- Thiền bao nhiêu lâu thì thoát khổ
BY: Chuyện kể. Có 1 người tìm đến vị thầy, xin làm đệ tử, mong học thiền theo phương pháp Phật, và muốn tìm cách vượt khổ... Đệ tử hỏi vị thiền sư: “nếu mỗi ngày con thiền 2 giờ, thì bao lâu con sẽ thoát khổ?” Thiền sư đáp: “nếu mỗi ngày con thiền 2 giờ, thì con có thể sẽ thoát khổ trong vòng 10 năm...” Đệ tử hỏi vị thiền sư: “nếu mỗi ngày con thiền 8 giờ, thì bao lâu con sẽ thoát khổ?” Thiền sư đáp: “nếu mỗi ngày con thiền 8 giờ, thì con có thể sẽ thoát khổ trong vòng 20 năm...
HB: chào chị by
lâu wá hỏng găp, HB nhớ BY wá xá à.
tu 2 giờ = 10năm,
tu 8 giờ = 20 năm
sao kỳ vậy? có phải vị thiền sư này già nên lẩm cẩm tính số lộnhay không hả chị? hihihi. A Di Đà Phật
HL: Thiền Sư này cũng chưa có kinh nghiệm chiến trường:
Thứ Nhất là phải xin phép người hỏi làm hai tới ba lần thần thông, dĩ nhiên họ cho phép thì mới làm, còn không cho thì không làm.
1. Coi người hỏi có Hiếu với Cha Mẹ không. Nếu có thì tu được. Nếu không thì không tu được.
2. Nếu tu thì trong ba pháp môn: Tịnh Thiền Mật thì pháp môn nào hạp với người hỏi
3. Sau khi tìm ra pháp môn rồi thì đề mục là gì?
Về Tịnh Độ thì phải chú ý về cái tính "Bảo Trợ" của người hỏi nó vào mức độ nào. Từ đó mới biết được bao lâu thì tu xong. Và dĩ nhiên, phải để ý đến cái Nghiệp Sát, quá nặng thì phải dùng bài hồi hướng công đức tu hành để kèm theo công phu. Cái tính "Bảo Trợ" này rất là quan trọng. Nếu người này bảo trợ qua các cơ quan từ thiện, hay nhờ người khác mua súc vật và phóng sanh giùm... thì khó thành công. Nếu người này "bảo trợ" cho từng cá nhân theo cách tự mình trao tận tay cho họ, thì vào Tịnh Độ rất là lẹ.
Một trở ngại nhỏ nữa là "Sự yêu thầm, nhớ trộm". Đây là bài toán có thể nói là khó nhất cho Thiền Sư. Nếu trường hợp này xảy ra thì đích thân Thiền Sư phải tìm ra đối tượng mà người hỏi đã lở yêu thầm nhớ trộm. Và khuyến khích người này tu hành. Nếu người này chịu tu thì sau một thời gian thì cho hai người gặp nhau. Rồi nhờ một trong hai người đó, người nào tu giỏi hơn thì kể một câu chuyện vớ vẩn nào đó. Vừa kể, người tu giỏi phải chiếu lại cái cảnh yêu thầm nhớ trộm của người kia. Nghe xong. thì tâm hồn người tu dở sẽ cảm thấy nhẹ nhàng như trút bỏ được mọi đè nén: Sau đó thì người tu dỡ sẽ tu rất là giỏi!
Về Thiền thì phải biết lúc nào người hỏi bắt đầu phát tâm tu hành. Nếu họ phát tâm từ súc vật thì phải làm cho họ nhớ lại cái cảnh hồi xa xưa đó. Cách này làm cho họ ổn định tâm lý. Sau khi họ tìm ra được cái cảnh xa xưa đó thì Thiền Sư lại làm một lần thần thông nữa để tìm đề mục cho họ. Nếu phát tâm từ Con Người thì đỡ hơn, chỉ cần coi phước báu của người hỏi cỡ nào. Nếu nhiều thì đề nghị họ tự chọn đề mục, nếu ít thì Thiền Sư chọn cho họ. Đừng quên coi phần hào quang có bị rách ở chỗ nào không? Nếu có thì vá lại cho họ.
Mật thì phải cẩn thận coi hào quang có bị rách phần nào không. Nếu có thì phải vá lại cho họ. Tùy vào cách cấu trúc của hào quang mà giới thiệu họ vào những mandala từ nhẹ ký (Quan Thế Âm) đến nặng ký (Phật Mẫu Chuẩn Đề)... Sau khi làm chừng đó chuyện rồi thì Thiền Sư phải dặn đi dặn lại là đừng có thi đua với người khác! Mà chỉ thi đua với chính mình. Phải tìm cho ra cái vận tốc tu hành của chính mình:
Nếu ép quá thì dây đờn quá căng: Khó thành công.
Nếu lè phè quá thì dây đờn lại quá chùng: Cũng khó thành công.
Đặc biệt là khi đang tu mà lại cảm thấy vui vui, người nhẹ nhàng là cứ nhấn ga tu hết cỡ thợ mộc, "ép tối đa" thì sẽ tiến lẹ vô cùng. Chú ý: Cái sự vui vui và nhè nhẹ này tự nhiên tới trong lúc đang sinh hoạt bình thường hàng ngày. Tự nhiên nó phát ra mà không rõ nguyên nhân.
hoasentrenda