Chương: Tại sao tôi đã tới


Thầy đã nói rằng nếu người ta nói về thân thể, Thầy sẽ
nói rằng thân thể hướng tới cái chết còn nếu người ta
nói về linh hồn, Thầy sẽ nói, "Bạn chưa hề sinh chút
nào." Phật đã nói về linh hồn, "Nó chỉ như cái bong
bóng mà bây giờ không còn nữa. Bản thân ta không có
đó, cho nên ta sẽ đi đâu?" Thế thì cái gì có đó mà là
bất tử và ai không sinh?

Có biển, trên biển sóng tới rồi đi, nhưng biển vẫn còn
như cũ. Sóng không tách rời khỏi biển, nhưng sóng không
phải là biển. Sóng chỉ là hình dạng sinh ra trên biển, chỉ là
hình dáng thành hình rồi chết đi. Sóng mà vẫn còn là sóng
mãi mãi thì không thể được gọi là sóng. Từ 'sóng' có nghĩa là
nó chết ngay khi nó được sinh ra. Cái mà từ đó sóng dậy lên
thì bao giờ cũng có đó, nhưng cái dậy lên thì không có đó.
Đây là điệu vũ của phù du trên ngực của vĩnh hằng. Biển
không sinh; sóng đang lấy việc sinh ra. Biển chưa bao giờ
chết; sóng bao giờ cũng chết. Khoảnh khắc sóng biết rằng nó
là biển, nó vượt ra ngoài chuỗi sống và chết. Nhưng chừng
nào sóng còn tin rằng nó là sóng, nó vẫn còn trong khả năng
của sinh và chết.
Cái mà hiện hữu, là bất sinh và bất diệt. Từ đâu mà việc
sinh sẽ tới? Chẳng cái gì sinh ra từ cái trống rỗng. Cái chết
xảy ra ở đâu? Chẳng cái gì mất đi trong cái trống rỗng. Cái
mà hiện hữu là vĩnh hằng. Thời gian không tạo ra phân biệt
cho nó; thời gian không ảnh hưởng tới nó. Sự tồn tại này
không bên trong sự hiểu của chúng ta bởi vì các giác quan
của chúng ta chỉ có thể hiểu hình và dạng. Các giác quan của
chúng ta không thể hiểu thấu cái ở bên ngoài tên và hình.
Điều thú vị là lưu ý rằng bạn phải đứng trên bờ biển rất
thường xuyên và khi quay về sẽ nói rằng bạn đã thấy biển.
Nhưng bạn chỉ thấy sóng, không thấy biển. Biển không thể
được thấy. Điều bạn thấy là sóng. Các giác quan chỉ có thể
thấy cái xuất hiện trên bề mặt. Cái mà ở bên trong thì vẫn
còn ở bên ngoài việc hiểu thấu. Các giác quan thấy hình
dạng bề ngoài; cái vô hình bên trong vượt quá sự hiểu của
chúng.
Thế giới của tên gọi và hình dạng được sinh ra chỉ bởi vì
các giác quan. Nó không phải là mang tính tồn tại. Bất kì cái
gì có tên và dạng đều được sinh ra và sẽ chết đi còn cái vượt
ra ngoài tên và dạng là vĩnh hằng. Nó không được sinh ra, nó
cũng không chết đi. Cho nên khi Phật nói rằng ông ấy được
sinh ra như cái bong bóng, thì ông ấy đang nói tới hai khía
cạnh của bong bóng. Bong bóng chứa cái gì? Nếu chúng ta
đi vào trong bong bóng, chúng ta sẽ thấy rằng một khối
lượng rất nhỏ của cùng không khí tràn ngập khắp mọi nơi vô
hạn ở bên ngoài, đang được bao bọc bên trong màng nước
mỏng này. Màng mỏng này đã giam cầm một phần không
khí nhỏ, và phần không khí nhỏ đó đã trở thành bong bóng.
Một cách tự nhiên, giống như mọi thứ, bong bóng cũng
mở rộng. Khi mở rộng ra, nó vỡ tung và nổ ra. Thế thì không
khí ở bên trong bong bóng hợp nhất với không khí bên ngoài
và nước với nước. Nhưng cái đã đi vào sự tồn tại đồng thời
là sự tồn tại của cầu vồng. Chẳng cái gì thay đổi trong không
khí hay nước; chúng vẫn còn như chúng hiện thế. Nhưng
đồng thời, một dạng đã sinh ra thì chết đi.
Nếu chúng ta coi bản thân mình cũng như bong bóng, thế
thì chúng ta cũng là những dạng lấy việc sinh và chết. Cái ở
bên trong chúng ta bao giờ cũng đấy, nhưng chúng ta đồng
nhất bản thân mình với bong bóng. Cho nên nếu tôi nhìn vào
bạn từ quan điểm của thân thể, tôi sẽ nói rằng bạn hướng cái
chết và đang chết dần. Từ khoảnh khắc bạn được sinh ra, bạn
đã bắt đầu chết, và bạn đã không làm gì khác hơn ngoại trừ
việc chết. Bong bóng có thể lấy bẩy khoảnh khắc để nổ,
nhưng bạn lấy bẩy mươi năm để nổ.
Trong luồng vô tận của thời gian, không có khác biệt
giữa bẩy khoảnh khắc và bẩy mươi năm. Mọi khác biệt đều
do tầm nhìn hạn hẹp của chúng ta. Nếu thời gian là vô tận
không bắt đầu và không kết thúc, thế thì có gì khác biệt giữa
bẩy khoảnh khắc và bẩy mươi năm? Nếu thời gian là một
lượng xác định, chẳng hạn một trăm năm, thế thì bẩy khoảnh
khắc sẽ rất nhỏ còn bẩy mươi năm sẽ là khoảng rất dài.
Nhưng nếu không có giới hạn về cả hai đầu, nếu không có
bắt đầu lẫn kết thúc, thế thì không có khác biệt giữa bẩy
khoảnh khắc và bẩy mươi năm. Bao nhiêu khoảnh khắc để
bong bóng nổ cũng không quan trọng.
Ngay khi nó sinh ra, nó bắt đầu nổ rồi. Đó là lí do tại sao
tôi mô tả thân thể như hướng cái chết. Với thân thể tôi ngụ ý
cái biểu lộ qua sinh với tên và dạng. Bởi linh hồn tôi ngụ ý
cái vẫn còn lại cho dù cái tên và dạng đã mất đi. Khi không
có tên và dạng như vậy, thế thì nó vẫn hiện hữu. Bởi linh hồn
tôi ngụ ý biển cả còn bởi thân thể tôi ngụ ý sóng. Cần phải
hiểu những điều này một cách rõ ràng.
Cái ở bên trong chúng ta chưa bao giờ chết, cho nên ở
bên trong chúng ta cảm thấy rằng "Mình sẽ không bao giờ
chết." Chúng ta thấy rằng hàng trăm nghìn người đang chết
nhưng vậy mà chúng ta vẫn không bị thuyết phục rằng chúng
ta cũng sẽ chết. Trong chiều sâu nhất của chúng ta không có
tiếng vọng rằng "Mình nữa sẽ chết." Mọi người chết trước
chính mắt chúng ta và vậy mà cảm giác bên trong về tính bất
tử vẫn cứ còn đấy. Trong những khoảnh khắc sâu sắc hơn
chúng ta bao giờ cũng nhận biết rằng "Mình sẽ chết." Chúng
ta biết rằng những sự kiện chỉ ra cái giả tạo của niềm tin này
và rằng các biến cố bên ngoài chỉ ra rằng không thể nào mà
"Mình sẽ không chết." Lí lẽ nói rằng nếu mọi thứ khác đều
phải chết, thế thì bạn cũng sẽ chết. Nhưng một tiếng nói nào
đó bên trong vẫn cứ phục vụ cho mọi móc nối với lí lẽ và cứ
nói, "Mình sẽ không chết."
Đo là lí do tại sao chúng ta không tin rằng chúng ta sẽ
chết. Đó là lí do tại sao chúng ta có khả năng sống trong làn
sương mờ của cái chết; nếu không, như chúng ta thường
xuyên bị bao quanh bởi cái chết, chúng ta sẽ chết ngay tức
thì. Tại sao chúng ta lại tin tưởng và chắc chắn về việc sống
thế? Niềm tin đó là do cái gì đó bên trong vẫn cứ bảo chúng
ta rằng chúng ta sẽ không chết, bất kể chúng ta có thể nói
nhiều thế nào, hay sự xuất hiện của một cái chết thực tại có
thể nói, rằng chúng ta sẽ chết.
Không người nào có thể quan niệm nổi về cái chết của
riêng mình. Người đó không thể hình dung được rằng mình
sẽ chết. Tuy nhiên người đó càng cố gắng hình dung nhiều
đến mức mình đang chết, người đó vẫn thấy bản thân mình
vẫn có đó. Cho dù người đó có tưởng tượng bản thân mình
chết, người đó vẫn thấy rằng mình có đó đang thấy, rằng
mình có đó đang đứng bên ngoài cái chết. Chúng ta không có
khả năng đặt bản thân mình vào bên trong hàm của cái chết
cho dù trong tưởng tượng, bởi vì trong khi tưởng tượng thì
chúng ta cứ quan sát từ bên ngoài. Người tưởng tượng vẫn
đứng bên ngoài, cho nên người đó sẽ không có khả năng
chết.
Tiếng nói này từ bên trong là tiếng nói của biển cả. Nó
hỏi chúng ta, "Chết ở đâu?" Chết là điều không biết; vậy mà
chúng ta vẫn sợ chết. Nỗi sợ này tới từ tiếng nói của thân thể,
và có lẫn lộn giữa hai tiếng nói đó. Khoảnh khắc chúng ta
đồng nhất bản thân mình với tiếng nói của thân thể, tâm linh
chúng ta bắt đầu run rẩy với sự kiện là thân thể nhất định
phải chết. Dù chúng ta có thể cố gắng đến đâu để bác bỏ điều
này hay tìm kiếm sự giúp đỡ của khoa học hay phát minh ra
hệ thống y tế hay bao quanh chúng ta bằng các bác sĩ trị liệu
nổi danh, thân thể vẫn không một khoảnh khắc nào xác nhận
rằng "Mình sẽ sống." Thân thể không có cảm giác về cái bất
tử đó; nó biết rằng hàng ngày nó đang chết.
Thân thể biết rằng nó là bong bóng, nhưng chúng ta biết
rằng chúng ta không phải là bong bóng. Khoảnh khắc người
ta đồng nhất mình với bong bóng, mọi căng thẳng của cuộc
sống bắt đầu. Không người nào mang tính bất tử làm điều đó
bên trong chúng ta mà lại đồng nhất bản thân mình với sóng
bởi vì điều đó đưa tới khó khăn. Đồng nhất này là dốt nát;
việc thoát khỏi đồng nhất này là tri thức. Chẳng cái gì thay
đổi cả; mọi thứ vẫn còn lại như nó trước đây. Thân thể vẫn
còn ở nơi nó hiện hữu; linh hồn cũng còn ở nơi nó hiện hữu.
Chỉ ảo tưởng là biến mất. Thế thì chúng ta biết rằng khi thân
thể sẽ chết đi thì chúng ta không phải sợ hãi, bởi vì không có
nhu cầu phải sợ hãi. Thân thể nhất định sẽ chết. Sợ là hữu
dụng khi có khả năng được cứu thoát. Nhưng trong tình
huống không có khả năng nào được cứu, thật là vô dụng để
mà trở nên sợ hãi.