Nhân à!
Mời anh em đồng tu đọc đoạn đối đáp sau :
TD: Bồ Tát sợ nhân nên phải diệt cái nhân để cái quả tham sân si không xảy ra được!
HL: Đây là chiêu tung hỏa mù của Học Giả: Những người nhìn con đường Hành Đạo Bất Vụ Lợì bằng cặp mắt ích kỷ, tính toán, lương lẹo, lấy đạo tạo đời(tuy vậy vẫn có học giả sống vì đạo)
Vì Bồ Tát có 2 điều để làm:
1. Lục Độ Ba La Mật làm đầu: Mà chiêu đầu tiên và dỏm nhất đã là: Bố Thí
Chiêu thứ 2 là: Trì Giới thì: Thử hỏi lấy cái gì mà còn Tham Sân với Si nữa?
2. Viễn Ly Niết Bàn làm mục đích: Họ không còn cái gì để mà gọi là gấp gáp nữa.
Một người như vậy thì lấy cái gì mà sợ nhân với quả, họ đã chuyển nghiệp thành nguyện rồi! Thì họ không còn gì để mà sợ nữa!
TD đính chánh: Bồ Tát sợ nhân của sự việc, nên phải diệt cái nhân của Tham sân si để cái quả tham sân si không xảy ra được!
HL: Nếu Huynh thêm vô như vậy thì cái nhân về Tham Sân Si trên thuộc về của ai?
Nếu của chúng sanh thì Bồ Tát đâu có gì là phải sợ! Vì nghề của chàng là chữa những căn bệnh đó, khi có dịp mà! Qua câu: Chúng sanh vô lượng thề nguyện độ! Thì chắc chắn là độ Tham Sân Si rồi! Chớ còn gì nữa không lẽ độ xôi, độ chè?
Nếu là của Bồ Tát: Thì rơi vào vô lý, vì đã là Bồ Tát mà đi độ người thì còn có cái gì là Tham sân si nữa chớ! Nếu còn Tham sân si thì không phải hay chưa đủ tiêu chuẩn là Bồ Tát: Vì bệnh mình chưa lành mà đi chữa ai bi giờ?
TB: Câu trên có xuất xứ từ Học Giả chớ không thể từ một ông Bồ Tát được.
TD: Để em nói rõ hơn về cái câu nói này: Trong kinh sách có câu: “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả” để nói về thuyết nhân duyên, và cách tu tập của các vị bồ tát hay những ai muốn làm bồ tát (bồ tát là hững chúng sanh hữu tình đã hiểu được giáo lý phật dạy và đang tu tập để tiến đến giác ngộ). Vì biết rõ là nguyên nhân tạo ra hậu quả nên các bộ tát khi tu tập tránh tạo ra nhân để không bị quả. Còn chúng sanh thì cứ việc tạo nhân, bị quả rồi mới chạy đôn chạy đáo đi tìm cách giải quyết. Trễ rồi còn gì?
HL: Huynh TD lại nói: Vì biết rõ là nguyên nhân tạo ra hậu quả nên các Bồ tát khi tu tập tránh tạo ra nhân để không bị quả.
Lời bàn:
Thì hành động nào mà không tạo nhân, Huynh nêu rõ cho đệ thấy coi. Vì rất là dễ hiểu:
Hành động lúc nào cũng là một cái quả của một cái nhân trước đó và chính nó lại là một cái nhân cho những hành động kế tiếp. Do vậy không có hành động nào mà lại không có nhân cả. Lại nữa, chỉ có những Tu Sĩ đã tu xong rồi thì hành động của họ mới không gây thêm nghiệp (Duy Tác). Trong câu trên lại có phần xác định các Bồ Tát *tránh tạo nhân để không tạo quả* chứng tỏ rằng các vị Bồ Tát khi hành động chỉ còn là Duy Tác mà thôi. Hay nói ngắn gọn là họ đã tu thành công rồi, nay họ đi chỉ những người hữu duyên tu qua kinh nghiệm của họ. Vậy một người tu xong rồi thì không thể còn Tham Sân Si nữa.
Câu mà “Bồ Tát sợ nhân” nó vô lý như là câu: Bác sĩ giải phẫu mà lại sợ máu.
Hay câu: Anh đổ Thạc sĩ rồi nhưng... vẫn còn mù chữ.
Những câu phát biểu lòng vòng ú ớ kiểu đó chứng tỏ họ (Học Giả) không biết tý gì về mấy ông đó cả. Huynh TD lại nói: Bồ tát là những chúng sanh hữu tình đã hiểu được giáo lý phật dạy và đang tu tập để tiến đến giác ngộ.
Lời Bàn: chẳng lẽ bạn không biết Bồ Tát Văn Thù có học trò là... Phật Thích Ca. (văn thù giáo hoá vô lượng chúng sinh thành phật trước mình)
Bồ Tát Quan Thế Âm đã thành công chưa? Hay là theo ý của Huynh, còn phải tu học thêm cái gì nữa? Xin đọc phẩm Phổ Môn để biết oai lực của Ngài. Hình như có câu: Ai muốn tui biến thành Phật để thuyết pháp thì tui sẽ vì họ mà biến thành...
Câu hỏi: Nếu chưa là Phật thì hoá ra QTA lại là Thiên Ma? Ngay cả câu định nghĩa trên cũng xuất xứ từ những Học Giả ú ớ, muốn viết gì thì viết.
Mến.
Hai Lúa.
Vì còn trớn nên nói luôn cho nó hết... ngứa cổ hí hí. Họ thường hiểu lầm là:
Bồ tát là những chúng sanh hữu tình đã hiểu được giáo lý Phật dạy và đang tu tập để tiến đến giác ngộ. Mình nên nói lại:
Bồ Tát là những chúng sanh hữu nguyện đã hiểu và thực hành thành công giáo lý Phật dạy và đang chỉ những người hữu duyên tu tập theo kinh nghiệm của họ để tiến đến giác ngộ. Một khi họ đã nhận chỉ cho ai đó thì họ đứng ra chịu trách nhiệm cho đến khi người bạn mình thành công thì thôi.
Y như phi công khi đi chiến đấu đều cần một người bạn bay bọc hậu (wing man). Bồ Tát một lúc đóng 2 vai trò: Vừa là người dẫn đường và vừa là người bọc hậu: Có nghĩa là anh bay xuống thì Bồ Tát bay xuống, anh bay lên thì Bồ Tát theo anh bay lên và khi anh đáp được xuống phi trường Niết Bàn thì trách nhiệm của họ mới hết. Còn việc anh muốn gia nhập lực lượng Bồ Tát hay không, thì đó là chuyện của anh.
Mến.
Hai Lúa.