Một thí dụ về trực chỉ Chơn Tâm
Qua câu chuyện được nhớ lại trong những lúc tán láo với bạn bè, Hai Lúa tui hy vọng các bạn cùng chí hướng hiểu rõ dụng ý của những công án khi được dùng để TRỰC CHỈ CHƠN TÂM.
Có một ông quan nọ ở bên Trung Hoa không thích Phật giáo và mấy ông tự xưng là Thiền Sư cho lắm nên ông mới tự ký một sắc lệnh là: Ai mà định nghĩa được SÂN HẬN là gì thì sẽ được tha tội chết. Khi ông quan đó đi tới chùa nào thì ông kêu người tu giỏi nhất trong chùa ra và hỏi: Thế nào là sân hận? Vị tu sĩ đáng thương đó trả lời một cách rất là... tự điển: Sân hận là một trạng thái tâm lý khi gặp điều không vừa ý, được gọi là nổi xung! Kết quả: À, vậy hả Quân bay, lôi đầu lão già này ra: Chém! Vì cái tội không định nghĩa nỗi một chữ Sân Hận mà bày đặc nói về cái cao siêu huyền hoặc là Phật Tánh: Ông này chỉ lừa dối thiên hạ chứ không phải là tu sĩ... Y lệnh! Chém!.
Một ông nữa lại cầm cuốn kinh ra và dỏng dạt trả lời:
Theo luận A Tỳ Đàm (abhidhamma) Đức Phật dạy rằng: Sân Hận vốn được dịch từ chữ Patigha hay là Dosa gồm năm thành phần tâm thức như sau:
(1) Gantha (Hệ phược),
(2) Nirvarana (Triền cái),
(3) Anusaya (Thùy miên),
(4) Samyojana (Kiết sử) và
(5) Kilesa (Phiền não)
Mời ngài kiểm tra lại coi tui có nói đúng kinh sách không? Xin ngài coi vào trang 42 chương 7 tập 2. Vừa nói Ông Thầy lại đưa cuốn Luận đó cho Ông Quan coi. Kết quả: Quân bay, chém!... Vì cũng không rõ nghĩa. Thế là hầu hết các thiền sư dỏm hết dám chường mặt ra thuyết pháp để kiếm tiền nữa. Thế nhưng vẫn còn MỘT ông Thiền Sư DUY NHẤT vẫn ngông cuồng tiếp tục khai mở pháp hội. Tất nhiên là ông quan đó cũng tìm tới và vẫn câu hỏi cố hữu đó: Thế nào là sân hận?
Ông thầy tu đó lại khẻ ngoắc tay mời Ông quan sắc máu tới gần mình và làm như nói nhỏ cái gì đó. Và Xuất kỳ bất ý: Ông thầy phung một bãi nước miếng to tướng gồm cả đàm lẫn dãi vô ngay giữa mặt ông quan đó, Ông quan hét lên một tiếng: Quân bay, trói Lão già này lại vì tội khi quân!
Trong khi không một kháng cự, vẫn nở nụ cười trên môi như tự thuở nào: Ông thầy đáng thương đó chỉ nói nhẹ: Thưa Ông đó chính là sân hận. Tất nhiên vị quan đó lại ra lệnh thả ông đó ra và cũng nhận ông đó làm Thầy.
Cùng một thủ thuật như vậy: Các thiền sư thường trực chỉ vào Chơn Tâm khi dùng các công án cao cấp đó.
Hai Lúa.
PS: Ông quan cắc cớ đó là Trương Lương sau này cũng là một thiền sư nổi tiếng còn ông thầy thì tui quên tên ổng rồi
Sau đây cũng là một ví dụ về trực chỉ chơn tâm:
Duy Ngã độc tôn
________________________________________
>>
Duy Ngã độc tôn
Thiên thượng thiên hạ
Duy Ngã độc tôn.
(Trời cao trời thấp
Chỉ TA cao tột.)
Sơ tổ tông thiền Vân Môn - nói: “Nếu lúc đó có ta ở đó, sẽ đập một gậy chết tốt và quăng cho chó ăn”.ông A đọc tới đây liền nói: Đúng là lời nói của ma vương, phải không? Thật ra, nếu chúng ta hiểu ý hai câu trên thì lời tán thán Phật của một vị tổ sư không chút gì là hư dối cả, có điều nghe không được êm tai.
HL nhận xét: Độc Chiêu! Hay quá là hay!
Chào các Bạn.
Khi Sơ Tổ nói câu trên và khi mình đọc hay nghe nói lại mà thấy xao xuyến, kỳ kỳ trong bụng là *Đã Nhận Được Lời Dạy* của Tổ rồi. Vì mình nghe kinh, lời giảng (hay làm bất cứ chuyện gì) thì cái Bản Ngã cũng lặng lẽ nằm đằng sau một khối tư tưởng, công thức hay thói quen. Ở đây khối tư tưởng đó lại là: Đã là Phật thì phải được tung hô, khen tặng. Nay có ông đòi uýnh thì Bản Ngã của mình nó không chịu. Và nó ló dạng ra, đòi ăn thua đủ với ông đó.
Vì cái lực Không Chịu đó xuất hiện trong tâm mình nên mình biết rằng: Bản Ngã của mình vần còn sờ sờ đó, chớ không mất đi đâu cả sau bao nhiêu năm công phu. Tổ dùng chiêu đó để trực chỉ cho mình thấy rõ rằng: Mình còn cái Bản Ngã và tất nhiên: Còn rất nhiều việc phải làm.
Mến.
Hai Lúa
Xong!có ai hiểu ko!
Thiên dịch lại cho dễ hiểu::ông A nghĩ đã là phật thì phải được các tổ sư đời trước mình tung hô,khen tặng như hai câu trên!nay lại thấy ông tổ sư thiền vân môn chê hai câu trên ,ông tổ sư này lại đòi đạp chết ai làm hai câu trên(là các tổ đời trươc) và quằg cho chó ăn nữa nên ông A này mới nghĩ lời nói mà ông tổ sư thiền vân môn là lời ma vương!
Ông A đâu biết Tổ vân môn dùng chiêu đó để trực chỉ cho mình thấy rõ rằng: Mình còn cái Bản Ngã(ông A nghe tổ sư vân môn nói vậy mà điên lên cho là lời ma vương:đây là dấu hiệu cái bản ngã) và tất nhiên: Còn rất nhiều việc phải làm.