kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: Chuyện người Công an có biệt tài trị Ma lai

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Chuyện người Công an có biệt tài trị Ma lai

    Chuyện người Công an có biệt tài trị Ma lai

    Ông M.T. ở buôn Ma Giá, xã Suối Trai tuy là một người có uy tín, nhưng đầu óc vẫn chưa dứt khỏi được những quan niệm mê tín. Một hôm, ông tìm bà M.D., chỉ mặt bảo: “Mày là Ma lai. Mày “thổi bụng” con tao nên nó mới sưng thành cái trống như vậy”. Người đàn bà bị hàm oan cãi: “Tao không phải Ma lai. Không tin, mày cứ theo phong tục “xông kẹp” tao đi!”. M.T. đi mời ngay già làng và gọi họ hàng tới chứng kiến việc bắt Ma lai.

    Thiếu tá Lê Mạnh Hùng.
    Nước da ngăm đen, dáng đi lúi cúi, cả tay chân lẫn giọng nói đều chắc nịch, toàn bộ con người anh đều toát ra một vẻ chất phác, dễ gần. Đó là Lê Mạnh Hùng, Thiếu tá Đội trưởng Công an phụ trách xã, Công an huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên, người được đồng bào phong là “Dũng sĩ diệt Ma lai”. Anh là một người con của dân tộc Chăm H'Roi, sinh năm 1951, quê ở buôn Suối Trưởng, xã Xuân Quang, huyện Đồng Xuân. Năm 1968, anh tham gia cách mạng trở thành một chiến sĩ giao liên ngay tại xã nhà. Trong một chuyến đưa thư, Hùng bị một mảnh pháo tiện gãy 3 xương sườn. Không có bệnh viện, địch lại càn liên tục, anh phải hái lá rừng nhai đắp, tự chữa lành vết thương, sau đó thoát ly luôn. Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Hùng được đưa đi học bổ túc, đến tháng 3/1979 được phân công về Công an huyện Tây Sơn. Sau này, Tây Sơn tách thành hai huyện Sơn Hòa và Sông Hinh, anh vẫn được giữ lại công tác ngay tại vị trí cũ ở Sơn Hòa cho đến bây giờ.

    Theo phong tục, đồng bào dân tộc vẫn gọi anh theo tên con trai là ama Sơn. Anh em trong đơn vị thì bảo anh là già làng của... Công an huyện. Ở huyện miền núi xa xôi này, anh là một cán bộ uy tín, tận tâm, rất am hiểu phong tục, thói quen của đồng bào các dân tộc Êđê, Bana, Chăm H'roi...

    Miền tây Phú Yên đất rộng người thưa. Bóng đêm của những truyền thuyết rùng rợn về Ma lai vẫn còn là những nỗi ám ảnh trĩu nặng trên khắp các buôn làng nằm sâu giữa núi rừng. Đồng bào cho rằng có hai loại: Ma lai “dòng”, do trời sinh, truyền đời vĩnh cửu theo mẫu hệ và Ma lai “tớp” do người thường muốn nên học, luyện hoặc mua mà có. Khi bị người nào làm phật ý, hồn Ma lai sẽ thoát xác biến thành con chim, con hổ chui vào đầu, vào bụng ăn tim, ăn óc người mà nó ghét, khiến cho nạn nhân bị đau đầu, đau bụng mà chết. Những người vào rừng săn bắn bị hổ vồ, gấu tát, đồng bào cũng cho là họ bị Ma lai bắt.

    Ông M.T ở buôn Ma Giá, xã Suối Trai tuy là một người có uy tín, nhưng đầu óc vẫn chưa dứt khỏi được những quan niệm mê tín. Một hôm, ông tìm bà M.D, chỉ mặt bảo: “Mày là Ma lai. Mày “thổi bụng” con tao nên nó mới sưng thành cái trống như vậy”. Người đàn bà bị hàm oan cãi: “Tao không phải Ma lai. Không tin, mày cứ theo phong tục “xông kẹp” tao đi!”. M.T đi mời ngay già làng và gọi họ hàng tới chứng kiến việc bắt Ma lai. Bà M.D bị bắt trói, đánh đập và cùm chân vào dưới sàn nhà cạnh vị trí đặt các thạp nước. Cả làng đều tán thành việc bắt Ma lai nên Công an xã không dám can thiệp, phải báo lên huyện.

    Đêm đó trời bão, mưa như trút nên các con suối đều ngập nước và chảy xiết. Sợ nạn nhân chết không kịp cứu, Lê Mạnh Hùng và Đội trưởng Đội An ninh Đặng Tốt đã dũng cảm cắt rừng vượt suối đội mưa đi suốt đêm. Thấy hai cán bộ Công an ướt như chuột lội xuất hiện, M.T hồ hởi: “Luật pháp đến rồi. Cán bộ chứng kiến xông kẹp nhé!”. Lúc này, bà M.D bị đánh sưng vù mặt mũi đã ngất xỉu. Lê Mạnh Hùng yêu cầu M.T “mở trói, đưa bà M.D đi cấp cứu, việc Ma lai để tôi lo”. Tôn trọng cán bộ nên M.T và cả dòng tộc đều chấp hành. Bà M.D thoát chết trong gang tấc. Chỉ một chút nữa thôi, người nhà ông M.T sẽ chặt một cây Chà rang tươi, bào lấy dăm trộn ớt bột đốt chung trong một chậu than trùm mền bắt nạn nhân xông. Sau khoảng một tuần hương, nếu nạn nhân vẫn không chảy nước mắt thì dù đã chết, họ vẫn bị coi là Ma lai. Nếu chảy nước mắt nhưng vẫn chưa chết, bà M.D sẽ phải trải qua công đoạn kẹp. Người ta sẽ chặt hai cây cóc gai kẹp siết hai ống quyển nạn nhân, vừa cúng vừa siết thật mạnh từ mắt cá lên đến đầu gối. Khi bị kẹp, nếu là Ma lai, cóc nhái sẽ chui từ đầu gối nạn nhân phóng vọt ra!

    Lẽ tất nhiên chẳng nạn nhân nào không nổ cả tròng mắt sau khi xông, cũng chẳng thể có cóc nhái nào phóng ra từ đầu gối sau khi bị kẹp. Nhưng chắc chắn, sau những phép thử tàn bạo ấy, nếu không chết, những người bị nghi là Ma lai cũng tàn phế suốt đời. Nếu bị nghi là Ma lai “dòng”, cả gia đình nạn nhân sẽ bị bắt, có khi cả chục người một lúc nhốt chung trong một cái cũi nhưng chỉ có một người bị chọn xông kẹp để quyết định số phận cho tất cả. Những người còn lại sẽ bị buộc phải chứng kiến nghi thức xông kẹp người thân một cách đau đớn, cùng cực.


    Giải cứu bà M.D xong, hai cán bộ Công an mới có thời gian tìm hiểu nguyên nhân của mối nghi ngờ. Cô con gái của M.T bị bệnh xơ gan cổ trướng, lập tức được họ đưa đi bệnh viện. Con gái khỏi bệnh, M.T thừa nhận việc làm sai trái, chịu đền bù thuốc men cho bà M.D và chịu kiểm điểm trước bà con buôn làng. Tuy nhiên, đầu óc mê tín vẫn chưa sáng ra toàn bộ. Ông ta bảo: “Bác sĩ cao hơn, bắt được Ma lai nên bụng con mình mới hết sưng chớ”.

    Không hiểu được các quan niệm, không tường tận những truỵền thuyết thì làm sao có thể tuyên truyền giải thích cho đồng bào nghe và chịu hiểu ra. Nghĩ vậy, Lê Mạnh Hùng đã bỏ rất nhiều thời gian công sức, tìm đến rất nhiều già làng, người cao tuổi của các dân tộc để tìm hiểu cặn kẽ những góc khuất đời sống tâm linh của đồng bào. Ngoài cách xông kẹp, người Êđê còn có một phương pháp thử kinh khủng hơn: nấu lỏng chì đổ vào hai lòng bàn tay nghi can. Người nào không bỏng, không thủng tay thì đó đích thị là Ma lai! Không rùng rợn bằng nhưng “phương pháp” của người Bana và người Chăm H'Roi cũng lạc hậu và bạo lực không kém. Kẻ bị nghi là Ma lai sẽ bị trói cùng với một ché rượu cần loại thật ngon để cho người khác cáng đi trong nghĩa địa. Vừa bị trói và cáng đi, kẻ bị nghi vừa phải ngậm cần uống kỳ hết ché rượu. Những ai có tửu lượng như Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng chắc chắn sẽ bị kết án tử, bởi chỉ Ma lai mới có thể uống sạch cả ché rượu vẫn không say!

    Hủ tục, lạc hậu và những quan niệm mê tín luôn đồng hành cùng cuộc sống đói nghèo. Thời chiến tranh, những quan niệm ấy vẫn tồn tại nhưng lòng dân đi theo kháng chiến còn ít so đo, những tranh chấp, nghi kị ít có dịp được thể hiện. Thời bình, không còn mối lo giặc giã, gánh nặng áo cơm, ốm đau bệnh tật chi phối toàn bộ cuộc sống, những tranh chấp tất yếu sẽ nổ ra, đó chính là cơ hội tốt cho những quan niệm sai lầm và hủ tục lạc hậu sinh sôi nảy nở. Pháp luật có thể giải quyết, ngăn chặn được từng vụ việc cụ thể nhưng không thể thuyết phục được đồng bào hiểu ra sự thật, nếu việc thuyết phục, giải thích không đi kèm với việc giải quyết những nhu cầu bức xúc trong chính đời sống thường nhật của đồng bào. Ông đánh giá: “Trong việc trừ Ma lai, ngành Y tế có công to nhất”.
    Last edited by Bin571; 13-11-2007 at 11:13 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •