kết quả từ 1 tới 20 trên 20

Ðề tài: Học giả Trung Quốc cũng chưa dám nhận Kinh Dịch của mình

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Học giả Trung Quốc cũng chưa dám nhận Kinh Dịch của mình

    Học giả Trung Quốc cũng chưa dám nhận Kinh Dịch của mình
    21/03/2011 07:04:18


    - Chính các học giả Trung Quốc hiện giờ cũng chưa dám khẳng định "Kinh dịch" là của đất nước họ.

    Sau khi đọc bài "Kinh dịch là của người Việt" đăng trên Bee.net.vn, dịch giả Nguyễn Trung Thuần, nguyên là nghiên cứu viên ở Hội đồng biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (nay là Viện Từ điển học và Bách khoa thư thuộc Viện KHXH) đã gửi cho tòa soạn bản dịch mới nhất của bà liên quan đến vấn đề này. Đây là một bài đã được in trên "Thế giới những điều chưa biết" (phần lịch sử, khảo cổ), Nhà xuất bản Giang Tô, Trung Quốc, năm 2008. Đọc bài này ta sẽ thấy chính các học giả Trung Quốc hiện giờ cũng chưa dám khẳng định "Kinh dịch" là của đất nước họ. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

    Trong cổ thư Trung Quốc có nói “Bào Hy họa quái, Thần Nông tác giá, Hoàng Đế dư phục”. Có nghĩa là: Họ Phục Hy (tức Bào Hy) đã sáng tạo ra Bát quái, họ Thần Nông dạy mọi người trồng trọt, Hoàng Đế phát minh ra dư phục (tức thuyền xe và quần áo – ND). Còn có thuyết nói họ Phục Hy dạy cho mọi người cách nấu nướng thức ăn. Trồng trọt, thuyền xe, quần áo..., tất cả những cái đó đều liên quan đến cuộc sống thường ngày của con người, cho nên xưa nay người ta luôn tỏ ra hết sức sùng kính những người như họ Phục Hy... trong truyền thuyết. Vậy thì, Bát quái là cái gì, nó có công dụng gì, vì sao cổ nhân lại xếp nó vào hàng đầu của các loại phát minh sáng tạo?


    Bát quái

    Bát quái vốn có 8 loại đồ hình, được cấu thành từ 2 phù hiệu cơ bản âm dương gọi là hào dương và hào âm. Hai phù hiệu này dùng các hình thức khác nhau chồng liền 3 tầng, để cấu thành 8 loại đồ hình ☰ (Càn), ☷ (Khôn), ☳ (Chấn), ☴ (Tốn), ☵ (Khảm), ☲ (Li), ☶ (Cấn), ☱ (Đoài), gọi là Bát quái.

    Chúng đại diện cho 8 loại hiện tượng của tự nhiên là trời, đất, sấm, gió, nước, lửa, núi, đầm. Bát quái lại chồng tiếp lên thành từng cặp một, có thể tạo thành 64 quẻ. Quái tượng của 64 quẻ có các thuyết từ khác nhau, gọi là lời quẻ. Lời quẻ cộng thêm những lời văn có liên quan khác chính là nội dung cơ bản nhất của “Chu dịch” (hoặc gọi là “Kinh dịch”) trong “Tứ thư ngũ kinh”.

    Bát quái được cấu thành từ các hào dương và hào âm cơ bản nhất, có thể đại diện cho trời và đất. Nếu suy diễn thêm nữa, thì lại có thể đại diện cho trong ngoài, nam nữ, cha mẹ, vua và hoàng hậu, cương nhu, lưng bụng, phủ tạng, cơ quan sinh dục của nam và nữ, cùng rất nhiều sự vật đối ứng với nhau khác không chỉ có liên quan đến các hiện tượng tự nhiên, mà còn liên quan đến cả các hiện tượng xã hội nữa. Kiến thức trong đó xem qua có vẻ đơn giản, nhưng kì thực lại hết sức sâu sắc. Trước một bộ “Kinh dịch” lấy lời quẻ làm nội dung cơ bản, có những người giải thích từ phương diện này, có những người phân tích thêm từ phương diện kia, có những người lại phát triển thêm từ một phương diện khác, để viết nên nhiều tác phẩm các dạng, viết thành mười mấy vạn lời, mấy chục vạn lời, thậm chí tới hàng triệu lời muôn màu nghìn sắc, thậm chí còn quái dị, khiến cho độc giả không hiểu nổi, có những chỗ còn đọc không ra, chẳng khác nào một cuốn sách trời.

    Qua đây, người ta liền nảy sinh nghi vấn rằng chẳng lẽ một thứ phức tạp như vậy mà lại do một nhân vật trong truyền thuyết là Phục Hy sáng tạo ra?

    Có người cho rằng, hình thức ban đầu là 8 loại đồ hình của Bát quái, rất có thể là các đồ hình văn tự thời thượng cổ, nó được diễn biến từ cách ghi chép kết thừng của người xưa. Vì thế Bát quái còn được gọi là Bát sách, “sách” nghĩa là “thừng sách” (dây thừng), tạo thành văn tự thì có thể ghi lại những sự vật đã gặp phải. Như ☰ (Càn) biểu thị trời, trời là che phủ khắp bên trên liền một dải, cho nên là 3 hào dương hoàn chỉnh; ☷ (Khôn) biểu thị đất, đất bị các con sông chia cắt thành từng mảnh, cho nên là 3 hào âm đứt đoạn; ☵ (Khảm) biểu thị nước, tượng trưng cho sông chảy dưới lòng đất từ những khoảng đứt đoạn, chữ “thủy (水)” trong văn tự tượng hình cổ đại đã được diễn tiến từ đó.

    Văn tự đồ họa là hình thức ở thời kì xa xưa nhất của văn tự Trung Quốc.. vì thế mà sáng tạo ra Bát quái chính là đã sáng tạo ra văn tự sớm nhất của Trung Quốc, mới đầu nó chỉ có 8 loại đồ hình, nhưng lại rất quan trọng, cho nên đã được xếp vào hàng đầu của các loại sáng chế phát minh thời thượng cổ.

    Có những người không đồng ý với giải thuyết trên, họ cho rằng Bát quái có khả năng là do người triều Thương dùng giáp cốt để chiêm bốc, đã suy diễn từ các đường vân nứt do bị cháy trên mai rùa mà thành, đó là sáng tạo vào đời nhà Thương, chứ không phải là do Phục Hy sáng tạo ra vào thời thượng cổ theo truyền thuyết.


    Trong lòng bàn tay có bát quái thập nhị cung, còn gọi là chưởng bát quái

    Còn “Kinh dịch” thì rất có thể là tác phẩm của thời nhà Chu, rất khó hiểu, cho nên Khổng Tử thời Xuân Thu đọc “Dịch”, vi biên tam tuyệt, tức ban đầu đến cả Khổng Tử đọc cũng không hiểu, đọc đi đọc lại, khiến cho dây da trâu buộc thẻ tre bị đứt tới 3 lần. Cuối cùng khi đã đọc hiểu rồi, Khổng Tử đã chỉnh sửa thêm, và như thế, “Kinh dịch” liền trở thành kinh điển của Nho gia. Vì thế mà nói Khổng Tử đã có công sáng tạo lại “Kinh dịch”.

    Cũng có những người cho rằng, Bát quái và “Kinh dịch” đại diện cho quá trình diễn tiến nhận thức của người Trung Quốc cổ đại đối với các hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội.. Đầu tiên có các hào dương và hào âm với phù hiệu đơn giản nhất, có thể nhờ vào đó để thuyết minh cho cái căn bản của mọi vấn đề trong trời đất. Sau đó phát triển thành 8 quẻ (Bát quái) có thể đại diện được cho 8 loại hiện tượng của thế giới tự nhiên. Rồi lại phát triển tiếp tám tám sáu mươi tư quẻ, có thể thuyết minh cho nhiều hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hội hơn. Cuối cùng mới có “Kinh dịch” với các lời quẻ là chính, cấu thành một tác phẩm triết học có thể đại diện cho vũ trụ quan, nhân sinh quan... của người Trung Quốc cổ đại. Mỗi một giai đoạn phát triển đều không thể chỉ là sự sáng tạo phát minh của một người nào đó, mà là một quá trình diễn tiến có sự kế thừa và phát triển trước sau, liên tục không ngừng. Nói họ Phục Hy sáng tạo ra Bát quái kì thực là đã quá đơn giản hóa vấn đề này rồi.

    Giải thuyết cuối cùng trong số 3 giải thuyết trên tuy khá hợp lí, nhưng nó đã phủ định giải thuyết “Bào Hy họa quái” đã được lưu truyền từ mấy ngàn năm nay ở Trung Quốc, nên lại rất khó lòng được mọi người tiếp nhận.

    Rút cục Bát quái là do ai sáng tạo? Khi còn chưa tìm ra được lời giải đáp tốt hơn, thì vẫn đành phải dựa theo lời trong sách xưa mà qui công về cho họ Phục Hy theo truyền thuyết thôi.

    Nguyễn Trung Thuần Dịch
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Ông bạn có hiểu tại sao bát quái chồng lên nhau thành 64 không? tại sao không chồng tiếp lên mà lại chỉ dừng lại ở 64, lời quẻ lời hào là cái quái quỷ gì vậy? ở đâu chui ra vậy?
    ok tại sao lại là bát quái, tức 3 vạch sao không chồng tiếp lên thành 4 vạch để thành 16 quái?

  3. #3

    Mặc định

    thật là buồn cho những kẻ nghiên cứu dịch mà lại chấp nhận không chịu đả phá đến tận cùng của lý trí

  4. #4

    Mặc định

    bạn "đả phá" được cái gọi là "sách trời" ư????
    Chu du Khách Mục tam lục niên
    Khởi tự Hoàng Đình dịch Thuận Thiên.
    Bất nhập Chính Phương, Kiền Cấn Tốn....
    Tuần hoàn Thỷ Kích đạo vinh truyền!!

  5. #5

    Mặc định

    nếu không đả phá cái lý trí của mình chẳng nhẽ chấp nhận sự mê muội đó ư?
    vậy thì tôi cũng có thể sáng tác theo dịch của tôi, không phải 3 vạch chồng lên nhau mà thành 8 quái, tôi sẽ chồng 5 vạch cho nó nhiều dùng cho đa dạng, rồi lại chồng lên tiếp cho 10 vạch chứ không phải 6 vạch,....

  6. #6

    Mặc định

    Chào Nokia1202,
    Tại sao cổ nhân không vạch quẻ 4,5 vạch? Vì như vậy không có sự cân bằng của Tam Tài Thiên Địa Nhân.
    Tại sao không có quẻ 9 vạch? Ai nói không có, tại bạn chưa đọc tới thôi!!!
    Quẻ 9 Vạch, Thiên Địa Nhân mỗi tổ là một quẻ 3 vạch.
    Quẻ 9 vạch thì có tới 512 hào rồi.
    Tới nữa là quẻ 12 vạch, mỗi tổ Thiên Địa Nhân được 4 vạch.
    Quẻ 12 vạch có 4096 hào.
    Ai da, nó cứ tiếp tục như vậy đó, có ai nhớ nỗi 512 chưa?
    Quẻ 6 vạch có 384 hào muốn nhớ còn không dể, nói chi tới quẻ 9 vạch 512 hào đây?????

    Quẻ 6 vạch vừa thích nghi cho việc nạp can chi vào 8 quẻ trùng gốc nè. 8 quẻ trùng, quẻ 6 hào vừa đủ 48 hào, dư 12 can chi. 8 họ vì vậy được 48 quẻ trùng và 16 quẻ Du và Quy không tuân theo luật tiệm tiến!!!

    Thật ra mấy quẻ 8 vạch, 16 vạch, 32 vạch và nay là 64 vạch đó, ai hiện nay mà không dùng tới nó đâu. Nó nằm trong mấy con CPU của Computer đó!!!!
    Mai này còn sẻ có tới 128, 256 vạch vv...... đó nhe.

  7. #7

    Mặc định

    sao lại cân bằng thiên địa nhân? cân bằng ở chỗ nào?

  8. #8

    Mặc định

    Đơn quái ba hào, Thiên 1 hào, Địa 1 hào, Nhân 1 hào
    Trùng quái 6 hào, Thiên 2 hào, Địa 2 hào, Nhân 2 hào
    Quẻ Cửu Hoạch, Thiên 3 hào, Địa 3 hào, Nhân 3 hào, v.v...

    Quẻ 4 hào thì là tứ tượng không có yếu tố của Tài Nhân,
    Quẻ 5 hào thì Tài nào được 2 hào tài nào được 1???
    Quẻ 7 hào thì Tài nào được 3 hào tài nào được 2???
    vv.....

    Thật ra thì cổ nhân có bắt chúng ta phải dùng quái mấy hào đâu, cho nên bạn không cần theo quy củ dùng 3, 6, hay 9 hào, tùy bạn thích dùng bao nhiêu thì dùng.
    Cổ nhân mượn quẻ và hào để dẫn giải cái tượng và cái ý thôi. Hiểu ý thì quên tượng, quên quái. Hiểu được vạn vật thì quên mình!!!

  9. #9

    Mặc định

    thuyết thiên địa nhân ở đâu ra vậy? thiên là cái gì?

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nokia1202 Xem Bài Gởi
    thuyết thiên địa nhân ở đâu ra vậy? thiên là cái gì?

    Mình từ trước không để ý đến Kinh Dịch nhiều lắm, biết đây là đồ tốt nhưng không có thời gian tham khảo, nay bắt đầu đọc sách kinh dịch, qua đó muốn tìm hiểu thiên cơ, mong các vị tiền bối giúp đỡ chỉ bảo wellcome1
    Làm quà ra mặt, mình reply một bài viết vậy, đây là theo những gì mình tham khảo được, có hay chăng giải thích được câu hỏi của bạn Nokia ?

    《 hoàng đế nội kinh 》 viết: "Người có âm dương, Thiên Địa cũng vậy" ; "[COLOR="rgb(139, 0, 0)"]Tích dương thành Thiên, tích âm thành địa[/COLOR]" . Nhẹ thăng Thiên thành Dương, nặng giáng địa mà thành Âm. Cho nên cần phải Thiên Dương giáng, Địa Âm thăng, thiên địa giao thái, tái sinh hậu thiên Hỗn Nguyên chân khí, vạn vật mới có thể diễn sinh. Vũ trụ vạn vật chiếm được tánh mạng năng lượng, tại chính mình thích nghi hoàn cảnh sinh trưởng phát dục, sinh thành tánh mạng thể muôn hình muôn vẻ . Quá trình biến hóa này , chính là 《 Lão Tử 》 diễn biến quá trình "Đạo pháp tự nhiên". Vì "Đạo tự hư vô sinh nhất khí", tức tiên thiên âm dương hợp hai mà một Hỗn Nguyên Nhất Khí; "Liền từ một mạch sản âm dương " (Nhất sinh nhị), tức hiện ra : một phân thành hai trời và đất thiên thể vũ trụ mới."Âm dương tái hợp sinh tam thể " (Nhị sinh tam), vốn là thiên địa giao thái mà sinh hậu thiên Hỗn Nguyên Nhất Khí; "Tam thể trọng sinh vạn vật hưng thịnh " (tam sinh vạn vật), tức hậu thiên Hỗn Nguyên Nhất Khí phát huy ngoài năng lượng tác dụng diễn sinh vạn vật, hơn nữa đại đại tương truyền, sinh sôi nảy nở không ngừng.
    Loài người sinh sôi nảy nở hưng thịnh vốn là đại biểu cho khối có tính chất huy hoàng số một trong xã hội lịch sử . Bởi vì vạn vật chi linh, vật thể tốt, trời đất cảm tình, thay mặt hành thiên địa chi đạo, "Tham dự vào trời mà biến hóa sinh sôi", trợ giúp vạn vật biến đổi mà phát dục sinh trưởng. Cho nên Thiên, Địa, Nhân được xưng là "Tam tài",

  11. #11

    Mặc định

    Ta biết bạn đã có chủ kiến, đã biết thì hỏi chi.
    Không rãnh để mà tranh cãi, ai đều có sự nhận xét của mình, tùy môn, tùy phái, tùy thời, tùy hoàn cảnh mà thu thập cái ý của Dịch.
    Thiên Địa Nhân hiểu thì là một, không hiểu thì là ba.

    Ta thích thì ta nói thiên thiên bất tuyệt, ta không thích thì ta đi chổ khác chơi:-)))))

    Chào bạn
    Last edited by VinhL; 18-04-2011 at 05:56 AM.

  12. #12

    Mặc định

    thằng cha VinhL này hình như cũng ở diễn đàn nào khác thì phải
    như huyenkhonglyso hay tuvilyso gì đó
    xem cách trả lời như vậy thì đúng là uổng công ăn học của cha mẹ

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nokia1202 Xem Bài Gởi
    thằng cha VinhL này hình như cũng ở diễn đàn nào khác thì phải
    như huyenkhonglyso hay tuvilyso gì đó
    xem cách trả lời như vậy thì đúng là uổng công ăn học của cha mẹ
    Thầy Nokia này có vẻ nhiều VĂN HÓA GỚM:thinking:
    Everything you can imagine is real

  14. #14

    Mặc định

    Nokia1202,
    Những gì của ta tự ta biết.
    Đã không thích cùng bạn bàn thảo thì đừng giận dữ trách mắng người ta, sẻ tỏ sự
    khiếm khuyết của mình. Càng phơi bày cái xấu để người ta xem.

    :-))))
    Last edited by VinhL; 08-05-2011 at 08:24 AM.

  15. #15

    Mặc định

    nhớ rồi, thì ra nokia1202 trước đây có xin phép lập mục dịch lý tại
    http://www.thegioivohinh.com/diendan...ad.php?t=20118

    nhưng bị chìm vào lãng quên, bởi vì chủ đề xáo rỗng, chẳng có nội dung gì, nên giờ đâm ra đi quậy phá xóm làng đây mà !!!

    chắc phải đánh vần cái tên nokia1202 này đúng nghĩa: "nổ kìa" 1202 là chính xác rồi !!!

    anh VinhL ơi, đừng bận tâm nhé !

    Thanh tâm an lạc,

  16. #16

    Mặc định

    Thanh Tâm An Lạc.
    Thanh Tâm An Lạc.

  17. #17

    Mặc định

    nếu như kinh dịch không phải của trung quốc thi cua ai vậy bác.Phục Hy nhận được hà đồ dựng được tiên thiên bát quái.Văn Vương vi gặp thời thế thay đổi nên đã thay đổi thành hậu thiên bat quái.Nhung dù thay đổi vẫn giữ nguyên thứ tự của bát quái: Càn Đoài Ly Chấn Tốn Khảm Cấn Khôn. Thời Tống do Thiệu khang tiết lập nên 64 quẻ mà ngày nay ta sử dụng và con rất nhiều dịch giả bỏ công sức cả đời để phục vụ cho Chu Dịch.Ma chúng ta đã có ngày nay . Thì tại sao chúng ta lại uống nước mà không nhớ nguồn mà còn nói lung tung thiếu hiểu biết vậy

    Không nói chưa hẳn là căm
    nói nhiều người ta bím chăm mình khùng

  18. #18

    Mặc định

    Không ai nhận thì tôi nhận vậy. Dịch số của tôi đó :D

  19. #19

    Mặc định

    Chúng ta phải nhìn nhận đúng theo lịch sử nhé. Chúng ta được thừa hưởng rất nhiều sự văn minh từ Trung Hoa. Chúng ta thừa hưởng từ họ chữ viết mãi sau này chúng ta mới nghĩ ra chữ Nôm. Vậy bạn tìm hiểu khoảng thời gian ra đời của Kinh dịch nhé. Tôi có cần phải giải thích thêm nữa không.

  20. #20

    Mặc định

    mình không thừa hưởng thì trung quốc nó cũng bắt mình hưởng thôi.
    "Chúng ta phải nhìn nhận đúng theo lịch sử nhé. Chúng ta được thừa hưởng rất nhiều sự văn minh từ Trung Hoa. Chúng ta thừa hưởng từ họ chữ viết mãi sau này chúng ta mới nghĩ ra chữ Nôm. Vậy bạn tìm hiểu khoảng thời gian ra đời của Kinh dịch nhé. Tôi có cần phải giải thích thêm nữa không."

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Để vào được nước Chúa???
    By bienvasong in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 26
    Bài mới gởi: 20-09-2012, 10:21 PM
  2. Bát Nhã tâm kinh giảng giải (HT.Thanh Từ)
    By lunchu_m in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 01-02-2011, 02:02 PM
  3. Đi tìm tỷ phú USD Việt
    By Bin571 in forum Chân dung & Đối Thoại
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 09-01-2011, 10:22 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •