Trích: http://hoasentrenda.com/TapTin/TT5/tt5-1to40/33.htm

MTT: “ôm ma ni pad mi hum” hay “ôm ma ní bát nhi hồng”. Đây là câu thần chú đệ đã từng lãnh giáo từ một tay thất sơn thần quyền.
Năm đệ 12 tuổi, với 3 năm khổ luyện Karaté, từ 7-10 tuổi, học thêm Thiếu Lâm và Bình Định tổng cộng là cỡ 5 năm võ thuật. Không mấy đứa bé chịu nỗi đệ vài quyền... Một hôm quen một gã 14 tuổi, ốm như cây sậy, yếu như sên, dòng dõi Thần Quyền. Máu anh hùng nổi dậy thách đánh lộn tay đôi.
HL: Chào Huynh và các Bạn.
Huynh phạm sai lầm căn bản của dân Hiệp Sĩ: Tự Nhiên gây sự thách đấu thiên hạ; do người ta *Không Động* mà mình Động nên thần lực (chính khí) yếu và vì vậy mà uýnh với họ là te tua. Trường hợp của đệ là anh chàng khiêu khích đệ và rủ đệ ra sân banh Tiểu Đoàn 22 Sinh Viên Sĩ Quan Long Thành.
Đệ xơi tái xếp đó chưa tới 2 phút.
Một lần nữa là một anh em không chịu gác (người lính anh dũng đó có biệt tài là đánh thì không đau và đệ cũng xơi tái với một gậy vào mông là te tua (ướt quần luôn).
Họ có lỗi là mình xơi họ được liền, còn họ không có lỗi thì có khi mình tiêu đời trai.
Đó là luật công bằng của Vũ Trụ.
MTT: Hai đứa ra sau sân trường giao đấu. Với sức công phá 2 cục gạch từ năm 10 tuổi và mình tẩm đầy thuốc Mai Hoa Quyền. Đệ đánh gã kia như một cái bao tời. Gã bị trúng mười cú thì đệ mới lãnh một cú, thế mà nó vẫn xông vào. Hình như gã chả biết đau là gì, kể cả sử dụng đòn vai của Nhu Đạo với kỹ thuật ném đặc biệt, khi ném nửa vời thì nhấn đầu địch thủ hướng tới trước (là đòn sát thủ!) cũng chẳng nhằm nhò gì (Phải hỏi anh Bình về đòn này), “Hạ Sáp Chưởng” của Võ Đang cũng như không. Sau cỡ 5-10 phút đánh với “xác chết biết đi” thân thể đệ gần như trái chuối dập, bao nhiêu cái biết đã được xài hết rồi... Miệng gã cứ lắp bắp “ốm ma ni bát nhi hồng...”. Đến khi gã để hở, đệ đá vào “bộ hành quân” một cước trước khi bị kiệt lực. Nào ngờ gã lăn quay ra dãy dãy và “đã bị xuất thần”. Nhìn lại Thân hình gã chỉ xây xác sơ sơ, chỉ có lưng là máu me tùm lum vì bị đệ đá bay vào hàng rào kẽm gai mấy lần. Sau khi bị đá đến xuất thần gã nằm nhà 3 ngày thì đã đi chơi được rồi. Còn đệ thắng trận phải thoa thuốc “Mai Hoa Quyền” đến gần một tháng.” - Nhớ tới còn sợ. Địch thủ trúng mười đòn, mình chỉ trúng một đòn mà sém chết! Võ công của đối phương dở không tưởng nỗi, thần quyền chỉ mới học có 6 tháng, mà đệ phải bỏ năm năm trời. Từ đấy cho đến nay, hễ nghe ai đọc câu ấy là đệ cảm thấy lạnh xương sống.
Có phải thần chú có thật không? Thần Quyền là gi?
“ôm ma ni pad mi hum” xuất xứ từ đâu?
HL: Thần chú có thật và là cái xe chuyên chở thần lực. Chơi Mật Tông thì biết liền.
MTT: Xin các huynh tỷ cho ý kiến. Tại sao con người lại vào trạng thái khủng khiếp như thế. Tại sao cơ thể không bị thương nặng. Đã từ lâu đệ không giải thích nỗi và cũng chả biết hỏi ai. Nhân tiện huynh Hùng nhắc đến nên tiện đây xin chỉ giáo.
HL: Khi đọc và tác ý nhập, do tác ý này mà các *Điện Thần Nhân* Chui vào qua các huyệt ở bả vai, hay sau ót, Họ ép cái linh hồn của mình vào Tùng Quả Tuyến Hí Hí và theo thời gian, họ chiếm ngữ toàn bộ hệ thân kinh và kinh mạch của mình. Tập cái này làm phát triển Huệ Âm có nghĩa là tự mình thì không biết ất giáp gì mà hễ họ nhập vào thì nói này, nói nọ, đấm đá cũng ra hồn, ra phách lắm. Khác với tình trạng Huệ Dương là tất cả hiểu biết đều do chính mình học hỏi và làm ra. Thường thì người bị nghiệp sát nhiều thì họ (Điện Thần Nhân) mới nhập được còn không thì họ khó vào lắm.
Biết rõ như vậy thì giải:
Thuốc Nam: Cho xơi bí rợ (bí đỏ) để bổ thần kinh, ăn cho tới chảy máu cam và cho nhập một phát nữa: Nó sẽ hành người đó một tăng nữa rồi có kêu nhập thì cũng không được nữa
Thuốc Bắc: Chu xa và Thần xa hoà lại và viết với một nét bút lông theo một liều lượng được trá hình dưới một chữ gì đó (như một chữ tàu) và cho uống. Nó cũng sẽ nhập một lần nữa và hành hạ thể xác như tự đập đầu vào vách đấm vào vách tường, la hét chạy nhảy,... một tăng sau cùng là hết luôn.
Mật Tông: Hồi hướng công đức cho những ông thần đó bằng Chú “Tôn Thắng Đà La Ni” (có cho không ở các chùa). Nếu có nhân duyên thì đọc một phát một là hết.
Một câu chú kinh người!
MTT: Lúc đầu gã ấy đọc “Búp tha, búp sa, Pháp sư, Hoả sư” để lên thần... rồi sau đấy là “ôm ma ni... ”
HL: Nó kêu ông Thầy tới đó (còn đọc là còn dở, do mới tập, chứ nhà nghề thì họ chỉ cần nghĩ tới thôi là nhập liền) bằng câu chú đầu tiên đó và sau cùng là dùng Ôm ma ni... là để định tâm mà thôi.
Mến.
TB: Hậu quả (của kiếp sau) của những người tu tập như vậy là sẽ tái sinh lại như những người có bịnh *Thiểu Năng Trí Tuệ*, những người mà mình thấy có những nét giống nhau và khờ khờ nhưng rất hung tợn. Hậu quả hiện tiền cho những người tập thường xuyên. Vì tu theo kiểu bị nhập như vậy mà khi về già thường thì mấy sư phụ đó bị xuất tinh dầm dề và bị bịnh điên. Cứ theo dõi họ thì biết. Do những triệu chứng trên mà các pháp môn đó đã ma giáo khoả lấp sơ hở của mình bằng những điều lệ có ý như sau: Nếu phạm giới, nếu là con trai thì bị điên và gái thì bị mù. Để khi sư phụ có bị điên hay bị bịnh nặng thì họ có cớ để khoả lấp.
Lời bàn về niệm:
Họ niệm mà không tác ý thì niệm gì lại không được, nhưng kể từ khi họ bị nhập do lễ thu nhận đệ tử hay thọ giáo đầu tiên thì trong tất cả những câu niệm đó thì tới khi họ tập thì họ lại tác ý Nhập. Và do thần kinh đã bị bào mòn do những nghiệp sát trong những tiền kiếp thì Điện Thần Nhân mới nhập được. Còn hệ thần kinh bình thường thì họ không làm gì được.
Xuất xứ của Om mani padme Hùm: Nếu trí nhớ không quá tệ thì câu Thần chú: Om mani padme Hùm trong cuốn Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Kinh do Thầy Viên Đức dịch có nói đầu đủ.
Huynh hỏi: Tại sao họ dùng câu ấy? Tại vì phẩm Phổ môn mà họ lạm dụng câu chú đó để dụ nai. Xin nhắc lại là do họ đọc mà không tác ý thì tuy đọc Thần Chú của Quan Thế Âm nhưng họ không có tác dụng gì cả. Đối với họ câu gì đó: “Búp tha, búp sa, Pháp sư, Hoả sư” thì lại có tác dụng còn những câu khác đều chỉ là *đọc vẹt* vậy thôi.
MTT: Có phải đây là pháp môn của Mật Tông bị người đời lạm dụng hay không?
HL: Pháp Môn này không phải là Mật Tông mà là Pháp Môn của mấy Ông Thần nên gọi là: Thần Quyền là đúng nhất.
Mến.
Hoà Bình (3) và Chiến Tranh (7)
Thu, 22 Jan 1998 0344
KKT: Thân gửi Huynh 2L,
Trong bài viết của Huynh dưới đây, Huynh có nói nhiều đến “tác ý”. Đệ xin hỏi Huynh vài câu hỏi liên quan đến “tác ý” và “thần chú”:
1- Huynh nói niệm chú phải có tác ý thì mới có tác dụng, còn nếu niệm không có tác ý thì không có gì xảy ra
2- Trong đời sống hàng ngày có tác ý không chưa đủ mà phải có... hiện hành nữa. Thí dụ muốn có xế hộp láng để chở đào đi chơi thì phải cầy 2, 3 jobs (bởi vậy mà than không có giờ tu hành, học đạo!) mới có tiền mua (nghĩa là phải có đầy đủ NHÂN DUYÊN thì việc mới thành tựu) Vậy nếu bây giờ đệ tác ý muốn có xế hộp và... niệm chú thì có thể nào tự nhiên có tiền mua xế hộp chăng? (Huynh nào muốn có đào đẹp mà lại... làm biếng chắc đang vểnh tai chăm chú nghe!)
HL: Huynh có cái nhìn của đệ hồi xưa (đệ rất nghèo đệ ở trong một căn gác của thằng bạn căn nhà nhỏ xíu ở Đà Lạt), niệm chú để làm giàu thì khỏe re con bò kéo xe. Trong kinh Chuẩn Đề Đà Ra Ni có viết đàng hoàng: Đọc chú và ấn cái ấn trên mặt đất thì vàng liền trồi lên. Đệ chơi liền, vàng trồi lên liền và có một số người tới hỏi đệ:
“Nè chú, chú muốn giàu hay chú muốn hết khổ”
“Hết khổ” Mấy ông đó cười nghiêng, cười ngửa và trong đó có một ông lùn hơn tiến tới:
“Như vậy, chú cho phép tui lấy lại chớ!”
Thế là ổng lấy lại. Và bây giờ thì đệ lại có nhiều pháp tu hành còn quý hơn bất cứ cái gì nữa.
KKT: 3- Nếu bây giờ đệ niệm “COCÀ COLA” và tác ý thì câu trên có thể trở thành thần chú không? Hay là thần chú là những mật ngữ riêng của chư Phật và chư Bồ Tát. Nếu vậy tại sao những vị thầy pháp cũng có luyện chú vậy, và dường như những câu này cũng chỉ là những câu vớ vẩn?
HL: 1. Thần chú là những cái tên của những ông thần (mà thầy Pháp, Phù Thủy hay dùng đến) như câu trên “Búp tha, búp sa, Pháp sư, Hoả sư” là tên của một A tu La, A tu la chui vào là uýnh thôi, đúng nghề của chàng mà.
2. Thần chú là âm thanh của những chày Kim Cang khi đánh nhau với những pháp Thân và khi chạm nhau mà tạo thành: Hùm; Vảm; Phát; Bhrum và Subham là những âm thanh lần lược của 2 chày, 3 chày, 4 chày và 5 chày Kim cang đụng lại mà tạo ra: Tác dụng của nó là: Chuyển Tâm.
4. Thần chú là âm thanh kết hợp của những luân xa trên con người khi đang an ở một trạng thái tâm thức nào đó mà phát ra: Om mani Padme Hùm là thần chú của QTA Bồ Tát.
Giống như xe tăng khi nổ máy nó kêu ầm ầm, thì ở đây khi đạt được trạng thái QTA Bồ Tát thì hành giả cũng nghe được câu âm thanh đó phát ra từ thân hình mình với tầng số thấp và rền như sấm sét vậy. Vì vậy mà thật là không ngoa khi nói là Thần chú là những mật ngữ riêng của chư Phật và Bồ Tát. Tán láo là như vậy, còn tập thì ngầu lắm lận, sơ hở là xì khói liền.