tấm áo lụa đẹp lúc này, có cố mặc cũng chỉ làm phí áo này mà thôi.

Nhà Vua nên biết: Ở đời có một thứ cây gọi là cây PHẢN LỆ, người chủ trồng nó thì không được hưởng quả, mà kẻ muốn hái trộm thì quả lại sinh ra cho mà hái. Bệ hạ cũnh như cái cây đó ! Người muốn giúp nước được yên ổn thịnh vượng lại hắt hủi đuổi đi, những tên nịnh thần gian ác phá hoại việc triều chính lại được đàng hoàng vinh thân phì gia ngồi hưởng bổng lộc. Khách ở lâu chủ sinh nhàm chán. Người thông minh chỉ nghe ví dụ cũng đủ hiểu: như người lấy mật bôi vào lưỡi dao, con trẻ liếm vào, vì tham chút mật ngọt mà đứt lưỡi

Nói song vị Bộtsamôn đứng dậy và đi khỏi kinh thành. Một thời gian sau, khi Bộtsamôn rời thành đến một nơi là A-LAN-NHÃ để tĩnh tâm tu trì, trong nước xảy ra rối ren, nhân dân làm than khỏ sở và oán trách nhà vua ! Nhà vua vô cùng hối hận liền nhờ một vị đạo nhân chỉ đường và giúp đỡ rồi sai sứ thần đi tìm và mời kỳ được ngài trở về kinh thành. Nhà vua chịu hạ thân dãi bày tạ tội.

Ngài Bộtsamôn nói: người có tội biết sám hối là hay.

Ngài Bộtsamôn diễn giải:
Nhân nào quả nấy như bóng với hình không thể thất lạc. Người gây nhân lành thì được hưởng phúc quả lành, kẻ gây nhân dữ thì phải chịu tội báo dữ. Trong nước có vua, vua phải có lòng nhân đạo, sử dụng người thông minh tài đức làm việc nước thì nước mới yên và hưng thịnh được.

Bần đạo xin kể một sự tích: “Thủa xưa có một ông vua tên Cầu Lạp có một cái ao nuôi nhiều thứ cá ngọt, vì cá ngọt xương ít mà thịt ngon. Nhà vua liền cử một viên quan giám ngư để coi dữ ao cá đó, mỗi ngày phải dang vua 8 con cá, nhưng viên quan giám ngư này mỗi ngày cũng lấy cắp 8 con cá. Vua biết mất cá liền cử 8 viên quan giám ngư để coi cá. Song 8 viên quan này lại thông đồng với nhau, hàng ngày mỗi người lấy cắp đi 8 con cá. Hóa ra cứ nhiều người coi cá chừng nào lại mất nhiều cá chừng ấy ". Bệ hạ đây cũng vậy, tin dùng nhiều người luộm thuộm gian tham thì nước càng thêm rối loạn, cũng như hái quả non, ăn đã không ngon lại còn mất giống. Trị nước mà không dùng người hiền chỉ có hại cho nước cho dân, cả thanh danh và phúc phận sẽ mất hết.

Trị nước bất chính thì làm cho những kẻ manh tâm sinh chiếm đoạt, việc nước không sửa sang xây dựng được khiến cho quốc gia ngày càng yếu hèn và suy đồi. Làm việc trung chính cũng như đi thẳg đường, lấy việc trung chính làm cội gốc thì mọi người đều khâm phục. Như thế sẽ gây được hạnh phúc, thái bình, thịnh trị. Lại phải sang suốt lươm nhặt ngưng người đời xưa để làm kinh nghiệm cho đời nay. Động tĩnh phải tức thời, ân uy cho hợp lý, ban bố ân huệ cho nhân dân phải đúng đối tượng xứng đáng được như vậy thì thế nào chẳng đựơc yên vui, dân giàu nước mạnh.

================================================== ====

Chúc mọi người như ý!