Trang 1 trong 13 123456711 ... Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 258

Ðề tài: THIỀN

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định THIỀN

    Gặp khái niệm thiền ở nhiều nơi, từ việc tu tập của các đạo/pháp đến các hình thức vui chơi nghỉ ngơi, từ phương đông đến phương tây; nên chắc nó cũng có ít nhiều bổ ích và lý thú.
    Hy vọng mọi người có cùng sở thích chia sẻ thông tin.

  2. #2

    Mặc định Bắt đầu từ đâu ?

    Vắng lặng quá, không có ý kiến gì
    Hay đó chính là ý kiến tốt nhất về thiền.
    (Triết lý sống thiền dựa trên quan điểm về sự hướng nội của mỗi cá nhân)

    Mỗi người đến với thiền sẽ có mục đích nào đó.
    Mục tiêu thích nhất là tìm hiểu những giới hạn của tình yêu.
    (chắc liên quan đến cả thể chất và tinh thần)

    Vì chưa có trải nghiệm cá nhân nào về Thiền, nên phải copy/paste mấy thứ của người ta về đây tham khảo dần:

    Chữ Thiền, Thiền học vốn từ chữ Thiền tông mà ra. Tiếng Trung Quốc gọi là tch’án (người Nhật gọi là Zen) hay là tch'anna (thiền na). Chữ này vốn viết theo âm của chữ sanskrit là dhyâna, người ta thường dịch là suy tưởng, suy ngẫm (méditation).

    Xuất phát từ mục đích muốn tạo dựng một môi trường phù hợp để có thể giúp chứng nghiệm ra những cái hay, cái đẹp trong từng hoạt động cụ thể, các thiền sư đã sử dụng một số loại hình nghệ thuật và đưa vào đó triết lý thiền. Các loại hình nghệ thuật này được gọi là các nghệ thuật Thiền tông. Như tranh thiền, thư pháp, trà đạo, cắm hoa (Ikebana), ẩm thực, kiến trúc, cây cảnh, luyện Yoga…


    Nói đến Yoga lại nhớ đến đạo Bà-La-Môn, có lẽ nên bắt đầu từ đó. Dù sao thì về lý thuyết theo dòng thời gian, nó cũng phù hợp; và khi thực hành/tham thiền, thì chắc cũng phải bắt đầu với yoga thôi (không thì lấy sức đâu mà thiền :D)

  3. #3

    Mặc định

    mình ở Trà Vinh muốn học Thiền không biết học ở đâu nữa , tham khảo sách báo thì không hiểu hết
    “Hạnh phúc mong manh như nắm cát trong tay người. Nắm thật chặt cũng không ngăn được cát trôi qua kẽ tay mà thả ra thì chẳng còn gì hết”.

  4. #4

    Mặc định

    Tớ cũng giống TTSM, đang muốn tìm hiểu về Thiền và đang lọ mọ (dò dẫm, mon men...:D) tìm đường.
    Mục tiêu của tớ đơn giản thôi, không cần đạt những thứ "ngạc nhiên", ví dụ như khả năng bay qua sông chẳng hạn, không ham không ham...
    à, có chuyện kể đại khái là, Phật thấy 1 người mất 1/2 đời người tu luyện để bay qua sông, đã nói (tớ không nhớ chính xác đâu nhé): chỉ cần vài xu để người đưa đò chở qua sông, sao lại phải mất một nửa đời người.
    Vậy, nghĩa là còn có những điều quí giá hơn có thể đạt được bởi Thiền.

    Mục tiêu của tớ đơn giản hơn nhiều, chỉ là tìm kiếm sức khỏe và cảm giác yêu đời (biết bao giờ chết đâu mà không yêu cho phí thời gian :D), yêu núi yêu sông yêu người..

    Nhớ trong phim gì đó, ông kia kể: khi ở biển, muốn bơi vào bờ nhưng bờ rất xa. May quá vớ được cái que, ném cái que về phía bờ và bơi đến cái que. TTSM hãy đặt một mục đích cho mình, ví dụ như làm sao để bước chân nhẹ nhàng hơn, hay làm sao để giảm 1/2 số cơn giận dữ trong tuần tới ...

    Trong khi chưa tìm được một "minh sư", "cao thủ"... như người ta hay nói, việc có thể làm ngay là hãy chia sẽ những thông tin/cảm nghĩ cho nhau, giống như tớ đang gõ kỳ cạch đây. (Không nên nghĩ là những người xa lạ thì dek liên quan gì đến mình :whew:)

    Người ta nói: hãy cho đi, cho liên tục, đừng nghĩ mình sẽ được gì. (chớ vội suy diễn mà cho lung tung nhé :i_dont_want_to_see:)
    Chợt nhớ, đây cũng là điều cảm nhận khi đọc cuốn Gita, trong cuốn Thánh thư đó cũng nói nhiều về yoga (cách đây hàng nghìn năm). Sự phục vụ tận tụy, làm điều tốt... và không hy vọng tiền thưởng.

    Hayza, ngắn gọn là ở Trà Vinh thì tớ không biết học Thiền ở đâu (nhưng đã nghe bạn đã kể có vài món ăn ngon đang mong chờ dịp sẽ xực phàm). Nhưng tớ biết ai cũng có những khả năng mà bản thân hay coi thường và bỏ qua.
    (Lại nhớ có chuyện cười về cô gái sau ngày cưới: biết sướng thế thì lấy chồng từ lâu rồi)

    Úi giời, xem lại bài thấy mình viết dài quá. Chắc tại lủi thủi cô đơn ở đây, thấy có người vào nên tâm trạng hơi dạt dào.

    Tuần tới sẽ gõ lại một số thông tin về ngày xửa ngày xưa người ta thiền như thế nào. Hơi vô bổ, nhưng học cái trừu tượng thì nên tìm hiểu tất, để trước tiên là tưởng tượng và định hướng tưởng tượng.

  5. #5

    Mặc định

    Copy từ nhiều nơi quá nên cũng không nhớ copy từ đâu :sigh:


    Có người chia thành bốn thời kỳ

    1. Thời kỳ Vệ Đà: Bà La Môn giáo (Brahmanism) là một tôn giáo lớn mà đa số người Ấn Độ tôn sùng (nay là Ấn Độ Giáo-Hinduism). Nó là một đạo giáo cổ nhất (ngày xửa ngày xưa nhiều nghìn năm rồi) còn tồn tại tới ngày nay. Veda là bộ Kinh thư quan trọng.



    Hiểu Veda cho đúng đắn, nó sẽ không còn là một tập bài ca tối tăm, hỗn loạn, man rợ, mà nó sẽ trở thành một bài ca ca lên những nguyện vọng cao siêu nhất của nhân loại. Các bài ca của nó là những giai đoạn trong bản hùng ca rạt rào tình tứ của tâm hồn nhân loại, trên con đường tiến tới bất diệt.


    (AUM)

    Họ có giáo lý du già trong đó bao gồm nhiều nghi thức tế lễ, có thể trợ giúp và tạo động lực để vượt qua được những giới hạn của tâm.

    2. Thời kỳ Tiền Cổ:


    Upanishads đưa ra 2 phương pháp đi tìm Chân Ngã. Phương pháp ngoại quan (Quan sát ngoại giới) và phương pháp nội quan (Quán chiếu nội giới).


    Bhagavad Gita, một cuộc trò chuyện của Arjuna và Hindu thần Krishna, cũng tập trung vào yoga. Về cơ bản nó nói rằng sự tận tâm, kiến thức và hành động cần được đưa vào lối sống của một người

    3. Thời kỳ Cổ điển:

    Yoga Sutra bằng văn bản của Patanjali.

    Kinh Yoga chia thành bốn tập (và các sách Chú giải hay Phụ chú…cũng chia theo như thế) : tập 1 bàn về Đại định (Samâdhi), tập 2 bàn về tu hạnh (đạo đức) và các chuẩn bị khác, tập 3 nói về Nhập định (tức Tập trung tâm trí), và tập 4 nói về việc Giải thoát gọi là Cô lập.


    Tất cả những phương thức sử dụng được Kinh Yoga gồm vô trong Bát chi (Asta-anga) : (1) Giới (yama), (2) Giữ (ni-yama), Thế (tọa thế, âsana), (4) Điều tức (Prânâyâma), (5) Thoái giác (pratyâhara), (6) Định thần (Dhyâna), (7) Quán (Dhârana), (8) Đại định (samâdhi). Năm chi đầu là phương thế gián tiếp và cố gắng bên ngoài, trong khi ba chi cuối là con đường chính nó thuộc cố gắng bên trong.

    4. Đến bây giờ:

    Quen thuộc với Hatha Yoga


    Được phổ biến rộng, nhanh và như một môn thể thao và chữa bệnh theo kiểu vật lý trị liệu. Thư giãn hợp lý, tập thể dục đúng cách, thở đúng cách, đúng chế độ ăn uống và thiền định.



    Thời buổi thông tin mở nên clip nhiều như cỏ
    http://www.youtube.com/watch?v=tEoxk...layer_embedded
    Last edited by DMT; 14-02-2011 at 03:26 PM.

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi DMT Xem Bài Gởi
    Tớ cũng giống TTSM, đang muốn tìm hiểu về Thiền và đang lọ mọ (dò dẫm, mon men...:D) tìm đường.
    Mục tiêu của tớ đơn giản thôi, không cần đạt những thứ "ngạc nhiên", ví dụ như khả năng bay qua sông chẳng hạn, không ham không ham...
    à, có chuyện kể đại khái là, Phật thấy 1 người mất 1/2 đời người tu luyện để bay qua sông, đã nói (tớ không nhớ chính xác đâu nhé): chỉ cần vài xu để người đưa đò chở qua sông, sao lại phải mất một nửa đời người.
    Vậy, nghĩa là còn có những điều quí giá hơn có thể đạt được bởi Thiền.

    Mục tiêu của tớ đơn giản hơn nhiều, chỉ là tìm kiếm sức khỏe và cảm giác yêu đời (biết bao giờ chết đâu mà không yêu cho phí thời gian :D), yêu núi yêu sông yêu người..

    Nhớ trong phim gì đó, ông kia kể: khi ở biển, muốn bơi vào bờ nhưng bờ rất xa. May quá vớ được cái que, ném cái que về phía bờ và bơi đến cái que. TTSM hãy đặt một mục đích cho mình, ví dụ như làm sao để bước chân nhẹ nhàng hơn, hay làm sao để giảm 1/2 số cơn giận dữ trong tuần tới ...

    Trong khi chưa tìm được một "minh sư", "cao thủ"... như người ta hay nói, việc có thể làm ngay là hãy chia sẽ những thông tin/cảm nghĩ cho nhau, giống như tớ đang gõ kỳ cạch đây. (Không nên nghĩ là những người xa lạ thì dek liên quan gì đến mình :whew:)

    Người ta nói: hãy cho đi, cho liên tục, đừng nghĩ mình sẽ được gì. (chớ vội suy diễn mà cho lung tung nhé :i_dont_want_to_see:)
    Chợt nhớ, đây cũng là điều cảm nhận khi đọc cuốn Gita, trong cuốn Thánh thư đó cũng nói nhiều về yoga (cách đây hàng nghìn năm). Sự phục vụ tận tụy, làm điều tốt... và không hy vọng tiền thưởng.

    Hayza, ngắn gọn là ở Trà Vinh thì tớ không biết học Thiền ở đâu (nhưng đã nghe bạn đã kể có vài món ăn ngon đang mong chờ dịp sẽ xực phàm). Nhưng tớ biết ai cũng có những khả năng mà bản thân hay coi thường và bỏ qua.
    (Lại nhớ có chuyện cười về cô gái sau ngày cưới: biết sướng thế thì lấy chồng từ lâu rồi)

    Úi giời, xem lại bài thấy mình viết dài quá. Chắc tại lủi thủi cô đơn ở đây, thấy có người vào nên tâm trạng hơi dạt dào.

    Tuần tới sẽ gõ lại một số thông tin về ngày xửa ngày xưa người ta thiền như thế nào. Hơi vô bổ, nhưng học cái trừu tượng thì nên tìm hiểu tất, để trước tiên là tưởng tượng và định hướng tưởng tượng.
    cám ơn bạn đã trả lời cho mình rỏ , thật ra mình củng như bạn , mục đích học Thiền không phải để bay qua sông hay những điều cao siêu nào khác , mình chỉ muốn cho Tâm mình Tỉnh lại một chút , mình tự cảm thấy bản thân còn sân si quá .......
    nếu có dịp mời bạn ghé quê mình thưởng thức những món ăn ngon nhen , nếu ăn 1 mình buồn quá thì nhớ liên hệ mình ăn phụ bạn hén , mình rất có tâm hồn ăn uống hì hì
    “Hạnh phúc mong manh như nắm cát trong tay người. Nắm thật chặt cũng không ngăn được cát trôi qua kẽ tay mà thả ra thì chẳng còn gì hết”.

  7. #7

    Mặc định

    Cách đây hơn 20 năm mình cũng theo thầy học đạo . Cũng tự tiếc cho chính mình rằng không theo học rốt ráo , chỉ nữa chừng rồi buông . Giờ cũng đang bắt đầu tập tò vào Thiền lại . E rằng đã muộn , song tự ngẫm thà muộn hơn không .
    Ngày ấy , học Thiền theo phái Thiền Tông . Tu tập theo "Thập mục ngưu đồ" gồm :
    1- Tầm ngưu .
    2- Kiến tích.
    3- Kiến ngưu.
    4- Đắc ngưu.
    5- Mục ngưu.
    6- Kỵ ngưu qui gia.
    7- Vong ngưu tồn nhân.
    8- Nhân ngưu câu vong.
    9- Phản bổn hoàn nguyên .
    10- Nhập thị trùy thủ .
    Theo ngữ Việt là :
    1- Tìm trâu.
    2- Thấy dấu.
    3- Thấy trâu.
    4- Được trâu.
    5- Chăn trâu.
    6- Cỡi trâu về nhà.
    7- Quên trâu còn người.
    8- Người , Trâu đều quên .
    9- Trở về cội nguồn .
    10- Vào chợ buông tay.
    Nhân duyên , đầu năm này có người bạn cho cái link 'thegioivohinh' , thì mình cũng đã bắt đầu muốn quay lại "hành Thiền" .
    Hôm nay , mong muốn nhờ các huynh đệ chỉ bảo giúp khi mình gặp những khuất tất trên đường tu tập . Xin cảm ơn các huynh đệ !

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hiepold Xem Bài Gởi
    Cách đây hơn 20 năm mình cũng theo thầy học đạo . Cũng tự tiếc cho chính mình rằng không theo học rốt ráo , chỉ nữa chừng rồi buông . Giờ cũng đang bắt đầu tập tò vào Thiền lại . E rằng đã muộn , song tự ngẫm thà muộn hơn không .
    Ngày ấy , học Thiền theo phái Thiền Tông . Tu tập theo "Thập mục ngưu đồ" gồm :
    1- Tầm ngưu .
    2- Kiến tích.
    3- Kiến ngưu.
    4- Đắc ngưu.
    5- Mục ngưu.
    6- Kỵ ngưu qui gia.
    7- Vong ngưu tồn nhân.
    8- Nhân ngưu câu vong.
    9- Phản bổn hoàn nguyên .
    10- Nhập thị trùy thủ .
    Theo ngữ Việt là :
    1- Tìm trâu.
    2- Thấy dấu.
    3- Thấy trâu.
    4- Được trâu.
    5- Chăn trâu.
    6- Cỡi trâu về nhà.
    7- Quên trâu còn người.
    8- Người , Trâu đều quên .
    9- Trở về cội nguồn .
    10- Vào chợ buông tay.
    Nhân duyên , đầu năm này có người bạn cho cái link 'thegioivohinh' , thì mình cũng đã bắt đầu muốn quay lại "hành Thiền" .
    Hôm nay , mong muốn nhờ các huynh đệ chỉ bảo giúp khi mình gặp những khuất tất trên đường tu tập . Xin cảm ơn các huynh đệ !
    .........
    Mục ngưu đồ hả ???? , Hay quá !!
    rose4 Cha còn như ngọn đèn chong -
    Mẹ còn như ánh trăng rằm mùa thu rose4

  9. #9

    Mặc định

    Như bạn là tỉnh táo vui vẻ lắm rồi, nhưng nếu có thời gian tập thì có nhiều thứ cũng hay lắm.
    Mà thực ra nó cũng không mất nhiều thời gian lắm.
    Và, có người nói, nó dễ hơn mình tưởng lúc chưa tập. <-- nghe nói thế

    Đến xứ lạ mà có người quen thì còn gì bằng :D

  10. #10

    Mặc định

    Để giúp cho đọc giả có thể nắm được sự khác biệt giữa thiền định (chỉ quán) và thiền Vipassana (tuệ quán), PTVN đã gặp sư Phước Nhân, một hành giả giỏi pháp hành của thiền viện Phước Sơn để xin sư nói rõ về thiền định, thiền Vipassana, sự khác biệt giữa hai phương pháp tập cũng như khái quát phương thức tu tập và kết quả mà mỗi phương thức tu tập đem lại.

    Supanna: Xin sư cho biết thiền định là gì ?
    Sư Phước Nhân: Thiền định( Samadhi) là phương pháp gom tâm trụ nó vào một đề mục cố định để giữ cho tâm được vắng lặng.
    Thiền định có 40 đề mục chia thành nhiều nhóm và hành giả có thể chọn bất cứ đối tượng nào trong các nhóm đó để hành tập, nếu nói hết thì rất dài nên sư xin trình bày sơ lược.
    Muốn tu tập thiền định, hành giả có thể trụ tâm vào một trong những đề mục như màu trắng, xanh, vàng, đỏ, ánh sáng, hư không, đất, nước, gió, lửa… hoặc niệm ân Đức Phật, Pháp và Tăng.
    Tại sao người ta gọi thiền định là tưởng định?
    Sư Phước Nhân: Lấy ví dụ hành giả hành thiền định lấy đất làm đề mục. Hành giả sẽ lấy một cái dĩa bằng đất sét có màu hừng đông, đường kính khoảng 25cm, mặt láng, sạch và đặt dĩa ngay trước mặt, vừa tầm, khỏang từ 70 đến 80 cm. Hành giả nhìn dĩa và để tâm nơi dĩa, lập đi lập lại trong tâm "đất, đất..." hàng ngàn hàng vạn lần như vậy để nhận rõ đối tượng từng chi tiết một và ghi thật kỹ vào tâm hình ảnh của nó, sau đó nhắm mắt lại để đem hình ảnh đó vào trong tâm mà tưởng.
    Lúc đầu hình ảnh hiện ra trong tâm giống hệt như dĩa đất thật bên ngoài, từ màu sắc cho đến những lằn vết thô thiển của nó. Lần lần hình ảnh nầy sẽ trở thành hoàn hảo hơn. Những khuyết điểm trên dĩa đều biến mất, và dĩa biến thành sáng loáng. Muốn cho dĩa bự ra hành giả có tưởng tượng cho nó bự ra, hoặc khi ý khởi lên, muốn cho dĩa thu nhỏ lại thì hành giả tưởng cho dĩa thu nhỏ lại. Bằng cách này, hành giả sử dụng hai lộ là nhãn môn và ý môn để trụ tâm lên hình ảnh cái dĩa một cách vững chắc, từ đó sanh khởi một tâm sở đặc biệt mà từ trước đến nay chưa bao giờ kinh nghiệm được, đó là tâm định.
    Một thời gian sau, khi hành giả đi sâu vào định thì sẽ thấy xuất hiện các ứng tướng thí dụ như hào quang, hồng tướng, trợ tướng, hành giả tiếp tục đi sâu vào các ứng tướng đó để chứng đắc các tầng thiền định: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, không vô biên xứ thiền, thức vô biên xứ , vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ, sau đó hành giả bắt đầu luyện thần thông, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông và túc mạng thông.
    Thiền định vì vậy được gọi là tưởng định vì gốc của nó là tưởng, đề mục của nó là tục đế hay chế định. Thiền định sử dụng đại định, kiên cố định và an chỉ định.
    Thiền định có đem lại giải thoát?
    Sư Phước Nhân: Thiền định không đem lại giải thoát vì nó không giúp phát sinh tuệ ( tuệ ở đây có nghĩa là sự hiểu biết sự sanh diệt của danh sắc và ngũ uẩn ), tuy nhiên nó có khả năng trợ duyên cho thiền tuệ.
    Sư Phước Nhân : Thiền Minh Sát còn gọi là thiền Vipassana. Đây là một phương pháp tu tập để đạt đến Giải Thoát của các chư Cổ Phật, theo thời gian bị mai một và được Đức Phật Thích Ca phát hiện trở lại. Đức Phật gần như đã dành trọn 45 năm hoằng dương giáo pháp để giảng dạy về phương pháp thiền này cho các đệ tử của Ngài.

    Tại sao thiền Vipassana đưa đến giải thoát ?
    Sư Phước Nhân : Đề mục của thiền Vipassana là thân, thọ, tâm, pháp. Tất cả các đề mục này đều giúp cho hành giả thấy được sự sanh diệt khi hành tập. Nói một cách khác, hành giả quan sát các đề mục của thiền Vipassana để thấy được sanh diệt của danh sắc và ngũ uẩn qua đó kinh nghiệm được vô thường, khổ và vô ngã để cuối cùng chứng đắc các tầng tuệ Minh sát, đạt được Giải Thoát, Niết Bàn.
    Xin sư tóm gọn một số khác biệt cơ bản giữa thiền định và thiền Vipassana.
    Sư Phước Nhân :
    Thiền định :
    - Định của thiền định là tâm sở nhất tâm, trụ tâm nằm trên một đề mục cố định duy nhất.
    - Đề mục của thiền định là tục đế (chế định), không có sanh diệt.
    - Thiền định sử dụng đại định, kiên cố định và an chỉ định.
    - Thiền định chỉ giúp tạm thời đè nén, khống chế phiền não.
    Thiền Vipassana :
    - Định của thiền quán là tâm sở nhất hành, thực hành thiền Vipassana, hành giả có khả năng định trên nhiều đối tượng khác nhau.
    - Đề mục của thiền Vipassana là chơn đế, có sanh diệt.
    - Thiền Vipassana sử dụng cận định và sát na định
    - Thiền Vipassana bứng tận gốc rễ phiền não và tham ái.
    Cần nói thêm rằng thiền định thì Phật giáo cũng có mà các tôn giáo khác cũng có. Thiền Vipassana chỉ có trong Phật giáo hay nói một cách khác Vipassana là thiền của Phật giáo.
    Muốn tu tập thiền Vipassana, bước đầu hành giả cần phải làm gì ?
    Sư Phước Nhân : Trước khi tu tập Vipassana, hành giả phải tu sổ tức quan : Đếm hơi thở từ 1 đến 10 rồi ngược lại. Không nên đếm quá 10 vì tâm sẽ phóng, cũng không nên đếm ít hơn 5 vì như vậy tâm sẽ bị lúng túng. Khi đã cột tâm yên rồi thì hành giả bắt đầu chuyển qua tu thiền quán.
    Hiện nay, việc tu tập theo Vipassana (dùng chánh niệm theo dõi các cửa giác quan để ngăn không cho các tâm bất thiện có điều kiện chen vào các cửa giác quan này) còn khá mới mẽ với nhiều người, xin sư vui lòng mô tả cách thức tu tập thiền này để giúp cho độc giả của PTVN có thể hình dung được phần nào.
    Sư Phước Nhân :
    Trước hết là nên nói một chút về tư thế tọa thiền. Hành giả có thể ngồi kiết già, bán già hoặc xếp bằng hoặc ngồi trên ghế dựa (nếu chân bị đau). Giữ đầu thẳng, lưng thẳng, toàn thân buông lỏng nghĩa là thả lỏng đầu, hai vai, thân, hai chân, không nên gồng cứng, tay mặt đặt trên tay trái tại chỗ hũng của hai chân giao lại. Mắt nhắm lại một cách thoải mái.
    Tâm lúc nào cũng để tự nhiên, quân bình, thư giãn, không ức chế tâm, không để tâm chú ý quá sâu vào đề mục, chỉ cần theo dõi hơi thở ra vào một cách tự nhiên mà thôi.
    Hành giả theo dõi hơi thở ra vào chạm ở đầu chóp lổ mũi hoặc qua sự phồng xẹp của bụng. Cứ để hơi thở ra vào một cách tự nhiên, không nên cố tạo cho hơi thở dài ra hay ngắn lại vì nếu hành giả ép hơi thở thì chẳng bao lâu hành giả sẽ bị tiêu hao năng lượng và sẽ thấy mệt. Hành giả phải nhớ rằng chúng ta quán vô thường vô ngã trên hơi thở chứ không phải tập khí công.
    Cứ để hơi thở vào ra một cách tự nhiên : thở vô biết thở vô, thở ra biết thở ra, khi hơi thở dài biết hơi thở dài, khi hơi thở ngắn biết hơi thở ngắn, khi hơi thở thô biết hơi thở thô, khi hơi thở tế biết hơi thở tế, khi hơi thở còn biết hơi thở còn, khi hơi thở mất biết hơi thở mất, cố gắng giữ trí nhớ chánh niệm tỉnh giác liên tục đừng để mất.
    Trong quá trình hành thiền, khi tai nghe âm thanh hoặc tiếng động, hành giả ghi nhận nghe, nghe rồi quay trở về hơi thở, khi mũi bắt mùi hương thì ghi nhận ngửi, ngửi rồi quay về hơi thở, khi tâm suy nghĩ đầu này đầu kia thì ghi nhận suy nghĩ, suy nghĩ rồi cũng quay trở lại hơi thở. Tương tự như vậy ngứa ngáy, nhột, nóng, lạnh, đau, chân tê... Nói một cách khác là trong quá trình hành thiền, hành giả phải ghi nhận mọi diễn biến xảy ra trong thân và tâm nhưng luôn xem hơi thở là đề mục chính, hơi thở được xem là ngôi nhà, đi đâu rồi hành giả cũng quay về nhà của mình. Đây được xem là niệm thân.
    Trong trường hợp nhiều đối tượng xảy ra cùng một lúc thì hành giả sẽ ghi nhận như thế nào ?
    Sư Phước Nhân : Trong trường hợp này tâm tự động hướng tới đối tượng hoạt động mạnh nhất (cảnh trưởng duyên) và hành giả sẽ ghi nhận đối tượng này.
    Thế còn niệm thọ và niệm tâm thì sao ? Xin sư cho một ví dụ để minh họa.
    Sư Phước Nhân : Trong quá trình ngồi thiền, hành giả có thể bị muỗi cắn, khi thấy ngứa, hành giả ghi nhận ngứa, ngứa : đây là niệm thọ. Khi hành giả ghi nhận ngứa, ngứa thì cảm giác ngứa, có thể giảm, nhưng cũng có lúc cảm giác này không giảm mà lại tăng lên, hành giả cảm thấy bực bội, khó chịu, lúc này tâm sân nổi lên hành giả ghi nhận tâm sân : đây gọi là niệm tâm sân.
    Nếu hành giả không chịu nổi, muốn gãi thì sao ?
    Sư Phước Nhân : Nếu hành giả muốn gãi thì ghi nhận tác ý muốn gãi rồi đưa tay đưa tay đến chỗ gãi (ghi nhận đưa tay), gãi, ghi nhận gãi, gãi, biết đã ngứa, ghi nhận đã ngứa, xong rồi lại quay trở về hơi thở.
    Xin sư cho thêm một thí dụ khác về niệm thọ và niệm tâm
    Sư Phước Nhân : Khi ngồi thiền lâu, cảm giác tê mõi sẽ xuất hiện, hành giả ghi nhận cảm giác tê mõi này. Tê mõi sẽ thay đổi khi thì nóng, khi thì quặn thắt, nhào lộn, hành giả ghi nhận tất cả mọi thay đổi này (niệm thọ). Khi cảm giác đau lên đến tột đỉnh, hành giả sẽ có khuynh hướng muốn xua đuổi cơn đau, đây là lúc tâm sân đang sinh khởi và lúc này hành giả phải ghi nhận, quan sát tâm sân (niệm tâm).
    Tuy nhiên, hành giả không nên xua đuổi cơn đau mà thay vào đó phải quan sát cơn đau để thấy sự vô thường, khổ và vô ngã trong cái đau để giúp tuệ giác phát triển.
    Làm sao chúng ta lại có thể thấy được khổ, vô thường và vô ngã trong cái đau ?
    Sư Phước Nhân :
    - Thấy vô thường : Cái đau không phải là cái có sẵn hoặc tự nhiên mà có trong thân mà do có điều kiện mới sanh khởi. Khi đau, cường độ đau có tăng, giảm, khi thì quặn thắt, khi thì nhào lộn.
    - Thấy khổ : Thân đau, tâm phản ứng là khổ.
    - Thấy vô ngã : Không có quyền làm chủ đối với con đau vì hành giả không thể điều khiển cơn đau, có nghĩa là hành giả có muốn hết đau cũng không được.
    Bình thường, khi đau, chúng ta rên rĩ, "Ôi cha, tôi đau quá !" Hôm nay, Đức Phật bảo chúng ta nhìn cái đau để thấy đau chỉ là đau thôi, trong cái đau chỉ có đối tượng đau và tâm hay biết chứ không có tôi, ta trong đó.
    Với cách tu tập như thế này, dần dần hành giả sẽ kinh nghiệm được giáo pháp.
    Thưa sư, khi nào thì hành giả niệm tâm tham ?
    Sư Phước Nhân : Khi ngồi thiền lâu, hành giả sẽ đạt tới trạng thái an bình, tĩnh lặng, hành giả phải ghi nhận, quan sát cái cảm giác an bình, tĩnh lặng này cho rõ. Nếu hành giả chánh niệm hời hợt, tâm tham sẽ theo vào làm cho hành giả thỏa thích và muốn bám vào cảm giác này. Lúc này hành giả phải ghi nhận và quan sát đối tượng mới tức là niệm tâm tham.
    Thưa thế nào là niệm Pháp ?
    Sư Phước Nhân : Niệm pháp là niệm :
    - 5 triền cái: Tham, sân, hôn trầm, trạo hối, hoài nghi
    - 5 thủ uẩn: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn
    - 12 xứ: Gồm sáu nội xứ : Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ, ý xứ và sáu ngoại xứ : sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ và pháp xứ
    - 7 giác chi: Niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, và xả giác chi,
    - Tứ diệu đế; Khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế.
    Sau khi tọa thiền, tại sao hành giả phải thực hiện thiền hành?
    Sư Phước Nhân : Thiền hành tăng cường tinh tấn 70% và tăng cường cho định 30%. Thiền tọa tăng cường cho định 70% và tăng cường cho tinh tấn 30%, vì vậy thiền hành và thiền tọa phải cân bằng với nhau, hay nói cách khác định và tinh tấn phải ngang bằng với nhau. Hễ tinh tấn dư thì tâm sẽ phóng dật, khi định dư thì hành giả sẽ hôn trầm, dã dượi, lười biếng.
    Hễ một giờ ngồi thì một giờ đi, nữa giờ ngồi thì nữa giờ đi.
    Muốn thực hành thiền hành, hành giả phải làm gì ?
    Sư Phước Nhân : Chọn một lối đi có chiều dài từ 7 đến 10m, không nên đi quá xa. Khi đi hai tay chắp lại để đằng sau lưng hoặc để trước bụng, mắt nhìn về trước khoảng 2m, tối đa là 3m, không nên nhìn quá xa, không nên liếc qua, liếc lại.
    Khi bắt đầu đi ghi nhận có tác ý muốn đi, dở bước, theo dõi chuyển động của hai chân, ghi nhận dở, bước, đạp (chân nào trước cũng được), hoặc có thể ghi nhận phải bước, trái bước.
    Khi tới cuối lối đi phải ghi nhận có tác ý muốn đứng rồi dừng lại, khi muốn xoay phải ghi nhận tác ý muốn xoay rồi mới xoay, xoay xong đàng hoàng trước khi muốn dừng lại phải ghi nhận tác ý muốn dừng rồi dừng một hoặc hai giây, muốn đi tiếp phải ghi nhận tác ý muốn đi và sau đó bước đi.
    Thưa sư, thế nào là ăn trong chánh niệm và cách thức ăn ra sao?
    Sư Phước Nhân : Trước khi ngồi vào bàn ăn phải ghi nhận tác ý muốn ngồi, sau khi ngồi xuống, cầm chén, đũa phải ghi nhận hay biết, khi đưa tay gắp thức ăn vô chén cũng ghi nhận hay biết, múc thức ăn vô chén cũng ghi nhận hay biết, gắp miếng vừa ăn, đừng to quá , nếu thấy thức ăn ngon, gắp miếng lớn thì phải ghi nhận tâm tham, khi hả miệng biết hả miệng, ngậm miệng biết ngậm miệng, nhai biết nhai.
    Trước khi nuốt phải ghi nhận tác ý muốn nuốt rồi mới nuốt . Khi thức ăn ngon, thì ghi nhận hay biết là ngon, trong trường hợp thức ăn không ngon cũng ghi nhận hay biết là không ngon. Nếu hành giả khi ăn ngon cũng không biết mà dở cũng không biết thì đó là ăn với tâm si.
    Khi ăn ngon và tâm tham len lõi vô trong lúc ăn, hành giả phải ghi nhận hay biết tâm tham. Khi ăn không ngon, tâm bực bội, khó chịu phải ghi nhận tâm sân.
    Nếu bao tử chúng ta chứa được 10 phần thì chúng ta chỉ ăn 7 phần thôi, chừa lại 3 phần uống nước vô là vừa.
    Ngoài việc thực hành thiền tọa, thiền hành và thiền ăn, hành giả phải làm gì để theo dõi tâm và thân trong sinh hoạt hàng ngày ?
    Sư Phước Nhân : Trong sinh hoạt hàng ngày, làm cái chi biết cái nấy, đóng cửa, mở cửa biết đóng cửa, mở cửa, đại tiện, tiểu tiện ghi nhận hay biết, tắm rửa, giặt giũ đều ghi nhận hay biết, co tay duỗi chân, cúi đầu, ngẩng đầu, ngó qua, dòm lại v.v... tất cả đều phải ghi nhận hay biết.
    Tại sao hành giả phải ghi nhận tỉ mỉ, hết sức mất công như vậy ?
    Sư Phước Nhân : Mục đích là để cho trí nhớ chánh niệm tỉnh giác không bị gián đoạn.
    Giữ cho trí nhớ chánh niệm tỉnh giác không bị gián đoạn như vậy hành giả sẽ được lợi ích gì ?
    Sư Phước Nhân :

    Ghi nhận hay biết mọi đối tượng xảy ra trong thân và tâm có nghĩa là hành giả đang sống trong giây phút hiện tại. Sống trong giây phút hiện tại giúp cho hành giả luôn giữ tâm trong thân, không cho tâm phóng ra ngoài thân.
    Quan sát tỉ mỉ như vậy sẽ giúp hành giả thấy rõ bản chất của các pháp là luôn sanh khởi và hoại diệt do có điều kiện và như vậy sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ Minh sát dễ dàng phát triển. Khi tuệ Minh sát phát triển mạnh, thì phiền não và tham ái sẽ giảm dần.
    Nếu lỡ tâm phóng ra ngoài thì phải làm sao?

    Sư Phước Nhân: Tâm phóng đi đâu không quan trọng vì bản chất của tâm là luôn phóng đi đâu này đầu nọ. Khi ý thức tâm đang phóng đi, hành giả chỉ cần ghi nhận tâm đang phóng đi, có nghĩa là hành giả đã và đang sống trong giây phút hiện tại rồi đó.
    Thưa sư, quan sát tỉ mỉ như vậy có khó nhọc không ?
    Sư Phước Nhân : Hành giả cứ để cho các pháp vận hành một cách tự nhiên và ghi nhận, quan sát để thấy rõ bản chất của chúng là luôn sanh khởi và hoại diệt do có điều kiện cho nên không mệt nhọc gì. Buổi đầu hơi khó khăn một chút, nhưng từ từ tập rồi sẽ quen dần. Điểm mấu chốt ở đây là hành giả phải đóng năm cửa giác quan. "Đóng' ở đây không có nghĩa là bịt năm cửa giác quan mà dùng chánh niệm theo dõi các cửa giác quan để ngăn không cho tâm bất thiện có điều kiện chen vào. Làm thế nào để đóng năm cửa giác quan, Đức Phật dạy, " Hãy ngưng ngay ở sự thấy, sự nghe... mà không để tâm đến sự phân biệt đối tượng."
    Thiền hành
    Chúng ta hãy để cho 5 căn sinh họat một cách tự nhiên, khi căn tiếp xúc với trần (cảnh) thì nuối đuôi sau là hàng loạt tác ý khen, chê, phân tích, đánh giá... nổi lên, hành giả phải chánh niệm ngay các tác ý này. Bằng cách này, thiền Vipassana có khả năng thu thúc ngũ căn để hành giả có thể theo dõi hữu hiệu mọi diễn biến trong thân và tâm qua cửa thứ sáu là ý căn.
    Tu tập Vipassana vì vậy sẽ tập cho hành giả thói quen thấy phiền não tham ái, ghi nhận rồi buông bỏ chứ không giữ lại, ôm ấp trong tâm hoặc đè nén chúng vì vậy tâm của hành giả tu tập pháp môn này rất mát mẽ.
    Hiện nay trên thế giới có một số trường thiền dạy cho hành giả thiền định trước, sau khi đạt được định rốt ráo xong thì xả định rồi chuyển sang tuệ quán. Một số trường thiền khác thì dạy cho hành giả tu tập Vipassana ngay từ bước đầu sau khi hành giả đã thực hành sổ tức quán để gom tâm lại. Đây là hai đạo lộ khác nhau, vậy đạo lộ nào đúng ?
    Sư Phước Nhân : Cái nào cũng đúng
    Xin sư cho biết ưu điểm và nhược điểm của từng đạo lộ.
    Sư Phước Nhân : Tu định rốt ráo rồi chuyển sang Vipassana :
    - Ưu điểm : Sau khi đắc đạo quả A la hán, hành giả sẽ có thần thông, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông và túc mạng thông (thiền định) và Lậu tận thông (thiền Vipassana)
    - Nhuợc điểm : Có những hành giả một khi đã an trú vào trong đại định đâm ra ưa thích sự an bình, tĩnh lặng nên đã ở luôn trong định, không chịu xả định để chuyển sang tuệ quán. Những hành giả này sẽ chịu thiệt thòi vì cuối cùng không đạt được Giác Ngộ - Giải thoát – Niết Bàn.-
    - Đây là một lộ trình rất dài đòi hỏi nhiều công phu tu tập. Muốn đắc được các tầng thiền định, hành giả phải tu tập ở những nơi thanh vắng. Có khi chưa đắc được các tầng thiền định, tuổi thọ của hành giả đã hết.
    Tu tập Vipassana ngay từ bước đầu :
    - Ưu điểm : Thiền Vipassana tu tập trong đời sống hàng ngày, không cần đến nơi thanh vắng vì hành giả sẽ lấy những chuyện xảy ra trong đời sống hàng ngày để làm đề mục quan sát, luôn luôn sống trong hiện tại.
    - Hàng ngày có điều kiện nhìn vào phiền não và tham ái trong lúc sinh hoạt nên thấy được khổ, nhân của khổ, sự diệt khổ và con đường đưa đến sự diệt khổ, có nghĩa là thấy được chân lý Tứ Diệu Đế. Quan sát như vậy dần dần sẽ giúp diệt trừ tận gốc phiền não và tham ái ngay bây giờ và ngay trong kiếp sống này.
    Những ai có đầy đủ Ba la mật có thể đạt được đạo quả ngay trong kiếp sống này, những ai chưa đầy đủ Ba la mật thì nhờ tu tập Vipassana để bổ túc Ba la mật, kiếm được chút đỉnh tư lương để làm hành trang đem theo cho kiếp sau tiếp tục con đường tu tập.
    - Nhược điểm: Con người có thể gặp những giai đoạn khó khăn dồn dập, gặp những cú "sốc" về thân và tâm, trong trường hợp này, hành giả tu định lờ đi, nhập vào định để nghĩ ngơi trong khi hành giả tu tập Vipassana phải nhìn vào những khó khăn này để làm đề mục quan sát, hành giả tu Vipassana vì vậy có thể cảm thấy xuống tinh thần. Trong trường hợp này, Đức Phật khuyên chúng ta phải kham nhẫn để quan sát những phiền não và tham ái đó mà không nên trốn chạy chúng. Nếu vượt qua được, hành giả sẽ trưởng thành trong giáo pháp.
    Tại sao cùng là tu tập Vipassana mà có thiền sư hướng dẫn để tâm theo dõi hơi thở ra vào chạm vào chóp mũi, có thiền sư lại dạy theo dõi qua sự phồng xẹp của bụng. Phương pháp nào chính xác hơn ?
    Sư Phước Nhân : Tuy hai địa điểm khác nhau nhưng cùng chung một trí nhớ chánh niệm giống nhau. Vào thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế, Ngài dạy hãy để tâm theo dõi hơi thở ra vào chạm vào chóp lổ mũi để kinh nghiệm vô thường, khổ và vô ngã.
    Tuy nhiên vào thời nay, chỉ có một số ít hành giả thành công khi theo dõi hơi thở ra vào chạm vào chóp của lổ mũi cho nên ngài Mahasi Sayadaw, tu sĩ Phật giáo Miến Điện và là thiền sư nổi tiếng dạy Thiền Tuệ Quán khắp Châu Á và Châu Âu, đã dạy theo dõi hơi thở qua bụng phồng, xẹp. Phương tiện này cũng giúp hành giả kinh nghiệm được vô thường, khổ và vô ngã. Vì vậy, hành giả thuận để tâm theo dõi hơi thở ra vào chạm vào chóp lổ mũi thì để tâm nơi đây, ai thấy rõ cảm giác phồng xẹp thì quan sát bụng phồng xẹp, không nhất thiết bắt buộc phải để tâm ở chóp mũi hoặc theo dõi bụng phồng xẹp.
    Supanna: Con xin cảm ơn sư.

    Thiền viện Phước Sơn tọa lạc tại đồi Lá Giang, 368 suối Tân Cang, ấp Tân Cang, xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
    __________________
    CƯ SĨ DIỆU ĐỊNH A DI ĐÀ PHẬT
    rose4rose4 Chúc mọi người vạn sự bình an

  11. #11

    Mặc định

    Nếu như đạo hữu nào muốn tu học thiền ,tôi sẳn lòng chỉ lại cách tu thiền kinh nghiệm trên 30 năm của mình giúp đời tu học .Nhưng tôi nói trước sẽ truyền dạy người có hữu duyên có đều kiện thiền nha ,liên lạc qua đường chát hoasenngancanh,người này chỉ là sư đệ ,và sẽ thu nạp người hữu duyên gặp tôi ,tôi là cư sĩ DIỆU ĐỊNH
    ở quận 12,gần khu phần mềm hội chợ quang trung
    Last edited by minh đài; 15-02-2011 at 10:12 AM.
    rose4rose4 Chúc mọi người vạn sự bình an

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi ynguoiloitoi Xem Bài Gởi
    :icon_evil: thiền xuất thần đi học đạo ấy à......................:day_dreaming:
    -------------------------------------
    bộ muốn xuất là xuất hả,xuất thần mà không được có nước là xuất những thứ linh tinh là chết queo luôn
    Last edited by minh đài; 01-03-2011 at 05:38 PM.
    rose4rose4 Chúc mọi người vạn sự bình an

  13. #13
    Lục Đẳng Avatar của camap_anchay
    Gia nhập
    May 2010
    Nơi cư ngụ
    Tuyệt Tình Cốc
    Bài gởi
    8,100

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi ynguoiloitoi Xem Bài Gởi
    :D xuất thần đi cỏi này cỏi kia chỉ mới là giai đoạn ngoại đạo thiền thôi cô à :D đến một giai doạn nào đó mà mắt he hé thấy cái bàn thờ có lẽ là chuyển qua giai đoạn khác rùi ..............
    Haizzz, mắt hé hé thấy có bóng người đứng trước mặt thì sao ta??? có sắp chít hok???
    Đời ta có khi tựa lá cỏ
    Ngồi hát ca rất tự do...

  14. #14
    Lục Đẳng Avatar của Ivan_vanbinh
    Gia nhập
    Sep 2010
    Nơi cư ngụ
    Thiên Sơn Đỉnh
    Bài gởi
    15,470

    Mặc định

    dạo này việc thiền định của DMT sao rồi?
    "Xin làm chiếc Lá lặng lẽ rơi
    Để Gió cuốn trôi nơi cuối trời...
    "

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Ivan_vanbinh Xem Bài Gởi
    dạo này việc thiền định của DMT sao rồi?
    Vì VB không hỏi tớ có khỏe không, để câu trả lời đơn giản là khỏe như trâu
    Nên phải lòng vòng 1 tý vậy:

    Theo quan niệm của đa số thông tin tìm thấy, thì tham thiền/hành thiền.. là công phu đòi hỏi những nỗ lực liên tục kèm theo 1 số luật/lệ;
    và với một số người mà tớ biết thì thiền đem lại sức lực/sự minh mẫn, nhưng hầu như không phải là 1 kiểu thư giãn/vui chơi

    Tớ đang dự định thiền thôi, chưa thiền định :D
    Đêm mất ngủ thì đọc sách. Ban ngày rảnh thì ?google. Tích cóp thành 1 cái lẩu thông tin
    Để :
    +suy nghĩ 20 phút cafe sáng
    +thể dục 10 phút buổi chiều

    Hồ Lake Eros-Ấn Độ:Nhiệt độ ôn hòa


    Hồ Thượng đế-đỉnh núi Trường Bạch-Trung Quốc: Du khách chỉ có thể tới thăm hồ nước này vào mùa hè vì mỗi khi tuyết xuống, hồ Thượng đế lại tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.


    Đó là những nơi đẹp, đón ánh bình minh bên mặt hồ tĩnh lặng thì tuyệt rồi
    Đại khái như thế này


    Ôi, đó là mong ước thôi; thực tế đâu phải là mơ
    +sáng: quán đã quen với 1 thằng dở hơi mang cafe ra ngồi ở vườn rau
    Chỗ đó không đẹp, nhưng đầy nắng

    +chiều: cởi trần quần sọc như con chó hoang ở bờ sông gần nhà
    Toàn bèo tây trôi chảy hoặc mùi bùn hôi nồng khi nước cạn. Trên bờ thì gạch đá rác lỏng nhỏng
    Nhưng đó là chỗ đơn giản nhất để đuổi bắt chút nắng chiều.

    Có j dùng đó thôi, theo kiểu "just do it"

    Lúc trước mơ 1 chiếc zeep để off-road, giờ vẫn cong mông đạp cái xe 2 bánh hỏng đề.
    Nhưng không vì thế mà trì hoãn việc tìm hiểu những khái niệm lằng nhằng:
    Yêu không buồn đau
    Sống không hối tiếc

    ---------------> Đang bắt đầu khó khăn với (một vài khái niệm + tập thể dục đều)
    Người la mã hay hy lạp cổ đại (quên rồi, bọn hay đắp tượng đó) quan niệm không thể có suy nghĩ tích cực trong cơ thể suy yếu.

    Trích ngang 1 phát:
    Vua Trần Nhân Tôn, Điều Ngự Giác Hoàng:
    Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
    Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên
    Gia trung hữu bảo hưu tầm mích
    Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền
    (Cư trần lạc đạo phú)
    Tạm dịch:
    Sống đời vui đạo cứ tùy duyên
    Hễ đói thì ăn, mệt nghỉ liền
    Có báu trong nhà đừng chạy kiếm
    "Vô tâm" trước cảnh, hỏi chi thiền.
    http://www.thuong-chieu.org/uni/Kinh...TL/Html/13.htm

    Phải nói ngay là tớ khoái được như thế, nhưng trong tương lai xa, không phải bây giờ
    Bây giờ đang bị ảnh hưởng bởi 1 khẩu hiệu trong 1 cuốn sách mỏng về thiền Vipassana: Hãy hạnh phúc
    Trong cuốn sách đó có so sánh (hành thiền - nói về thiền) cũng giống như (việc bơi – nói về bơi)
    Nói hay viết rất nhiều về bơi nhưng không nhảy xuống nước tập thì vẫn khó biết bơi :D

    Vẫn đang tiếp tục thôi
    Về lý thuyết: đang xem về yoga, vài tuần nữa sẽ up ở 2pic này về Veda/Upanishads/Gita, cho mình thôi. (tự tạo mục tiêu cho mình)
    Về thực hành:
    + vận động: cố gắng tập thể dục đều
    + suy nghĩ: đang dừng ở ngay chỗ thắc mắc đã nhắn tin cho VB
    Rõ ràng là tớ đã gõ dấu ? thì không thể là câu cảm thán được nhé
    Và nó càng không phải là câu đố tìm 1 lời giải đúng.
    Nó là câu hỏi để tớ hiểu suy nghĩ của VB về chuyện đó như thế nào thôi.
    VB không trả lời cũng không sao, vì tớ biết nhiều thứ phải tự tìm hiểu

    ---------------> Đang bế tắc 1 chút nhưng vẫn nhúc nhích :D
    Last edited by DMT; 01-03-2011 at 10:38 AM.

  16. #16

    Mặc định

    Thật ra ta đang bơi mà lại không biết!? đang mấp mé sống thiền mà lại chẳng hay. Chúng ta, trong mọi hoạt động hằng ngày thì là đang hành thiền rồi, cay đắng mỗi việc là do thói quen học hỏi để phát triển ( vì là con cháu chắc chít của giả hành tôn) và do không nhận biết tham sân si mà đôi khi đang bệnh nhẹ thành bệnh nặng. Do đầu tròng thêm đầu, mắt tròng thêm mắt! Thế nên Gia trung hữu bảo hưu tầm mích , vấn đề là có niềm tin và nỗ lực chuyên cần hoán đổi GIẢ HÀNH TÔN thành TÔN HÀNH GIẢ hay không.
    Last edited by lotus74; 01-03-2011 at 12:23 PM.

  17. #17
    Lục Đẳng Avatar của Ivan_vanbinh
    Gia nhập
    Sep 2010
    Nơi cư ngụ
    Thiên Sơn Đỉnh
    Bài gởi
    15,470

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi DMT Xem Bài Gởi
    + suy nghĩ: đang dừng ở ngay chỗ thắc mắc đã nhắn tin cho VB
    Rõ ràng là tớ đã gõ dấu ? thì không thể là câu cảm thán được nhé
    Và nó càng không phải là câu đố tìm 1 lời giải đúng.
    Nó là câu hỏi để tớ hiểu suy nghĩ của VB về chuyện đó như thế nào thôi.
    VB không trả lời cũng không sao, vì tớ biết nhiều thứ phải tự tìm hiểu

    ---------------> Đang bế tắc 1 chút nhưng vẫn nhúc nhích :D
    :happy: cũng tốt ^__^ vậy VB chờ nhé !
    "Xin làm chiếc Lá lặng lẽ rơi
    Để Gió cuốn trôi nơi cuối trời...
    "

  18. #18

    Mặc định

    HS tập thiền nhưng tu không khéo nên chưa đến đoạn nào cả , nhưng phần lý thuyết thì hiểu nôm na thiền là lắng tâm , tĩnh tâm có lợi cho sức khỏe , tâm linh , trí tuệ tủy mức độ tập mà mình đạt được . Bạn vào cuốn Đức phật và Phật pháp có chỉ cách thiền , vào hoasentrenda.com cũng chỉ cách thiền . Tức nôm na thiền là mình làm nóng tuyến tùng tuy6e1n tùng có rất nhiều lớp cửa , theo Thầy Đỗ Đức Ngọc thì nhiều lớp cửa lắm mà cánh cửa cuối cùng là điện rồi quang , tức khi mở được cánh cửa cuối cùng này thì có ánh sáng trí tuệ , tuệ nhãn . Mình nên tụ ý tại điểm cách trước mặt ngang trên trán 60 cm , trụ tâm bằng thủ thuật nào đó ... Nghĩa là mình đang nói mớ lý thuyết của mình , còn thực tế thì đang dở ẹc , những ai đang còn sân hận còn bản ngã nặng nề chắc chắn không phải là đã là sư phụ về thiền

  19. #19
    Lục Đẳng Avatar của Ivan_vanbinh
    Gia nhập
    Sep 2010
    Nơi cư ngụ
    Thiên Sơn Đỉnh
    Bài gởi
    15,470

    Mặc định

    hok đâu em ui :D cái cảm giác đó chị thấy cách đây 1 thời gian rùi mà em thấy đấy chị vẫn khỏe mạnh và ổn :D
    "Xin làm chiếc Lá lặng lẽ rơi
    Để Gió cuốn trôi nơi cuối trời...
    "

  20. #20
    Lục Đẳng Avatar của camap_anchay
    Gia nhập
    May 2010
    Nơi cư ngụ
    Tuyệt Tình Cốc
    Bài gởi
    8,100

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi ynguoiloitoi Xem Bài Gởi
    thế có thấy cái cảm giác thấy mình như quả núi có khi thấy mình như hạt cát hoặc có khi mình đâu mất luôn ...........
    Cảm giác thấy mình giống như là ...mình vậy. :straight_face:
    Đời ta có khi tựa lá cỏ
    Ngồi hát ca rất tự do...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Cậu bé ngồi thiền không ăn uống trong suốt 6 tháng
    By Bin571 in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 8
    Bài mới gởi: 08-09-2013, 08:38 PM
  2. Thiền bao nhiêu lâu thì thoát khổ
    By phuocthien in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 20-05-2011, 09:16 AM
  3. Như Lai Thiền (Thiền Tiểu Thừa)
    By phuocthien in forum Thiền Tông
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 18-03-2011, 10:59 PM
  4. CHỨNG VÀ ĐẮC THIỀN
    By phuocthien in forum Thiền Tông
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 26-02-2011, 07:59 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •