kết quả từ 1 tới 11 trên 11

Ðề tài: Không của Việt Nam thì của ai?

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Không của Việt Nam thì của ai?

    Không của Việt Nam thì của ai?

    SGTT.VN - Tuần qua, báo “tập trung oánh lễ hội”. Có mỗi một lễ hội không bị “oánh”, là ngày thơ, nhưng tin tức dành cho nó không nhiều. Báo nào cũng đưa đúng mấy hình – mà nếu dùng nhầm hình năm ngoái thì cũng không ai nhận ra – kèm theo miêu tả không khí không mấy sôi nổi. Từ đó mới thấy, thơ mình bao năm qua không đổi. Thơ không đổi nên lễ hội thơ không đổi, chỉ ngày càng già đi, chết trong sáo ngữ.

    Năm nay, cái làm cho ngày thơ trông có vẻ rộn ràng không phải là nhờ thơ, mà nhờ… hệ thống đèn lồng treo ở cửa Văn Miếu.

    Đèn lồng – cũng như thơ – bao lâu nay vẫn thế, chỉ khác là vì có hình dạng vừa xinh vừa vui nên xuất hiện chỗ nào thì cứu nguy cho cái không khí tẻ nhạt của chỗ đó – những chỗ nào cần tính văn hoá, tính dân tộc, tính lễ hội… mà chưa biết làm gì cho ra mấy tính ấy, như tiền sảnh của các khách sạn lớn, các trung tâm du lịch “cổ”, các nhà hàng có tên hay tiếng “xưa”… chẳng hạn (ngay ở chỗ đã văn hoá lắm rồi, dân tộc lắm rồi như đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn – Kiếp Bạc, Hải Dương, hay là trong lòng phố cổ Hà Nội, cũng thấy người ta treo lủng lẳng đèn lồng trước cửa).

    Cũng chung ý đó nên đã có năm, ở thành phố được coi là mới mẻ, hiện đại, hội nhập như Sài Gòn cũng có đèn lồng đỏ treo rợp trên cây xanh của đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đồng Khởi. Không đợi đến đêm, ban ngày đèn cũng rực. Dân chúng thích thú đi dạo dưới đèn, chụp ảnh về đố nhau, “tao đang ở đâu?”.

    Tết mấy năm trước, có tỉnh, thành còn có cả dãy phố hè nhau treo đèn lồng. Ý chẳng biết từ đâu, nhưng mỗi nhà nghe nói đã đóng tiền cho việc mua đèn lồng và mắc đường dây cho đồng bộ. Những chiếc đèn lồng được làm bằng vải màu đỏ và có những hoa văn độc đáo có các chữ phúc, lộc, thọ viết bằng tiếng Hoa. Ai cũng sung sướng ra mặt vì sau pháo, giờ nhờ có cái đèn lồng mà… ra không khí tết.

    Nhưng mà bây giờ hết rồi, cái phong trào “không nằm trong chủ trương chỉ đạo” này bị dẹp rồi, là vì tuy không vi phạm pháp luật, tuy không ảnh hưởng gì về kinh tế nhưng mà… nó là văn hoá không thuần Việt. Nhìn vào phố đèn lồng như thế, chẳng biết ta hay Tàu. Trung tâm Sài Gòn cũng đã sửa, mấy tết gần đây thôi đèn lồng, chỉ thấy hoa mai xốp và chim én nhựa lượn giữa đèn dây xanh, dây đỏ, dây vàng.
    Vậy cái đèn nào là thuần Việt?

    Cái gì yếu tự nó chết, cái nào mạnh (không cần hô, gọi, cầu, ép) thì nó vẫn hiên ngang đứng đó.

    Đèn trắng, vàng đầy đường mừng năm mới? Đèn xanh đỏ mừng Giáng sinh? Hay đèn… cầy lúc thành phố cúp điện thường xuyên? Trong phong trào cả nước đang đi tìm những cái “quốc” (quốc hoa, quốc phục, quốc sắc…) chưa thấy nghĩ đến quốc đăng?

    Cũng phải thôi. Vì thưa, có tìm cũng chẳng thấy. Việt Nam mình không có đèn lồng cũng chẳng có đèn dây. Chỉ có một cái đèn là đèn ông sư xoay tròn, lắc lư vào Trung thu, giờ đã chết tức tưởi trước cái đèn bằng nhựa, có pin chớp nháy từ Trung Quốc mang sang rồi. Giờ đòi cái gì thuần để mà đấu với hai cái kia?

    Nhưng mà nói thật, cuộc đấu tranh ấy, thấy dân tình chẳng ai còn hứng thú gì nữa, vì đã đến thời này rồi (cái thời mà chúng ta ra sức kêu gọi hưởng ứng “thế giới phẳng”), cái gì yếu tự nó chết, cái nào mạnh (không cần hô, gọi, cầu, ép) thì nó vẫn hiên ngang đứng đó.

    Ví như, đèn lồng, dẹp ở đâu không cần biết, nhưng mà ở Lương Nhữ Học – quận 5, Sài Gòn thì vẫn sáng rực vào mỗi dịp Trung thu. Người ta vẫn rào rào ra đó mua đèn, coi đèn, chụp hình. Nhìn vào đó, vẫn vui vẻ gọi là phố Tàu giữa Sài Gòn. Sài Gòn không mất, phố Tàu cũng không mất. Và cũng đèn lồng như thế, treo thành cả dãy phố như thế, chúng ta vẫn gọi Hội An là phố cổ của Việt Nam. Hội An không mất. Việt Nam cũng không mất. Chúng ta chẳng phải lo gì chuyện này, vì cái phố cổ này, nếu không của Việt Nam thì là của ai?

    Vậy nên, suy đi tính lại rồi, hoàn toàn yên tâm được, tết đến, có thể treo các đèn Âu đèn Mỹ. Như thế còn hơn cảnh quyết không về thăm nước, rồi đến ngày tết lủi thủi một mình ăn bánh chưng mua siêu thị Tàu ở quận 13.
    Ch.e
    _________
    Thế giới vô thường quán chiếu đề sinh tử sự đại
    Vô hình hành nghiệp viễn ly tức chứng ngộ niết bàn

  2. #2

    Mặc định Không đốt vàng mã, lấy tiền làm từ thiện

    Không đốt vàng mã, lấy tiền làm từ thiện
    16/03/2011 19:13Ngân Anh
    Kích thước chữ:

    Từng rớt nước mắt trước cảnh tượng những học sinh nghèo không có tiền phải bỏ học, biết bao người dân không đủ ăn đủ mặc, cuộc sống lam lũ, khổ cực..., sau chuyến đi cứu trợ, phát quà nơi vùng sâu vùng xa ở miền Trung năm 1998, Thượng tọa Thích Duy Trấn, trụ trì chùa Liên Hoa- một ngôi chùa nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Thái Phiên, thuộc phường 8, quận 11, TP. Hồ Chí Minh đã trăn trở phải làm một việc gì đó để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

    Trở về thành phố, nhìn thấy cảnh nhiều người đốt vàng mã với những tập giấy còn đẹp hơn giấy học trò ở vùng đất mà ông vừa tới, Thượng tọa quyết định sẽ vận động người dân và các phật tử khi đến lễ chùa không sử dụng vàng mã để dành tiền làm từ thiện. Từ đó đến nay, chùa Liên Hoa đã 12 năm không đốt vàng mã.

    Cũng có nhiều người phản đối!

    Thượng tọa Thích Duy Trấn nhớ lại 12 năm trước, vào thời điểm mà ông quyết định sẽ làm một “cuộc cách mạng nhỏ” để thay đổi nhận thức và hành động của các phật tử, nhân dân khi đến lễ chùa.

    Đó là vào khoảng giữa năm 1998, Chùa Liên Hoa ra thông báo: Các phật tử khi vào chùa cúng vong linh, xin miễn đốt giấy tiền vàng mã để lấy số tiền chuẩn bị đốt chuyển thành tiền thật, cứu giúp bà con nghèo, học sinh vùng sâu vùng xa. Lò hóa vàng tại chùa được dỡ bỏ.

    Chùa cũng nhắc nhở các phật tử không dùng vàng mã để rắc rải trên đường.

    “Không phải không có nhiều người phản đối trước quyết định đó. Nhiều người thắc mắc tại sao chùa Liên Hoa cấm đốt trong khi ở các ngôi chùa khác việc đốt vàng mã là chuyện bình thường...”- Thượng tọa Thích Duy Trấn kể.

    Thầy nói, thầy không tránh khỏi cảm giác buồn khi ấy bởi nhiều người, nhiều phật tử đã chưa hiểu hết ý nghĩa của việc ông làm.

    Kiên trì giải thích, rằng trong Phật giáo không có quyển kinh sách nào ghi lại việc Phật dạy cúng vong linh hoặc khấn vái người quá cố thì phải đốt vàng mã. Tại Việt Nam cũng chưa thấy có sách nào nói đến nguồn gốc ra đời của tục đốt vàng mã, tiền âm phủ...

    Ngày này qua ngày khác, Thượng tọa Thích Duy Trấn quyết theo đuổi đến cùng việc làm mà ông cho rằng sẽ mang đến nhiều ý nghĩa cho cuộc đời. “Đừng dùng tiền thật để mua tiền giả!”- chỉ đơn giản vậy thôi, nhưng cái triết lý và tình người mà ông dùng để vận động nhân dân và các tăng ni phật tử quả thật đã mưa dầm thấm lâu.

    Cùng với việc vận động, những chuyến đi làm từ thiện mà Thượng tọa Thích Duy Trấn tổ chức đã khiến các phật tử nhận ra ý nghĩa và giá trị từ việc làm của nhà chùa. Không mua quá nhiều vàng mã, nhang đèn để đốt, họ đã sử dụng số tiền đó đóng góp vào quỹ từ thiện của chùa.

    Từ năm khởi đầu 1998, chùa Liên Hoa chỉ thu được gần 10 triệu đồng, qua nhiều năm sau số tiền cứ tăng dần theo thời gian và sự đồng thuận của lòng người.

    Đã qua 12 năm, từ số tiền tiết kiệm “không đốt vàng mã”, chùa Liên Hoa đã quyên góp được trên 6 tỉ đồng để làm từ thiện, giúp đỡ nhiều bà con có hoàn cảnh khó khăn, xây những ngôi nhà tình nghĩa, khoan giếng, làm nhà ở cho người nghèo, cấp học bổng cho học sinh nghèo hiếu học ở các vùng sâu, vùng xa...

    Hàng ngàn phần quà thấm đẫm nghĩa tình từ ngôi chùa nhỏ đã đến với biết bao con người bất hạnh, những số phận khó khăn luôn cần sự che chở, bao dung, giúp đỡ và sẻ chia từ cộng đồng.

    “Khi các phật tử đã giác ngộ, việc vận động trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn. Sau một vài năm đầu còn có những ý kiến phản đối, đến nay ai đặt chân đến ngôi chùa này cũng đã tự giác thực hiện.

    Hiện tại, nhà chùa đã không còn phải sử dụng đến biển hiệu "không đốt vàng mã" vì các phật tử về với chùa Liên Hoa đều chấp hành tốt việc này...” - Thượng tọa Thích Duy Trấn cho hay.

    Ngoài chùa Liên Hoa, với tư cách là thành viên Ban Hoằng pháp, nhiều năm qua, Thượng tọa Thích Duy Trấn cũng đã đến nhiều vùng đất, nhiều ngôi chùa để giảng đạo thuyết pháp cho các phật tử và trong những bài giảng của mình, ông luôn nhấn mạnh sự không cần thiết và vô nghĩa của việc sử dụng, đốt vàng mã, đồ mã tại các đền, chùa, nơi thờ tự...

    Nếu có một lời khuyên dành cho các tăng ni phật tử và đông đảo nhân dân, tôi chỉ muốn nói rằng: Mỗi người hãy cân nhắc kỹ trước mỗi việc mình làm. Chúng ta mua và đốt vàng mã, đồ mã quá nhiều để làm gì? Phải chăng để mong vong hồn người quá cố sớm siêu thoát? Nếu vì điều đó thì hãy dành thời gian tụng kinh niệm Phật và dành tiền bạc đó để làm từ thiện, có ý nghĩa cho cộng đồng. Hãy tin tôi, đã là Thượng tọa thì không bao giờ hướng dẫn phật tử đi sai đường cả... (Thượng tọa Thích Duy Trấn)


    Tới nhiều ngôi chùa ở Hà Nội, sao vàng mã vẫn đốt "quá trời"?

    Trong câu chuyện với chúng tôi, Thượng tọa Thích Duy Trấn tâm sự, trong chuyến ra Hà Nội đầu năm nay, ông đã có dịp tới một số ngôi chùa nổi tiếng, tận mắt chứng kiến cảnh tượng người dân sử dụng và đốt quá nhiều vàng mã, đồ mã với những mâm lễ chất cao ngồn ngộn, Thượng tọa không khỏi băn khoăn. Ông nói: “Sao người ta đốt quá trời vàng mã mà không bị nhắc nhở?”.

    “Hãy đặt một phép tính, nếu mỗi người chỉ đốt khoảng 20 ngàn đồng tiền vàng mã mỗi lần, với lượng đốt liên tục như tại nhiều ngôi chùa, đền, các điểm thờ tự... trong mùa lễ hội đầu xuân thì thử hỏi, số tiền thật bỏ ra mua tiền giả để đốt sẽ là bao nhiêu? Nếu số tiền đó được dùng để làm từ thiện thì sẽ có được biết bao nhiêu việc làm ý nghĩa!”- Thượng tọa nói.

    Mỗi năm hai chuyến đi làm từ thiện đến các vùng sâu, vùng xa vào tháng 7 và dịp cuối năm, chưa kể những chuyến đi cứu trợ đột xuất đến với các địa chỉ khó khăn cần giúp đỡ, với số tiền tiết kiệm từ việc không đốt vàng mã, Thượng tọa Thích Duy Trấn và các tăng ni, phật tử chùa Liên Hoa đã tìm đến nhiều mảnh đời bất hạnh để sẻ chia, cứu trợ.

    Cứ nhìn thấy những đứa nhỏ có nguy cơ phải bỏ học lại có sách, có bút để được vui vẻ cắp sách đến trường, những mảnh đời bất hạnh đã có mái nhà để che nắng che mưa..., Thượng tọa và các phật tử lại thấy trong lòng thật ấm áp và cảm nhận hết được ý nghĩa của việc làm này.

    12 năm, kể từ bước đi đầu tiên còn nhiều gian khó, đến nay ngôi chùa nhỏ vẫn giữ nếp đến những ngày lễ tết, chùa lại kêu gọi không đốt vàng mã để dành tiền làm từ thiện. Năm vừa qua, khi Chính phủ ban hành Nghị định về cấm đốt đồ mã nơi công cộng, Thượng tọa Thích Duy Trấn càng vững niềm tin hơn với quyết định và việc làm mà ông đã lựa chọn.

    Mong muốn nhân rộng việc không sử dụng vàng mã, đồ mã tại các đền, chùa, miếu, phủ và các điểm thờ tự... ở khắp mọi miền đất nước, những địa chỉ vẫn thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tới chiêm ngưỡng, lễ bái, Thượng tọa Thích Duy Trấn cho hay, khi còn có sức khỏe, ông vẫn sẵn sàng đi tới mọi nơi để vận động, tuyên truyền người dân.

    Thượng tọa cũng mong muốn với những việc mình đã làm, những kết quả đạt được của ngôi chùa nơi ông trụ trì, sẽ có nhiều hơn những phật tử trên khắp mọi miền đất nước, nhất là tại các vùng đất sâu xa, hẻo lánh hết lòng ủng hộ cách làm của ông. “Để không còn nhìn thấy quá nhiều những cảnh tượng đau lòng, những mảnh đời cơ nhỡ, bất hạnh khiến bất kỳ ai chứng kiến cũng không khỏi rơi nước mắt...”- Thượng tọa Thích Duy Trấn xúc động nói.

    Với những việc làm tích cực, những nỗ lực quên mình, năm 2006 Thượng tọa Thích Duy Trấn đã được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Năm nay, nhân dịp tổng kết 10 năm thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH trong cả nước, Thượng tọa cũng vinh dự được đón nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ VHTTDL.

    Theo: Báo Văn hóa
    Đánh dấu lên: Facebook | Twitter | Google |
    Thế giới vô thường quán chiếu đề sinh tử sự đại
    Vô hình hành nghiệp viễn ly tức chứng ngộ niết bàn

  3. #3

    Mặc định

    Lên đồng ở trung tâm văn hóa Pháp

    TP - Một thanh niên nhỏ bé trắng trẻo tỏ ra vô cùng phấn khích. Cứ thay một giá đồng là anh lại giảng giải tỉ mỉ cho người xung quanh. Hỏi sao biết rõ thế, anh đáp: “Em là một thanh đồng”.


    Trình diễn lên đồng ở Trung tâm văn hoá Pháp . Ảnh: Nguyễn Hoàng

    Cuộc tọa đàm và trình diễn “Lên đồng - bảo tàng sống của văn hóa Việt” (tại L’Espace, tức Trung tâm văn hoá Pháp, Hà Nội 23-2), khán phòng gần 300 chỗ chật kín. Phía sảnh bố trí màn ảnh truyền hình trực tiếp, người xem quây chặt, ban đầu đứng, sau ngồi bệt xuống sàn. Khán giả có người già người trẻ, người nước ngoài.

    Những người hầu đồng đích thực có lẽ đều mong được xã hội thừa nhận, không bị kì thị, đánh đồng với mê tín dị đoan hay trục lợi. Vì thế có dịp xuất hiện ở một trung tâm văn hóa lớn có lẽ là điều thật ý nghĩa với họ. Một thanh đồng còn mở hầu bao góp một phần chi phí cho chương trình.
    Đây không phải lần đầu GS N
    gô Đức Thịnh đăng đàn nói về giá trị của lên đồng, nhưng vấn đề này vẫn mới lạ với nhiều người. GS Thịnh nhắc lại, lên đồng hay hầu đồng là một nghi lễ của Đạo Mẫu Việt Nam. Mục đích của hầu đồng là cầu sức khỏe, quan lộc, may mắn, cả cầu tự. Đạo Mẫu và lên đồng kêu gọi sống đẹp, ứng xử đúng đắn với mẹ tự nhiên, và là những bài học văn hóa, lịch sử, một hình thức trình diễn văn hóa nghệ thuật độc đáo.

    “Lên đồng - bảo tàng sống của văn hóa Việt” chính là nhận định của một học giả nước ngoài. Lên đồng tái hiện các vị thần, các nhân vật lịch sử, tái hiện văn hóa các vùng miền. Xem một buổi thấy được nhiều điều về văn hóa Việt. Giống như vào bảo tàng, mà là bảo tàng sống, và vì vậy cần giữ gìn.

    Theo GS Thịnh, lên đồng xứng đáng là di sản được UNESCO công nhận, song hiện nay chưa nên đề nghị vì ngay trong nước còn chưa đồng thuận. Các quan điểm khác nhau đều có cơ sở, vì lên đồng nhiều khi bị lợi dụng làm cho biến tướng.

    Câu hỏi đặt ra là khi nào lên đồng được chấn chỉnh về đúng nghĩa của nó để xã hội tin tưởng, không mang màu sắc mê tín dị đoan.

    Màn trình diễn sau tọa đàm làm không khí càng nóng. Sân khấu do Nguyễn Mạnh Đức, Trần Thế Kôi thiết kế huyền ảo như một điện thờ. Ba thanh đồng Trần An Đức Hạnh, Lê Văn Thương, Nguyễn Tiến Bình phục trang lộng lẫy, múa say sưa trong tiếng đàn, tiếng hát của cung văn, được vỗ tay không ngớt.

    Anh Nguyễn Quang Thạch, người được biết đến với những dự án mang sách cho nông dân, về nông thôn, cho biết: “Tôi đã đọc nhiều bài thơ mang tính giáo huấn Mẫu ban cho người quê tôi. Nhớ nhất là có ông quan được Mẫu răn Làm quan ngươi quá hám tiền/ Đến khi dân oán trạch điền còn không?.

    Theo tôi đạo Mẫu được đại chúng quan tâm vì nó rất gần gũi. Tôi đến cuộc này để xem ứng xử của người dân đối với văn hóa tâm linh thuần Việt như thế nào, vì cuộc này không có hoạt động cầu may giải hạn gì cả”.

    Nguyễn Hoàng Diệu Thủy

    http://www.tienphong.vn/Van-Hoa/5290...-hoa-Phap.html
    Thế giới vô thường quán chiếu đề sinh tử sự đại
    Vô hình hành nghiệp viễn ly tức chứng ngộ niết bàn

  4. #4

    Mặc định

    Tết: Chùa có thể đi trước trong việc phục hồi y phục truyền thống dân tộc?




    Y phục truyền thống dân tộc được nói đến ở đây là áo dài khăn đóng dành cho nam giới, mà trước đây, ở miền Nam, gọi là quốc phục.



    Áo dài khăn đóng dành cho nam giới, ngoài vẻ trang nghiêm như áo tràng lam, còn đậm đà bản sắc dân tộc và thể hiện sự trang trọng đặc biệt trong ngày lễ Tết

    Áo dài khăn đóng nam giới trước năm 1975 được giới Phật tử sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong các dịp lễ Tết.

    Trên pháp tòa chùa Xá Lợi, trụ sở của Hội Phật học Nam Việt, thường thấy các vị cư sĩ mặc áo dài khăn đóng, thường là màu xanh dương, đăng đàn thuyết pháp, hành lễ.

    Mãi tới gần đây, một số cư sĩ cao niên hội viên Hội Phật học Nam Việt cũ vẫn mặc áo dài khăn đóng trong các khóa lễ Phật đản, phong thái rất uy nghi, trang trọng.

    Điều đáng tiếc là ngày nay, tại TP.HCM chiếc áo dài khăn đóng dành cho nam giới hầu như không còn được thấy nữa, kể cả ở các cụ ông cao tuổi và trong ngày Tết.

    Dịp Hội nghị Apec được tổ chức tại Hà Nội, chúng ta vui mừng được thấy các nhà lãnh đạo quốc tế dự họp mặc áo dài truyền thống Việt Nam dành cho nam giới (nhưng không đội khăn đóng).

    Tuy đó là một dấu ấn phục hồi y phục truyền thống dân tộc dành cho nam giới, thế nhưng, đó chỉ là một điểm nhấn hình thức. Việc phục hồi đã không mở rộng ở cấp độ rộng rãi hơn, ngoại trừ một số lễ nghi đặc biệt như Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch).

    Nhưng điều lạ, là xem hình ảnh các chùa Việt ở Mỹ, Canada, lại có thể thấy hình ảnh người cư sĩ mặc quốc phục đi chùa lễ Phật, kể cả mặc khi di chuyển ngoài đường, lái xe hơi, điều hầu như không thể đối với áo tràng lam.

    Thế thì, tại sao giới cư sĩ Phật giáo Việt Nam trong nước lại không thể đi đầu trong việc phục hồi áo dài khăn đóng truyền thống của dân tộc, trước hết là ở các cụ ông cao tuổi và những bé trai ở lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học.

    Áo dài khăn đóng dành cho nam giới, ngoài vẻ trang nghiêm như áo tràng lam, còn đậm đà bản sắc dân tộc và thể hiện sự trang trọng đặc biệt trong ngày lễ Tết.

    Một điểm thuận lợi nữa là, như đã nói, nếu như áo tràng lam thường chỉ mặc trong chùa, thì áo dài khăn đóng có thể mặc đi lại trên đường phố.

    Tuy nhiên, việc phục hồi vẫn còn khó khăn. Nếu không đẩy nhanh được tiến độ, áo dài khăn đóng nam giới, y phục cổ truyền ngày lễ của dân tộc dần dần chỉ còn trên mặt báo, các chương trình video… mà thôi.

    Việc đẩy mạnh phục hồi dạng y phục truyền thống dân tộc này có thể bắt đầu từ việc lễ chùa ngày Tết.

    Các vị cư sĩ nam giới giữ nhiệm vụ tri khách ngày Tết có thể mặc áo dài khăn đóng trước hết ở chùa.

    Áo dài khăn đóng nam giới đánh dấu sự khác biệt của ngày Tết, ngày lễ trong chùa so với ngày thường và đó là một nét nhấn cho sự gắn bó giữa Phật giáo Việt Nam và truyền thống dân tộc.

    Nếu tiến trình phục hồi thuận lợi, từ các ngôi chùa, ngôi đình, áo dài khăn đóng trở nên quen mắt hơn, xuất hiện nhiều hơn sẽ là một bước tiến trong việc gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

    MINH THẠNH

    ---
    Thế giới vô thường quán chiếu đề sinh tử sự đại
    Vô hình hành nghiệp viễn ly tức chứng ngộ niết bàn

  5. #5

    Mặc định

    chuyện kể rằng, phái bộ Phan Thanh Giản sang Pháp điều đình để chuộc lại ba tỉnh miền đông Nam Kỳ, Biên Hòa Gia Định Định Tường,khi tàu chở phái đoàn đến kinh đào Suez, thì người ta vào hỏi chánh xứ Phan Thanh Giản, quốc kỷ của Vương Quốc Đại Nam để treo lên chào đón, thì quan chánh xứ mới hay rằng Nam Triều không có quốc kỳ, nhưng ông nhanh trí, đưa cái khăn gói đồ của mình, màu đỏ có 4 chữ nho màu vàng Đại Nam Khâm Sứ, thế là cờ được treo lên, với những phát đại pháo chào đón. Khi Phan Thanh Giản về nước kể lại cho vua Tự Đức, thì vua vỗ gối cười lớn. Nhưng rồi Vương Quốc Đại Nam cũng không có quốc kỳ chính thức, ngoài cờ long tinh, với hai làn vàng và một làn đỏ ở giữa, và chỉ treo nơi vua ngự đến. Phải đến chính phủ Trần Trọng Kim, Việt Nam mới có quốc kỳ đầu tiên là cờ quẻ ly, là lá cờ vàng với ba sọc đỏ, nhưng sọc đỏ ở giữa gồm hai phần của hình quẻ ly. Sau này biến thành ba sọc đỏ liền nhau như hình quẻ càn, của chính phủ Sài Gòn. Như vậy từ khi tiếp xúc với lá quốc kỳ, thì gần 1oo năm sau Việt Nam mới có quốc kỳ chính thức. Có phải chăng vì quốc kỳ là sản phẩm của truyền thống văn hóa Tây phương.

    cũng vậy, khi một nhà ngoại giao VN sau này kể chuyện trình quốc thư ở một nước nào đấy, mà nước chủ nhà đòi hỏi người trình quốc thư phải mặc lễ phục, quốc phục, mà VN mình chưa có quy định về quốc phục, nên phải mướn bộ lễ phục của Tây phương với hai cái đuôi lòng thòng, cho đúng quy định với nước chủ nhà mà không phạm quy định của nhà nước ta (?). Vậy thì từ lúc ấy đến giờ, nhà nước ta có quy định về quốc phục ít ra là trong những trường hợp như vậy hay chưa, hay là quy định về quốc phục lại cũng là sự quan tâm của một nước ngoại quốc nào đó (không biết có phải là một nước Tây phương hay không) chứ không phải là quan tâm của nước Vn mình? Nhưng mà phải cẩn thận, nên sưa lại là lễ phục truyền thống, hay áo quần truyền thống, chứ không nên gọi là quốc phục, nhở có kẻ nào duy tâm mê tín lại độc mồm độc miệng lại 'cắt nghĩa đùi' là 'quốc mà phục ai' thì ...
    Thế giới vô thường quán chiếu đề sinh tử sự đại
    Vô hình hành nghiệp viễn ly tức chứng ngộ niết bàn

  6. #6

    Mặc định

    Lễ tưởng niệm Nhị Vị Trưng Nữ Vương
    Trưa ngày thứ Bảy 12 tháng 3 năm 2011 vừa qua, Hội Cao niên vùng Hoa Thịnh Đốn với sự phối hợp của các Hội Ái Hữu Cựu Nữ Sinh Trung học Gia Long miền Đông Hoa Kỳ, Trưng Vương và Sương Nguyệt Ánh, Đoàn Nữ Hướng đạo Trưng Vương và sự yễm trợ tích cực của Cộng đồng Việt Nam vùng Washington D.C, Maryland và Virginia và Liên hội Cựu Chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa vùng Hoa Thịnh Đốn và phụ cận, đã tổ chức “Lễ Tưởng Niệm Nhị Vị Trưng Nữ Vương” tại Jewish Center, Annandale, Virginia. Hà Vũ đã đến dự buổi lễ và ghi lại một số chi tiết trong chuyên mục Sinh hoạt Cộng đồng tuần này.
    Hà Vũ - VOA | Washington DC Chủ nhật, 20 tháng 3 2011

    [IMG]http://media.voanews.com/images/480*300/hai-ba-trung.JPG[/IMG]

    Lễ tưởng niệm Hai Bà Trưng ở Virginia, 12/3/2011
    Chia sẻ
    Digg
    Yahoo Buzz
    Facebook
    del.icio.us
    StumbleUpon
    Tin liên hệ
    Viet Toon ra mắt 10 tấm bưu thiếp đầu tiên Việt Nam Anh Hùng
    Hội Từ thiện Tình thương Virginia đãi người không nhà ăn trưa
    Hội Cựu Sinh viên Quốc Gia Hành Chánh miền Đông Hoa Kỳ
    Quỹ Trẻ em Việt Nam
    Lễ tưởng niệm Hai Bà Trưng được Hội Cao niên vùng Hoa Thịnh Đốn liên tục tổ chức hàng năm đã hơn 30 năm nay. Tuy nhiên ít khi lễ được tổ chức vào một ngày chính xác và cố định như ở Việt Nam trước đây. Cụ Nguyễn Đình Kỳ, Hội trưởng của Hội cho biết:

    “Thông thường cứ vào tháng 3 Dương lịch, tức tháng 2 Âm lịch, ngày giỗ Hai Bà Trưng vào ngày 6 tháng 2 nhưng mình đâu có làm vào ngày thường được thành ra cứ phải chọn ngày thứ Bảy nào gần nhất như hôm nay là ngày thứ Bảy 8 tháng 2 Âm lịch, quá mất 2 ngày.”

    Đây là một lễ hội được tiến hành theo nghi thức cổ truyền có tại Việt Nam trước năm 1975. Gs Kim Oanh người phụ trách hướng dẫn các nghi thức trong buổi lễ cho biết:

    “Lễ này là nhờ một cụ ông ngày xưa, hiện cụ đã mất rồi, cụ đã tìm và viết ra tất cả mọi chuyện tế lễ. Chúng tôi đơn giản hóa lại và làm đúng theo như thời xưa ở Việt Nam. Cũng tế, cũng đi lên đi xuống và cũng bước theo nhịp. Ngoài ra có hai bà cầm đèn vì thời xưa không có đèn điện nên khi đi lên tế hai bà phải cầm đèn để soi bước cho người ta đi. Và có trầu rượu, rước trà, rước rượu, hương hoa, đọc sớ để nói lại gương của Hai Bà.”

    Bà Dung tự là Tiểu Lam người được phân công phụ trách đọc sớ rất thận trọng và thành khẩn trong vai trò của mình vì Hai Bà Trưng là những vị thánh được Bà thờ phượng tại nhà. Bà nói:

    “Mỗi một năm như thế này trước khi đi tôi đã xin lệnh các bà ở nhà rồi tôi mới đi. Năm nào cũng như năm đó tôi đóng vai xướng tế, đọc chúc thì đúng hơn. Tất cả chúng ta đều nghĩ rằng trên có Phật, có Chúa, dưới có Thánh. Các Ngài, nhị vị Trưng Nữ Vương đã hiển thánh rồi. Mình phải nhớ đến tổ tiên của mình vì đó là những vị anh hùng của đất nước. Hai nữa là tôi có cái đền, tôi thờ Hai Bà ở nhà nữa. Trước khi đi tôi cũng xin hai Bà cho con làm tròn bổn phận. Năm nào tôi cũng là người đọc Chúc. Cái gì chớ nói về vấn đề tâm linh tôi rất sợ. Tôi có thể không sợ trần gian nhưng tôi sợ Thánh. Nói về tâm linh thì ai cũng biết cả chúng ta sống trên cõi đất này còn phải có thần thánh chứ đừng tưởng mình ở đây là ghê gớm lắm rồi nhưng không có đâu. Thành ra tôi làm bất cứ việc gì tôi phải xin phép, tôi xin bề trên, các Ngài. Nếu là đạo Thiên Chúa thì họ xin Thiên Chúa nhưng tôi đạo Phật nên tôi xin Phật. Tôi thờ Thánh, tôi xin Thánh cho con làm tròn bổn phận để xứng đáng là con Rồng, cháu Tiên, không quên nguồn gốc.”

    Em Thi lần đầu tiên đóng vai Trưng Trắc qua sự giới thiệu của bạn bè cho biết cảm nghĩ của em khi đóng vai anh hùng dân tộc như hai chị em bà Trưng:

    “Cháu cảm thấy rất hồi hộp không biết mình có diễn tả được đúng như hồi đó hay không. Thật cảm thấy hãnh diện và vinh hạnh được đóng vai một người đã giúp nước đánh thắng được giặc.”

    Em Thi kể tiếp về những nỗ lực của em trong thời gian luyện tập về võ thuật để có thể múa kiếm đấu với những em thủ vai lính của Thái Thú Tô Định.

    “Để đóng vai trò như vậy, có một trường Wu shu, người dạy Wu shu giúp cháu biểu diễn múa kiếm như thế nào, phải đứng như thế nào, mặt như thế nào rồi cháu mới làm. Khi nào rãnh cháu tập vì họ ở xa không thể đến nhiều được nhưng chúng cháu cũng tập với nhau khoảng chừng 3 lần, còn phần còn lại chúng cháu phải tự nhớ và tự tập một mình.”

    Em Châu đóng vai Trưng Nhị cho biết đã tìm trên các trang mạng để biết Hai Bà Trưng là ai.

    “Trước lễ này con cũng biết sơ mấy chuyện của Hai chị em. Con chỉ biết được là Hai chị em bị Tàu vô giết gia đình. Sau đó lấy lính đánh Tàu làm vua được ba năm trước khi tự tử.”

    Em Châu nói thêm về việc tập dượt để làm lễ:

    “Không có tập chung nhiều mà tập một mình ở nhà, chỉ gặp được hai lần trong chỗ múa đó.”

    Trong buổi lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng năm nay, giới trẻ thủ đô Washington D.C và vùng phụ cận tham dự phần lớn là cái em hướng đạo sinh, các thành phần trẻ khác có mặt rất ít. Tuy nhiên ban tổ chức cũng đã nhờ cô Emy Trang, Tiến sĩ làm việc cho Fairfax County đọc bài giới thiệu công đức của Hai Bà Trưng bằng tiếng Anh ngoài việc phân phát tài liệu viết bằng song ngữ Anh-Việt.

    Cụ Nguyễn Đình Kỳ, Hội trưởng Hội Cao Niên và quý vị trong ban tổ chức đều có mối ưu tư là làm sao cho thế hệ trẻ Việt Nam tại hải ngoại biết được lịch sử Việt Nam cũng như giữ gìn văn hóa Việt Nam, nhất là khi thế hệ người Việt Nam đặt chân lên nước Mỹ và các nước khác sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 trên thế giới qua đi.

    Cụ Nguyễn Đình Kỳ tâm sự:

    “Vấn đề khó là bây giờ các sách tiếng Việt giới trẻ không đọc được. Vì thế vấn đề xuất bản sách tiếng Việt rất là khó khăn bởi vì chỉ những người lớn tuổi như mình mới đọc được thôi. Nhưng những người lớn tuổi như mình tiền nong cũng cạn rồi, không mua được sách, mua sách nhiều quá không mua nổi. Các em đi làm có tiền mua được nhưng đâu có đọc được thành ra vấn đề xuất bản sách tiếng Việt bên này rất khó khăn.”

    Cụ Nguyễn Đình Kỳ cho rằng mặc dù hội nỗ lực để gởi giấy mời, đăng trên báo nhưng sự tham dự của giới trẻ muốn được đông đảo cần có sự hợp tác của các bậc cha mẹ, các vị huynh trưởng hướng dẫn các đoàn thể.

    “Thế hệ trẻ không ai dẫn đi, không ai giải thích, ở nhà chưa chắc đã có ai giải thích Hai Bà Trưng là ai không. Mình bao giờ cũng mong có giới trẻ đến, nhưng giới trẻ đến một lần thấy nhạt nhẻo họ cũng chán, họ bảo sao tế rườm rà quá. Giấy tờ để đây không ai lấy mà đọc cả, đành chịu.”

    Bà Dung, phụ trách phần đọc sớ trong buổi lễ cho rằng bố mẹ cần khuyến khích con cái tham dự những lễ hội cổ truyền như thế này:

    “Đó là do mỗi gia đình, bố mẹ bắt thì con phải làm theo. Tôi muốn nhiều người nên khuyên các con cái đến. Dù nó không thích nhưng mình phải làm sao để nó đến dự với mình. Biết nó không thích nhưng phải cố gắng làm.”

    Một khách mời có nhận xét về sự tham dự của các bạn trẻ trong ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng năm nay:

    “Tôi thấy ban tổ chức cũng chú ý nên có một cô trẻ lên giới thiệu bằng tiếng Anh và có những em tham gia lễ Hai Bà Trưng là những em sinh viên học sinh và hướng đạo trẻ tuổi. Tôi nghĩ đó cũng nhờ cha mẹ khuyến khích, giúp các em có thể đến được một cách dễ dàng.”

    Giáo sư Kim Oanh phụ trách phần nghi thức của buổi lễ cho biết trong tương lai những phần này sẽ do các em trẻ tuổi phụ trách:

    “Thường thường tế như thế này tôi chọn những người lớn tuổi cho nghiêm túc nhưng hướng đạo chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các em phải tham gia trong đó vì khi mình đi qua bên kia thế giới thì không ai biết và những tài liệu như thế này rất quan trọng bởi vì sử của chúng ta oai hùng thì mình muốn những người trẻ hiểu được nước Việt Nam ta như thế nào. Pháp có Jeanne d’Arc thì Việt Nam ta có Hai Bà Trưng.”

    Chuyên mục Sinh hoạt Cộng đồng Việt Nam vùng Washington xin được kết thúc ở đây. Chúng tôi ước mong được đón nhận những tin tức về sinh hoạt cộng đồng từ những hội đoàn, những tổ chức kinh tế, xã hội, văn hóa và từ thiện cũng như của các cá nhân thuộc Washington D.C và vùng phụ cận. Xin gởi e-mail đến địa chỉ vietnamese@voanews.com với tiêu đề gởi sinh hoạt cộng đồng vùng Washington. Hà Vũ sẽ liên hệ với quý vị.

    -----------
    Thế giới vô thường quán chiếu đề sinh tử sự đại
    Vô hình hành nghiệp viễn ly tức chứng ngộ niết bàn

  7. #7

    Mặc định

    bàn góp:

    KHÔI PHỤC VIỆC DẠY CHỮ HÁN TRONG NHÀ TRƯỜNG -KÌ VỌNG HAY ẢO VỌNG ?



    Khải Nguyên

    02 tháng 04 năm 2011



    Ít lâu nay, một số người đặt vấn đề cần phải dạy chữ Hán trong trường phổ thông. Mới đây, báo Tuổi Trẻ cuối tuần số 25/2010 (ra ngày 27-6-2010) có bài “Cần khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường”(*). Bài báo nêu lên tình trạng dùng tiếng Việt sai “khủng khiếp” trên các phương tiện thông tin đại chúng nước ta hiện nay, và ngay cả với nhiếu sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng vậy (không ít trong số này sẽ là người viết văn, viết báo, biên tập viên,... ).

    Tác giả bài báo cho rằng: “Những sai lầm yếu kém trên sẽ không có nếu học sinh được học chữ Hán, có thói quen tra từ điển Hán-Việt và tiếng Việt” và “bây giờ nói đến sự gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt chính lại là phải học chữ Hán”(những chỗ nhấn mạnh ở các đoạn trích là của K.N.).

    Ông nhắc lại việc hồi Pháp thuộc chữ Hán vẫn được dạy trong nhà trường (từ sau khi chính quyền thực dân bãi bỏ các kì thi chữ Hán cho đến tháng 3-1945 –Pháp bị Nhật hất cẳng). Ông cho rằng: “Tuy số tiết học rất ít ỏi nhưng cũng đủ cho người học hiểu được chữ Hán, không dùng sai, viết sai tiếng Việt và để tinh thần truyền thống qua thứ chữ ấy góp phần tạo nên cốt cách con người ”.



    * Trước hết nói về việc khôi phục dạy chữ Hán trong trường với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

    Rõ ràng nước ta cần một số người, càng nhiều càng tốt, nắm vững (chuyên sâu) chữ Hán, chữ Nôm để nghiên cứu và khai thác kho tàng thư tịch Hán Nôm còn lại trong nước và ngoài nước. Còn việc cho học đại trà chữ Hán trong trường lại là chuyện khác.

    Thực ra thì việc học chữ Hán trong trường thời thuộc Pháp thường chẳng đi đến đâu. Chẳng những khó mà “đủ cho người học hiểu được chữ Hán”; (-nếu có ai sau khi ra trường có thể ít nhiều sử dụng được chữ Hán thì đều là do học thêm ở nhà, ở lớp riêng,...; nhiều người thân, người quen của tôi là những dẫn chứng cụ thể); mà cũng khó để “đủ cho” “không dùng sai, viết sai tiếng Việt”. Người viết bài này từng được học chữ Hán trong trường mấy năm, xin thú thật rằng chẳng giúp gì cho việc nắm vững tiếng Việt; chẳng hạn, chẳng phải nhờ vậy mà không lẫn điểm yếu với yếu điểm, cứu cánh với cứu giúp, đính hôn với thành hôn,... như được dùng vô tội vạ hiện nay mà tác giả bài báo nói trên nhắc đến. Điều này cùng những điều khác cần cho việc viết văn, viết lách nói chung, ngoài việc tự trang bị là chính qua việc học hỏi trong sách báo và ngoài đời, phải kể đến tác dụng của việc dạy tiếng Việt, ngày trước! Ngày trước, khi gặp một từ, ngữ mới hoặc khó, nhất là từ Hán Việt, thầy giáo thường giải thích kĩ, có khi phân tích từng thành tố,... Học sinh được giảng và được hỏi về những từ đồng âm, đồng nghĩa, phản nghĩa. Trước khi giảng văn, bao giờ cùng giảng kĩ từ và ngữ. v.v... Những điều này, ngày nay -từ khi có chế độ giáo dục mới, người ta cho là “lối cũ” phanh phui chữ nghĩa kiểu ông đồ Tây; giảng văn là giảng ý tưởng và tư tưởng, nhất là tư tưởng! Vậy đó.

    Cho nên, thay vì đưa tiếng Hán dạy trong trường, hãy có cách dạy tiếng Việt cho chu đáo. Từ sách giáo khoa, cách giảng dạy trên lớp cho đến sinh hoạt ngoại khoá. Từ điển tiếng Việt dùng cho học sinh không nên quá giản tiện. Chẳng hạn, trong một cuốn như thế đã diễn giải: yếu điểm = (điểm) quan trọng, (điểm) cốt yếu, thế thôi! Lẽ ra nên giảng kĩ một chút: “yếu” ở đây là tiếng Hán Việt có nghĩa khác với “yếu” tiếng thuần Việt vốn đồng nghĩa với “nhược” tiếng Hán Việt, v.v... Về phía người dạy, cũng cần cho học sinh biết thêm: cấu tạo từ “yếu điểm” (theo cách của tiếng TQ) khác với cấu tạo từ “điểm yếu” (theo cách của tiếng Việt); chẳng phải bao giờ việc đảo âm tiết cũng giữ nguyên nghĩa như, chẳng hạn, “thuộc Pháp” với “Pháp thuộc” (cách tạo từ khác nhau và, đúng ra, cũng có chỗ khác biệt khá tế nhị). Học sinh các thế hệ từ chúng tôi trở về trước biết ơn những người đã soạn các sách giáo khoa (các môn quốc văn, cách trí, sử kí và địa lí, luân lí, ... của các lớp Đồng ấu, Dự bị, Sơ đẳng) –các ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đỗ Đình Phúc, Đỗ Thận,... Các ông soạn rất cẩn trọng. Từ ngữ chuẩn; những từ có khác biệt giữa ba miền đều có chú dẫn; giải nghĩa chu đáo. Câu cú gọn ghẽ, trong sáng. Các dấu câu rạch ròi; phân biệt ngoặc đơn trong với ngoặc đơn ngoài: [... (...)... ], ngoặc kép trong với ngoặc kép ngoài: << ... “... ”... >> {Những chuyện này, ngày nay chúng ta chẳng để tâm, nhưng người Trung Quốc lại rất chú trọng trong những tài liệu bằng tiếng Việt của ban tiếng Việt đài phát thanh Bắc kinh trước kia}. Các chỗ viết hoa khi cần và những tên người, tên đất,... không bao giờ viết tùy tiện. Trong một bài luân lí về nghĩa tình kể chuyện “kết nghĩa vườn đào”, các ông viết (rất đúng): Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi (trong khi ngày nay người ta cứ viết: Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi, hoặc đỡ tệ hơn: Lưu Bị, Quan Vân Trường, Trương Phi!). Báo chí, những tờ nghiêm chỉnh về chữ nghĩa, Nam Phong, An Nam tạp chí, Phong Hoá, Ngày Nay, Tao Đàn, Tri Tân, Thanh Nghị, Tiếng Dân,... giúp rất nhiều cho việc trau dồi tiếng Việt; có tờ còn có mục giải nghĩa từ và ngữ tiếng Việt. Thử hỏi sách giáo khoa tiếng Việt ngày nay để lại dấu ấn gì, hiệu quả gì đến lớp lớp thế hệ học sinh? Báo chí ngày nay, kể cả báo nói và báo hình, đã giúp gì cho việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? hay là tiếp thêm cho sự tùy tiện trong việc dùng từ, dùng dấu câu, cách diễn đạt, cả việc “Anh hoá”!

    Thời thuộc Pháp, tiếng Việt trong trường chỉ được coi là môn chính ở ba lớp đầu của cấp tiểu học, còn sau đó chỉ là môn phụ được dạy một hoặc hai tiết mỗi tuần, song các thầy giáo dạy các trường “gia đình”, trường làng (hương sư), các thầy dạy tiếng Việt-môn phụ ở các lớp mà tiếng Pháp thống lĩnh vẫn truyền được cho học sinh hiểu và yêu tiếng Việt. Ngày nay, tiếng Việt thống lĩnh mà phải ước “bao giờ cho được như ngày xưa” sao?!

    Tác giả bài “Cần khôi phục...” còn nêu gương người Nhật, người Hàn tuy đã sáng tạo ra chữ viết riêng của họ vẫn bắt buộc học sinh học một số lượng chữ Hán nhất định.

    Chúng ta cần noi gương người Nhật, người Hàn về nhiều mặt, song không phải chuyện này. Chữ Nhật, chữ Hàn hiện đại vẫn là thứ chữ “vuông” như chữ Hán; và dường như sự sáng tạo chữ viết của riêng họ cũng do ảnh hưởng từ chữ Hán. Hiện nay, trong tiếng Nhật, tiếng Hàn vẫn lẫn ít nhiều chữ Hán; trên phim truyền hình của họ thỉnh thoảng vẫn thấy. (Được biết cụ Phan Bội Châu trước đây thường dùng chữ Hán bút đàm với người Nhật). Tình hình này khiến cho việc dạy chữ Hán trong các trường của họ ít gặp trở ngại. Chữ Việt của chúng ta đã latinh hóa, rất xa lạ với các thứ chữ vuông. Chữ Hán lại khó học; học tiếng TQ hiện đại để kiếm việc, để làm ăn thì có thể nhiều người theo; còn học chữ Hán (Hán Việt) để “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” thì e rằng khó được hưởng ứng. Còn nhớ những năm hoà bình mới lập lại trên miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, những năm mà cảm tình của dân ta đối với TQ rất cao, rất thắm thiết, vậy mà việc học Trung văn đối với học sinh rất là gượng ép vì khó vào, so với việc học Nga văn, tuy tiếng Nga cũng khó. Năm 1958, ở trường phổ thông cấp ba Liên khu Ba, trường duy nhất của cả liên khu gồm 5 tỉnh, có học sinh đã viết lên tường nhà vệ sinh “Học tiếng Tàu ngán quá. Đả đảo Tàu văn!”. Không nói khía cạnh tư tưởng (có vấn đề?) trong chuyện này; chỉ xét khía cạnh khó hấp dẫn của việc học chữ Hán. Việc học Trung văn hiện đại khác với việc học chữ Hán, có thể nói là dễ hơn, ít rắc rối hơn về mặt ngữ nghĩa mà yêu cầu ứng dụng vào tiếng Việt ắt phải đòi hỏi.

    Biết ngoại ngữ cũng giúp thấu hiểu tiếng mẹ đẻ, nhưng phải là thật sự biết những điều cơ bản, chứ không lơ mơ. Cần khuyến khích, tiến tới bắt buộc, học sinh phải biết ít nhất là một ngoại ngữ (không nhất thiết tiếng Anh). Họ có nhiều lựa chọn; họ có thể chọn Trung văn nhưng khó mà chọn chữ Hán. Để học sinh nắm vững từ và ngữ tiếng Việt, thay vì bắt học chữ Hán, có thể giải quyết bằng cách tăng cường giải nghĩa ở những nơi, những lúc cần thiết hoặc thích hợp, trước hết là trong chương trình dạy tiếng Việt ở nhà trường.

    Tác giả bài báo khẳng định: “Nếu chúng ta kiên quyết, kiên trì đưa chữ Hán vào chương trình phổ thông, tiếng Việt của chúng ta sẽ giàu có hơn, trong sáng hơn, ít bị sai hơn”. Xin được phép hoài nghi! Giả sử sau khi học xong trung học, học sinh nắm được thấu đáo chữ Hán (khó lòng!) thì tiếng Việt cũng khó mà “trong sáng hơn, ít bị sai hơn” nếu vẫn dạy và học như lâu nay, nếu các nhà chức năng, chức trách vẫn thả lỏng hoặc buông xuôi, nếu người ta vẫn “đối xử” tùy tiện và vô trách nhiệm trên các phương tiện truyền thông đại chúng,... Còn để tiếng Việt “giàu có hơn” thì trong quá trình hội nhập thế giới cần biết tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa thế giới và Việt hoá chúng, trước hết là tiếng Anh. Nói học chữ Hán để nắm tiếng Việt thì ai cũng hiểu rằng chủ yếu là để nắm tiếng Hán Việt mà nhiều từ và ngữ đã vượt ra ngoài khuôn khổ chữ Hán rồi; điều này đòi hỏi các từ điển tiếng Việt, các sách dạy tiếng Việt phải diễn giải các từ ngữ Hán Việt kĩ lưỡng hơn, nhuần nhị hơn.



    * Bây giờ xin bàn sang chuyện chữ Hán và “cốt cách con người”.

    Theo tác giả bài báo, người học “hiểu được chữ Hán” thì “tinh thần truyền thống qua thứ chữ ấy góp phần tạo nên cốt cách con người”.

    “Tinh thần truyền thống” qua chữ Hán là sao? Là tinh thần dạy và học như của các nhà nho xưa chăng? Tinh thần ấy ở ta, nhiều nhà nho như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã nói đến rồi, cùng một dòng suy nghĩ với nhiều người Trung Quốc duy tân, như Lỗ Tấn, Lương Khải Siêu từng lên án là nguyên nhân khiến nước Tàu yếu hèn. Là tinh thần cổ học phương Đông chăng? Ngày nay, một chủ đề được ưa nói đến: văn minh phương Tây muốn “quay về phương Đông”, muốn tìm hiểu và khai thác những kho tàng về ý tưởng, tư tưởng, tâm linh xưa. Đây là cả một vấn đề lớn, đòi hỏi nghiên cứu chuyên sâu ở tầm những công trình “Đông phương học”. Mà nắm được chữ Hán một cách uyên thâm chỉ mới là một điều kiện, dù là điều kiện cốt yếu. Vậy học chữ Hán trong trường phổ thông có thể “hiểu được chữ Hán” đến đâu? đủ để cho “tinh thần truyền thống” ấy phát huy tác dụng chưa?

    “Tạo nên cốt cách con người” là sao? Có phải như ông đã khẳng định: nếu đưa được chữ Hán vào trường phổ thông “Chúng ta sẽ có được thế hệ người Việt Nam mới: hiện đại, giàu có, mạnh mẽ, nhưng cũng uyên thâm cổ học, biết cắm rễ tri thức của mình vào mạch nguồn phương Đông và dân tộc, biết sống thung dung theo đạo học phương Đông và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc” chăng?

    Hẳn là tác giả bài báo không cho rằng chữ Hán sẽ giúp tạo nên “người Việt Nam mới: hiện đại, giàu có, mạnh mẽ”, mà nhấn vào vế sau “uyên thâm cổ học,... ”. Để trở thành uyên thâm cổ học (Hán học) thì tối thiểu cũng phải theo các lớp chuyên tu như các lớp đại học Hán-Nôm và có công phu “dùi mài kinh sử”. Ngay thời còn thịnh hành học chữ Hán, cũng khó mà tạo nên được cả một “thế hệ người VN” như vậy! Còn để có thể “biết cắm rễ tri thức của mình vào mạch nguồn phương Đông và dân tộc” thì phải là chủ trương của cả một nền học; và để có thể “biết sống thung dung theo đạo học phương Đông và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc” thì không thể không kể đến cái nền văn hoá-xã hội. Ấy là chưa nói cuộc sống hiện đại có để cho “sống thung dung” được không! Ấy là chưa nói “cổ học, đạo học phương Đông” đâu chỉ trong phạm vi chữ Hán! (Cũng là chưa nói thực sự thì “cắm rễ tri thức vào nguồn mạch phương Đông và dân tộc” là sao? “Biết sống thung dung theo đạo học phương Đông” là sao? “Bản sắc văn hóa dân tộc” ra sao?)

    Hầu như chúng ta chưa làm gì nhiều, trong trường học cũng như ngoài trường học, để người Việt thấm nhuần tinh thần truyền thống Việt. Chỉ xin nêu một khía cạnh dễ nhận thấy: trong trường thì học sinh không mấy thích, không mấy hiểu lịch sử Việt Nam, nói chi văn hóa VN; ngoài xã hội thì nhiều người VN, trước hết là thanh thiếu niên, rành sử Tàu, văn hoá Tàu hơn sử Việt, văn hóa Việt (thông qua việc truyền hình VN từ trung ương đến địa phương chiếu tràn lan phim, tài liệu về du lịch, văn hoá TQ,... tuyên truyền quảng bá không công cho họ, song là “đất” để mời gọi những đối tác cần quảng cáo trong nước; thông qua việc dịch in xả láng sách báo TQ; thông qua các buổi phát thanh tiếng Việt trên đài phát thanh quốc tế TQ lôi kéo khá đông giới trẻ VN; thông qua “quyền lực mềm” họ thực thi cách này cách khác; ...). Ồ! Rõ là không biết nhìn và không có tầm nhìn! Hãy nhìn riêng điều này: hằng năm, nước ta có biết bao nhiêu là lễ hội, từ cấp dòng họ, cấp xóm thôn đến cấp quốc gia, có cả cấp quốc tế nữa nhá! Rõ là đất nước, xã hội tràn ngập không khí “truyền thống”. Hễ ai có công đức là thấm nhuần tinh thần truyền thống. Vâng! Lễ hội ở ta “xài” kha khá thì giờ, công sức, tiền bạc của người Việt chúng ta. Nhưng, lễ thế nào? hội thế nào? Tinh thần truyền thống ở đâu? (ở những “vốn cổ” được khôi phục, chẳng hạn như quì lạy xì xụp, dâng sớ, xóc quẻ bói, lên đồng, đốt vàng mã,... chăng?). Người ta đến với lễ hội để chiêm bái, tìm hiểu, suy ngẫm, bồi bổ tinh thần hay chủ yếu là để cúng bái, cầu xin, “hối lộ thần thánh” (trong đó chẳng hiếm các quan chức cấp cao và các “đại gia”)? Những người chủ trương, những người điều hành quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy những mặt tích cực của tinh thần truyền thống hay quan tâm đến “hòm công đức”, đến những “thu hoạch” từ các loại dich vụ là chính? Sau lễ hội, dân trí về tín ngưỡng truyền thống được nâng lên hay mụ mị đi theo hướng mê tín, dị đoan? Ở hầu hết các nơi lễ hội có nhiều chữ Hán trên các hoành phi, câu đối, các tấm bia, ... ; mấy ai dự lễ hội có ý tìm hiểu và hiểu được? Những người chịu trách nhiệm, đã có ai nghĩ tới việc dịch ra quốc ngữ và ghi hoặc khắc vào bảng rồi đặt nghiêm chỉnh, trang trọng vào nơi thích hợp bên cạnh; khi cần thì có diễn giảng thêm. Ngay cả những người đọc được chữ Hán, chẳng phải ai cũng thấu hiểu những ý sâu sắc mà cha ông chúng ta để lại. (Biết Trung văn thì khỏi nói. Lần nọ, chúng tôi thăm đền Kiếp Bạc, một giáo viên Trung văn cùng đi chỉ có thể giải nghĩa ậm ừ mấy đôi câu đối).

    Xem ra tác giả bài báo kì vọng quá nhiều vào việc khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường mà cũng là giao trách nhiệm quá cao!

    Những mục tiêu ông đề ra, nền giáo dục VN hiện tại có kham nổi không (kể cả khi đã tạm để ra một bên những khía cạnh khí “siêu” trong các yêu cầu của ông), nếu không có những chuyển biến đồng bộ về điều kiện và hoàn cảnh chính trị-xã hội, cả kinh tế nữa!



    Hải Phòng, 19-7-2010

    (*) Bài của tác giả Đoàn Lê Giang (Trường ĐHKHXH&NV-ĐHQG TP.HCM)

    http://khoahoc.net/baivo/khainguyen/...cdaychuhan.htm
    Thế giới vô thường quán chiếu đề sinh tử sự đại
    Vô hình hành nghiệp viễn ly tức chứng ngộ niết bàn

  8. #8

    Mặc định

    Nếu đốt vàng mã mà tâm được an thì nên làm


    Việc đốt vàng mã bị nhiều người chỉ trích là lãng phí thì Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Phó chủ tịch Học viện Phật giáo Việt Nam, cho rằng nguồn gốc của tục lệ này mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, và nếu để tâm mình an vui thì có thể làm.

    Nhà Phật không có nghi lễ đốt mã

    - Lễ Vu Lan đang đến gần, thời gian này đến bất kỳ ngôi chùa nào cũng gặp cảnh nhộn nhịp chuẩn bị cho ngày lễ. Xin Thượng tọa cho biết nguồn gốc lễ Vu Lan vào ngày rằm tháng 7 là từ đâu?

    - Theo Kinh Vu Lan bồn, đệ tử Phật là ngài Mục Kiền Liên dùng thiên nhãn trông thấy thân mẫu bị đọa vào đường quỷ đói, gầy ốm chỉ còn da bọc xương, ngày đêm khổ não, ngài dùng bát đựng cơm đưa đến dâng cho mẹ. Nhưng do mẹ ngài chịu quả báo của nghiệp ác nên cơm biến thành lửa. Ngài Mục Kiền Liên bèn xin đức Phật chỉ dạy cách giải cứu mẹ thoát khỏi nghiệp khổ.

    Phật dạy vào ngày rằm tháng 7 là ngày chư tăng tự tứ (kết thúc ba tháng kiết hạ an cư), khi đó công đức tu hành tăng lên rất nhiều, nên có thể nhờ vào phúc đức của tăng chúng để cứu bạt chúng sinh. Nếu dùng thức ăn uống đựng trong bồn Vu Lan cúng dường Tam bảo vào dịp này sẽ được vô lượng công đức, cứu được cha mẹ 7 đời... Ngài Mục Kiền Liên làm theo lời Phật dạy đã cứu được mẹ. Từ đó mới có lễ Vu Lan bồn, là nghi thức cầu siêu độ cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thân thuộc nhiều đời, được cử hành vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hằng năm.

    - Trong câu chuyện ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ không thấy có nhắc đến nghi lễ đốt vàng mã. Nhưng thực tế trong ngày Vu Lan, cũng như rất nhiều dịp lễ khác, chúng ta vẫn thường đốt vàng mã cho người thân quá cố. Cách làm này có trong đạo Phật không, thưa Thượng tọa?

    - Trong đạo Phật không dạy đốt vàng mã cho người quá cố, mà đây chỉ là quan niệm dân gian vì cho rằng trần sao âm vậy. Từ thời phong kiến cách đây mấy nghìn năm, vua chúa các nước, đặc biệt là Trung Quốc, được hưởng thụ vinh hoa phú quý, không muốn dứt bỏ. Để sau khi chết vẫn được sung sướng, họ có di nguyện phải chôn sống những người này, từng kia vàng bạc châu báu... nhằm mục đích sang thế giới bên kia vẫn có người hầu hạ. Tục tuẫn táng đó đã gây ra nhiều điều oán thán, làm mất nhiều nhân tài, hao phí của cải.

    Trải qua hàng nghìn năm, hình nhân thế mạng ra đời đã xóa bỏ tục tuẫn táng dã man. Sau này mới có phong tục đốt hình người bằng rơm, giấy thay thế cho mạng người, đốt vàng giấy để thay thế vàng bạc châu báu. Vì thế, tôi đánh giá tại thời điểm đó, vàng mã ra đời mang tính nhân đạo hơn tất cả các hình thức nhân đạo nào trên thế giới.

    Đừng đốt vàng mã để cầu vật chất

    - Vậy theo Thượng tọa thì việc đốt vàng mã như ngày nay có nên không?

    - Việc đốt vàng mã trong nhà Phật là không có, nhưng trong tín ngưỡng dân gian thì có. Do vậy, chuyện đốt hay không là xuất phát từ nhận thức của mỗi người. Tôi không cổ súy cho việc lạm dụng quá mức vàng mã, nhưng tôi nghĩ vẫn nên duy trì hình thức đốt vàng mã mang tính kỷ niệm, vì ý nghĩa nhân văn của nó.

    - Người đốt vàng mã sẽ được gì, thưa Thượng tọa?

    - Cái được lớn nhất là được báo hiếu. Tâm mình sẽ cảm thấy đã làm được điều gì đó báo ân, báo hiếu cho cha mẹ, tổ tiên, rộng hơn nữa là dân tộc, là quảng đại chúng sinh. Khi tâm niệm này đã ăn vào máu thịt, đến ngày đó nếu không làm lễ, sẽ có cảm giác tâm mình bất an, thấy như mình chưa làm tròn trách nhiệm. Do vậy, theo tôi nếu việc đốt vàng mã là để cho tâm mình an vui, thanh thản thì cũng nên làm.

    - Chứ không phải đốt vàng mã để những lời cầu nguyện của mình được linh ứng hay sao?

    - Đừng ai nghĩ đến chuyện đốt vàng mã để cầu vật chất. Điều đó là không có.

    - Trong đạo Phật lại có thuyết về sự siêu thoát, đầu thai của các vong hồn. Thượng tọa giải thích thế nào về ý kiến cho rằng nếu các vong đã đầu thai sang cõi khác thì còn "ai" ở lại để nhận đồ hóa vàng mã?

    - Việc có đầu thai hay không là lĩnh vực khác tôi không bàn. Uống nước nhớ nguồn, nhớ đến người đã mất là việc làm mang ý nghĩa nhân văn, quảng đại. Còn những khoảng trống tâm linh chưa thể giải thích được thì cũng không nên động chạm vào. Vấn đề tâm linh, tình cảm không thể cân đo, đong đếm chính xác được, nên cần một cách nhìn đôn hậu, bao dung.

    Dân gian hóa đạo Phật

    - Như vậy thì chính văn hóa dân gian chứ không phải niềm tin về Phật pháp "thôi thúc" người ta báo hiếu bằng việc đốt vàng mã?

    - Người Việt Nam ta không chỉ có Phật pháp mà còn chịu ảnh hưởng của Nho giáo, đạo giáo và tín ngưỡng dân gian, tư tưởng Đông, Tây... Sống trong sự tổng hòa của các mối quan hệ đó nên gần như không còn phân biệt rạch ròi việc này hay việc kia có gốc gác từ đâu nữa.

    Hơn nữa đạo cũng nằm trong nước, nên việc hành đạo phải hợp với lẽ nước, lòng dân, và việc gì đã thuộc về dân gian, tín ngưỡng dân tộc, hợp với tâm nguyện, với lòng dân thì cũng có thể hòa cùng đạo pháp.

    - Trụ trì chùa Phúc Khánh và chùa Yên Tử, Thượng tọa có cấm việc đốt vàng mã ở chùa của mình hay không?

    - Người ta đến chùa không chỉ vì tín ngưỡng Phật giáo mà còn vì tín ngưỡng dân gian. Nếu nhà chùa chỉ dành riêng cho tăng ni, Phật tử thuần túy, những người có tư tưởng Phật pháp thì công việc của chúng tôi sẽ nhẹ nhàng rất nhiều. Chắc sẽ không phải mỗi ngày rằm, mồng một phải đón tiếp bao nhiêu du khách, hóa bao nhiêu vàng hương, ô nhiễm nhiều. Điều này nhà chùa phải chịu trước chứ ai.

    Người đi lễ chùa là mang theo cả văn hóa dân gian vào chùa, mà theo tôi thì không nên cấm dân gian làm những việc theo tín ngưỡng dân gian. Dù tôi không khuyến khích nhưng cũng không cấm đốt vàng mã ở chùa tôi trụ trì.

    - Xin cảm ơn Thượng tọa!

    Theo Khoa Học & Đời Sống
    Thế giới vô thường quán chiếu đề sinh tử sự đại
    Vô hình hành nghiệp viễn ly tức chứng ngộ niết bàn

  9. #9

    Mặc định

    ĐĐ. Thanh Thắng: “Văn hoá, tín ngưỡng dân gian dễ bị tổn thương trong XH hiện đại”
    17/08/2011 20:06Tố Nhiên, Minh Đăng (thực hiện)
    Kích thước chữ:

    Một số người phản ứng gay gắt cũng có nguyên do từ những sự phô trương thái quá trong việc đốt vàng mã mà báo chí đưa tin, và cũng có thể do một số người không sinh sống ở miền Bắc, một vùng đất mà Tam giáo hoà quyện, tín ngưỡng giao thoa, nên ít có những trải nghiệm riêng về tín ngưỡng này.



    Trong mấy ngày qua, trên mục diễn đàn của Phattuvietnam.net có những thảo luận chung quanh bài trả lời phỏng vấn của Thượng tọa Thích Thanh Quyết về vấn đề đốt vàng mã, quan điểm của Đại đức về vấn đề này như thế nào?

    Tôi nghĩ, nói đến quan điểm thì tuỳ thuộc vào góc nhìn cá nhân, đôi khi còn cần cả những trải nghiệm văn hóa cộng đồng (vùng miền) nữa. Tôi chia sẻ với những quan điểm của Thượng tọa, bởi bài trả lời phỏng vấn đó cũng đã nêu ra đầy đủ ba ý chính: Nhà Phật không có nghi lễ đốt mã; Đừng đốt vàng mã để cầu vật chất; Dân gian hóa đạo Phật.

    Chính phủ đã đề ra nghị định cấm đốt vàng mã nơi công cộng, thông tin báo chí cũng nói nhiều đến điều này, tại sao phía Phật giáo lại ủng hộ việc đốt vàng mã?

    Phát biểu của Thượng tọa Thích Thanh Quyết, của tôi hay của bất cứ ai về vấn đề ủng hộ hay không đối với việc đốt vàng mã thì cũng không thể đại diện hết cho “phía Phật giáo” được. Bản thân tôi không tán đồng với bất kỳ hình thức đốt vàng mã nào một cách phô trương, lãng phí. Việc nhà nước cấm đốt vàng mã nơi “công cộng” là chính đáng. Nhưng nhà nước vẫn luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người dân, trong đó có các hình thức tín ngưỡng dân gian.

    Thượng tọa Thích Thanh Quyết cũng đã nói: “Người ta đến chùa không chỉ vì tín ngưỡng Phật giáo mà còn vì tín ngưỡng dân gian. Nếu nhà chùa chỉ dành riêng cho tăng ni, Phật tử thuần túy, những người có tư tưởng Phật pháp thì công việc của chúng tôi sẽ nhẹ nhàng rất nhiều. Chắc sẽ không phải mỗi ngày rằm, mồng một phải đón tiếp bao nhiêu du khách, hóa bao nhiêu vàng hương, ô nhiễm nhiều. Điều này nhà chùa phải chịu trước chứ ai”.

    Vậy có nên cho người dân vào chùa đốt vàng mã không?

    Theo tôi, ở những vùng miền mà người dân không có tục lệ đốt vàng mã, nay bỗng dưng phát sinh trong đời sống và người ta mang vào chùa đốt thì chúng ta nhẹ nhàng khuyên bảo họ không nên làm như vậy. Còn ở những nơi mà người dân từ lâu đời đã quen với hình thức tín ngưỡng này, thì cố gắng khuyên, nếu khó thì cũng không nên quá gay gắt mà làm tổn thương tình cảm của họ. Vì thực tế, có nhiều gia đình gửi vong và thường niên cúng giỗ ở chùa, nên vào ngày lễ xá tội, họ cũng muốn đốt mộ chút vàng mã để thể hiện lòng thành với người đã khuất. Chứ thông thường, vào ngày này người dân vẫn tự cúng ở nhà, ở mộ là chính.


    Chỉ cần một chút đồ cúng tượng trưng cũng đầy đủ ý nghĩa cho một ngày lễ trọng

    Theo Đại đức đem niềm tin dân gian vào chùa có lợi ích gì không?

    Trong quan hệ nào cũng vậy, phải có được sự tin tưởng với nhau, thì người khác mới gửi gắm, gắn bó. Tôi nghĩ lợi ích ở đây là văn hóa Phật giáo và văn hóa dân gian đã dung hòa, tạo thành một chỉnh thể không thể tách rời.

    Trong niềm tin dân gian, người ta tin ngày Rằm tháng Bảy là ngày linh hồn tổ tiên được trở về, hay được thoát cảnh khổ để thăm con cháu và nhận những đồ con cháu dâng cúng. Dĩ nhiên niềm tin này cũng bắt nguồn từ các truyện tích Phật giáo. Vào ngày này, nhờ các phép cúng cô hồn, đặc biệt nhờ uy lực của ngài Tiêu Diện Đại sĩ mà chúng sinh nói chung và các vong linh nói riêng được thoát cảnh khổ, được trở về nhân gian để nhận các đồ hiến cúng.

    Riêng về vàng mã, có Vũ Lâm Sứ giả quản việc phân phát, khiến cho việc chia được công bằng, đồ cúng cho ai thì người đó nhận. Người dân còn gửi vàng mã vào chùa, xin điệp cấp Tam bảo để đốt theo, nhằm hộ trì cho vong linh được thụ dụng đồ dâng cúng, không còn phiền não vì phải giành giật.

    Riêng đối với nhà chùa (xin lấy dẫn chứng ở miền Bắc), sau bất cứ tuần cúng tứ cửu nào cho vong linh, hay những tuần rằm và những dịp có lễ lớn, nhà chùa đếu có cúng thí thực, trong nghi thức này, một mâm tiền giấy, quần áo chúng sinh là không bao giờ được thiếu. Trong Văn Chiêu hồn, cụ Nguyễn Du có viết: “Gọi là manh áo, thoi vàng/ Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên/ Ai đến đó dưới trên ngồi lại/ Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu/ Phép thiêng biến ít ra nhiều/ Trên nhờ tôn giả chia đều chúng sinh…”.

    Dân gian vốn quan niệm và cầu mong vong linh được “ăn no, mặc ấm”, không phải đói khổ. Còn hiện nay những hình thức cúng lễ tốn kém như nhà lầu, xe hơi, tiền đồng, tiền đô la, vật dụng… được làm to lớn và giống như thật chỉ là “thừa giấy vẽ voi”, “phú quý sinh lễ nghĩa”. Đó là những biến tướng của phong tục này. Không ít người thừa tiền, nhưng chỉ biết a dua, phô trương, khoe mẽ trong việc mua sắm nên không hiểu hết ý nghĩa nhân văn của nghi lễ này...

    Thực tế, không có kinh điển nào nhắc đến việc cúng vàng mã?

    Phật giáo du nhập vào mỗi một quốc gia theo một cách tiếp cận với văn hóa, tín ngưỡng bản địa khác nhau, nên trong quá trình dung hội, tiếp biến, có những cái trở nên đậm nét, có những cái phai nhạt đi, nhằm uyển chuyển, tương thích với tín ngưỡng, tâm lý, tình cảm người dân bản địa. Không phải vì không có ghi trong kinh điển, nên sẽ không có trong văn hoá Phật giáo.

    Văn hoá Phật giáo được tạo nên trong quá trình tiếp biến, dung hợp, từ đó tạo ra các hình thức nghi lễ tôn giáo đặc thù. Phật thì chế, Tăng thì khai. Vì vậy Phật giáo đi vào dân tộc nào thì phản ánh rõ nét những tập tục sinh hoạt của dân tộc ấy.

    Nếu đem so sánh văn hóa Phật giáo giữa dân tộc này và dân tộc kia thì nhất định sẽ khó có được câu trả lời thỏa mãn. Cho nên, khi nảy sinh các vấn đề phân biệt đúng - sai, tốt - xấu, cao - thấp trong một hiện tượng tín ngưỡng, tôi nghĩ tiếp cận nó dưới cái nhìn văn hóa thì sẽ dễ khoan dung hơn cả. Đây là điều Thượng tọa Thanh Quyết đã từng nhấn mạnh trong phát biểu của mình.

    Phải chăng muốn khám phá một hiện tượng tín ngưỡng dân gian thì phải nhìn vào chiều sâu tâm linh của nó?

    Đúng như vậy. Để thỏa mãn một điều linh thiêng thuộc về thế giới tâm linh, tinh thần, nếu cái gì chúng ta cũng đem giá trị vật chất ra để so sánh thì sẽ khó tránh khỏi mâu thuẫn. Đừng vì cái món mình ăn thấy ngon, nên buộc người khác cũng phải thấy ngon giống như mình đã ăn. Văn hóa tín ngưỡng không nên có sự cưỡng bức. Hơn nữa chỉ có một vài lần trong năm, trong một không gian tín ngưỡng đặc thù, người dân mới có dịp thể hiện tín ngưỡng này. Đó là lý do, vào những dịp Thanh Minh, Vu lan, hay cúng giỗ, người dân mới đốt vàng mã.

    Trong một số nghi thức đặc biệt thường được tố chức vào dịp tháng Bảy âm lịch như Giải oan thích kết, Phá ngục, Chẩn tế, Chuyển pháp luân…, rất cần phải có các hình thức tạo hình bằng giấy, bằng khu tre gỗ (như đồ mã), sau khi tán đàn thì đem đốt. Nơi nào các thầy khéo tay thì tự làm, bằng không thì phải đặt ở những nơi làm đồ mã. Với những nghi thức này có thể gọi đó là văn hoá Phật giáo hay văn hoá dân gian, văn hoá dân tộc đều được cả.

    Vậy cá nhân Đại đức từng trải nghiệm tín ngưỡng này như thế nào?

    Trong truyền thống gia đình Việt Nam, người làm dâu phải lo việc cúng giỗ cho nhà chồng. Mẹ tôi lấy bố tôi khi ông bà nội tôi đã không còn. Khi ấy, nhà tôi lại ở cách xa quê nội đến mấy trăm cây số, nên mẹ tôi chỉ theo những gì bố tôi kể lại mà ghi nhớ tên tuổi, ngày mất, nơi an táng để hàng năm cúng giỗ. Và như bao nhiêu gia đình khác, mẹ tôi thường mua một ít tiền giấy xưa, còn quần áo thì mua giấy màu về tự cắt lấy để đốt biếu ông bà trong mỗi dịp giỗ tết.

    Tôi còn nhớ trong khi cúng biếu quần áo, tiền giấy, mẹ tôi còn ghi rõ tên tuổi ông bà, táng tại đâu, nhận những đồ cúng gì, con cháu nào có lòng mua gửi biếu… Nhờ những dịp như vậy mà mọi người ý thức thêm về việc cúng bái ông bà, tổ tiên.

    Riêng ngày Tết Nguyên đán, có lễ rước ông bà về và lễ tiễn (hay còn gọi là lễ hoá vàng), tức đốt một số tiền vàng cúng biếu ông bà đem theo, tuỳ vào lòng thành.

    Tôi cũng nhớ, vào những ngày này, mẹ tôi còn sắp riêng một phần để cúng biếu ông tiền chủ bà tiền chủ (những người đã khuất nhưng từng sống ở khu đất ấy), và cũng không quên đốt biếu cho người bạn mà khi còn sống, người bạn ấy thường giúp đỡ mẹ tôi trong những lúc khó khăn, bệnh tật… Tôi nghĩ phần nào tín ngưỡng này cũng tạo ra sự an lòng.

    Sau này đi tu, vào chùa làm chú tiểu, không bao giờ cúng cô hồn mà tôi không thấy có cháo và một ít tiền giấy, quần áo tượng trưng.

    Có người cho rằng đốt vàng mã chỉ gây hại môi trường và tốn kém, Đại đức có nghĩ như vậy không?

    Hầu hết các hiện tượng sinh hoạt xã hội, sản xuất tiêu dùng đều có những mặt trái của nó. Tuy nhiên, với câu hỏi này thì buộc chúng ta phải tiếp tục so sánh, mà biết rằng càng so sánh thì sẽ càng khập khiễng. Nếu chúng ta so sánh tiền tỷ với những thú vui thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người, thì chúng ta nghĩ sao khi người ta bắn pháo hoa tốn tiền tỉ, hay tiêu thụ lượng bia rượu, thuốc lá khổng lồ trong những dịp lễ tết?

    Tại sao chúng ta không nghĩ những vất vả kiếm tiền trong cuộc sống không chỉ phục vụ cho nhu cầu ăn, mặc, ở, ngủ, mà còn những nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, tinh thần khác?

    Còn về tác hại môi trường, tôi nghĩ với đồ vàng mã được làm chủ yếu bằng tre, nứa, giấy báo cũ, giấy màu và chỉ được đốt trong những dịp nhất định thì không phải vấn đề quá lớn đối với môi trường, và thấp hơn rất nhiều so với những mức độ gây ô nhiễm khác trong xã hội. Có nghiên cứu cho rằng, chỉ cần tiêu thụ 110g thịt cừu là đã ngang bằng với lượng chất thải gây hại của một chiếc xe chạy quãng đường dài 21km.

    Thực sự, điều tệ hại nhất trong lối sống cộng đồng hiện nay vẫn là tác hại của bia rượu và thuốc lá, xả rác, nước thải độc hại, lò mổ động vật…, điều này không chỉ được tính bằng bằng thiệt hại vật chất khổng lồ mà còn liên đới đến sức khoẻ và tính mạng của nhiều người. Với bất cứ việc gì cũng vậy, chúng ta phản đối sự thái quá.

    Đại đức nghĩ sao về một số phản ứng gay gắt với hiện tượng đốt vàng mã?

    Tôi nghĩ một số người phản ứng gay gắt cũng có nguyên do từ những sự phô trương thái quá trong việc đốt vàng mã mà báo chí đưa tin, và cũng có thể do một số người không sinh sống ở miền Bắc, một vùng đất mà Tam giáo hoà quyện, tín ngưỡng giao thoa, nên ít có những trải nghiệm riêng về tín ngưỡng này.


    Một cuộc lễ lãng phí, tốn kém, phô trương rất đáng lên án

    Khi xưa, trò hát chèo và các trò múa hát, văn thơ Nôm dân gian bị một số triều đình phong kiến xem là dâm từ, làm hại đến thuần phong mỹ tục, nhưng chính nó lại được bảo lưu ở những chốn chùa chiền, trong những lễ hội truyền thống dân gian. Tôi nghĩ các loại hình văn hoá tín ngưỡng dân gian rất dễ bị tổn thương trong môi trường xã hội hiện đại, vì thế mong người Việt mình cùng nhau sàng lọc những giá trị tốt đẹp, đừng để biến tướng thái quá. Ở một số nước châu Á, trước làn sóng cải đạo tín đồ, các nhà sư luôn là người đứng đầu trong việc bảo vệ các hính thức tín ngưỡng, văn hoá bản địa. Tôi cho rằng, ở Việt Nam cũng như thế, không phải là ngoại lệ.

    Nếu chúng ta nhìn người dân Nhật chăm chút ngày Vu lan với đầy đủ những hình thức tín ngưỡng có từ lâu đời, thì chúng ta sẽ hiểu và bớt đi những chỉ trích gay gắt đối với tín ngưỡng dân gian của mình.

    Trong lễ Vu lan, người Nhật có lễ dâng lửa, và họ cũng đốt lửa hàng ngày để dẫn đường cho các linh hồn trở về nhà, và lễ hội kết thúc với nghi thức Toro Nagashi (thả thuyền giấy). Các con thuyền được làm bằng giấy rồi thả theo các con sông như là biểu tượng để tiễn đưa linh hồn những người quá cố trở về thế giới của họ. Những con thuyền giấy này khác gì đồ mã của ta, nhưng thay vì đem đốt thì họ thả xuống sông.


    Nghi thức thả thuyền giấy trong Lễ Vu lan của người Nhật

    Tôi rất thích và và chờ đợi những lý giải tiếp theo về “ngọn lửa” của anh Minh Thạnh. Với tôi hình ảnh “ngọn lửa” đúng nghĩa với tâm thành, không phô trương tốn kém trong những dịp cúng giỗ, cúng cô hồn… luôn ấm áp tình người.

    Xin cảm ơn Đại đức về cuộc trò chuyện này!

    http://www.phattuvietnam.net/diendan/15943.html
    Thế giới vô thường quán chiếu đề sinh tử sự đại
    Vô hình hành nghiệp viễn ly tức chứng ngộ niết bàn

  10. #10

    Mặc định

    Từ “Thảo luận vàng mã”, bàn về ứng xử với yếu tố truyền thống có tính tiêu cực
    18/08/2011 16:41Minh Thạnh
    Kích thước chữ:

    Sau khi Phattuvietnam.net đăng lại bài trả lời của Thượng tọa Thích Thanh Quyết từ trang Bee.net.vn về vấn đề đốt vàng mã, nhiều ý kiến trái ngược nhau về vấn đề này đã nối tiếp nhau xuất hiện trên Phattuvietnam.net. Có ý kiến chỉ trích. Cũng có ý kiến bênh vực.



    Trước sự quan tâm của bạn đọc, chúng tôi, nhận thấy đây là cơ hội để khái quát hóa vấn đề, đi từ một hiện tượng riêng lẻ, đơn nhất, là việc đốt vàng mã trong nhà chùa, đến tìm hiểu một vấn đề có tính phổ biến, bao quát hơn, là cách mà Phật giáo Việt Nam chúng ta đối xử với những yếu tố truyền thống, nhưng ít nhiều có tính chất tiêu cực, mà có thể gọi gọn bằng từ “hủ tục”.

    Thành tố “tục” thể hiện tính chất truyền thống. Trong khi thành tố “hủ” trong từ nói trên thể hiện tính chất tiêu cực.

    Chúng tôi xin được có mấy nhận định như sau:

    1. Rất mừng là khoảng hơn 50 ý kiến, có lẽ gần phân nửa là ý kiến dài, cho cả 2 bài có liên hệ đến vấn đề, gồm bài trả lời phỏng vấn của Thượng tọa Thích Thanh Quyết, và bài chia sẻ những quan điểm của Thượng tọa do tôi viết, đều:

    - Thống nhất với nhau trong nhận thức.

    - Chỉ khác biệt nhau về cách xử lý. Một bên chủ trương Phật giáo nên cấm đốt vàng mã. Còn một bên thì tán thành cách xử lý của thượng tọa Thanh Quyết, mang tính chất trung dung: “Tôi không cổ suý cho việc lạm dụng quá mức vàng mã, nhưng tôi nghĩ vẫn nên duy trì hình thức đốt vàng mã mang tính kỷ niệm, vì ý nghĩa nhân văn của nó”.

    Theo tôi, khác biệt nhau về nhận thức thì khó mà cùng nhau giải quyết vấn đề, nhưng nếu đã thống nhất cơ bản về mặt nhận thức, chỉ khác biệt về hướng xử lý, thì việc tiến đến giải quyết vấn đề đã trở nên dễ dàng.

    Điều thống nhất về mặt nhận thức, là tất cả các ý kiến đều xác định như Thượng tọa Thích Thanh Quyết: “Nhà Phật không có nghi lễ đốt mã”.

    Thống nhất được nhận thức trong một cuộc trao đổi ý kiến như thế là điều rất tốt. Giờ thì chúng ta bàn đến cách xử lý vấn đề ở tầm bao quát hơn: cách xử lý với những hiện tượng truyền thống, mang tính dân gian, nhưng ngoài đạo Phật, có thể có tác dụng tiêu cực.

    2. Đã nói đến việc xử lý, thì tất yếu phải xét tới tính khả thi của biện pháp xử lý. Không thể đưa ra cách xử lý không khả thi. Phật giáo không phải là một tôn giáo có giáo quyền mạnh và điều đó càng hết sức rõ nét ở Phật giáo Việt Nam. Đối với những yếu tố truyền thống, nhưng được xác định là không phải từ Phật giáo và mang tính chất tiêu cực, thì tất nhiên phải loại trừ.

    Vấn đề ở chỗ là loại trừ như thế nào, tức thời hay có quá trình, hoặc chấp nhận có tính hình thức, với ý nghĩa tượng trưng, kỷ niệm.

    Theo tôi, thì cách xử lý trước hết phải mang tính thực tế, tính khả thi, không duy ý chí, không ngắt ngang, phủ nhận căng thẳng, đạp đổ tức thời như “Hồng vệ binh” với những yếu tố được gọi là “tàn dư phong kiến” trong “Đại Cách mạng Văn hóa” ở Trung Quốc.

    Tức là, chỉ có thể giải quyết như cách mà thượng tọa Thích Thanh Quyết đã nêu, tức là trung đạo, trung dung, có quá trình, không nóng vội, cực đoan, chủ quan, duy ý chí.

    Nếu không như thế, thầy nói cấm, còn số Phật tử muốn đốt vàng mã vẫn cứ đốt. Thầy nói không đốt, thì cứ để thầy nói. Đốt ở chùa này không được, thì người ta mang sang chùa khác, hay bỏ chùa tụ tập nhau mà đốt ở đình, đền, miếu, phủ… nào đó, chẳng cần đến chùa, đến thầy nữa!

    Như thế, chẳng những có lợi gì trong việc hoằng hóa, mà còn gián tiếp đuổi một số Phật tử đi ra nơi khác, xa rời Tam Bảo.

    Còn cái cảnh, nếu thầy nói không, còn Phật tử vẫn chen nhau đốt vàng mã phừng phừng, thì có khác chi một cảnh tấu hài, “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”.

    Do vậy, theo tôi, đối xử với những yếu tố truyền thống dân gian ngoài Phật giáo, ở đây là đốt vàng mã và các việc khác như cúng sao, giải hạn, xin xăm…, việc nào có mức tiêu cực giới hạn, vẫn tạo cơ duyên cho tín đồ đến chùa, lễ Phật, thì nên loại trừ từng bước một, khoan dung, trung đạo, có quá trình, giữ mặt tích cực, hạn chế phần tiêu cực, tránh việc nói được mà không làm được.

    3. Còn đối với những yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc hoằng hoá làm ảnh hưởng đến việc quy tụ Phật tử, nhất là Phật tử trẻ, như trường hợp chúng tôi vẫn thường nhắc đến, như “triển lãm” quan tài trước cửa chùa (chùa Linh Phước, xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, Long An) mà việc dẹp bỏ nằm trong tầm tay nhà chùa, thì cần phải dẹp bỏ ngay lập tức.

    Cũng vậy, đối với việc cúng bia lên Phật, dùng bia trong các buổi trai tăng, Phật tử trực tiếp giết gia súc tế lễ người quá vãng, tạo tác phạm giới… Đây là những hủ tục tai hại cho sự phát triển Đạo pháp hơn nhiều so với chuyện đốt vàng mã.

    Đừng nên quá tập trung vào các tiểu tiết mà quên đi chuyện đại sự. Đốt vàng mã quá lắm là việc tốn kém, không mang tính chất liên hệ đến giới luật như cúng bia lên Phật rồi uống đến say xỉn, chẳng những là phạm giới, mà còn ảnh hưởng oai nghi, cũng như việc phạm giới sát sinh khi cúng tế hay việc duy trì quan tài gây âm khí cửa chùa, làm trở ngại việc thanh niên đến cửa Phật...

    Đó là những việc lớn cần tập trung xử lý và có thể xử lý khả thi đạt kết quả nhanh chóng, nếu quyết tâm.

    Cuốn hút vào mối “ưu tư” vàng mã sẽ là tình trạng lạc hướng trong vấn đề xử lý những yếu tố truyền thống dân gian, không phải của đạo Phật, mang tính tiêu cực, bỏ quên chuyện lớn mà vướng víu chuyện nhỏ, quên cái có thể giải quyết ngay, vướng víu vào những chuyện chưa khả thi.

    Vì vậy, không nên xem xét tách rời, phi biện chứng, phi nhân duyên, khi chỉ thấy, chỉ lo vấn đề vàng mã, “thấy cây mà không còn thấy rừng”, thấy cái riêng lẻ, mà không thấy cái chung, cái bao quát.

    4. Hoà thượng Thiện Hoa có nói một câu có tính chất đúc kết tinh hoa Phật pháp rất có ý nghĩa, mà tôi vẫn thường ghi nhớ: “Phàm làm việc gì cũng nghĩ đến hậu quả của nó”.

    Chúng ta thử áp dụng lời khuyên trên vào vấn đề đang thảo luận. Phát biểu hay thậm chí nhân danh giáo quyền ban hành một lệnh cấm đốt vàng mã, tuyệt đối cấm cửa vàng mã với chùa chiền…, một vị lãnh đạo Giáo hội như thầy Thuợng tọa Thích Thanh Quyết có thể làm. Nhưng như đã bàn, có cấm được không? Hay rồi diễn ra cái cảnh “ai cấm mặc ai, thuận tay cứ đốt”. Có tầm nhìn hơn, trí tuệ hơn, thì cần phải thấy trước những việc phản tác dụng đối với một việc cấm đoán triệt để như vậy đưa ra.

    Trong số những ý kiến phản hồi mang tính chất thảo luận, có ý kiến của bạn đọc Đào Văn Hoàng rất đáng chú ý:

    “Quý vị hãy thức tỉnh trong tình hình tôn giáo hiện nay để trải nghiệm thêm. Thiên chúa giáo hiện nay đã cho giáo dân của mình lập bàn thờ tổ tiên, thắp hương tưởng niệm người thân, cho phép con chiên được kết hôn với người tôn giáo khác rồi đó và nhiều tín ngưỡng tâm linh khác nữa. Và cứ đà này là họ sẽ cho phép con chiên của họ cúng ông bà tổ tiên và đốt vàng mã đó”

    Độc giả Minh Ngọc cũng bổ sung: “TCG đã cho phép thắp hương, làm giỗ, lác đác vài nơi còn thờ Ông Địa, Thần Tài, đốt vàng mã…”

    Thực ra, nói cho đúng, thì khi Đạo Catô La Mã cho phép con chiên đốt hương, thì về cơ bản, họ cũng cho phép con chiên đốt vàng mã, vì đốt hương hay đốt vàng mã đều là những nghi thức tín ngưỡng bản địa, rải rác ở các địa phương khác nhau trên thế giới. Những văn kiện dẫn đến việc cho phép đó, chỉ nói nguyên tắc chung, không phân biệt đâu là đốt hương, đâu là đốt vàng mã. Đốt cái gì, thì đối với họ cũng là nghi lễ ngoại đạo.

    Đó là các văn kiện của “Công đồng Vatican II”, gọi tắt là Vaticano II, mà bạn đọc có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng. Hai trong số năm nguyên tắc cơ bản của Công đồng Vatican II là: cởi mở với thế giới, từ tâm hơn là khắt khe (diễn văn khai mạc Công đồng Vatican II, do Giáo hoàng Gioan XXIII đọc ngày 11/10/1962 tại Vatican). Những nguyên tắc này đưa đến những văn kiện tương ứng chỉ có tính chất tổng quát giống như “nghị quyết” của ta, nhưng có giá trị lâu dài, không xác định thời gian theo nhiệm kỳ.

    Các đơn vị cơ sở của đạo Catô La Mã, tuỳ những hoàn cảnh cụ thể, vấn đề cụ thể, mà áp dụng các văn kiện của Vaticano II. Điều đó dẫn đến việc cho phép đốt hương, và trên tinh thần của các văn kiện, thì đốt vàng mã cũng được phép, vì như đã nói đốt cái gì đó cũng là hình thức tín ngưỡng ngoài đạo Ca tô La mã.

    Sở dĩ đạo Ca tô La Mã có chuyển đổi trong quan điểm như vậy, vì qua thực tế họ đã thấy được những hệ quả bất lợi của việc thù địch, khắt khe, đối kháng với tín ngưỡng dân gian. Điều này họ đã nghiên cứu kỹ, đã tổng kết và đi tới kết luận.

    Thái độ chung được chỉ đạo từ Vatican bây giờ lại không khác gì ý của thầy Thanh Quyết: không khuyến khích nhưng cũng không cấm.

    Nay không lẽ, Phật giáo chúng ta lại làm cái việc ngược lại với tinh thần cởi mở, khoan dung, vốn là ưu điểm của Phật giáo, các tôn giáo khác phải học tập gián tiếp (không nói ra), mà đi làm theo cái mà họ đã cho là sai lầm, khắt khe, nhỏ hẹp, cần dẹp bỏ, thay đổi bằng sự cởi mở, rộng rãi hơn.

    Trong đạo Ca tô La Mã, sau khi các văn kiện của Vaticano II được công bố, kết thúc Công đồng này, thì có một thiểu số chống đối kịch liệt, phủ nhận và bất tuân Vaticano II, mà chức sắc Ca tô La Mã người Việt Nam điển hình cho xu hướng này là Tổng Giám mục Ngô Đình Thục. Dĩ nhiên, ông ta đi vào những điểm cụ thể như cấm cửa việc con chiên đốt hương (có thể hiểu cũng có giá trị tương đương với đốt vàng mã). Các tài liệu của đạo Ca tô La Mã ở Việt Nam cũng ghi nhận việc một số giáo xứ, một số chức sắc cũng như giáo dân phản đối thụ động Công đồng Vatican II, bằng cách trì hoãn việc thực hiện nội dung văn kiện Công đồng, hoặc vẫn áp dụng các quan điểm cũ, kể như không hề có các văn kiện của Vaticano II (1).

    Bây giờ, lẽ nào, Phật giáo chúng ta lại có thể đối xử với những yếu tố tín ngưỡng dân gian La Mã theo cách của một thiểu số tín đồ đạo Catô La Mã cực đoan và lạc hậu đã nói ở trên hay sao?

    Hãy cẩn trọng, “Phàm làm việc gì cũng nghĩ đến hậu quả của nó”. Có thể có một cái bẫy ở đây!

    Thượng toạ Thích Thanh Quyết phát biểu như thế, theo tôi là có chừng mực, vì nhích hơn một tí nữa, là cấm. Như vậy, là Phật giáo chúng ta, một tôn giáo mang tính chất truyền thống, lại xử sự với tín ngưỡng bản địa theo cách của một tôn giáo ngoại lai, mà như đã nói, cách mà họ đã thấy là sai lầm và đã điều chỉnh.

    5. Cũng xin phép trao đổi về ý kiến đặt vấn đề “lập trường chính pháp” và “tuỳ thuận với cái mê”

    Tôi thấy tất cả các ý kiến trên diễn đàn đều thống nhất với nhau ở khâu nhận thức, xác định rõ Phật không dạy đốt vàng mã và vô ích trong việc siêu độ, trợ giúp cho các vong linh. Vì vậy, không có ai có vấn đề về “lập trường chính pháp” cả.

    Còn cái mê, thì tiêu chí để xác định trong trường hợp này, nên lấy tiêu chí về giới để xác định đánh giá, cái mê nào trái với giới luật (như có yếu tố sát sinh, liên hệ với rượu và các chất say…) thì nên coi là trọng điểm giải quyết.

    Còn nếu nói chỉ là yếu tố ngoại lai, vô hại đối với Phật giáo và nhân sinh, nếu không đi quá đà (như cúng sao giải hạn, đốt vàng mã, cúng cô hồn…) thì nên từng bước giải quyết, không nên làm “Đại cách mạng văn hoá”.

    Tôi không biện bạch cho Thượng toạ Thích Thanh Quyết, vì Thượng toạ nói chừng mực như thế, thì không cần gì đến ai biện bạch. Tôi chỉ có ý kiến vì thấy có sự cần chia sẻ. Nay, đã có quá nhiều ý kiến thảo luận, nên tôi thấy cần phải nói thêm cho đầy đủ, cho rõ ràng hơn.

    Cách ứng xử của Phật giáo Việt Nam đối với các yếu tố tín ngưỡng truyền thống ngoài đạo Phật có thể có tính chất tiêu cực là một đề tài thú vị và bổ ích cho việc hoằng hóa và tu tập. Vì vậy, việc bạn đọc quan tâm đến vấn đề này là rất đáng mừng và rất đáng hoan nghênh.

    Tôi xin đề nghị các ý kiến, vốn đã viết dài, có nhiều ý tưởng, chi tiết trong diễn đạt, thì nên đầu tư thêm một chút nữa để thành bài viết hoàn chỉnh, để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, thảo luận của bạn đọc, cũng như làm phong phú hơn số lượng bài viết của Phattuvietnam.net, từ những ý kiến vốn đã có chất lượng và tâm huyết trước sự phát triển của Đạo pháp.

    6. Về đề xuất cụ thể đối với việc đốt vàng mã, thì

    - Không nên đốt trong kiến trúc chùa, tuyệt đối không đốt trong chính điện, trong khoá lễ. Chỉ đốt ngoài sân chùa, ở một góc sân (nếu Phật tử thấy cần thiết phải mang đến đốt ở chùa).

    - Nhà chùa treo bảng nhắc nhở: Không nên đốt vàng mã, “Nhà Phật không có nghi lễ đốt mã”.

    - Số lượng đốt giới hạn 1 xấp giấy/lần (trị giá khoảng 5.000đồng/lần), có tính chất tượng trưng, kỷ niệm.

    - Không cho bán vàng mã trong chùa.

    - Trong các buổi thuyết pháp, chư tăng nên luôn yêu cầu không đốt vàng mã.
    MT
    ----------------------------------------------------
    (1) “Công đồng” (không phải “cộng đồng”) là một dạng hội nghị đặc biệt quan trọng của đạo Ca tô La Mã, với sự tham dự của các chức sắc từ Giám mục trở lên và một số quan chức trong Giáo hội Ca tô La Mã, nhóm họp chính thức để bàn luận những vấn đề thuộc giáo lý và luật lệ của đạo Ca tô La Mã.
    Công đồng giữ vai trò nắm quyền tối thượng đối với Giáo hội Ca tô La Mã.
    Công đồng Vatican II không chỉ là một hội nghị, mà là một chuỗi hội nghị và hoạt động nghiên cứu, đệ trình các nghiên cứu, xem xét và thông qua các văn bản tổng kết quá trình nghiên cứu bắt đầu từ tháng 5/1959 kết thúc vào cuối năm 1965.
    Các hoạt động thảo luận hội nghị chính thức và nghiên cứu liên quan được thể hiện qua số lượng giấy in là 150 tấn, 56 triệu trang giấy, dùng 284.000 mét băng từ ghi âm các cuộc họp.
    Con chiên tại Việt Nam bắt đầu có thể đốt hương và làm nghi lễ tín ngưỡng dân gian khác ngoài đạo Ca tô La Mã sau khi Vaticano II kết thúc, với hàng loạt văn kiện thể hiện các quan điểm mới, phục vụ cho việc truyền đạo và hành đạo của tôn giáo này trong bối cảnh mới, nhằm mục tiêu tăng số lượng con chiên, đưa đạo Ca tô La Mã vào vị trí thích nghi hơn với bản sắc dân tộc nơi nó truyền đến.

    http://www.phattuvietnam.net/diendan/15954.html
    Thế giới vô thường quán chiếu đề sinh tử sự đại
    Vô hình hành nghiệp viễn ly tức chứng ngộ niết bàn

  11. #11

    Mặc định

    Rằm tháng bảy, tiền tỷ lại hóa tro
    15/08/2011 0600Minh Ngọc
    Đã đọc: 75 Cỡ chữ:

    Lễ Vu Lan báo hiếu, Rằm tháng bảy xá tội vong nhân mà dân gian gọi là ngày cúng chúng sinh đang đến rất gần. Ai cũng muốn bày tỏ tấm lòng hiếu đễ với đấng sinh thành, ai cũng mong muốn các vong hồn lang thang sớm được siêu thoát, song cùng với đó, tục đốt vàng mã cũng biến tiền tỷ thành tro.

    Tiền thật mua đồ giả

    Cũng như mọi năm, từ đầu tháng bảy âm lịch, khắp các nẻo đường, góc phố của Thủ đô, đâu đâu cũng tấp nập kẻ mua, người bán vàng mã, đồ mã, bỏng ngô, bánh đa, trứng luộc, kẹo bánh, xôi chè... để chuẩn bị lễ báo hiếu, cúng chúng sinh... Sôi động nhất vẫn là phố Hàng Mã - nơi được coi là "kinh đô thời trang" và hàng tiêu dùng của người âm. Nào quần áo, giày dép, nồi, niêu, nào nhà lầu, xe hơi, tủ lạnh, thuyền rồng, ngựa bạch, máy tính, tivi, ôsin, đĩa ca nhạc... Người mua 5.000 đồng/lễ các cửa hàng cũng bán, mà mua đến vài chục triệu/lễ các cửa hàng cũng... chiều. Thậm chí nhiều cửa hàng còn có người "tư vấn" giúp gia chủ chọn đồ mã sao cho phù hợp với sở thích, tính cách, công việc của người đã khuất như khi còn sống... Khách sắm lễ cũng đa dạng, người mua ít thì chở bằng xe máy, mua nhiều chở bằng ô tô, xe nào xe nấy đều chất kín. Các phố khác như Lương Văn Can, Nguyễn Trãi, Đồng Xuân... cũng nhộn nhịp không kém.

    Giá đồ mã năm nay được các chủ cửa hàng cho biết tăng 20-30% so với năm 2010. Giá mã truyền thống trọn bộ 50.000 - 100.000 đồng; một chiếc xe máy Dream loại nhỏ giá thấp nhất là 70.000 đồng, xe SH có giá 100.000-150.000 đồng, xe ô tô loại 4 chỗ có giá 150.000-200.000 đồng, xe 7 chỗ giá khoảng 170.000-250.000 đồng, một số dòng xe "xịn" như Rolls Royce, Maybach, Lexus… có giá từ 270.000-300.000 đồng. Không những thế, đồ mã năm nay còn xuất hiện "thời trang cõi âm" giống y như thật với mác hàng hiệu nổi tiếng như áo phông body, quần bò ống côn, váy đầm ống, giá 150.000 - 300.000 đồng/chiếc và bán chạy gấp đôi, gấp ba lần bộ mã truyền thống...

    Thực trạng trên đã phần nào phản ánh nhu cầu sử dụng đồ mã của người dân không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng kể cả khi Nghị định số 75/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa đã ban hành được hơn một năm.

    Tục xưa không đốt vàng mã

    Nói về lễ cúng Rằm tháng bảy, Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Phó Trưởng ban Nghi lễ TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho hay: Tục xưa mọi nhà đều sắm hai lễ để cúng: Lễ cúng gia tiên gồm hương hoa, rượu xôi, mâm cỗ mặn với nhiều món ăn được chế biến cẩn thận, trình bày đẹp, vàng mã, quần áo, hài giấy. Lễ cúng chúng sinh gồm bánh đa, bỏng, ngô, khoai lang luộc, trứng luộc, kẹo bánh, xôi chè, cháo hoa, vàng mã, tiền giấy, quần áo chúng sinh... "Lễ chỉ đơn giản vậy chứ không phải mâm cao cỗ đầy, vàng mã chất ngất như mọi người thường nghĩ" - Thượng tọa Thích Thanh Duệ khẳng định.

    Đại đức Thích Đức Thiện, Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Phật Tích cũng cho rằng: Tục đốt vàng mã xuất phát từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, không nằm trong Phật giáo. Đốt vàng mã là tùy tiện, gây lãng phí, ô nhiễm môi trường và không đúng với tinh thần Phật giáo. Càng không đúng khi nhiều người cho rằng đốt thật nhiều vàng mã để cha mẹ ở thế giới bên kia được sung sướng, đủ đầy là một trong những hành động báo hiếu. Việc báo hiếu ấy nên được thể hiện bằng những hành động thiết thực hơn như thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc cha mẹ, là chỗ dựa cho cha mẹ khi về già...

    Khó quản lý?

    Vẫn biết việc đốt đồ mã là lãng phí, song nhiều cán bộ quản lý văn hóa cho rằng rất khó để đưa hoạt động này vào nền nếp bởi nhu cầu còn lớn thì nguồn cung còn dồi dào. Như ông Nguyễn Xuân Thủy, Trưởng phòng VH-TT huyện Thanh Trì chia sẻ: Mua, bán, đốt vàng mã thuộc về vấn đề tâm linh, tín ngưỡng và đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam nhiều thế hệ nên không dễ để xử lý. Mặt khác, việc mua bán, sử dụng đồ mã xuất phát từ nhu cầu của cá nhân hay gia đình, nên các cơ quan hữu quan chưa thể "với tay" tới.

    Thừa nhận chống lãng phí bằng cách hạn chế đốt đồ mã là không dễ, song theo Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Bông Vũ Bích Hiền, để hạn chế đốt vàng mã không quá khó. Phường Hàng Bông đã thường xuyên tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân hạn chế sử dụng đồ mã qua hệ thống loa truyền thanh, qua các cuộc họp tổ dân phố; đồng thời triển khai ký cam kết giữ gìn trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, không đốt đồ mã nơi công cộng đến từng hộ gia đình. Trên cơ sở đó, phường thành lập tổ công tác, thường xuyên đi khắp 12 tuyến, ngõ phố để kiểm tra, phát hiện thấy trường hợp nào vi phạm sẽ chụp ảnh làm bằng chứng, rồi lập biên bản và báo cáo để UBND phường có biện pháp xử lý. Bằng biện pháp này, hai năm trở lại đây, phường Hàng Bông chỉ có một trường hợp duy nhất ở phố Tràng Thi đốt đồ mã trên vỉa hè. Như vậy, nếu chính quyền các địa phương ráo riết vào cuộc, nếu người dân có nhận thức đúng đắn hơn về ý nghĩa của ngày Rằm tháng bảy, sự lãng phí trong việc đốt vàng mã sẽ từng bước được giải quyết và tiền tỷ không bị đốt thành tro.


    Hòa thượng Tố Liên, chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) giải thích: Rằm tháng bảy là ngày Mục Kiều Liên cứu bà Thanh Đề. Mục Kiều Liên tu được 6 phép thần thông thì mắt ông trông thấy thân mẫu là bà Thanh Đề phải đày đọa ở địa ngục mà không sao cứu nổi nên mới cầu đến đức Phật. Đức Phật mới dạy rằng: "Dẫu ông có thần thông đến đâu chăng nữa cũng không thể cứu được tội, nghiệp của thân mẫu ông. Muốn cứu thân mẫu, ông phải nhờ đến công đức tu hành của chư tăng. Ngày Rằm tháng bảy sắp tới đây sẽ là ngày của chư phật hoan hỷ, ngày của chư tăng hành đạo tự tứ, ông phải chí thành sắm lễ nghi trai đàn đem dâng cúng dàng chư tăng, các ngài sẽ cầu nguyện cho thân mẫu ông được giải thoát". Ý nghĩa của ngày Rằm tháng bảy là như vậy, không có tục đốt vàng mã.

    Nguồn: Hà Nội Mới
    Thế giới vô thường quán chiếu đề sinh tử sự đại
    Vô hình hành nghiệp viễn ly tức chứng ngộ niết bàn

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Đạo Phật Có 8 Lớp Học
    By phimanh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 15
    Bài mới gởi: 20-09-2012, 09:33 PM
  2. Kinh Vô Lượng Thọ Phật !
    By kinhdich in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 31-05-2012, 04:26 PM
  3. bí ẩn ngôi nhà hoang
    By __LINH__ in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 96
    Bài mới gởi: 30-04-2011, 12:36 PM
  4. Bát Nhã tâm kinh giảng giải (HT.Thanh Từ)
    By lunchu_m in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 01-02-2011, 02:02 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •