Trang 1 trong 3 123 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 59

Ðề tài: Vì sao một giám đốc bỗng đi ăn xin?

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Vì sao một giám đốc bỗng đi ăn xin?


    Vì sao một giám đốc bỗng đi ăn xin?

    Cập nhật lúc 10h10" , ngày 27/02/2011 -

    (VnMedia)- Đi ăn mày là một việc làm không phải một người lành lặn, có tự trọng nào mong muốn. Ấy vậy mà một doanh nhân thành đạt, một người có chức vụ, tiền bạc, học vấn tự nhiên lại tình nguyện đi xin ăn...

    Chân đất đi xin ăn

    Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc Thái Hà Books vẫn chưa hết cảm xúc của lần đi xin ăn cách đây gần nửa năm. Ông cho biết, chính bản thân ông cũng không hình dung được có một ngày mình sẽ chân đất, cầm bát đi xin ăn. Cũng nhờ đi ăn xin mà ông đã biết được cảm giác bị đói khổ, biết quý trọng miếng cơm, manh áo mình đang mặc hàng ngày...

    Ông Hùng chia sẻ về những ngày đi ăn xin: một trong những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ của tôi, một doanh nhân, trong 7 ngày xuất gia làm nhà sư là đi bát, tức khất thực. Bản chất của khất thực là đi ăn xin, đúng theo nghĩa đen của từ này



    Đây là cách nuôi thân chân chính do Phật dạy cho các đệ tử hàng xuất gia. Đi khất thực cũng còn gọi là đi bình bát, trì bát hay đi bát. Bát là đồ dùng để chứa đựng các thực phẩm đủ cho một người ăn. Bình bát là loại bình được làm bằng đá, sành, đất nung,…Bình bát không được làm bằng vàng, bạc hay kim loại quý. Bởi lẽ, khi đã phát tâm xuất gia tức là tập hạnh xả bỏ tất cả, xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo.




    Ông Nguyễn Mạnh Hùng trong một lần đi khất thực


    Việc chuẩn bị cho đi bát được hướng dẫn khá chu đáo. Chúng tôi được dạy cách đắp y, chuẩn bị bình bát, cách đi, cách ứng xử trên đường…Bình thường khi ở trong chùa chúng tôi đắp y hở 1 vai. Tuy nhiên theo quy định, khi ra khỏi chùa phải đắp y để cả 2 vai được kín. Lần đầu tiên ra ngoài tôi không tự đắp cho mình được mà phải nhờ 1 vị sư có thâm niên đắp giúp.



    Dẫn đầu đoàn khất thực là một sư cao tăng. Năm nay sư đã hơn 80 tuổi. Tôi hiểu rằng sư đã tu tập và có nhiều đức hạnh lớn. Chúng tôi đi theo sư, thứ tự, lần lượt.


    Chúng tôi đeo bình bát về trước ngực và chậm rãi hành thiền ra khỏi cổng chùa. Việc quan trọng trong việc đi bát là đi chậm, nhẹ nhàng. Điểm quan trọng là khi đi bát phải đi chân trần. Không được mang dép. Quả thật đi bát là phương cách thiền hành tuyệt vời nhất mà tôi từng trải nghiệm. Đi chân trần trong phố mà đôi chân vốn thường ngày vẫn nằm trong giày tất không hề cảm thấy đau. Chúng tôi bước chậm rãi từng bước từng bước qua từng con phố.



    Khi đi bát, chúng tôi không được nhìn ngang, liếc dọc. Tuyệt đối. Tất cả chỉ tập trung vào đường đi, vào từng bước chân của mình. Sau khi có trải nghiệm, tôi hoàn toàn hiểu và nhận thức rõ ràng về việc khất thực của các nhà sư. Rằng việc đi bát cũng là cách thiền rất tốt, rằng cách đi bát đúng mang lại nhiều lợi ích cho các đệ tử của Phật.





    Đoàn khất thực của "nhà sư" Nguyễn Mạnh Hùng




    Khi đi bát, chúng tôi không nhìn vào các phật tử, những người đến để cúng dàng. Tại sao lại như vậy? Để không còn phân biệt. Nếu nhìn vào người cúng dàng, nhìn vào đồ ăn, vật thực, nhà sư dễ sinh ra sự so sánh, phân biệt. Đã là cúng dàng thì cái gì sư cũng nhận và ai cũng đáng trân trọng như nhau. Giàu nghèo, sang hèn, già trẻ đều là quý.



    Chúng tôi đi khất thực từ sáng sớm. Theo quy định buổi khất thực phải chấm dứt trước giờ ngọ. Chúng tôi chỉ đi mà không được đứng tại chỗ. Chỉ khi nào có Phật tử ra cúng dàng mới dừng lại để nhận vật cúng dàng. Chúng tôi đi chậm trên con phố, lần lượt thứ tự, từ nhà này sang nhà khác, không phân biệt. Không bỏ sót nhà nào.



    Một điểm quan trọng nữa là các phật tử chỉ cúng dàng những thức ăn đã được nấu chín, không cúng dàng các đồ còn sống. Trên thực tế của việc đi khất thực tôi nhận được không chỉ đồ ăn, bánh, kẹo, dầu ăn, … mà còn có cả tiền.



    Có một điều mà không phải ai cũng biết là các nhà sư luôn coi việc ăn uống chỉ để duy trì sự sống để tu hành. Đã là vậy thì không phân biệt ngon hay không ngon. Và mỗi nhà sư luôn biết ơn những người đã cúng dàng để mình có bữa ăn, để có sức khỏe, để tu tập và hoằng pháp cho tốt.





    Trân trọng cuộc sống hơn sau khi đi... ăn xin


    Theo chia sẻ của ông Nguyễn Mạnh Hùng, việc đi ăn xin của ông diễn ra trong khoảng tháng 7/2010, trong giai đoạn ông đi tu 7 ngày. Bổ ích nhất của việc đi khất thực trong 1 tuần xuất gia "cho tôi rất nhiều bài học, dạy cho tôi bao điều hay lẽ phải. Tôi đã biết sống giản dị hơn, tiết kiệm hơn nữa. Tôi không còn biết chê đồ ăn. Vì đã đi khất thực, tức ai cho gì ăn nấy, không phân biệt thức ăn tốt xấu, ngon dở. Tôi cũng càng trân trọng công lao của người lao động, những người làm ra hạt lúa, cọng rau, tấm lòng của những người con Phật", ông Hùng nói.



    Cũng nhờ đi khất thực tôi đã biết quý thời gian hơn nữa, biết làm thêm nhiều việc thiện hơn, biết tu tập mỗi ngày mỗi giờ để mình sống tốt hơn, ý nghĩa hơn. Tôi cũng mong sao mỗi chúng ta đều biết tu thân, tu tâm để xã hội ngày thêm đẹp.

    Lời bạt

    Trong cuộc sống, để sinh nhai mỗi người phải tự chọn con đường đi riêng của bản thân. Trong quá trình đó, mỗi người lại tự nghiệm ra lý tưởng sống riêng của bản thân mình. Đi ăn xin, ăn mày chắc chắn không phải là lựa chọn của những người có trí tuệ, có sức khỏe, lành lặn và tự trọng. Bởi niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi con người là lao động để rèn luyện tay nghề, tư chất... Nhưng, cũng có những cuộc đi ăn xin giúp một số người mở mang thêm về mặt trí tuệ và có nhận thức rõ nét hơn về mục đích sống của cuộc đời, biết trân trọng chính bản thân mình để làm nhiều việc có ích cho xã hội...



    Nguyễn Mạnh Hùng- Chủ tịch HĐQT, GĐ Thái Hà Books
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    lành thay, lành thay ! Thấy ngài Mạnh Hùng vậy, Asmita bỗng nhớ lại như khi xưa các bậc vương gia Anan, La Hầu La đã từ bỏ cung vàng điện ngọc để quay lại chánh pháp sống cuộc đời tu sĩ rồi sau đó đắc thánh quả giải thoát, Phật pháp thật nhiệm màu
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Thi Phật
    p/a người ta gọi là khuất thực thì đúng hơn chứ ăn xin thì khác nha

  3. #3
    Tứ Đẳng Avatar của gioidinhtue
    Gia nhập
    Jan 2010
    Nơi cư ngụ
    Quảng Đà
    Bài gởi
    4,281

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hyuugaasmita Xem Bài Gởi
    lành thay, lành thay ! Thấy ngài Mạnh Hùng vậy, Asmita bỗng nhớ lại như khi xưa các bậc vương gia Anan, La Hầu La đã từ bỏ cung vàng điện ngọc để quay lại chánh pháp sống cuộc đời tu sĩ rồi sau đó đắc thánh quả giải thoát, Phật pháp thật nhiệm màu
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Thi Phật
    p/a người ta gọi là khuất thực thì đúng hơn chứ ăn xin thì khác nha
    Khất thực = ăn xin. Hehehe.:big_grin:
    "Niệm lên danh hiệu Phật,
    Muôn đức đủ đầy trong.
    Chuyên trì danh hiệu ấy,
    Muôn hạnh đủ không sai.
    "

    :praying:2Nam mô A Di Đà Phật.:praying:2
    ---o0o---

    Thường Như - Thiện Tường - Mãn Ngọc - Trực Minh.


  4. #4
    Nhị Đẳng Avatar của vietnamese
    Gia nhập
    Nov 2010
    Nơi cư ngụ
    Hư Không
    Bài gởi
    2,258

    Mặc định

    Trước giờ chỉ nghe khóa tu Phật thất chứ chưa nghe nói đến chuyện cạo đầu xuất gia trong 7 ngày bao giờ. Xong 7 ngày lại hoàn tục à? Thấy có gì đó không ổn lắm.
    A Di Đà Phật.
    Mắt trông thấy sắc rồi thôi
    Tai nghe thấy tiếng nghe rồi thời không
    Trơ trơ lẳng lặng cõi lòng
    Ung dung ta bước ra vòng trần ai.

  5. #5
    Moderator Avatar của phúc minh
    Gia nhập
    Dec 2010
    Nơi cư ngụ
    thế giới Ta Bà
    Bài gởi
    1,646

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vietnamese Xem Bài Gởi
    Trước giờ chỉ nghe khóa tu Phật thất chứ chưa nghe nói đến chuyện cạo đầu xuất gia trong 7 ngày bao giờ. Xong 7 ngày lại hoàn tục à? Thấy có gì đó không ổn lắm.
    A Di Đà Phật.
    ĐÓ là phong tục của phật giáo tiểu thừa, cũng là một cách gieo duyên cho chúng sinh. nhiều người muốn xuất gia trong đời này nhưng không đựoc có thể tham gia để gieo duyên.

  6. #6

    Mặc định

    Người này quả có cái gan của người dám nghĩ dám làm điều mình cho là tốt. Nghĩ mà chơi, nếu các vị đầu ngành mà dám sống thực tế với dân đen tại những điểm nóng dân sinh thì hay biết mấy bác Bin và mọi người nhỉ ! Thí dụ như lặn ngụp một ngày thôi ở Hồ Gươm với cụ rùa chẳng hạn...

  7. #7

    Mặc định

    k phải như b hiểu đâu, ổn hay k thì ông ý vẫn là GD thaihabook và có cả 1 hành trang bài học quý giá cho cs. tu hay k tu, cạo đầu hay k cạo đầu, 7 ngày hay 7 năm... đó chỉ là thức thể hiện ở bên ngoài, quan trọng là kết quả mà họ cảm nhận và học hỏi đc.
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  8. #8

    Mặc định

    Tâm sự một Giám đốc: Vì sao tôi đi tu?
    Cập nhật lúc 10h07" , ngày 16/02/2011 -


    (VnMedia)- "Không làm các việc ác; Nên làm các việc lành; Giữ tâm ý trong sạch; Là lời Chư Phật dạy". Những lời đính kèm thông tin cá nhân của ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Thái Hà Books khiến người lần đầu tiên gặp phần nào hiểu được vì sao ông đã chọn đi tu trong 1 tuần và vì sao ông luôn tham gia những khoá thiền ở cả trong và ngoài nước…



    "Chút điều xấu cùng ngăn, cùng giữ

    Chút điều lành cùng thử, cùng làm"

    Namo Amitabha!


    Sau khi biết tin thiền sư nổi tiếng người Miến Điện Ashin Tejaniya, Viện trưởng thiền viện Shwe Oo Min Dhammasukha lần đầu tiên vào Việt Nam để hướng dẫn khóa thiền Tứ niệm xứ, tôi đã liên lạc và ghi danh tham gia.



    Trong khóa thiền đặc biệt này thầy Ashin Tejaniya cho phép các Phật tử xuất gia gieo duyên. Điều này có nghĩa là những ai có duyên có thể trở thành nhà sư trong vòng một tuần. Trước đó, tôi vẫn nghĩ rằng đã xuất gia thì thành nhà sư cả đời chứ sao lại có chuyện chỉ trong một tuần.




    Ông Nguyễn Mạnh Hùng trong khoá thiền Tứ niệm xứ



    Trên đường đến thiền viện, nơi diễn ra khóa thiền tôi tình cờ gặp lại anh Liên, một doanh nhân khác đã cùng tham gia khóa thiền Vipassana cuối năm 2009. Anh được phân ở cùng phòng với tôi trong thiền viện. Sau khi được anh Liên hỏi có muốn trở thành nhà sư trong một tuần hay không, tôi thấy có cảm giác rất lạ. Phần vì muốn tu thiền nghiêm túc, miên mật, phần cũng tò mò muốn biết cuộc sống các nhà sư ra sao và làm một nhà sư thực thụ thế nào, tôi không chần chừ suy nghĩ mà đồng ý ngay.



    Ngoài tôi và anh Liên ra còn có một doanh nhân khác cũng quyết định xuất gia gieo duyên thành nhà sư. Anh bạn này là giám đốc Marketing của một tập đoàn lớn của Việt Nam.



    Sau khi cả ba nhất trí, chúng tôi cùng gặp thiền sư Ashin Tejaniya và sư trụ trì thiền viện để xin phép. Tôi rất vui khi các thầy hoan hỷ chấp nhận.



    Cả đêm đó tôi mất ngủ vì hồi hộp vì biết rằng sẽ có những thay đổi về tâm trạng, sinh lý, suy nghĩ, thái độ… nhưng những thay đổi đó sẽ như thế nào? Tôi cứ suy nghĩ miên man.



    Như thông lệ trong các khóa thiền, chúng tôi thức giấc lúc 03h30 sáng để bắt đầu hành thiền. Ngày đầu tiên tôi thiền khá tốt, định khá nhanh và có những kết quả hữu ích.



    Sau bữa ăn sáng lúc 6h, chúng tôi được mời đến gặp các thiền sư để được hướng dẫn cách thức, nghi lễ xuất gia. Chúng tôi phải tập đọc một số câu nhất là cam kết giữ 10 giới bằng tiếng Pali và tiếng Việt. Chúng tôi cũng được tập các nghi lễ để thuần thục khi có mặt trên chánh điện để làm lễ xuất gia.



    Hơn 7h sáng, chúng tôi được dẫn ra khu vực riêng để xuống tóc. Một vị cao tăng cạo đầu cho từng người trong chúng tôi. Vị cao tăng dặn rất kỹ chúng tôi rằng khi xuống tóc cần tụng năm chữ “tóc, răng, móng, lông, da” để quán cái vô thường của cuộc sống, để biết về khổ và vô ngã. Nhà sư này giảng thêm rằng đã có những thiền sinh và Phật tử chứng ngộ ngay trong lúc niệm năm chữ này. Tôi vừa thấy vui vừa hơi run. Tôi thành tâm niệm theo sự hướng dẫn của sư.



    Khi cạo đầu xong tôi bê chậu nước với những sợi tóc đã được cạo bỏ đi đổ và gội (bây giờ là rửa chứ làm gì còn tóc). Thú vị và hồi hộp nhất là soi mình vào gương. Một khuôn mặt quen thuộc nhưng với một chiếc đầu rất lạ, hoàn toàn khác. Tôi hiểu rằng mình chuẩn bị bắt đầu cuộc sống của một nhà sư thực thụ sau ít phút nữa. Lòng tôi có cảm giác rất khó tả. Vui. Lạ. Lo lắng. Hồi hộp.



    Đúng 8h nghi lễ được cử hành trang nghiêm. Thiền sư Ashin Tejaniya, Viện trưởng của thiền viện Shwe Oo Min Dhammasukha trực tiếp thọ giới cho ba chúng tôi.



    Giờ phút linh thiêng là khi mỗi chúng tôi được nhận một bộ y bát và ra phía sau thay y để trở thành nhà sư. Có một vị sư giúp chúng tôi mặc y, nếu không chẳng biết đằng nào mà lần. Phần vì không viết cách mặc, phần vì tâm trạng rối bời, cảm xúc trào dâng nên lúng túng.



    Một việc rất quan trọng và được báo trước là được thầy Ashin Tejaniya đặt pháp danh. Thầy sẽ nhìn từng người để chọn cho một pháp danh phù hợp. Tôi cũng lo lắng và hồi hộp chờ đợi xem thầy sẽ cho mình pháp danh gì. Cuối cùng tôi được sư đặt cho là Thiện Đức. Thích Thiện Đức. Tiếng Pali là Gunika. Như vậy, lần đầu tiên trong đời tôi có họ tên thứ hai sau tên Nguyễn Mạnh Hùng mà cho mẹ đặt cho tôi hồi mới sinh.



    Tôi xúc động nhất là thời điểm mà mình và hai người bạn chính thức được công nhận là nhà sư. Xung quanh chúng tôi biết bao tu nữ cùng các phật tử, thiền sinh cúi xuống lạy. Họ dâng cho chúng tôi rất nhiều thứ: thuốc đánh răng, bàn chải, sữa, đường, bông ngoáy tai … kèm thái độ cung kính.



    Chúng tôi đã cam kết giữ mười giới và như vậy mình phải rất nghiêm túc, viên mật tu tập. Mọi người bắt đầu chính chức gọi tôi là sư Thiện Đức. Từ lúc này chúng tôi chính thức được tiếp đón, được đối xử như một nhà sư thực thụ. Tôi bắt đầu để ý đến hành vi, thái độ, từng bước đi, từng cái nhìn của mình. Khóa thiền này chúng tôi có 88 người, trong đó có 18 sư.



    Vì cùng sống và tu tập với các nhà sư khác nên chúng tôi cùng làm tất cả những gì mà các nhà sư đã xuất gia lâu năm làm. Có những sư năm nay tuổi đã ngoài tám mươi. Có sư trẻ mới gần 30 những đã xuất gia hơn chục năm. Vì là sư mới nên chúng tôi thường đi sau, học theo, làm theo để tránh sai lầm, để tránh phạm giới, để tránh tối đa các lỗi và những gì không biết. Tôi luôn cẩn thận và theo dõi, quan sát tỷ mỷ.



    Bữa trưa rất ấn tượng. Khi các ni sư và các thiền sinh vào hết trai đường (nhà ăn) thì chúng tôi mới vào. Thiền sư Ashin Tejaniya đi trước, các sư khác đi sau. Ba chúng tôi, những sư mới, đi sau cùng. Các nhà sư chúng tôi được xếp ngồi vào các bàn riêng, có thức ăn bày sẵn.



    Chúng tôi được các thiền sinh, ni sư và Phật tử nâng bàn lên mời, tiếp thức ăn, đồ uống rất cung kính. Thường trước khi ăn các Phật tử tụng kinh, sau đó các sư tụng kinh và cuối cùng mới ăn. Nhìn các phật tử, thiền sinh và ni sư cung kính, trân trọng mà tôi thấy ái ngại và ngượng ngùng. Tôi không quen hay nói đúng hơn là chưa bao giờ được cung kính đến vậy…



    Tôi quay lại đời thường sau bảy ngày làm nhà sư. Trước khi về, chúng tôi được sư thầy đưa lên chánh điện làm lễ xả giới. Chúng tôi mặc lại bộ quần áo thường ngày vẫn mặc. Tóc đã mọc hơn một chút sau một tuần. Tuy nhiên những cảm giác, sự tiến bộ vẫn trong tâm mỗi người. Tôi thấy lòng mình thật thanh thản, nhẹ nhàng.



    Tôi ngồi gõ những dòng chữ này khi khóa thiền đã trôi qua được một tháng. Tóc tôi đã mọc dài hơn. Công việc của một doanh nhân trở lại nhịp độ như trước đây. Tuy nhiên, khác với trước đây, tôi luôn cảm thấy bình an và thư giãn. Trong mọi vấn đề tôi đều thấy và có những giải pháp nhẹ nhàng và hữu hiệu.

    Lời bạt

    Đây là tâm sự của ông Nguyễn Mạnh Hùng, khi ông kết thúc đợt đi tu 7 ngày vào giữa năm 2010. Chia sẻ với phóng viên, ông cho biết, dù chỉ xuất gia, xuống tóc một tuần thôi, nhưng cũng để ông thấm nhuần lời dạy: Đức Phật muốn chúng ta giải thoát, giải thoát khỏi khổ đau và phiền não.




    Nguyễn Mạnh Hùng- Chủ tịch HĐQT, GĐ Thái Hà Books
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  9. #9
    Tứ Đẳng Avatar của gioidinhtue
    Gia nhập
    Jan 2010
    Nơi cư ngụ
    Quảng Đà
    Bài gởi
    4,281

    Mặc định

    "Vì sao một giám đốc bỗng đi ăn xin ?". Úi chà, để cái tít giật gân ghê. Làm mình cứ tưởng ổng.................chuyển nghề hành khất thiệt. :D. Tội lỗi quá.
    "Niệm lên danh hiệu Phật,
    Muôn đức đủ đầy trong.
    Chuyên trì danh hiệu ấy,
    Muôn hạnh đủ không sai.
    "

    :praying:2Nam mô A Di Đà Phật.:praying:2
    ---o0o---

    Thường Như - Thiện Tường - Mãn Ngọc - Trực Minh.


  10. #10

    Mặc định

    Khất thực là truyền thống lâu đời của hành giả. Hầu hết ở các chùa tu theo Đại Thừa ( chủ yếu là các chùa ở Miền Bắc) đã bỏ đi truyền thống khất thực . Cả năm không bao giờ cầm bát đi khất thực. Mọi thứ đã có Phật tử cúng dường , cần cái gì thì kêu gọi , thích ăn cái gì thì bảo sãi vãi mua về .Bỏ đi cả truyền thống , liệu hành giả mới tu liệu có thể nhận ra giá trị của khất thực khi mà đời sống cần gì Phật tử cúng dường nấy như hiện nay ?
    Truân chuyên chìm nổi cứ yên lòng
    Cái kiếp phù du gắng trả xong
    Sống ở trần gian là thọ khổ
    Đã là người thế phải long đong
    0976228264

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi duc_nam8888 Xem Bài Gởi
    Khất thực là truyền thống lâu đời của hành giả. Hầu hết ở các chùa tu theo Đại Thừa ( chủ yếu là các chùa ở Miền Bắc) đã bỏ đi truyền thống khất thực . Cả năm không bao giờ cầm bát đi khất thực. Mọi thứ đã có Phật tử cúng dường , cần cái gì thì kêu gọi , thích ăn cái gì thì bảo sãi vãi mua về .Bỏ đi cả truyền thống , liệu hành giả mới tu liệu có thể nhận ra giá trị của khất thực khi mà đời sống cần gì Phật tử cúng dường nấy như hiện nay ?
    Đồng ý với huynh trên quan điểm này. Nhưng cũng nên thông cảm là vì tình trạng giả sư khất thực nhiều quá nên cũng có sự hạn chế từ nhả nước.
    VẠN PHÁP TÙY DUYÊN SANH.

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi duc_nam8888 Xem Bài Gởi
    Khất thực là truyền thống lâu đời của hành giả. Hầu hết ở các chùa tu theo Đại Thừa ( chủ yếu là các chùa ở Miền Bắc) đã bỏ đi truyền thống khất thực . Cả năm không bao giờ cầm bát đi khất thực. Mọi thứ đã có Phật tử cúng dường , cần cái gì thì kêu gọi , thích ăn cái gì thì bảo sãi vãi mua về .Bỏ đi cả truyền thống , liệu hành giả mới tu liệu có thể nhận ra giá trị của khất thực khi mà đời sống cần gì Phật tử cúng dường nấy như hiện nay ?
    "thích ăn cái gì thì bảo sãi vãi mua về"
    mình rất "kết" câu này hihi!---->THÍCH ĐỬ THỨ mà! nhưng:
    -Các Sư Nam Tông Thái Lan(1 số ít) đi khất thực bằng xe lam dh có tin nổi kg?có khi chở về cả xe trái cây về...hihi!:votay:
    -Các Sư Nam Tông(1 số ít) Miến Điện đời sống cực kỳ thuận lợi trong khi sát bên ngoài dân rất nghèo khổ ,vất vã..... dh có tin nổi kg?hug007
    Last edited by tran thanh luan; 26-01-2013 at 05:50 PM.

  13. #13

    Mặc định

    Mình xin mạn phép hỏi điều này, có gì sai thì bỏ qua cho mình nhé. Trong lúc đi khất thực ai cho gì ăn đấy, nhưng nếu gặp món ăn ko sạch sẽ, bị đau bụng thì sẽ ra sao? Tại vì đa phần những người đi khất thực 7 ngày đều quen ăn những món hợp bụng rồi.
    www.tinhte.vn/f101/kinh-nghiem-mua-hang-tren-ebay-va-ship-ve-vn-65410/index3.html
    http://www.mediafire.com/?75vlyihajb1ze

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hacbachvothuong Xem Bài Gởi
    Mình xin mạn phép hỏi điều này, có gì sai thì bỏ qua cho mình nhé. Trong lúc đi khất thực ai cho gì ăn đấy, nhưng nếu gặp món ăn ko sạch sẽ, bị đau bụng thì sẽ ra sao? Tại vì đa phần những người đi khất thực 7 ngày đều quen ăn những món hợp bụng rồi.
    Đức Phật dạy một người Phật Tử muốn tỏ lòng biết ơn đến ngài , không phải là ở việc bái lạy , ca tụng , xây chùa chiền thật to , thật lộng lẫy . Mà đơn thuần là hành theo như Đức Phật .
    Việc đau bụng thiết nghĩ không đáng để phải quá quan tâm đến như vậy .

  15. #15
    Đai Vàng Avatar của vuongthanhphong
    Gia nhập
    Sep 2008
    Nơi cư ngụ
    kiên giang
    Bài gởi
    59

    Mặc định

    lành thay,lành thay!
    sống phải không giận hờn không oán trách,sống phải mỉm cười với thử thách trông gai.

  16. #16

  17. #17

    Mặc định

    - Nếu mọi người từng có dịp đứng chờ đoàn tăng đi khất thực và trao cúng phẩm của mình cho chư tăng, cảm giác đó rất tuyệt và vui lắm (cảm giác riêng của cá nhân mình thôi, ko biết mọi người thế nào)
    - Mình thường hay đi du lịch, nếu có dịp đến các nước có đạo Phật phồn thịnh và có truyền thống đi khất thực thì mọi người hãy cùng thử.
    - Campuchia là dễ chuẩn bị cúng phẩm và việc giao tiếp nhất đó, họ nói được cả tiếng Việt, bạn có thể tự chuẩn bị cúng phẩm để dâng hoặc nhờ qua 1 gia đình nào đó.
    - Hiện tại ở Thailand, Camphuchia, Việt Nam các tỉnh gần biên giới Thái, Camphuchia, Lào..., Ấn Độ, họ thường có nghi thức đi khất thực lắm.
    - Nếu bạn nào có điều kiện, bạn hãy thử dâng cúng phẩm bạn sẽ thấy một cảm giác rất vui và rất tuyệt, chú ý để hoàn thành tốt nhất việc dâng cúng phẩm, các bạn nên quan sát trước 1 ngày để rút kinh nghiệm.
    - Lần mình đi Campuchia tham quan, có dâng cúng phẩm, nhưng vì hấp tấp ko quan sát kỹ nên làm nhiều trò cũng mắc cười lắm !
    - Lúc dâng cúng phẩm vì mình ko ước lượng được bao nhiêu vì sư và bao nhiêu đoàn, nên nghe cô hướng dẫn viên nói là có 4 đoàn nên mình chuẩn bị quá trời ! lúc dâng thì mình cũng hí hửng để dành riêng thêm cho đoàn sau, nhưng kết quả là nghe nói là đoàn nhưng đoàn tăng sau thì ít hơn nhiều, hậu quả là dư quá trời ! Nên mình phải chạy theo vào chùa luôn... Làm trò lố bịch ! Nhưng nghĩ lại rất vui, và đến cuối khi dâng hết, mình còn 1 cục xôi, tuy chỉ đơn giản là xôi nhưng nó rất là ngon...
    - Đôi lời chia sẻ ! ! !

  18. #18

    Mặc định

    thật là đáng khâm phục,mọi người nên chịu khó học hỏi.

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi 12212012 Xem Bài Gởi
    Power Plant
    có điều gì khó nói vậy?

  20. #20

    Mặc định

    Mấy tên nhà báo này đặt cái tựa rõ ràng là nhà báo . Sư đi khất thực mà nói đi xin ăn, ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Thượng đế là ai ?
    By kiennguyen in forum Đạo Cao Đài
    Trả lời: 371
    Bài mới gởi: 09-01-2012, 09:31 PM
  2. bí ẩn ngôi nhà hoang
    By __LINH__ in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 96
    Bài mới gởi: 30-04-2011, 12:36 PM
  3. Trả lời: 67
    Bài mới gởi: 06-04-2011, 05:19 PM
  4. YOGA GIẤC MỘNG VÀ SỰ THỰC HÀNH VỀ ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN
    By ÁNH SÁNG -T2- ÚC CHÂU in forum Mật Tông
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 21-01-2011, 01:35 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •