Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát


Tại sao Sám Hối

Chúng ta vẫn còn ở trong vòng u minh của luân hồi sinh tử nên không sao tránh khỏi những điều sai lầm tội lỗi, và nghiệp sát mà chúng ta đã tạo ra không chỉ trong đời này mà từ vô lượng kiếp trước do thân khẩu ý sanh ra. Sám hối để hối cãi, để chừa và từ bỏ, để không dám tái phạm, khiến tội lỗi giảm dần cho đến hoàn toàn trong sạch.
Bồ Tát Di Lặc hiện sám hối 6 thời một ngày tại cung trời Đâu Suất. Chúng ta là phàm ngu nên bắt chước Ngài, và nên sám hối nhiều hơn.

Phước Bất Tòng Lai, Hoạ Vô Đơn Chí

Trên đường tu hành, chúng ta thấy chướng nhiều thuận ít, hoặc sau khi tu tập một thời gian có chút ít vốn liến, và cũng bởi những nghiệp duyên đời trước giờ chủ nợ đến đòi. Hoặc chúng ta đã vượt pháp, đi ra khỏi căn cơ biệt nghiệp, cho nên ác nghiệp và tai hoạ ập đến. Hoặc trong khi phát nguyện tu hành gặp toàn những trở ngại, hoặc thân thể bệnh hoạn ngăn trở sự tu, hoặc túc nghiệp ác duyên khiến mờ mịt ngu tối... Nên khi gặp những hoàn cảnh trên, chúng ta nên nhanh chóng và thành tâm sám hối.
Với tấm lòng thiết tha chân thành, chúng ta sám hối và hứa nguyện cầu chư Phật và Bồ-tát chứng minh, gia hộ. Và cũng do lòng thành khẩn thiết tha này, nên sám hối tội lỗi chóng sạch.

Con đã tạo bao điều ác nghiệp,
Đều bởi do tánh tham sân si,
Từ thân miệng ý mà phát sanh,
Tất cả, nay con xin sám hối.

Lợi Ích Sám Hối

Nhờ vào năng lực của việc sám hối và tu tập, chúng ta sẽ tu sửa con người của mình bằng cách quán sát thân khẩu ý từng giây phút không ngừng nghỉ, và hành thiện tránh ác thì kết quả chắc chắn sẽ đến, cho dù chưa trở thành bậc Thánh nhưng cũng sẽ trở nên người hiền: Những lợi lạc sẽ đến chắc chắn:
Thiện Duyên Tăng Trưởng,
Nghiệp Chướng Tiêu Trừ,
Tham Sân Si Giảm,
Thân Tâm An Lạc,
Tu Tập Tinh Tấn.

Có nhiều cấp độ để sám hối, thông thường thì có hai trình độ:

1. Trình độ tự vệ nhập môn:
Đọc kinh Dược Sư sám pháp là ngon lành: nó vưà ngắn, nó vừa haỵ
- Cách tổng quát: Muốn đánh xà càng, là đọc câu: Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát.
- Cách tổng quát thứ hai: Làm phước theo kiểu trả nghiệp.
- Cách đặc biệt dành cho biệt nghiệp như bị đau nhức khi tu tập, thần kinh hay giựt khi tu tập, bắp thịt co giựt khi tu tập: Đọc bài "Hồi Hướng" mà đệ đã đăng.

2. Sau khi tu một thời gian thì (Tam Thiền là tối thiểu):
Vừa đọc, vừa quán một vị Phật ngồi trên hoa sen 5 cánh xuất hiện ngay trước trán (cách trán khoảng 30 cm, hay 1 cánh tay).

Cách dùng năng lực thiền và quán để sám hối:

1. Tự sám hối:
Lên Tứ Thiền và dùng thiên nhãn để sám hối, có nghiã là quán màn Ti Vi rồi sám hối từng tội một như: ăn cắp, tà dâm, tà hạnh, khẩu nghiệp ...
2. Dùng Mandala (vòng phép) mà sám hối từng tội một.
3. Còn cách này thì lại không khá cho một số rất là đông: Đó là loại thuốc tê mà quý vị thường đọc tụng hằng ngày. Phải cẩn thận vì đó thuốc của những vị thượng căn hay đã tu xong rồi.

Ghi Chú:
Tất nhiên, cái hay nhất vẫn là ... xin chừa và không tái phạm.

*

Niệm A Di Đà Phật thông thường là để sám hối những tội ác vì tập thể mà mình làm (như đi lính và bắn giết người bên kia chiến tuyến chẳng hạn)
*

Niệm Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật thông thường là để sám hối những tội ác vì cho mình mà mình làm
*

Niệm Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát như đã giải thích ở trên. Cho những tội ác cực nặng nề. Sám hối không xong, chỉ còn biết cầu sám hối mà thôi

*

Thông thường thì Sám hối dành cho Thiền và Mật, Tịnh Độ không sám hối vì người chuyên trì niệm Phật thường ở trên Cái Đường Rầy hay Cái Dù Che của Ngài rồi. Tuy vậy người niệm Phật vẫn có thể thường tác ý như ở đoạn sau đây trích từ bài Độc Thoại của anh Hai (anh Hai Lúa):

…Trong tất cả các cách tu hành nguyên tắc chính là suy nghĩ đến chuyện “chưa tu xong“ của mình. Và lấy làm hổ thẹn với chính mình. Qua lí luận sau đây: đã hơn 2500 năm rồi mà vẫn mình vẫn chưa làm nên trò trống gì cả. Người thân trong gia đình của mình rồi đây sẽ lần lượt qua đời. Không lẽ mình không làm hay giúp họ được cái gì hay sao? Và sau đó là đọc cái câu của ngài Xá Lợi Phất: tui còn rất nhiều chuyện phải làm. Rồi mình nên chú ý đến chuyện tu hành là chính…Là chính chớ không phải là phụ

Sám hối cho người không phải là Đạo Phật

Câu chuyện là có một người thuộc tôn giáo khác đã hỏi đệ về cách sám hối, vị này không phải là Phật Giáo. Sau một hồi mày mò và kiểm tra lại cho thật là chắc ăn, đệ mới phát kiến ra cung cách tuyệt vời này. Cách này được phát kiến ra qua cách "Thức Hiện Chánh Định về câu kệ Sám Hối Thông Thường: "Tội từ tâm làm, đem tâm sám...". Và sau đây là kết quả. Có hai cách để sám hối:

Cách 1.
- Là cố gắng tưởng tượng cái thánh giá màu vàng cao bằng móng tay cái của mình.
- Đọc bài sám hối, hay kinh ăn năn tội
- Vừa đọc vừa cố gắng giữ cây thánh giá màu vàng xuất hiện cách trán của mình cỡ 10cm (hay là 3").

Cách 2.
- Là tự mình kể lại một cách chi tiết câu chuyện mà mình vô tình hay cố ý phạm tội
- Vừa kể vừa cố gắng tưởng tượng cho ra cây thánh giá trên và làm cho nó xuất hiện ngay trước trán của mình và cách cái trán 10cm (hay là 3").
Tại sao phải làm vậy. Vì đây là cách chung để liên lạc với các Giáo Chủ của tất cả các Tôn Giáo trên Trái Đất (hay là kết hợp với ý của các Ngài) bằng cách quán cho ra ký hiệu thông dụng của Tôn Giáo đó.

Ví dụ như:
- Công Giáo: thì quán cho ra cây thánh giá
- Phật Giáo: thì chữ Vạn (cái chữ mà khi mình nhìn vào thì thấy được chữ "S" thì mới đúng là chữ Vạn)
- Cao Đài, Hoà Hảo: thì quán cho ra con mắt trái
Và từ bàn đạp này: hành giả sám hối. Y như là đối trước các Giáo Chủ này để mà sám hối vậy! Cách này ép phê vô cùng. Tùy vào tình trạng tập trung của hành giả (mà hành giả có thể kiểm tra qua sự xuất hiện liên tục hay sự rõ ràng của các ký hiệu trên) mà hành giả biết được mức độ được tha tội. Làm đi, làm lại công thức tuyệt vời này.
Kết quả:
Thì sẽ có lúc hành giả chợt nghĩ về các tội lỗi mà mình đã vô tình hay cố ý phạm tội. Và ngay lúc đó hành giả lại có cảm giác là những tội lỗi này do ai làm đó chớ không phải là do chính mình làm nữa. Có nghĩa là sự nặng trĩu của lương tâm biến đâu mất và không còn nữa! Mỗi khi, do bất chợt, mình suy nghĩ về những điều đã lở hay cố ý mà mình đã làm trước đây.
Mến.

An Trú Đề Mục và Sám Hối

…..cố gắng tưởng tượng cho ra cây thánh giá trên và làm cho nó xuất hiện ngay trước trán của mình và cách cái trán 10 cm (hay là 3")…..
1- Nếu khoảng cách chỉ khoảng 10cm như nói trên thì cái đề mục chỉ mờ mờ. Đôi lúc chỉ còn là sự tưởng tượng. Sức chuyên chú lại khá do cảm giác nằng nặng ở trán và sự cố gắng làm cho rõ đề mục
Phân tích: Đây là sự giao lưu giữa "Cận Định" và "Chánh Định" có nghĩa là với phương cách tập trung tư tưởng này (đề mục cách trán 10cm hay là 3") thì chấn động của não bộ nằm y boong ngay cái mà thiên hạ gọi là "lương tâm". Có nghĩa là mình rà lại các giao động tư tưởng và đặt nó ngay boong cái tầng số của lương tâm, rồi từ vị trí này mình mới đọc bài sám hối. Đây là một kỹ thuật tuyệt vời! Ít ai biết và lại đi nói một cách công khai như vậy. Do tư tưởng nó nằm ở khoảng cuối của cái Thô tâm (thể hiện qua hiện tượng Cận Định: có cái cảm giác nằng nặng ở trước trán). Và ở ngay đầu của Vi Tế Tâm (thể hiện qua hiện tượng Chánh Định sơ sơ: linh ảnh xuất hiện mờ mờ). Qua các cảm giác nằng nặng ở trước trán và sự xuất hiện mờ mờ của linh ảnh mà hành giả đã biết được rằng não bộ đang hoạt động ngay tầng số của cái "lương tâm". Tất nhiên từ vị trí này mà sám hối thì không còn gì bằng.

Trò Chơi Sám Hối

Rất là quái đản và tất nhiên chiêu thức này là made in Việt Nam:
- Điều kiện: Hành giả đã có thể vừa giữ linh ảnh cách 10cm ở trước trán 10cm, hay là 3" và vừa đọc bài sám hối.
Nhận xét: Tuy nhiên linh ảnh cũng có khi xuất hiện và cũng có khi lại biến đâu mất.

- Trò chơi sám hối:
Khi hội đủ hai điều kiện trên thì hành giả lại... lấy một cây bút chì và một cuốn kinh sám hối (có ngon thì dùng Thủy Sám, không có ngon thì dùng Dược Sư...).

- Cách thức chơi:
Cứ thông thả đọc bài kinh sám hối với linh ảnh mờ mờ đằng trước trán. Mỗi khi linh ảnh biến mất thì hành giả lại đánh dấu vị trí này trên cuốn kinh. Sau khi đọc xong một chương và đã đánh dấu các vị trí mà linh ảnh bỗng nhiên biến mất như vậy trên chương đó.
Xong rồi, với tâm bình thản: hành giả đọc lại một cách bình thường (như đọc truyện vậy) đoạn kinh đó (hay chương đó). Đọc bình thường là buông cây bút chì xuống và không còn tác ý về sự xuất hiện của linh ảnh nữa. Vừa đọc bình thường như trên và vừa để ý cái linh tính của mình nó phản ứng khi đọc tới chỗ linh ảnh biến mất và ghi nhận cái cái phản ứng đó.
Nó có hai phản ứng rõ rệt:
1. Tội này là của mày nè, sám hối đi con!
2. Không có gì là của mày cả! Linh ảnh chỉ biến mất một cách bình thường vì sự chú ý của mày lúc này nó không còn mạnh nữa

Nhận Xét:
1. Nếu là đằng trước mặt và trong tầm nhìn, khoảng từ 30cm đến 0.5 thước thì cái thấy rõ hơn. Và còn có thể thấy được cái không gian đen chung quanh cái đề mục. Nhưng độ chuyên chú lại kém vì cảm giác nằng nặng giảm đi.
Đúng vậy, vì đây là Chánh Định, lúc này Não bộ đã đi sâu vào Vi Tế Tâm rồi. Do vậy mà những tội trọng cũng đã vơi đi phần nào rồi! Vì đây là cái suy nghĩ của các Chư Thiên nên phần tội lỗi thuộc loại thô đã mặc nhiên bớt đi phần nào rồi. Có nghĩa là nếu đề mục xuất hiện đằng trước mặt ở khoảng một sải tay (60 cm) thì lúc này hành giả cũng đã sám hối... xong một số các trọng tội rồi.

2. Nếu lùi cái thấy vào bên trong trán thì lại có thể thấy rõ đề mục và cái không gian đen chung quanh. Sự chuyên chú có vẻ khá như trong trường hợp 1. Cảm giác nằng nặng ở trán cũng giảm.
Đây lại là cái tầng số của lương tâm.

3. Không quan tâm đến khoảng cách mà chỉ nhìn cái đề mục theo tầm nhìn thôi thì sự chuyên chú, cái sắc nét của đề mục và cái không gian chung quanh lại lúc thế này lúc thế kia.
Vì cái này là phản ứng của những bước đầu tiên, khi hành giả mới vào được Chánh Định, nên sự an chỉ chưa được ổn định.

Sám Hối Tiến Tu

Hành Giả Trên Đường Tu Tập: Có 2 trường hợp xảy ra:

*

Hành giả tu tập đến 1 lúc nào đó tâm sẽ thanh tịnh, lắng qua thô tâm, đụng tới 1 phần rất lấn cấn trước khi vào vi tế tâm
*

Lấn cấn (tuột định hay tu tập cà xịch cà đụi ) xảy ra lúc này là do nghiệp ác nằm chờ ở đây để đòi nợ không cho hành giả thành tựu => và vì không thể nào biết được là do hành nghiệp nào nên hành giả chỉ biết sám hối mà thôi.

Thực Hành:
Quy trình: tu tập…. tác ý sám hối hay tụng bài sám hối rồi niệm 1 trong 3 cách sau:

*

Nam Mô A Di Đà Phật (nghiệp ác ở đây là nhẹ nhất. Biết là ác mà vẫn làm. A Di Đà Phật vì tâm nguyện bảo hộ nên sẽ hóa độ hành giả)
*

Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật (ác nghiệp nặng hơn) không việc ác nào mà từ nan )
*

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát ( nghiệp ác ở đây là nặng nhất. Ví dụ như Tần Thủy Hoàng nỗi giận cho giết tất cả mọi người trong vòng chu vi 4 dặm khi đi chu du và xe bị vấp phải 1 ổ gà). Thông thường sự đòi nợ này nằm dưới dạng Thiên Ma quấy phá hành giả.

Cái nào đúng thì hành giả sẽ kinh nghiệm lại sự thanh tịnh sau chỉ khoảng 20 – 30 niệm.
Do ép phê của sự bức phá đa số hành giả sẽ không chịu nỗi và khò ngay. Cũng có người có thể tu tập tiếp.

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát

Sám Hối Theo Mật Tông

Về tội, phước thì... trong Mật Tông lại rõ ràng hơn: Ví dụ như khi mình sám hối theo kiểu: Đối trước chư Phật, chư Bồ Tát mà sám hối (câu này ở trong kinh Nhật Tụng). Để được cái hiện tượng gọi là “Đối Trước” này thì hành giả phải tập xong một Mạn Đà La (ví dụ như Mạn Đà La Quan Thế Âm chẳng hạn).
Động tác đầu tiên là: Hành giả quán mình ngồi hay đứng trước Ngài Quan Thế Âm. Có nghĩa là tưởng tượng ra cái màn ti vi trong đó có cái cảnh mình đứng hay ngồi trước linh ảnh của Ngài. Giữ cái cảnh này một thời gian. Khi đủ lực, thì cái khung của màn tivi lại biến mất và chính mình lại đứng hay ngồi trước Ngài như là... thật vậy. Đây là giai đoạn “Đối Trước”.
Kế đến là giai đoạn sám hối. Ví dụ như mình lại tác ý:
-- Cho con sám hối về khẩu nghiệp (chẳng hạn).
Thì Ngài liền biến mất và thay vào khoảng không gian đó là những cái hình nhỏ như móng tay cái, diễn tả những cái cảnh mà chính mình nối dối hại người, nói đâm thọc, cho đến cái cảnh mình tính toán nói sạo hại người từ những kiếp xa xôi cho tới nay, hình ảnh này nhiều không thể đếm hết được... và ngay chính giữa những cái hình nhỏ này là cái hình to tổ chảng diễn tả cái cảnh mà mình phải chịu những cái nghiệp này. Trong trường hợp của đệ thì bạn bè xa lánh, và sống cô độc. Đối trước cái cảnh tội lỗi như vậy với cái niềm cảm xúc ghê tởm những hành động trên thì tự nhiên mình hứa “xin chừa” và “không tái phạm”.
Khi hứa nhu vậy xong rồi thì có cái giọng của Ngài Quan Thế Âm vang lên trong không gian rằng:
-- Ông muốn tui xóa hay là để đó làm kỷ niệm?
Đệ tác ý:
-- Để đó làm kỷ niệm.
Thì lạ lùng thay, khi nhìn lại những hình ảnh đó thì mình có cảm giác đó là của ai đó làm chớ không còn cái cảm giác mặc cảm tội lỗi như của chính mình làm nữa. Sau đó thì chính cuộc sống của đệ thì: Cảnh cô độc thì vẫn bị nhưng không còn cái cảm giác nặng nề như đeo chì nữa.

trch hoasentrenda