kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: GIÁO LÝ CHÂN TRUYỀN CĂN BẢN ĐẠO PHẬT (QUYỂN I PHẦN A)

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Post GIÁO LÝ CHÂN TRUYỀN CĂN BẢN ĐẠO PHẬT (QUYỂN I PHẦN A)

    Lời ngỏ;
    Kính thưa tất cả các thầy, các ông các bà , các chú các bác. cùng toàn thể các anh chị em và các bạn. Tôi tên là Nam ( xin đc phép xưng hô ở ngô thứ nhất cho tiên ) Hiện thời đang là cư sĩ tại gia, trước đây đã có duyên đến với Phật Pháp nhưng lại không có duyên để xuất gia, trong thời gian ấy tôi đã hữu duyên có đc bộ "Giáo lý chơn truyền căn bản đạo Phật" gồm 5 quyển và đề tên bên ngoài Lương Thị Oanh. Nhận thấy đây là một bộ giáo lý rất hữu ích và có giá trị , nay tôi xin đc mạn phép post lên đây để mọi người cùng tham kjhaor và đánh giá. Do vì kiến thức và khả năng có hạn nên sẽ không tránh khỏi sai sót mong chư vị lượng thứ.
    Mọi ý kiến xin liên hệ 0976228264
    Kính mong Hồng Ân Tam Bảo gia hộ và lượng thứ cho con đc viên mãn tràn đầy
    Nam mô Sa Bà Giáo Chủ Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật tác đại chứng minh.
    Nam mô Bồ Tát chư Thiên Hộ Pháp Tác đại chứng minh.
    Nam mô Cầu Sám Hối Bồ Tát tác đại Chứng minh.
    I. PHÁP TỨ DIỆU ĐẾ VÀ BÁT CHÁNH ĐẠO.
    Sau khi thành đạo dưới gốc Bồ Đề, Đức Phật muốn độ nhóm 5 anh em Kiều Trần Như , Ngài liền đi đến vườn Lộc Uyển nơi 5 anh em Kiều Trần Như triệu tập .
    Phật phuơng tiện khai ngộ 5 anh em Kiều Trần Như bằng Pháp Tứ Diệu Đế. Lần nghe Pháp này 5 anh em họ Kiều chứng nhập đc quả A LA HÁN.
    Pháp Tứ Diệu Đế là căn bản giúp cho hàng sơ cơ TU HỌC.
    Nó lìa TIỆM PHÁP chỉ rõ phương pháp tu chứng trình từ bậc thấp lên cao.. Nhờ giáo pháp này mà Đức Phật đã đọ vô số phàm nhân chứng nhập lần lần lên tới quả TỨ THÁNH.
    Nó là Pháp hữu mầu nhiệm chắc thật chuyển hóa con người từ vô minh lầm lạc đi đến giác ngộ hoàn toàn.
    Giáo lý này đc hệ phái TIỂU THỪA dùng làm căn bản trong sự TU CHỨNG một cách vững chắc thật sự.
    Pháp Tứ Diệu Đế là 4 căn bản như sau:
    • Khổ đế
      Tập đế
      Diệt đế
      Đạo dế


    TẬP ĐẾ là NHÂN và KHỔ ĐẾ là QUẢ chắc thật ở THẾ GIAN
    ĐẠO ĐẾ là NHÂN và DIỆT ĐẾ là QUẢ chắc thật ở THẾ GIAN
    A. KHỔ ĐẾ
    Khổ đế là nguồn gốc của sự đau khổ chắc thật của chúng ta.
    Từ thể xác lẫn tâm hòn mà người đời không tránh khỏi.
    KHỔ ĐẾ được chia làm 11 thức khổ khác nhau như sau.
    I.KHỔ KHỔ
    Khổ khổ là sự khổ chông chất dập dồn tới mãi.
    Khổ về thân xác ngũ uẩn lại còn bị các cái khổ noại cảnh đưa đến.
    Bản thân con người đã đau khổ về mọi phương diện.
    Gia đình đã tạo cho ta biết bao nhiêu bổn phận:
    Hàng ngày phải chạy lo làm lo ăn lo mặc vất vả lam lũ lắm khi đổ mồ hôi sôi nước mắt về gặp cảnh cơ cực túng thiếu nợ nần.
    Đã thế hoàn cảnh xã hội lại hỗn loạn bắc buộc con người ta phải tranh đấu về miếng ăn cái mặc,chống bệnh tật .chông nghèo đói, chống bắt bớ, chông giam cầm , chống áp bức ,sưu cao thuế nặng , mạnh đc yếu thua.
    Trong khi đó quốc gia lại lâm vào cảnh chiến trận xâm lăng, gây tang tóc cho hàng triệu triệu gia đình , hàng hàng lớp lớp người luơng thiện phải gục ngã tàn phế.
    Lại còn thiên tai bão lụt , hỏa hoạn tạo biết bao cảnh khổ tập thể cho hàng vạn gia đình đói lạnh thê thảm.
    Những thức khổ dồn dập trên đây thường xảy ra hàng giờ hàng ngày mà bất cứ chúng sinh nào trên thế gian nay cũng phải gánh chịu.
    Nên khổ quá người ta chỉ than :'KHỔ ƠI LÀ KHỔ!"
    II. HOẠI KHỔ
    Trong khổ knh có câu " Vật hữu hình tất hữu hoại."
    Thật vậy , tạo hóa đã sinh ra vạn vật vũ trụ từ loại vô tình cho đến loài hữ tình , măc dù các loài sinh sinh hóa hóa nhưng nhất thiết. vật gì có hình tướng đều phải chịu trong cái đinh luật của vũ trụ SINH - TRỤ-DỊ DIỆT.
    Nghĩa là khi vật sinh ra lớn lên thay đổi phai tàn rồi hư hoại.
    Núi non , rừng rầm , sông ngòi, sa mạc biển cả... cái chi chi cung đều theo thời gian biến đổi rồi hoại diệt.
    Thật vậy, loài vậy cũng như loài người vì nhân duyên mà sinh ra .Sinh ra rồi lớn lên .Lớn lên rồi già yếu.Già yếu rồi bệnh tật .Bệnh tật rồi diệt.
    Cái luật sinh lão bệnh tử ấy không một loài nào tránh khỏi. Đặc biệt , nếu trong hoàn cảnh hoại khổ này nếu ta để ý theo dõi và chứng kiến những sự vật lần lần hư hoại. Tất nhiên ta sẽ thấy các vật hư hoại ấy có 1 mối liên hệ với ta rồi ta mới ý thức đc rằng HOẠI là KHỔ.
    III. HÀNH KHỔ
    Hành khổ là những cái khổ gây ra hàng ngày hàng phút trong tâm hồn ta.
    Lúc ấy tâm hồn ta đang bị các Pháp hữu vi bên ngoài chi phối.
    THÂN TÂM của chúng sinh vốn không an ổn và rất khó tự chủ. Bởi vậy mỗi khi thuyết Pháp Đức Phật huơng ví dụ cái TÂM của con người như con vượn leo trèo múa lượn.
    Còn ý của con người thì ví như con ngựa phóng chạy luôn.
    TÂM Ý con người thuơng buông lung chẳng bao giờ chịu đứng yên , an ổn đc.
    Vì sự TÂM VƯỢN Ý MÃ này mà con người mất hết tự chủ và thường bất lực trước mọi hoàn cảnh. Nhất là danh lợi ,ái ân thường dễ bị cám dỗ.Rồi con người ta phải hành động mù quáng ,gây không biế bao nhiêu tội lỗi tạo khônmg biết bao nhiêu cảnh khổ cho mình , cho gia đình mình và nững người xung quanh mình.
    Lắm người người về sau phải hối hận và khổ tâm hoặc tự tử vì nững tội lỗi do chính mình gây ra mà mình không thể nào sống nổi đẻ nhìn cái hoàn cảnh đau khổ đó với những cái nhìn khinh bỉ của những người xung quanh mình.
    Thật vậy,THÂN TÂM con người ta thường bị ngoại cảnh chi phối.
    Nó là cái gì đấy sâu kin chỉ huy ta một cách tinh vi nếu ta không khéo trị chữa nó sẽ gây cho ta lắm điêu phiền toái;giận thuơng , ghét buồn, vui cười, khóc ,ham muốn si mê.
    Dù biết trước rằng thất tình lục dục dấy lên gây nhiều phiền não và tạo nỗi đau cho con người ,nhưng thử hỏi mấy ai kiềm hãm và tự chữa được nó.
    Do đó nó là thức hành khổ tai hại và đồng thời cũng là nguồn gốc đi vào của LỤC ĐẠO LUÂN HỒI.
    IV. SINH KHỔ
    Không riêng gì một loài nào , thấp sinh, noãn sinh , thai sinh cho đến hóa sinh, lúc sinh ra đều phải chịu sự đau đớn khổ sở vô cùng.
    Sự sinh khởi này chia ra làm 2 thời kì.
    Khổ từ khi mới thọ thai trong lòng người mẹ cho đế lúc sinh ra.
    Trong thời kì này , đứa trẻ chịu thọ bẩn khí uế , sạch hay dơ, đói hay no, khỏe mạnh hay đau yếu.cả thẩy đều do sự nuôi dưỡng của bào thai.
    Nếu người mẹ biết quý trọng lo dưỡng cái thai, thì còn đỡ khổ bằng người lại bắt buộc phải cho cái thai ra dời bằng thuốc phá thai , thì cái thai ấy sẽ ngặt mình dở sống dở chết và tượng hình hài đúng theo tâm ý người me tạo ra.
    Thời kì thứ 2 sau thời gian 9 tháng 10 ngày
    Hài nhi sống trong bụng mẹ đợi giờ ra khỏi của sinh.
    Lúc ấy biết bao khó khăn mới chui ra được và khóc la khổ a! khổ a!
    Và đông thời cũng gay ra không biết bao nhiêu đau đớn cho người mẹ.
    Kể từ đây bắt đâu một cuộc sống khổ truyền kỳ cho đứa trẻ. Vì đời sống vật chấ cũng như tinh thần cũng chjoong chất mọi thứ đau khổ.
    Ta thử hình dung lại sự sống khổ qua nhưng quãng đời dĩ vãng của ta. cũng như những người quanh ta , thì ta thấy rằng sự sống khổ đã chồng chất cao tới mới nào.
    Có lẽ ý thức được cái cảnh sinh khổ nên 1 thi sĩ đã than:
    " Truân chuyên chìm nổi cứ yên lòng
    Cái kiếp phù du gắng trả xong
    Sống ở trần gian là thọ khổ
    Đã là người thế phải long đong . "
    Còn tiếp ( Tôi sẽ post tiếp . Mong mọi người ủng hộ tôi nhiều hơn. Tai phải đánh máy mất nhiều thời gian mong mọi người thông cảm)
    Last edited by duc_nam8888; 14-02-2011 at 04:07 AM. Lý do: thiếu

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tuyển tập tàng thư kỳ môn độn giáp
    By maphuong in forum Dịch học ( Dịch số, Thái Ất, Kỳ Môn Ðộn Giáp, Hoa Mai, Bát tự hà lạc,…)
    Trả lời: 60
    Bài mới gởi: 28-04-2013, 11:41 AM
  2. BỬU SƠN KỲ HƯƠNG - TÁC GIẢ VƯƠNG KIM
    By vankhuc in forum Bửu Sơn Kỳ Hương
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 22-07-2012, 04:47 PM
  3. Nhật ký của Đường Tam Tạng
    By dc_bac in forum Đạo Phật
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 09-02-2011, 01:47 AM
  4. BÀ LA MÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC PHẬT GIÁO
    By aptruong in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 19-01-2011, 12:58 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •