Các cụ ở dưới âm nói rằng 1 năm ở trên trần bằng 1 ngày ở dưới âm. Hôm nay giỗ chúng ta cúng ông bà tổ tiên thì ông bà được ăn và ông bà lại đợi 1 năm sau. Tức là người ta ăn 1 ngày 1 bữa. 1 năm sau coi như 1 ngày của họ thì mình mới làm giỗ. Vì vậy cho nên hay có kiểu là thế này : tiện thể chủ nhật này con cháu về đông làm giỗ ông luôn.

Điều đó tối kị ko bao giờ được phép, ngày giỗ là phải đúng ngày giỗ, chứ ko bao giờ lại hôm nay tiện thể là chủ nhật hoặc nhân thể giỗ ông lại giỗ bà luôn. Thế là ngày giỗ bà thôi ko giỗ nữa. Các cụ bà đã rất thiệt thòi, khi đi lấy chồng coi như mất tên, chỉ gọi tên chồng, khi chồng mất thì gọi tên con, đến ngày giỗ lại tiện thể giỗ ông rồi giỗ bà luôn. Tức là ko được phép.
Ví dụ đến ngày giỗ chúng ta có thể ko làm giỗ mâm cao cỗ đầy nhưng phải có 1 bát cơm, 1 quả trứng,gạo muối giấy tiền vàng, hoa quả để thắp hương cho bố mẹ trên bàn thờ coi như nhớ ngày. Đến ngày chủ nhật con cháu về đông đủ, lúc đấy làm cơm cúng. Và ngày giỗ chính thức phải thắp hương, phải nói với bố mẹ, ông bà của chúng ta rằng hôm nay là ngày giỗ của cụ, chúng con thắp hương và chúng con xin thỉnh mời ông bà, bố mẹ…tên tuổi như thế nào thì chúng ta đọc lên. Và đến ngày này là con cháu về tập trung đông đủ thì chúng con sẽ làm cơm cúng để tất cả các con cháu được thắp nén hương cho ông bà. Chúng ta phải có lời hẳn hoi. Chứ ko phải tự nhiên chả nói chả rằng cứ để chủ nhật tiện thể hoặc 4 ngày nữa mới giỗ nhưng hôm nay chủ nhật thôi giỗ trước, đến thứ 5 rồi là thôi. Ko phải đâu. Vì như vậy các cụ đúng đến thứ 5 mới về và coi như mất giỗ. Và khi các cụ ở dưới đói, các cụ ở dưới mà khổ thì chúng ta bị như thế nào. Ko phải cái chuyện là âm dương ko có sự liên quan với nhau đâu.
Ví dụ động mồ mả thì con cháu ở trên này cũng ko được yên.Cái đấy thì ngàn đời xưa ông cha ta để lại vẫn có rồi. Hoặc là ở dưới các cụ đói khát, con cháu ở trên này cũng ko thấy làm sao cả. cũng thấy no nê, cũng ngày 3 bữa, cũng vẫn đi làm đấy thôi nhưng mà các cụ ở dưới đấy. Tức là các cụ là 1 phần của chúng ta…sinh ký tử vi sống gửi thác về. cái cuộc sống ở dưới âm nó mới là lâu dài, và cuộc sống ở dưới âm là cuộc sống tinh thần của những người ở trên này. Cuộc sống tinh thần nói 1 cách rất đơn giản, nếu nói theo khái niệm về mặt tâm linh thì khó hiểu, nhưng nói về mặt đơn giản :
Ví dụ như chúng ta có tìm thấy âm thần mồ mả của ông bà, tổ tiên thì chúng ta mới cảm thấy yên tâm. Nếu như còn mất mồ cha mả mẹ, mất mộ ông, mả bà…liệu chúng ta có yên ổn hay ko? Chúng ta cảm thấy ko yên ổn và khi gia đình ko may có việc, có đứa này ko may bị tai nạn, có người kia gặp chuyện ko may, làm ăn ko được sẽ nghĩ ngay đến chuyện canh cánh ở bên long. Có thể tại âm thần mồ mả ko tìm thấy mà các con cháu bị như vậy. Đúng đấy. bởi vì các ông bà, tiên tổ của chúng ta ko bao giờ phạt chúng ta cả, nhưng tất cả ở dưới đều có 1 hệ thống giống như là hệ thống chính quyền hay là hệ thống ủy ban, đảng ủy của chúng ta ở trên này vậy thôi. Tức là có người giám sát nhất cử nhất động, tất cả mọi công việc.
Ví dụ âm thần mồ mả của dòng họ này được con cháu chăm nom đầy đủ, được các ông thần linh, thổ địa ghi nhận và các ông thần linh, thổ địa đấy ghi nhận thì sẽ trình lên 1 bậc cao hơn để soi xét và cái việc đó chính là cái việc phúc đức của gia đình nhà mình.
Mồ mả chúng nó trông nom đầy đủ, thờ cúng tử tế đàng hoàng, vậy thì phải giúp chúng nó làm ăn suôn sẻ và nếu chúng nó có vận hạn gì thì che chở cho chúng nó. Và nếu như chúng nó gặp điều gì ko may thì sẽ được các vị thần che chở. Đấy ví dụ như là như vậy chứ ko phải chúng ta cứ mặc kệ, sống còn chả ăn ai nữa là chết, nhiều người nói như vậy.



Theo Phan Thị Bích Hằng