Với niềm kiêu hãnh có khả năng đặc biệt, ông Phượng tìm đến Liên hiệp UIA xin được khảo nghiệm chứng nhận là “mình có khả năng đặc biệt”.


» Chuyện anh thợ mộc bỗng thành... "thần y"
» Con rắn hổ phì và "thần y" chữa vết cắn kịch độc (kỳ 2)
» Những “thần y” chữa rắn độc cắn như… thần thoại (kỳ 1)
» "Thần y" đốt lưỡi bằng dao nung đỏ chữa bệnh cho dân
» Bệnh nhân ung thư có nên tin vào “thần y”?
» Bệnh nhân chết, “thần y” vẫn quảng cáo sống khỏe
» Trở thành “thần y” như trong phim kiếm hiệp
» “Thần y” xem ngón tay ra ngay… bệnh tật
» Sự thật về "thần y” trị bệnh ung thư


“Sau khi về nghỉ chế độ mất sức, chỉ trong một thời gian ngắn học tập, nghiên cứu xong 9 bộ môn chữa bệnh của Việt Nam – Trung Quốc – Nhật Bản và một số nước trên thế giới, tôi đã chữa được những bệnh cực khó: đau thần kinh tọa, đái tháo đường, u não, u bướu trong người… Hoặc những bệnh nan y mà cả thế giới còn đang nghiên cứu tìm thuốc để chữa trị như: ung thư, HIV/AIDS… Bệnh nhân đến với tôi, bệnh khỏi nhanh kỳ lạ mà không cần sử dụng một loại thuốc nào. Nhiều bệnh nhân ở khắp mọi nơi đã tìm đến để mong được chữa bệnh…” .



"Thần y Hơ Phượng". Ảnh: Thùy Linh.

Đó là bản tường trình tự giới thiệu về mình của ông Trần Chương Phượng (thường được gọi là thần y Hơ Phượng ) ở làng Chử Xá, xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội, gửi Hội đồng khoa học Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA).

Từ sự kiện nhờ phép tiên mách bảo

Ông Trần Chương Phượng năm nay đã ở cái tuổi cổ lai hy nhưng trông ông còn khỏe mạnh và nhanh nhẹn lắm. Trước đây, ông là giáo viên cấp 1-2 trường Kim Lan, huyện Gia Lâm. Tháng 5-1982, không may bị bỏng ở mặt, ông về nghỉ mất sức. Thời gian dư dật, ông say sưa nghiên cứu, học tập chữa bệnh.

Ông Phượng kể, cuối năm 2000, có người xem bàn tay ông nói rằng: “Ông là người có “bàn tay vàng”, chữa bệnh kỳ diệu nhưng chưa phát đâu…”. Thế rồi cái gì đến đã đến. Sau khi nghiên cứu xong 9 bộ môn chữa bệnh không dùng thuốc của 3 nước Việt Nam – Trung Quốc – Nhật Bản, và của một số nước trên thế giới, ông Phượng đã chữa khỏi bệnh cho hơn 4.000 người với mức lệ phí từ 200.000 đồng đến 700.000 đồng/người. Những người được ông chữa khỏi gồm đủ các loại bệnh trên đời, từ dễ chữa nhất, đến nan y nhất.



Danh sách bệnh nhân đầy 9 cuốn sổ. Ảnh: Thùy Linh.

Phương pháp chữa bệnh của ông rất đơn giản, chỉ cần phát vào quả lắc là biết bệnh của từng người. Rồi qua một lần chữa, phát vào quả lắc là biết kết quả chữa bệnh đạt bao nhiêu phần trăm hay đã khỏi hẳn. Nếu chưa đúng phác đồ, ông lại hỏi quả lắc chữa ở huyệt nào?

Ông cho rằng mình có tiềm năng đặc biệt phát sóng vào quả lắc nên mới nhận được tín hiệu như trên. Ông rất tự hào, phấn khởi khoe với các nhà khoa học: Từ năm 2000 đến nay, ông đã chữa khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân bằng phương pháp riêng của mình. Bệnh khỏi nhanh đến lạ, chưa từng có trong lịch sử mà nhiều bệnh không cần sử dụng một loại thuốc nào.

Để chứng minh cho việc chữa bệnh của mình, ông kể ra rất nhiều tên và địa chỉ của các bệnh nhân ở khắp 10 tỉnh, thành phố trong cả nước, kèm theo 4 trang giấy A4 dày đặc chữ nhằm liệt kê, giới thiệu thành tích của mình. Nhiều người hỏi ông: “Ông có phép Tiên hay sao mà chữa bệnh kỳ diệu thế?”. Ông tỏ ra hãnh diện và vui mừng khi có người gọi ông là “thần y Hơ Phượng” (Chẳng là cách đây ít lâu, truyền hình có chiếu bộ phim Hàn Quốc có tựa đề “thần y Hơ Zun”).

Nhưng…trăm nghe không bằng một thấy, tôi may mắn được “thực mục sở thị” việc khám và chữa bệnh vị “thần y” này ở Liên hiệp UIA.

Đến phương pháp khám bệnh bằng con lắc

Với niềm kiêu hãnh có khả năng đặc biệt, ông Phượng tìm đến Liên hiệp UIA xin được khảo nghiệm chứng nhận là “mình có khả năng đặc biệt khác thường”.

Theo quy trình khảo nghiệm, ông phải tiến hành công việc khám bệnh bằng phương pháp riêng của mình với ít nhất là 60 ca bệnh. Dụng cụ và trang thiết bị của ông chỉ gói gọn trong một chiếc cặp tuềnh toàng. Không tuân theo tiêu chuẩn, quy trình của ngành y. Người bệnh ngồi đâu ông cũng có thể giở đồ ra hành nghề, chủ yếu bằng việc dùng con lắc. Trong khi khám bệnh, ông không tập trung vào công việc mình đang làm mà liên hồi khoe thành tích của mình.



Thuốc đặc biệt dùng để chữa "bệnh âm" của "thần y". Ảnh: Hoàng Nguyên.

Tôi là một trong số “bệnh nhân” của ông trong thời gian khảo nghiệm khám bệnh. Tôi lảo đảo bước vào trong phòng kêu đau đầu, chóng mặt, nhờ “thần y” hỏi con lắc xem mình bị bệnh gì. “Thần y” vội lôi đồ nghề ra và bảo tôi ngồi đối diện với ông, xòe hai bàn tay ra trước mặt.

“Thần y” lắc qua lắc lại con lắc trên hai bàn tay của tôi, miệng lẩm nhẩm với con lắc như sau: “Huyết áp bao nhiêu? 72/50, ấy chết thấp quá! 55/40….không! chỉ có 40/22 thôi, phải day huyệt, uống thuốc của tôi thôi”.

Nghe thầy phán như vậy, tôi ho liên hồi và suýt chút nữa làm hỏng kịch bản khảo nghiệm của cơ quan. Thực ra tôi cố nín cười mà không được nên đành chuyển sang “ho”, vì ở mức huyết áp ấy, chắc tôi đã phải vào bệnh viện cấp cứu từ lâu rồi chứ không phải đợi đến lượt “thần y” chẩn đoán. Sau đó tôi vào trong phòng đặc biệt của cơ quan để kiểm tra huyết áp thực của mình bằng máy đo huyết áp chuẩn của y khoa, kết quả 120/85.



Một "thần y" đang chữa "bệnh âm". Ảnh: Hoàng Nguyên.

Thấy cách khám bệnh có vẻ kỳ dị, lại luôn miệng kể thành tích chữa bệnh siêu phàm của ông Phượng, ông Vũ Thế Khanh (TGĐ Liên hiệp UIA, kiêm chủ tịch hội đồng khảo nghiệm) bèn nảy ra một ý: Nhờ tiến sĩ Tuấn (Bệnh viện Bạch Mai) chọn giúp cho một cái máy đo huyết áp loại xịn. Sau đó ông dặn các “bệnh nhân” (thực ra là các cán bộ của cơ quan UIA và một số cán bộ của ngân hàng công thương Đống Đa tình nguyện làm “bệnh nhân” để tham gia kịch bản khảo nghiệm) rằng: Trước khi “đi khám và chữa bệnh” thì hãy xuống tầng dưới ngâm tay vào nước đá và rửa mặt bằng nước lạnh, rồi lên phòng khảo nghiệm với dáng điệu “lảo đảo và ngất xỉu”, khiến mọi người phải dìu vào phòng để nhờ thầy chữa trị giúp.

Khi “thần y Hơ Phượng” khám bệnh bằng con lắc xong thì vào ngay phòng trong (nơi có đặt máy đo huyết áp mua của bệnh viện Bạch Mai) để đo kiểm tra lại. Kết quả: Sau hơn một tháng khảo nghiệm tại cơ quan UIA, ông Phượng đo huyết áp bằng con lắc cho 37 người thì có đến 22 người “huyết áp kẹt, hoặc quá thấp”, trong đó, có những người ông Phượng đo chỉ được 40/16, cụ thể là cử nhân tin học Phạm Văn Tuấn.

Thực tế, 22 người này được đo bằng máy đo huyết áp do bệnh viện Bạch Mai cung cấp thì huyết áp của họ đều ở mức bình thường, hoặc huyết áp cao.